You are on page 1of 14

1.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần VI (11-1939)

1.1. Bối cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

Nửa cuối năm 1939, do việc thiếu thị trường và cảm thấy miếng bánh thuộc địa phân chia
không đồng đều. Ngày 1-9-1939, quân Đức tấn công Ba Lan mà không tuyên chiến, mở
đầu cho thế chiến 2. Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp và không mất quá nhiều công sức,
quân Đức đã tiến vào được Paris. Nửa cuối năm 1940, quân Nhật mở rộng xuống phía
nam Trung Quốc và bắt đầu thôn tính Đông Dương.

Tình hình trong nước

Quân Pháp lúc này đứng trước nhiều nguy cơ khi phong trào cách mạng ở Đông Dương
đang lên cao, mặt kia là sự đe dọa của phát xít Nhật sẽ hất cẳng chúng khỏi Đông Dương
khi mà Nhật đã tiến gần sát biên giới Việt – Trung. Trước đó, trước sự khủng bố điên
cuồng của Pháp, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo cho các lực lượng cách mạng rút về hoạt
động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn.

Trước sự những diễn biến căng thẳng đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản
Đông Dương đã triệu tập hội nghị lần thứ VI (11-1939) để chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược.

1.2. Nội dung văn kiện

Nhiệm vụ cách mạng

Trước bối cảnh đang nóng lên ở quốc tế cũng như trong nước và những biến chuyển mới
trong phong trào cách mạng thế giới cũng như toàn Đông Dương, Đảng ta có những
quyết sách để thay đổi chiến lược giải phóng dân tộc. Với hai cấp độ nhiệm vụ cần phải
thực hiện.
Nhiệm vụ chiến lược: Thực hiện cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản
dân quyền thắng lợi, tiếp tục phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa và tiến lên xã
hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ cụ thể: Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là đánh đuổi đế
quốc và bọn tay sai, giành lại độc lập dân tộc.

Như vậy, Hội nghị xác định kẻ thù nguy hiểm và cụ thể nhất của cách mạng Đông Dương
là đế quốc và bọn tay sai của chúng, xác định tính chất của cuộc cách mạng hiện tại là
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị còn nhấn mạnh:“Bước đường sinh tồn của
các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ
đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy
giải phóng độc lập”1.

Như vậy, mục tiêu chiến lược là cuộc cách mạng tư sản dân quyền không thay đổi, tuy
nhiên nhiệm vụ chống đế quốc được đặt lên hàng đầu.

Lực lượng cách mạng

Để gia tăng và tập trung đông đảo lực lượng cách mạng, Hội nghị quyết định thay đổi
một số khẩu hiệu, điển hình như việc thay khẩu hiệu cách mạng ruộng đất bằng “tịch ký
ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc”, chỉ chủ trương tịch thu ruộng
đất của địa chủ và tay sai. Ngoài ra còn quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Như vậy, với các thay đổi trong khẩu hiệu tuyên truyền và các mặt trận dân tộc, cách
mạng đã liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh. Lực
lượng cách mạng có sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp công nhân, nông dân, tiểu địa
chủ, tiểu trí thức, tiểu tư sản. Dù vậy, Đảng vẫn đề phòng một bộ phận tiểu tư sản có thể
vì lợi ích mà phản cách mạng.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6,
trang 538.
Đảng còn cố gắng kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là lực lượng vô sản thế giới.
Trong Hội nghị, Đảng đã nêu rõ: “Cuộc cách mệnh còn cần đến những lực lượng dự trữ
gián tiếp như vô sản Pháp, vô sản thế giới, Liên Xô, dân chúng thuộc địa và bán thuộc
địa”.

Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Từ những nội dung về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng, có thể kết luận phạm vi giải
quyết vấn đề dân tộc của chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh là trên toàn
Đông Dương.

