You are on page 1of 31

NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

vectorstock.com/15041552

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ


nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ
luật tích cực đối với học sinh lớp 8B trường
THCS Lý Tự Trọng – thành phố Uông Bí
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Uông Bí, ngày 26 tháng 03 năm 2022

BÁO CÁO
Đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Uông Bí xét, công nhận
năm học 2021 - 2022

I. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ TÌNH
- Ngày tháng năm sinh: 03/07/1982
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Địa lí
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên chủ nhiệm lớp 8B, trường THCS Lý Tự
Trọng
- Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp 8B ; Giảng dạy môn Địa lí khối 6,8,9
II. NỘI DUNG
1. Tên sáng kiến:
Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật
tích cực đối với học sinh lớp 8B trường THCS Lý Tự Trọng – thành phố Uông Bí.
2. Thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng sáng kiến
2.1. Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng hiện nay.
Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê
bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn…được
các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong
việc khen thưởng và kỷ luật.
Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá “khô cứng” đối với một số học sinh
có biểu hiện chậm tiến về đạo đức. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học
sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Điều này
do hai nguyên nhân: giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội
mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.
Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường...) và
trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ...) - đó là
những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến. Điều đó gây ra những hệ quả nghiêm
trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại
những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch.
Cách xử phạt hiện nay của giáo viên đa phần chưa thuyết phục được học sinh. Bởi
nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn
cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quá nặng, có tính chất xúc
phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối,
càng phạt thì càng vi phạm.
2

2.2. Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong các
trường THCS hiện nay.
Kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền
thống theo kiểu 'trừng phạt'. Kỷ luật tích cực là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi
dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và
lòng tin của học sinh vào giáo viên.
Hình thức giáo dục bằng kỷ luật tích cực đã được các nhà trường quan tâm chỉ
đạo thay thế bằng các hình thức kỷ luật trừng phạt, song thói quen sử dụng trừng phạt
đã in sâu trong nếp nghĩ cách làm của giáo viên, mặt khác, giáo viên luôn chịu áp lực
từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy và học, đánh giá thi đua của nhà trường,
những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồng nghiệp hay những khó khăn trong cuộc
sống hằng ngày...tức giận, căng thẳng có thể làm giáo viên có những hành vi nóng giận
nhất thời và gây hậu quả tai hại, không phải ai cũng có khả năng kiềm chế những phút
nóng giận, căng thẳng như thế.
Công tác quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo
dục kỷ luật tích cực đã được các nhà trường triển khai trong thời gian 3 năm học gần
đây song cũng chưa thật sự có hiệu quả. Chính vì vậy, kỷ luật trừng phạt học sinh vẫn
xảy ra đâu đó trong một số trường học và xã hội rất quan tâm mong chờ vào các hình
thức kỷ luật tích cực trong học đường để xây dựng môi trường học đường thực sự trở
thành môi trường thân thiện.
2.3. Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức
giáo dục kỷ luật tích cực ở trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Uông Bí.
Nhà trường đã quan tâm chú trọng đổi mới, trước tiên từ đội ngũ giáo viên, đã
chú trọng tập huấn nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ
nhiệm lớp.
Tổ chức hội thảo về các phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo
dục kỷ luật tích cực để giáo viên chủ nhiệm lớp được học hỏi và được trang bị các
phương pháp mới từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, áp dụng các giải pháp mới trong
công tác tác quản lý lớp của mình.
Tuy nhiên nhiều gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn
xa, để con cái tự ở một mình hoặc gửi người thân, vì thế các em thiếu sự quan tâm giáo
dục từ gia đình, dẫn đến các em có biểu hiện chậm tiến về học tập và rèn luyện đạo
đức. Học sinh nhà trường đặc tính nhút nhát e dè khi tham gia hoạt động của trường
lớp, ngại chia sẻ với giáo viên, hành động tự phát dẫn đến các em mắc khuyết điểm.
Đội ngũ giáo viên nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tích cực áp dụng
các phương pháp mới trong quản lí lớp học, nhưng cũng có một số giáo viên, nghiệp
vụ sư phạm, kỹ năng sống còn hạn chế, bế tắc, bất lực với học sinh chưa ngoan, thường
xử lý theo lối truyền thống chủ yếu là trừng phạt học sinh từ đó làm cho mối quan hệ
ứng xử giữa thầy và trò chưa được thân thiện, chưa thu được hiệu quả giáo dục.
2.4. Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm
3

a. Khảo sát thực trạng của lớp 8B


- Sĩ số: 43 học sinh trong đó nam: 24, nữ: 19
Học Lực

Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2019-2020 5 11,6 25 58,1 13 30,3 0 0 0 0 43 100
2020-2021 3 6,9 18 41,8 22 51,3 0 0 0 0 43 100
Bảng 1: Xếp loại học lực các năm học 2019-2020 và 2020-2021
Hạnh Kiểm

Năm học Tốt Khá TB Yếu TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL %
2019-2020 21 48,7 22 51,3 0 0 0 0 43 100
2020-2021 18 41,8 25 58,2 0 0 0 0 43 100
Bảng 2: Xếp loại hạnh kiểm năm học 2019-2020 và 2020-2021
+ Để nắm rõ hơn tình hình thực hiện nội quy của nhà trường, tôi đã làm bước khảo
sát về thực trạng việc thực hiện nội quy của trường của lớp. Đối tượng khảo sát là 20
cán bộ giáo viên (gọi chung là nhóm giáo viên) và 43 bạn học sinh lớp 8B (nhóm học
sinh tự đánh giá)

Đánh giá của giáo viên


NỘI DUNG Bình Không
Rất tốt Tốt Chưa tốt
thường tốt
HS tự giác, tích cực thực hiện nội quy trường 2 (10%) 5 (25%) 7 (35%) 8 (40%) 0 (%)
học, lớp…
HS tự giác, tích cực thực hiện kế hoạch sinh 5 (25%) 7 (35%) 3 (15%) 5 (25%) 0 (%)
hoạt ngoại khóa, văn thể mỹ, hướng nghiệp…
Giữa các HS có sự đoàn kết, hợp tác, chia sẻ 3 (15%) 5 (25%) 8 (40%) 3 (15%) 1 (5%)
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt
HS đi học đúng giờ, không bỏ tiết, nghỉ học 7 (35%) 8 (40%) 5 (25%) 0 (%) 0 (%)
đều có lý do chính đáng
HS tự giác chuẩn bị bài, học bài và làm bài tập 2 (10%) 8 (40%) 4 (20%) 6 (30%) 0 (%)
đầy đủ
HS tích cực hợp tác với thầy cô trong nhà 3 (15%) 5 (25%) 7 (35%) 4 (20%) 1 (5%)
trường
HS kính trọng cha mẹ, thầy cô và những người 7 (35%) 8 (40%) 5 (25%) 0 (%) 0 (%)
lớn tuổi.
HS tích cực hợp tác với thầy cô trong nhà 5 (25%) 7 (35%) 6 (30%) 2 (10%) 0 (%)
trường.
HS biết giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường,
4 (20%) 5 (25%) 7 (35%) 4 (20%) 0 (%)
nơi công cộng.
Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện nội quy nhà trường của HS lớp 8B trường
THCS Lý Tự Trọng (đối tượng đánh giá là 20 cán bộ, giáo viên trong nhà trường)
Dựa vào bảng khảo sát thực trạng việc thực hiện nội quy trong nhà trường của
HS, tôi nhận thấy: Có từ 35 - 75 % GV đánh giá các tiêu chí về việc thực hiện nội quy
của HS ở mức độ Tốt và Rất tốt. Điều này cho thấy, việc thực hiện nội quy trường lớp
4

