You are on page 1of 7

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 7

Họ và tên:.................................................................................Lớp:..................

CẤU TRÚC ĐỀ THI:


- Nhận biết đặc trưng thể loại (xem đặc trưng truyện/ tục ngữ: ở dưới)
1.0đ
- Nhận diện yếu tố tiếng Việt trong văn bản.
- Xác định được ý nghĩa, vấn đề chính của văn bản.
- Giải thích được chi tiết trong văn bản (theo đặc trưng thể loại).
PHẦN I: 1.5đ
- Xác định và phân tích được bài học rút ra từ văn bản.
ĐỌC HIỂU (4đ) - Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong tác phẩm.
(ngữ liệu ngoài SGK)
Viết đoạn văn (7 - 9 câu) thực hiện yêu cầu đọc hiểu về văn bản, trong đó có sử
dụng được môt số yếu tố tiếng Việt (gạch chân và chỉ rõ).
1.5đ
Nội dung dự kiến: Trình bày suy nghĩ, nêu quan điểm cá nhân về bài học/ thông
điệp được rút ra từ văn bản.
Lựa chọn 1 trong 2 đề văn sau:
PHẦN II: - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
LÀM VĂN (6đ) - Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch
sử.

NỘI DUNG ÔN TẬP:


- ĐỌC: theo đặc trưng cơ bản của thể loại
+ TRUYỆN NGỤ NGÔN: thể loại, nhân vật, ngôi kể.
+ TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG: thể loại, nhân vật, ngôi kể, không gian, thời gian, cốt truyện.
+ TỤC NGỮ: hình thức (số câu, số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp), nội dung.
- TIẾNG VIỆT (xác đinh, giải nghĩa, nêu tác dụng): giải nghĩa từ; thành ngữ; dấu câu; biện pháp tu từ: nói quá, so
sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ; liên kết và mạch lạc trong văn bản.
- VIẾT:
a. Viết đoạn văn: Viết đoạn văn (7 - 9 câu) thực hiện yêu cầu đọc hiểu về văn bản, trong đó có sử dụng được môt số
yếu tố tiếng Việt (gạch chân và chỉ rõ).
Nội dung dự kiến: Trình bày suy nghĩ, nêu quan điểm cá nhân về bài học/ thông điệp được rút ra từ văn bản.
b. Viết bài văn: Lựa chọn 1 trong 2 đề văn sau:
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

VIẾT ĐOẠN VĂN:


Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn; đủ số câu (7- 9 câu); không mắc lỗi chính tả, gạch xóa.
Yêu cầu tiếng Việt: gạch chân và chỉ rõ (ghi ở cuối đoạn văn).
Nội dung:
a. Trình bày suy nghĩ, nêu quan điểm cá nhân về bài học/ thông điệp được rút ra từ văn bản:
- Gọi tên bài học.
- Phân tích bài học (trích từ, cụm từ, câu văn liên quan).
- Lấy ví dụ trong đời sống.
- Con đã làm gì để thể hiện bài học trong đời sống.
- Liên hệ bản thân (con sẽ làm gì).
- Thông điệp (mọi người cần làm gì).
b. Đánh giá chi tiết/ ý nghĩa tiêu biểu: - Gọi tên.
- Nêu vai trò + Lấy ví dụ.
- Liên hệ bản thân/ Thông điệp.
Lưu ý: thống nhất ngôi xưng hô + hoàn thành đầy đủ yêu cầu của đề trong 01 đoạn văn (không xuống dòng).
LƯU Ý VỀ 1 SỐ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT:
A. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH BPTT:
BƯỚC 1: Gọi tên và chỉ rõ (trích rõ cụm từ)
BƯỚC 2:
Với BPTT so sánh, nhân hoá, ẩn dụ:
- Gợi hình: Thể hiện/ khắc họa/ diễn tả cái gì như thế nào?
- Gợi cảm: Thể hiện/ bộc lộ cảm xúc gì của tác giả với...
Với BPTT điệp ngữ: nhấn mạnh, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. (cụ thể đối tượng trong văn bản)
B. NGHĨA CỦA TỪ:
- Xác định nghĩa gốc của từ, từ trong thành ngữ theo từ điển.
- Dựa vào câu văn, giải nghĩa từ/thành ngữ theo ngữ cảnh.
C. DẤU CÂU:
Dấu câu Ký hiệu Tác dụng

- Trích dẫn lời nói trực tiếp.


Dấu ngoặc kép “ ”
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

- Phối hợp với dấu phẩy cho biết còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt
kê hết.
Dấu chấm lửng … - Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị
nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm.

