You are on page 1of 14

Ánh xạ trong giải phương trình hàm

Đoàn Quang Đăng

Ngày 21 tháng 8 năm 2022

1. Một số kiến thức cần nắm

Cho các tập hợp X, Y, ta xét hàm số f : X → Y.


Định nghĩa 1.1. Hàm số f được gọi là đơn ánh nếu với mọi a, b ∈ X mà a ̸= b kéo theo
f (a) ̸= f (b), hay f (a) = f (b) kéo theo a = b.
Lưu ý 1.2. Hàm số f là đơn ánh khi và chỉ khi với mọi y ∈ Y có nhiều nhất một x ∈ X sao
cho y = f (x).
Định nghĩa 1.3. Hàm số f được gọi là toàn ánh nếu với mọi y ∈ Y luôn tồn tại x ∈ X sao
cho y = f (x).
Lưu ý 1.4. Hàm số f là toàn ánh khi và chỉ khi f (X) = Y.
Định nghĩa 1.5. Hàm số f được là song ánh nếu f vừa là đơn ánh, vừa là toàn ánh.
Lưu ý 1.6. Hàm số f là song ánh khi và chỉ khi với mọi y ∈ Y luôn tồn tại duy nhất x ∈ X
sao cho y = f (x).

Ví dụ 1.7. Ta xét một số hàm số sau:

• Hàm số f : R → R cho bởi f (x) = ax + b (a ̸= 0) vừa là đơn ánh, vùa là toàn ánh
nên f là song ánh.
• Hàm số f : R → R cho bởi f (x) = x2 vừa không phải là đơn ánh do f (a) = f (b) dẫn
đến a = b hoặc a = −b, vừa không phải là toàn ánh do với mọi y < 0 thì phương
trình (ẩn x) f (x) = y không có nghiệm thực. Tuy nhiên hàm số f : R+ → R+ cho bởi
f (x) = x2 vừa là đơn ánh, vừa là toàn ánh, vừa là song ánh.

Định nghĩa 1.8. Hàm số f : X → X được gọi là involution nếu f (f (x)) = x với mọi x ∈ X.
Bổ đề 1.9. Nếu hàm số f : X → X thỏa mãn f (f (x)) = x ∀x ∈ X thì hàm f là song ánh.

Chứng minh. Thật vậy, giả sử a, b là các số thực thỏa mãn f (a) = f (b), khi đó

a = f (f (a)) = f (f (b)) = b

hay f là đơn ánh. Với mọi y ∈ X ta có f (f (y)) = y hay tồn tại x = f (y) ∈ X sao cho f (x) = t.
Như vậy f là song ánh.

1
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Nhận xét 1.10. Nếu hàm số f : R → R thỏa mãn f (f (x)) = ax + b ∀x ∈ R (a ̸= 0) thì f là


song ánh.

Chứng minh. Giả sử u, v ∈ R sao cho f (u) = f (v), khi đó

au + b = f (f (u)) = f (f (v)) = av + b =⇒ u = v.

Như vậy f là đơn ánh. Với mọi y ∈ R, luôn tồn tại x = f y−b

a
∈ R sao cho
  
y−b y−b
f (x) = f f = a. + b = y.
a a

Vậy f là toàn ánh, do đó f là song ánh.

Một số kỹ thuật ta thường dùng trong việc chứng minh cũng như khai thác tính đơn ánh, song
ánh, toàn ánh:

Một số kỹ thuật thường dùng

• Nếu một vế có chứa f (x) và vế còn lại có chứa biến x bên ngoài (P (f (x)) = Q(x))
thì thông thường f là đơn ánh.
• Nếu trong phương trình có chứa f (f (x) + g(x, y)) hoặc f (f (y) + g(x, y)) trong đó g
là hàm đối xứng hai biến x, y (nghĩa là g(x, y) = g(y, x) thì ta thường chứng minh
được f là đơn ánh.
• Xét hàm số f : R → R, nếu ta chỉ ra phương trình có dạng f (g(x)) = P (x), trong
đó P (x) là đa thức bậc lẻ thì ta có thể nghĩ đến tính đơn ánh, toàn ánh, thông
thường thì ta có thể suy ra ngay f là toàn ánh.
• Xét hàm số f : X → Y, nếu ta chỉ ra được phương trình f (g(x)) = h(x), trong đó
g : X → X nào đó và h : X → Y là hàm số có tập giá trị là Y thì f là toàn ánh
(trên Y ). Nếu hàm h kể trên có tập giá trị là Z ⊂ Y thì hàm f cũng nhận mọi giá
trị trên tập Z (nếu không sợ nhầm lẫn, ta gọi f toàn ánh trên Z).
• Nếu hàm f : R → R là đơn ánh thì từ f (x) = f (y) =⇒ x = y. Ta thường tìm
cách tạo ra f (g(x, y)) = f (h(x, y)) để dẫn đến g(x, y) = h(x, y).
• Nếu hàm f : R → R là đơn ánh và f (g(x)) = k ∀x ∈ R với k là hằng số thì ta suy
ra g(x) = c ∀x ∈ R với c là số thực thỏa mãn f (c) = k (do f (g(x)) = k = f (c)).
Số c kể trên luôn tồn tại do k ∈ f (R).
• Nếu hàm f : R → R thì với mọi y ∈ R, luôn tồn tại x ∈ R sao cho y = f (x), nghĩa
là phương trình (ẩn x) f (x) = y luôn có nghiệm thực. Ta thường dùng: tồn tại
a ∈ R sao cho f (a) = 0, tồn tại b ∈ R sao cho f (b) = 1, ... từ đó tìm a, b, ...
• Nếu hàm f : R → R là toàn ánh và f (x) = g(x) ∀x ∈ T , ở đây T là tập giá trị
của hàm số f thì f (x) = g(x) ∀x ∈ R (do T = f (R) = R).

Trong các bài toán, ta thường sử dụng kỹ thuật cố định một biến để chứng minh hàm số là
đơn ánh, toàn ánh. Chẳng hạn ta xét ví dụ sau:

2
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Ví dụ 1.11. Xét hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x + f (x)f (y)) = yf (x) + f (f (x)) ∀x, y ∈ R.

Ta nhận thấy hàm f (x) ≡ 0 thỏa mãn yêu cầu bài toán. Ta xét trường hợp tồn tại x0 sao
cho f (x0 ) ̸= 0. Khi đó

f (x0 + f (x0 )f (y)) = yf (x0 ) + f (f (x0 )) ∀y ∈ R.

Do f (x0 ) ̸= 0 nên vế phải của đẳng thức là đa thức bậc nhất và có tập giá trị là R, từ đây, với
mọi t ∈ R ta chỉ cần chọn y sao cho yf (x0 )+f (f (x0 )) = t thì thu được f (x0 +f (x0 )f (y)) = t
hay f là toàn ánh.
Không những thế, với a, b sao cho f (a) = f (b), khi đó từ x0 + f (x0 )f (a) = x0 + f (x0 )f (b)
dẫn tới af (x0 ) + f (f (x0 )) = bf (x0 ) + f (f (x0 )) hay a = b. Do đó f là đơn ánh. Tóm lại f
là một song ánh. Đến đây ta cho y = 0 thì được

f (x + f (x)f (0)) = f (f (x)) =⇒ x + f (x)f (0) = f (x) ∀x ∈ R.

Đến đây bài toán đã trở nên dễ dàng.

2. Ví dụ minh họa

Ký hiệu P (u, v) chỉ phép thế x bởi u và y bởi v vào phương trình đề bài.

Ví dụ 2.1. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x + y + f (y)) = f (f (x)) + 2y ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Ta chứng minh f là đơn ánh. Giả sử a, b ∈ R là các số thực thỏa mãn f (a) = f (b).
Khi đó từ P (a, b) và P (b, a) ta suy ra
f (a + b + f (b)) = f (f (a)) + 2a
f (a + b + f (a)) = f (f (b)) + 2b

Suy ra a = b hay f là đơn ánh. Từ P (x, 0) suy ra f (x + f (0)) = f (f (x)) hay f (x) = x +
f (0) ∀x ∈ R. Thay lại vào ta tìm được f (x) = x ∀x ∈ R.
Bình luận. Một số bài toán tương tự:

(1) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn


f (2x + 2y + f (x)) = f (f (y)) + 8x ∀x, y ∈ R.

(2) (Chọn đội tuyển Bến Tre 2019 - 2020) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn
f (f (x) + 2f (y)) = f (x) + y + f (y) ∀x, y ∈ R.

3
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Ví dụ 2.2 (Mở rộng IMO Shortlist 2002). Cho a là số thực khác 0, −1. Tìm tất cả hàm
số f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + ay) = (a2 + a)x + f (f (y) − x) ∀x ∈ R.