tại lớp 8B, trường THCS Lý Tự Trọng trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích
cực. Vì thế, 8B là một trong số những lớp đứng tốp đầu về nề nếp của trường. Tuy
nhiên, cũng còn 5 - 45% GV đánh giá việc thực hiện nội quy ở mức độ Chưa tốt và
Không tốt. Điều đó cho thấy một bộ phận học sinh vẫn chưa thực hiện tốt nội quy. Vì
vậy, tôi nhận thấy, cần phải tiến hành đồng bộ và có hiệu quả hơn các giải pháp đề ra
trong thời gian tới.
Tự đánh giá của học sinh lớp 8B
NỘI DUNG Bình Không
Rất tốt Tốt Chưa tốt
thường tốt
HS tự giác, tích cực thực hiện nội quy trường 12 10 18
3 (7%) 0 (%)
học, lớp… (28%) (23%) (42%)
HS tự giác, tích cực thực hiện kế hoạch sinh 17 11
9 (21%) 5 (11%) 1 (2%)
hoạt ngoại khóa, văn thể mỹ, hướng nghiệp… (40%) (26%)
Giữa các HS có sự đoàn kết, hợp tác, chia sẻ 3 (7%) 20
5 (11%) 8 (18%) 7 (16%)
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt (46%)
HS đi học đúng giờ, không bỏ tiết, nghỉ học 13 11 17
2 (4%) 0 (%)
đều có lý do chính đáng (30%) (26%) (40%)
HS tự giác chuẩn bị bài, học bài và làm bài tập 5 (11%) 7 (16%) 12 13
6 (13%)
đầy đủ (28%)(30%)
HS tích cực hợp tác với thầy cô trong nhà 8 (18%) 15 14
5 (11%) 1 (2%)
trường (35%) (32%)
HS kính trọng cha mẹ, thầy cô và những người 18 22
3 (7%) 0 (%) 0 (%)
lớn tuổi. (42%) (51%)
HS tích cực hợp tác với thầy cô trong nhà 12 16 14
1 (2%) 0 (%)
trường. (28%) (38%) (32%)
HS biết giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, 19 14
8 (18%) 2 (4%) 0 (%)
nơi công cộng. (44%) (32%)
Bảng 4. Kết quả tự đánh giá thực trạng việc thực hiện nội quy nhà trường của HS lớp 8B trường
THCS Lý Tự Trọng (đối tượng khảo sát là chính 43 em học sinh lớp 8B)
Dựa vào bảng Kết quả tự đánh giá thực trạng việc thực hiện nội quy nhà trường
của HS lớp 8B trường THCS Lý Tự Trọng, tôi nhận thấy: các em đã có thái độ rất công
tâm khi tự đánh giá tình hình thực hiện nội quy của lớp mình. Ở nhiều tiêu chí, các em
đã tự nhận thấy việc thực hiện nội quy của lớp còn chưa tốt. Điều này cho thấy khả
năng tự nhận thức tự đánh giá, tự nhận thức bản thân của các em học sinh lớp 8B ở
mức cao, trung thực.
b. Đặc điểm tình hình lớp
Qua quá trình chủ nhiệm, kết quả xếp loại học lực hạnh kiểm các năm trước, kết
quả khảo sát, tôi có thể rút ra một số đánh giá về đặc điểm tình hình của lớp 8B như
sau:
* Đối với học sinh
- Về thuận lợi: Đa số học sinh lớp 8B là học sinh ngoan, ý thức tốt, học lực của
các em khá đồng đều. Các em chủ yếu là người cùng địa phương nên việc liên lạc có
nhiều thuận lợi, đa số lại học cùng nhau từ tiểu học nên rất hiểu nhau. Lớp có nhiều
5

học sinh có tố chất làm cán bộ lớp, năng động nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao
trong công việc.
- Về khó khăn: Trong lớp có sự phát triển không đồng đều về mọi mặt giữa các
học sinh như: ý thức tự giác, năng lực tư duy, tinh thần trách nhiệm, thái độ trong học
tập….
* Về phía cha mẹ học sinh
- Đa số cha mẹ học sinh của lớp có nhận thức về việc giáo dục hoàn thiện phát
triển nhân cách cho con em mình nên phối hợp rất tốt với giáo viên chủ nhiệm với nhà
trường trong công tác giáo dục học sinh. Tuy nhiên có không ít cha mẹ học sinh gặp
hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn về vấn đề mưu sinh nên việc giáo dục con em mình chưa
được quan tâm đúng mức.
Trước thực trạng của lớp, việc xây dựng cho học sinh những thói quen về nề nếp,
đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để trong công
tác chủ nhiệm và giảng dạy của bản thân tôi sẽ đưa ra một số biện pháp giáo dục kỉ luật
tích cực nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập qua đó
nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm của mình.
3. Lý do chọn sáng kiến, giải pháp:
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất
nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất
đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến.
Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên
giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn
của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực
và lương tâm nhà giáo.
Trong nhà trường THCS, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là
một mặt trong hoạt động xã hội của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng
là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức
của học sinh vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với với các qui định chuẩn
mực của xã hội, đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường Trung học
trong giai đoạn hiện nay.
Đối với học sinh Trung học cơ học ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi đang phát
triển mạnh, các em có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu,
thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình. Trong khi đó các hiểu biết về kiến thức
xã hội, về gia đình, pháp luật còn rất hạn chế do đó các em chưa có trách nhiệm với
hành vi của mình nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật.
Trên thực tế cho thấy có nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về nhiệm vụ
của giáo viên chủ nhiệm lớp nên giáo viên chưa làm hết vai trò của mình đối với học
sinh, làm chưa đúng với các qui chế về quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả
6

những phương pháp lỗi thời. Có những giáo viên quá dễ dãi, buông lỏng quản lí, thiếu
trách nhiệm với nhiệm vụ được giao để học sinh tự do vi phạm, làm suy giảm đạo đức
của học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy muốn
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trước tiên cần có nhiều biện pháp
để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lòng nhiệt tình, sự tâm huyết của đội ngũ, đặc biệt là
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong quá trình làm việc tôi rút ra được một số kinh
nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình với sáng kiến “
Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích
cực đối với học sinh lớp 8B trường THCS Lý Tự Trọng – thành phố Uông Bí.”.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức
“kỉ luật tích cực” tại lớp 8B trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Uông Bí.
5. Mục đích nghiên cứu.
* Hỗ trợ các giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong dạy
học và giáo dục HS. Đồng thời đưa ra các giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm đổi mới
cách quản lý học sinh một cách chủ động, khoa học và không gò bó. Theo đó sẽ thay
đổi cách xử lý sai phạm của học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực; xử lý với
thái độ động viên, khuyến khích giúp học sinh có hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn.
* Giúp học sinh tự do phát triển khả năng, chủ động trong hành vi và sáng tạo
trong các hoạt động tập thể, cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được kỷ luật của nhà trường.
6. Nội dung sáng kiến:
6.1. Những vấn đề cơ bản của các phương pháp kỉ luật tích cực
a. Khái niệm kỉ luật
Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỉ luật là tổng thể những quy định có tính chất bắt
buộc đôí với các hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để đảm bảo tính chặt
chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với những người vi phạm kỉ luật”.
Theo quan điểm của Cambell- nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa là rèn
luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ thành những người biết tự chủ và có
ích cho xã hội, sự kỉ luật bao gồm: hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy
bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua kinh nghiệm vui chơi. Và
hình phạt chỉ là một trong những biện pháp của việc kỉ luật, thậm chí còn là biện pháp
kỉ luật tiêu cực nhất.
Như vậy, theo hai cách hiểu trên ta thấy kỉ luật là những quy định và hình phạt,
song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng tích cực đến người học.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỉ luật là tổng thể những quy định có tính chất bắt buộc
đối với các hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để đảm bảo tính chặt chẽ
của tổ chức, là hình thức phạt đối với những người vi phạm kỉ luật”.
7

Kỉ luật tích cực: là động viên, khuyến khích, hỗ trợ trong quá trình học tập và
rèn luyện của học sinh, nuôi dưỡng lòng ham học, ý thức kỷ luật tự giác. Học sinh tự
nhận hình thức kỉ luật và hứa không tái phạm.
Kỷ luật tích cực không phải là luôn chú ý kỷ luật học sinh, hoặc hình phạt nặng
hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như:
Mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập, rèn luyện và
phát triển trong nhà trường.
Việc quan trọng của ngành giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thức được bản
thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, nội quy…
Như vậy, người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các quy định của
những hành vi không đúng để học sinh nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sữa đổi, tiến
bộ không mắc lỗi lần sau.
b. Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực
Giáo dục kỷ luật tích cực là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp xây dựng sự
tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm cao ở trẻ.
Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục học sinh tự kiểm soát và tự tin để biết cách
thực hiện hành vi mong đợi; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có
sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác tuân
theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài.
Giáo dục kỉ luật tích cực là:
Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân
thủ.
Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và
cuộc sống của các em.
Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng
bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
c. Cơ sở của giáo dục kỉ luật tích cực
Giáo dục kỷ luật tích cực dựa trên cơ sở:
Những hiểu biết về sự phát triển tâm lí của học sinh trong từng giai đoạn lứa tuổi;
Các lĩnh vực phát triển của học sinh: thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã hội;
Những nhu cầu cơ bản của học sinh: an toàn, yêu thương, hiểu – thông cảm, tôn
trọng, có giá trị; Tại sao học sinh “hư” và những cảm xúc của người lớn.
6.2. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
a. Các đặc điểm của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Không bạo lực và tôn trọng trẻ; thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu
cầu, trạng thái của trẻ, giúp trẻ khắc phục nhận thức, hành vi chưa đúng của bản thân.
8

Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc lắng nghe
tích cực và khích lệ trẻ, giúp họ có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lí, giảm bớt
sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân
Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho trẻ bằng việc giáo dục kĩ
năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.
b. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực là gì?
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến
các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỉ luật
tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố
các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững.
c. Nguyên tắc thực hiện phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Nguyên tắc 1: Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh
Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần
Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của lứa tuổi học sinh
6.3. Đặc điểm tâm, sinh lí học sinh THCS
a. Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh THCS
- Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào
học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm
quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ
sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ
quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “...
- Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần
khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên
nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm,
đạo đức… của thời kỳ này
- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người
lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện
sống, hoạt động…của các em.
- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các
khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác
nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:Những yếu điểm của hoàn cảnh
kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những
nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công
việc khác nhau của gia đình, của xã hội. Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát
triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận,
gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống.
Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
b. Đăc điểm của hoạt động học tập trong trường trung học cơ sở:
9