LUYỆN TẬP:
BÀI 1: GIẢI NGHĨA CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ SAU:
a. Thầy bói xem voi:
..............................................................................................................................................................
b. Chín người mười ý: ...........................................................................................................................................................
c. Có công mài sắt, có ngày nên
kim: ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
d. Uống nước nhớ
nguồn: ......................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
e. Ếch ngồi đấy giếng: ..........................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
f. Ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài: .................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
g. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở: ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
BÀI 2: ĐỌC CÁC NGỮ LIỆU SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Ngữ liệu 1:
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta
chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng
nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không
kịp nữa. Rùa đã về đích trước nó.
(Rùa và Thỏ, Theo Truyện La Phông-ten)
1. Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản. Câu chuyện gồm những nhân vật nào?
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
2. Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu chuyện trên.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
3. Con rút ra bài học/ thông điệp gì từ văn bản?
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
4. Bằng đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu), con hãy trình bày suy nghĩ, nêu quan điểm của mình về bài học được rút ra
từ văn bản, trong đó có sử dụng một thành ngữ (gạch chân, chỉ rõ).
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
Ngữ liệu 2:
Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian,
và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau
chuyến đi [...] Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái
ren cuối cùng, siết lại tất cả định ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên. Tôi cho rằng một
người muốn tự vẫn đang chĩa súng vào đầu cũng có cùng nỗi thắc mắc rằng cái gì sẽ đến sau đó như tôi lúc ấy. Một tay
tôi nắm công tắc khởi động, tay kia giữ công tắc thắng; tôi gạt công tắc đầu tiên, và đến công tắc thứ hai gần như ngay
tắp lự. Hình như tôi đã quay mòng mòng, tôi cảm nhận được cảm giác rơi hẫng kinh hoàng, rồi nhìn quanh, tôi thấy
phòng thí nghiệm vẫn giống hệt như trước. Có gì xảy ra không nhỉ? Trong giây lát, tôi ngờ rằng trí khôn đã đánh lừa
mình. Sau đó, tôi đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Chỉ trước đó một lát thôi, nó còn chỉ mười giờ một phút, vậy mà bây
giờ đã là gần ba giờ rưỡi!
[...] Bóng đêm ập xuống như khi ta tắt đèn và chỉ trong khoảnh khắc, ngày mai đã đến. Phòng thí nghiệm càng
lúc càng nhoà nhạt mơ hồ. Đêm tối của ngày hôm sau bao trùm tất cả, rồi nối tiếp bằng ngày, đêm, rồi lại ngày, cứ
nhanh hơn và nhanh mãi. Tai tôi chỉ nghe thấy âm thanh lùng bùng của gió xoáy, và một trạng thái rối rắm, mờ mịt lạ
lùng che phủ tâm trí tôi.
[...] Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung
cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút,
và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...) Tối và sáng nối tiếp
nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy
mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì
sao. Rồi khi gia tốc ngày một lớn, đêm và ngày hoà thành một màu xám liên miên không dứt, nền trời thăm thẳm một
màu xanh lơ lung linh kì diệu giống màu của tầm chạng vạng, mặt trời lao nhanh như một vệt lửa vẽ nên vòng cung rực
rỡ trong không trung; mặt trăng trở thành một dải mờ hơn biến đổi thất thường; và tôi chẳng thể thấy một vì sao nào,
chỉ thi thoảng thấy một vòng tròn sáng hơn lấp lánh giữa nền xanh.
