You are on page 1of 18

Kaolin phong hóa

Kaolin (cao lanh) là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của
phenpat chủ yếu là octodaz và anbit. Quá trình phong hóa trên được gọi là quá trình kaolin hóa.

Thành phần hóa học Kaolin:

– Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O

– Thành phần lý thuyết: Al2O3: 39,48%; SiO2: 46,6%; H2O: 13,92%

– Tỷ trọng: 2,57 – 2,61

– Độ cứng: 1 – 2,5

Kích thước hạt (đo bằng kính hiển vi điện tử): dài rộng: khoảng 0,1 – 1, dầy khoảng 0,02 – 0,1
theo quan niệm của Vicnatski, chính là axit nhôm – silic có công thức: H2Al2SiO8H2O trộn với
nước, kaolin biến thành một dạng bùn nhão, dẻo dạng hồ, hòa loãng để khuếch tán trong H2O.

Quá trình phân giải từ tràng thạch thành kaolin

Dưới góc độ hóa học, phenpat phân giải thành kaolin theo phương trình phản ứng sau:

K2O.Al2O3.6SiO2 + CO2 + H2O ——-> Al2O3.2SiO2.2H2O + K2O3 + 4SiO2

CaO.Al2O3.6SiO2 + CO2 + H2O ——-> Al2O3.2SiO2.2H2O + CaCO3 + 4SiO2.

Trong quá trình phong hóa, do tác động của CO2 và H2O liên kết giữa Al2O3 và SiO2 không bị
bẻ gẫy và rất bền vững, do đó phân tử kaolin chịu thuỷ phân cao, không hòa tan trong nước và
trầm tích thành mỏ có lẫn SiO2. Đối với phenpat kiềm thổ, ngoài SiO2 còn lẫn CaCO3 (nếu pH
của môi trường phong hóa nhỏ hơn 7 thì CaCO3 từ từ phân giải cho CaO và cho CO2. Chính
CO2 này lại là tác nhân tiếp tục phong hóa phenpat).

Ứng dụng kaolin: Được sử dụng trong các lĩnh vực sau:

– Công nghiệp dược, mỹ phẩm

– Công nghiệp giấy

– Sản xuất gạch ceramic

– Công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa

– Công nghiệp luyện kim


– Chất tẩy trắng dầu mỡ

– Sứ cách điện

– Tổng hợp Zeolit

– v.v…

Trữ kaolin ở Việt Nam dự báo khoảng 15 triệu tấn, hàm lượng Al2O3 trong kaolin khoảng từ 29-
38%. Quặng kaolin tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh,
Tuyên Quang, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Ví dụ: Giới thiệu về Kaolin Đà Lạt Lâm Đồng: được hình thành do quá trình phong hóa của natri
– canxi phenpat, trong đó phenpat kiềm chiếm ưu thế (albite)… Thường phân bố dài khoảng 5
đến 10km, với bề dày khoảng 5 đến 10m. Kaolin Đà Lạt tập trung ở Prenn và Trại Mát. Bảo Lộc
có một ít phân bố ở xã Lộc Bắc.

1. Kaolin Prenn: Kaolin Prenn có tính chất cơ lý hóa khác với kaolin Trại Mát. Kaolin Prenn là
dạng kaolin bán phong hóa. Trong kaolin Prenn còn lẫn những vi thể phenpat. Do đó nhiệt độ kết
khối thấp hơn kaolin Trại Mát vì hàm lượng nhôm thấp và sắt tương đối cao (Al2O3: 17 –
21,5%; Fe2O3: 1,00 – 2%).

Trữ lượng kaolin Prenn khoảng 5-7 triệu tấn.

Kaolin Prenn được sử dụng tốt trong công nghiệp gốm sứ dân dụng.

2. Kaolin Trại Mát: Kaolin Trại Mát ở dạng phong hóa phenpat triệt để, do đó ở dạng nguyên
khai có độ trắng hơn nhiều so với kaolin Prenn. Ở dạng nguyên khai có nhiều sắt hơn (SiO2: 70-
75%). Một đôi vỉa hàm lượng sắt Fe2O3 < 0,5%. Tỷ lệ thu hồi qua tuyển lọc thấp (40-50%). Trữ
lượng kaolin Trại Mát ước khoảng 4-6 triệu tấn.

Kaolin Trại Mát là nguyên liệu tốt để làm vật liệu chịu lửa, sứ cách điện và sứ dân dụng cao cấp.

Để biết thêm chi tiết có thể tham khảo một số tài liệu sau:

1. Đất sét trong công nghiệp – Phan Văn Tường – NXB Khoa học kỹ thuật- Hà Nội

2. Kỹ Thuật sản xuất gốm sứ – Phạm Xuân Yên – NXB Khoa học kỹ thuật- Hà Nội

Khái quát về Kaolin và khả năng sử dụng Kaolin trong công nghiệp

Tóm tắt: Kaolin là loại khoáng sản quan trọng và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công
nghiệp khác nhau, nhất là công nghiệp gốm sứ. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm
năng lớn về khoáng sản này. Kaolin phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ
nước ta, trong đó có Đông Bắc Bộ. Có thể nói, miền Đông Bắc Bộ chỉ đứng sau Đông Nam Bộ
về tiềm năng Kaolin. Cho đến nay, rất nhiều mỏ Kaolin ở Đông Bắc Bộ đã được tìm kiếm, thăm
dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Với tiềm năng lớn và
chất lượng tốt, Kaolin Đông Bắc Bộ nước ta đã và đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong
ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Vì vậy, ngay từ bây giờ cần có kế hoạch điều tra tổng thể để đánh giá một cách đầy đủ về tiềm
năng tài nguyên Kaolin ở Đông Bắc Bộ, làm cơ sở cho quy hoạch công tác thăm dò, khai thác,
chế biến, góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nguyên liệu Kaolin trong khu
vực, phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế – xã hội.

I. Khái niệm về Kaolin và các lĩnh vực sử dụng

1. Khái niệm về Kaolin:

Kaolin là loại khoáng vật sét màu trắngK, dẻo, mềm, được cấu thành bởi Kaolinit và một số
khoáng vật khác như Illit, Montmorillonit, thạch anh sắp xếp thành tập hợp lỏng lẻo, trong đó
Kaolinit quyết định kiểu cấu tạo và kiến trúc của Kaolin.

Kaolin có thành phần khoáng vật chủ yếu là Kaolinit, có công thức là Al2O3.2SiO2.2H2O hoặc
Al4 (OH) 8Si4O10. Kaolinit có trọng lượng riêng 2,58-2,60 g/cm3; độ cứng theo thang Mohs
khoảng 1; nhiệt độ nóng chảy: 1.750-1.787 oC. Khi nung nóng, Kaolinit có hiệu ứng thu nhiệt
khoảng 510-600 oC, liên quan đến sự mất nước kết tinh và hiện tượng không định hình của
khoáng vật. Hai hiệu ứng toả nhiệt 960-1.000 oC và 1.200 oC liên quan đến quá trình mulit hoá
của các sản phẩm Kaolinit không định hình, với hiệu ứng 1.200 oC là quá trình kết tinh của Oxit
silic không định hình để tạo thành Cristobalit. Các tinh thể (hạt) của Kaolinit thường màu trắng,
đôi khi đỏ, nâu hoặc xanh nhạt. Chúng là các tinh thể bông (giống tuyết) hay phiến nhỏ có hình
dạng 6 cạnh, hay tấm toả tia dạng đống hoặc khối rắn chắc.