 
Lời giải. Từ P x, −fa(x) ta suy ra
   
−f (x)
f f − x = (−a2 + a)x + f (0) ∀x ∈ R.
a

Phân tích. Ta đã tìm cách "khử" biểu thức f (f (x) + ay) bằng phép thế

−f (x)
f (x) + ay = 0 =⇒ y = .
a
Từ đó đưa về phương trình có dấu hiệu của toàn ánh.

Từ đây ta dễ dàng suy ra f là toàn ánh trên R. Ta chứng minh f là đơn ánh. Giả sử x1 , x2 ∈ R
sao cho f (x1 ) = f (x2 ). Do f là toàn ánh nên tồn tại t sao cho f (t) = x1 + x2 . Khi đó

P (x1 , t) =⇒ f (f (x1 ) + at) = (a2 + a)x1 + f (x2 )


P (x2 , t) =⇒ f (f (x2 ) + at) = (a2 + a)x2 + f (x1 )

Suy ra x1 = x2 hay f là đơn ánh. Từ P (0, y) ta suy ra

f (ay + f (0)) = f (f (y)) =⇒ f (y) = ay + f (0) ∀y ∈ RR.

Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bình luận. Xét bài toán trong IMO Shortlist 2002: tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + y) = 2x + f (f (y) − x) ∀x, y ∈ R.

Rõ ràng ta cũng chứng minh được f là toàn ánh. Khi đó tồn tại a sao cho f (u) = 0, thay x = u
thì được
f (y) = 2u + f (f (y) − u) ∀y ∈ R.
Do đó f (x − u) = x − 2u với mọi x ∈ f (R). Do f là toàn ánh nên f (R) = R hay

f (x − u) = x − 2u =⇒ f (x) = x − u ∀x ∈ R.

Ta thấy rằng không thể tiếp cận bài toán tổng quát trên theo hướng này, bởi khi thay x = u
thì thu được
f (ay) = (a2 + a)u + f (f (y) − a).

4
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Ví dụ 2.3. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + 3y) = 16x + f (f (y) − 2x) ∀x, y ∈ R.

 
−f (x)
Lời giải. Từ P x, 3
ta suy ra
   
−f (x)
f f − 2x = −16x ∀x ∈ R.
3
Suy ra f là toàn ánh. Xét a, b ∈ R sao cho f (a) = f (b), từ P (x, a) và P (x, b) ta suy ra
f (f (x) + 3a) = 16x + f (f (a) − 2x) ∀x ∈ R
f (f (x) + 3b) = 16x + f (f (b) − 2x) ∀x ∈ R
Từ đó suy ra f (f (x) + 3a) = f (f (x) + 3b) ∀x ∈ R. Mặt khác do f là toàn ánh nên ta cũng có
f (x) = f (x + m) ∀x ∈ R
với m = 3(b − a). Bằng quy nạp ta cũng chứng minh được
f (x) = f (x + nm) ∀x ∈ R, n ∈ N∗ .
Từ P (x + m, y) ta suy ra
f (f (x + m) + 3y) = 16(x + m) + f (f (y) − 2(x + m))
=⇒ f (f (x) + 3y) = 16x + 16m + f (f (y) − 2x)
Kết hợp với P (x, y) ta suy ra m = 0 hay f là đơn ánh. Khi đó từ P (0, y) ta suy ra
f (3y + f (0)) = f (f (y)) =⇒ f (y) = 3y + f (0) ∀y ∈ R.
Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bình luận. Một số bài toán tương tự:

(1) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn


f (f (x) + 3y) = 12x + f (f (y) − x) ∀x, y ∈ R.

(2) (Trường Đông 2016) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn


f (f (x) + 2y) = 10x + f (f (y) − 3x) ∀x, y ∈ R.

Ví dụ 2.4 (EGMO 2012). Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (yf (x + y) + f (x)) = 4x + 2yf (x + y) ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Từ P (x, 0) ta suy ra f (f (x)) = 4x ∀x ∈ R. Từ đây dễ dàng chứng minh được f là
song ánh. Khi đó tồn tại a sao cho f (a) = 0, suy ra
f (f (0)) = 0 = f (a) =⇒ a = f (0).
Mà 4a = f (f (a)) = f (0) = a nên a = 0 hay f (0) = 0.

5
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Phân tích. Ta chọn x, y sao cho vế phải của phương trình ban đầu trở thành hằng số. Giả
sử x + y = a thì y = a − x và

4x + 2yf (x + y) = 4x + 2(a − x)f (a) = (4 − 2f (a))x + 2af (a).

Do đó ta cần a sao cho f (a) = 2. Vì f là song ánh nên số a như thế luôn tồn tại. Khi đó

f (2(a − x) + f (x)) = 4a = f (b).

