You are on page 1of 57

Lý thuyết Hệ thống

Giáo trình giảng dạy

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Cường (2019), Lý thuyết hệ thống và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
2. TS. Trần Thị Thu Hà (Chủ biên, 2020), Giáo trình Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết
định. NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội.
3. PGS.TS. Trần Thị Song Minh (chủ biên, 2019), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý.
NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
4. PGS.TS.Nguyễn Thương Ngô (2009), Lý thuyết điều khiển tự động thông thường và
hiện đại quyển 4 - hệ tối ưu - hệ thích nghi. NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội.
5. Donella H Meadows (2018, người dịch: Hoàng Thảo), Thấu Hiểu Hệ Thống. NXB Thế
Giới, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Thành - Ockie Bosch - Nam Nguyễn - Fredmund Malik - Constantin Malik
(2020), Tư duy hệ thống cho mọi người hành trình từ lý thuyết tới tác động thực tiễn tại
Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc Gia – Sự thật, Hà Nội.
7. Phạm Thị Bích Thuỷ, System theory: an approach model construction in Vietnam
education management//Journal os Science of Hnue. - 2011. - Vol 6. - No. 6. (Lý thuyết
hệ thống: xây dựng mô hình tiếp cận trong quản lý giáo dục Việt Nam. Tạp chí Khoa học
Hnue, T. 6, Số 6).
8. Boulding, Kenneth E (1956), General systems theory - the skeleton of science.
Management Science.
9. Ludwig von Bertalanffy (1968), General System Theory: Foundations, development
applications. New York: Geroge Braziller.
10. MAXWELL, James Clerk (1868), On governors, In: Proceedings of the Royal Society.
Vol. 16. London: Taylor and Francis.
11. Nobert Wiener (1948) Cybernetics: Or Control and Communication in the Animal and
the Machine. Paris, (Hermann & Cie) & Camb. Mass. (MIT Press) ISBN 978-0-262-
73009-9.
12. Stefferd Beer (1959), Cybernetics and Management, English Universities Press.

Nội dung
Phần dẫn nhập

Chương 1: Khái quát về hệ thống và lý thuyết hệ thống,

Chương 2: Cấu trúc của hệ thống,

Chương 3: Trạng thái, Động Thái, hành vi, vòng đời của hệ thống,

Chương 4: Thông tin, môi trường, rác và nhiễu hệ thống.

Chương 5: Xung đột hệ thống,

Chương 6: Điều khiển học và Ứng dụng của lý thuyết hệ thống.

Dẫn nhập

Một ngày có đến hàng trăm lần chúng ta nói về "hệ thống"

Nhưng đáng tiếc rằng, lý thuyết hệ thống chưa phải là môn học phổ cập trong các chương trính
đào tạo.

Một số rất ít ngành được nghiên cứu Lý thuyết hệ thống, nhưng lại dưới dạng mô tả toán học

Dẫn nhập

Trong khi đó thì:

Thế giới thống nhất ở tính hệ thống, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những hệ thống
xác định.

Xung quanh chúng ta là các hệ thống:

hệ thống kỹ thuật / hệ thống sinh học

hệ thống xã hội / chính trị / tư tưởng

hệ thống vũ trụ (ví dụ, hệ mặt trời)

v.v...
Dẫn nhập

Tư tưởng hệ thống được phát triển từ rất sớm,

Các nhà công nghệ, khoa học tự nhiên và xã hội đều quan tâm bàn về hệ thống mặc dầu họ
xuất phát từ rất nhiều hướng tiếp cận khác nhau.

Mục đích của môn học

Nhằm cung cấp cho người học những nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống và một số
phương hướng ứng dụng nó.

Tất cả những nội dung đều được trình bày dưới dạng "phi toán hóa".

Vài điểm lưu ý

Bài giảng Lý thuyết hệ thống dưới dạng "phi toán học" không chặt chẽ như mô tả và giải thích
toán học, nhưng nó gần với thực tế cuộc sống và xã hội.

Môn học cần thiết không chỉ cho sinh viên khoa học xã hội, kinh tế, mà cả sinh viên khoa học
tự nhiên và kỹ thuật

Chương I: Khái quát về hệ thống và lý thuyết hệ thống

Khái niệm về hệ thống,

Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hệ thống,

Lịch sử nghiên cứu về lý thuyết hệ thống,

Cách tiếp cận và nghiên cứu hệ thống,

Đặc điểm của hệ thống,

Phân loại hệ thống.

1.1. Khái niệm hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác nhằm thực hiện một mục tiêu (hoặc một
số mục tiêu) định trước trong môi trường xác định
(3 key-words: phần tử/tương tác/mục tiêu)

Module /Phần tử của hệ thống

Phần tử của hệ thống:

Là bộ phận nhỏ nhất cấu thành hệ thống (không thể phân chia được nữa),

Phần tử được gán đầy đủ thuộc tính của hệ thống.

module: Là một phận của hệ thống/phân hệ, chứa một số phần tử, có chức năng riêng biệt
nhằm thực hiện chức năng chung của hệ thống, ví dụ: trong hệ thống "cái xe đạp", "bàn đạp +
đĩa + xích + líp" là module truyền động;

Vai trò của modun: Có vai trò một phần tử hoặc một phân hệ của hệ trên nó.

Đặc điểm của module

module được gán đầy đủ thuộc tính của một hệ thống.

Một module có thể chuyển từ hệ này qua hệ thống khác, ví dụ, động cơ xe máy là module phát
động lực, có thể lắp cho chạy máy bơm, máy tiện, máy phát điện, là các hệ thống khác nhau.

Module xã hội, ví dụ module tổ chức cũng có tính chất tương tự, chẳng hạn, tổ giáo viên toán
có thể dạy cho tất cả các trường; Phòng quản lý nhân sự, phòng tài vụ là những môđun tổ
chức.

Phần tử của hệ thống

Phần tử là những chi tiết, bộ phận nhỏ nhất cấu thành hệ thống và không thể phân chia được.
Ví dụ:

Một chi tiết của máy

Một sinh viên trong nhà trường


Một nhân viên trong cơ quan

Hệ thống tồn tại nhờ những phần tử và lực liên kết của chúng

Hệ thống được hiểu là tập hợp các phần tử (hoặc module) có mối liên hệ với nhau tạo thành
một chỉnh thể nhất định để thực hiện những mục tiêu xác định. Đặc điểm của hệ thống là tuy
các phần tử liên kết với nhau để tạo thành chỉnh thể và thực hiện mục tiêu chung, nhưng mỗi
phần tử vẫn có tính độc lập tương đối và thực hiện mục tiêu riêng của mình, mục tiêu chung
thực chất là sự thống nhất, kết hợp các mục tiêu riêng lại.

Khái niệm hệ thống

Sơ đồ tổng quát
các Hệ thống

Chủ thể

Điều khiển

Phản hồi

Hệ thống

Chủ thể

Đầu vào

Đầu ra (Mục tiêu)

1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Lý thuyết hệ thống là : Những đặc điểm chung nhất của các hệ
thống, bất kể là hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học hay hệ thống xã hội, hệ thống trừu tượng
(tư tưởng, khoa học, v.v.)
Đối tượng nghiên cứu

Mọi hệ thống đều có những quy luật chung, xoay quanh 4 phạm trù sau:

Cấu trúc của hệ thống

Động thái của hệ thống

Điều khiển hệ thống

Môi trường trong tương tác với hệ thống.