Trong công nghiệp, Kaolin được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như gốm sứ, vật liệu
mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, vật liệu chịu lửa, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng
trắng…

2. Các lĩnh vực công nghiệp sử dụng Kaolin:

Kaolin là nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ thuật có giá trị, được dùng trong nhiều lĩnh vực
sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Chất lượng và khả năng sử dụng trong các ngành công nghiệp
khác nhau phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật của Kaolin.

• Lĩnh vực sản xuất đồ gốm: Kaolin dùng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm được phân loại theo độ
chịu lửa, hàm lượng Al2O3 + TiO2, nhiệt độ thiêu kết, hàm lượng oxit nhuộm màu, độ dẻo, mật
độ xâm tán và hàm lượng các bọc lớn.

• – Dựa vào nhiệt độ chịu lửa, Kaolin được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750 0C), cao
(trên 1.730 0C), vừa (trên 1.650 0C) và thấp (trên 1.580 0C).

• – Theo thành phần Al2O3 + TiO2, ở trạng thái đã nung nóng Kaolin được phân thành loại siêu
Bazơ, Bazơ cao, Bazơ, hoặc Axit.
• – Theo độ thiêu kết, phân thành loại thiêu kết nhiệt thấp (tới 1.100 0C), thiêu kết nhiệt độ trung
bình (1.100-1.300 0C) và thiêu kết nhiệt độ cao (trên 1.300 0C).

• Ngoài ra, người ta còn dựa vào hàm lượng oxit nhuộm màu để phân ra các loại khác nhau, hoặc
dựa vào tính dẻo chia thành các loại Kaolin có tính dẻo cao, dẻo vừa, dẻo thấp, ít dẻo và không
dẻo. Độ xâm tán cũng là một trong số các tiêu chuẩn quan trọng phân loại nguyên liệu Kaolin sử
dụng trong công nghiệp gốm.

• Để đánh giá chất lượng của Kaolin cho một ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm, nhất thiết phải
dựa theo yêu cầu hoặc điều kiện kỹ thuật của ngành đó. Ví dụ: nguyên liệu tốt nhất để chế tạo đồ
gốm chịu Axit là Kaolin không được chứa các bọc Calcit, thạch cao, Pyrit, vật liệu xâm tán thô
và không chứa nhiều cát, phải có khả năng dính kết và độ dẻo cao. Hàm lượng Oxit sắt đối với
sản phẩm quan trọng không được quá 1,5%, còn đối với sản phẩm ít quan trọng thì không được
quá 3%. Hàm lượng Oxit calci không quá 1% đối với sản phẩm quan trọng và không quá 2% đối
với sản phẩm ít quan trọng.

• * Sản xuất vật liệu chịu lửa: Trong ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, người ta dùng Kaolin để
sản xuất gạch chịu lửa, gạch nửa Axit và các đồ chịu lửa khác. Trong ngành luyện kim đen, gạch
chịu lửa làm bằng Kaolin chủ yếu được dùng để lót lò cao, lò luyện gang, lò gió nóng. Các ngành
công nghiệp khác cần gạch chịu lửa với khối lượng ít hơn, chủ yếu để lót lò đốt, nồi hơi trong
luyện kim màu và công nghiệp hoá học, ở nhà máy lọc dầu, trong công nghiệp thuỷ tinh và sứ, ở
nhà máy xi măng và lò nung vôi.

• Có thể nói, ngành sản xuất vật liệu chịu lửa Alumosilicat là một trong những ngành sử dụng
nhiều Kaolin nhất. Để có một tấn sản phẩm chịu lửa phải cần tới 1, 4 tấn Kaolin.

• Để đánh giá tính hữu dụng của Kaolin, cần chú ý đến độ chịu lửa và sự có mặt của các oxit, vì
chúng ảnh hưởng đến chất lượng của Kaolin. Khi hàm lượng Al2O3 tăng thì độ chịu lửa cũng
tăng; nếu có Oxit silic tự do dưới dạng hạt cát sẽ làm giảm tính dẻo, tăng độ hao khô, độ co ngót
và giảm khả năng dính kết của Kaolin.

• Dựa vào yêu cầu đối với sản phẩm chịu lửa mà chọn loại Kaolin có chất lượng tương ứng. Chất
lượng Kaolin được xác định bằng những điều kiện kỹ thuật riêng đối với từng mỏ.

• Để phù hợp với những điều kiện đó, người ta phân Kaolin chịu lửa thành các loại sau:

• – Loại Bazơ: hàm lượng Al2O3 + TiO2 trên 30%;

• – Loại nửa Axit: hàm lượng Al2O3 + TiO2 dưới 30%;

• – Loại lẫn than: Lượng mất khi nung trên 16-20%.

• * Làm chất độn: Kaolin được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm chất độn giấy, nhựa, cao su,
hương liệu…
• – Trong công nghiệp sản xuất giấy, Kaolin làm cho giấy có mặt nhẵn hơn, tăng thêm độ kín,
giảm bớt độ thấu quang và làm tăng độ ngấm mực in tới mức tốt nhất. Loại giấy thông thường
chứa 20% Kaolin, có loại giấy chứa tới 40% Kaolin. Thường một tấn giấy tiêu tốn tới 250-300
kg Kaolin.

• – Trong công nghiệp cao su, Kaolin có tác dụng làm tăng độ rắn, tính đàn hồi, cách điện, độ
bền của cao su. Yêu cầu về Kaolin làm chất độn cao su phải có hàm lượng: Fe2O3 < 0,75%,
SO4- < 0,4%; độ hạt < 1.670 lỗ /cm2; độ ẩm < 1%.

• – Trong sản xuất da nhân tạo (giả da), Kaolin có tác dụng làm tăng độ bền, độ đàn hồi. Để làm
chất độn da nhân tạo, Kaolin qua rây No15 phải có độ trắng > 85%, hàm lượng Fe2O3 < 0,75%,
SO4- < 0,4%; độ ẩm < 5%.

• – Trong sản xuất sơn, Kaolin làm tăng độ sệt và gây mờ lớp sơn. Nó phải có tỉ trọng: 2,6
g/cm3; cỡ hạt: 2,4-5 m < 58%; độ dung dầu: 46,5-59 cm3/100 g; không lẫn chất kiềm và Axit ở
trạng thái tự do.

• – Trong sản xuất xà phòng, Kaolin có tác dụng đóng rắn khi sản xuất, hấp thụ dầu mỡ khi sử
dụng. Lĩnh vực sản xuất xà phòng yêu cầu Kaolin có độ hạt dưới rây 0, 053 mm lớn hơn 90%;
không lẫn cát, không lắng cặn trước 8 giờ, hàm lượng Fe2O3 từ 2-3%, TiO2 1%; chất Bazơ trao
đổi 0,8-2% và Carbonat 15-20%

– Trong sản xuất thuốc trừ sâu, sử dụng Kaolin có độ khuếch tán lớn, sức bám tốt, trơ hoá học,
hợp chất sắt thấp, độ hạt 22 m từ 40-75%.