[...] Lúc đó tôi nhận thấy thời tiết thay đổi liên tục, từ xuân chí sang đông chí trong vòng trên dưới một phút, kết
quả là tôi lướt qua một năm chỉ trong một phút; và phút này sang phút khác, tuyết trắng phủ khắp bề mặt thế giới rồi
biến mất, được nối tiếp bởi sắc xanh biếc ngắn ngủi của mùa xuân.
[...] Tôi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng thấy các bước phát triển của nhân loại, những tiến bộ vượt bậc của nền văn
minh sơ đẳng này có gì đáng kinh ngạc nếu chỉ quan sát thế giới mịt mù khó hiểu đang vùn vụt lướt qua và biến chuyển
nhanh chóng trước mắt! [...] Tôi thấy một màu xanh lục mỡ màng vinh cửu phủ khắp sườn đồi, không hề phải chịu tác
động của mùa đông. Ngay cả đầu óc mụ mị của tôi lúc ấy cũng thấy Trái Đất rất đẹp. Và thế là tôi chợt nảy ra ý ghĩ
dừng lại.
(Hơ-bớt Gioóc Gheo-xờ (Herbert George Wells), Cỗ máy Thời gian, Nguyễn Thành Nhân địch, NXB Văn học, Hà Nội,
2018, tr. 42 - 47)
1. Xác định thể loại và ngôi kể của đoạn trích trên. Lí giải về tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này trong ngữ
liệu.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
2. Liệt kê 02 chi tiết nói về không gian được miêu tả trong ngữ liệu trên.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
3. Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu chuyện trên.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
4. Từ câu chuyện về “Cỗ máy Thời gian”, con hãy viết đoạn văn (từ 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai
trò của trí tưởng tượng, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng (gạch chân, chỉ rõ).
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
Ngữ liệu 3:
Khi Ngài Wonka kêu lên “Dừng thuyền lại!”, hơn một trăm người Oompa-Loompa cùng đồng loạt hãm mái
chèo của mình thật mạnh trên mặt nước, và rồi bắt đầu kéo chèo theo hướng ngược lại. Con thuyền dừng hẳn lại.
Những người Oompa-Loompa lái con thuyền rẽ gần vào cánh cửa màu đỏ tươi. Trên cánh cửa có viết:
PHÒNG PHÁT MINH
BÍ MẬT - CẤM XÂM PHẠM
Ngài Wonka rút ra một chiếc chìa khóa từ trong chùm chìa khóa của mình, nghiêng người tới sát cánh cửa và tra
nó vào ổ khóa.
“Đây là căn phòng quan trọng nhất trong toàn bộ nhà máy!” Ông ấy nói. “Tất cả những sáng chế quan trọng và
bí mật nhất của tôi đều đang được giữ ở đây. Lão già Fickelgruber đảm bảo sẽ chịu mất nguyên cả hàm răng chỉ để đối
lấy ba phút được ở trong căn phòng này! Cả lão Prodnose, lão Slughorth và tất cả những kẻ làm sô cô la khác nữa!
Nhưng giờ thì tất cả hãy nghe đây! Khi các cháu vào trong phòng thì cấm không được nghịch ngợm gì hết! Không sờ
mó, không hít ngửi, và không được nếm thử bất cứ thứ gì! Đồng ý không?”
“Vâng, vâng!” lũ trẻ cùng kêu lên. “Chúng cháu sẽ không chạm vào thứ gì hết!”
“Cho đến tận bây giờ,” Ngài Wonka nói, “ngoài tôi ra chưa có bất cứ ai, kể cả những người Oompa-Loompa,
được phép bước vào căn phòng này!” Ông ấy mở cánh cửa ra và bước chân vào phòng. Bốn đứa trẻ và phụ huynh chúng
lần lượt bước theo ông.
“Đừng sờ mó gì hết!” Ngài Wonka kêu lên. “Và đừng có làm đổ thứ gì đấy!”
Charlie Bucket nhìn ngắm khắp xung quanh căn phòng khổng lồ mà cậu vừa bước chân vào. Nơi này cứ như
gian bếp của một mụ phù thủy già ấy! Khắp xung quanh cậu là những cái vạc kim loại lớn màu đen chứa đầy những thứ
chất lỏng đang sôi sùng sục, bong bóng nổ bôm bốp, được đun trên những cái bếp lò khổng lồ; những cái phích đang bốc
hơi nước xì xì, những cái chảo đang rán xèo xèo một thứ gì đó; những cái máy lớn bằng thép đang kêu lạch cạch và rung
lắc liên hồi; những cái ống dẫn dài lòng vòng khắp trên trần, nối xuyên qua khắp các bức tường; và cả căn phòng đều
tràn ngập trong khói và hơi với đủ thứ hương thơm đến nức cả mũi.
Chính Ngài Wonka cũng bỗng nhiên trở nên phấn khích hơn hẳn bình thường, và ai ai cũng có thể thấy rõ ràng
rằng đây chính là căn phòng mà ông ấy ưa thích nhất. Ông ấy nhảy tưng tưng giữa những cái chảo rán và đủ thứ máy
móc như một đứa trẻ đang nhảy tưng tưng giữa đống quà Giáng Sinh của mình, băn khoăn không biết nên xem thứ gì