Từ P 0, 12 suy ra

      
1 1 1 1
f f =f =⇒ f = 1.
2 2 2 2
Do đó f (1) = f f 12 = 4. 12 = 2 và f (2) = f (f (1)) = 4.


Từ P (x, 1 − x) ta suy ra với mọi x ∈ R thì

f ((1 − x)f (1) + f (x)) = 4x + 2(1 − x)f (1)


= 4x + 4 − 4x = 4 = f (2)

Do đó 2 − 2x + f (x) = 2 hay f (x) = 2x ∀x ∈ R. Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn.

Bình luận. Ta tính f (f (f (x))) bằng hai cách

f (f (f (x))) = f (4x) = 4f (x) ∀x ∈ R.

Thay x = 0 vào đẳng thức trên ta suy ra f (0) = 0.


Với hướng tiếp cận trên, ta không nhất thiết phải tính chính xác được a, b. Do f là song ánh
nên a, b kể trên luôn tồn tại.

Ví dụ 2.5. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (y − x) − xf (y)) + f (x) = y (1 − f (x)) ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Dễ dàng kiểm ta được hàm f (x) ≡ 1 không thỏa mãn yêu cầu bài toán, do đó tồn
tại số thực c sao cho f (c) ̸= 1. Từ P (c, y) ta suy ra

f (f (y − c) − cf (y)) = y (1 − f (c)) − f (c) ∀y ∈ R,

chú ý rằng 1 − f (c) ̸= 0 nên dễ dàng suy ra f là toàn ánh.


Từ P (0, y) suy ra
f (f (x)) + f (0) = x (1 − f (0)) ∀x, y ∈ R.
Nếu f (0) = 1 thì ta suy ra f (f (x)) = −1 ∀x ∈ R. kết hợp với f là toàn ánh thì được
f (x) ≡ −1, thử lại ta thấy hàm số này không thỏa mãn yêu cầu bài toán. Xét trường hợp
f (0) ̸= 1, với hai số thực a, b sao cho f (a) = f (b), từ P (0, a), P (0, b) ta suy ra a = b, hay f là
đơn ánh.

6
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Từ P (x, −1) ta suy ra f (f (−x − 1) − xf (−1)) = 1 ∀x ∈ R. Do f là toàn ánh nên tồn tại số
thực k sao cho f (k) = 1 hay
f (f (−x − 1) − xf (−1)) = 1 = f (k) =⇒ f (−x − 1) − xf (−1) = k ∀x ∈ R.
Từ đây thay x bởi −x − 1 thì được
f (x) − (−x − 1)f (−1) = k
hay f (x) = ax + b ∀x ∈ R. Thay lại vào phương trình ban đầu tìm được f (x) ≡ x, thử lại
thấy hàm số này thỏa mãn.
Bình luận. Một số bài toán tương tự:

(1) (Moldova TST 2011) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn


(x − 2)f (y) + f (y + 2f (x)) = f (x + yf (x)) ∀x, y ∈ R.

(2) (Turkey MO 2017) Cho trước số thực a, tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn
f (xy + f (y)) = yf (x) + a ∀x, y ∈ R.

Ví dụ 2.6. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f ((x − y)f (x) − f (y)) + (x + 1)f (y − x) + x = 0 ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Từ P (x, x) ta suy ra


f (−f (x)) = −(f (0) + 1)x − f (0) ∀x ∈ R.
Nếu f (0) = −1, ta xét các phép thế
P (0, 0) =⇒ f (−f (0)) = −1
P (−f (0), 0) =⇒ f (f (0)) = 0 =⇒ f (−1) = 0
P (−1, −1) =⇒ −1 − 1 = 0
điều này không thể xảy ra. Như vậy f (0) ̸= −1 và từ P (x, x) ta suy ra f là toàn ánh.
Khi đó tồn tại c sao cho f (c) = 0. Từ P (0, c) suy ra f (−cf (0)) = 0. Ta xét các phép thé
P (c, c) =⇒ f (0) + (c + 1)f (0) + c = 0
P (−cf (0), −cf (0)) =⇒ f (0) + (−cf (0) + 1)f (0) − cf (0) = 0
Trừ hai phương trình trên vế theo vế ta suy ra (f (0) + 1)2 c = 0 hay c = 0 và f (0) = 0. Khi đó
f (−f (y)) = −y ∀y ∈ R
f (−f (y)) = −f (y) ∀y ∈ R
Do đó f (y) = y ∀y ∈ R. Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn.
Bình luận. Ta cũng có thể lập luận như sau: với số thực x bất kỳ, tồn tại t sao cho −x = f (t).
Khi đó từ f (−f (t)) = −f (t) ta suy ra f (x) = x. Như vậy f (x) = x ∀x ∈ R.

