You are on page 1of 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
2.1. Đặc thù ngành sư phạm trường Đại học Sài Gòn
Sư phạm là ngành khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học. Nói cách
khác, ngành sư phạm sẽ đào tạo các thầy cô giáo và đội ngũ cán bộ cho các cơ sở giáo
dục. Làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc tham gia vào sự nghiệp trồng
người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội. Học sư phạm
chủ yếu tập trung nghiên cứu về giảng dạy và đào tạo con người, đặc biệt trong bối cảnh
học thuật. Nó chủ yếu dựa vào kiến thức từ Tâm lý giáo dục và khám phá nhiều khía cạnh
khác nhau, như phong cách giảng dạy, lý thuyết giảng dạy, phương pháp đánh giá và
phản hồi. Sư phạm cũng đánh giá các mục tiêu của giáo dục và đưa ra các phương pháp
tốt nhất để đạt được các mục tiêu học tập.
Ngành sư phạm có khá nhiều chuyên ngành tương ứng với các bậc học và các môn
học khác nhau:
+ Sư phạm mầm non: Sư phạm mầm non đào tạo ra nguồn nhân lực cho cấp học
mầm non – cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Để học ngành này, bạn cần có tình
yêu trẻ con và nên có một chút năng khiếu liên quan đến các bộ môn ca múa, kể
chuyện,...
+ Sư phạm tiểu học: Nếu chọn chuyên ngành sư phạm tiểu học thì sau khi tốt
nghiệp, bạn sẽ làm việc cho các trường cấp 1. Thông thường, người tốt nghiệp ngành sư
phạm tiểu học sẽ dạy nhiều môn cùng lúc, bao gồm toán học, ngữ văn, khoa học và
nghiên cứu xã hội,...
+ Sư phạm các chuyên ngành: Tại các cấp học cao hơn, đa phần giáo viên chỉ chuyên
dạy 1-2 môn. Vì thế, các trường đại học thường sẽ chia các chuyên ngành sư phạm của
các cấp học này thành sư phạm của từng chuyên ngành (ví dụ như sư phạm Toán, sư
phạm Tiếng Anh, sư phạm Ngữ Văn,...)
Ngành sư phạm được đào tạo tại Trường Đại học Sài Gòn bao gồm các ngành như
sau:
STT Tên ngành Mã tổ hợp Môn chính
1 Giáo dục Mầm non M01, M02
2 Giáo dục Tiểu học D01
3 Giáo dục Chính trị C00, C19
4 Sư phạm Toán học A00, A01 Toán
5 Sư phạm Vật lí A00 Lí
6 Sư phạm Hóa học A00 Hóa
7 Sư phạm Sinh học B00 Sinh
8 Sư phạm Ngữ văn C00 Văn
9 Sư phạm Lịch sử C00 Sử
10 Sư phạm Địa lí C00, C04 Địa
11 Sư phạm Âm nhạc N01
12 Sư phạm Mĩ thuật H00
13 Sư phạm Tiếng Anh D01 Anh
Sư phạm khoa học tự nhiên (đào tạo A00, B00
14
giáo viên trung học cơ sở)
Sư phạm Lịch sử - Địa lí (đào tạo C00
15
giáo viên trung học cơ sở)
a. Điều kiện tuyển sinh ngành sư phạm
Điều kiện dự tuyển là thí sinh tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy
hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, có đủ sức khỏe theo quy định
hiện hành.
Trường Đại học Sài Gòn tuyển sinh ngành sư phạm theo phương thức sử dụng kết
quả Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các tổ hợp xét tuyển có môn năng khiếu
(M01, M02, N01, H00), thí sinh phải đăng kí và dự thi Kì thi tuyển sinh môn năng khiếu
của Trường Đại học Sài Gòn. Riêng ngành sư phạm Mỹ thuật trường còn sử dụng kết quả
thi từ Kì thi môn năng khiếu của Trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM, Trường Đại học
Mỹ Thuật Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Mỹ Thuật Công
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Các ngành sư phạm của trường không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng,
nói lắp. Ngoài ra ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên ở trình độ đại học, trường sẽ công
bố ngưỡng xét tuyển sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất
lượng vào.
b. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành sư phạm được xây dựng trên cơ sở thực hiện sứ mệnh,
tầm nhìn của trường Đại học Sài Gòn đồng thời theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về tổ chức và triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học đối với các ngành.
Chương trình đào tạo ra cử nhân có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ về lĩnh vực giáo dục và sáng tạo ở các cấp bậc học, có khả năng nghiên
cứu khoa học chuyên môn, tổ chức và quản lý các hoạt động trong dạy học, cũng như
nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Chương trình
đào tạo được phát triển theo tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của xã hội và các đơn vị
công tác, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên có năng lực chung về giảng dạy, cập nhập
theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được triển khai nhằm kịp thời đáp
ứng nguồn nhân lực đủ chuẩn cho ngành giáo đục
Chương trình đào tạo được cấu trúc theo hệ thống tín chỉ, thực hiện tuân theo Luật
Giáo dục đại học, các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo của Trường Đại
học Sài Gòn; thời gian đào tạo trong 04 năm, mỗi năm gồm có 02 học kỳ chính và 01 học
kỳ phụ (được tính gộp vào học kỳ chính kế trước). Hệ thống đào tạo tín chỉ bao gồm đa
dạng các kiến thức nhằm trang bị hệ thống kiến thức chung về các môn học cần thiết
(pháp luật đại cương, triết học Mác – Lênin,..) và khối kiến thức chuyên ngành đào tạo ra
giáo viên dạy học chuyên môn, hình thành cho sinh viên sư phạm phương pháp tiếp cận
những vấn đề thực tiễn của dạy học ở các cấp bậc một cách khoa học, có khả năng tự
nghiên cứu và ứng dụng, xử lí những vấn đề liên quan đến dạy học trong thực tiễn
chuyên môn công tác. Hệ thống tài liệu giaeng dạy được cập nhập thường xuyên theo
chương trình hiện nay, thay đổi phù hợp hơn và các phương pháp giảng dạy tích cực
được áp dụng để thúc đẩy người học phát triển năng lực học tập suốt đời,
Ở mỗi ngành sư phạm khác nhau sẽ có khung chương trình đào tạo tương ứng với
từng ngành, đảm bảo đủ yêu cầu đào tạo ra một người giáo viên có tài và đức theo quy
chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chương trình được ban hành theo Quyết định số
2058/QĐ-ĐHSG ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn.
c. Thực tập sư phạm
Sinh viên ngành sư phạm học năm 03 và năm 04 của trường sẽ được tham gia thực
tập tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông theo biên
chế và quy định của nhà trường, việc thực tập nhằm đánh giá được mức độ học tập tại
trường được áp dụng như thế nào sau khi học xong của sinh viên. Trường sẽ công bố
danh sách các sinh viên đủ điều kiện tham gia thực tập, năm 03 thực tập 06 tuần và năm
04 thực tập 08 tuần, nhà trường sẽ ban hành kế hoạch thực tập theo từng năm học dành
cho từng khóa học, cụ thể trường sẽ không cho sinh viên sư phạm tự nộp đơn thực tập tại
các trường mà nhà trường sẽ sắp xếp hồ sơ của các sinh viên sư phạm đến từng trường
tương ứng mà sinh viên chọn, các trường này phải được nêu tên trong danh sách các
trường thực tập mà trường đưa ra, và có chỉ tiêu nhận sinh viên thực tập trong từng
trường ở mỗi ngành. Sinh viên sư phạm sẽ được nhà trường hoàn thành toàn bộ thủ tục
thực tập và phải tham gia thực tập đầy đủ theo quy định thực tập của nhà trường và
trường thực tập để làm tiêu chí đánh giá xét tốt nghiệp cũng như giúp sinh viên biết được
năng lực dạy học của mình ở mức độ nào để thay đổi và cải thiện tốt hơn nữa.
d. Chuẩn đầu ra
Theo Quyết định số 3287/QĐ-ĐHSG ngày 24 tháng 12 năm 2019. Trường Đại
học Sài Gòn quy định chuẩn đầu ra Ngoại ngữ và Tin học đối với các ngành đào tạo
không chuyên Tiếng anh và chuyên Tiếng Anh, Chứng chỉ tin học đối với ngành sư
phạm. Cụ thể có trong quyết định nhưng có thể khái quát chung các chứng chỉ đáp ứng
chuẩn đầu ra như sau:
+ Ngoại ngữ gồm có: B1 (Khung Châu Âu), PETS (Pass), Aptis (B1), Toeic 2 kỹ năng,
Tòel PBT, Toefl IBT, IELTS
+ Ngoại ngữ cho ngành sư phạm tiếng Anh: CEFR, IELTS, FCE, CAE, APTIS, Toefl
IBT, TOEIC Nghe & đọc/Nói – Viết.
+ Ngoại ngữ 2 cho ngành sư phạm tiếng Anh: Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật,
Tiếng Hàn, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Nga, Tiếng Đức.
+ Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản do trường Đại học Sài Gòn cấp, IC3,
ICDL, MOS, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. [1]
[1] Chuẩn đầu ra, Phòng Đào tạo – Trường Đại học Sài Gòn
Ngành sư phạm được đào tạo tại Trường Đại học Sài Gòn
2.2. Đặc điểm, nhận thức, thái độ của sinh viên sư phạm trường Đại học Sài Gòn
Bảng: Về tỉ lệ phần trăm giới tính.

Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%)


Nữ 197 65,7
Nam 89 29,7
Khác 14 4.6

Bảng: Về đối tượng sinh viên khảo sát

Sinh viên năm Số lượng Tỉ lệ (%)


1 43 14,3
2 67 22,3
3 77 25,7
4 113 37,7

Bảng: Mức độ nhận thức của sinh viên sư phạm đối với các vấn đề liên quan đến phương
pháp dạy học tích cực

Nội dung Vấn đề Mức độ biết


Không Biết chút Biết rất rõ
biết ít
Những định hướng chính trong
đổi mới cách thực hiện PPDH 44 153 103
tích cực
Khái niệm phương pháp dạy học
24 209 67
tích cực
Đặc trưng cơ bản của PPDH tích
173 93 34
cực
NHẬN
Tầm quan trọng của PPDH tích
THỨC 32 110 158
cực
Mục đích sử dụng của từng
37 108 155
PPDH tích cực

Dựa vào biểu đồ nhìn chung, sinh viên sư phạm đã nhận thức được phần nào các
vấn đề liên quan đến PPDH tích cực. Tìm hiểu cụ thể hơn mức độ nhận thức của sinh
viên sư phạm ở từng vấn đề thì có % sinh viên biết rõ về khái niệm PPDH tích cực. Một
điều đáng mừng về nhận thức của sinh viên sư phạm mà tôi khảo sát có đến % sinh viên
biết rõ tầm quan trọng của PPDH tích cực đối với việc dạy và học hiện nay. Vì chính
nhận thức về vấn đề này của SV sẽ ảnh hướng rất lớn đến mức độ sử dụng các PPDH tích
cực này vào quá trình giảng dạy sau này của bản thân. Tuy nhiên vẫn còn một số sinh
viên nhận thức chưa tốt, vấn chưa biết rõ, thậm chí là không biết; % sinh viên không
hiểu được vấn đề về đặc trưng của PPDH tích cực; đối với những mặt còn lại vẫn còn
một số ít sinh viên chưa nắm tốt những vấn đề trên.

