You are on page 1of 40

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

***TRƯỜNG CƠ KHÍ***

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: Tìm hiểu về quy trình công nghệ chế tạo bồn chứa khí hóa
lỏng dạng hình trụ nằm ngang

GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dương


SVTH: Vũ Quang Minh
MSSV: 20171542
Lớp: CK01 Khóa: 62

Hà Nội, 8-2022
LỜI NÓI ĐẦU

Công nghiệp hóa là mục tiêu đặt ra với nhiều nước đang phát triển, nhằm
hướng tới cơ cấu kinh tế hiện đại. Trong đó, ngành cơ khí đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đó. Hệ thống các nghành cơ khí
thì, công nghệ hàn là một trong những công nghệ gia công kim loại được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và xây dựng như: Chế tạo máy,
xây dựng, lắp giáp công trình, giao thông vận tải, hóa chất... Ngày nay, khi
con người đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.
Vì vậy để bắt nhịp được với xu hướng phát triển đó, đòi hỏi chúng ta phải có
sự tìm tòi và nghiên cứu một cách cụ thể. Việc ứng dụng những lý thuyết vào
thực tế sản xuất là một trong những khâu rất quan trọng. Chính vì vậy, là một
sinh viên chuyên ngành Hàn, thấy được tầm quan trọng của ngành hàn, em
quyết định chọn một đề tài về Hàn để nghiên cứu và hoàn thành học phần Thực
tập tốt nghiệp của mình. Với đề tài: “Tìm hiểu về quy trình công nghệ chế tạo
bồn chứa khí hóa lỏng dạng hình trụ nằm ngang”.Em thấy đây là một đề tài rất
hay, có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, khai thác. Do vốn kiến thức vẫn còn
hạn hẹp nên trong khi nghiên cứu còn có phần lúng túng. Tuy vậy, nhờ có sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Tiến Dương, em tự tin hơn, cơ
hội hoàn thành đề tài của mình được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn “Hàn và Công nghệ kim loại”, đặc biệt là thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Tiến Dương đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
Mục lục
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM CHẾ TẠO .................................. 4
1.1 Tổng quan về khí hóa lỏng ....................................................................... 4
1.2 Sản phẩm chế tạo ...................................................................................... 5
1.3 Các loại bình, bồn áp lực .......................................................................... 5
: Bồn dạng trụ đứng............................................................................ 6
: Bồn dạng trụ ngang .......................................................................... 7
Bồn chứa dạng cầu ............................................................................. 8
Bồn chứa dạng giọt nước ................................................................... 9
Sản phẩm cần chế tạo ......................................................................... 9
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CHẾ TẠO BỒN CHỨA DẠNG HÌNH TRỤ ....... 12
2.1 Tìm hiểu về quy trình chế tạo bồn chứa ................................................. 12
2.2 Quy trình chế tạo bồn chứa hình trụ ....................................................... 13
Phân tích, lựa chọn vật liệu chế tạo bồn chứa .................................. 13
2.3 Chọn quy trình hàn và vật liệu hàn cho sản phẩm ................................. 15
Lựa chọn quy trình hàn cho sản phẩm ............................................. 15
Chọn vật liệu hàn ............................................................................. 18
2.4 Tính toán các thông số hình dáng, kích thước........................................ 21
Tính toán chiều dày bồn ................................................................... 21
Tính toán các chi tiết khác ............................................................... 21
2.5 Chế tạo phôi hàn ..................................................................................... 21
2.6 Phân tích thiết kế quy trình lắp ghép và hàn .......................................... 31
Lắp ghép và hàn theo các cụm chi tiết ............................................. 31
Lắp ghép và hoàn thiện sản phẩm .................................................... 33
2.7 Tiến hàn hàn sản phẩm ........................................................................... 34
CHƯƠNG 3. TRÌNH TỰ NGUYÊN CÔNG CHẾ TẠO BỒN CHỨA HÌNH
TRỤ ..................................................................................................................... 37
3.1 Trình tự các Nguyên công ...................................................................... 37
3.2 Kiểm tra sản phẩm và hoàn thiện. .......................................................... 43
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 45

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM CHẾ TẠO
1.1 Tổng quan về khí hóa lỏng

Khí đốt hoá lỏng (viết tắt là LPG-Liquified Petroleum Gas) hay còn được gọi
là gas, là hỗn hợp khí chủ yếu gồm Propane (C3H8) và Butan (C4H10) đã được
hoá lỏng. Thành phần hỗn hợp LPG có tỷ lệ Propane/Butane là 50/50 ±10% (mol).
Một số tính chất vật lý của LPG:
- Ở nhiệt độ lớn hơn 0o C trong môi trường không khí bình thường với áp
suất bằng áp suất khí quyến, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo
tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi.
- Vận tốc bay hơi của LPG rất nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với
không khí thành hỗn hợp cháy nổ.
- Tỉ trọng LPG nhẹ hơn so với nước là: Butane từ 0,55 – 0,58 lần, Propane
từ 0,5 – 0,53 lần; Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất
bằng áp suất khí quyển, gas nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần;
Propane 1,55 lần. Do đó hơi LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất,
tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa,
bếp…
- Màu sắc: LPG ở trạng thái nguyên chất không có mùi, nhưng dễ bị phát
hiện bằng khứu giác khi có rò rỉ do LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi
Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng. LPG gây bỏng nặng trên
da khi tiếp xúc trực tiếp, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu
không có trang bị bảo hộ lao động. Nhiệt độ của LPG khi cháy rất cao từ
1900oC ÷1950oC, có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các
chất. LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành
hỗn hợp cháy nổ. Đạt tới giới hạn nồng độ cháy, dưới tác dụng của nguồn
nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất,
công trình.
Phân loại
Căn cứ vào công dụng, LPG được phân ra:

 LPG dùng làm nhiên liệu: LPG là nhiên liệu có nhiệt trị cao, sạch, ít gây ô
nhiễm môi trường, dễ thực hiện các biện pháp công nghệ, trị số Octan cao
nên LPG được sử dụng làm nhiên liệu thay thế xăng, dầu. Khi cháy, LPG
toả ra ít khói, hàm lượng CO thải ra thấp hơn 3 ÷ 4 lần, lượng NOx giảm
15%÷20% so với xăng, dầu không chứa chì nên không gây độc hại. LPG
được đốt cháy hoàn toàn trong động cơ, độ ồn của động cơ thấp.
 LPG dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa dầu: Làm nguyên liệu
để tổng hợp các olefine như propylen, butylen, butadien …
4
 LPG dùng làm môi chất lạnh: Sử dụng LPG trong kỹ thuật lạnh và điều
hòa không khí là xu hướng hiện nay trên thế giới.

1.2 Sản phẩm chế tạo

Chính vì vai trò và công dụng của to lớn của khí dầu mỏ hóa lỏng trong sản
xuất và đời sống cho nên việc sản xuất những chiếc bồn chứa chuyên dụng dùng
để bảo quản, cất trữ và vận chuyển là một điều vô cùng quan trọng. Những chiếc
bồn chứa phải bảo đảm những yêu cầu khắt khe của việc chứa chất cháy nổ, phải
đảm bảo an tuyệt đối cho nên việc thiết kế và chế tạo không hề đơn giản.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước sản xuất và chế tạo bồn chứa
khí hóa lỏng với đủ loại dung tích từ vài khối cho tới nghìn khối.

1.3 Các loại bình, bồn áp lực

a) Khái niệm về bình, bồn áp lực


- Bình bồn áp lực (sau đây gọi chung là bồn áp lực) là một dạng kết cấu tấm vỏ
kín làm việc trong điều kiện chịu tác động của áp lực (P > 0,7 kG/cm2).

- Các loại bình không được coi là bình áp lực khi áp suất làm việc của bình trên
0,7 Kg/cm2 nhưng dung tích của bình không quá 25 lít và tích số giữa dung tích
(lít) và áp suất (kG/cm2) không quá 200

b) Phân loại và ứng dụng


Các loại bồn áp lực được phân loại theo đặc điểm của từng loại dựa trên mục đích
sử dụng như sau:

5
: Bồn dạng trụ đứng

Hình 1.1: Bồn dạng trụ đứng


- Là loại bồn thông dụng trong sản xuất và đời sống, bình bồn dạng này có nhiều
loại thể tích khác nhau có thể lên tới 5000 m3 tùy theo yêu cầu mục đích sử dụng.
Thậm chí có loại tới 50.000 m3 (VD: Bồn chứa xăng, dầu).

- Bồn dạng trụ đứng có thân dạng trụ chân, đáy bằng hoặc chỏm cầu, thân bồn và
đáy được gia cố để đảm bảo chịu lực tác động, đỉnh bồn là dạng nón, chỏm cầu
hay bằng phẳng. - Ứng dụng: Dùng để chứa các loại chất lỏng, chất khí với áp
suất không quá cao như xăng, dầu, nước, hóa chất, dung môi, khí nén,…

- Ưu điểm:

+ Đơn giản khi chế tạo và lắp ghép.

+ Dung tích chứa lớn, kinh tế.

+ Chiếm ít diện tích nhà xưởng.

6
- Nhược điểm:

+ Thường dùng để chứa các chất lỏng hay chất khí có áp suất thấp. Tuy nhiên
cũng có ngoại lệ,

VD bình chứa O2, dạng trụ đứng, được tích đến áp suất 150 atm.

+ Chiều cao bồn lớn  Không đặt trong phân xưởng được (phải đặt ngoài nhà
xưởng). Bồn trụ đứng đặt ở ngoài phân xưởng

: Bồn dạng trụ ngang

Hình 1.2: Bồn dạng trụ ngang


- Đặc điểm cũng giống với dạng trụ đứng, cũng dùng để cất trữ vận chuyển bảo
quản chất lỏng, chất khí. Loại bồn này có thể lắp nổi hoặc chôn ngầm dưới đất
mà không tốn không gian như so với bồn chứa trụ đứng.

- Loại bồn này có thể lắp nổi hoặc chôn ngầm dưới đất mà không tốn không gian
như so với bồn chứa trụ đứng.

- Bồn chứa dạng này thường có chân đế là 2 chân dạng yên ngựa, loại bồn này
phổ biến hơn so với bồn trụ đứng.