7
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Ví dụ 2.7 ((MEMO 2019)). Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (y) + 2y) = f (xy) + xf (y) + f (f (y)) ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Nếu f là hàm hằng thì thay vào dễ dàng tìm được f (x) = 0 ∀x ∈ R. Ta xét trường
hợp f khác hằng. Từ P (0, 0) suy ra

f (0) = f (0) + f (f (0)) =⇒ f (f (0)) = 0.

Do đó tồn tại u : f (u) = 0. Khi đó từ P (x, u) ta suy ra

f (2u) = f (xu) + f (0) ∀x ∈ R.

Nếu u ̸= 0 thì từ đây ta suy ra f là hàm hằng, mâu thuẫn. Như vậy f (x) = 0 ⇐⇒ x = 0.
Từ P (0, y) suy ra
f (2y) = f (f (y)) ∀y ∈ R
Giả sử tồn tại a ̸= 0 sao cho f (a) = a. Khi đó ta có f (2a) = f (f (a)) = f (a) = a và
f (4a) = f (2.2a) = f (f (2a)) = a. Từ P (2, a) suy ra

f (2a + 2a) = f (2a) + 2a + a ⇒ a = 0,

vô lý. Do đó f (x) ̸= x, ∀x ̸= 0.
 
2y
Với y ̸= 0, từ P y−f (y) , y suy ra

2yf (y)
+ f (f (y)) = 0 ∀y ̸= 0.
y − f (y)

Phân tích. Ở phương trình f (2y) = f (f (y)), ta định hướng việc chứng minh f là đơn ánh.
Ta xét phép thế triệt tiêu giữa f (xf (y) + 2y) và f (xy), từ đó thu được phép thế như trên.
Qua đó, ta đã thu được phương trình gồm y, f (y) đồng thời xuất hiện biến y bên ngoài.

Giả sử x1 , x2 ̸= 0 sao cho f (x1 ) = f (x2 ) , khi đó

2x1 f (x1 ) 2x2 f (x2 ) 2x1 2x2


+ f (f (x1 )) = + f (f (x2 )) =⇒ = ⇒ x 1 = x2 .
x1 − f (x1 ) x2 − f (x2 ) x1 − f (x1 ) x2 − f (x2 )

Do đó f là đơn ánh. Từ f (2y) = f (f (y)) suy ra f (y) = 2y ∀y ∈ R. Thử lại ta thấy hàm số
này thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 2.8. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x)f (y) − f (x) + y) = f (xy) + 2y ∀x, y ∈ R.

8
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Lời giải. Từ P (0, y) ta suy ra

f (f (0)f (y) − f (0) + y) = f (0) + 2y ∀y ∈ R.

Suy ra f là một toàn ánh. Khi đó tồn tại a sao cho f (a) = 0.
Từ P (a, 1) ta suy ra f (1) = f (a) + 2 = 2. Khi đó từ P (x, 1) ta được

f (f (x) + 1) = f (x) + 2 ∀x ∈ R.

Do f là toàn ánh nên với mọi t ∈ R, tồn tại x sao cho f (x) = t − 1, do đó f (t) = f (f (x) + 1) =
f (x) + 2 = t + 1. Như vậy f (x) = x + 1 ∀x ∈ R. Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn yêu
cầu bài toán.
Bình luận. Ta không nhất thiết tìm f (1), khi đó ta cho y = 1 vào phương trình ban đầu thì
thu được phương trình dạng g(f (x)) = h(f (x)), cụ thể

f (f (x)(f (1) − 1) + 1) = f (x) + 2.

Khi đó, do f là đơn ánh ta suy ra f (x(f (1) − 1)) = x + 2. Đến đây ta dễ dàng suy ra hàm f
tuyến tính (f (x) = ax + b).

Ví dụ 2.9 (VMO 2017). Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (y) − f (x)) = 2f (x) + xy ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Từ P (1, y) ta suy ra

f (f (y) − f (1)) = 2f (1) + y ∀x, y ∈ R.