Đối tượng nghiên cứu

► Xuất hiện lý thuyết chung nghiên cứu về hệ thống:

1. Nghiên cứu về cấu trúc của hệ thống

2. Nghiên cứu về động thái của hệ thống

3. Nghiên cứu về điều khiển hệ thống

4. Nghiên cứu về môi trường của hệ thống

5. Phương pháp nghiên cứu hệ thống

Cách tiếp cận sinh học

Tiếp cận sinh học có thể xem là một hướng tiếp cận cao hơn tiếp cận cơ học. Nó xem xét hệ
thống trong mối liên hệ máu thịt của các thể hữu cơ:

Cơ thể tri thức (The body of knowledge)

Mạch máu giao thông; Đầu não chỉ huy

Gia đình là tế bào của xã hội,

Công nghiệp què quặt; Xã hội lành mạnh

1.3. Lịch sử nghiên cứu hệ thống


Bertalanffy

Ashby

Wiener

Shannon

Sự ra đời mạng công nghiệp

Tư tưởng hệ thống hình thành trong cách mạng công nghiệp, hệ thống máy đã gợi ra sự tương
tự giữa cách thức vận hành của máy với cơ thể và xã hội. Do vậy, tiếp cận cơ học ra đời.

Tiếp cận cơ học đã có chỗ đứng rất lâu dài (và còn lâu dài) trong lịch sử.

Ludwig von Bertalanffy

Ông là nhà sinh học người Áo (1901 - 1972).

Ông đưa tư tưởng "Lý thuyết hệ thống cơ thể" vào thập niên 1930, chính thức viết về lý thuyết
hệ thống năm 1949, sau trở thành cốt lõi cho Lý thuyết hệ thống tổng quát

Năm 1968, ông xuất bản tác phẩm "Lý thuyết hệ thống tổng quát" (General System Theory) và
trở thành cha đẻ của ngành Lý thuyết hệ thống.

William Ross Ashby

Ashby là một nhà tâm lý học người Anh, sinh năm 1917, mất năm 1999.

Năm 1956, ông viết "Nhập môn Điều khiển học" với những bước phát triển quan trọng về lý
thuyết từ trong những ý tưởng của Bertalanffy và điều khiển học của Wiener.
Với cuốn sách này, Ashby được xem là cha đẻ của cả 2 ngành Lý thuyết hệ thống và Điều
khiển học.

Claude Elwood Shannon

Nhà toán học người Mỹ (1916 - 2001), người sáng lập ngành Lý thuyết thông tin hiện đại.

Ông đưa ra triết lý nổi tiếng: "Thông tin không phải chất, không phải trường; cũng không phải
vật chất hoặc ý thức. Thông tin là thông tin"

Ông có ước vọng trình bày Lý thuyết hệ thống dưới dạng "phi toán hóa"

Nobert Wiener

Sinh 1894 tại Mỹ; mất 1964 tại Thụy Điển.

Cha ông, Leo Wiener, là người Nga gốc Do Thái, nhập cư vào Mỹ và sinh ra Nobert ở Mỹ

Ông học ngành Mathematical Philosophy. 18 tuổi nhận bằng Ph.D. về Logic toán tại Đại học
Havard.

Viết "Cybernetics: or, Control and Communication in the Animal and the Machine" năm 1948 và
trở thành cha đẻ của ngành Điều khiển học.

Tiếp cận cơ học

Trong tiếp cận cơ học, các hệ thống được giải thích bằng các khái niệm cơ học:

Bộ máy hành chính / Cơ chế quản lý / Mô đun tổ chức / Đòn bẩy kinh tế / Trật khớp; Ăn khớp…

Tiếp cận cơ học được sử dụng cả đối với cả các hệ thống sinh học. Người ta hình dung hệ
thống sinh học cũng vận hành như những cỗ máy. Ví dụ, bộ máy tiêu hóa, bộ máy tuần hoàn,
v.v...
Tiếp cận sinh học

Người ta nhìn thấy những mối liên hệ hữu cơ trong xã hội như trong một cơ thể sống: Tiếp cận
sinh học tiếp bước của tiếp cận cơ học

Tiếp cận điều khiển học

Vào nửa cuối Thế kỷ 20, cùng với sự xuất hiện một lĩnh vực nghiên cứu gọi là Điều khiển học
(Cybernetics), người ta đã quan sát các hệ thống trên hướng tiếp cận điều khiển học.

Tiếp cận điều khiển học

Tiếp cận điều khiển học

Điều khiển hệ thống (hành chính/dịch vụ)

Kênh thông tin

Đầu vào / Đầu ra / Hộp đen / Hộp trắng

Phản hồi

Entropy xã hội

Tiếp cận tích hợp

Ngoài ra, còn hướng tiếp cận tích hợp giữa cơ học, sinh học và điều khiển học

Là sự lồng ghép giữa tiếp cận cơ học/sinh học/điều khiển học và các dạng tiếp cận khác

Ví dụ:

Cái chết hệ thống


1.5. Phân loại hệ thống

Theo đặc trưng vật chất hoặc tinh thần

Hệ thống kỹ thuật / sinh học / xã hội

Hệ thống tri thức / tư tưởng / triết học.

Theo đẳng cấp, quan hệ

Hệ thống mẹ (Hệ mẹ) / Hệ thống con (Hệ con)

Hệ thống trên (Hệ trên) / Hệ thống dưới (Hệ dưới) / Hệ thống bên (Hệ bên).

Theo quy mô

Hệ thống

Hệ thống lớn

Hệ thống rất lớn

Phân loại hệ thống

Theo tầm hạn can thiệp vào hệ thống:

Hệ vĩ mô (macro)

Hệ trung mô (mezo)

Hệ vi mô (micro)

Theo tính phức tạp

Hệ đơn giản (Hệ cơ học)

Hệ phức tạp (Hệ sinh học)

Hệ rất phức tạp (Hệ xã hội)


Phân loại hệ thống

Theo số lượng mục tiêu

Hệ đơn mục tiêu

Hệ đa mục tiêu

Theo tính điều khiển:

Hệ thống điều khiển được

Hệ thống không điều khiển được

Hệ thống tự điều khiển

Chương II: Cấu trúc hệ thống

Khái niệm cấu trúc của hệ thống,

Chức năng của hệ thống,

Đặc điểm cấu trúc của hệ thống,

Thông tin trong hệ thống

2.1. Khái niệm cấu trúc

Khái niện: Cấu trúc là cách thức liên kết giữa các phần tử/ module/phân hệ trong hệ thống.

Cấu trúc của hệ thống rất đa dạng, phức tạp, nhiều khi đan xen vào nhau. Tùy theo đặc điểm,
các thức tổ chức, mối liên hệ các phần tử, module,… người ta có thể chia ra mộ t số loại cấu
trúc hệ thống, như

2.2. Các hình thức cấu trúc của hệ thống


Cấu trúc tinh thể: 1. vẽ được, 2. khi bị đập nát, vẫn vỡ thành các tinh thể. Ví dụ, muối;

Cấu trúc vô định hình: 1. không vẽ được, 2. khi bị đập nát, vỡ thành mảnh không có hình xác
định. Ví dụ, thủy tinh

Các hình thức cấu trúc của hệ thống

Cấu trúc của hệ thống xã hội:

Cấu trúc hữu hình (tương đương tinh thể): Liên hệ vẽ được giữa các thành viên trong nhóm xã
hội,

Cấu trúc vô hình (tương đương vô định hình): Liên hệ không vẽ được giữa các thành viên.