- Do hình dạng của bồn là trụ ngang nên bồn rất dễ vận chuyển, có thể dễ dàng
vận chuyển trên các loại xe tải hay container.

- Ứng dụng: Loại bồn này chịu được áp suất cao nên ứng dụng nhiều trong công
nghiệp hóa chất, dầu khí

7
- Ưu điểm:

+ Bồn chứa hình trụ ngang cũng có ưu điểm như bồn chứa trụ đứng như đơn giản
khi chế tạo, lắp ghép. Đặc biệt có thể chế tạo tại nhà máy rồi vận chuyển đến công
trình.

+ Khả năng chịu áp lực cao.

+ Chiều cao nhỏ  Thuận lợi khi đặt trong nhà xưởng.

- Nhược điểm:

+ Thể tích chứa nhỏ (50 - 500 m3).

+ Chiếm nhiều diện tích mặt bằng

Bồn chứa dạng cầu

Hình 1.3: Bồn chứa dạng cầu


- Là loại bồn ít phổ biến hơn cả. Tuy nhiên loại bồn này lại không thể thiếu đối
với những trường hợp yêu cầu áp suất cao, bởi loại bồn này có khả năng chịu áp
tốt hơn cả so với 2 loại bồn trên.

- Ứng dụng:

+ Dùng chứa các nhiên liệu hơi hóa lỏng, khí nén,…

+ Dùng để chứa hơi hóa lỏng có áp suất dư từ 0.25 -1.8 Mpa.

8
- Ưu điểm:

+ Chịu áp cao, áp suất tác dụng lên thành như nhau.

+ Do có biên dạng hình cầu  Giảm khả năng bay hơi của chất lỏng.

- Nhược điểm: Khó gia công và chế tạo, các công việc hầu hết phải thực hiện
ngoài công trường

Bồn chứa dạng giọt nước

- Về cơ bản bồn chứa dạng giọt nước có nhiều ưu điểm của bồn chứa dạng cầu.

- Thiết kế của nó dựa trên cơ sở sức căng mặt ngoài của giọt nước.

- Thường dùng để chứa xăng dầu có hơi đàn hồi cao 0.3-0.5 MPa.

Sản phẩm cần chế tạo

Do những đặc điểm khá phức tạp của khí hóa lỏng nên sự lưu trữ và bảo quản cần
phải đạt an toàn tuyệt đối.

Dựa vào những đặc điểm của các loại bình bồn áp lực kể trên. Và kết hợp với yêu
cầu chế tạo thể tích của bồn khá lớn, ta lựa chọn bồn dạng hình trụ ngang để lưu
trữ và bảo quản khí hóa lỏng.

Hình 1.4: Tổng quan cấu tạo bồn chứa khí hóa lỏng LPG

9
Cấu tạo bồn chứa khí hóa lỏng LPG
Cấu tạo bồn chứa khí hóa lỏng dạng trụ ngang bao gồm:

Bảng 1.2: Thông kê các chi tiết chính cho sản phẩm chế tạo

10
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CHẾ TẠO BỒN CHỨA DẠNG
HÌNH TRỤ NẰM NGANG
2.1 Tìm hiểu về quy trình chế tạo bồn chứa

- Bồn chứa có nhiều dạng và nhiều phương pháp chế tạo khác nhau tuy nhiên vẫn
dựa trên cở sở thiết kế cơ khí gồm những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thiết kế
Lên ý tưởng cho bồn chứa, thống kê các bộ phận và nguyên vật liệu có thể được
sử dụng. Sau đó tổng hợp lại rồi soạn thảo thành một bản thiết kế để chế tạo bồn.

Bước 2: Lựa chọn nguyên vật liệu.

Sau khi lên phương án thiết kế. Ta tiến hành chọn vật liệu cho bồn. Dựa vào điều
kiện chịu tải của bồn, bên cạnh đó là các yếu tố như thời tiết: mưa , gió, độ ẩm
để ta chọn loại vật liệu. Một số loại vật liệu được chọn là thép cacbon thấp, thép
không rỉ,…

Bước 3: Xác định hình dáng, kích thước của bồn

Dựa vào các yêu cầu của đầu bài rồi ta áp dụng các tiêu chuẩn về bình bồn áp lực
để tính toán, thiết kế các kích thước cơ bản của bồn, sau đó kiểm nghiệm lại.

Bước 4: Gia công tạo hình, chế tạo phôi.

Sau khi đã có các thông số về hình dáng, ta tiến hành cắt phôi và gia công tạo
hình phôi. Sử dụng các máy móc chuyên dụng sẽ khiến quá trình tiết kiệm thời
gian và công sức hơn.

Bước 5: Lắp ráp, gá đặt phôi

Ta phải tiến hành chọn các loại đồ gá sử dụng để gá đặt sản phẩm, sau đó tính
toán thiết kế cách gá đặt sao cho đảm bảo an toàn và đạt yêu cầu thi công

Bước 6 : Hàn sản phẩm

Đối với bồn chứa áp lực, chắc chắn sẽ phải sử dụng phương pháp hàn để ghép
nối các bộ phận của bồn lại với nhau.