Bảng: Mức độ cần thiết của những điều kiện sư phạm khi sinh viên sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực
Nội Vấn đề Mức độ
dung Không Ít cần Cần thiết Rất cần
cần thiết thiết thiết
Tiếp cận, tìm tòi các kĩ
thuật mới để thực hiện 0 34 171 95
tốt các PPDH tích cực
Xây dựng kĩ thuật
riêng nhằm phát huy
điểm mạnh và hạn chế 0 27 85 188
THÁI tối đa điểm yếu của bản
ĐỘ than
Hỗ trợ, hợp tác chuyên
môn với bạn bè, đồng 12 31 93 164
nghiệp
Các phương tiên dạy
học để thực hiện tốt các 0 11 52 237
PPDH tích cực

2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học của sinh viên sư phạm đối với các
phương pháp dạy học tích cực

2.2.1. Tất cả sinh viên sư phạm

Bảng: Mức độ sử dụng của sinh viên sư phạm đối với các phương pháp dạy học tích cực

Mức độ sử dụng
Tên PPDH Không bao Thỉnh Thường Rất thường
Rất ít khi
giờ thoảng xuyên xuyên
Vấn đáp 43 37 29 71 120
Trực quan 43 51 24 70 112
Đặt và giải
67 23 107 52 51
quyết vấn đề
Thảo luận 43 36 43 30 148
nhóm
Dạy học
71 59 67 51 52
theo dự án
Đóng vai 43 113 71 52 21
Trò chơi 43 38 23 40 156
Dạy học
68 73 96 26 37
khám phá

Quan sát biểu đồ, dễ dàng nhận thấy tỉ lệ sinh viên sư phạm sử dụng thường xuyên
các PPDH tích cực. Ở kết quả khảo sát này, chúng tôi khảo sát có đến 43 sinh viên năm 1
do các bạn chưa học đến những môn chuyên ngành về phương pháp giảng dạy do đó các
bạn chưa được sử dụng nhiều nên mới xuất hiện những con số như trên. Hầu như, ở mỗi
phương pháp đều có mức sử dụng các phương pháp dạy học là ngang nhau. Với việc
khảo sát 300 sinh viên thì phương pháp có số sinh viên sử dụng với mức độ rất thường
xuyên trên 100 sinh viên là những phương pháp (vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, trò
chơi) vì đây là những phương pháp có mức độ dễ, có thể giúp học sinh chú ý và phát huy
được năng lực tự học của mình. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp trò chơi còn giúp
các em có thể thoải mái trong việc học, không còn những áp lực và từ đó cũng sẽ tiếp thu
được bài một cách tốt nhất.

Bảng: Mức độ thành thạo của sinh viên sư phạm trong việc sử dụng các PPDH tích cực

Mức độ sử dụng
Tên PPDH Không thành Rất thành
Thành thạo
thạo thạo
Vấn đáp 48 170 82
Trực quan 72 148 80
Đặt và giải quyết vấn đề 118 117 55
Thảo luận nhóm 95 133 72
Dạy học theo dự án 233 31 36
Đóng vai 211 194 51
Trò chơi 48 195 147
Dạy học khám phá 242 40 18

Thông qua bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy số lượng sinh viên cao mức độ sử
dụng rất thành thạo còn rất thấp. Hầu như, sinh viên sử dụng rất thành thạo luôn nghiêng
về những phương pháp như vấn đáp, trực quan, trò chơi. Vì đối với những phương pháp
này ở mỗi tiết học khi sinh viên đi thực tập tùy vào cơ sở vật chất của trường sẽ sử dụng
đến máy chiếu do đó sẽ dễ dàng gây được sự chúng ý của học sinh khi trình bày giải
quyết vấn đề. Ngoài ra còn thuận tiện tổ chức cho học sinh tham gia những trò chơi
online và giáo viên đã tạo sẵn để học sinh tham gia củng cố nội dung bài học nhưng trên
các web (Quiziz và Kahoot) mà hiện này nhiều trường đã áp dụng. Về mức độ không
thành thạo lại chiếm số lượng khá cao đối với những phương pháp dạy học theo dự án,
đóng vai, dạy học khám phá. Vì đây là những phương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị trước khi
lên tiết nhưng điều bất tiện ở đây, số lượng bài tập mà học sinh tiếp nhận mỗi ngày cũng
càng tăng cao. Do đó nhiều sinh viên thực tập vẫn rất e ngại cho việc giao bài, giao nội
dung cho học sinh chuẩn bị trước.
2.2.2. Sinh viên năm 3 và năm 4 (100 sinh viên)
Bảng: Việc áp dụng PPDH tích cực trong quá trình thực tập của sinh viên sư phạm