Từ đây suy ra f là một song ánh. Do đó, tồn tại duy nhất số thực a sao cho f (a) = 0. Từ
P (a, y) thu được
f (af (y)) = ay ∀y ∈ R. (1)
Thay y = 0 vào (1) thì được f (af (0)) = 0 = f (a), do f là song ánh nên ta suy ra af (0) = a.
Như vậy a = 0 hoặc f (0) = 1.
Xét trường hợp a = 0 hay f (0) = 0, từ P (x, 0) suy ra f (−f (x)) = 2f (x) ∀x ∈ R. Do f là
song ánh nên ta kết luận f (x) = −2x ∀x ∈ R, thử lại ta thấy hàm số này không thỏa mãn.
Do đó a ̸= 0 và f (0) = 1.
Từ P (0, y) suy ra f (−1) = 2. Thay y = a vào (1) thì được 1 = f (0) = a2 suy ra a = 1 (vì nếu
a = −1 thì f (−1) = 0 = 2, vô lý).
Với f (1) = 0, ta viết P (1, y) lại thành

f (f (y)) = y ∀y ∈ R. (2)

Từ P (x, f (y)) kết hợp với (2) ta suy ra

f (xy − f (x)) = 2f (x) + xf (y) ∀x, y ∈ R.

9
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

f (x)
Với x ̸= 0, ta thay y bởi x
vào phương trình trên thì được
   
f (x) f (x) 1 − 2f (x)
2f (x) + xf = 1 =⇒ f = .
x x x
 
f (x)
Từ P x, x
kết hợp với kết quả trên ta suy ra

f (1 − 3f (x)) = 3f (x) ∀x ̸= 0.

Do f là song ánh và f (0) = 1 nên với mọi x ̸= 0 thì 1 − 3f (x) nhận mọi giá trị thực khác −2.
Do đó f (x) = −x + 1 ∀x ̸= −2.
Nói riêng ta có f (3) = −2 nên từ (2) suy ra f (−2) = 3. Tóm lại f (x) = −x + 1 ∀x ∈ R. Thử
lại ta thấy hàm số này thỏa mãn.

Bình luận. Ý tưởng chính của bài toán vẫn xoay quanh vận dụng tính chất ánh xạ của hàm
số (đơn ánh, song ánh, toản ánh). Một số bài toán tương tự:

(1) (Brazil 2006) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (y) + f (x)) = 2f (x) + xy ∀x, y ∈ R.

(2) (Tổng quát VMO 2017) Cho n ∈ Z+ . Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (y) − nf (x)) = (n + 1)f (x) + xy ∀x, y ∈ R.

(3) (Tổng quát Brazil 2006) Cho n ∈ Z+ . Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (y) + nf (x)) = (n + 1)f (x) + xy ∀x, y ∈ R.

Ví dụ 2.10. Tìm tất cả hàm số f : R → R toàn ánh thỏa mãn

f (x + f (x) + 2f (y)) = f (2x) + f (2y) ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Do f là toàn ánh nên tồn tại a sao cho f (a) = 0. Khi đó

P (a, a) =⇒ f (a) = 2f (2a) =⇒ f (2a) = 0


P (2a, 2a) =⇒ f (2a) = 2f (4a) =⇒ f (4a) = 0

Từ P (a, y) ta suy ra
f (2f (y) + a) = f (2y) ∀y ∈ R. (1)
Thay lại vào phương trình ban đầu thì được

f (x + f (x) + 2f (y)) = f (2x) + f (2f (y) + a) ∀x, y ∈ R.

Do f là toàn ánh nên ta thu được

f (x + f (x) + y) = f (2x) + f (y) ∀x, y ∈ R. (2)

10
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Thay x = 2a vào (3), suy ra

f (y + 2a) = f (y + a) =⇒ f (t + a) = f (t) ∀t ∈ R.

Thay y bởi −f (x) vào (2), thu được

f (x) = f (2x) + f (a − f (x))


= f (2f (x) + a) + f (a − f (x))
= f (2f (x)) + f (−f (x)) ∀x ∈ R.

Do f là toàn ánh nên ta suy ra

x = f (2x) + f (−x) ∀x ∈ R. (3)

Thay x bởi x + a vào (3), suy ra

x + a = f (2x + 2a) + f (−x − a) = f (2x) + f (−x) = x =⇒ a = 0.

Như vậy f (x) = 0 ⇐⇒ x = 0. Thay y bởi x − f (x) vào (2), thu được

f (x − f (x)) = 0 =⇒ f (x) = x ∀x ∈ R.

Thử lại ta thấy hàm số này thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bình luận. Ở lời giải trên, ta dẵ tạo ra phương trình g(f (x)) = h(f (x)), từ đó khai thác tính
toàn ánh của f để thu được phương trình x = f (2x) + f (−x).
Ngoài cách trên, ta có thể thay y bởi −x vào (2) thì được

f (f (x)) = f (2x) + f (a − x) = f (2x) + f (−x) = x.