trước. Ông ấy mở nắp vung một cái nồi lớn ra và hít hà một cái; rồi ông ấy chạy sang bên kia, thọc ngón tay vào một cái
bể đựng thứ nước gì đó màu vàng vàng và đưa lên miệng nếm thử; và rồi ông ấy lại bỏ ngay sang một cái máy thật là lớn
bên kia rồi bật bật tắt tắt cả nửa tá công tắc và nút bấm; rồi ông ấy nhìn chăm chăm vào cánh cửa thủy tinh của một cái lò
nướng khổng lồ đang làm việc, xoa hai tay vào nhau và chặc lưỡi thích thú với thứ đang được nấu bên trong. Rồi ông ấy
lại chạy sang chỗ một cái máy khác, một cái máy kỳ lạ cứ kêu lên phụp-phụp-phụp-phụp-phụp, và cứ mỗi lần nó kêu
“phụp” một cái là lại có một viên bi lớn màu xanh lá cây rơi xuống một cái giỏ đặt trên sàn nhà. Ít nhất thì trông nó cũng
giống một viên bi.
“Kẹo Ngậm Mãi Mãi!” Ngài Wonka tự hào nói. “Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới! Tôi làm ra nó cho những
đứa trẻ chỉ có được rất ít tiền tiêu vặt. Các bạn có thể cho một viên Kẹo Ngậm Mãi Mãi vào trong miệng mình và mút và
mút và mút nó, thì nó mãi mãi cũng sẽ không bao giờ nhỏ đi!”
“Nó cũng giống như là kẹo cao su!” Violet Beauregarde kêu lên.
“Nó không giống với kẹo cao su đâu,” Ngài Wonka nói. “Kẹo cao su là để nhai, còn nếu cháu mà cố nhai một
viên Kẹo Ngậm này đây cháu sẽ rụng hết răng ngay! Và chúng sẽ không bao giờ nhỏ đi! KHÔNG BAO GIỜ! Ít nhất thì
tôi cũng nghĩ là không bao giờ. Có một viên đang được thử nghiệm ở trong Phòng Thử Nghiệm ở ngay kế bên. Một anh
chàng Oompa-Loompa đang mút nó. Cậu ta đã mút nó liên tục trong gần một năm nay rồi không dừng, vậy mà nó vẫn
còn y nguyên xi như mới!”
“Nào, ở bên này,” Ngài Wonka tiếp tục giới thiệu, bước đi một cách phấn khích về phía bên kia căn phòng. “Ở
bên đây tôi đang sáng chế ra một loại kẹo hoàn toàn mới!”. Ông ấy dừng lại bên một cái chảo rán lớn. Cái chảo đó chứa
đầy một thứ nước cốt màu tím than rất đặc và dính, đang sôi và sủi bọt ùng ục. Bằng cách kiễng chân lên thật cao,
Charlie có thể thấy thứ bên trong cái chảo lớn đó.
“Đây là dung dịch Kẹo Mọc Tóc!” Ngài Wonka reo lên. “Các bạn chỉ cần ăn một miếng nhỏ xíu của thứ kẹo
này, và trong chính xác nửa tiếng đồng hồ sau đó những chỏm tóc mượt mà, lộng lẫy và mới-coóng sẽ bắt đầu mọc lên
ngay trên đầu bạn! Và cả một hàng ria! Rồi còn cả một bộ râu nữa!”
“Một bộ râu!” Veruca Salt kêu lên. “Ai lại đi muốn một bộ râu cơ chứ?”
“Nếu cháu mà mọc râu thì trông sẽ rất hợp đấy!” Ngài Wonka đáp. “Nhưng không may là hỗn hợp chưa được
hoàn chỉnh cho lắm. Tôi đã làm nó thành ra tác dụng quá mạnh. Nó hoạt động quá là hiệu quả. Tôi đã thử nó lên một
anh chàng Oompa-Loompa trong Phòng Thử Nghiệm hôm qua, và ngay lập tức một bộ râu đen khổng lồ bắn ra khỏi
cằm anh ấy, và rồi mọc lên nhanh đến nỗi chẳng mấy chốc nó đã phủ kín cả căn phòng bằng một tấm thảm lông lá dầy
cộp. Nó thậm chí mọc còn nhanh hơn là chúng tôi có thể cắt! Cuối cùng, chúng tôi phải dùng đến một cái máy cắt cỏ
mới cắt ngắn được cái bộ râu quỷ quái đó! Nhưng tôi sẽ hoàn thiện hỗn hợp này sớm thôi! Và đến khi đó, sẽ không còn
bất cứ bé trai hay bé gái nào phải mang những cái đầu hói đi học nữa!”

(Charlie và Nhà Máy Sô Cô La, Chương 19: Phòng phát minh - Kẹo Mọc tóc và Kẹp Ngậm Mãi Mãi)
1. Xác định thể loại và ngôi kể của đoạn trích trên. Lí giải về tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này trong ngữ
liệu.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
2. Liệt kê 02 chi tiết nói về không gian được miêu tả trong ngữ liệu trên.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
3. Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu chuyện trên.
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
4. Từ câu chuyện về “Phòng Phát minh” tạo ra những loại kẹo đặc biệt, con hãy viết đoạn văn (từ 7 – 9 câu) trình
bày suy nghĩ của mình về vai trò của trí tưởng tượng, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng (gạch chân, chỉ rõ).
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................

You might also like