Mức độ
Vấn đề Không Thỉnh Thường
Hiếm khi
bao giờ thoảng xuyên
Bạn có sử dụng PPDH tích cực
10 15 51 24
trong quá trình thực tập
Bạn có sử dụng PPDH truyền
0 5 40 55
thống
Bạn luôn nói nhiều hơn học sinh 10 15 35 50
Thời gian tổ chức cho học sinh 15 25 30 30
tự học nhiều
Học sinh chú trọng vào nội dung
0 10 30 60
hơn khi áp dụng PPDH tích cực
Học sinh tiếp thu bài tốt, nhớ lâu
và biết áp dụng thực tế khi sử 0 0 35 65
dụng PPDH tích cực
Quan sát bảng chúng tôi nhận xét rằng: Số lượng sinh viên đã từng tham gia thực
tập và đang thực tập họ thỉnh thoảng sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhiều hơn,
với số lượng bình chọn là 51 người trên tổng 100 người bình chọn, số lượng không bao
giờ chiếm 10 người. Họ cho rằng thời gian thực tập quá ít nên không thể sử dụng được và
việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn do không biết xử lí tình huống và cách dùng sao
cho phù hợp với môn học họ dạy, số lượng này đến từ các môn học tự nhiên như toán, lý,
anh,... vì các môn này có khối kiến thức lớn và khó xử lý hơn. Số lượng thường xuyên sử
dụng phương pháp dạy học tích cực có 24 người bình chọn và đến từ các sinh viên thực
tập giảng dạy các môn xã hội.
Việc sinh viên sư phạm sử dụng phương pháp dạy học truyền thống rất nhiều
chiếm hơn một nửa sinh viên, vì đây là phương pháp được các bạn trẻ tiếp cận từ rất sớm
và thân thuộc với nó hơn so với phương pháp dạy học tích cực, nhưng phương pháp này
lại có nhiều điểm yếu không phát huy được vai trò của học sinh trong học tập, khiến lớp
học ù lì đi xuống. Số lượng sinh viên không bao giờ sử dụng là 0 người vì hầu hết các
bạn sinh viên đều sử dụng nó với số lượng rất nhiều thể hiện qua bảng khảo sát.
Khi giảng dạy học sinh phải là người nói nhiều hơn vì đây là một trong những điều
kiện của phương pháp dạy học tích cực nhưng hiện nay các bạn sinh viên sư phạm vẫn
còn nói nhiều hơn học sinh, chiếm phần lớn thời gian tiết học, đây là điều cần cải thiện.
Một nửa sinh viên (50 người) nói nhiều hơn, số lượng đạt yêu cầu của phương pháp dạy
học tích cực chỉ có 10 sinh viên bình chọn, đây là điều cần phát huy hơn nữa.
Thời gian tổ chức cho học sinh tự học nhiều, ở mục nội dung này có 15 sinh viên
chọn không bao giờ cho học sinh tự học, ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên các bạn
sinh viên có số lượng chọn ngang nhau là 30 người ở mỗi mức độ việc này cho thấy sự
khả quan vì giáo viên chỉ là người tổng kết nội dung và giải đáp thắc mắc cho học sinh,
chứ không nên nói nhiều chiếm ưu thế cản trở sự phát biểu ý kiến của học sinh trong tiết
học.
Học sinh chú trọng vào nội dung hơn khi áp dụng PPDH tích cực, có thể thấy các
bạn đánh giá học sinh thích thú và quan sát nội dung bài học hơn khi sử dụng phương
pháp này – 60 sinh viên cho thấy rằng việc áp dụng mang lại hiệu quả cao, 0 sinh viên
nhận thấy học sinh lơ là khi áp dụng và 10 sinh viên cho rằng hiếm khi học sinh chú
trọng, đây có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến việc dạy học gặp khó
khăn và không thu hút được học sinh vào trọng tâm bài học.
Học sinh tiếp thu bài tốt, nhớ lâu và biết áp dụng thực tế khi sử dụng PPDH tích
cực, 65 sinh viên cho thấy học sinh nắm vững kiến thức bài học khi sử dụng phương pháp
dạy học tích cực, đây là điều rất tốt và cần tích cực phát huy, kiến thức chương trình mới
phù hợp với phương pháp này nên khi áp dụng phương pháp vào giảng dạy học sinh sẽ có
hứng thú học tập, việc tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp học sinh chủ động
hơn và có khả năng suy nghĩ, áp dụng kiến thức vào thực tiễn giúp cho quá trình học tập
có hiệu quả.

Bảng: Nhận thức của sinh viên sư phạm về lợi ích của PPDH tích cực

Mực độ
Hoàn
Hoàn
Vấn đề toàn Không Bình
Đồng ý toàn
không đồng ý thường
đồng ý
đồng ý
Dạy học tích cực rất
quan trọng đối với 0 0 10 25 65
ngành giáo dục hiện nay
Dạy học tích cực giúp 0 0 0 15 85
cho giáo viên đánh giá
học sinh trên toàn diện
Học sinh cần được phát
triển bản thân hơn là 0 0 0 25 75
kiến thức
Thay đổi giáo dục phải
thay đổi phương pháp 0 0 0 10 90
dạy học đầu tiên
Phương pháp dạy học
truyền thống tốt hơn
15 0 0 5 70
phương pháp dạy học
tích cực
Phương pháp dạy học
tích cực cần nhiều ý
5 0 0 5 90
tưởng để phát triển nội
dung
Quan sát bảng ta có thể nhận biết được việc tiếp cận phương pháp dạy học tích cực
của sinh viên sư phạm hiện nay như thế nào, từ đó cho ra nhận xét đúng đắn và phù hợp,
có biện pháp cải thiện nhận thức về phương pháp dạy học tích cực cho sinh viên hiện
nay:
Dạy học tích cực rất quan trọng đối với ngành giáo dục hiện nay, có 65 sinh viên
hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên do chương trình 2018 đã thay đổi rất nhiều nên dạy học
tích cực chính là điều thay đổi cần thiết và phù hợp với khung chương trình mới do Bộ
Giáo dục & Đào tạo đề ra. Con số 65 cho thấy rằng sinh viên đều nhận thức được vai trò
của việc dạy học tích cực, nhưng bên cạnh đó có 10 sinh viên thấy điều này bình thường,
có thể các bạn sinh viên này nghĩ rằng dạy học như thế nào đều quan trọng như nhau.
Dạy học tích cực giúp cho giáo viên đánh giá học sinh trên toàn diện, có 85 trên
tổng số 100 sinh viên thực hiện bảng khảo sát này hoàn toàn đồng ý với việc dạy học
giúp giáo viên đánh gia một cách khách quan và hiệu quả. Vì dạy học tích cực là giúp học
sinh phát triển năng lực nên khi đánh giá giáo viên sẽ biết được mức độ hiểu biết, nhận
dạng, áp dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các bài tập, bài kiểm tra và hoạt động
học tập hằng ngày của các em. Nhờ vào nó giáo viên sẽ đánh giá được đúng và chính xác
nhất đối với từng học sinh tương ứng mà giáo viên đó giảng dạy.

