You are on page 1of 6

NEU – KẾ KIỂM: HỌC GÌ LÀM GÌ

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ KINH TẾ VÀ
GHI NHẬN TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN 1

1
Quizizz: https://tinyurl.com/2s37mjmr
NEU – KẾ KIỂM: HỌC GÌ LÀM GÌ

CÂU HỎI 2

Câu 1: Nghiệp vụ: “Mua nhập kho hàng hóa, chưa thanh toán tiền cho người bán” sẽ làm cho tài
sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:

A. Tài sản tăng, nguồn vốn giảm


B. Tài sản tăng, nguồn vốn tăng
C. Tài sản tăng, nợ phải trả tăng
D. Không đáp án nào đúng

Câu 2: Định khoản kế toán “Nợ TK Tiền mặt/Có TK Phải thu khách hàng" thể hiện nội dung kinh tế
sau:

A. Ứng trước tiền cho người bán


B. Trả lại tiền mặt cho khách hàng
C. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt
D. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Nghiệp vụ "Mua ô tô tải để chuyên chở hàng hóa, đã thanh toán 50% bằng chuyển khoản”
sẽ làm cho tải sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:

A. Tài sản tăng — Tài sản giảm


B. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng
C. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
D. Không đáp án nào đúng

Câu 4: Nghiệp vụ “Hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chưa nhận được tiền thanh toán"
sẽ làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:

A. Nguồn vốn tăng – Tài sản tăng


B. Nguồn vốn giảm – Tài sản giảm
C. Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm
D. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Thông tin phản ánh trên tài khoản phản ánh tài sản theo nguyên tắc:

A. Luôn ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ và có số dư bên Có


B. Thường ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ và có số dư bên Có
C. Luôn ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có và có số dư bên Nợ
D. Thường ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có và có số dự bên Nợ

Câu 6: Ghi sổ kép là việc kế toán viên:

2
Câu hỏi trắc nghiệm trong Giáo trình Nguyên lý Kế toán – trường Đại học Kinh tế Quốc dân
NEU – KẾ KIỂM: HỌC GÌ LÀM GÌ

A. Ghi đồng thời một số tiền lên các tài khoản phản ánh tài sản
B. Ghi đồng thời một số tiền lên các tài khoản phản ánh nguồn vốn
C. Ghi đồng thời một số tiền lên ít nhất hai tài khoản, trong đó một tài khoản được ghi Nợ và
một tài khoản được ghi Có.
D. Ghi đồng thời một số tiền lên một tài khoản phản ánh tài sản, một tài khoản phản ánh nợ
phải trả hoặc vốn chủ sở hữu

Câu 7: Kế toán sẽ ghi nhận một khoản doanh thu nhận trước như là:

A. Tài sản của doanh nghiệp


B. Doanh thu của doanh nghiệp
C. Nợ phải trả của doanh nghiệp
D. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Câu 8: Kế toán sẽ ghi nhận một khoản chi phí dồn tích như là:

A. Tài sản của doanh nghiệp


B. Doanh thu của doanh nghiệp
C. Nợ phải trả của doanh nghiệp
D. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Câu 9: An An hiểu chưa rõ về quy trình kế toán của doanh nghiệp. Hãy giúp bạn ấy chỉ ra các công
việc cần thực hiện theo thứ tự.

A. Chuyển số tiền Nợ, Có vào sổ cái


B. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
C. Ghi nhận thông tin về nghiệp vụ kinh tế lên sổ nhật kí
D. Lập báo cáo tài chính
E. Lập bảng cân đối thử

Câu 10: Trong 2 tình huống sau đây, hãy chỉ ra tình huống nào sẽ làm mất tính cân bằng của bảng
cân đối thử:

A. Ghi Nợ TK Tiền 6 triệu đồng, ghi Có TK Chi phí tiền lương 6 triệu đồng khi thanh toán lương
cho người lao động 6 triệu đồng.
B. Cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhận được 9 triệu đồng: Ghi Nợ TK Tiền 9 triệu đồng, ghi
Có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ 9 triệu đồng

Câu 11: Bảng cân đối thử của Công ty Jeong có số dư các tài khoản như sau (ĐVT 1000đ): Doanh
thu cung cấp dịch vụ 85.000; Phải trả cho nhân viên 4.000; Chi phí lương nhân viên 45.000; Chi phí
thuê văn phòng 10.000; Vốn chủ sở hữu 42.000; Rút vốn 15.000; Thiết bị văn phòng 61.000. Như
vậy, trên bảng cân đối thử, số dư bên cột Nợ bằng:

A. 131.000
B. 216.000
C. 91.000
NEU – KẾ KIỂM: HỌC GÌ LÀM GÌ

D. 126.000

Câu 12: Trong quá trình lập bảng cân đối thủ của Công ty An An phát hiện ra phần bên Nợ và phần
bên Có chênh nhau, lỗi sai này mắc phải là do:

A. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không ghi sổ


B. Kế toán kết chuyển thiếu số liệu của nghiệp vụ kinh tế từ sổ nhật kí sang sổ cái.
C. Kế toán chuyển số liệu từ sổ nhật kí sang sổ cái hai lần (trùng lặp nghiệp vụ).
D. Kế toán ghi bút toán sai trên sổ nhật kí chung.
E. Tất cả các lỗi trên
NEU – KẾ KIỂM: HỌC GÌ LÀM GÌ

