You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2021-2022

I. TRI THỨC ĐỌC HIỂU:


1. Điểm tựa tinh thần (bài 6)
+ Gió lạnh đầu mùa
+ Tuổi thơ tôi
a. Tri thức thể loại: Truyện: Học sinh cần nắm vững:
- Khái niệm về thể loại truyện: SGK/ 05
- Những đặc điểm về: Chi tiết tiêu biểu; ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ý nghĩa của nhân vật trong
một tác phẩm truyện: SGK/05, 06.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản.
b. Thực hành đọc hiểu:
- Biết khai thác đọc hiểu những văn bản truyện cụ thể: nhận biết và phân tích được các đặc điểm của
một tác phẩm truyện cụ thể (đề tài; các chi tiết tiêu biểu; ngôi kể, phương thức biểu đạt; thể loại; nhân
vật….)
2. Gia đình yêu thương (Bài 7)
+Những cánh buồm
+Mây và sóng
+Con là…
a. Tri thức thể loại: Thơ Học sinh cần nắm vững:
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được các tác dụng của các
yếu tố tự sự và miêu tả trong một tác phẩm thơ cụ thể.
b. Thực hành đọc hiểu:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả qua một văn bản thơ cụ thể.
II. TRI THỨC TIẾNG VIỆT
a. Tri thức tiếng Việt: Học sinh cần nắm vững:
- Dấu ngoặc kép và công dụng của dấu ngoặc kép. SGK/06
- Nhận biết được từ đa nghĩa và từ đồng âm: SGK/27
b. Thực hành tiếng Việt:
- Nhận diện và nêu tác dụng của những tri thức Tiếng Việt trên qua câu văn, đoạn văn, đoạn thơ.
- Biết đặt câu, dựng đoạn với các tri thức Tiếng Việt của các bài nói trên.
III. VIẾT:
a. Tri thức viết: Học sinh cần nắm vững:
- Khái niệm và chức năng về văn bản và đoạn văn: SGK trang 06 và 07.
- Những yêu cầu và qui trình viết một đoạn văn cảm nhận về một văn bản thơ (SGK trang 36-37)
b. Một số chủ đề gợi ý:
-Chủ đề về gia đình.
-Chủ đề tình thương yêu.
IV.HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận: 60 phút
- Đề thi có 2 phần
+ Phần I: Cho ngữ liệu đọc hiểu, học sinh trả lời câu hỏi về đặc trưng thể loại và kiến thức Tiếng Việt.
+ Phần II: Học sinh viết đoạn văn cảm nhận về một về một văn bản thơ.

---HẾT----
Bài tập 1: Cho đoạn trích
“Hổm rày ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào
những chiều mưa, tự nhiên thấy lòng buồn mang mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy
là những âm thanh vọng về của tuổi thơ. Những ai đã rời quê lên thành phố, hằng ngày tai quen nghe
tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần,
hẳn lòng cũng nao nao giống như tôi.
Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ
chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té
chạy khi chủ nhà xuỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ.”
a. Đoạn trích trên trích từ văn bản: “.........................................” Tác giả là: ............................
b. Đoạn trích trên có ... đoạn văn.
c. Dấu hiệu nhận biết 1 đoạn văn là: ............................................................................................
...............................................................................................................................................................
Bài tập 2: Cho các câu:
- “Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong”
- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.
a. Giải thích nghĩa của các từ “trong” ở 2 câu trên.
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
b. Từ đồng âm là gì? Cho ví dụ
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
c. Từ đa nghĩa là gì? Cho ví dụ
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Bài tập 3: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong
câu ấy.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Bài tập 4: Đọc lại bài thơ “Những cánh buồm”
a. Chỉ ra các từ láy trong bài thơ:............................................................. ...........................................
b. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ:
...................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................

You might also like