Học sinh cần được phát triển bản thân hơn là kiến thức, 75 sinh viên đồng ý. Đây
là điều cần thiết mà phương pháp dạy học tích cực hướng tới. Trước đây đa số giáo viên
đều chú trọng vào kiến thức khiến nhiều học sinh “học tủ, học vẹt” chạy theo kiến thức
một cách khuôn khổ, không thể hiểu được cụ thể, chi tiết mà bài học hướng đến. Cho nên
học sinh ngày nay cần phải thay đổi, không quan trọng kiến thức như thế nào vì học sinh
cần được phát triển bản thân dựa trền nền tảng kiến thức có sẵn, không nên ép học sinh
nhồi nhét quá nhiều kiến thức, nội dung mà các em không hiểu biết.

Thay đổi giáo dục phải thay đổi phương pháp dạy học đầu tiên, có 90 sinh viên
hoàn toàn đồng ý với việc thay đổi giáo dục là từ thay đổi phương pháp dạy học. Chúng
ta phải thay đổi từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất, học sinh không thể tự thay đổi được mà
người giáo viên sẽ dẫn dắt các em thông qua các bài học nhưng quan trọng nhất vẫn là
phương pháp giảng dạy của giáo viên, giáo viên càng thay đổi phương pháp giảng dạy và
càng sáng tạo hơn trong tiết học sẽ khiến cho học sinh thích nghi và thay đổi theo, biết tư
duy bản thân thông qua các học tập và giảng dạy, nội dung kiến thức sẵn có từ sách giáo
khoa.
Phương pháp dạy học truyền thống tốt hơn phương pháp dạy học tích cực, có 15
sinh viên hoàn toàn không đồng ý. Hầu hết phiếu bình chọn này đến từ các sinh viên áp
dụng phương pháp dạy học truyền thống đã chọn ở bảng trước, vì lý do các bạn chưa áp
dụng được phương pháp dạy học tích cực vào thực tiễn khi đi thực tập nên các bạn đánh
giá rằng phương pháp truyền thống vẫn hiệu quả hơn. Nếu các bạn có nhiều thời gian và
sau khi đi giảng dạy trong quá trình làm việc sau tốt nghiệp đại học thì mới biết được
chính xác hiệu quả của hai phương pháp trên. Hoàn toàn đồng ý chiếm 75 sinh viên, các
bạn đã được áp dụng hoặc đã thấy được giáo viên hướng dẫn sử dụng phương pháp dạy
học tích cực nên đã nhận thức được mặt tốt của phương pháp này. Tuy nhiẻn, phương
pháp truyền thống không phải không tốt nhưng chúng ta cần giữ lại các phương pháp còn
phù hợp nên không nên cho rằng phương pháp truyền thống là không tốt, không phù hợp.
Thay đổi theo cái mới nhưng vẫn giữ cái cũ có thể áp dụng được.
Phương pháp dạy học tích cực cần nhiều ý tưởng để phát triển nội dung, 90 sinh
viên hoàn toàn đồng ý và 5 sinh viên không đồng ý. Số lượng đồng ý chiếm đa số vì các
bạn đều nhận thức được rằng, phương pháp mới dựa trên phát triển năng lực cho học
sinh, vì thế giáo viên phải có nhiều ý tưởng hơn cho tiết dạy, các ý tưởng này phải có hiệu
quả và gắn với thực tiễn cuộc sống gắn với nội dung bài học mà mình giảng day. Đòi hỏi
giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, rút ra được bài học cho bản thân đối với các tiết dạy
trước áp dụng phương pháp mới còn nhiều khó khăn, sinh viên áp dụng phương pháp
hoặc quan sát giáo viên bộ môn áp dụng trên lớp cần phải nhìn nhận khách quan toàn bộ
tiết dạy để đánh giá sao cho phù hợp với cả giáo viên và học sinh.