ĐÁP ÁN

Câu Đáp án Giải thích Trang3


1 B Phương trình kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Bốn loại quan hệ đối ứng liên quan đến tài sản và nguồn vốn:
Loại 1: Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng
Loại 2: Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
Loại 3: Tài sản tăng – Tài sản giảm
Loại 4: Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm
 Mua nhập kho hàng hóa (hàng hóa tăng) nên tài sản tăng.
Chưa thanh toán tiền gửi cho người bán (phải trả người bán
tăng làm nợ phải trả tăng) nên nguồn vốn tăng.
2 C Tài khoản phản ánh tài sản: các nghiệp vụ làm gia tăng tài sản 51
ghi bên Nợ, làm giảm tài sản ghi bên có.
 Tiền mặt và Phải thu khách hàng là hai tài khoản phản ánh
tài sản. Do đó, nợ TK Tiền mặt thể hiện nội dung tiền mặt
tăng, có TK Phải thu khách hàng thể hiện nội dung phải thu
khách hàng giảm. Vậy khách hàng trả nợ bằng tiền mặt.
3 B Tương tự câu 1
 Mua nhập ô tô tải để chuyên chở hàng hóa (phương tiện
vận tải tăng) nên tài sản tăng. Đã thanh toán 50% bằng
chuyển khoản (tiền gửi ngân hàng giảm) nên tài sản giảm
một lượng bằng ½ giá trị tài sản tăng do mua ô tô. Vì vậy tài
sản tăng. Do còn 50% chưa thanh toán (phải trả người bán
tăng) nên nguồn vốn tăng.
4 A Tương tự câu 1
 Hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng (doanh thu
tăng) nên nguồn vốn tăng. Chưa nhận được tiền thanh toán
(phải thu khách hàng tăng) nên tài sản tăng.
5 C Tài khoản phản ánh tài sản: các nghiệp vụ làm gia tăng tài sản 51
ghi bên Nợ, làm giảm tài sản ghi bên có. Số dư đầu kỳ và cuối
kỳ ghi bên Nợ.
6 C Ghi sổ kép (ghi kép) là việc ghi một số tiền của một nghiệp vụ 56
kinh tế vào ít nhất hai tài khoản theo kiểu ghi Nợ Tài khoản
này và ghi Có tài khảon khác.
7 C Doanh thu nhận trưóc là khoản mà doanh nghiệp nhận tiền 66
trước khi chưa thực hiện xong dịch vụ hoặc chưa hoàn thành
xong sản phẩm, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện
dịch vụ này trong tương lai. Vì vậy các khoản doanh thu nhận
dước chính là khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

3
Số trang sách trong Giáo trình Nguyên lý kế toán để tham khảo lý thuyết
NEU – KẾ KIỂM: HỌC GÌ LÀM GÌ

8 C Chi phí dồn tích (Chi phí phải trả) là những chi phí thực tế đã 68
phát sinh nhưng chưa được thanh toán. Kế toán sẽ ghi nhận
chi phí dồn tích như một khoản nợ phải trả của doanh
nghiệp.
9 B-C-A- Quy trình kế toán bao gồm 11
E-D - Bước 1: Thu thập chứng từ kế toán
- Bước 2: Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật
ký, sổ Cái. Cuối kỳ tính số dư trên các tài khoản
- Bước 3: Thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ
- Bước 4: Lập Bảng cân đối thử từ số dư trên các tài khoản
- Bước 5: Lập Báo cáo tài chính
- Bước 6: Khóa sổ kế toán cuối kỳ
10 Sai đề? 71
Khi Bảng cân đối thử đạt được cân bằng thì có thể vẫn tồn tại
sai sót. Những sai sót phổ biến chẳng hạn:
- Kế toán bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không ghi số
- Kế toán kết chuyển thiếu số liệu của nghiệp vụ kinh tế từ Sổ
nhật kí sang Sổ Cái
- Kế toán chuyển số liệu tử Số nhật kí sang Sổ Cái hai lần
(trùng lặp nghiệp vụ)
- Kế toán ghi bút toán sai trên Sổ nhật kí chung (chọn sai tài
khoản hoặc ghi sai số tiền phát sinh của nghiệp vụ kinh tế)

Tình huống B ghi bút toán đúng. Còn tình huống A ghi bút
toán sai trên Sổ nhật kí chung nhưng Bảng cân đối thử
(BCĐT) vẫn đạt được tính cân bằng do khi thanh toán lương
cho người lao động 6 triệu đồng thì:
- Tiền giảm nên ghi Có TK Tiền 6 triệu đồng  số dư Nợ giảm
6 triệu đồng.
- Chi phí tiền lương tăng nên ghi Nợ TK Chi phí tiền lương 6
triệu đồng  số dư Nợ tăng 6 triệu đồng.
Như vậy, tình huống A ghi bút toán ngược lại nhưng tổng số
tiền bên cột Nợ không đổi nên BCĐT vẫn cân bằng.
11 A Tài khoản có số dư bên cột Nợ: Chi phí lương nhân viên, Chi 69
phí thuê văn phòng, Rút vốn, Thiết bị văn phòng.
 Số dư cột Nợ = 45.000 + 10.000 + 15.000 + 61.000 =
131.000
12 Sai đề? Tương tự câu 10 71
 Khi kế toán phạm các lỗi ở phương án A, B, C, D thì bảng
cân đối thử vẫn đạt được tính cân bằng.

You might also like