Trẻ càng lớn lên, hoạt động học tập càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống của
trẻ và vai trò của nó trong sự phát triển của trẻ ngày càng to lớn.Học tập là hoạt động
chủ đạo của học sinh, nhưng vào tuổi thiếu niên, việc học tập của các em có những
thay đổi cơ bản.Việc học tập ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặc quan trọng
trong đời sống của trẻ. Ở các lớp dưới, trẻ học tập các hệ thống các sự kiện và hiện
tượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiện tượng đó.
Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Các
em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những có sở của các khoa học, các em học tập
có phân môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp
thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập
cao.
Quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được học với nhiều
giáo viên. Các giáo viên có cách dạy và yêu cầu khác nhau đối với học sinh, có trình
độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khác nhau. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh
“xa cách” hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định
cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát triển dần phương thức nhận
thức người khác.
Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Ở học sinh
tiểu học, thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các em đối với giáo viên
và điểm số nhận được. Nhưng ở tuổi thiếu niên, thái độ đối với môn học do nội dung
môn học và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối. Thái độ đối với môn học
đã được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay” … )Ở đa số thiếu niên, nội dung khái
niệm “học tập” đã được mở rộng ; ở nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền
vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có
thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành
thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để
kịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và
hình thành nhân cách một cách tốt nhất. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát
triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em
có một nhân cách toàn diện. Đây cũng chính là tiền đề, điều kiện để tôi đưa ra những
biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực nhằm nâng cao hiểu quả công tác chủ nhiệm lớp.
6.4. Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục
kỉ luật tích cực đối với học sinh lớp 8B trường THCS Lý Tự Trọng – thành phố
Uông Bí.
a. Biện pháp thứ nhất: Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh để có
phương pháp quản lí phù hợp.
Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng: “muốn giáo dục con người về mọi
mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”
10

Nếu hiểu học sinh thì có thể chọn lựa được những tác động thích hợp. Nếu không
hiểu học sinh thì không thể tìm được những phương pháp giáo dục phù hợp với đối
tượng và do đó có thể thất bại. Kể cả việc lựa chọn nội dung và các hình thức giáo dục
cũng cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng. Chú ý đặc điểm đối tượng là nguyên tắc quan
trọng của giáo dục học. Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh vừa là điều kiện vừa là
một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp.Giáo viên chủ nhiệm cần tìm
hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý, tính cách, năng lực, sức khỏe,
năng lực phát triển trí tuệ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, phẩm chất đạo đức của
học sinh. Về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tập thể, bạn bè .... Qua đó để thấy mặt
mạnh, mặt yếu của từng học sinh, của tập thể lớp để phát huy và khắc phục. Trên cơ
sở đó phát hiện những yếu tố mới, những mầm mống, những nhân tố tích cực để làm
nòng cốt cho phong trào chung của lớp.
Để tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục, Giáo viên chủ nhiệm có thể vận
dụng những cách:
Thứ nhất: Cho học sinh viết lí lịch trích ngang bản thân. Nhưng hầu hết giáo viên
chỉ khai thác thông tin học sinh để lấy các thông tin như ngày tháng năm sinh, nơi sinh
quê quán, họ tên bố mẹ mục đích chính để phục vụ công tác hồ sơ lí lịch. Bản thân tôi
cũng thường cho học sinh viết lí lịch để lấy thông tin nhưng trong đó bao giờ tôi cũng
yêu cầu các em viết thêm sở thích, mong muốn cũng như những ước mơ và nguyện
vọng của các em. Khi cho các em viết lí lịch, tôi luôn cho các em mang về nhà viết và
để em viết tự do không theo một khuôn mẫu nào cả miễn sao các em cung cấp đầy đủ
thông tin và quan trong nhất tôi luôn động viên các em chia sẻ những điều mà các em
suy nghĩ. Qua đó, tôi có thêm thông tin và cũng như hiểu thêm về các em. Từ đó, tôi
đã có những biện pháp thích hợp và những ứng xử phù hợp trong cách giáo dục, quản
lí các em.
Thứ hai: Tìm hiểu học sinh thông qua quan sát trực tiếp. Quan sát trực tiếp học
sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi thái độ học sinh.
Đây là tài liệu sống, qua đó tôi cố gắng tìm ra những nét cá tính nhất của từng em. Tôi
quan sát lớp chủ nhiệm cả trong giờ ra chơi xem em nào nghịch thái quá, em nào từ
tốn, hiền lành, có khi trên đường vào dạy lớp khác tôi cũng ngang qua lớp chủ nhiệm.
Nếu thấy những sai phạm của học sinh thì phải nhắc nhở ngay.
Thứ ba: Tôi còn đề nghị các em viết thư tâm sự, trong thư tôi yêu cầu các em kể
về gia đình, về bản thân, về bạn bè trong lớp (có em không muốn kể về gia đình mình
nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt thì việc lấy thông tin từ bạn bè rất cần thiết
cho GVCN ), nhận xét về ưu nhược điểm của lớp và giải pháp của em... Nhờ những lá
thư này mà tôi biết được những hoàn cảnh đặc biệt của các em học sinh... Đồng thời
qua những lá thư đó, tôi biết được điểm mạnh yếu của lớp, của cá nhân, những mong
muốn nguyện vọng của các em, có thêm thông tin và cũng như hiểu thêm về các em.
Từ đó, tôi đã có những biện pháp thích hợp và những ứng xử phù hợp trong cách giáo
dục, quản lí các em.
11

Thứ tư: Xây dựng hộp thư điều em muốn nói. Hộp thư “Điều em muốn nói” nhằm
tạo ra cơ hội để học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của học sinh có
thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị của các em về thầy cô, cha mẹ,
nhân viên phục vụ, điều kiện học tập – sinh hoạt và các hoạt động vui chơi…mà các
em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp.
Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ mở hộp thư và quyết định chia sẻ cá nhân hoặc
chia sẻ trực tiếp về những bức thư trên. Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với Ban giám
hiệu, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên trong việc giải quyết và trả lời những ý kiến của
học sinh. Nếu có điều kiện, hộp thư nên được quan tâm, giải quyết hàng ngày.
Qua hộp thư, giáo viên sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời điều
chỉnh các hoạt động dạy học, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, còn có mục đích
giúp các em nhận biết mình là một thành viên nhà trường, có quyền được học tập – vui
chơi – tham gia ý kiến. Từ đó, học sinh có ý thức tự giác và chủ động khi tham gia các
hoạt động của chính các em.
Thứ năm: Tôi còn thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp năm học
trước để nắm tình hình của lớp nói chung và tình hình cụ thể của từng học sinh nói
riêng. Đặc biệt cần chú ý đến những em ngoan, học giỏi, có năng khiếu và những em
chưa ngoan, học còn yếu kém, hay nghịch ngợm thường được gọi là học sinh cá biệt…
b. Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, thiết lập mối liên kết và
tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp.
Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh gia đình khác nhau.
Tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ. Phương pháp
giáo dục con cái của bố mẹ, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong
gia đình. Hoàn cảnh kinh tế, tình cảm gia đình, quan hệ bạn bè tốt hay xấu... Tất cả đều
ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Bởi vậy việc tìm hiểu nắm vững gia phong,
hoàn cảnh sống nói chung của từng học sinh là hết sức quan trọng. Nó giúp giáo viên
biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi hay khó
khăn đang tác động đến học sinh để lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.
Giáo viên có thể tìm hiểu hoàn cảnh của các em thông qua bạn bè, các cuộc trò
chuyện với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh hay nói chuyện, phát
biểu linh tinh, đi trễ, hoặc là gây sự với bạn bè… Giáo viên chủ nhiệm phải là người
cha, người mẹ thứ hai biết yêu thương, quan tâm và thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng
của học sinh, là chỗ dựa tin tưởng nhất để các em giãi bày mọi khúc mắc. Giáo viên
chủ nhiệm phải nắm bắt sự việc xảy ra trong lớp để có hướng xử lí kịp thời, triệt để.
Đặc biệt, đối với những học sinh cá biệt hay những em thiếu thốn tình cảm gia đình thì
sự thương yêu, thông cảm từ thầy cô chủ nhiệm có sức cảm hóa rất lớn.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh là một trong
những nền tảng quan trọng của phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp kỉ luật
tích cực. Quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người và người ở đất nước ta hiện
nay là điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tốt đẹp giữa người lớn và tuổi mới
12

