You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ 1

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ + BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

I. Chuyển động cơ. Chất điểm.


1. Chuyển động cơ.
Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác
theo thời gian.
2. Chất điểm.
Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài
đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
3. Quỹ đạo.
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó
được gọi là quỹ đạo của chuyển động.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo.
- Vật làm mốc là vật được coi là đứng yên dùng để xác định vị trí của vật ở thời điểm nào đó.
- Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi
dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ.
- Gồm các trục toạ độ, gốc toạ độ O và chiều (+) của trục.
- Để xác định vị trí chính xác chất điểm chuyển động cần chọn hệ toạ độ có gốc O gắn vào vật mốc.
- Tuỳ thuộc vào loại chuyển động và quỹ đạo chuyển động mà chọn hệ toạ độ phù hợp (VD: toạ độ
Đề Các; toạ độ cầu..)
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động.
1. Mốc thời gian và đồng hồ.
Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian. Để đo thời gian trôi đi
kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
2. Thời điểm và thời gian.
a) Thời điểm:
- Trị số thời gian ở một lúc nào đó cụ thể kể từ mốc thời gian.
VD:.....
b) Thời gian: Khoảng thời gian trôi đi = Thời điểm cuối - Thời điểm đầu.
VD:...
IV. Hệ quy chiếu.
-Vật mốc và hệ toạ độ có gốc gắn với vật lám mốc
- Mốc thời gian và đồng hồ.
V. Chuyển động thẳng đều.
Xét một chất điểm chuyển động thẳng một chiều theo chiều dương

- Thời gian CĐ: t = t2 – t1

-Quãng đường đi được:


s = x2 – x1
1. Tốc độ trung bình

Đơn vị: m/s hoặc km/h …


* Ý nghĩa: Tốc độ tb đặc trưng cho phương chiều chuyển động.
* Chú ý: Tốc độ Tb vtb > 0
2. Chuyển động thẳng đều.
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như
nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.

Đặc điểm: s ~ ∆t
VI. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
1. Phương trình chuyển động thẳng đều. Là phương trình diễn tả sự phụ thuộc toạ độ x vào thời
gian t.

* Chú ý: Nếu chọn mốc thời gian t0 = 0 thì PTCĐ sẽ là:

Trong đó: x0, v mang giá trị đại số phụ thuộc chiều (+) của trục Ox.
2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Bài toán: x = 5 + 10t (km)
t (h) 0 1 2 3
x (km) 5 15 25 35

* Nhận xét:
- Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều cho ta biết sự phụ thuộc của toạ độ của vật
chuyển động vào thời gian.
- Điểm giao nhau của hai đồ thị cho biết thời điểm và vị trí gặp nhau của hai vật.

You might also like