Trong sản xuất đĩa mài, người ta nén hỗn hợp hạt mài (bột Corinđon, bột kim cương) với hỗn
hợp Kaolin, thạch anh, Felspat nung 1.350 oC. Yêu cầu Kaolin phải đạt Al2O3 + TiO2 > 38%;
Fe2O3 < 1,8%; độ chịu lửa > 1.730 oC.

Trong các lĩnh vực sử dụng khác, Kaolin được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng trắng,
các chất trám trong xây dựng. Để sản xuất nhôm kim loại bằng phương pháp nhiệt điện, có thể
sử dụng Kaolin với thành phần Al2O3 không dưới 30%, SiO2 không quá 47%, Fe2O3 không
quá 0,5%, TiO2 không quá 0,3%, CaO + MgO không quá 0,6%, K2O + Na2O không quá 0,5%.
Để sản xuất phèn nhôm, yêu cầu Kaolin chưa qua nung phải chứa Al2O3 tối thiểu 36%…

II. Đặc điểm Kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

1. Kaolin phong hoá từ đá phun trào Axit và Keratopyr

Kaolin phong hoá từ Keratophyr như ở mỏ Định Trung (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc).

Kaolin phong hoá từ đá phun trào thường có màu trắng, trắng hồng, hạt rất mịn. Độ thu hồi qua
rây 0, 21 mm là 50-90%, trung bình 70%.
Kaolin qua rây 0, 21 mm có thành phần hoá học: Al2O3 = 15-22%; SiO2 = 62-75%; Fe2O3 =
0,8-1,8%; MgO = 0,10-0,29%; TiO2 = 0,03-0,11%; K2O = 2,5-5,1%; Na2O: 0,06-1,6%; MKN =
6-8%.

Thành phần khoáng vật: Kaolinit, thạch anh vi tinh, Metahaloysit. Độ trắng trung bình 70% và
độ dẻo: 8-16%.

2. Kaolin phong hoá từ đá trầm tích và trầm tích biến chất:

Đặc trưng cho kiểu Kaolin phong hoá từ đá trầm tích § (sét kết, bột kết, cát kết) là các mỏ phong
hoá từ đá phiến Sericit như ở mỏ Hoàng Lương (Tam Dương – Vĩnh Phúc).

Kaolin thường có màu trắng, trắng xám, thân quặng dạng ổ, thấu kính, độ mịn cao. Độ thu hồi
qua rây 0, 21 mm là 20-80%, trung bình 60%. Thành phần hoá học: Al2O3 = 10-25%, trung bình
15%; SiO2 = 42-83%, trung bình 65%; Fe2O3 = 1-8%, trung bình 2-3%. Thành phần khoáng
vật: Kaolin, Hyđromica, thạch anh, Limonit.

III. Đánh giá tiềm năng tài nguyên Kaolin ở Vĩnh Phúc

1. Lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên – trữ lượng Kaolin

a. Phương pháp đánh giá trữ lượng ở các mỏ đã xác nhận:

Trong các văn liệu địa chất, các nhà địa chất trên thế giới đã đề cập tới hơn 20 phương pháp có
thể sử dụng để tính trữ lượng khoáng sản rắn; trong số đó, V.M. Borzunov đã chọn ra 7 phương
pháp chuyên sử dụng cho đánh giá trữ lượng khoáng sản phi kim loại [1].

Tổng hợp thực tiễn công tác thăm dò và khai thác Kaolin trong nhiều năm qua, các tác giả cho
rằng đối với các mỏ Kaolin ở Việt Nam nói chung, miền Đông Bắc Bộ nói riêng, có thể sử dụng
các phương pháp khối địa chất, khối đa giác (vùng gần kề), phương pháp mặt cắt và trong một số
trường hợp có thể sử dụng phương pháp đẳng cao tuyến. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược
điểm và việc lựa chọn một hay một số phương pháp nêu trên để tính trữ lượng Kaolin ở các mỏ
đã xác nhận cần dựa vào đặc điểm cấu trúc địa chất, hình thái các thân Kaolin, hệ thống thăm dò
đã tiến hành và hệ thống phương pháp khai thác dự kiến.

b. Phương pháp đánh giá tài nguyên Kaolin chưa xác nhận:

Đánh giá tài nguyên Kaolin nói riêng, tài nguyên khoáng sản chưa xác nhận nói chung là đánh
giá tiềm năng khoáng sản (Kaolin) trong từng khu vực hoặc vùng lãnh thổ. Đây là công việc hết
sức quan trọng, bởi vì chúng cung cấp một kết quả dự báo định lượng về khả năng có mặt nguồn
lực tiềm năng về tài nguyên khoáng sản trong khu vực, là cơ sở tài liệu hết sức quan trọng và cần
thiết trong thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cung cấp cho nhà quản lý
công tác điều tra địa chất những luận cứ cần thiết để xác lập kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên khoáng sản.
Dựa vào mức độ nghiên cứu chi tiết của công tác điều tra địa chất, có thể chia làm hai loại tài
nguyên suy đoán (Hypothetical mineral resource, mã hoá 334a) và tài nguyên phỏng đoán
(Speculative mineral resource, mã hoá 334b) [2].

Về nguyên tắc chung, những khoáng sản Kaolin có nguồn gốc khác nhau có quy luật phân bố
khác nhau và quan hệ với các thể địa chất cũng khác nhau; do vậy, đối với mỗi loại hình nguồn
gốc cần sử dụng phương pháp dự báo định lượng phù hợp để đánh giá. Đối với khoáng sản
Kaolin ở Việt Nam nói chung, miền Đông Bắc Bộ nói riêng, có thể sử dụng phương pháp tính
thẳng theo thông số quặng hoá hoặc phương pháp tương tự địa chất. Nội dung các phương pháp
nêu trên được đề cập chi tiết trong công trình [6].

2.Trữ lượng Kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trên địa bàn Vĩnh Phúc có một số mỏ cao lanh như: Trường Thành (mỏ nhỏ), Xóm Mới (mỏ nhỏ
C2+P2, trữ lượng 1,525 triệu tấn), Nhân Lý (điểm quặng P2 1,3 triệu tấn), định Trung (mỏ trung
bình 1,2 triệu tấn).

IV. Đánh giá khả năng sử dụng Kaolin miền Đông Bắc Bộ cho các lĩnh vực công nghiệp:

Kaolin miền Đông Bắc Bộ có chất lượng tương đối tốt. Theo tài liệu hiện có thì Kaolin ở đây có
thể sử dụng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau:

– Kaolin phong hoá từ Pegmatit sau khi tuyển lựa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu làm nguyên
liệu tạo xương và men cho sứ cách điện, sứ dân dụng và sứ vệ sinh. Kaolin loại 1 có hàm lượng
Al2O3 cao, Fe2O3 thấp sử dụng làm sứ điện cao thế, sứ cao cấp và sứ xuất khẩu. Kaolin phong
hoá từ Pegmatit vùng Yên Bái, Phú Thọ đều có thể sử dụng làm chất độn cho giấy. Kaolin loại 4
và Kaolin không phân loại có khả năng đáp ứng được yêu cầu sản xuất gạch chịu lửa.

Để làm đá mài có thể sử dụng Kaolin loại 1 và loại 2 nhưng phải nung với nhiệt độ cao hơn từ
20- 40 oC so với sét Trúc Thôn.