Trong quá trình hàn, sẽ có nhiều vấn đề cần được nhắc đến

11
+Chọn vật liệu hàn

+Chọn các vật liệu phụ trợ

+ Tính toán chế độ hàn đính

+Tính toán chế độ hàn chính của sản phẩm

+ Kiểm nghiệm lại các mối hàn

Bước 7: Kiểm tra áp lực và rò rỉ

Sau khi hàn xong ta tiến hành thử áp chon bồn chứa, sau đó kiểm tra rò rỉ

Bước 8: Mài, đánh bóng và nhiệm thu sản phẩm.

2.2 Quy trình chế tạo bồn chứa hình trụ nằm ngang
Phân tích, lựa chọn vật liệu chế tạo bồn chứa

Do đặc tính làm việc chịu áp suất lớn, và chứa khí hóa lỏng LPG cần phải lưu
trữ an toàn, chống rò rỉ gây cháy nổ, nên ta thiết kế bồn với 2 lớp vỏ kim loại.
Khí hỏa lỏng LPG là khí gas, có tính ăn mòn nhẹ, nhiệt độ làm việc của bồn
dưới 50oC. Tuy nhiên vì bồn chứa có kích thước lớn lại là sản phẩm quan trọng
chứa chất cháy nổ nên việc chọn vật liệu để đảm bảo an toàn là ưu tiên hàng
đầu.

Vậy căn cứ vào điều kiện làm việc của các loại thép có thể sử dụng để chế
tạo kết cấu là:

+ Nhóm thép cacbon và thép hợp kim thấp.

+ Nhóm thép hợp kim cao (thép không gỉ): Về nhóm thép không gỉ hoàn toàn
có thể sử dụng để chế tạo kết cấu do những đặc tính ưu việt mà chúng đem lại
như độ bền cao, khả năng chịu ăn mòn cả vể mặt hóa học lẫn cơ học đều tốt, tuy
nhiên do giá thành cao mà sản phẩm chế tạo lại bồn chứa khí hóa lỏng LPG nên
không cần thiết đến mức phải sử dụng loại vật liệu này.

 Đối với thép cacbon tác giả ưu tiên chọn các loại thép cacbon thấp và có
độ bền cao thích hợp cho việc chế tạo bình, bồn chứa, tham khảo ASME
II-part A tiêu chuẩn có đưa ra khuyển cáo vật liệu cho chế tạo các sản phẩm
áp lực.

12
Bảng 2.1: Một số loại thép và ứng dụng trong chế tạo bình bồn theo tiêu chuẩn
ASME BPVC section II part A
Loại Thành Kí hiệu Ứng dụng
phần
Mác Grade
hóa học
thép
danh
nghĩa
C SA- C Thường sử dụng cho những
283 trường hợp chịu áp suất và nhiệt
độ vừa phải
C SA- C Sử dụng làm nồi hơi và các thiết
285 bị cho bình áp suất khác
C-Si SA- 60 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
515 vừa và cao, nhiệt độ trung bình và
cao
C-Si SA- 65 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
515 vừa và cao, nhiệt độ trung bình và
cao
Thép C-Si SA- 70 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
Tấm 515 trung bình, nhiệt độ trung bình và
cao
C-Si SA- 55 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
516 trung bình, nhiệt độ trung bình và
thấp
C-Si SA- 60 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
516 trung bình, nhiệt độ trung bình và
thấp
C-Si- SA- 65 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
Mn 516 trung bình, nhiệt độ trung bình và
thấp
C-Si- SA- 70 Sử dụng cho các bình chịu áp lực
Mn 516 trung bình, nhiệt độ trung bình và
thấp
C-Si SA- WPB Sử dụng cho sản phẩm chịu nhiệt
234 độ trung bình và cao
C-Mn- SA- - Sử dụng ở nhiệt độ thường và
Si 105 nhiệt độ cao

13
Mặt bích C-Si SA- - Sử dụng cho mục đích chung
và khớp 181
nối
C-Mn- SA- LF1 Sử dụng cho thiệt độ thấp
Si 350
C-Mn- SA- LF2 Sử dụng cho thiệt độ thấp
Si 350
Ống C-Mn SA-53 B Sử dụng cho mục đích chung
C-Mn SA- B Sử dụng ở nhiệt độ cao
106
Bu lông 1Cr- SA- B7 Sử dụng ở nhiệt độ cao, đường
1/5Mo 193 kính của bu lông ≤ 2 1/2 in
C SA- 2H Sử dụng ở nhiệt độ cao và lắp đai
194 ốc
C SA- B Sử dụng chế tạo bulông cho các
307 máy móc

- Sau khi phân tích các loại vật liệu có thể được sử dụng, ta dựa vào điều
kiện làm việc của bồn rồi tiến hành chọn vật liệu cho bồn.
- Đối với sản phẩm ta cần chế tạo là bồn chứa khí hóa lỏng dạng hình trụ
nằm ngang. Ta sẽ lựa chọn những mác thép như là SA515, SA516. Đây là
những loại thép cácbon thấp, chịu áp lực trung bình, rất phù hợp để chế
tạo bồn áp lực chứa khí hóa lỏng.
- Sau đó ta phân tích các tính chất hóa học, cơ tính của vật liệu có phù hợp
với phương pháp chế tạo không để xác định các biện pháp xử lí cho phù
hợp.