Cấu trúc hữu hình:

Cấu trúc có thể vẽ thành sơ đồ về các liên hệ và/hoặc tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành hệ
thống,

Cấu trúc có thể trình bày dưới dạng các mô hình (biểu thức) toán học.

Các hình thức cấu trúc của hệ thống

Cấu trúc của hệ thống xã hội:

Cấu trúc hữu hình (tương đương tinh thể): Liên hệ vẽ được giữa các thành viên trong nhóm xã
hội,

Cấu trúc vô hình (tương đương vô định hình): Liên hệ không vẽ được giữa các thành viên.

Cấu trúc hữu hình:

Cấu trúc có thể vẽ thành sơ đồ về các liên hệ và/hoặc tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành hệ
thống,

Cấu trúc có thể trình bày dưới dạng các mô hình (biểu thức) toán học.
Sơ đồ cấu trúc hữu hình (1)

nối tiếp

song song

hỗn hợp

Sơ đồ cấu trúc hữu hình (2)

lên hệ hính cây

Sơ đồ cấu trúc hữu hình (3)

Liên hệ mạng lưới

Sơ đồ cấu trúc hữu hình (4)

Liên hệ có phản hồi trong các hệ thống kỹ thuật/sinh học/xã hội (ví dụ, hệ thống quản lý)

Sơ đồ cấu trúc hữu hình (5)

Biểu đồ hình quạt:

⬛ Mô tả cấu trúc
Cấu trúc mô hình toán học (1)

Biểu thức toán học

a2 + b2 = c2

Hình tam giác vuông

Mô hình toán học (2)

Biểu thức toán học

s = vt

Chuyển động thẳng đều

s = vt

Mô hình toán học (3)

Biểu thức toán học


F(X,Y,Z)

G1(X,Y) < G(X,Y) < G2(X,Y)

Y1 < Y < Y2

X1 < X < X2

Sơ đồ điều khiển học các hệ thống kinh tế

optimum

Cấu trúc vô hình

Cấu trúc không thể vẽ bằng sơ đồ:

Chức năng của hệ thống

Quan hệ tình cảm

Trạng thái tâm lý

Thái độ chính trị

Sơ đồ cấu trúc hỗn hợp

Liên hệ tương tác với 4 thành viên: 6 liên hệ hữu hình, vô số liên hệ vô hình

Nếu thêm thành viên X?

Bố

Mẹ

Con

X
Cấu trúc hỗn hợp trong
hệ thống có điều khiển

Môi trường

Đối tượng

bị điều khiển

Chủ thể điều khiển

Input

Output

Hệ bên

Hệ bên

2.3. Đặc điểm cấu trúc của hệ thống

Từ khái niệm về cấu trúc và đặc điểm của hệ thống đã chỉ ra những đặc điểm về cấu trúc của
hệ thống, là:

Tính trồi (emergenc)

Tính phân đẳng cấp

Tính chia phân hệ

Tính mở

Phần tử luôn mang thuộc tính của hệ thống

2.3.1. Tính đẳng cấp

Đẳng cấp: Là sự phân biệt năng lực, trình độ, thứ bậc giữa các tập các phần tử có vai trò,
quyền lợi như nhau.
Đặc điểm của hệ thống là các phần tử có chung thuộc tính, trình độ, quyền lợi được tập hợp
thành. Tuy nhiên, mỗi hệ thống nhỏ (module) lại là phần tử của hệ thống trên nó. Chính điều đó
dẫn tính đẳng cấp của hệ thống có thể hình hình dung như cây đa cấp, cấy mục tiêu.

Sơ đồ thứ bậc hệ thống

Hệ thống (Bậc cao)

Môđun (Bậc thấp)

Phân hệ (Bậc trung)

Phần tử (Bậc cuối)

Quan hệ thứ bậc (tôn ti)

2.3.2 Tính chia phân hệ

Hệ thống luôn được phân thành những phân hệ, modun, mỗi phân hệ, modun mắc dù có mục
tiêu riêng, có thể độc lập hoạt động để thực hiện chức năng, mục tiêu của mình, nhưng luôn
gắn kết vì mục tiêu chung của hệ thống. Mục tiêu chung của hệ thống là sự gắn kết tập tập hợp
các mục tiêu riêng của phân hệ, modun trong hệ thống. Đó chính là tính chia phân hệ của hệ
thống. Hệ thống được phân thành: Hệ/phân hệ/ module/phần tử.

Sơ đồ: Hệ/Phân hệ/ module/Phần tử

Phân hệ

Hệ thống

Phần tử
Quan hệ hàm chứa

Môđun

2.3.3 Tính mở

Một hệ thống luôn có giao tiếp, tương tác, tiếp nhận những thông tin, nguồn lực, thậm chí là
phần tử của hệ thống khác vì mục tiêu phát triển của hệ thống, miễn là nó không cản ảnh
hưởng đến sự phát triển và sự tồn tại của hệ thống, chính điều đó tạo lên tính mở của hệ
thống.

Tính mở hệ thống

Một phần tử / môđun của hệ thống này có thể lắp cho hệ thống khác, ví dụ:

Ốc vít có thể lắp lẫn cho mọi máy móc

Ghép các bộ phận của cơ thể (người, động vật, thực vật) vào cơ thể khác

Bộ phận nhân sự, kế toán, tài vụ có thể làm việc ở các cơ quan khác nhau.

Nhóm giáo viên ngoại ngữ/triết học/toán học, v.v... có thể dạy ở nhiều trường,

Các nền kinh tế, văn hóa hội nhập vào nhau… Tuy nhiên, các phần tử hội nhập vào hệ thống
phải có cùng paradigma (mô hình và đẳng hoặc đồng cấu.

Tính mở của Hệ thống

Môi trường

Đối tượng

bị điều khiển

Chủ thể điều khiển

Input

Output
Hệ bên

Hệ bên

2.4. Mục tiêu của hệ thống

Mục tiêu (objective) là sản phẩm mà hệ thống cần tạo ra. Ví dụ, mục tiêu của nhà trường là
đào tạo nguồn nhân lực

Mục tiêu trả lời câu hỏi: Làm gì?

Mục tiêu khác mục đích (aim) trả lời câu hỏi: Để làm gì? (purpose/goal có nghĩa như aim).

Hệ thống mục tiêu

Trong mọi hệ thống luôn tồn tại một hệ thống mục tiêu

Hệ thống mục tiêu luôn có cấu trúc hình cây

Trong hệ thống đa mục tiêu có thể tồn tại nhiều cây mục tiêu (Cây hiện trạng, Cây nguyên
nhân, Cây giải pháp)

Cây mục tiêu

Mục tiêu Cấp I

Mục tiêu Cấp III

Mục tiêu Cấp II

Mục tiêu Cấp IV

Quan hệ trong cây mục tiêu


Mục tiêu Cấp I

Để làm gì?

Mục tiêu Cấp II

Làm gì?

Để làm gì?

Mục tiêu Cấp III

Làm gì?

Để làm gì?

Mục tiêu Cấp IV

Làm gì?

Phương pháp
xây dựng cây mục tiêu

Logic tư duy để đi đến cây mục tiêu

Sự kiện

Mâu thuẫn

Vấn đề

Mục tiêu

Trình tự xây dựng mục tiêu

Sự kiện

Mâu thuẫn

Câu hỏi = Vấn đề

Mục tiêu

Cây vấn đề

Có thể nhiều
Cây mục tiêu

Cây mục tiêu

Mục tiêu Cấp I

Mục tiêu Cấp III

Mục tiêu Cấp II

2.5. Phương tiện của hệ thống

Phương tiện là công cụ để thực hiện mục tiêu.