Ngoài các lĩnh vực sử dụng đã nêu trên, có thể sử dụng Kaolin phong hoá từ Pegmatit làm chất
độn trong công nghiệp cao su, sơn, giả da, thuốc trừ sâu. Kaolin Yên Bái, Phú Thọ có thể dùng
cho sản xuất gạch ốp lát granit thay thế hàng nhập ngoại, mở ra một triển vọng ứng dụng mới
cho Kaolin miền Đông Bắc Bộ.

– Kaolin phong hoá từ đá Gabro có chất lượng thấp chỉ có thể sử dụng trong lĩnh vực sản xuất
sứ, gốm thông thường.

– Kaolin phong hoá từ đá phun trào Axit có hàm lượng SiO2 cao, hàm lượng Al2O3 thấp, nhiệt
độ nung thích hợp cho ngành gốm, sứ. Căn cứ vào thành phần hoá học, khoáng vật, các chỉ tiêu
cơ lý, Kaolin phong hoá từ đá phun trào Axit đáp ứng được cho ngành sản xuất sứ, gốm dân
dụng, gạch tráng men, sứ mỹ nghệ, chất độn cho thuốc trừ sâu, xà phòng, nguyên liệu sản xuất xi
măng trắng.
– Kaolin phong hoá từ đá trầm tích và biến chất có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong
lĩnh vực gốm, sứ mỹ nghệ, sứ dân dụng, nguyên liệu sản xuất xi măng trắng, chất độn cho một số
ngành công nghiệp như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.

– Kaolin trầm tích có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng cho công nghiệp gốm sứ, làm chất độn phân
bón, để vê viên, phối liệu cho sành, gạch chịu Axit, vật liệu chịu lửa.

– Kaolin – pyrophylit có chất lượng tốt, đặc biệt là thành phần Fe2O3 rất thấp, đáp ứng yêu cầu
sử dụng cho công nghiệp: chịu lửa, gốm, sứ, chất độn cao su, sơn, thuốc trừ sâu, giấy. Tại những
nơi tiếp xúc với trầm tích hệ tầng Nà Khuất, Kaolin – pyrophylit nhuốm Oxit sắt có màu hồng,
vân hồng, rất đẹp, có thể dùng để tạc tượng, điêu khắc, làm hàng mỹ nghệ.

Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, Kaolin miền Đông Bắc Bộ đã và đang giữ vị trí quan trọng
trong ngành khai khoáng nói chung và khai thác Kaolin nói riêng ở nước ta. Trong những năm
gần đây công tác khai thác, sử dụng Kaolin ngày càng được mở rộng và đã góp phần nhất định
trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước.

Phân loại

Cao lanh trong tự nhiên.

Có nhiều kiểu phân loại cao lanh khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, mục đích sử
dụng, độ chịu lửa, độ dẻo, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu v.v

Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia cao lanh thành hai dạng là phát sinh từ các nguồn sơ cấp
và phát sinh từ các nguồn thứ cấp. Cao lanh sơ cấp sinh ra từ quá trình phong hóa hóa học hay
thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat như rhyolit, granit, gơnai. Cao lanh thứ cấp được tạo
ra từ sự chuyển dời của cao lanh sơ cấp từ nơi nó sinh ra vì xói mòn và được vận chuyển cùng
các vật liệu khác tới vị trí tái trầm lắng. Một số kaolinit cũng được sinh ra tại nơi tái trầm lắng do
biến đổi thủy nhiệt hay phong hóa hóa học đối với acco (arkose), một dạng đá trầm tích mảnh
vụn với hàm lượng fenspat trên 25 %.

Theo nhiệt độ chịu lửa, cao lanh được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750°C), cao (trên
1.730°C), vừa (trên 1.650°C) và thấp (trên 1.580°C).
Theo thành phần Al2O3+ SiO2 ở trạng thái đã nung nóng, cao lanh được phân thành loại siêu
bazơ, bazơ cao, bazơ hoặc axít.

Luận điểm 2: thành phần, chất lượng và khả năng sử dụng


của kaolinvùng Bắc Bộ Việt Nam phụ thuộc vào nguồn gốc
điều kiện thành tạo; trong đó:+Kaolin nguồn gốc nhiệt dịch
biến chất trao đổi với các khoáng vật đặc trưng dickit, nacrit,
thạch anh, pyrophylit, alunit, chủ yếu thuộc hạng I, II, III,
giàu Al2O3, nghèo Fe2O3và độ chịu lửa cao cần ưu tiên sử
dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch granit, sứ vệ sinh và
VLCL.+ Kaolin phong hóa từ pegmatit với các khoáng vật
đặc trưng kaolinit, ilit, haloysit, goethit, chủ yếu thuộc hạng
I, II, III và có tính khả tuyển cao, Fe2O3thấp, độ chịu lửa
trung bình đến thấp cầnưu tiên sử dụng làm nguyên liệu
sản xuất sứ vệ sinh, gạch granit, gạch ceramic, men gốm
sứ và chất độn trong sản xuấtgiấy. + Kaolin tái trầm tích và
kaolin phong hóa từ đá các đá granit, aplit, ryolit, felsit,
gabro bị felspat hóa, đá trầm tích, đá biến chất chủ yếu
thuộc hạng IV và KPH, Fe2O3cao cần sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất xương gạch ceramic, gốm sứ dân dụng, chất
độn trong sản xuất thuốc trừ sâu, xà phòng...8. Ý nghĩa kho
TIỀM NĂNG KAOLIN VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC
THĂM DÒ, KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

LÊ ĐỖ TRÍ1, NGUYỄN PHƯƠNG2, NGUYỄN TRỌNG TOAN2


1
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội
2
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

Tóm tắt: Kaolin là một trong số khoáng chất công nghiệp được loài người biết đến và sử dụng từ
lâu. Ngày nay, kaolin vẫn được đánh giá là nguyên liệu quan trọng và sử dụng rộng rãi trong
nhiều ngành công nghiệp khác nhau, như làm nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ, gạch chịu
lửa, làm chất độn trong công nghiệp sản xuất giấy, sơn, phân bón, cao su, chất dẻo v.v... Kaolin
phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, tập trung chủ yếu ở các khu
vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tuy
nhiên, một thực tế diễn ra trong thời gian qua là do nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng ngày
càng nhiều và đa dạng, nên việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản nói chung, kaolin nói
riêng, ở nước ta ngày càng phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch và đặc biệt là sử dụng chưa hợp lý,
gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Do đó, việc đánh giá một
cách đầy đủ và toàn diện về tiềm năng tài nguyên kaolin làm cơ sở định hướng công tác thăm dò
khai thác và phân vùng theo lĩnh vực sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững
là cần thiết.

I. TỔNG QUAN VỀ KAOLIN VÀ CÁC LĨNH VỰC SỬ DỤNG

Kaolin là loại đá sét màu trắng, dẻo, mềm được cấu thành bởi khoáng vật kaolinit và một số ít khoáng
vật illit, montmorilonit, thạch anh, .... sắp xếp thành tập hợp lỏng lẻo, trong đó kaolinit quyết định kiểu
cấu tạo và kiến trúc của kaolin.