1.3. Nhận xét văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần VI (11-1939)

Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VI đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức
của Đảng, làm rõ được mối quan hệ giữa phản đế và phản phong. Hơn nữa cụ thể hóa
đường lối cứu nước dựa trên cương lĩnh đầu tiên của Đảng về giải phóng dân tộc ngay từ
khi thành lập Đảng. Đây là bước chuyển đổi từ đấu tranh hòa bình sang đấu tranh vũ
trang – bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để giành chính quyền. Tuy hai
nhiệm vụ phản đế và phản phong vẫn chưa tiến hành nhất loạt ngang nhau, nhưng Hội
cho thấy sự thay trong nhiệm vụ hàng đầu của mình là chống đế quốc. Ngoài ra còn có
thêm đông đảo lực lượng tham gia cách mạng, gia tăng không chỉ về số lượng mà còn
chất lượng lực lượng tham gia khi có thêm các tầng lớp tiểu trí thức và tiến bộ, đồng thời
ra sức kêu gọi sự ủng hộ bên ngoài, đặc biệt là tầng lớp vô sản.

2. Nghị quyết Hội nghị: Ban chấp hành Trung ương 11/1940.

2.1. Bối cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

Thắng 9/1939, chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ. Pháp tham chiến, chính phủ Pháp thi
hành hàng loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ và phong trào cách mạng ở nước
thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp bị tan vỡ. Ở Đông Dương, toàn quyền Đông Dương ra
Nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương đặt ra ngoài vòng
pháp luật. Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức, nước Pháp hầu như trở thành thuộc địa
của Đức. Chính phủ quân nhân độc tài Petanh (Pétain) chỉ là bù nhìn vâng lệnh Hítle. Ở
Đông Dương, Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng
tay đàn áp phong trào cách mạng, thực hiến chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng
cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh đế quốc.

Tình hình trong nước

Nhân cơ hội Pháp đại bại, 22/04/1939 Nhật đưa quân vào Việt Nam hòng chiếm đoạt
thuộc địa. Chỉ sau 1 ngày, Pháp đầu hàng Nhật. “Nhưng chúng đã tự biết không đủ sức
chống nhau với Nhật để giữ nguyên vẹn lợi quyền của chúng bên Đông Dương, nên
chúng đành tự nguyện làm tên đầy tớ “trung thành” cho Nhật trên bán đảo Đông dương
này để giúp Nhật phá cách mạng Tàu, dựa vào Nhật đặng đối phó với cách mạng Đông
Dương”1. Chính sự đê hèn ấy đã làm Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng
thành bán thuộc địa của Nhật, trở thành căn cứ quân sự cho cuộc chiến tranh Nhật-Trung.
Từ đây, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp-Nhật trở nên gay gắt.

2.2. Nội dung phương hướng, nhiệm vụ của Nghị quyết Hội nghị

Nhiệm vụ cách mạng

Xác định Cách mạng Đông Dương vẫn là Cách mạng tư sản dân quyền gồm 2 tính chất:
phản đế và thổ địa. Ban chấp hành trung ương cho rằng: “Cách mạng phản đế và thổ địa
phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước, cái làm sau”. “Mặc dù lúc này khẩu hiệu
cách mạng phản đế-cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song nếu
không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tính thế hiện
tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông
Dương”2

Phân tích:

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7,
trang 46.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7,
trang 68.
Nền kinh tế Đông Dương là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều tàn tích phong
kiến. Với 98% dân số là dân cày, tuy nhiên chỉ sở hữu một cách linh tinh, rời rạc khoảng
25% diện tích ruộng đất. Số ruộng đất còn lại ngày càng rơi vào tay bọn địa chủ bản xứ
và tư bản ngoại quốc. Chính vì vậy, nền nông nghiệp ngày càng suy đòi, đời sống người
nông dân vốn đã chịu nhiều áp bứt nay lại chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Rất cần một
cuộc cách mạng thổ địa, chia lại ruộng đất, xóa bỏ phong kiến để cứu người nông dân ra
khỏi tình cảnh khốn cùng này.