2.3 Chọn quy trình hàn và vật liệu hàn cho sản phẩm
Lựa chọn quy trình hàn cho sản phẩm

- Giới thiệu 1 số phương pháp hàn thông dụng mà có thể sử dụng để chế tạo kết
cấu:

14
• Hàn hồ quang tay (MMA):

➢ Ưu điểm: Là phương pháp phổ biến có tính cơ động cao, dễ thực hiện ở
nhiều tư thế, thiết bị đơn giản.

➢ Nhược điểm: Chất lượng mối hàn không cao, mất thời gian vệ sinh xỉ hàn,
thời gian thay que hàn, không hàn liên tục được.

• Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ (GMAW):

➢ Ưu điểm: chất lượng mối hàn tốt, hàn liên tục được, không phải gõ xỉ sau khi
hàn, hàn được nhiều tư thế

➢ Nhược điểm: Thiết bị phức tạp cồng kềnh, đường kính dây hàn bị hạn chế .

• Hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ
(GTAW): ➢ Ưu điểm: Chất lượng mối hàn cao, có tính cơ động cao hàn được
nhiều tư thế, thích hợp cho những loại vật liệu đặc biệt.

➢ Nhược điểm: Tương đối khó hàn, đòi hỏi thợ tay nghề cao, nếu dùng que hàn
bù thì không hàn liên tục được.

• Hàn tự động dưới lớp thuốc (SAW):

➢ Ưu điểm: Chất lượng mối hàn tốt, Chiều sâu ngấu lớn thích hợp với chi tiết
dày, hàn được liên tục với đường hàn dài.

➢ Nhược điểm: thiết bị phức tạp đắt tiền, chỉ hàn được tư thế hàn sấp.

15
Hình 2.1: Các chi tiết của bình bồn dạng trụ nằm ngang

Sản phẩm mà ta cần chế tạo là bồn hình trụ, có thể tích rât lớn nên sẽ có kích
thước lớn. Nên việc chế tạo và lắp ghép thực hiện hoàn toàn ngoài công trường.
Và do có kích thước lớn nên sẽ hoàn toàn dung phương pháp hàn để ghép nối.
Như trên hình ảnh ta thấy ở trên, ta sẽ chia nhỏ các tấm rồi hàn lại ở ngoài công
trường.

Dựa vào kết cấu của sản phẩm tác giả chia số mối hàn của sản phẩm thành 4
nhóm mối hàn sử dụng 2 quá trình hàn khác nhau.

- Nhóm 1: Gồm các mối hàn đường sinh thân bồn cùng với các mối hàn theo
chu vi xung quanh thân bồn nối

+ Là mối hàn giáp mối, chiều dày vật hàn lớn.

+ Đường hàn dài

Nhưng do chi tiết cần chế tạo rất lớn, không thể chuyển tư thế hàn sấp để sử
dụng hàn SAW mà hoàn toàn phải thực hiện ngoài công trường vậy nên tác giả
quyết định lựa chọn phương pháp Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi
trường khí bảo vệ (GMAW) để hàn nhóm mối hàn này.

- Nhóm 2: Gồm các mối hàn góc nối các cổ ống xả nạp, cửa thăm, các mối hàn
chân đế, hàn tấm tăng cứng,nhóm mối hàn này có đặc điểm:

+ Là các mối hàn góc, giáp mối ngắn.

16
+ Tư thế hàn thay đổi nhiều phức tạp, cần phương pháp hàn có tính cơ động linh
hoạt. Vậy nên nhóm mối hàn này tác giả xin lựa chọn phương pháp hàn hồ
quang nóng chảy SMAW

Chọn vật liệu hàn

a) Lựa chọn vật liệu hàn cho quá trình hàn GMAW

- Do kim loại cơ bản thuộc nhóm thép cacbon nên dây hàn để hàn hồ quang
trong môi trường khí bảo vệ cần được chọn theo AWS A5.9

- Dựa trên thành phần hóa học cơ tính và ứng xuất của vật liệu cơ bản cần chọn
vật liệu hàn có cơ tính và thành phần hóa học tương đương

- Do kim loại cơ bản nhạy cảm với nứt nóng nên dây hàn cần có hàm lượng
mangan tăng cường.

Tác giả quyết định chọn dây hàn SM-308 của hãng HYUNDAI WELDING.

Thông tin về cơ tính và thành phần hóa học được cho trong hình dưới đây cùng
với những khuyến nghị của nhà sản xuất.

17
Hình 2.2: Thông tin về dây hàn SM-308

b) Lựa chọn vật liệu hàn cho quá trình hàn SMAW

Các mối hàn sử dụng quá trình hàn SMAW là lớp hàn góc thuộc các mối hàn
Nhóm 2: Hàn góc VLCB thép SA-516 Gr. 70.