2.3. Các nguyên nhân chủ quan, khách quan đối với nhận thức của sinh viên sư
phạm
a. Nguyên nhân khách quan
- Đối với kiến thức mới cần phải có những buổi học chuyên sâu, phương pháp dạy
học tích cực là một phương pháp mới đòi hỏi người học cần quan tâm, tìm hiểu sâu rộng
để biết được lợi ích của phương pháp, biết cách sử dụng. Nhưng hiện nay vẫn chưa có lớp
học chuyên sâu nào, hầu hết sinh viên sư phạm chỉ được tiếp cận thông qua một mảng
nhỏ trong bộ môn “phương pháp dạy học”. Chính vì vậy, phần lớn sinh viên sư phạm
trường Đại học Sài Gòn còn hạn hẹp kiến thức, mọi nội dung mà sinh viên được học chỉ
là một mảng nhỏ trong phương pháp dạy học tích cực.
- Sinh viên tiếp cận ở mặt khái niệm, nội dung của phương pháp nhưng những nội
dung trọng tâm về phương thức vận dụng và cách trình bày, giảng dạy thật sự chưa được
đầu tư chỉnh chu, hầu hết các tiết dạy của giảng viên cũng chỉ dừng lại ở các phương
pháp truyền thống. Giảng viên có thể áp dụng phương pháp tích cực trong giờ dạy học sẽ
đem lại khả năng tiếp thúc, nhận thức tốt hơn cho sinh viên. Giúp cho sinh viên vừa được
học lý thuyết và vừa được trải nghiệm thực hành, tạo hứng thú, động lực để tương lai
thực tập sinh viên sư phạm có khả năng tự tin thực hiện phương pháp này hơn nữa.
- Phương pháp dạy học tích cực cần nhiều thời gian chuẩn bị, đòi hỏi người dạy
phải có đầy đủ năng lực chuyên môn để lên tiết một cách hoàn chỉnh. Người học lại thiếu
nhận thức về những năng lực chuyên môn cơ bản cần có vì một số sinh viên sư phạm
theo ngành không phải vì đam mê, vì ước mơ mà vì nhiều lý do chủ quan khác từ phía gia
đình, bản thân sinh viên... đối với những sinh viên này họ nghĩ rằng không cần thiết phải
biết quá nhiều phương pháp dạy học tích cực vì nó không giúp ích được cho tương lai
nếu sau này sinh viên đó làm trái ngành.
- Đối với các khóa học theo chương trình mới nhưng chưa có sự thay đổi hoàn
thiện vì lần đầu áp dụng đổi chương trình học theo công văn năm 2018 của Bộ Giáo dục
& Đào tạo tại trường Đại học Sài Gòn thì chưa thay đổi hoàn chỉnh, sau dần các khoa sư
phạm quan sát tiến độ học tập và mức độ tiếp thu khả quan của sinh viên nên tạo ra sự
thay đổi về một số bộ môn liên quan đến phương pháp dạy học tích cực sau này. Điều này
giúp cho các sinh viên thuộc khóa mới nhất có sự chỉnh chu hơn, nhận thức rõ ràng hơn
về phương pháp dạy học tích cực và được tiếp cận gần hơn, có nhận thức khách quan,
tổng thể và toàn diện hơn về phương pháp dạy học tích cực.
- Một số trường học hiện nay về công cụ học tập, cơ sở vật chất còn hạn chế mà
phương pháp dạy học cần nhiều yếu tố mới mẻ và cơ sở vật chất đầy đủ để có thể thực
hiện, giả sử các môn cần thực hành như môn Sinh, môn Hóa, môn Lý cần làm mô hình để
dễ hiểu thì việc mượn các phòng thực hành phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lý bởi rất
nhiều lớp học nhưng đa số mỗi trường chỉ có một phòng thực hành của một môn khác
nhau trong tổ hợp bộ môn tự nhiên.
- Bên cạnh đó, sách giáo trình và sách tham khảo về phương pháp dạy học tích cực
xuất hiện rất nhiều trên thị trường, sách đến từ những nhà chuyên gia, nhà nghiên cứu
khác nhau. Từ những góc độ khác nhau có những đánh giá khác nhau về phương pháp
này giúp cho sinh viên sư phạm khi tìm hiểu đọc đến sẽ có cái nhìn tổng thế và nhìn nhận
đúng về hiệu quả đạt được đối với học sinh giúp cho sinh viên có thêm động lực để thử
tài với phương pháp mới.
- Phương pháp dạy học tích cực là nói chung nhiều phương pháp, hoạt động dạy
học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, ở phương pháp này hướng đến mục tiêu
giáo viên chỉ là người dẫn dắt nội dung bài học, dẫn dắt học sinh đi đúng hướng và để
học sinh làm chủ nội dung mình tìm hiểu. Có nhiều cách thức khác nhau, sinh viên khi
tham gia dự giờ tiết học ở các đơn vị trường học khi đi thực tập, xem cái đoạn phim ngắn
lên tiết theo hướng áp dụng cho học sinh phát triển năng lực sẽ giúp cho sinh viên sư
phạm nắm thêm nhiều nội dung mới, thêm nhiều ý tưởng mới về phương pháp dạy học
tích cực. Từ đó, sinh viên sư phạm sẽ nhận thức được và thay đổi cái nhìn tổng quan về
nghề dạy học nói chung và về hoạt động dạy học nói riêng.
-Lối học của Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay là quá chú trọng vào từ chương.
Phương pháp dạy học ở trường là thuyết minh hàng loạt các kiến thức qua bài giảng, qua
giáo trình, sách giáo khoa. Hệ quả của cách dạy như vậy là đưa đến phương pháp học tập
bằng cách lắng nghe, ghi chép, cố nhớ để lập lại các kiến thức đã thu nhận được. Và để
đáp ứng lối học này, về tâm lý, học sinh phải vận dụng trí nhớ rất nhiều. Người quản lí
giáo dục để kiểm soát, đánh giá được năng lực tiếp nhận kiến thức của học sinh , đã tổ
chức các kỳ thi cuối khóa, tốt nghiệp, với những đề thi gợi lại trí nhớ. Kết quả, phương
pháp dạy học, thi cử này đã đưa đến một nền giáo dục hoàn toàn từ chương. Như vậy Việt