Để làm được điều đó thì trước hết cần phải có kỹ thuật, công nghệ cải tiến nền kinh tế
Đông Dương không còn phụ thuộc nền kinh tế đế quốc. Tuy vậy, bản thân Đông Dương
đang là thuộc địa của đế quốc, sự phát triển kỹ nghệ bị kìm hãm nặng nề. Đông Dương
chỉ là nguồn cung nguyên liệu rẻ mạt và là nơi tiêu thụ hàng siêu lời cho chính quốc.

Nói thêm về bối cảnh chung của đất nước, vì chiến tranh, Pháp đã đem 7 vạn nhân công ở
Đông Dương để phục vụ chiến đấu. Giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, cùng với chính sách
giảm thợ vì không đủ phí chi trả của Pháp làm cho đời sống đại đa số dân chúng từ giàu
tới nghèo đều bị ảnh hưởng nặng nề. Vì chính sách giảm thợ trên cùng với sự áp bứt bóc
lột nặng nề đối với nông dân, các cuộc biểu tình của công nhân có phần không sôi nổi
bằng nông dân. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra không đều,
trong khi các đồng chí trong Đảng khi đó quá tập trung vào nhiệm vụ phản đế được đặt ra
từ 9/1939 mà xao nhãng việc tổ chức công hội. Có lẽ chính vì lẽ đó mà tại Hội nghị tháng
11/1941, Đảng lại đặt thêm nhiệm vụ thổ địa cách mạng tiến hành song song với phản đế.
Điều này cho thấy Trung ương Đảng chưa thật sự dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Hội nghị chỉ rõ, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc
Pháp - Nhật. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp thiết trước mắt: duy trì lực lượng vũ
trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích và chỉ thị cho Xứ ủy Nam Kỳ hoãn ngay
cuộc khởi nghĩa.

Phân tích:
Nhật sau khi vào Đông Dương đã tăng cường vơ vét, chiếm đoạt, đàn áp nhân dân, chúng
tăng cường xâm lược về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, đời sống nhân dân càng
thêm khốn khổ. “Trong khi ở các buồng tra của các sở mật thám, giặc Pháp tra tấn các
chiến sĩ cách mạng cực kỳ tàn nhẫn thì ở ngoài đường, nơi Nhật đóng, giặc Nhật hết sức
ngược đãi với nhân dân. Chúng xâu dây thép vào mũi thường dân, hiếp dâm đàn bà con
gái, khâu mắt, khâu mồm, buộc chân, treo, kẹp những người ǎn cắp, đánh đập phu phen
làm thuê cho chúng, đánh chết cu li xe, vào các cửa hàng vừa mua vừa chiếm đoạt, đột
nhập tư gia phá phách đồ đạc, đánh đập lương dân, thậm chí đâm lưỡi lê vào bụng một
ông già chỉ vì một lẽ ông này đến gần xem máy bay của Nhật va phải nhau rơi xuống
đất; ô tô Nhật đè chết người bỏ chạy là thường”1. Pháp tuy mất đại thế ở Đông Dương,
song chúng sẵn lòng làm tay sai đê hèn cho người Nhật hòng đàn áp cách mạng. Pháp
hiểu rằng nếu không giúp Nhật trấn áp cách mạng ở Đông Dương để Nhật chuyên tâm
đối đầu với cách mạng Trung Quốc thì một khi Nhật bại, tức là chủ nghĩa đế quốc bại
trước cách mạng những người bị áp bứt thì ngọn lửa cách mạng sẽ bùng lên và cháy lan
ra khắp các nước thuộc địa khác. Không bất kì nước đế quốc nào mong muốn điều này
xảy ra, huống hồ gì là một đế quốc đang tàn hơi như Pháp. Vì vậy, xác định kẻ thù chính
của nhân dân Đông Dương là Pháp-Nhật là phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ.