Kaolin hình thành do quá trình phân huỷ khoáng vật felspat và các khoáng vật alumosilicat giàu nhôm,
có trong thành phần của nhiều loại đá sét nguồn gốc khác nhau. Nó có màu trắng, dạng đặc sít hoặc là
những khối dạng đất sáng màu, tập vảy nhỏ. Khi ngấm nước, nó có tính dẻo, nhưng không có hiện tượng
co giãn, có khả năng trao đổi cation bằng một nửa illit, hoặc một phần tư montmorilonit. Mặt khác, khả
năng trao đổi anion của kaolinit lại tương đối cao. Trọng lượng riêng: 2,58-2,60 g/cm 3, độ cứng khoảng
1, nhiệt độ nóng chảy: 1.750-1.787oC. Khi nung nóng, kaolin có hiệu ứng thu nhiệt 510-600 0C, liên quan
đến sự mất nước kết tinh và hiện tượng không định hình của khoáng vật. Hai hiệu ứng toả nhiệt từ 960
đến 1.000 và 1.200oC liên quan đến quá trình mulit hoá của các sản phẩm kaolin không định hình, với
hiệu ứng 1.200oC là quá trình kết tinh của oxyt silic không định hình để tạo thành cristobalit.

Trong tự nhiên, kaolinit thường bị nhuộm bẩn bởi oxit sắt, titan, hỗn hợp kiềm, đất hiếm, và các khoáng
vật sét khác như halloysit, hyđromica, illit, montmorilonit. Oxit sắt là chất có hại, quyết định việc phân
loại và sử dụng kaolin trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

Kaolin là nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ thuật có giá trị kinh tế cao, được dùng trong nhiều lĩnh
vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Chất lượng và khả năng sử dụng trong các ngành công nghiệp
phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật của kaolin.

Kaolin được sử dụng rộng rãi hoặc từ kaolin tự nhiên, hoặc đã được làm giàu. Yêu cầu công nghiệp đối
với kaolin chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thành phần hoá học của Al 2O3, TiO2, Fe2O3, CaO, SO3… và các tính chất
lý hoá, cơ lý như độ phân tán, độ bền cơ học ở trạng thái khô, độ chịu lửa, độ trắng.

Các ngành công nghiệp sử dụng kaolin khá nhiều [3]. Dưới đây, đề cập một số ngành công nghiệp chính
sử dụng kaolin.
- Công nghiệp sản xuất giấy: Trong công nghiệp giấy, kaolin được sử dụng làm chất độn tạo cho giấy có
mặt nhẵn hơn, tăng thêm độ kín, giảm bớt độ thấu quang và làm tăng độ ngấm mực in tới mức tốt nhất.
Loại giấy thông thường chứa 20 % kaolin, có loại chứa tới 40 %. Thông thường, một tấn giấy đòi hỏi 250-
300 kg kaolin. Chất lượng kaolin dùng làm giấy được xác định bởi độ trắng, độ phân tán và mức độ đồng
đều của các nhóm hạt. Cát là tạp chất làm giảm chất lượng kaolin, vì nó làm giảm độ bóng của mặt.

- Công nghiệp sản xuất đồ gốm mịn: Công nghiệp sản xuất sứ, gốm sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ, dụng cụ
thí nghiệm, sứ cách điện, sứ vệ sinh, v.v. đều sử dụng chất liệu chính là kaolin; chất liệu kết dính là sét
chịu lửa dẻo, có mầu trắng. Chất lượng kaolin đòi hỏi rất cao và phải khống chế các oxit tạo mầu (Fe 2O3
và TiO2). Hàm lượng Fe2O3 không được quá 0,4-1,5 %; TiO2 không quá 0,4-1,4 %; CaO không quá 0,8 % và
SO3 không quá 0,4 %.

- Công nghiệp sản xuất cao su, da, vải nhân tạo và dây cáp: Các lĩnh vực này đòi hỏi giới hạn của Fe 2O3
không quá 0,5-0,8 %.

- Công nghiệp hoá học: Kaolin được sử dụng để sản xuất sulfat và chlorit nhôm. Các chỉ tiêu quan trọng
của kaolin là hàm lượng Al2O3 không thấp hơn 35-37 %; hàm lượng Fe 2O3 < 1-1,2 %; hàm lượng TiO2 <
0,8-1,4 %.

- Sản xuất gạch samốt: Các chỉ tiêu cơ bản đòi hỏi đối với kaolin sản xuất gạch samôt là Al 2O3 = 36-39 %;
hàm lượng Fe2O3 < 1,5-2 %, độ chịu lửa 1730-1780oC.

- Sản xuất gạch chịu axit: Đòi hỏi chất lượng kaolin với hàm lượng SiO 2 ≤ 70%; Al2O3 + TiO2 ≥ 22 %; Fe2O3
≤ 1,5-2 %; nhiệt độ chịu lửa 1670-1730 oC.

II. CÁC LOẠI HÌNH NGUỒN GỐC VÀ CHẤT LƯỢNG KAOLIN Ở VIỆT NAM

Việt Nam là một trong các quốc gia có tiềm năng lớn về kaolin, phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều
nơi trên lãnh thổ với các loại hình nguồn gốc khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu trong 3 kiểu nguồn
gốc, là phong hoá, trầm tích và nhiệt dịch.

1. Kaolin nguồn gốc phong hóa

Theo tài liệu hiện có, kaolin nguồn gốc phong hoá tập trung chủ yếu ở Đông Bắc Bộ và ít hơn, có ở Trung
Bộ và Tây Nguyên, bao gồm:

a. Kaolin trong vỏ phong hóa các thân pegmatit: Các thân pegmatit có kích thước khác nhau phân bố
trong các thành tạo biến chất có tuổi Proterozoi đến Paleozoi hạ dọc sông Hồng từ Lào Cai đến Phú Thọ.
Ở Phú Thọ, có các mỏ Hữu Khánh, Đồi Đao, Ba Bò, Mỏ Ngọt; ở Yên Bái có các mỏ Trực Bình, Tân Thịnh; ở
Lào Cai có mỏ Sơn Mãn; ở Đắk Lắk có mỏ Ia Knop; ở Quảng Nam có mỏ Đại Lộc... Hàng trăm thân
pegmatit có kích thước khác nhau bị phong hóa thành kaolin có giá trị công nghiệp. Chất lượng kaolin
phong hóa trên các thân pegmatit phụ thuộc rất lớn vào bề mặt địa hình và thành phần của pegmatit.
Tại các mỏ nêu trên, kaolin thường có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất sứ, sứ cách
điện, chất độn trong các ngành công nghiệp, vật liệu chịu lửa samốt A và B. Các mỏ thường có quy mô
trung bình hoặc nhỏ.

b. Kaolin trong vỏ phong hóa các đá magma xâm nhập: Kaolin được thành tạo trong vỏ phong hóa đá
magma xâm nhập axit của các phức hệ Sông Chảy, Đại Lộc, Ngân Sơn, Phu Sa Phìn, Cà Ná có tuổi khác
nhau từ Paleozoi đến Kainozoi, tạo thành các mỏ có giá trị công nghiệp đang được khai thác như Định
Trung (Vĩnh Phúc), Trại Mát (Lâm Đồng), Đèo Le (Quảng Nam). Hầu hết các mỏ thường có quy mô nhỏ,
trong số các tụ khoáng đã xác nhận chỉ có tụ khoáng Trại Mát thuộc loại quy mô tương đối lớn. Một số
nơi ở Đại Từ (Thái Nguyên), đã ghi nhận sự có mặt của các tụ khoáng và điểm kaolin được thành tạo do
quá trình phong hoá đá gabbro.