lớn. Đặc biệt, chúng ta đang thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” . Tuy vậy khó tránh khỏi những xung đột nhỏ giữa thanh thiếu niên và người lớn
hay giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Điều đó một phần do học sinh và giáo viên
chủ nhiệm sống và phát triển ở hai giai đoạn khác nhau. Bên cạnh đó, nó phụ thuộc
nhiều vào thái độ của hai phía đối với nhau, quan điểm của hai phía về nhau. Quan hệ
giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể tốt đẹp nếu giáo viên chủ nhiệm thực sự
tin tưởng vào học sinh, tạo điều kiện để các em thoả mãn tính tích cực, độc lập trong
hoạt động, tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh. Giáo viên chủ
nhiệm không được quyết định thay, làm thay cho học sinh như vậy các em sẽ mất hứng
thú và cảm thấy phiền toái. Mặt khác, thái độ “đỡ đầu” quá cặn kẽ của giáo viên chủ
nhiệm sẽ củng cố ở học sinh tính trẻ con, thờ ơ và vô trách nhiệm. Nếu quen với cảm
giác đỡ đầu đó các em sẽ rụt rè, không dám quyết định khi cần thiết. Giáo viên chủ
nhiệm cần tổ chức lớp tích cực, tự quản, tự giác nhưng không phải thờ ơ, để mặc lớp
làm gì thì làm, phải lôi kéo tất cả học sinh vào hoạt động chung, kích thích được tinh
thần trách nhiệm, sự tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em.
Về điều này, tôi đã tiến hành khảo sát và tìm ra những điều học sinh cần cũng như
những điều học sinh chưa đồng ý về giáo viên chủ nhiệm, từ đó rút ra kinh nghiệm để
xây dựng được mối quan hệ tốt và nhận được sự ủng hộ của học sinh trong quá trình
quản lí lớp.
c. Biện pháp thứ ba: Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý thức tôn trọng
nội quy, kỉ luật của học sinh.
Sự cần thiết của kỉ luật trong nhà trường và thực trạng “nhờn” kỉ luật, coi thường
nội quy của học sinh. Để điều chỉnh hành vi người công dân, Nhà nước phải có pháp
luật, để buộc mọi người tôn trọng pháp luật cần phải có những thiết chế, công cụ như:
toà án, nhà tù… Tương tự như thế, nhà trường cũng cần có nội quy, điều lệ để điều
chỉnh hành vi của học sinh, cần có những biện pháp kỉ luật để buộc học sinh phải tôn
trọng nội quy. Nội quy không chặt chẽ, kỉ luật không nghiêm thì học sinh sẽ “nhờn”.
Học sinh “nhờn” kỉ luật thì kỉ cương nề nếp nhà trường sẽ sụp đổ. Thực tế hiện nay có
một số học sinh hư hỏng. Do nhiều nguyên nhân như ảo tưởng về khả năng giáo dục
của nhà trường với đối tượng này; sự vô trách nhiệm của cha mẹ học sinh; các quy định
về mức độ kỉ luật quá mềm, sự e ngại đến thành tích nhà trường... nên số học sinh này
vẫn ngang nhiên tồn tại. Điều nguy hiểm là những tấm gương xấu này lại có khả năng
lây lan, lôi kéo một bộ phận học sinh “lưng chừng”. Đây là những học sinh chưa chăm
ngoan nhưng cũng chưa hư hỏng. Nếu thấy kỉ luật của nhà trường nghiêm thì số học
sinh này sẽ khép mình trong khuôn khổ. Nhưng khi thấy những học sinh quậy phá mà
chẳng bị nghiêm trị thì các học sinh này sẽ đua đòi, bắt chước để trở thành những học
sinh hư. Do vậy, kỉ luật nghiêm khắc thì chỉ loại ra một số học sinh hư hỏng, kỉ luật
không nghiêm thì sẽ làm hư luôn những học sinh chưa hư .
Làm thế nào để học sinh “tự giác” chấp hành nội quy, kỉ luật? Thuyết phục, cảm
hoá, tác động bằng tình cảm… để học sinh tự giác chấp hành nội quy? Nghe thì rất hay
13

nhưng lại không thực tế. Với những học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập thì chẳng
cần ai thuyết phục, cảm hoá cả, các em rất tự giác chấp hành nội quy. Nhưng đa số với
tất cả học sinh, việc chấp hành nội quy là do sợ bị kỉ luật. Muốn học sinh chấp hành
nội quy trước tiên các em phải hiểu nội quy, phải biết điều gì được làm điều gì không
được làm, vi phạm mức độ nào là bị phê bình kiểm điểm trước lớp, bị hạ hạnh kiểm,
vi phạm mức độ nào là bị đưa ra hội đồng kỉ luật… Tất cả đều có trong điều lệ, quy
định của nhà trường nhưng học sinh lại không nhớ. Phải có những quy định rõ ràng, cụ
thể và bắt học sinh học thuộc như người tham gia giao thông phải học thuộc luật giao
thông. Để học sinh chấp hành tôt nội quy thì trách nhiệm không chỉ ở giáo viên chủ
nhiệm và để học sinh có ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành nội quy của lớp, của
trường... tôi đã thực hiện bằng các cách sau:
Thứ nhất: Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho học sinh nắm được
qui chế về xếp loại hạnh kiểm và học lực đối với học sinh
Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh học nội qui của nhà trường đối với
học sinh đồng thời phổ biến quy định của nhà trường về việc xếp loại hạnh kiểm hàng
tuần, hàng tháng cho học sinh.
Thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự bàn bạc, thống nhất xây dựng nội
quy lớp học, quy chế khen thưởng và hình thức phê bình. Bản nội quy được treo trên
tường của lớp học để luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy. Với biện pháp này
học sinh được tự thảo luận rồi đề ra qui ước lớp là một phương cách khuyến khích ý
thức tự giác của học sinh, trong mỗi hành động học sinh tự hiểu mình sẽ bị phạt hay
được khen. Việc giáo viên chủ nhiệm tự đặt ra các quy định này nọ rất khô khan lại
mang tính áp đặt, nên có khi phạt học sinh nhưng các em không “tâm phục, khẩu phục”.
Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm phải rất chú ý đến sự tiến bộ của những học sinh hay vi
phạm để kịp thời tuyên dương, khen ngợi sự cố gắng của học sinh trước lớp, có như
vậy mới giúp học sinh càng thêm tự tin, tạo động lực cho học sinh nhanh chóng tiến
bộ.
* Xây dựng nội quy lớp học
Trong cuộc họp lớp đầu năm, tôi cho học sinh xây dựng nội quy lớp dựa trên nội
quy học sinh của nhà trường và tình hình riêng của lớp. Các tiêu chí sẽ được lượng hóa
thành điểm. Mỗi học sinh được tặng điểm ban đầu là 100 điểm. Nếu học sinh thực hiện
tốt sẽ được cộng điểm, nếu thực hiện chưa tốt sẽ bị trừ điểm. Mỗi tổ sẽ có quyển sổ
theo dõi riêng để tại lớp, hàng ngày mỗi người sẽ tự giác ghi vào sổ những ưu điểm,
nhược điểm, những vi phạm của mình, điểm trừ, điểm cộng (nếu có). Sau mỗi tuần,
các tổ trưởng sẽ tổng hợp điểm của các thành viên của mình. Bầu chọn ra các thành
viên xuất sắc để biểu dương khen thưởng.
Dựa trên tổng điểm mà mỗi học sinh đạt được, sẽ đưa ra hình thức khen thưởng
và phê bình. Điểm thưởng và điểm trừ do các em tự theo dõi và các bạn giám sát nên
các em rất tự giác và công bằng khách quan. Tôi vận động phụ huynh xây dựng tự
nguyện “quỹ khuyến học và thi đua khen thưởng” của lớp. Hàng tuần, hàng tháng ban
14

đại diện cha mẹ học sinh cử người đến dự sinh hoạt cùng lớp, trao quà cho những bạn
đạt trên 100 điểm.
Những em có tiến bộ được biểu dương tại lớp và được nhận “tràng pháo tay” từ
cả tập thể lớp. Những học sinh nào còn vi phạm nội quy, bị trừ điểm tự nhận hình thức
đi tưới hoa, nhổ cỏ khu vực bồn hoa mà lớp được phân công chăm sóc hoặc các hình
thức khác như làm vệ sinh, trực nhật... khu vực lớp được phân công.
Mỗi tổ đề cử ra 1 học sinh tiêu biểu để được khen thưởng.
Các tổ cũng thi đua với nhau, dựa vào tổng điểm của các tổ và những việc tốt làm
được, số học sinh đạt điểm cao sẽ bầu chọn tổ tiêu biểu để được khen thưởng.
Những học sinh chưa thực hiện tốt thì tự giác làm bản tự kiểm điểm nói rõ lý do
vì sao chưa tốt và cách khắc phục. Đồng thời tự giác đi nhổ cỏ, tưới hoa, làm vệ sinh,
trực nhật... khu vực lớp được phân công.
Thứ tư: Là vai trò chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Do giáo viên chủ
nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt ở trường và nếu đến trường thì còn phải thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các lớp khác nên việc quản lí lớp phải giao cho ban cán sự
lớp. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách quản lí lớp cho
ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, uốn nắn để cho bộ
máy lớp chạy đều. Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm nên để cho ban cán sự
lớp điều hành và chỉ tham gia ý kiến chỉ đạo khi có những sự việc ban cán sự lớp không
giải quyết được.
Thứ năm: Là phát huy vai trò tích cực, chủ động của ban cán sự lớp. Phải làm
cho ban cán sự lớp thấy rằng mình không phải kẻ thừa hành, chỉ làm những công việc
mà giáo viên chủ nhiệm sai bảo. Ban cán sự lớp phải có những quyền hành nhất định,
phải có “tiếng nói” trong việc khen thưởng, xử kỉ luật và xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm nên động viên ban cán sự lớp đề xuất những biện pháp đưa lớp
tiến bộ. Qua sự theo dõi của mình, ban cán sự lớp có quyền yêu cầu các học sinh vi
phạm nội quy hoặc lơ là học tập phải tự phê bình, kiểm điểm trước lớp,… Tóm lại vai
trò của ban cán sự lớp là hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi cao tính gương mẫu, tinh thần
trách nhiệm, tính trung thực không vị nể… Do đó việc chọn được ban cán sự lớp tốt là
yếu tố đầu tiên quyết định để quản lí lớp thành công. Kinh nghiệm cho thấy, không
phải việc để cho tập thể lớp bầu ban cán sự lớp bao giờ cũng tốt. Tuy phát huy dân chủ
là cần thiết nhưng thực tế học sinh ưa bầu những bạn vui vẻ, dễ dãi và sẵn lòng bao che
cho những khuyết điểm của mình trước giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, giáo viên chủ
nhiệm nên hướng cho lớp bầu những học sinh có phẩm chất mà mình đã lựa chọn. Nếu
cần, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chỉ định các học sinh làm cán sự lớp thì vẫn tốt hơn
so với bầu cử dân chủ không chọn được học sinh xứng đáng.
Thứ sáu: Là tăng cường sự giám sát nội quy lớp học của của học sinh.
Làm nhật ký lớp bằng cách làm một quyển sổ để tại lớp, ghi những việc làm tốt,
những nhận xét của các thầy cô giáo và phát biểu cảm nghĩ của các em học sinh.
15