Bấy giờ, lòng dân câm phẫn, mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân và bọn đế quốc nhất định
phải giải quyết bằng võ trang cách mạng. Chính vì vậy Trung ương đưa ra quyết định duy
trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn nhằm xây dựng cơ sở cách mạng, lập bộ chỉ huy chờ thời
cơ chín muồi sẽ tiến hành cách mạng. Tình hình thế giới lúc này càng có lợi cho ta,
nhưng thời cơ chưa đến, chưa đảm bảo giành thắng lợi được, nên việc chỉ thị cho Xứ ủy
Nam kì hoãn cuộc khởi nghĩa là hoàn toàn chính xác, cần phải rút lui khéo bảo toàn lực
lượng và chờ thời cơ.

Lực lượng cách mạng

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7,
trang 54.
Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có vô sản thành thị và thôn quê (trong đó thợ
thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất). Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản
Đông Dương là: Trung bần nông, tiểu tư sản thành thị, tư sản bản xứ - kể cả tư sản công
nghệ, thương mại và phú nông, địa chủ phản đế, hoa kiều, cách mạng ở các nước lân
bang (Xiêm, Tàu, Ấn Độ, …), cách mạng ở Pháp, ở Nhật. Sức dự trữ gián tiếp của cách
mạng tư sản Đông Dương là: Liên bang Nga Xôviết, cách mạng thế giới, cuộc xung đột
giữa các đế quốc chủ nghĩa về vấn đề Đông Dương (Pháp, Nhật; Xiêm, Pháp; Anh, Mỹ,
Pháp, Nhật), …

Phân tích:

Chủ lực cách mạng tư sản Đông Dương phải là giai cấp vô sản. Bởi lẽ nếu tư bản cầm
quyền lãnh đạo thì họ sẽ dễ dàng thỏa hiệp giữa chừng với đế quốc và phong kiến. Bên
cạnh đó tư bản bản xứ họ vẫn phải dựa vào đế quốc và tàn tích của chế độ phong kiếm để
kiếm một chút lợi lộc từ sự bóc lột lao động, nếu cuộc cách mạng tư sản đi đến triệt để,
quyền lợi ấy sẽ bị hạn chế. Không chỉ vậy sau khi cách mạng thành công, tư bản có thể
lập chế độ dân chủ tư sản, nhân dân Đông Dương vẫn phải chịu ách tư bản, các lớp lao
động sẽ thống khổ không kém gì hiện tại. Cho nên chỉ có vô sản giai cấp Đông Dương
lãnh đạo cho cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương mới làm cho cuộc cách mạng ấy
được đến đầu đến đuôi. Vì ý nguyện của vô sản giai cấp Đông Dương là vượt qua giai
đoạn tư sản dân quyền để tiến lên cách mạng xã hội và muốn lên cách mạng xã hội, giai
cấp vô sản Đông Dương phải thực hiện đến cùng những khẩu của tư sản dân quyền cách
mạng.

Nhiệm vụ của chủ lực cách mạng lúc bấy giờ là:

- Kéo cho được dân cày vào phe mình, mật thiết liên lạc với dân cày lãnh đạo dân cày
tranh đấu, đừng để cho dân cày theo tư sản bản xứ hoặc tiểu tư sản thành thị, đừng để cho
họ sẽ vào bẫy bọn Việt gian thân Pháp, thân Nhật.
- Hết sức củng cố và mở rộng Đảng và các hội quần chúng của vô sản như Tổng công hội
Đông Dương, công nhân tự vệ đội, công nhân phục quốc hội, … trong khi củng cố chung
Mặt trận phản đế.

- Mở rộng phong trào công nhân tranh đấu và trong những cuộc tranh đấu ấy, phải gắn
những khẩu hiệu chung của dân tộc với những khẩu hiệu thiết thực về kinh tế của công
nhân.

Quan hệ với cách mạng thế giới

Hội nghị cũng quyết định chắp mối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của Đảng ở
nước ngoài. Đưa ra khẩu hiệu: “Thành lập Mặt trận thống nhất chống Nhật giữa hai dân
tộc Đông Dương và Tàu; Thành lập Mặt trận thống nhất phản đế giữa các dân tộc bị áp
bức ở Viễn Đông; Liên minh với Liên bang Xôviết và ủng hộ Liên bang Xôviết”1.