Do đó f là đơn ánh và từ (1) ta có tìm được nghiệm hàm.

Ví dụ 2.11. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (x2 + f (y)) = xf (x) + y ∀x, y ∈ R.

Lời giải. Từ P (0, y) ta suy ra


f (f (y)) = y ∀y ∈ R. (1)
Từ đây ta chứng minh dươc f là một song ánh. Do đó, tồn tại duy nhất số thực a sao cho
f (a) = 0. Từ P (a, 0) suy ra

f (a2 + f (0)) = 0 =⇒ f (f (a2 + f (0))) = f (0).

Do đó a2 + f (0) = f (0) hay a = 0 và f (0) = 0. Từ P (x, 0) suy ra

f (x2 ) = xf (x) ∀x ∈ R. (2)

Ta thay x bởi f (x) vào (2) và sử dụng (1) thì được

f f (x)2 = xf (x) = f x2 =⇒ f (x)2 = x2


 
∀x ∈ R.

11
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Do đó f (x) = x hoặc f (x) = −x với mọi x ∈ R. Ta dễ dàng kiểm tra được hàm f (x) ≡ x và
f (x) ≡ −x thỏa mãn yêu cầu bài toán. Giả sử f (x) là một nghiệm hàm khác với hai nghiệm
hàm trên, khi đó tồn tại a ̸= 0 sao cho f (a) ̸= a và tồn tại b ̸= 0 sao cho f (b) ̸= −b. Như vậy
f (a) = −a và f (b) = b. Từ P (a, b) ta suy ra

f (a2 + f (b)) = af (a) + b =⇒ f (a2 + b) = b − a2 .

Nếu f (a2 + b) = a2 + b thì a2 + b = b − a2 hay a = 0, vô lý.


Nếu f (a2 + b) = −a2 − b thì −a2 − b = b − a2 hay b = 0, vô lý.
Như vậy, có hai hàm số thỏa mãn là f (x) = x ∀x ∈ R và f (x) = −x ∀x ∈ R.
Bình luận. Từ f (x)2 = x2 ta vẫn chưa kết luận được f (x) ≡ x và f (x) =≡ −x. Chẳng hạn
hàm số f (x) = |x| ∀x ∈ R cũng thỏa mãn. Do đó ta cần chứng minh không tồn tại hàm thứ
3 thỏa mãn phương trình ban đầu.
Một số bài toán tương tự:

(1) (Balkan MO 2000) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (x) + f (y)) = f (x)2 + y ∀x, y ∈ R.

(2) (Kyrgystan MO 2012) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x)2 + f (y)) = xf (x) + y ∀x, y ∈ R.

(3) (IMO 2008) Tìm tất cả hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn

f (p)2 + f (q)2 p2 + q 2
=
f (r2 ) + f (s2 ) r 2 + s2

với mọi p, q, r, s > 0 sao cho pq = rs.


(4) Tìm tất cả hàm số f : (0, ∞) → (0, ∞) thỏa mãn

f (p)3 + f (q) p3 + q
=
f (r3 ) + f (s) r3 + s

với mọi số thực dương p, q, r, s sao cho pq = (rs)3 .

Ví dụ 2.12. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + y) = f (x2 − y) + 4yf (x) ∀x, y ∈ R.

x2 −f (x)
Lời giải. Ta thay y bởi 2
vào phương trình ban đầu thì được

(x2 − f (x))f (x) = 0 ∀x ∈ R.

12
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Phân tích. Để triệt tiêu f (f (x) + y) và f (x2 − y) hai vế, ta xét

x2 − f (x)
f (x) + y = x2 − y =⇒ y = .
2

Do đó f (x) = 0 hoặc f (x) = x2 với mọi x ∈ R. Chú ý rằng ta cũng có f (0) = 0 và từ P (0, y)
thu được f (y) = f (−y) hay f là hàm chẵn.
Dễ dàng kiểm tra được hàm số f (x) = x2 ∀x ∈ R và f (x) = 0 ∀x ∈ R thỏa mãn yêu cầu
bài toán. Ta sẽ chứng minh không tồn tại hàm thứ ba thỏa mãn. Giả sử tồn tại a ̸= 0 sao cho
f (a) = 0 và b ̸= 0 sao cho f (b) = b2 . Do f là hàm chẵn nên ta giả sử b > 0 (vì nếu không thì
ta xét f (−b) = b2 ). Từ P (a, −b) ta suy ra

f (−b) = f (a2 + b) =⇒ b2 = f (b) = f (a2 + b).