Phương tiện bao gồm:

các nguồn lực: nhân lực/tài lực/tin lực/vật lực

các hành vi: ví dụ xử sự mềm mỏng để thực hiện mục tiêu

Hệ thống phương tiện

Phương tiện, cũng như mục tiêu, có cấu trúc hình cây.

Quan hệ mục tiêu - phương tiện

Đồng thuận

Đối kháng

Triệt tiêu lẫn nhau

(Nghiên cứu trong phần "Xung đột trong hệ thống xã hội")


Chương III: Trạng thái, Động thái của hệ thống

Khái niệm trạng thái hệ thống,

Các trạng thái hệ thống,

Khái niệm động thái của hệ thống,

Thang bậc biến đổi của hệ thống,

Các dạng biến đổi của hệ thống,

Cách thức biến đổi của hệ thống,

Khuynh hướng biến đổi của hệ thống,

Hành vi và vòng đời hệ thống.

3.1. Trạng thái của hệ thống

Khái niệm: Trạng thái của hệ thống tại một thời điểm xác định là một tập hợp các phần tử (với
các thuộc tính của chúng) trong mối liên hệ qua lại với nhau và với môi trường xác định.

Những đặc điểm trạng thái:

Tại một thời điểm xác định,

Trong một cấu trúc xác định,

Trong những liên hệ đã biết,

Trong một môi trường xác định,

Số modun, phần tử trạng thái tại thời điểm,

Các đặc điểm trên được gọi là tập hợp thông số trạng thái của hệ thống.

Các Ví dụ về trạng thái

Hiện trạng xã hội là một trạng thái xã hội tại thời điểm được xem xét, trong đó ta quan
sát thấy:
Một bầu không khí chính trị ổn định,

GNP tính theo đầu người: X... USD/năm,

Thất nghiệp: Y%,

Tỷ lệ trẻ em trong tuổi đến trường

Người già được chữa bệnh miễn phí,

v.v...

Sự thay đổi trạng thái của hệ thống

Hệ thống luôn biến đổi, phát triển theo một chiều xuôi dòng thời gian, không trở lại trạng thái
xuất phát, máy hao mòn hữu hình và vô hình, người già đi, tổ chức bị già cỗi…

Bất cứ sự thay đổi trạng thái nào của một phần tử đều dẫn tới sự thay đổi trạng thái của hệ
thống. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu động thái của hệ thống.

3.2. Động thái của hệ thống

Khái niệm động thái hệ thống hay gọi động học hệ thống (Systems Kinetics):

Là sự biến đổi của hệ thống từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Cấp độ thấp nhất của biến đổi hệ thống là biến đổi trạng thái của phần tử trong hệ thống.

Cấp độ cao nhất của biến đổi là biến đổi chức năng của toàn hệ thống.

Động học hệ thống nghiên cứu về động thái (quy luật biến đổi) của hệ thống.

3.2.1. Thang bậc biến đổi hệ thống

Biến đổi phần tử (Bậc thấp nhất)


Biến đổi môđun

Biến đổi cấu trúc

Biến đổi liên hệ trong / ngoài hệ thống

Biến đổi hành vi của hệ thống

Biến đổi chức năng của hệ thống

Biến đổi môi trường xung quanh hệ thống, dẫn đến những biến đổi bên trong hệ thống.

Những loại biến đổi trạng thái

Biến đổi trạng thái bao gồm:

Tính chất của biến đổi

Trạng thái biến đổi

Khuynh hướng biến đổi

Xu thế biến đổi

Cường độ biến đổi

Nhịp điệu biến đổi

Tốc độ biến đổi

Biến tính của hệ thống


Là tính chất biến đổi của hệ thống

Hình thức biến đổi

Dịch chuyển

Biến dạng

Biến chất

Biến đổi cấu trúc


Nội dung biến đổi

Biến đổi vật lý

Biến đổi hóa học

Biến đổi sinh học

Biến đổi nội tâm

Biến đổi quan hệ xã hội

Cách thức và khuynh hướng biến đổi của hệ thống

Cách thức biến đổi

Biến đổi liên tục

Biến đổi gián đoạn

Biến đổi tiệm tiến

Biến đổi nhảy vọt

Khuynh hướng biến đổi

Biến đổi tuyến tính

Biến đổi phi tuyến

Biến đổi theo hàm số mũ

Biến đổi phần tử của hệ thống

Biến đổi trạng thái của phần tử

Biến đổi vị trí của phần tử

Thêm/bớt/sắp xếp lại:


các phần tử

các liên hệ trong hệ thống

các chức năng của phần tử

Biến đổi liên hệ trong hệ thống

Bổ sung các liên hệ giữa các phần tử

Giảm thiểu các liên hệ giữa các phần tử

Thay đổi dạng liên hệ giữa các phần tử

Mở rộng các liên hệ giữa các phần tử

Thu hẹp các liên hệ giữa các phần tử

Biến dạng các liên hệ giữa các phần tử

Biến tính các liên hệ giữa các phần tử

Biến đổi các liên hệ ngoại vi

Bổ sung các liên hệ với môi trường

Giảm thiểu các liên hệ với môi trường

Thay đổi dạng liên hệ với môi trường

Mở rộng các liên hệ với môi trường

Thu hẹp các liên hệ với môi trường

Biến dạng các liên hệ với môi trường

Biến tính các liên hệ với môi trường


3.2.2. Hành vi của hệ thống

Định nghĩa:

Hành vi của hệ thống là cách thức chuyển tiếp trạng thái của hệ thống

(Behavior is any sequence of states of a system)

Như vậy, mọi cách thức chuyển tiếp trạng thái đều thuộc phạm trù hành vi

Ví dụ về hành vi của hệ thống

Ví dụ 1: Một chiếc xe nổ máy êm; một chiếc xe nổ máy ồn.

- Đó là "hành vi" của 2 hệ thống cơ khí: Cách thức chuyển tiếp từ trạng thái yên tĩnh sang trạng
thái hoạt động theo 2 cách khác nhau.

Ví dụ 2: Hai người cùng bị lăng nhục. Một người phản ứng mạnh mẽ, còn một người vẫn
giữ trạng thái bình thản.

- Đó là hành vi của 2 người, thể hiện 2 cách chuyển tiếp trạng thái từ bị lăng nhục sang phản
ứng.

Tính chất của biến đổi

Hóa học

Cơ học

Sinh học

Sinh lý

Tâm lý

Chính trị

Xã hội

v.v...
Trạng thái biến đổi

Biến đổi mềm – cứng : Có khả năng làm chuyển trạng thái hệ thống một cách rất dễ dàng, nhẹ
nhàng, tự nhiên/ Biến đổi cứng ngược lại biến đổi mềm.

Biến đổi liên tục / Biến đổi gián đoạn (discret).