Phân tích:

Hội nghị nhận thấy rằng vô sản Đông Dương tuy còn nhỏ bé, nhưng là giai cấp đang phát
triển cần phải đoàn kết với vô sản các nước, đặc biệt là giai cấp vô sản tại Trung Quốc và
Liên Xô. Trước hết kẻ thù chính của chúng ta là Pháp-Nhật, Pháp giờ lại phụ thuộc vào
Nhật, Nhật đang gặp bất lợi trước cách mạng ở Trung Quốc, việc thành lập mặt trận
thống nhất chống Nhật giữa Đông Dương và Trung Quốc là hết sức cần thiết và đúng
đắn. Vô sản Đông Dương và Trung Quốc cần đoàn kết, hỗ trợ nhau trên hai mặt trận
chống Pháp-Nhật, một khi cách mạng Trung Quốc thành công, chúng ta sẽ tranh thủ cơ
hội đó, tiến lên cách mạng đánh đổ Pháp-Nhật, giành chính quyền về tay nhân dân. Bên
cạnh đó, cần mật thiết liên lạc với các nước vô sản chuyên chính (như Liên Xô) được các
nước ấy giúp sức sẽ có thể bỏ qua được giai đoạn phát triển tư bản, tiến thẳng lên xã hội
chủ nghĩa sau khi đã tự mình triệt bỏ được những tàn tích phong kiến.

2.3. Nhận xét nghị quyết Hội nghị: Ban chấp hành Trung ương 11/1940

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7,
trang 70-71.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1940 đã có những nhận xét đúng đắn về
tình hình thế giới và Đông Dương cũng như Việt Nam lúc bấy giờ. Đưa ra chỉ đạo chính
xác là hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kì và duy trì lực lượng Bắc Sơn nhằm bảo toàn lực
lượng, chờ đợi thời cơ. Nhiệm vụ mà cách mạng Đông Dương đặt ra lúc này là phản đế
và thổ địa cách mạng phù hợp với bối cảnh bấy giờ, tuy vậy Đảng vẫn chưa thật sự nhất
quán, quyết tâm với nhiệm vụ hàng đầu giải phóng dân tộc, lật đổ đế quốc được đề ra tại
hội nghị tháng 9/1939. Tình hình Đảng còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện, số lượng, chất
lượng đảng viên bị thiếu hụt do sự đàn áp dã man của đế quốc, công tác tuyên truyền gặp
nhiều khó khăn. Cũng vì vậy mà tình hình các hội quần chúng trở nên thiếu nhất quán,
các phong trào bãi công đòi tăng lương cũng như các phong trào vũ trang diễn ra nhỏ lẻ,
không đều, nhanh chóng bị dập tắt. Đảng cần tiếp tục chuyển hướng chiến lược, xác định
lại nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là giải phóng dân tộc ở các nước Đông Dương, tuy nhiên
nhiệm vụ đấy cần phải do chính quốc gia, dân tộc ấy thực hiện.

3. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần VIII (5-1941).

3.1. Bối cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phát-xít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô,
phát-xít Nhật sắp gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Từ khi Nhật nhảy vào xâm
chiếm, Pháp đầu hàng Nhật, mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương đều bị chiến tranh hoá.
Chính sách phản động của Pháp - Nhật càng làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông
Dương với chủ nghĩa đế quốc xâm lược thêm sâu sắc.

Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mới.Thế giới hình thành hai trân tuyến: Một bên
là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu; một bên là khối phát-xít do Đức đứng đầu
làm cho tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi.

Tình hình trong nước


Nhân dân ta đều rên xiết dưới hai tầng áp bức bóc lột Pháp- Nhật. Mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp Nhật vô cùng sâu sắc. Nhân dân ta ngày càng
được cách mạng hóa với nhiều cuộc đấu tranh như khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam
Kỳ…Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28-1-1941
Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII họp từ ngày 10
đến 19-5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng).