Việc thực hiện nội quy lớp học được giám sát, nhắc nhở bởi chính các thành viên
trong lớp, trong tổ.
Các tổ trưởng theo dõi, nhắc nhở và giám sát nề nếp tổ mình bằng sổ theo dõi
riêng, đồng thời giám sát nề nếp của tổ khác.
Giám sát việc thực hiện nội qui của học sinh thông qua đội cờ đỏ.
Giáo viên chủ nhiệm gần gũi học sinh, nhắc nhở các em thực hiện tốt nội qui của
trường của lớp.
Mỗi học sinh vừa là người “bị giám sát” vừa là người được tham gia giám sát các
bạn khác nên các em rất tích cực và tự giác.
Thứ bảy: Là phát huy yếu tố “cộng đồng trách nhiệm”. Phát huy tính cộng đồng
trách nhiệm tức là làm cho học sinh tốt hiểu rằng chỉ mình tốt là chưa đủ mà phải giúp
cho bạn mình cùng tốt và làm cho những học sinh chưa tốt hiểu rằng việc mình vi phạm
nội quy, lười học… không chỉ mình chịu hậu quả mà còn làm cho các bạn khác bị “vạ
lây”. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải hướng dẫn, góp ý cho học sinh xây dựng
nội dung và biểu điểm thi đua giữa các tổ để khen thưởng các tổ thi đua tốt và lấy kết
quả thi đua tổ để định mức tỉ lệ phần trăm các xếp loại hạnh kiểm của những thành viên
trong tổ, từng tuần, từng tháng. Ví dụ tổ xếp hạng nhất thì định mức là 100% học sinh
được xếp loại hạnh kiểm tốt, hạng nhì định mức là 80%, hạng ba định mức là 60%,
hạng chót định mức là 50%...
d. Biện pháp thứ tư: Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học
sinh.
* Chất lượng, hiệu quả của một giờ học nhìn từ phía học sinh.
Một tiết học có chất lượng và hiệu quả thì bên cạnh vai trò của giáo viên còn có
vai trò của học sinh bởi chính học sinh sẽ tạo tâm thế và cảm hứng cho tiết dạy của
giáo viên. Một lớp học mà học sinh không thuộc bài cũ, không chuẩn bị bài mới, không
tập trung nghe giảng, không đưa tay phát biểu…thì giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt
tình bao nhiêu cũng đành bất lực. Với những lớp mà học sinh thông minh, chăm học
thì tự nó đã có “không khí” để tạo tâm thế và cảm hứng cho giáo viên. Nhưng với các
lớp học sinh vừa yếu vừa lười học thì các biện pháp quản lí của Giáo viên chủ nhiệm
để tạo “không khí” lớp học là rất cần thiết.
* Các biện pháp quản lí.
Một là phát huy vai trò của cán bộ lớp và cán sự bộ môn: Có những tiết học do
giáo viên bộ môn bao quát lớp tốt nên học sinh học tập nghiêm túc nhưng cũng có
những tiết học giáo viên bộ môn “thoải mái”, học sinh thừa cơ hội nói chuyện riêng
gây mất trật tự. Ở những tiết này, vai trò và khả năng quản lí lớp của ban cán bộ lớp sẽ
được phát huy. Bằng các biện pháp như nhắc nhở, ghi tên các học sinh làm mất trật tự
để phê bình, kiểm điểm trước lớp, ban cán bộ lớp có thể giúp lớp học ổn định. Ban cán
bộ lớp theo dõi, ghi nhận việc soạn bài, học bài cũ và phát biểu xây dựng bài của học
sinh để làm căn cứ xếp loại thi đua giữa các tổ và để biểu dương những học sinh học
tốt, phê bình kiểm điểm những học sinh không soạn bài, làm bài tập ở nhà , không
16

thuộc bài cũ…Ban cán bộ lớp tổ chức, phân công cho các cán sự bộ môn giúp các bạn
giải những bài tập khó và quản lí lớp để việc tự học ở 15 phút đầu giờ có hiệu quả.
Hai là các hình thức khen thưởng và khiển trách học sinh trong học tập:
Những học sinh không soạn bài, làm bài tập, không thuộc bài cũ…đều phải làm
phê bình, kiểm điểm trước lớp. Cần phải đưa việc học tập vào xếp loại hạnh kiểm học
sinh. Số lần làm phê bình, kiểm điểm về học tập cũng như về thực hiện nội qui càng
nhiều thì xếp loại hạnh kiểm càng thấp. Tuy nhiên cũng nên tạo cơ hội cho học sinh
phấn đấu trong học tập. Chẳng hạn một học sinh kiểm tra bài cũ môn này bị điểm 2
nhưng nếu đạt được điểm 8 kiểm tra miệng môn khác thì sẽ được xóa một lần kiểm
điểm trong tuần đó. Việc khen thưởng học sinh cũng cần có hình thức riêng. Thông
thường chỉ có những học sinh Giỏi, Khá được khen thưởng. Một học sinh học lực yếu
mà phấn đấu lên Trung bình thì không được khen mặc dù với học sinh đó việc đạt được
loại Trung bình là một cố gắng lớn. Bởi vậy, Giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp với
ban đại diện cha mẹ học sinh có hình thức khen thưởng cho các học sinh có tiến bộ
trong học tập như từ Trung bình lên Khá, Yếu lên Trung bình…Để việc học tập của
mỗi học sinh trở thành phong trào, Giáo viên chủ nhiệm cần cụ thể hóa các khâu học
bài cũ, chuẩn bị bài mới, phát biểu xây dựng bài thành các chỉ tiêu cụ thể trong thi đua
giữa các tổ. Những tờ tự phê bình hoặc kiểm điểm của các học sinh không thuộc bài
phải được Phụ huynh xem và kí tên xác nhận. Như vậy, Phụ huynh có thể nắm được
tình hình học tập của con em mình để phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp
giáo dục thích hợp.
e. Biện pháp thứ năm: Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên cơ sở
động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và
hành vi đúng.
Giáo viên cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo
dục phù hợp. Giáo viên không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào học sinh, không
nên yêu cầu quá cao ở học trò. Giáo viên cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà
các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của
trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích
cực của mỗi cá nhân trong lớp học. Giáo viên cần tuyên dương học sinh có tiến bộ
trong mỗi tuần. Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có sức mạnh cổ vũ sự
tự ý thức của học sinh.
Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm
được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự
tích cực chủ động ở các em. Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô
dành cho chúng.
Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của giáo viên trên
lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò. Giáo viên sẽ
không thuyết phục được học sinh nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân
17