Khuynh hướng biến đổi:

Biến đổi tuyến tính

Biến đổi phi tuyến

Biến đổi hỗn loạn

Biến đổi trạng thái

Nội dung biến đổi:

Biến đổi lượng / chất

Biến đổi hình thức / nội dung

Biến đổi tiệm tiến / Biến đổi đột biến

Cường độ biến đổi:

Biến đổi yếu ớt

Biến đổi mạnh mẽ

Biến đổi trạng thái

Nhịp điệu biến đổi:

Biến đổi từ từ

Biến đổi đột biến


Biến đổi gấp gáp

Biến đổi đều đặn

Biến đổi bất thường

Biến đổi theo xung

Biến đổi mạnh mẽ

Cường độ biến đổi:

Biến đổi yếu ớt

Biến đổi mạnh mẽ

Biến đổi hành vi

Biến đổi dương tính (theo chiều của mục tiêu): Giảm sản lượng 🡺 Tăng lợi nhuận

Biến đổi âm tính (ngược chiều của mục tiêu): Tăng số lượng đào tạo 🡺 Giảm chất lượng đào
tạo

Biến đổi ngoại biên (ngoài mục tiêu)

Biến đổi chức năng

Bổ sung chức năng

Giảm thiểu chức năng

Mở rộng chức năng

Thu hẹp chức năng

Biến dạng chức năng

Biến tính chức năng


Biến đổi môi trường

Bổ sung các yếu tố của môi trường

Giảm thiểu các yếu tố của môi trường

Mở rộng các yếu tố của môi trường

Thu hẹp các yếu tố của môi trường

Biến dạng môi trường

Biến tính môi trường

Tính chất của biến đổi

Biến đổi phân hệ dẫn đến biến đổi toàn hệ

Biến đổi phần tử, môđun, liên hệ, phân hệ dẫn đến biến đổi toàn hệ và ngược lại

Muốn biến đổi chỗ này, có thể tác động chỗ khác

Biến đổi môi trường dẫn đến biến đổi hệ và ngược lại

Entropy của hệ thống

Entropy: Là đại lượng đo trạng thái mất cấu trúc, mất trật tự của hệ thống. Tính chất biến đổi
một chiều của entropy là tính chất đặc trưng của entropy. Bất kỳ một hệ thống vật chất mang tin
nào hay các thông tin, nếu không tiếp thu được năng lượng từ môi trường thì chiều biến đổi
của nó là tăng liên tục entropy (tăng bất định). Sự thay đổi liên tục này tiếp tục cho đến khi trình
độ tổ chức, cấu trúc TC của nó suy giảm và tiến tới mất cấu trúc (không còn hoặc có rất ít biến
đổi, vận động).

Entropy của hệ thống


Quá trình điều khiển hệ thống là quá trình làm giảm Entropy của hệ thống, tức là giảm độ bất
định thông tin của hệ thống.

Entropy xã hội (Social Entropy):

Độ tan rã (decay) về cấu trúc của một hệ thống xã hội,

Công việc của người quản lý là phải lấy năng lượng từ môi trường để làm giảm entropy xã hội
(social entropy) của hệ thống xã hội (social system).

Vòng đời của hệ thống

Mọi hệ thống đều biến đổi theo chu kỳ, nghĩa là có chu kỳ sống:

Ra đời

Lớn dần

Trưởng thành

Bão hòa

Suy vong

Ví dụ, một sản phẩm / một chính sách

Chương IV: Thông tin và nhiễu

4.1. Thông tin trong hệ thống

4.2. Nhiễu

Khái niệm thông tin

Thông tin về một đối tượng chính là dữ kiện về đối tượng; thông tin giúp các đối tượng nhận
biết, tương tác nhau và giúp con người nhận biết, hiểu được đối tượng.

Thông tin là tín hiệu được truyền từ nơi phát đến nơi nhận
Mỗi thông tin có một nội dung. Nội dung của thông tin được gọi là thông điệp

Vật mang thông tin

Vật mang tín hiệu từ nơi phát đến nơi nhận

2.6. Thông tin trong hệ thống

Thông tin là phương tiện để các phần tử, modun… hệ thống trao đổi, liên kết, thống nhất mọi
hoạt động của hệ thống. Không có hoạt động nào của một hệ thống mà lại không có thông tin.
Không có thông tin, hệ thống không có thể thực hiện được bất kỳ một việc gì.

Thông tin là phương tiện để điều khiển hệ thống.

Thông tin là cơ sở để hệ thống trao đổi ra bên ngoài, lên hệ thống cấp trên và xuống cấp dưới.

Vai trò của thông tin

Tác giả: Đỗ Văn Thắng,

Vật mang thông tin

Vật mang vật lý

Vật mang công nghệ

Vật mang sinh học

Vật mang xã hội. Hệ thống xã hội là một vật mang xã hội của thông tin

Thông tin bản chất là những dữ kiện về sự vật, hiện tượng giúp ta nhận biết chúng. Độ tin cậy
của thông tin liên quan đến nguồn tin, phương pháp xử lý và phương pháp truyền tin. Trong
cuộc sống, người ta có thể thông tin với các hình thức:

Lời nói: là hình thức thông dụng, tuy nhiên độ tin cậy giảm sút theo thời gian và không gian.

Văn bản: Là hình thức thông tin được truyền tải, lưu giữ dưới dạng văn bản, độ tin cậy cao.
Cử chỉ, thái độ: Biểu hiện qua cử chỉ, thái độ con người trong giao tiếp.

Điện tử: truyền đạt qua mạng Internet, nhanh, lan tỏa mạnh, nhưng cần kiểm chứng.

Các hình thức thông tin

Tác giả: Đỗ Văn Thắng,

Đảm bảo các luồng thông tin được thông suốt, đó là các luồn tin nhà chủ thể tời hệ thống; các
luồng tin trong hệ thống, thông tin giữa các hình thức, trong và ngoài hệ thống…

Xử lý thông tin kịp thời, chính xác, khoa học phục vụ yêu cầu.

Truyền tải thông tin theo các phương pháp phù hợp theo môi trường.

Bảo quản, lưu giữ thông tin theo hệ thống…

Yêu cầu quản trị thông tin

Tác giả: Đỗ Văn Thắng,

Bản thân việc thu thập, xử lý thống tin cũng là một hệ thống, nó bao gồm các yếu tố có quan hệ
với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin với một cơ chế phản
hồi để đạt được một mục tiêu định trước.

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc
quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ. 

Hệ thống thông tin

Kênh thông tin trong hệ thống

Môi trường

Đối tượng

bị điều khiển

Chủ thể điều khiển


Input

Output

Hệ trên

Hệ bên

Hệ dưới

Hệ bên

Môi trường

Bài tập

Đối tượng

bị điều khiển

Chủ thể điều khiển

Input

Output

Hệ trên

Hệ bên

Hệ dưới

Hệ bên

Bài tập. Vận dụng các liên hệ trên đây, vẽ sơ đồ kênh thông tin: (1) Giữa hệ mẹ/hệ con; (2)
Giữa hệ và phân hệ; (3) Giữa 2 hệ kề nhau

Nhiễu của hệ thống

Khái niệm: Nhiễu là sự tác động của những thông tin không mong muốn.

Nhiễu đánh lạc hướng mục tiêu

Tính chất nhiễu:


Gây thừa thông tin đầu vào

Gây méo thông tin đầu vào

Gây chệch hướng thông tin đầu vào

Phân loại nhiễu:

Nhiễu ngẫu nhiên

Nhiễu có định hướng

Chương IV: Môi trường và Rác của hệ thống

1. Môi trường

2. Rác

1. Môi trường

1. Khái niệm

2. Vai trò môi trường

3. Phân loại môi trường

4. Bảo vệ và phát triển môi trường

Môi trường của hệ thống

Một hệ thống không thể tồn tại biệt lập mà phải hoạt động trong sự tác động rất nhiều yếu tố,
trong và ngoài hệ thống gọi là môi trường.

Môi trường hoạt động của hệ thống: Là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ bên
ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của hệ thống.
Căn cứ phạm vi, cấp độ, người ta phân ra các loại môi trường: Môi trường bên ngoài, môi
trường bên trong, môi trường vĩ mô, môi trường vi mô.