Dựa vào các phân tích thành phần hóa học, cơ tính và ứng xử của KLCB ở mục
2.1.4 tác giả đã đưa ra những yêu cầu về mặt vật liệu hàn như sau:

• KLCB thuộc nhóm thép cacbon thấp nên vật liệu hàn được chọn theo tiêu
chuẩn ASME SFA-5.1 (tương đương AWS A5.1) và phải có thành phần hóa
học cũng như cơ tính đồng đều với KLCB

18
• Thép nhạy cảm với nứt nóng nên vật liệu hàn cần có hàm lượng Mangan tăng
cường, đồng thời thép bị nứt nguội nên chọn thuốc hàn hệ xỉ Bazơ.

Từ các phân tích nêu trên, tác giả quyết định chọn sản phẩm que hàn S7016M
của hãng sản xuất HUYNDAI WELDING, theo tiêu chuẩn ASME SFA-5.1
(AWS A5.1 E7016).

Hình 2.3: Thông tin về cơ tính và thành phần hóa học cùng với những khuyến
nghị của nhà sản xuất.

19
Khuyến cáo của nhà sản xuất:

1. Sấy thuốc ở 300-350 độ C trong 60 phút trước khi hàn.


2. Sử dụng phương pháp hàn lùi hoặc chuẩn bị 1 tấm thép nhỏ để gây
hồ quang trước khi hàn, mục đích là để ngăn chặn rỗ khí khi bắt đầu
hồ quang.

2.4 Tính toán các thông số hình dáng, kích thước


Tính toán chiều dày bồn

Dựa vào thể tích, áp suất làm việc, áp dụng theo tiêu chuẩn ASME Section VIII
div 2, ta tính toán được chiều dày thân bồn, vì bồn là hình trụ nên chiều dày ở
mọi vị trí là như nhau.

Tính toán các chi tiết khác

Các chi tiết cần lựa chọn, tính toán gồm có


1: Cửa thăm
2: Ống nối cửa thăm
3: Ống xả đáy
4: Ống nhập, xuất nhiên liệu
5: Chân đế
Với chi tiết chân đế, ta áp dụng công thức tính toán kết cấu trụ cột để thiết kế hệ
thống chân đỡ. Thông thường hệ thống chân đỡ gồm 10-12 trụ cột, được bố trí
vòng quanh thân bồn. Các đầu trụ được vát cong rồi hàn nối tiếp với các tấm
thân của bồn.

2.5 Chế tạo phôi hàn

Dưới đây là một ví dụ thực tế về bồn chứa khí hóa lỏng hình trụ nằm
ngang, thể tích 30m3
Về dung sai chi tiết hàn tác giả chọn theo tiêu chuẩn ISO 2768- 1 1989,
về mức độ tác giả chọn mức Medium

20
Bảng2.2: Dung sai chi tiết hàn(mm)

Chi tiết số 1(CT1): Thân bồn có hình trụ rỗng được lốc từ phôi tấm kích thước như sau:

Hình 4.1 Chi tiết số 1 thân bồn

21
Chi tiết số (CT2) : Đáy bồn là khối elip được miết bằng máy miết chỏm cầu từ phôi tấm có kích
thước như sau:

Hình 4.2 Chi tiết số 2 đáy bồn

Chi tiết số 3(CT3): Bích hàn vào cửa thăm : Là chi tiết nhập trực tiếp từ bên thứ 3 theo tiêu chuẩn
như được xác định ở Chương III.

Size H K G B D Số Đƣờng
chọn lỗ kính lỗ
30 1231,9 857,3 889 768,4 311,1 20 76,2
Hình 4.3 Hình dạng và kích thước chi tiết số 3
Chi tiết số 4(CT4): Ống nối cửa thăm: Là chi tiết hình trụ rỗng được lốc từ phôi tấm

22
Hình 4.4 Hình dạng kích thước chi tiết số 4

Chi tiết số 5(CT5). Miếng tăng cứng cho ống nối cửa thăm.

Hình 4.5 Hình dạng kích thước chi tiết số 5


Chi tiết số 6(CT6): Cửa xả đáy chi tiết được nhập từ bên thứ 3 kích thước và hình dạng như đã xác
định ở chương III
Chi tiết được nhập trực tiếp theo tiêu chuẩn ASME B16.5 class 1500 type long weld neck:

23
Hình 4.6 Kích thước hình dạng ống bích xả đáy
Kích thước chi tiết chọn size 4 được cho trong bảng sau:(mm)

Size B D O C R L
chọn
4 101,6 139,7 228,6 190,5 157,2 304,8

Chi tiết số 7: Chân đế số lượng 2 cái là chi tiết được chế tạo bằng phương pháp hàn
nhiều chi tiết lại với nhau. Chân đế có cấu tạo kích thước như sau:
24
Hình 4.7 Hình dạng kích thước chi tiết số 7
Chi tiết số 7 được cấu tạo từ các chi tiết sau: Chi tiết 7.1(CT7.1) số lượng 2

Chi tiết 7.1(CT7.1):Số lượng 2

Chi tiết 7.2(CT7.2):Số lượng 2

Chi tiết 7.3(CT7.3): Số lượng 2

25
Chi tiết 7.4(CT7.4) Số lượng 4

Chi tiết 7.5 (CT7.5) Số lượng 2

26
Chi tiết số 8 (CT8) : Tai móc số lượng 2 cái

Hình dạng kích thước như sau :