không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi giáo viên phải là một tấm
gương sáng về nhân cách để học sinh noi theo.
f. Biện pháp thứ sáu: Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời.
Thông qua các hoạt động học tập, các phong trào thi đua, các hoạt động bề nổi có
những cá nhân tiêu biểu. GVCN có biện pháp nêu gương, khen thưởng để động viên
khuyến khích kịp thời khích lệ tinh thần học tập rèn luyện các em. Đối với HS vi phạm
kỉ luật phải có biện pháp giáo dục, nhắc nhở để các em sửa chữa. Với đối tượng HS cá
biệt GV làm sổ theo dõi quá trình tu dưỡng rèn luyện, thường xuyên quan tâm, giáo
dục kịp thời. Để "thuần hóa" học sinh cá biệt cần đảm bảo nguyên tắc "nghiêm khắc"
và "nhẹ nhàng". Nếu các em vi phạm ta phải xử lí kịp thời với thái độ nghiêm khắc,
công bằng (Không nên nghiêm khắc quá mức sẽ phản tác dụng). Đồng thời cũng phải
quan tâm, thương yêu gần gũi với các em để các em không thấy mình bị ghét bỏ, bị bỏ
rơi.
g. Biện pháp thứ bảy: Xây dựng tập thể lớp thân thiện, đoàn kết, gắn bó
Xây dựng một tập thể lớp thân thiện, cảm thông, gắn bó giữa học sinh trong quá
trình giáo dục. Một tập thể lớp tốt là môi trường lí tưởng để học sinh học tập và phát
triển nhân cách, là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: tôn
trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải
quyết các xung đột không bằng bạo lực… Học sinh có thể học từ một tập thể lớp tốt
những bài học đạo đức qua những tấm gương tốt của giáo viên và của các bạn trong
lớp. Trong tập thể đó, học sinh có cơ hội để suy nghĩ, bàn bạc, được thể hiện những
suy nghĩ, cảm xúc của mình về các nguyên tắc đạo đức với sự khuyến khích, cảm thông
và tôn trọng của thầy cô và các bạn. Để xây dựng một tập thể lớp thân thiện, cảm thông,
gắn bó giữa học sinh trong quá trình giáo dục. Tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Phân công các nhóm học tập. Dựa vào lực học, tôi chia ra các nhóm
học tập, phân công cho các em học giỏi kèm các em học yếu hơn để giúp bạn trong học
tập. Cán bộ lớp, đội thường xuyên nhắc nhở những bạn còn vi phạm nề nếp.
Thứ hai: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Thông qua các buổi
sinh hoạt lớp tôi tư vấn cho các em xây dựng các chương trình ngoại khóa để các em
bày tỏ ý kiến của mình.
Trong năm học tôi đã tổ chức thành công buổi ngoại khóa với chủ đề: “Điều em
muốn nói”, buổi ngoại khóa tôi có mời các thầy cô giáo bộ môn, đại diện phụ huynh
đến dự. Buổi ngoại khóa được các em xây dựng nội dung rất chu đáo, phân công nhau
chuẩn bị. Giữa các hoạt động có xen kẽ các trò chơi, các tình huống cần thảo luận.
Trong buổi ngoại khóa, các em đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình về những mong
muốn thầy cô, cha mẹ dành cho mình. Mạnh dạn đưa ra những quan điểm của mình về
tình cảm, tình yêu tuổi học trò, những khó khăn mà các em đang gặp phải,… Các em
cũng được nghe những tâm sự của các thầy cô, cha mẹ, những lời khuyên bổ ích, những
định hướng của những người đi trước.
18

Tổ chức ngoại khóa sẽ rất vất vả cho giáo viên chủ nhiệm, nhưng vô cùng hiệu
quả. Vấn đề đặt ra là giáo viên chủ nhiệm phải khéo léo gắn ngoại khóa vào mục tiêu
giáo dục học sinh. Tôi nhận thấy học sinh bây giờ bị áp lực học tập đè nặng, các em
cần có một sân chơi để giải tỏa áp lực, giải phóng năng lượng bản thân và tự tin thể
hiện cá tính. Do vậy khi tôi đặt vấn đề ngoại khóa, các em rất hào hứng nhưng tôi kèm
theo điều kiện là sau ngoại khóa phải đặt chỉ tiêu phấn đấu về học tập và nề nếp như
thế nào – giống như một bản hợp đồng cô trò kí kết với nhau. Và đúng là sau ngoại
khóa, học sinh thấy công sức của giáo viên đã bỏ ra vì các em như thế nào nên các em
đều tự giác thực hiện phần hợp đồng của mình một cách vui vẻ và tự nguyện. Quan
trọng nhất là các em đã được đánh thức về tính đoàn kết, ý thức khẳng định giá trị bản
thân và tập thể lớp.
Thứ ba: Tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao. Các hoạt động vui chơi
lành mạnh, mang niềm vui cho học sinh, tạo sự đoàn kết giữa các em trong lớp. Trong
năm học, tôi đã phối hợp với nhà trường tổ chức các em đi thăm quan tại các mô hình
du lịch ở thành phố Uông Bí, tham quan các danh lam thắng cảnh trong vùng. Chuyến
đi dã ngoại thực tế đã giúp các em hiểu hơn về các kiến thức lí thuyết đã học ở nhà
trường, thêm yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo về rừng và tài nguyên của đất
nước, giúp các em gắn kết nhau hơn.

Ảnh các bạn học sinh lớp 8B tham gia hoạt động trải nghiệm tại Chùa Lân – Yên Tử
Sau các buổi học căng thẳng, tôi khuyến khích tổ chức cho các em các buổi giao
lưu, luyện tập thể dục thể thao như: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đá cầu… Không những
19

giúp các em rèn luyện sức khỏe, tạo không khí sôi động trong lớp mà còn giúp các em
đoàn kết hơn, gắn bó hơn với các bạn trong lớp.

Ảnh các bạn học sinh lớp 8B tham gia hoạt động trải nghiệm
tại ngày hội di sản Việt Nam năm 2021

Ảnh các bạn học sinh lớp 8B tham gia hoạt động văn nghệ
20

Ảnh các bạn học sinh lớp 8B tham gia hoạt động trải nghiệm tại Chùa Lân – Yên Tử

Ảnh các bạn học sinh lớp 8B tham gia hoạt động thể thao ngoài giờ học trên lớp
21

Ảnh hoạt động trải nghiệm tại Yên Tử Legacy của các bạn học sinh 8B

Ảnh các bạn học sinh lớp 8B tham gia hoạt động ngoại khóa “Rung chuông Vàng”
Thứ tư: Xây dựng nhật kí lớp. Đây là hoạt động giúp tạo lập tập thể bền vững
hơn, một cảm giác gắn kết với các thành viên khác trong lớp, giúp các thành viên tự
hào về tập thể lớp mình. Ngoài ra còn có tác dụng nâng cao lòng tự trọng vì học sinh
có cảm giác mình là một thành viên của một tập thể thành công và được quý trọng.
h. Biện pháp thứ tám: Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng
giáo dục khác trong quản lí học sinh
Thứ nhất: Phối hợp với Ban giám hiệu (BGH) nhà trường
22

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng với học sinh, truyền đạt chủ
trương chính sách của ngành, nội quy của nhà trường đến học sinh không phải bằng
mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hoá, gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh
đó khi có khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía
BGH.
Thứ hai: Phối hợp với gia đình học sinh
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải thống nhất được phương hướng
phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất được
các biện pháp quản lí, giáo dục học sinh khi đến trường cũng như ở nhà. Đây là điều
kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác
chủ nhiệm lớp.

Anh thăm nhà các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ
huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm tốt, học
tập tốt – hạnh kiểm tốt, học tập trung bình, yếu – hạnh kiểm trung bình, yếu…để có kế
hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm trước đối với gia đình những em có hạnh kiểm
trung bình, yếu hoặc những trường hợp đặc biệt khác của học sinh…
Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia
đình, phương pháp học tập…của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết
những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập… Đến với học sinh hay nghịch, lơ là việc học
tập, việc giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì có những
học sinh gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học
23

hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Và điều cần lưu ý là khi
giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải có mặt các con.
Ngoài ra trong mỗi lần họp phụ huynh (3lần/năm), tôi triển khai rất nhanh những
nội dung cứng của nhà trường, sau đó dùng nhiều thời gian để nhận xét với phụ huynh
về ưu nhược điểm của từng học sinh để phát huy những ưu điểm của con, đồng thời
phối hợp cùng phụ huynh tìm cách giáo dục những học sinh còn phạm lỗi.
Thứ ba: Phối hợp với các giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với giáo viên bộ môn về
tình hình học tập của lớp cũng như của từng học sinh để nắm bắt được khả năng trình
độ của các em từ đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng
chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời
đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn để nâng cao chất lượng giáo
dục. Tôi còn đề nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém
giúp các em lấy lại kiến thức cơ bản.
Tôi còn xin phép giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực
lực từng môn của các em như thế nào từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. Còn trong
các tiết học đề nghị giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở, gọi các em phát
biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng giáo viên bộ môn tuyên dương hoặc cộng điểm để
các em có hứng thú trong học tập
Thứ tư: Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong, ban tư vấn học đường
Giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên phối hợp với các thầy cô phụ trách công
tác Đội, đội cờ đỏ, để thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh lớp mình cũng như
phối hợp học sinh cá biệt của lớp.
Những khó khăn vướng mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh
hoạt xã hội. Tôi luôn tích cực tham vấn và nhờ ban tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ học sinh và
đưa ra những lời khuyên xác đáng khi các em gặp khó khăn hoặc giúp các em giải
quyết các mâu thuẫn một cách hợp lý nhất.
j. Biện pháp thứ chín: Áp dụng một số hình phạt tích cực trong công tác
quản lí và giáo dục học sinh
Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, chú trọng giáo
dục, uốn nắn, tác động hành vi hơn là trừng phạt, răn đe. Trong một số trường hợp học
sinh vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật học sinh tỏ ra
bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng các hình phạt mới được đưa vào giáo dục. Như
vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng nhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm
của người học. Tuy nhiên, biện pháp kỉ luật bằng hình phạt phải vì lợi ích của học sinh,
không gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của các em. Trong quá trình quản lí học sinh
lớp chủ nhiệm tôi đã áp dụng một số hình phạt tích cực sau và những hình phạt này có
tính giáo dục học sinh rất lớn.
Thứ nhất: Vệ sinh trường lớp. Đối tượng bị phạt lao động là những học sinh xả
rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường, lên bàn lớp học, hoặc làm hư hại cơ sở
24

