You are on page 1of 4

Họ và tên học sinh: ...........................

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ 6


Lớp : 4…. Năm học: 2021 - 2022
MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 4
Thời gian làm bài: 40 phút
Điểm Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………...

I. Đọc thành tiếng  ( 3 điểm)


1/ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
2/ Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh đọc 1 đoạn văn ( hoặc thơ) khoảng 115 chữ thuộc các
chủ điểm đã học (Từ tuần 19 đến tuần 28) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do
GV nêu (GV lựa chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Ghi tên bài, số trang
vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). Trả lời nội dung bài đọc.
II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm bài “Anh hùng thực sự”.Dựa vào nội dung bài đọc, hãy
khoanh và trả lời các hỏi dưới đây.
ANH HÙNG THỰC SỰ
Ngày xưa, ở vùng Qua-đa-la-pa-ra có một ông lão sống cùng ba người con trai. Lúc sắp
mất, ông gọi ba người con vào và nói :
– Các con của ta, ta chẳng có gì ngoài một viên kim cương của tổ tiên để lại. Ta không
muốn bán nó hay đem chia nhỏ cho các con. Ta chỉ muốn trao cho một trong ba con. Các
con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau, ta sẽ trao nó cho người xứng
đáng nhất.
Ba người cùng đi và đúng hẹn thì trở về. Người con cả đã mang một nửa tài sản của mình
chia cho những người nghèo khổ trong thành phố. Người con thứ hai thì cứu một bé gái
sắp chết đuối ở sông Ri-ô Grăng. Ông lão rất vui sướng, rồi ông quay sang người con thứ
ba :
– Còn con, xem con mang được về gì nào ?
Lúc này, người con thứ ba mới nói :
– Cha ạ, một buổi sáng, con nhìn thấy một người đàn ông say rượu nằm ngủ bên bờ vực.
Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực sâu. Con đã xốc anh ta ra khỏi
chỗ đó. Cha có biết đó là ai không ? Chính là San-chô, kẻ thù truyền kiếp của nhà ta. Đã
có vài lần anh ta doạ sẽ giết con nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy và nhìn con đăm đăm.
Rồi sau đó chúng con khoác tay nhau cùng về. Cha ạ, bây giờ thì con đã hiểu mỗi người
xung quanh ta đều có thể là bạn dù trước đó họ là kẻ thù.
Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói :
– Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ !
(Theo báo Thiếu niên Tiền phong)
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý câu trả lời phù hợp nhất
cho từng câu hỏi sau:
1. Lúc sắp mất, ông lão nói sẽ trao viên kim cương cho ai?
a. Người con mà ông thấy xứng đáng nhất.
b. Một trong ba người con trai của ông.
c. Người mà ông thấy xứng đáng nhất
2. Việc tốt mà người con cả và người con thứ hai đã làm là những việc gì?
a. Mang hết tài sản chia cho người nghèo, cứu người bị chết đuối.
b. Chia nửa số tài sản cho người nghèo, cứu một bé gái sắp chết đuối.
c. Cứu trợ cho những người nghèo khổ, cứu một bé gái sắp chết đuối.
3. Người anh hùng thực sự trong câu chuyện trên là ai ?
a. Ông lão.
b. Người con trai thứ ba.
c. Cả ba người con trai.
4. Vì sao người con trai thứ ba được người cha coi là “người anh hùng thực sự” ?
a. Vì anh đã cứu được một người đàn ông bị say rượu khỏi rơi xuống vực sâu.
b. Vì anh được cha yêu mến, tôn trọng và muốn tặng cho viên kim cương.
c. Vì anh là một người cao thượng đã chiến thắng được lòng thù hận của bản thân
mình.
5. Dòng nào dưới đây chỉ có danh từ?
a. bé gái, sông, Ri-ô Grăng
b. cha, trao, Qua-đa-la-pa-ra
c.ông lão, hạnh phúc, San-chô
6. Trong câu văn ". Người con cả đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những
người nghèo khổ trong thành phố." có mấy động từ? Đó là những từ nào?
a. mang, chia, cho
b. mang, chia, cho, tài sản
c. mang, chia, cho, tài sản, nghèo
7. Trong câu: “Cha ạ, bây giờ thì con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể là
bạn dù trước đó họ là kẻ thù.” có mấy từ ghép?
a. 2 từ ghép
b. 3 từ ghép
c. 4 từ ghép
8.Tìm tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau :
Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói :
– Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ !
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích
9. Câu “Người con thứ ba mới chính là người anh hùng thực sự.” thuộc kiểu câu
gì?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
10. Vị ngữ trong câu: “Người con cả đã mang một nửa tài sản của mình chia cho
những người nghèo khổ trong thành phố.” là những từ ngữ nào?
a. đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ trong thành
phố.
b. chia cho những người nghèo khổ trong thành phố.
c. cho những người nghèo khổ trong thành phố.
11. Tìm bộ phận chủ ngữ trong câu: “Ông lão rất vui sướng.”
a. Ông lão rất.
b. Ông lão.
c. Ông
12. Các dấu gạch ngang trong bài được dùng để làm gì?
a. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
b. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
c. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
13. Tìm một từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” có trong bài đọc hiểu trên.
a. anh dũng
b. gan dạ
c. anh hùng
14.Tìm một câu khiến có trong bài đọc hiểu trên
a. Các con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau, ta sẽ trao nó cho
người xứng đáng nhất.
b. Con đã xốc anh ta ra khỏi chỗ đó.
c. Ba người cùng đi và đúng hẹn thì trở về.
Họ và tên học sinh: ........................... BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Lớp : 4…. Năm học: 2021 - 2022
MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) - LỚP 4
Thời gian làm bài: 40 phút
I. Chính tả ( 2 điểm)   Nghe viết: Sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương
bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá,
hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra
một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ
vào tháng tư, tháng năm ta.

II. Tập làm văn: (8 điểm)


Đề bài : Tả một cây có bóng mát hoặc một cây ăn quả mà em biết.

You might also like