Hình 4.8 hình dạng kích thước chi tiết số 8


Chi tiêt số 9 (CT9): Miếng lót tai móc 2 cái

Hình 4.9 hình dạng kích thước chi tiết số 9

Chi tiết số 10 (CT10) : Ống nhập liệu hình dạng giống chi tiết số 6 (CT6) Chi tiết được
nhập trực tiếp theo tiêu chuẩn ASME B16.5 class 1500 type long weld neck:

27
Kích thước chi tiết chọn size 3 :
Cửa cấp và lấy nhiên liệu - Hình dáng cấu tạo tương tự như ống xả đáy tác giả chọn
size 3.
Size B D O C R L
chọn
3 88,9 124,0 215,9 177,8 139,7 228,6

Sau khi xác định được hình dáng , kích thước của các chi tiết, ta sẽ lựa chọn
phôi và tiếng hành cắt phôi, sau đó uốn phôi, tạo hình và vát mép phôi để chuẩn
bị mối hàn.

28
Hình 2.13:Một số hình ảnh về chế tạo phôi cho bồn

29
2.6 Tiến hàn hàn sản phẩm

Nhóm 1: Phương pháp hàn SAW là các mối hàn dài như mối hàn đường sinh thân
bồn,hàn chu vi bồn, hàn đường sinh ống nối là các liên kết giáp mối, theo AWS D1.1
tác giả chọn kiểu liên kết như sau: Liên kết giáp mối vát mép.

Nhóm 2: Gồm các liên kết hàn góc hàn một phía đó là các liên kết hàn cửa thăm, ống
xả với thân bồn là các mối hàn góc. Tác giả chọn kiểu liên kết sau :

30
Sau khi lựa chọn phương án vát mép, ta tiến hành hàn đính sản phẩm, sau đó
tính toán các chế độ hàn chính theo tiêu chuẩn và tiến hành hàn sản phẩm.
.
Các thông số cơ bản khi hàn mà cần phải kiểm soát là Dòng điện(Ih), Điện
áp(Uh), Tốc độ hàn(Vh),Năng lượng đường (Qđ).
Trong phần báo cáo thực tập này ta không đi sâu vào tính toán chi tiết các chế
độ hàn cho sản phẩm. Các quá trình tính toán đã được khai triển trong phần Đồ
Án tốt nghiệp
Cần chuẩn bị các mẫu hàn để đem đi kiểm tra Phá hủy (DT) và không phá hủy
(NDT). Để soạn thảo bản thông số quy trình hàn cho sản phẩm.

31
CHƯƠNG 3. TRÌNH TỰ NGUYÊN CÔNG CHẾ TẠO BỒN
CHỨA HÌNH TRỤ NẰM NGANG
3.1 Trình tự các Nguyên công

Nguyên công 1 : Thực hiện hàn đường sinh trên thân bình .
- Bước 1.1 . Đặt bình lên đồ gá turning roll chỉnh vị trí thân bình sao cho mối
hàn nằm ở vị trí trên cùng để đưa mối hàn về từ thế hàn 1G
- Bước 2.1. Thực hiện hàn đính .
- Bước 3.1. Gá chống tâm và hàn dọc đường sinh bằng hàn SAW.

32
Hình 5.14. Nguyên công 1
Nguyên công 2: Hàn 2 đáy với thân bồn .
- Bước 1.2. Đặt thân bình lên đồ gá đồng tâm có 3 trục định hướng .
- Bước 2.2. Đặt chi tiết đáy lên trên thân bình, căn chỉnh cho đúng vị trí hàn
- Bươc 3.2. Tiến hành hàn đinh.
- Bước 4.2. Lấy chi tiết ra phương thăng đứng có thể dùng xe nâng kẹp rồi đặt
tiếp xúc với đáy còn lại. Chú ý không bỏ lực nâng kẹp để giảm áp lực lên
Đáy.
- Bước 5.2. Đính nốt đáy còn lại vào thân bồn.
- Bước 6.2. Gỡ chi tiết ra rồi đặt chi tiết lên đồ gá Turning roll và hàn hoàn
thiện chu vi đường hàn cả 2 đáy .

33
Hình 5.15 Nguyên công 2
Nguyên công 3: Khoét các lỗ mở trên thân bồn .
- Bước 1.3. Xác định các vị trí vạch dấu các lỗ mở trên thân bồn .
- Bước 2.3. Tiến hành khoét lỗ bằng máy cắt chép hình.
- Bước 3.3. Kiểm tra kích thước về sinh các mép lỗ.

34
Hình 5.16 Nguyên công 3
Nguyên công 4 : Hàn cụm chi tiết cửa thăm
- Bước 1.4. Hàn đường sinh ống nối .
- Bước 2.4. Vát mép phần ống nối .
- Bước 3.4. Lồng bích vào ống nối và tiến hành hàn đính sau đó hàn hết chu
vi.