Nếu f (a2 + b) = 0 thì b = 0, vô lý. Nếu f (a2 + b) = (a2 + b)2 thì ta cũng thu được điều vô lý do

0 < b < a2 + b =⇒ b2 < (a2 + b)2 .

Như vậy tất cả hàm số cần tìm là f (x) ≡ x2 và f (x) ≡ 0.

Bình luận. Ngoài cách làm trên, ta cũng có thể chứng minh f (x) = 0 ⇐⇒ x = 0 (đối với
nghiệm hàm f (x) = x2 ) Kiểm tra được hàm f (x) ≡ 0 thỏa mãn. Xét trường hợp tồn tại Thật
vậy, giả sử t là số thực thỏa mãn f (t) = 0. Từ P (t, y) ta suy ra

f (y) = f (y − t2 ) ∀y ∈ R.

Từ P (a, y + t2 ) ta suy ra t2 f (a) = 0 hay t = 0. Như vậy f (x) = x2 với mọi x ̸= 0. Kết hợp với
f (0) = 0 ta thu được nghiệm hàm f (x) ≡ x2 .
Một số bài toán tương tự:

(1) (VMO 2002) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (y − f (x)) = f (x2002 − y) − 2001yf (x) ∀x, y ∈ R.

(2) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x) − y) = f (2x2 + y) − 8yf (x) ∀x, y ∈ R.

(3) (Austrian MO 2021) Cho số thực α. Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + y) = f x2 − y + αf (x)y ∀x, y ∈ R.




Ví dụ 2.13 (GGTH 2022). Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (x + y)) + f (f (y)f (x + y)) = (x + y)2 ∀x, y ∈ R.

13
Đoàn Quang Đăng Phương trình hàm

Lời giải. Từ P (0, y) ta suy ra

f (0) + f f (y)2 = y 2

∀y ∈ R.

Giả sử a, b là các số thực thỏa mãn f (a)2 = f (b)2 , khi đó từ P (0, a) và P (0, b) ta suy ra a2 = b2 .
2
Từ P (0, 0) suy ra f (f (0)2 ) = −f (0) hay f (f (0)2 ) = f (0)2 , áp dụng nhận xét trên ta suy ra
f (0)4 = 0 hay f (0) = 0. Khi đó từ P (x, 0) suy ra

f (xf (x)) = x2 ∀x ∈ R. (1)

Giả sử k là số thực thỏa mãn f (k) = 0. Thay x = k vào (1) thì được 0 = f (kf (k)) = k 2 hay
k = 0. Như vậy f (x) = 0 ⇐⇒ x = 0. Từ P (0, y) suy ra

f f (y)2 = y 2 ∀y ∈ R.

(2)

Từ P (x − y, y) thu được

f ((x − y)f (y)) + f (f (x)f (y)) = x2 ∀x, y ∈ R. (3)

Ta chứng minh f là đơn ánh. Giả sử u, v ̸= 0 là các số thực thỏa mãn f (u) = f (v) ̸= 0. Thay
x = u, y = v vào (3) và kết hợp với (2), suy ra

f ((u − v)f (u)) + f (f (u)f (v)) = f ((u − v)f (u)) + f f (u)2 = f ((u − v)f (u)) + u2 = u2 .


Do đó f ((u − v)f (u)) = 0 hay u − v = 0. Vậy f là đơn ánh. Từ (1) và (2) suy ra

f (xf (x)) = f f (x)2 =⇒ xf (x) = f (x)2 =⇒ f (x)(f (x) − x) = 0 ∀x ∈ R.




Với x ̸= 0 ta có f (x) ̸= 0 nên từ đẳng thức trên ta suy ra f (x) = x ∀x ̸= 0. Kết hợp với
f (0) = 0 ta kết luận f (x) = x ∀x ∈ R. Thử lại thấy hàm số này thỏa mãn yêu cầu.

Bình luận. Một số bài toán tương tự:

(1) (Ukraina MO 2021) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (x + y)) + f ((x + y)f (y)) = (x + y)2 ∀x, y ∈ R.

(2) (IMO Shortlist 2009) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (xf (x + y)) = f (yf (x)) + x2 ∀x, y ∈ R.

(3) Tìm tất cả hàm số f : R → R thỏa mãn

f (f (x)f (x + y)) = f (yf (x)) + x2 ∀x, y ∈ R.

14

You might also like