c. Kaolin trong vỏ phong hóa các đá phun trào axit: Kaolin thành tạo trong vỏ phong hóa các đá phun
trào ryolit, ryolit porphyr ở các hệ tầng Đồng Trầu, Khôn Làng, Văn Chấn, Mang Yang và Đơn Dương. Loại
hình này có quy mô nhỏ, chất lượng đáp ứng yêu cầu cho sản xuất sứ, gốm nhẹ, gạch chịu lửa.

d. Kaolin trong vỏ phong hóa các trầm tích lục nguyên: Các tập cát bột kết, đá phiến, cuội kết giàu
felspat thuộc các hệ tầng Sông Chảy, Hà Giang, Long Đại, Bản Nguồn, Nà Quảng, Hòn Gai, Đồng Đỏ, Đồng
Hới trong điều kiện phong hóa thuận lợi, cũng tạo thành các thân kaolin. Chúng thường phân bố trong
địa hình đồi thoải, các dải ruộng trũng và dưới các đụn cát ven biển. Quy mô thường nhỏ, chỉ có ý nghĩa
công nghiệp địa phương.

2. Kaolin nguồn gốc trầm tích

Kaolin nguồn gốc trầm tích phân bố trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia, hình thành trong các
thung lũng giữa núi, các bậc thềm sông và thềm ven bờ biển.

Kaolin trầm tích có trong các thành tạo Pleistocen trung-thượng, Pliocen-Pleistocen ở các thềm tướng
sông, sông-biển, biển-sông, phân bố ở các địa hình đồng bằng có độ cao từ 15 đến 30 m, tập trung chủ
yếu ở Đông Nam Bộ, điển hình là mỏ Đất Cuốc (Bình Dương).

3. Kaolin nguồn gốc nhiệt dịch biến chất trao đổi trong các đá phun trào axit

Các thân kaolin-pyrophyllit được thành tạo do sự tiếp xúc trao đổi giữa các dung dịch nhiệt dịch với các
đá phun trào ryolit, ryolit porphyr, felsit, tuf của hệ tầng Khôn Làng. Thành phần khoáng vật gồm
kaolinit, pyrophyllit, sericit, alunit, thạch anh. Các hoạt động đứt gãy khu vực phương ĐB đã tạo nên các
thân quặng lớn có giá trị công nghiệp. Điển hình là mỏ Tấn Mài (Quảng Ninh).

III. ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG

1. Đặc điểm chất lượng kaolin nguồn gốc phong hoá


a. Kaolin phong hoá từ pegmatit: Đối với kaolin nguồn gốc phong hoá, chất lượng phụ thuộc chủ yếu
vào mức độ phong hoá và có sự biến đổi theo chiều thẳng đứng từ đới phong hoá mạnh đến đới phong
hoá yếu. Theo [1-3], kaolin phong hoá từ pegmatit có các đặc trưng sau:

- Đới phong hoá mạnh: Kaolin thường hạt mịn, giàu nhôm và hàm lượng sắt khá cao, thường có màu
vàng đến vàng sẫm. Độ thu hồi dưới rây 0,21 mm thay đổi từ 30 đến 60 %, trung bình dưới 40 %. Thành
phần khoáng vật dưới rây 0,21 mm chủ yếu là kaolinit (90-96 %), một ít là halloysit, metahalloysit, ít
felspat và thạch anh. Thành phần hoá học (%): Al 2O3 = 34-39,5; Fe2O3 = 1-3,5; K2O+Na2O = 0,2-2.

- Đới phong hoá trung bình: Kaolin thường có màu trắng, lượng oxit sắt giảm so với đới phong hoá
mạnh. Độ thu hồi dưới rây 0,21 mm từ 20 đến 50 %, trung bình 30-35 %. Dưới rây < 0,21 mm, khoáng
vật kaolinit chiếm 50-58 %, còn lại là hyđromica, felspat và thạch anh. Thành phần hoá học (%): Al 2O3 =
29-34; Fe2O3 = 0,5-2,5; K2O+Na2O = 2-4,5.

- Đới phong hoá yếu: Kaolin thường có màu trắng, hạt thô, cấu tạo dạng dăm, dạng bột. Phần dưới rây
0,21 mm, khoáng vật chủ yếu là felspat, kaolinit, ít hyđromica. Thành phần hoá học (%): Al 2O3 = 18-24;
Fe2O3 = 0,69; K2O+Na2O = 4,5-7.

b. Kaolin phong hoá từ gabbro: Kaolin phong hoá từ đá gabbro thường phân thành 3 đới theo chiều
thẳng đứng rõ rệt: đới phong hoá mạnh, đới phong hoá trung bình, đới phong hoá yếu và có các đặc
điểm như sau:

- Khả năng thu hồi kaolin dưới rây 0,21 mm là 40-60 %, trung bình 28-38 %.

- Độ trắng trung bình < 70 % và độ dẻo khoảng 10 %.

- Thành phần khoáng vật: gồm kaolinit, halloysit, metahalloysit, thạch anh và felspat, đôi nơi có gibbsit.

- Thành phần hoá học (%): Al2O3 = 13,0-25; SiO2 = 43-75; Fe2O3 = 0,3-0,8.

c. Kaolin phong hoá từ đá phun trào axit và keratophyr: Kaolin phong hoá từ đá phun trào axit như ở
các mỏ Vệ Linh (Hà Nội), Phong Dụ (Quảng Ninh), Định Trung (Vĩnh Phúc), từ keratophyr như ở mỏ Minh
Tân (Hải Dương), nhìn chung, hạt rất mịn, thường có màu trắng, trắng hồng. Độ thu hồi qua rây 0,21 mm
là 50-90 %, trung bình khoảng 70 %.

Dưới rây 0,21 mm, kaolin có thành phần hoá học (%): Al 2O3 = 15-22; SiO2 = 60-75; Fe2O3 = 0,8-2; MgO =
0,1-0,3; TiO2 = 0,03-0,11; K2O = 2,5-5; Na2O = 0,06-1,6 và MKN = 6-8.

Thành phần khoáng vật: kaolinit, thạch anh vi tinh, metahalloysit. Độ trắng trung bình 70 % và độ dẻo là
8-16 %.

d. Kaolin phong hoá từ đá trầm tích và trầm tích biến chất: Đặc trưng cho kiểu kaolin phong hoá từ đá
trầm tích sét kết, bột kết, cát kết là các tụ khoáng và mỏ Bá Sơn, Văn Khúc (Thái Nguyên), Phao Sơn (Hải
Dương); phong hoá từ đá phiến sericit như mỏ Khe Mo (Thái Nguyên) và mỏ Hoàng Lương (Vĩnh Phúc)
và một số mỏ ở Lâm Đồng.

Đối với loại nguồn gốc này, kaolin thường có màu trắng, trắng xám, độ mịn cao. Thân quặng thường
dạng ổ hoặc dạng thấu kính. Độ thu hồi qua rây 0,21 mm là 20-80 %, trung bình 60 %.

Thành phần khoáng vật: kaolinit, hyđromica, thạch anh, limonit. Thành phần hoá học (%): Al 2O3 = 10-25,
SiO2 = 40-85, Fe2O3 = 1-8.