3.2. Nội dung văn kiện

Nhiệm vụ cách mạng

Trung ương Đảng xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương
không phải là đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến nói chung, mà là chủ nghĩa đế quốc
và bọn tay sai phản bội dân tộc. Xác định nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng là giải
phóng dân tộc, giải quyết cấp bách mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít
Pháp- Nhật vì "quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giật; vận mệnh dân tộc nguy
vong không lúc nào bằng".

Hội nghị khẳng định dứt khoát phải thay đổi chiến lược ,chưa chủ trương làm cách mạng
tư sản dân quyền (giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa), mà là cuộc cách mạng chỉ
phải giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ta chủ trương
tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch
thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công,
giảm tô, giảm tức. Sau khi giành độc lập, các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương
muốn lập ra một chính phủ liên bang hay đứng riêng thành một quốc gia độc lập tuỳ ý.
Đối với nước ta, sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập một chính phủ nhân dân,
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của toàn
quốc, Chính phủ do Quốc hội bầu ra.

Liên hiệp tất cả các giai cấp và tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, xu hướng
chính trị, đảng phái vào một mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc thật rộng rãi, lấy
liên minh công nông làm cơ sở. Muốn vậy cần phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu
hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân.
Trung ương quyết định thành lập “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là Việt
Minh. Đối với các dân tộc Campuchia và Lào, Đảng chủ trương lập “Mặt trận Ai Lao độc
lập đồng minh”, và “Cao Miên độc lập đồng minh”, để sau đó lập ra Đông Dương độc lập
đồng minh. Còn các tổ chức quần chúng thì lập thành các hội cứu quốc như: công nhân
cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, v.v..

Chuyển hướng hình thức đấu tranh, từ đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp
đòi quyền lợi dân chủ, dân sinh, sang đấu tranh chính trị bí mật, bất hợp pháp, chuẩn bị
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm của
Đảng và nhân dân ta, phải ra sức chuẩn bị lực lượng trong toàn quốc và nhằm đúng vào
những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi, đi từ khởi nghĩa từng phần, giành
chính quyền ở địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước…

Lực lượng cách mạng

Hội nghị tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, tất cả các giai cấp, những người Việt
Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh để giải phóng dân tộc. “Không phân biệt thợ
thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ
cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành độc lập dân tộc, tự do
cho dân tộc”.

Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc

Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc không phải chung trên toàn Đông Dương
mà trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, để "làm sao đánh thức được tinh thần dân
tộc xưa nay trong nhân dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam)". Đây là cơ sở cho sự đổi mới
hình thức tên gọi Mặt trận dân tộc thống nhất để "có tính dân tộc hơn, cho có một mãnh
lực dễ hiệu triệu hơn". Hội nghị cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết ba dân tộc ở
Đông Dương trong một chiến lược chống kẻ thù chung Pháp - Nhật và tay sai, giành độc
lập ở từng dân tộc, coi đó là vấn đề sống còn của ba dân tộc. "Những dân tộc sống ở
Đông Dương đều chịu dưới ách thống trị của giặc Pháp - Nhật, cho nên muốn đánh đuổi
chúng nó không chỉ dân tộc này hay dân tộc kia mà đủ, mà phải có một lực lượng thống
nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương họp lại". Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc, "ta phải thi hành đúng chính sách "dân tộc tự quyết" cho dân tộc Đông
Dương".

3.3. Nhận xét văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần VIII (5-1941)

So với Hội nghị lần thứ VII, Hội nghị lần này đã xác định rõ ràng, dứt khoát nhiệm vụ
cách mạng rằng không phải là đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến nói chung, mà là
chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc. Lực lượng cách mạng đã mở rộng
thành tất cả các giai cấp, những người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh để
giải phóng dân tộc. Cuối cùng thì đến Hội nghị lần VIII, phạm vị cách mạng đã được thu
hẹp lại, không còn là chung trên toàn Đông Dương mà trong phạm vi từng nước ở Đông
Dương.