Các loại môi trường

Môi trường tự nhiên

Môi trường xã hội

1.Thạch quyển (Lithosphère)

2. Địa quyển (Geosphère)

3. Thuỷ quyển (Hydrosph.)

4. Sinh quyển (Biosphère)

5. Nhân quyển (Homosph.)

6. Khí quyển (Atmosphère)

7. Ozôn quyển (Ozonosph.)

8. Iông quyển (Ionosphère)

9. Tri quyển (Knowsph.)

10. Tin quyển (Infosph.)

11. Kỹ quyển (Technosp.)

12. Xã quyển (Sociosph.)

13. Tâm quyển (Psychos.)

14. Chính trị quyển

(Politicosphère)

Quan hệ vào/ra của hệ thống

Hệ thống phải có quan hệ vào/ra cân đối


Vào nhiều ra ít: hệ thống kém hiệu quả

Vào ít ra nhiều dẫn đến 2 tình huống:

Trên mức độ nào đó, thì hiệu quả rất cao.

Khi vào = 0 mà vẫn có ra, thì có thể nghi ngờ chất lượng đầu ra suy giảm (ví dụ, một người
không đọc, không nghe mà vẫn phán nhiều)

Rác của hệ thống

1. Khái niệm

2. Tác hại của rác

3. Phân loại rác

4. Xử lý rác

Chương V: Xung đột trong hệ thống

Khái niệm xung đột trong hệ thống,

Các loại xung đột hệ thống,

Nguyên nhân của xung đột,

Đối tượng xung đột,

Phương pháp xử lý xung đột.

4.1. Khái niệm xung đột

Xung đột: Là trạng thái tất yếu của hệ thống, xung đột là nguyên nhân, động lực của phát triển.
Xung đột trong hệ thống thực chất là xung đột paradigma hành vi.

Xung đột xuất hiện do sự không đồng điệu trong sự phát triển của các phần tử/phân hệ/liên hệ
trong hệ thống.
Ví dụ: Trong hệ thống xã hội, xung đột là sự va chạm giữa những con người và/hoặc nhóm
người.

4.2. Các loại xung đột

Xung đột phần tử

Xung đột bộ phận (Module/Tổ chức)

Xung đột chức năng

Xung đột liên hệ

Xung đột mục tiêu

Xung đột phương tiện

Xung đột lợi ích

Xung đột giai cấp

Xung đột văn hóa

Xung đột tư tưởng

Xung đột quyền lực…

4.3. Nguyên nhân xung đột

Bản chất xung đột trong hệ thống là xung đột hành vi của các bộ phận cấu thành hệ thống

Ví dụ, trong hệ thống xã hội, nguyên nhân cơ bản là xung đột hành vi do sự khác biệt

về văn hóa

về lợi ích

về nhận thức
4.4. Đối tượng xung đột

Xung đột giữa các phần tử

Xung đột giữa các module/tổ chức

Xung đột liên hệ

Xung đột mục tiêu

Xung đột nguồn lực

Xung đột mục tiêu và nguồn lực

Xung đột mục tiêu - phương tiện

Mục tiêu vượt quá năng lực của phương tiện

Thừa phương tiện,

“Lực bất tòng tâm" là một sự tổng kết sinh động tình huống này,

Xung đột giữa các mục tiêu cùng cấp,

Xung đột giữa các mục tiêu khác cấp,

Xung đột do lấy phương tiện làm mục tiêu.

Ví dụ Xung đột

Xung đột 3 mục tiêu cùng cấp:

Năng suất cao,

Chất lượng tốt,

Tiết kiệm nhiều,

Xung đột cấp mục tiêu:


Mục tiêu cấp trên của xí nghiệp: cạnh tranh

Mục tiêu cấp dưới: duy trì công nghệ lạc hậu.

Ví dụ Xung đột

Xung đột các nhóm phần tử:

Nhóm chủ trương dùng biện pháp tự động hóa (phương tiện cơ giới) xung đột với nhóm chủ
trương dùng nhân lực (phương tiện thủ công),

Xung đột cấp mục tiêu:

Bố mẹ muốn con ngồi ở nhà học

Con muốn đi chơi

Hay

Không sa thải công nhân (Biên chế)

Đổi mới công nghệ -> giảm biên chế để (Cạnh tranh)

Ví dụ Xung đột

Xung lấy phương tiện làm mục tiêu:

Quy trình để thực hiện mục tiêu,

Chứ không lấy quy trình làm mục tiêu.

Hay

Đổi mới để phát triển

Chứ không phải phát triển theo đổi mới.


4.5. Phương pháp xử lý xung đột

Việc xung đột là tất yếu, nên không được né tránh. Trước bất kỳ xung đột nào, chúng ta cần tìm
ra giải pháp xử lý xung đột, như (Trong bất kỳ ma trận trạng thái nào, người ta vẫn có thể tìm ra
được một vectơ tối ưu).

Muốn tìm ra giải pháp, ta phải tìm ra nguyên nhân xung đột, đồng thời xem xét trạng thái hệ
thống để xử lý.

Các kịch bản xử lý xung đột

Tiếp cận vị kỷ

Đối đầu

Đối thoại

Thỏa hiệp

Tránh né

Nhượng bộ

Tiếp cận vị tha

Chương 5: Ứng dụng lý thuyết hệ thống và điều khiển học

1. Tư duy hệ thống

- Hệ thống hóa

- Tiếp cận hệ thống

2. Phân tích hệ thống

3. Thiết kế hệ thống

4. Điều khiển hệ thống


5. Xử lý rác và nhiễu của hệ thống

2.3.Một số triết lý, quan điểm của hệ thống

Triết lý của hệ thống

Triết lý tạo dựng hệ thống

Triết lý tồn tại của hệ thống

Triết lý phát triển hệ thống

Hệ quan điểm

Là tập hợp các luận điểm và cơ sở lý thuyết đóng vai trò chủ đạo mọi hành vi của hệ thống

Vì sao phải tư duy hệ thống

Sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong một hệ thống xác định, Tuy duy là tri trức của sự vật hiện
tượng, nên nó cũng mang tính hệ thống và ta phải tư duy hệ thống.

Bản thân tư duy con người cũng là một hệ thống (đó là hệ thống tư duy, nên nó tuân thủ các
nguyễn tắc về cấu trúc, cơ chế hoạt động, cách thức vận hành,… của hệ thống, vì vậy chúng ta
phải tư duy hệ thống.

6.1. Hệ thống hóa

Chúng ta sống trong những hệ thống,

Chúng ta sống trên những hệ thống,

Chúng ta sống dưới những hệ thống,

Chúng ta sống bên những hệ thống,

Chúng ta cần hiểu nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng theo quan điểm hệ thống.
Hệ thống hóa: Là sự sắp xếp tập hợp các sự kiện (sự kiện tự nhiên, sự kiện xã hội) theo các vị
trí và chức năng của chúng trong một hệ thống.

Thao tác hệ thống hóa

Thao tác hệ thống hóa thuộc một trong những ứng dụng của lý thuyết hệ thống, gồm
các bước sau:

Phân loại,

Nhận dạng chức năng trong hệ thống (đầu vào, đầu ra, chủ thể. đối tượng, điều khiển, phản
hồi),

Xếp đặt vị trí trong hệ thống.

SƠ ĐỒ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY


THEO CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG

Chương 6: nghiên cứu hệ thống

Tiếp cận hệ thống là một cách xem xét sự vật từ góc nhìn hệ thống.