Hình 5.17 Nguyên công 4


Nguyên công 5 : Hàn cụm chi tiết chân đế . Gồm chi tiết 7.1-7.5
- Bước 1.5. Vát mép các chi tiết, lấy chi tiết CT 7.2 làm gốc để tiến hành hàn các chi tiết 7.3,7.4,7.5 .
- Bước 2.5. Dùng Các ke vuông cỡ lớn để cố định các chi tiết 7.3 , 7.4 , 7.5 trên chi tiết 7.2 sau đó tiến
hành hàn đính .
- Bước 3.5. Hàn điền đầy bằng phương pháp Hàn SMAW.
- Bước 4.5. Tiến hành đặt chi tiết 7.1 lên trên cố định vị trí bằng hàn đính rồi hàn hoàn thiện để được

35
cụm chi tiết .

36
Hình 5.18 Nguyên công 5

Nguyên công 6 : Hàm cụm chi tiết tai móc .


- Bước 1.6. Vát mép phần tai móc.
- Bước 2.6. Gá và đính tai móc vào miếng lót tai móc.
- Bước 3.6. Hàn hoàn thiện chu vi đường hàn.

Hình 5.19 Nguyên công 6

37
Nguyên công 7 : Hàn cụm tai móc vào thân bồn .
- Bước 1.7. Do kích thước và xác định vị trí lấy đầu 2 tai móc trên
thân bồn.
- Bước 2.7. Tiến hành hàn đính .
- Bước 3.7: Hàn hoàn thiện bằng hàn SMAW.
Hình 5.20 Nguyên công 7

Nguyên công 8: Hàn chân đế vào cụm vừa hàn ở nguyên công 6.
- Bước 1.8. Đặt 2 chân đế đúng khoảng cách và thẳng hàng trên mặt
phẳng .
- Bước 2.8. Cẩu toàn bộ cụm chi tiết từ vị trí nằm ngang lên 2 chân đế
để xác định khoảng cách.
- Bước 3.8. Hoàn thiện bằng hàn SMAW

38
Hình 5.21 Nguyên công 8
Nguyên công 9 : Hàn cụm chi tiết cửa thăm ống nạp , xả đáy vào thân bồn .
- Bước 1.9. Vát mép các lỗ mở trên thân bồn.
- Bước 2.9. Cắt ống cửa thăm theo biên dạng giống với biên dạng trên
thân bồn.
- Bước 3.9. Đặt cụm chi tiết cửa thăm vào vị trí rồi tiến hành hàn đính
(chú ý lồng miếng tăng cứng vào ống nối trước ).
- Bước 4.9. Hàn hết chu vi ống nối với thân bồn.
- Bước 5.9. Hàn hết chu vi miếng tăng cứng cửa thăm 2 phía .
- Bước 6.9. Đặt ống nạp , xả liệu vào vị trí lỗ mở rồi hàn đính.
- Bước 7.9. Hàn hết chu vi các ống .

Hình 5.22 Sản phẩm sau nguyên công 9

3.2 Kiểm tra sản phẩm và hoàn thiện.

Sau khi chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh tiến hành kiểm tra sự rò rỉ và thử áp cho
bồn chứa
+ Đối với kiểm tra rò rỉ, sau khi hoàn thành xong bồn, ta sẽ bơm không khí vào
vật bồn, dung nước xà phòng bôi vào bề mặt mối hàn ở phía ngoài bồn. Khi có
rò rỉ, tại vị trí bôi xà phòng chúng sẽ tạo bọt khí lớn tại đó.
+ Đối với quá trình thử áp, ta bơm khoảng 80-85% nước vào bồn chứa, rồi sau
đó bơm khí với áp suất 1,5 lần áp suất thiết kế để thử áp. Nếu bồn không đạt
điều kiện về áp suất, sẽ bục ra nhưng do bên trong là nước sẽ giảm rủi ro khi
phát nổ.

39
KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu về quy trình công nghệ chế tạo bồn chứa khí
hóa lỏng dạng hình trụ nằm ngang, qua sự tận tình chỉ dạy, hướng dẫn
của thầy PGS.TS Nguyễn Tiến Dương kết hợp với kến thức được học từ
các thầy cô trong bộ môn, tác giả đã có một cái nhìn tổng quát về sản
phẩm về bình bồn áp lực cũng như một quy trình tính toán thiết kế để tạo
ra được một sản phẩm là bồn áp lực hình trụ nằm ngang theo đúng quy
trình. Hiểu biết thêm về kiến thức chuyên ngành, cách tính toán thiết kế
để chế tạo ra sản phẩm, từ đó nhận ra một điều rằng những kiến thức đã
học trên lớp rất cần thiết khi đưa vào tính toán thiết kế, ví dụ như môn học
kết cấu hàn, ứng suất và biến dạng hàn, tính toán thiết kế bình bồn áp lực.
Biết cách tra cứu vật liệu phù hợp cho sản phẩm chế tạo, chọn phương
pháp hàn, vật liệu hàn sao cho tối ưu và hiệu quả nhất, giúp tăng năng
suất chế tạo sản phẩm. Biết cách sử dụng tài liệu sẵn có trên mạng, sách
vở, để củng cố thêm cho lập luận của mình.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Dương đã
giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành học phần Thực Tập Tốt Nghiệp
và chuẩn bị cho mình một hành trang vững bước trên con đường sắp tới.

40

You might also like