Nam từ trước đến nay vẫn áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập truyền thông, việc
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ phần nào giúp học sinh có thêm nhiều kĩ
năng, kiến thức không phải chỉ học thuộc lòng kiến thức và chép ra bài làm, học thuộc và
trả bài lại cho giáo viên.
-Trên thế giới ngày nay, tại nhiều nước phát triển, người ta đã đổi lại lối học và
cách dạy. Phương pháp dạy học là nêu vấn đề để đem ra thảo luân, nghiên cứu. Cách dạy
này đưa đến phương pháp học tập là buộc người học phải tự sưu tầm tài liệu, tự thực
hành trong các môi trường phù hợp, tự mài mò thí nghiệm nghiên cứu. Và để thảo luận,
báo cáo được các điều đã tìm thấy, về phương diện tâm lý, người học phải vận dụng được
óc phân tích, so sánh, phê bình, đánh giá các thông tin để đi đến cho mình một nhận định.
-Có thể nói hiện nay, một số nơi tuy buộc giáo viên dạy theo “phương pháp dạy
học mới” trong khi quy trình chấm thi gần như không có gì thay đổi (nếu không muốn
nói là giữ nguyên theo phương pháp dạy học cũ). Tức là kết quả học tập chung của học
sinh vẫn được thực hiện trên cơ sở lấy điểm bình quân và điểm kiểm tra cuối kì, cuối năm
là chủ yếu. Đó là chưa kể chấm thi vẫn giữ nguyên cách chấm “có ý là có điểm” chứ ít
chú ý đến sự sáng tạo mà theo yêu cầu của “phương pháp dạy học mới” đã đề ra.
-Nếu có phương pháp giảng dạy hợp lý thì chất lượng học tập mới đạt hiệu quả
cao. Phương pháp giảng dạy mới mẻ sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và toàn
diện của người học. Phương pháp và kĩ thuật dạy học có phù hợp mới có thể phát huy
được hết công dụng giúp học sinh có được khả năng sáng tạo cao.
-Một khó khăn tương đối lớn là thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành. Nhiều
giáo viên mới thực hiện đổi mới thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc nhà trường và các
phòng ban. Việc thiếu sự hỗ trợ này có thể làm giảm động lực và cảm giác chán nản,
đồng thời cản trở quá trình đổi mới.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Một số sinh viên năm 3 cho rằng, phương pháp dạy học tích cực quá rườm rà,
quá nhiều thời gian để chuẩn bị và thực hiện trong khi thời gian giảng dạy, đứng lớp chỉ
có 45 phút. Phương pháp mới này khiến các bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi thực
hiện hoạt động nên các bạn nghĩ rằng phương pháp dạy học truyền thống vẫn tốt hơn.
- Việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự phối hợp ở cả hai
bên giáo viên lẫn học sinh, đa số học sinh có năng lực học tập khá giỏi sẽ thích thú tham
gia tiết học được giảng dạy theo hướng phát huy tích cực, nhưng bên cạnh đó sẽ khiến
các học sinh chưa tốt không theo kịp. Học sinh tự học, tự chuẩn bị bài sẽ chỉ khiến học
sinh dừng lại ở mức hiểu được nội dung mình soạn chứ không hiểu phần chuẩn bị và nội
dung của các nhóm khác, gây khó khăn cho việc nhớ nội dung.
- Sinh viên cho rằng phương pháp dạy học tích cực khiến cho sinh viên sư phạm
sau này ra trường thực hiện công tác giảng dạy mất dần đi khả năng đứng lớp, vì cho học
sinh hoạt động nhiều giáo viên không còn làm chủ được lớp học nữa, trước đây giáo viên
là người chỉ bảo học sinh và trải nhiều nội dung để học sinh đi theo, nếu áp dụng phương
pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực như thế thì giáo viên hiện tại chỉ đóng vai
trò là người củng cố kiến thức nếu trong quá trình tìm hiểu của học sinh có sự sai lệch.
Giáo viên ngày càng ỷ lại vào học sinh, nên những sinh viên có quan điểm này cho rằng
phương pháp dạy học tích cực còn nhiều lỗ hỏng chưa đáp ứng được trọn vẹn khi hiện
nay vẫn còn đang trong quá trình thực hiện dần, trong giai đoạn phương pháp dạy học
truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế.
- Các bạn sinh viên sư phạm năm 1 và 2 chỉ mới bắt đầu tiếp cận các phương pháp
dạy học, thường các bạn vẫn sẽ ưu tiên chọn những phương pháp dễ thực hiện, thân thuộc
với các bạn và được trải nghiệm khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc phổ thông. Điều
này khiến cho các bạn ngại thử thách bản thân, học hỏi và mạo hiểm thực hiện soạn giáo
án theo phương pháp dạy học tích cực. Các sinh viên còn “ngại”, chưa đủ kiến thức
chuyên sâu với phương pháp này, còn với sinh viên năm 3 và 4 thì các bạn cảm thấy thời
gian thực tập quá ít và việc lên tiết ít như vậy khiến các bạn chưa đánh giá được tổng thể
lợi ích của phương pháp.
- Sinh viên sư phạm hiện nay còn nhiều bạn đang ù lì, chưa có sự tích cực trong
công tác học tập tại lớp và tự học tại nhà. Hầu hết các bạn sinh viên đều ưu tiên công việc
làm thêm để trang trải cuộc sống, không có hứng thú tìm hiểu phương pháp dạy học tích
cực vì các bạn cảm thấy không cần thiết. Tuy nhiên không phải toàn bộ sinh viên đều như
vậy, vẫn còn rất nhiều bạn chủ động tìm tòi, học hỏi thêm từ giảng viên giảng dạy, từ sách
vở, báo chí,... các bạn đã thấy rằng phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung,