Mọi sự vật phải được đặt trong một hệ thống để xem xét.

Sự vật ấy nằm ở vị trí nào trong hệ thống.

Tùy vị trí của sự vật trong hệ thống, mà chúng ta có những cách thức khác nhau để đối xử
chúng.

Ví dụ/thực hành tiếp cận hệ thống

Ví dụ: đôi khi ta nói "Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cự phát triển"

Như vậy, về hệ thống,


con người "mục tiêu" nằm ở "Outputs“

con người "động lực" nằm ở "Inputs“

Thực hành tiếp cận hệ thống:

Sắp xếp các sự kiện theo vị trí của chúng trong hệ thống

Tìm mối liên hệ giữa các sự kiện trong hệ thống.

6.3. Phân tích Hệ thống

Khái niệm: Phân tích hệ thống là Trong một tập hợp phức tạp các sự kiện, người nghiên cứu
tìm cách phân tích chúng bằng cách:

Trước hết, nhận dạng vị trí của chúng trong hệ thống,

Tiếp sau, phân tích trạng thái và hành vi của chúng,

Ví dụ phân tích hệ thống

Ví dụ ứng dụng trong phân tích hệ thống xã hội:

Mọi hệ thống xã hội đều có thể phân tích trên cơ sở lý thuyết hệ thống.

Thoạt nhìn, các phần tử và các liên hệ rất phức tạp.

Nhưng xếp chúng vào hệ thống, thì chúng sẽ cho bức tranh rất sáng tỏ, giúp chúng ta đắc lực
trong phân tích.

Ví dụ phân tích hệ thống


Ví dụ Phân tích chính sách: Với tư cách là một hệ thống biện pháp phân biệt đối xử với các
nhóm xã hội, nghĩa là các phân hệ của một hệ thống xã hội.

Hệ thống biện pháp chính sách (biện pháp đối xử)

Phân tích các nhóm xã hội, như những phân hệ trong hệ thống xã hội ảnh hưởng, tiếp nhận,
thực hiện chính sách…

6.5. nghiên cứu hệ thống

Nghiên cứu hệ thống nhằm nhận diện hệ thống, từ đó chúng ta mới có thể:

Tiếp cận hệ thống,

Thiết kế các hệ thống kỹ thuật,

Thiết kế các hệ thống xã hội,

Phân tích chính sách,

Phân tích hệ thống quản lý,

Phân tích hệ thống các hệ thống xã hội,

Mục tiêu nghiên cứu hệ thống

Nhận dạng hệ thống (Identification)

Thẩm định hệ thống (Assessment)

Đánh giá hệ thống (Evaluation)

Dự báo hệ thống (Prognosis)

Mô hình hóa hệ thống (Modelling)


Mô phỏng hệ thống (Simulation)

Điều khiển hệ thống (Controling)

Phương pháp nghiên cứu hệ thống

Nghiên cứu phần tử

Nghiên cứu liên hệ

Nghiên cứu mô đun

Nghiên cứu hộp trắng (cấu trúc)

Nghiên cứu hộp đen (inputs/outputs)

Nghiên cứu outputs (sản phẩm của hệ thống)

Nghiên cứu mô hình (modelling)

Nghiên cứu mô phỏng (simulation)

Nghiên cứu môi trường (environment).

Nghiên cứu phần tử

Phần tử nhằm nhận diện hệ thống, bởi phần tử mang thuộc tính của hệ thống; mặt khác sự
tương tác phần tử cho biết tình hình hoạt động hệ thống.

Nghiên cứu phần tử có thể nhận biết được hệ thống, quan sát đứa trẻ có thể hiểu được bố mẹ
chúng.

Xem mặt mà bắt hình dong là một cách nghiên cứu hệ thống thông qua phần tử.

Xem bàn tay có thể biết được sức khỏe, tính cách, số phận.

Nghiên cứu phần tử

Điều tra tội phạm có thể bắt đầu từ những vật dụng (phần tử) mà thủ phạm để lại trên hiện
trường: một cái khăn, một con dao, một cái búa, một sợi tóc, một vết máu dây trên sàn nhà.
Nhìn căn nhà hoặc cách bài trí trong nhà (phần tử) có thể phán đoán được tính cách ông chủ.

Nghiên cứu đầu vào

Nghiên cứu lượng thực phẩm tiêu thụ trên thị trường gần doanh trại quân đội có thể đoán biết
được lực lượng quân đội.

Nghiên cứu lượng nước cung cấp cho quá trình khai thác quặng có thể biết được sản lượng
quặng khai thác.

Nghiên cứu đầu ra

Nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp phán đoán được chất lượng đào tạo của trường.

Nghiên cứu sản phẩm biết được bí mật sản xuất (bí mật cánh kiến).

Quan sát mật độ chim biển có thể đánh giá được trữ lượng cá mặt nước (lượng tiêu thụ cá của
chim).

Nghiên cứu liên hệ

Châm cứu là chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua liên hệ giữa cơ thể và hệ kinh lạc.

Câu ngạn ngữ Pháp: "Hãy nói cho tôi biết, bạn anh là ai; Tôi sẽ nói cho anh biết, anh là người
thế nào”.

Dùng các phương tiện, tìm định vị, tự động sửa chữa lỗi hệ thống, như tự động cắt điện khi hệ
thống bị dò rỉ điện…

Nghiên cứu module

Trên cái xe đạp, đĩa, xích và líp là một module. Chúng ta gọi đó là module truyền động.
Quan sát module này, chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng xe được sử dụng nhiều hay ít .

Nghiên cứu hộp trắng, hộp đen

Nghiên cứu hộp trắng

Đi sâu phân tích cấu trúc của hệ thống.

Tây y xem xét. giải phẫu cơ thể để chẩn đoán bệnh.

Nghiên cứu hộp đen

Không đi sâu vào cấu trúc, mà xét quan hệ nhân/quả trong quan hệ vào/ra.

Các thầy lang đông y chẩn đoán và điều trị theo hộp đen.

Nghiên cứu động thái

Nghiên cứu động thái

Quan sát một người ăn (động thái), có thể nhận biết người ta đang đói

Nghe tiếng máy trong vận hành, có thể nhận ra bệnh trạng của máy.

Nghiêm cứu điểm nóng

Xem các điểm "nóng" biết được động thái, hành vi, bản chất của hệ thống.

Ví dụ, qua điểm nóng trong vụ lộn xộn ở huyện Quỳnh Phụ, nhận ra những vấn đề xã hội của
tỉnh Thái Bình.

Nghiên cứu mô hình

Bản chất:

Dùng mô hình thực nghiệm thay thế việc thực nghiệm trên đối tượng thực

Vì khó khăn về kỹ thuật, nguy hiểm, độc hại, và những nguyên nhân bất khả kháng khác
Nghiên cứu mô hình

Điều kiện thực nghiệm tương tự:

Giữa mô hình và đối tượng thực phải có tính đẳng cấu (isomorphism),

nghĩa là giống nhau trên những liên hệ căn bản nhất.