2. Đặc điểm chất lượng kaolin nguồn gốc trầm tích

Kaolin nguồn gốc trầm tích thường phân bố tập trung ở các tỉnh thuộc Nam Bộ và ở một số tỉnh Đông
Bắc Bộ như mỏ Trúc Thôn (Hải Dương), Yên Thọ (Quảng Ninh), Tuyên Quang .... Kaolin trầm tích có các
đặc điểm sau:

Độ thu hồi dưới rây 0,21 mm là 20-30 % đối với các mỏ ở Đông Bắc Bộ và 60-80 % đối với các mỏ ở Nam
Bộ. Thành phần hoá học (%): Al2O3 = 10-37; SiO2 = 45-90; Fe2O3 = 0,5-7. Thành phần khoáng vật: bao gồm
kaolinit, hyđromica, thạch anh, limonit. Tài liệu thăm dò ở các mỏ kaolin cho thấy hàm lượng Al 2O3 rất
cao, đạt từ 27 đến 37 %, độ dẻo lớn.

Kaolin trầm tích thường có thành phần hoá học, khoáng vật và độ thu hồi thuộc loại ổn định đến không
ổn định.

3. Đặc điểm chất lượng kaolin-pyrophyllit nguồn gốc nhiệt dịch - biến chất trao đổi

Tổng hợp tài liệu điều tra thăm dò địa chất đã tiến hành ở vùng Tấn Mài (Quảng Ninh), ta thấy thành
phần kaolin-pyrophyllit vùng Tấn Mài như sau (%): Al 2O3 = 10-39; SiO2 = 40-50; Fe2O3 = 0,01-0,07; MgO =
0,05-0,5; CaO = 0,05-1,4; TiO2 = 0,03-1; K2O = 0,16; Na2O = 0,1-1,3; MKN = 1,4-2,1.

Trong các thân quặng tồn tại 4 loại quặng tự nhiên: kaolin, pyrophyllit, alunit và quarzit cao nhôm.

Tóm lại, từ các dẫn liệu trên ta thấy chất lượng kaolin tự nhiên của nước ta chưa cao do hàm lượng
Al2O3 thấp; phần lớn các tụ khoáng đã được tìm kiếm, thăm dò có hàm lượng nhỏ hơn 30 %. Hàm lượng
Fe2O3 thường cao hơn so với kaolin thương phẩm.

IV. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KAOLIN Ở VIỆT NAM

Tổng tài nguyên và trữ lượng kaolin ở 67 tụ khoáng, mỏ và điểm quặng đã được tìm kiếm thăm dò ở cấp
B+C2+C2 (cũ), tương đương cấp 121+122+333, là 267.919.000 tấn, trong đó trữ lượng cấp B+C 1 (cấp
121+122) là 69.162.000 tấn, trong đó:

- Tổng tài nguyên và trữ lượng kaolin ở các mỏ nguồn gốc trầm tích và phong hoá là 196.251.000 tấn cấp
B+C1+C2 (cũ), trong đó cấp B+C1 (tương ứng cấp 121+122) là 53.325.000 tấn.
- Tổng tài nguyên và trữ lượng kaolin trong các mỏ nguồn gốc nhiệt dịch - biến chất trao đổi là
71.668.000 tấn ở cấp B+C1+C2 (cũ), trong đó cấp B+C1 (cấp 121+122) là 15.837.000 tấn.

Với số lượng tài nguyên và trữ lượng kaolin đã tìm kiếm thăm dò nêu trên, ta thấy Việt Nam là nước có
tiềm năng lớn về nguyên liệu kaolin ở vùng châu Á, Thái Bình Dương và chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn
Độ.

V. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC KAOLIN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1. Định hướng công tác điều tra thăm dò địa chất phục vụ quy hoạch khai thác

a. Điều tra phát hiện và đánh giá mỏ

Để bổ sung nguồn nguyên liệu kaolin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, đặc biệt là công
nghiệp giấy và gốm sứ đang phát triển mạnh mẽ, cần nhiều kaolin chất lượng cao, do đó cần tập trung
điều tra đánh giá phát hiện các mỏ kaolin chất lượng cao dọc theo đới Sông Hồng từ Lào Cai đến Phú
Thọ. Trước mắt cần tập trung điều tra đánh giá các điểm kaolin đã được phát hiện trong đo vẽ địa chất ở
tỷ lệ 1:50.000 các khu Thanh Vân, Thanh Ba (Phú Thọ) và Đại Minh, Yên Bình (Yên Bái).

Ở miền Trung, cần ưu tiên đầu tư công tác điều tra đánh giá các điểm kaolin vùng Bốt Đỏ như A Sầu,
Hồng Vân, A Lưới (Thừa Thiên Huế) nhằm bổ sung nguồn tài nguyên cho vùng mỏ khi tiến hành khai thác
công nghiệp. Theo tài liệu hiện có kaolin ở đây chất lượng khá tốt, điều kiện khai thác thuận lợi.

Ở tỉnh Bình Dương, kaolin trầm tích mỏ Đất Cuốc và các điểm lân cận có nhiều điểm tương đồng với mỏ
kaolin trầm tích của Nhật Bản, nhưng mới chỉ được đánh giá sơ bộ ở tỷ lệ 1:50.000. Mặc dầu vậy, một số
điểm kaolin đã được cấp giấy phép khai thác quy mô nhỏ cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản
xuất đồ gốm sứ của địa phương. Vì vậy theo chúng tôi, Nhà nước cần đầu tư điều tra đánh giá chi tiết để
xác định diện phân bố kaolin, đánh giá chất lượng và dự tính tài nguyên, nhằm quy hoạch khai thác và
sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ của khu vực phía Nam.

Trước mắt cần mở nhiệm vụ đánh giá kaolin ở các vùng Đất Cuốc (Bình Dương), A Sầu, Hồng Vân, A Lưới
(Thừa Thiên Huế) và Thanh Vân, Thanh Ba (Phú Thọ).
b. Về công tác thăm dò: Như đã đề cậ p ở trên, nguyên liệu kaolin đã đượ c chú ý tìm
kiếm thă m dò ngay từ nhữ ng nă m 60 củ a thế kỷ XX. Cá c mỏ nguyên liệu kaolin phâ n bố khá
đồ ng đều trên lã nh thổ cả nướ c. Tuy nhiên, mứ c độ đầ u tư điều tra thă m dò tậ p trung nhiều
ở phầ n phía Bắ c. Ở phầ n phía Nam, trong nhữ ng nă m vừ a qua mộ t số mỏ có tiềm nă ng lớ n,
chấ t lượ ng khá tố t mớ i đượ c đá nh giá ở cấ p C2 (333) [4]. Như vậ y, để đá p ứ ng nhu cầ u sử
dụ ng ngà y mộ t lớ n kaolin chấ t lượ ng cao cho sả n xuấ t đồ gố m ở khu vự c phía nam cầ n đầ u
tư thă m dò cá c mỏ Trạ i Má t, Đà Lạ t (Lâ m Đồ ng), mỏ Chá nh Lưu (Bình Dương) và mỏ Bố t Đỏ
(Thừ a Thiên Huế).

c. Một số đề xuất về công tác quy hoạch khai thác: Từ năm 1959 trở lại đây, số lượng kaolin đã khai
thác được dùng chủ yếu cho các ngành công nghiệp trong nước. Hiện tại chưa đủ số liệu để thống kê về
sản lượng khai thác hàng năm. Nhưng với nhu cầu của các ngành sử dụng kaolin trong thời gian qua, có
thể ước đoán mỗi năm khai thác khoảng 200.000 tấn. Giả thiết số liệu ước đoán là sát thực tế, thì số
lượng kaolin đã khai thác trong 40 năm qua khoảng 8 triệu tấn.