chương trình mới năm 2018.
- Đối với các sinh viên cần cù, chịu khó và chấp nhận đối đầu với thử thách mà
phương pháp yêu cầu. Siêng năng, chăm chỉ học tập, trao đổi, không ngừng cải thiện hoạt
động học tập của bản thân đã giúp cho các bạn sinh viên nắm rõ hơn về phương pháp dạy
học tích cực từ khái niệm bao quát đến từng chi tiết cụ thể, yêu cần đạt mà phương pháp
đề ra. Các bạn biết cách áp dụng nội dung được học và rút kinh nghiệm từ nhiều người
khác nhau để cải thiện trí tuệ của bản thân, cái thiện được việc sử dụng nhiều phương
pháp truyền thống khi soạn giáo án và khi thực tập tại các trường phổ thông trên toàn
thành phố. Đánh giá đúng và khách quan hơn trong các bản khảo sát mà nhóm đề tài đưa
ra, cho thấy rằng sinh viên sư phạm hiện nay có tiến bộ rất nhiều và bắt đầu nâng cao
được nhận thức của bản thân khi tiếp cận với chương trình mới, phương pháp dạy học
mới.
- Thực tế, cở sở vật chất của nhiều trường phổ thông hiện nay của nước ta còn
nghèo nàn, thiếu thốn, không thể áp dụng “phương pháp dạy học mới” với máy vi tính,…
hiện đại nhưng bên cạnh đó cũng rất tốn kém. Đây là một trong rất nhiều nguyên nhân
sinh viên sư phạm gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực.
-Thực tế, hiện sĩ số lớp ở các trường phổ thông hiện nay ít gì cũng từ 35 đến 45
học sinh nên giáo viên luôn gặp khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp như tổ
chức thuyết trình hay các phương pháp khác một cách hiệu quả. Giáo viên không thể nào
kiểm soát một buổi thuyết trình với mấy chục học sinh một cách toàn diện chu đáo (đó là
chưa nói đến yêu cầu của giáo viên là phải tìm hiểu nhầm mục đích phân loại học sinh
yếu kém, từ đó có phương pháp bồi dưỡng kèm cặp cho các em)
- Có một thực tế, ai cũng sợ nếu như áp dụng “phương pháp dạy học mới” sẽ bị
“cháy giáo án” do áp lực thời gian và chương trình dạy học. Để tổ chức một buổi học
theo yêu cầu đổi mới là dạy học tương tác lấy người học làm trung tâm, ngoài việc lớp
học phải được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học cần thiết (bàn ghế nhỏ gọn, dễ di chuyển,
máy chiếu, máy vi tính, bảng nhóm,…) hay sỉ số lớp học vừa phải thì vấn đề thời gian là
một vấn đề rất nghiêm trọng. Thế nhưng, thực tế thì thời lượng phân bổ cho chương trình
dạy đã được Bộ giáo dục quy định rất rõ ràng nên áp dụng theo “phương pháp dạy học
mới” sẽ không đủ theo quy định về thời gian.
-Cũng có rất nhiều sinh viên sư phạm rất hứng thú về “phương pháp dạy học mới”
nhưng lại rất lo lắng vì thêm một áp lực nữa đó là sợ ảnh hưởng đến kết quả thi cuối kì,
thi tốt nghiệp cuối cấp của học sinh.
-Về phía sinh viên: Dưới sự chỉ đạo của giảng viên, sinh viên cần có những phẩm
chất và năng lực thích nghi với phương pháp dạy học tích cực, như: Nắm bắt mục tiêu
học tập; biết tự học và biết vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành, thử nghiệm trong
thực tế. Đồng thời, phát huy cao độ tính tích cực trong học tập, rèn luyện khả năng phát
biểu, trình bày quan điểm, hiểu biết của mình trước tập thể, biết sống trong tập thể, biết
lắng nghe người khác
-Cần giảm bớt khối lượng kiến thức lý thuyết, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức
nhiều hơn những hoạt động học tập tích cực; tăng cường các bài tập nâng cao nhận thức,
tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh, tính sáng tạo của sinh viên; giảm bớt
những kết luận mang tính áp đặt; tăng cường những định hướng mang tính gợi mở để
sinh viên tiếp tục tự học, tự nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện bài học nói.
-Dạy học theo phương pháp truyền thống có phần nhẹ nhàng, đơn giản, sinh viên
sư phạm ít cần động não, chỉ yếu giảng bài và đọc- chép. Còn thực hiện theo phương
pháp dạy học mới, như bài học minh họa, theo chủ đề, tích hợp, liên môn…được triển
khai đại trà năm nay, thì bắt buộc, yêu cầu sinh viên sư phạm phải tốn nhiều thời gian,
phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo rất nhiều trong khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng
nhiều phương án, tình huống sự phạm, chuyên môn để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu,
suy nghĩ, tư duy... Thực tế cho thấy, việc vận dụng cho được, cho tốt phương pháp dạy
học mới này chẳng dễ dàng gì, lắm lúc thất bại nhiều hơn thành công. Nó đòi hỏi tính
kiên trì, quyết tâm rất lớn ở giáo viên.
-Nội dung, chương trình nhiều môn học, cấp học tuy đã được giảm tải song vẫn
còn nặng nề, quá tải. Sinh viên sư phạm sợ dạy không hết, học sinh thì chẳng theo kịp.
Áp lực thi cử, thành tích vẫn còn dai dẳng cũng khiến sinh viên sư phạm“ sợ” đổi mới
phương pháp dạy học. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy
học gặp nhiều khó khăn.
-Nhiều bài dạy, sinh viên sư phạm muốn có thêm một số phương tiện, vật dụng, đồ
dùng khác thì phải tự chạy vạy, tự bỏ tiền túi ra làm, trong điều kiện áp, kinh phí chưa đủ
gây khó khăn trở ngại.

You might also like