Đẳng cấu lý tưởng sẽ tiến tới tính đồng cấu (homomorphism)

Nghiên cứu mô hình

Các loại mô hình:

Mô hình toán

Mô hình vật lý

Mô hình sinh học

Mô hình sinh thái

Mô hình xã hội

Phương tiện nghiên cứu


hệ thống

Quan sát trực giác

Các phương tiện nghe nhìn

Các phương tiện đo lường

Sử dụng các nhân viên và các phiếu Phỏng vấn/Điều tra

Sử dụng các phương tiện truyền thông


Chương 7: Thiết kế Hệ thống

Mục đích thiết kế hệ thống

Xây dựng các hệ thống kỹ thuật,

Xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin,

Xây dựng các hệ thống tổ chức/quản lý,

Nguyên tắc thiết kế:

Ví dụ thiết kế hệ thống thông tin

Đối tượng bị điều khiển

Chủ thể

Điều khiển

Phản hồi

Vào

Ra (Mục tiêu)

Nhiệm vụ thiết kế Hệ thống

Xác địch mục tiêu, chức năng của hệ thống,

Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống (đối với hệ thống xã hội),

Xác định môi trường hoạt động hệ thống (cả môi trường bên trong, bên ngoài, môi trường tự
nhiên, xã hội).

Đánh giá tiềm năng, thách thức…,

Thiết kế mô hình hệ thống: Kiểu dáng, phạm vi, quy mô, kích thước, kết cấu…
Xác định các phân hệ, module, phần tử trong hệ thống,

Xây dựng mối liên kết, cách vận hành (cơ chế hoạt động), các phân hệ module, phần tử,

Xác định chuẩn kết nối.

Ví dụ thiết kế hệ thống thông tin

Phương pháp thu thập thông tin,

Phân tích xử lý thông tin,

Lưu trữ thông tin,

Truyền tin.

Hệ thống kỹ thuật trong hệ thống thông tin,

Cơ cấu bộ máy, nhân sự thực hiện.

Chương 8: Điều khiển hệ thống


(Systems Control)

Khái niệm điều khiển hệ thống

Các nguyên lý điều khiển hệ thống

Phân loại điều khiển hệ thống

Các phương pháp điều khiển

Các Phương pháp điều khiển

Thay đổi môi trường:

Không tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống mà tác động từ phía môi trường.

Cấm vận Triều Tiên (nước nào buôn ban Triều Tiên bị xử lý).
Thay đổi công cụ điều khiển:

Phân theo bản chất chủng loại

Biện pháp cơ học/vật lý/hóa học/sinh học/...

Biện pháp kinh tế/tâm lý/pháp lý/xã hội/...

Phân theo phương thức

Biện pháp trực tiếp

Biện pháp gián tiếp

Các Phương pháp điều khiển

Thay đổi động lực của hệ thống:

Các loại động lực

Động lực vật chất

Động lực tinh thần

Nguồn động lực

Nội lực: Lực do hệ thống tạo ra và thúc đẩy.

Ngoại lực: Đầu vào / Môi trường tạo ra…


Điều khiển nhiễu của hệ thống

Loại trừ nhiễu

Đổi hướng nhiễu

Chuyển hóa nhiễu

Tránh nhiễu

Hệ thống tự điều khiển

Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống tự biến đổi theo các quy luật vốn có của nó, không cần sự
tác động điều khiển của con người; nhưng vẫn đảm bảo giữ được trạng thái phù hợp chuẩn
mực của hệ thống và môi trường hoạt động.

Hệ thống tự điều chỉnh

Ví dụ: Thị trường là một hệ tự điều chỉnh. Khi một mặt hàng nào đó khan hiếm, giá cả tăng, kích
thích đến người sản xuất tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu

Phân tích hệ thống này như sau:

Thị trường: môi trường

Giá cả: chuẩn mực của mặt hàng.

Giá cả tăng: vượt chuẩn mực

Sản xuất thêm hàng: Lấy lại chuẩn mực giá cả.
5.1. Khái niệm điều khiển hệ thống

Định nghĩa điều khiển hệ thống:

Điều khiển hệ thống là sự tác động có định hướng vào hệ thống, nhằm biến đổi hành vi, trạng
thái của hệ thống theo mục tiêu định trước.

Như vậy, bản chất điều khiển là làm thay đổi hành vi hệ thống, kết quả cuối cùng của điều
khiển hệ thống cho trạng thái của hệ thống.

Hệ thống có thể tự điều khiển hoặc được điều khiển.

5.2. Các nguyên tắc điều khiển hệ thống

Nguyên tắc chung:

Điều khiển nhưng không làm thay đổi chức năng của hệ thống.

Nhận diện rõ hệ thống về chức năng, cấu trúc, cơ chế hoạt động, trạng thái… trước khi điều
khiển.

Điều khiển hệ thống để hệ thống phát triển tốt hơn, tránh trục trặc, sự cố.

Điều khiển tác động vào khâu yếu nhất trong hệ thống.

Ví dụ

Tìm chỗ yếu nhất của đối thủ để tấn công

Tắc nghẽn giao thông chỉ ở một số nút. Giải tỏa những chỗ đó là thông suốt

Cơ cấu chức năng trong hệ thống

Xét theo chức năng, hệ thống bao gồm:

chủ thể và đối tượng


đầu vào và đầu ra

thông tin phản hồi và điều khiển

van và cảm biến

môi trường

Cơ chế điều khiển hệ thống

Chu trình thông tin như sau:

Chủ thể tác động thông tin điều khiển lên đối tượng bị quản lý,

Đối tượng quản lý bị thay đổi trạng thái, tạo ra sản phẩm ở đầu ra,

Thông tin phản hồi từ đầu ra trở về chủ thể,

Chủ thể phân tích kết quả và điều chỉnh thông tin điều khiển ở chu kỳ sau.

Điều khiển hệ thống

Mục đích: Để hệ thống đạt được mục tiêu và đạt đến trạng thái mà ta mong đợi.

Sơ đồ điều khiển Hệ thống:

Sơ đồ điều khiện hệ thống


5.3. Các Phương pháp điều khiển

Tác động trực tiếp:

Vào các phần tử

Vào các môđun/phân hệ

Vào các liên hệ/cấu trúc của hệ thống

Tác động gián tiếp vào hệ thống

bằng cách tác động lên môi trường của hệ thống

Thay đổi đầu vào

Điều chỉnh đầu vào: nhân lực tài lực, tin lực, vật lực

Điều chỉnh đầu ra: biến động nhu cầu

Điều khiển từ xa

Các Phương pháp điều khiển

Thay đổi đầu ra:

Thay đổi đầu ra

Nâng chỉ tiêu thu mua để kích thích sản xuất

Thay đổi cấu trúc

Thay đổi cấu trúc hiện hình

Thay đổi cấu trúc ẩn hình

Thay đổi liên hệ

Thay đổi chế độ lương

Thay đổi sắc thuế

Chế độ khoán sản phẩm đến người lao động


Sửa chữa hệ thống (do tính mở)

Do khi thiết kế không đồng đều nên sự xuống cấp, hư hỏng các module/phần tử không đồng
đều;

Do thi công tạo dựng hệ thống không đồng đều có module/phần tử lỗi;

Do điều khiển có bộ phận hoạt động nhiều, ít,

Do môi trường hoạt động anh hưởng độ bền các module/phần tử khác nhau

Do con người muốn nâng cấp hệ thống.

Bảo vệ hệ thống

Lực liên kết bảo vệ hệ thống.

Điều khiển hệ thống phải cân lực

Đề kiểm tra giừa kỳ lớp LT401


(Thời gian 60 phút, được sử dụng tài liệu)

Câu 1: Trình bày các khái niệm: Hệ thống, phân hệ, module, phần tử, nêu sư khác biệt căn bản
giữa phân hệ và module, cho ví dụ.

Câu 2: Nêu khái niệm rác của hệ thống, nguyên nhân sinh ra rác và các xử lý rác hệ thống.

You might also like