You are on page 1of 7

Yêu cầu: Khoanh tròn vào các mục (a hoặc b,c....) ý đúng.

1/ Tính hiện thực trong nghệ thuật cần được hiểu là:
a/ Hiện lên sự thực e/ Hiện lên giống y như những
b/ Hình ảnh giống như thật giác quan của con người tiếp nhận.
c/ Hiện lên giống như thực g/ Hiện thực của cuộc sống.
d/ Cách cảm nhận thế giới hiện thực khách quan của nghệ sĩ- tác giả.
2/ Tính hiện thực trong âm nhạc cần được hiểu là:
a/ Thế giới nội tâm của con người
b/ Bức tranh cuộc sống trong âm nhạc.
c/ Tiếng nói tình cảm của nhạc sĩ trước cuộc sống.
. d/ Bức tranh về thế giới âm thanh được tái tạo.
e/ Sự cảm nhận hiện thực của nhạc sĩ, tác giả, nghệ sĩ biểu diễn và người
thưởng thức âm nhạc.
3/ Khả năng phản ánh hiện thực của âm nhạc là:
a/ Không bị hạn chế.
b/ Không bị giới hạn.
c/ Có mặt mạnh và mặt yếu.
d/ Vô cùng tận.
4/ Thế giới nội tâm của con người là:
a/ Một vùng khép kín.
b/ Sự phản ánh cuộc sống bên ngoài.
c/ Một thế giới riêng tư.
d/ Một thế giới bên trong cách biệt với bên ngoài.
e/ Sự phản ánh của ngoại cảnh và phản ánh trước ngoại cảnh
5/ Chất liệu của ngôn ngữ âm nhạc, nếu được gọi cho chuẩn xác, thì đó là:
a/ Âm
b/ Âm điệu
c/ Thanh
d/ Âm thanh
e/ Thanh âm
6/ Hãy kể những thành tố chủ yếu của ngôn ngữ âm nhạc?
.............................................................................................................................
7/ Các thành tố trong ngôn ngữ âm nhạc đều có vị trí và vai trò quan trọng:
a/ Bằng nhau
b/ Có thể xếp thứ hạng
c/ Không bằng nhau
d/ Không thể xếp thứ hạng
8/ Một thành tố trong ngôn ngữ âm nhạc đóng vai trò chủ đạo trong việc biểu
hiện nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm âm nhạc là:
a/ Giai điệu
b/ Tiết tấu
c/ Hoà thanh
d/ Phức điệu
e/ Phối khí
9/ Âm nhạc tác động vào:
a/ Thính giác
b/ Thính giác là cảm quan duy nhất
c/ Thính giác với sự hỗ trợ của thị giác
d/ Tai nghe và mắt nhìn
e/ Cả thị giác và thính giác cùng tiếp nhận
10/ Hình tượng âm nhạc thuộc loại nào:
a/ Hình tượng tạo hình
b/ Hình tượng miêu tả.
c/ Hình tượng tạo hình có yếu tố biểu hiện.
d/ Hình tượng biểu hiện – Hình tượng trữ tình.
e/ Hình tượng biểu hiện, có những yếu tố tạo hình (hoặc yếu tố miêu tả).
11/ Hình tượng âm nhạc mang sắc thái cá nhân của:
a/ Nhạc sĩ sáng tác.
b/ Nghệ sĩ biểu diễn.
c/ Người thưởng thức.
d/ Cả 3 yếu tố trên đều đúng nếu gộp lại.

12/ Hình tượng âm nhạc có 6 đặc điểm, trong đó đặc điểm quan trọng nhất là:
a/ Tác động vào người thưởng thức theo hướng khơi gợi.
b/ Sắc thái cá nhân.
c/ Cả 6 đặc điểm đều quan trọng.
d/ Cả 6 đặc điểm đều quan trọng và gắn kết với nhau.
13/ Khi nghe một đoạn nhạc được nhắc lại thì tâm trạng người nghe sẽ:
a/ Không thay đổi.
b/ Gần như không thay đổi.
c/ Có thay đổi.
d/ Giữ nguyên trạng thái cảm xúc.
14/ Hình tượng âm nhạc trong “Dáng đứng Bến Tre – Nguyễn Văn Tý” chủ yếu
được tạo dựng theo phương thức nào?
a/ Mô phỏng một nét tính cách tiêu biểu của đối tượng.
b/ Mô phỏng âm thanh của đối tượng.
c/ Mô phỏng sự vận động của đối tượng.
d/ Mô phỏng phong cách dân ca
e/ Mô phỏng phong cách ca khúc cách mạng.
15/ Vai trò và sứ mệnh của nghệ sĩ biểu diễn được hiểu thế nào là đúng nhất:
a/ Là người trung gian giữa nhạc sĩ sáng tác và công chúng thưởng thức.
b/ Là “cô đỡ” cho tác phẩm âm nhạc chào đời.
c/ Là người đẩy quá trình sáng tạo nên cái đẹp đến bước cuối cùng và hoàn
thiện của nó.
d/ Cả 3 ý trên.
16/ Công chúng thưởng thức âm nhạc hầu như chỉ nhớ tới tác phẩm cùng với:
a/ Nhạc sĩ sáng tác.
b/ Nghệ sĩ biểu diễn.
c/ Ký ức về hình tượng âm nhạc.
17/ Mối quan hệ qua lại giữa hai loại hình âm nhạc và nhảy múa là:
a/ Không quan hệ gì.
b/ Qua lại và gắn bó khá chặt chẽ, bổ trợ cho nhau.
c/ Thứ nhảy múa nghe thấy được.
d/ Một thứ âm nhạc nhìn thấy được.
18/ Nghệ sĩ biểu diễn được hiểu là:
a/ Là “cô đỡ” cho tác phẩm âm nhạc chào đời.
b/ Kiến trúc sư âm thanh.
c/ Đưa tác phẩm âm nhạc đến với người thưởng thức.
19/ Nghệ sĩ biểu diễn trước hết chú ý đến:
a/ “Ăn khách” và tôn trọng công chúng thưởng thức.
b/ “Ăn khách” và tôn trọng thị hiếu âm nhạc của công chúng.
c/ Rất chú ý đến thị hiếu âm nhạc của công chúng thưởng thức.
20/ Khi biểu diễn ca nhạc, nghệ sĩ biểu diễn là:
a/ Không phải là mình.
b/ Vừa la mình lại vừa không phải là mình.
c/ Là nhân vật trong tác phẩm âm nhạc.
21/ Nghệ sĩ biểu diễn nên đứng như thế nào trước công chúng thưởng thức:
a/ Dưới tầm.
b/ Ngang tầm.
c/ Từ ngang tầm.
d/ Từ trên tầm.
e/ Vừa ngang tầm lại vừa trên tầm.