vật chất của trường, học sinh sẽ bị phạt vệ sinh quét dọn, lau chùi trường lớp, tự khắc
phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra. Biện pháp giáo dục bằng hình
thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình
đang có, giúp học sinh ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp không phải chỉ
là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường.
Thứ hai: Trồng và chăm sóc cho các bồn hoa, cây xanh tạo bóng mát cho
khuôn viên trường. Học sinh đem xô, lấy nước ở các vòi nước và tưới nước và vun,
xới chăm sóc cho các bồn hoa của lớp, cây xanh trong khuôn viên trường mà lớp được
phân công chăm sóc (GVCN cùng học sinh làm để khích lệ và gần gũi các em hơn).
Biện pháp giáo dục kỉ luật bằng hình thức trồng cây có nghĩa rất lớn, giúp học sinh
thêm yêu và gắn bó, biết giữ gìn và bảo vệ ngôi trường và lớp học của mình.
Để động viên học sinh tích cực hơn trong việc trồng cây và tạo cảnh quan cho nhà
trường, ngoài sự khích lệ, khen ngợi của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cần tuyên
dương trong giờ sinh hoạt dưới cờ những lớp có học sinh tham gia trồng, chăm sóc cây
xanh tạo không gian sạch sẽ, dễ chịu và có thẩm mĩ…cho trường.

Ảnh chăm sóc bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của học sinh lớp 8B
Thứ ba: Đọc sách. Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của nhân loại. Sách cung
cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sông tự nhiên và xã hội.
Sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết mà còn bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho
người đọc. Cho nên việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức được
những ích lợi của việc đọc sách, giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh: đến thư
25

viện của nhà trường tìm đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu. Trong thời gian
một tuần học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học ở cuốn sách
đó trong giờ sinh hoạt lớp. Gía trị của biện pháp này là giúp học sinh hiểu được vai trò,
tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách, kích thích ở học sinh khả năng tự
đọc, tự học, hình thành ở học sinh thói quen đọc sách và tra tài liệu. Việc giới thiệu
những điều mình đọc được với những bạn trong lớp sẽ rèn luyện cho học sinh thêm
khả năng giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể những suy
nghĩ của mình. Nếu học sinh giới thiệu tốt có thể gây được sự tò mò, hứng thú của một
số học sinh khác trong lớp, kích thích những học sinh khác đến thư viện nhiều hơn.

Ảnh một buổi đọc sách của học sinh lớp 8B


Khi đọc sách chắc chắn học sinh sẽ bắt gặp không ít những bài học về cuộc đời,
về tình yêu thương, sự bao dung, lòng vị tha cao thượng, những tấm gương về nghị lực
vươn lên trong cuộc sống. Và chắc chắn sẽ không có học sinh nào dửng dưng, vô cảm
trước nghĩa cử cao đẹp trong đời, thờ ơ ở trước nỗi đau của người khác, hay không hề
phẫn nộ trước những việc làm xấu xa vô nhân đạo. Khi biết phân biệt yêu- ghét, tốt -
xấu, hay-dở, học sinh tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, có trách nhiệm hơn với
việc học tập và cuộc sống của mình. Thiết nghĩ đọc sách là biện pháp giáo dục kỉ luật
tích cực có hiệu quả lâu dài. Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này. Đó là khả năng
tự đọc, nhận thức của mỗi học sinh khác nhau. Những học sinh vi phạm phần lớn lười
học, không thuộc bài, không soạn bài, có học lực TB. Giáo viên không thể bao quát hết
được những cuốn sách có trong thư viện để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của
học sinh. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để đứng trước
lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc.
26

Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là giáo
viên không cầu toàn về kết quả đọc sách của học sinh, cần lựa chọn những cuốn sách
tiêu biểu, có dung lượng vừa phải hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo
dục tương ứng với điều học sinh vi phạm:
Ví dụ: Đối với học sinh chơi game, giới thiệu các em lên tủ sách thư viện đọc cuốn
tác hại của trò chơi trực tuyến hoặc những cuốn sách giáo dục lí tưởng sống như Mãi
mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc), Nhật kí Đặng Thùy Trâm...
Ví dụ: Đối với học sinh hay nói bậy… gây mất đoàn kết trong lớp, giáo viên có
thể đưa ra những chủ đề về tình thầy trò, tình bạn hoặc hướng học sinh đến những cuốn
sách trong tủ sách hạt giống tâm hồn: Ý nghĩa cuộc sống, Giá trị của yêu thương, tấm
lòng vàng, quà tặng cuộc sống, hay một số cuốn sách: Tinh hoa xử thế, nghệ thuật
sống, 365 ngày sống, Rèn luyện đức khiêm tốn….
Ví dụ: Đối với những học sinh lười học, hoặc làm việc riêng trong giờ, không
soạn bài và không ghi chép bài đầy đủ, giáo viên hướng dẫn học sinh đến những cuốn
sách: Khoa học vui, Những bài toán dân gian đố vui, Danh nhân thế giới, Câu chuyện
về các nhà khoa học, Mãi mãi tuổi hai mươi, Kể chuyện Bác Hồ.
Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, giáo viên hướng dẫn học
sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao kết
quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh làm được, khen thưởng những
học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp. Giáo viên có thể yêu cầu 1,2,3 học
sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng. Giáo viên lắng nghe,
so sánh và uốn nắn lại. Thêm nữa, giáo viên cử ra một thư kí ghi chép lại một cách
chọn lọc những điều học sinh trình bày trước lớp, tổng hợp lại để mọi người cùng chia
sẻ. Điều này sẽ tác động mạnh vào lòng tự trọng, sự kiêu hãnh của học sinh về những
điều đã làm được. Từ đó học sinh tự xác định thái độ nghiêm túc trong việc đọc sách.
Thứ tư: Giúp đỡ những gia đình học sinh nghèo vượt khó (trong trường,
lớp): Giáo viên tập hợp danh sách những học sinh vi phạm nội quy như đánh bài, chơi
cờ caro, trốn tiết, chơi điện tử…), huy động những học sinh này đi lao động giúp đỡ
những gia đình học sinh trong trường hoặc lớp có hoàn cảnh khó khăn mà vươn lên
trong học tập.
Khó khăn khi thực hiện biện pháp này là cần rất nhiều thời gian, rất khó xác định
lao động những gì để giúp đỡ những gia đình học sinh khó khăn.
Nếu như phân công lao động không hợp lí sẽ lãng phí thời gian mà không mang
lại hiệu quả. Mặt khác, sẽ là bất lợi nếu gia đình học sinh được giúp đỡ ở địa bàn cách
xa trường học.
Để khắc phục những khó khăn này, giáo viên cần liên hệ trước với gia đình học
sinh đó, ngỏ ý giúp đỡ và hỏi thăm trước những công việc mà gia đình đó cần chia sẻ.
Giáo viên phân công lao động và lựa chọn những gia đình học sinh ở không quá
xa địa bàn trường học. Kết quả mà giáo viên hướng tới từ biện pháp giáo dục này là
bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và sự tự ý thức ở học sinh.
27

7. Hiệu quả Giáo dục - xã hội đạt được khi áp dụng sáng kiến mang lại.
a. Khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp.
Để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát ý
kiến của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tính khả thi
của các biện pháp. Đối tượng khảo sát bao gồm 3 loại đối tượng. Thứ nhất là 20 cán
bộ giáo viên nhân viên của nhà trường. Đối tượng thứ 2 là 43 bạn học sinh lớp 8B (giúp
cho học sinh tự đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp khi giáo viên áp dụng vào
lớp học). Đối tượng thứ 3 là 43 phụ huynh học sinh của lớp 8B nhằm đánh giá được
những thay đổi của các em trong quá trình rèn luyên, học tập tại nhà. Qua việc khảo
sát có thể đánh giá được mức độ khả thi của sáng kiến.