Tóm lại, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ VIII có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần VIII đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6
(11-1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị
tiến tới Cách mạng tháng Tám. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý
nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược và sáchlược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ 6 (11-1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân
chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

4. Tiểu kết giai đoạn 1939-1945.

Trong giai đoạn 1939-1941, công cuộc tư tưởng và đường lối của Đảng đã dần dần hoàn
thiện để có thể đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Các Hội nghị Trung ương
Ðảng (11-1939), (11-1940) và nhất là Hội nghị Trung ương tám (5-1941) đã đề ra những
quan điểm phát triển hoàn chỉnh và biện pháp, đường lối chỉ đạo cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, thể hiện được bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta,
đưa cao trào giải phóng dân tộc đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Nếu như ở giai đoạn (1930-1935), Đảng vẫn chưa nhìn nhận được mâu thuẫn chủ yếu của
toàn thể dân tộc Việt Nam (mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương), việc
cách mạng giải phóng dân tộc vẫn bị xem nhẹ hơn việc đánh đổ phong kiến và bước sang
giai đoạn (1936-1939), Đảng đã nhìn nhận lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc,dân
chủ, xem nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa toàn thể dân tộc và đế quốc là ưu
tiên hàng đầu. Tuy nhiên, Đảng vẫn chưa từ bỏ việc đấu tranh giai cấp. Từ Nghị quyết
Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939, Đảng đã xác định vấn đề giải phóng
dân tộc là cấp thiết, đến Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941,
Đảng củng cố một lần nữa nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng là giải phóng dân tộc,
nhiệm vụ chống phong kiến và các yêu cầu dân chủ khác phải rải ra thực hiện từng bước,
phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc, đồng thời làm rõ được nhiệm vụ trung tâm của Đảng
và nhân dân ta trong giai đoạn hiện thời là cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Khi mà ở giai đoạn (1930-1935), tuy khẳng định lực lượng cách mạng là giai cấp vô sản
và nông dân nhưng Đảng lại xem nhẹ tầm quan trọng của các giai cấp khác, chưa tập hợp
được các giai cấp cùng hướng đến mục tiêu chung của cả dân tộc và ở giai đoạn (1936-
1939), vì phạm vi đấu tranh vẫn ở toàn Đông Dương nên Đảng nêu lên sự tham gia của
người dân các nước như Khơ-me, Lào cùng hướng đến mục tiêu chống đế quốc. Đến khi
hai hội nghị Ban chấp hành Trung ương (11-1939) và (5-1941) diễn ra, cả hai Nghị quyết
đều xác định rõ lực lượng cách mạng là dân tộc Việt Nam, đoàn kết giữa các giai cấp và
đảng phái với nòng cốt là công – nông.

Tuy Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 vẫn chủ trương đấu
tranh trên toàn Đông Dương nhưng đến Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng
tháng 5-1941 đã xác định được phạm vi đấu tranh giải phóng dân tộc trong khuôn khổ
một nước nhằm thi hành đúng quyền “dân tộc tự quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết,
giúp đỡ nhau giành thắng lợi, đã chứng minh được Đảng đã khắc phục được hạn chế của
giai đoạn (1930-1935) và giai đoạn (1936-1939) khi phạm vi đấu tranh của cả hai giai
đoạn này vẫn ở phạm vi trên toàn Đông Dương và chưa nhìn nhận được vấn đề quyền
dân tộc tự quyết ở mỗi quốc gia.

→ So với Luận cương chính trị, Đảng đã khắc phục triệt để những hạn chế của Luận
cương chính trị, hoàn thành được đường lối chính trị, xác định mục tiêu cốt lõi lúc bấy
giờ là đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc; tập trung lực lượng dân tộc để đấu
tranh giành độc lập, tự do; giải quyết vấn đề theo phạm vi quốc gia, áp dụng tình hình
thức tiễn cũng như phong tục, tập quán của từng quốc gia để đưa ra đường lối, phương
pháp cách mạng phù hợp cho quốc gia, dân tộc.

→ Đảng có sự hoàn thiện về đường lối cách mạng, điều đó được thể hiện trong việc giải
quyết hai nhiệm vụ của cách mạng (chống đế quốc và chống phong kiến).

You might also like