22/ Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc lấy gì làm đối tượng?


a/ Tác phẩm âm nhạc.
b/ Nhạc sĩ sáng tác.
c/ Công chúng thưởng thức âm nhạc.
23/ Thời gian cảm thụ tác phẩm âm nhạc của người thưởng thức là:
a/ Từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc tác phẩm âm nhạc.
b/ Cả khoảng thời gian sau đó.
c/ Có thể là một giây phút, vài ngày, vài tháng, vài năm.
d/ Suốt cả chiều dài của cuộc đời.
e/ Tất cả các ý trên.
24/ Nhận thức như thế nào là sai lầm về thưởng thức âm nhạc:
a/ Đồng nhất quá trình thưởng thức âm nhạc với quá trình nhận thức mọi sự
vật, hiện tượng trong cuộc sống.
b/ Coi thưởng thức âm nhạc cũng giống như xem một bộ phim, một bức tranh,
một pho tượng, hoặc đọc một cuốn tiểu thuyết...
c/ Thần bí hoá quá trình thưởng thức âm nhạc.
d/ Dung tục hoá việc thưởng thức âm nhạc.
e/ Biến việc thưởng thức âm nhạc thành một thứ đòi hỏi cầu kỳ và ly kỳ.
g/ Tất cả các ý trên.
25/ Hai giai đoạn trong quá trình thưởng thức âm nhạc luôn:
a/ Tách rời nhau.
b/ Đối lập với nhau.
c/ Gắn bó và quyện chặt lấy nhau.
d/ Là một quá trình biện chứng với sự tác động qua lại, hữu cơ giữa thưởng và
thức.
26/ Chức năng của nghệ thuật là: Nhận thức; giáo dục; thẩm mỹ; giải trí; sinh
học. Tất cả đều được:
a/ Lúc nào cũng được nhấn mạnh.
b/ Tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể.
c/ Tuỳ theo đặc trưng và đặc thù của nghệ thuật âm nhạc.
d/ Tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể, theo đặc trưng và đặc thù của nghệ thuật
âm nhạc.
27/ Thưởng thức âm nhạc có đóng góp to lớn của:
a/ Vai trò của trái tim.
b/ Không chỉ với trái tim.
c/ Không thể thiếu trái tim.
d/ Cả ba ý trên.
28/ Cảm xúc thẩm mỹ, rung động thẩm mỹ chỉ xuất hiện khi:
a/ Con người đã biết vượt lên khỏi sự ràng buộc và chi phối của nhu cầu thực
dụng.
b/ Khi trái tim và khối óc của con người đã được đặt trên cái dạ dày.
c/ Khi con người đã thực sự là con người.
d/ Cả ba ý trên.
29/ Trong thưởng thức âm nhạc, “cái riêng của con người” được biểu lộ qua:
a/ Cái “gu”, cái khiếu, cái sở thích riêng của từng con người.
b/ Qua thị hiếu âm nhạc.
c/ Qua sự rung động hết mình, say mê hết mình với tâm trạng và cuộc sống
trong tác phẩm.
30/ Người thưởng thức âm nhạc phải dựa vào đâu để tạo dựng nên một bức
tranh cuộc sống trong đầu mình:
a/ Sự rung động của trái tim.
b/ Chủ đề hoặc câu nhạc đầu tiên của tác phẩm.
c/ Dựa vào sự khơi gợi của tác phẩm.
d/ Dựa vào sự khơi gợi của tác phẩm vâ trí tưởng tượng.

You might also like