Các số liệu nêu trên cho thấy nước ta có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu kaolin, mặt khác điều kiện
khai thác rất thuận tiện, nhưng sản lượng khai thác hàng năm còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với
tiềm năng và nhu cầu sử dụng hiện nay.

Vì vậy, cần đầu tư công nghệ khai thác, chế tuyển hợp lý để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm
kaolin thương phẩm nhằm đáp ứng không chỉ cho nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có thể xuất khẩu.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên liệu kaolin trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng. Song,
công nghiệp khai khoáng còn lạc hậu, chủ yếu bằng phương pháp thủ công và bán cơ giới, nên sản lượng
thấp, mức độ tổn thất tài nguyên khá lớn.

Để tránh thất thoát tài nguyên, Nhà nước cần có quy hoạch cụ thể. Đối với các mỏ có quy mô trung bình
và lớn không nên khai thác tận thu. Cụ thể đối với các vùng mỏ có quy mô lớn như kaolin-pyrophyllit Tấn
Mài, Pẹc Sè Lẻng (tỉnh Quảng Ninh), mỏ kaolin Bắc Lý (tỉnh Quảng Bình), vùng mỏ kaolin Thạch Khoán
(tỉnh Phú Thọ), mỏ kaolin Sơn Mãn (tỉnh Lào Cai), mỏ kaolin Chánh Lưu, Tân Lập (tỉnh Bình Dương) và
khu vực Bốt Đỏ (Thừa Thiên Huế), Nhà nước cần có quy hoạch để đầu tư khai thác quy mô công nghiệp,
cụ thể:

- Vùng mỏ Thạch Khoán, nơi tập trung khá nhiều mỏ đã được thăm dò, kaolin phong hoá từ pegmatit
nên chất lượng khá tốt có thể đầu tư mở rộng khai thác nâng sản lượng hàng năm.

- Vùng mỏ Tấn Mài đã được tìm kiếm thăm dò, trữ lượng cấp B+C 1 (121+122) đã đánh giá là 15,375 triệu
tấn, có thể đầu tư khai thác công nghiệp để tăng sản lượng khai thác phục vụ cho nhu cầu sản xuất xi
măng, gốm sứ trong nước và xuất khẩu.

- Mỏ kaolin Bắc Lý đã được thăm dò đánh giá trữ lượng cấp B+C 1 (121+122) đạt 18,825 triệu tấn có thể
khai thác quy mô công nghiệp lớn trong nhiều năm.
- Mỏ kaolin Long Mỹ (Bình Định) đã đánh giá trữ lượng cấp C 1 (122) đạt 10,1 triệu tấn, có thể tổ chức
khai thác công nghiệp.

- Mỏ kaolin Chánh Lưu, Tân Lập (Bình Dương) đã được thăm dò và tính trữ lượng cấp B+C 1 (121+122)
đạt hơn 6 triệu tấn, điều kiện khai thác lộ thiên thuận lợi, cần đầu tư khai thác công nghiệp.

Do công nghệ tuyển, chế biến còn lạc hậu, nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu kaolin chất lượng
cao phục vụ cho sản xuất giấy và gốm sứ cao cấp. Kaolin xuất khẩu là nguyên liệu thô, giá trị kinh tế
thấp, không tận dụng được nguồn nhân lực trong nước. Trước mắt, cần đầu tư xây dựng quy trình tuyển
để tuyển kaolin ở vùng mỏ Thạch Khoán, Sơn Mãn, Trại Mát đạt chất lượng cao phục vụ cho sản xuất
giấy và gốm sứ cao cấp. Đối với pyrophyllit cần đầu tư công nghệ chế biến để tiến tới loại bỏ xuất khẩu
quặng thô.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở các kết quả điều tra thăm dò địa chất và thực trạng công tác khai thác kaolin trong nhiều năm
qua và tham khảo sơ đồ quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khai khoáng Việt Nam đến năm
2010, có tính đến 2020, tác giả xin nêu một số kết luận và đề xuất sau đây:

1. Với tổng tài nguyên - trữ lượng kaolin đã xác nhận là 267,919 triệu tấn ở 67 tụ khoáng và mỏ đã được
phát hiện, tìm kiếm hoặc thăm dò, ta thấy Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu
kaolin và có khả năng đáp ứng cho các ngành công nghiệp khác nhau không chỉ trong nước, mà có khả
năng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu khoáng khu vực và thế giới trong nhiều năm.

2. Tài nguyên kaolin nước ta khá lớn, nhưng chất lượng không cao, hầu hết các mỏ kaolin của Việt Nam
đã được thăm dò đều không đạt chất lượng của kaolin thương phẩm. Các mỏ có trữ lượng lớn và trung
bình thường có chất lượng trung bình, thấp. Một vài mỏ có chất lượng cao do phong hoá từ các thể
pegmatit, nhưng trữ lượng không nhiều. Vì vậy, trước mắt cần ưu tiên đầu tư khâu chế tuyển để nâng
cao chất lượng kaolin thương phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia thị trường
nguyên liệu khoáng thế giới.

3. Công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá, thăm dò nguyên liệu kaolin, mức độ nghiên cứu thành phần
vật chất, khả năng chế biến còn nhiều hạn chế, do đó mức độ sử dụng kaolin trong nước còn nhiều hạn
chế và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực. Vì vậy, trước mắt cần đầu tư cho công tác
đánh giá, thăm dò nguyên liệu kaolin ở một số mỏ có chất lượng tốt nhưng mức độ điều tra thăm dò địa
chất còn hạn chế như Pren, Chánh Lưu, Định Trung...

Do công nghệ khai khoáng mới chỉ dừng ở mức thủ công, bán cơ giới, chưa có công nghệ tuyển quặng
thích hợp để sản xuất kaolin chất lượng cao, hiện nay chúng ta chủ yếu xuất quặng thô, giá trị kinh tế
thấp. Vì vậy, để sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu kaolin trong thời gian tới chúng tôi đưa ra các kiến
nghị sau:
1. Nghiên cứu phân loại chất lượng kaolin để sử dụng hợp lý cho các ngành công nghiệp sứ gốm cao cấp,
sứ gốm vệ sinh, giấy, vật liệu chịu lửa, sơn, cao su, mỹ phẩm, v.v..

2. Đầu tư nghiên cứu công nghệ tuyển và chế biến để thu hồi sản phẩm kaolin chất lượng cao phục vụ
cho sản xuất giấy và sứ cao cấp trong nước và tiến tới xuất khẩu ra thị trường thế giới.

3. Các vùng mỏ có quy mô lớn, chất lượng cao, Nhà nước cần tổ chức khai thác, chế biến có quy củ để
xuất khẩu.

4. Đầu tư xây dựng công nghệ chế biến để sản xuất các sản phẩm kaolin thương phẩm phục vụ cho xuất
khẩu, tiến tới loại bỏ xuất quặng thô. Có như vậy mới tăng giá trị kinh tế của kaolin và mở ra nhiều việc
làm cho người lao động.

VĂN LIỆU

You might also like