Đánh giá của cán bộ, giáo viên,


nhân viên nhà trường
CÁC GIẢI PHÁP
Bình Chưa Không
Rất khả thi Khả thi
thường khả thi khả thi
1. Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh
để có phương pháp quản lí phù hợp.
18 (90%) 2(10%) 0 0 0
2. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, thiết lập mối
liên kết và tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm 17(85%) 3(15%) 0 0 0
và tập thể lớp
3. Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý
thức tôn trọng nội quy, kỉ luật của học sinh.
19(95%) 1(5%) 0 0 0
4. Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học
tập của học sinh
20(100%) (%) 0 0 0
5. Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên
cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm
hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành
16(80%) 4(20%) 0 0 0
vi đúng.
6. Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời. 19(95%) 1(5%) 0 0 0
7. Xây dựng tập thể lớp thân thiện, đoàn kết, gắn

15(75%) 5(25%) 0 0 0
8. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực
lượng giáo dục khác trong quản lí học sinh
16(80%) 3(15%) 1 (5%) 0 0
9. Áp dụng một số hình phạt tích cực trong công
tác quản lí và giáo dục học sinh.
19(95%) 1(5%) 0 0 0
Bảng 5: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của 8 giải pháp đề ra (đối tượng đánh giá là 20
cán bộ, giáo viên trong nhà trường)
Kết quả khảo sát cho thấy đa số CB, GV, CNV được hỏi đều có sự thống nhất và
đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Trong đó, số người đánh
giá rất khả thi và khả thi chiếm tỷ lệ rất cao (bình quân trên 90%). Đặc biệt, trong đối
tượng khảo sát không có ý kiến nào đánh giá không khả thi. Thông qua cả sự nhận xét,
đánh giá của giáo viên bộ môn, tổng phụ trách thì tình hình học tập và tu dưỡng của
các em học sinh lớp 8B sau khi áp dụng các biện pháp đã có rất nhiều sự tiến bộ, các
em tự giác, ngoan ngoãn và hăng hái trong học tập hơn. Sự đánh giá này chứng tỏ là
các biện pháp được đề xuất là có tính khả thi cao trong việc thực hiện giáo dục kỉ luật
tích cực tại trường THCS Lý Tự Trọng nói chung và tại lớp 8B nói riêng nói riêng.
28

Tự đánh giá của học sinh (43hs)


CÁC BIỆN PHÁP Bình Chưa Không
Rất khả thi Khả thi
thường khả thi khả thi
1. Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh
để có phương pháp quản lí phù hợp.
27(62,7%) 13(30,3%) 3(7%) 0 0
2. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, thiết lập mối
liên kết và tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm 18(41,8%) 19(44,2%) 6(14%) 0 0
và tập thể lớp
3. Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý
thức tôn trọng nội quy, kỉ luật của học sinh.
25(58,1%) 13(30,3%) 5(11,6%) 0 0
4. Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học
tập của học sinh
31(72,1%) 12(28%) 0 0 0
5. Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên
cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm
hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành
28(65,1%) 11(25,6%) 4(9,3%) 0 0
vi đúng.
6. Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời. 32(74,4%) 11(25,6%) 0 0 0
7. Xây dựng tập thể lớp thân thiện, đoàn kết, gắn

34(79,1%) 8(20,9%) 1(%) 0 0
8. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực
lượng giáo dục khác trong quản lí học sinh
37(86%) 6(14%) 0 0 0
9. Áp dụng một số hình phạt tích cực trong công
tác quản lí và giáo dục học sinh.
35(81,3%) 7(16,3%) 1(2,4%) 0 0
Bảng 6: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của 9 giải pháp đề ra (đối tượng đánh giá là 43
học sinh của lớp 8B)
Khi khảo sát mức độ tự đánh giá bản thân của các em sau khi áp dụng 9 biện pháp cho thấy tỉ
lệ nhận thức của các em về mức độ khả thi của sáng kiến kinh nghiệm là rất cao chiếm từ 88% đến
100%. Điều đó cho thấy các em đã tự đánh giá được những thay đổi tốt đẹp của lớp, của bản thân
mình khi cô giáo chủ nhiệm áp dụng những biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
Đánh giá của phụ huynh học sinh
CÁC BIỆN PHÁP Bình Chưa Không
Rất khả thi Khả thi
thường khả thi khả thi
1. Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh
để có phương pháp quản lí phù hợp.
37(86%) 6(14%) 0 0 0
2. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, thiết lập mối
liên kết và tình cảm giữa giáo viên chủ nhiệm 35(81,3%) 7(16,3%) 1(2,4%) 0 0
và tập thể lớp
3. Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý
thức tôn trọng nội quy, kỉ luật của học sinh.
33(76,7%) 7(16,3%) 3(7%) 0 0
4. Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học
tập của học sinh
25(58,1%) 11(25,6%) 7(16,3%) 0 0
5. Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên
cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm
hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành
36(83,7%) 7(16,3%) 0 0 0
vi đúng.
6. Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời. 32(74,4%) 9(20,9%) 2(4,7%) 0 0
7. Xây dựng tập thể lớp thân thiện, đoàn kết, gắn

38(88,3%) 5(11,7%) 0 0 0
8. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực
lượng giáo dục khác trong quản lí học sinh
40(93%) 3(7%) 0 0 0
9. Áp dụng một số hình phạt tích cực trong công
tác quản lí và giáo dục học sinh.
38(88,3%) 5(11,7%) 0 0 0
Bảng 7: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của 9 giải pháp đề ra (đối tượng đánh giá là 43
phụ huynh học sinh của lớp 8B)
29

Để đánh giá khách quan hơn nữa mức độ khả thi của sáng kiến tôi khảo sát mức
độ khả thi khi áp dụng sáng kiến với đối tượng là 43 phụ huynh học sinh. Qua phát
phiếu khảo sát và qua phương pháp phỏng vấn một số phụ huynh học sinh tôi thấy tỉ lệ
đánh giá mức độ khả thi và rất khả thi của sáng kiến kinh nghiệm là rất cao từ 90-
100%. Các bậc phụ huynh nhận thấy những sự thay đổi tích cực của con em mình. Các
em đã chủ động, tích cực, tự giác hơn trong việc học tập và rèn luyện, chăm ngoan hơn
trong các công việc gia đình.
b. So sánh kết quả hai mặt giáo dục
Để đánh giá khách quan nhất tôi lại so sánh số liệu học lực và hạnh kiểm của lớp
8B trong học kì I năm học 2021-2022 (năm mà tôi áp dụng sáng kiến) với số liệu hai
mặt giáo dục của hai năm học trước đó (năm chưa áp dụng sáng kiến)
Học Lực

Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2019-2020 5 11,6 25 58,1 13 30,3 0 0 0 0 43 100
2020-2021 3 6,9 18 41,8 22 51,3 0 0 0 0 43 100
2021-2022
9 20,9 26 67,4 8 18,7 0 0 0 0 43 100
(HKI)
Bảng 8: So sánh xếp loại học lực học kì I năm 2021-2022 với năm học 2019-2020 và 2020-2021
Hạnh Kiểm

Năm học Tốt Khá TB Yếu TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL %
2019-2020 21 48,7 22 51,3 0 0 0 0 43 100
2020-2021 18 41,8 25 58,2 0 0 0 0 43 100
2021-2022
32 74,4 11 25,6 0 0 0 0 43 100
(HKI)
Bảng 9: So sánh xếp loại hạnh kiểm học kì I năm 2021-2022 với năm học 2019-2020 và 2020-2021
Kết quả so sánh cho thấy các em học sinh 8B đã có những tiến bộ vượt bậc trong
học tập và rèn luyện so với 2 năm học trước. Số lượng học sinh giỏi, khá tăng lên rất
cao, chiếm lần lượt là 20,9% và 67,4%. Học sinh có học lực trung bình chỉ chiếm một
tỉ lệ nhỏ 18,7%. Về mặt hạnh kiểm, tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt, khá chiếm 100%
trong đó tốt chiếm tới 74,4% còn khá chiếm 25,6%. Không chỉ là những con số khô
khan, theo đánh giá nhận xét của các đồng chí cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học
sinh các lớp thì lớp 8B luôn là có ý thức rèn luyện, học tập tốt nhất trong trường, đạt
thứ hạng cao trong các kì thi đua. Tập thể lớp đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong
học tập.
c. Kết luận tính hiệu quả của sáng kiến
Thông qua việc khảo sát, so sánh, phân tích các số liệu tôi có thể khẳng định
sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỉ
luật tích cực đối với học sinh lớp 8B trường THCS Lý Tự Trọng – thành phố Uông Bí”
30

đã có những hiệu quả rõ rệt, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác chủ nhiệm của tôi nói
riêng và trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
d. Ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đã có những thay đổi thể hiện như:
* Đối với học sinh:
- Các em luôn có cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với giáo viên, luôn được quan
tâm, lắng nghe ý kiến. Các em tích cực, mạnh dạn hơn trong học tập, tự tin trước đám
đông, biết phát huy khả năng của mình trong mọi lĩnh vực.
- Học sinh tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong các phong trào và hoạt động ngoại
khóa. Các em cư xử hòa nhã, thân thiện với nhau hơn. Và trong giờ sinh hoạt lớp, nhiều
học sinh đã mạnh dạn nhận khuyết điểm
*Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật.
Từ đó giáo viên được học sinh tin tưởng, tôn trọng. Xây dựng được mối quan hệ thân
thiện giữa thầy và trò. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo
dục, hiệu quả của công tác chủ nhiệm được nâng cao.
* Đối với nhà trường, gia đình và xã hội:
Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối
với xã hội. Sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực sẽ giảm thiểu được tệ nạn xã hội,
bạo hành và bạo lực; xã hội có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống
hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
8. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được tôi áp dụng thành công trong công tác chủ nhiệm lớp 8B năm
học 2021-2022, được nhà trường, đồng nghiệp đánh giá rất cao. Qua kết quả khảo
nghiệm sáng kiến sáng kiến của tôi hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi trong các lớp học
trong trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng và các trường học trong thành phố nói chung
9. Thời điểm áp dụng
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2021 đến ngày 25 tháng 5 năm 2022
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Đề nghị Hội đồng Sáng kiến thành phố Uông Bí xét, công nhận./.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


HIỆU TRƯỞNG

Phạm Thu Huyền Nguyễn Thị Tình

You might also like