You are on page 1of 17

TẾT ĐOAN NGỌ

GIỚI THIỆU
• Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (Hán Việt: 端午節 - Đoan Ngọ
Tiết, 端陽節 - Đoan Dương Tiết) (ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch
Trung Quốc) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết
Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh
hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời
gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi
trưa.[1] Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng
với ngày hạ chí.[2] Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. Theo
triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong
cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.[3]

• Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát
động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên
cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như
là chất bổ dưỡng.[1][2][4][5][6][7]

• Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác
nhau ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

CÁC QUỐC GIA MÀU ĐỎ CÓ VĂN HÓA TẾT ĐOAN NGỌ


Ý NGHĨA
TRUYỀN THUYẾT
• Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó
chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu.
Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm
đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại
làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi
thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

• Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng Năm là
"Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát
sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy
vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào
mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành
những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên
cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương
nhiên không thể thiếu món rượu nếp.

• Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp,
chè hạt sen, chè đỗ đen, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước
dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn
thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực,
vào rốn để trừ trùng.

KHUẤT NGUYỄN
ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA
Trong văn hóa Việt thì ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu
Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng Năm còn được gọi là ngày
"Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen Ở Đồng Tháp nói riêng và các
tỉnh Tây Nam Bộ nói chung, ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch còn gọi là ngày "nước
quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước sông Mê Kông từ thượng nguồn đổ về đến
nước ta thì trở thành màu đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy,
ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm

Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ
đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất
Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình
xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung
nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ
sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh
xuống cúng Khuất Nguyên.
Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng Năm là "Tết giết
sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta
quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa
cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua
ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát
lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó
vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, chè hạt
sen, chè đỗ đen, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng
hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam
thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
• Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu
- một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha
mẹ, người bệnh với thầy thuốc, học trò với thầy giáo. Những chàng trai đã dạm vợ
hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.

• Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ
chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp,
đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là
cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.

• Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi
thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món
quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ
sêu.

• Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng
5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc
túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số
tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này.

• Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng
cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp Tết Đoan Ngọ(còn gọi là tết
hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng,
chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.

• Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song Tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người
dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.

• Mùng 5/5 cũng là ngày phô trương tình dân tộc bà con láng giềng không phân biệt tuổi
tác, phẩm trật, vua tôi (ở Làng Phú lương chợ cầu, Quảng Điền, Thừa Thiên, Huế thời
vua Quang Trung, lễ hội, 5/5 có cho tài năng thanh niên, đấu võ, nấu cơm tre, nhảy
sào, đua ghe. Và có Công nương làng đôi ném chiếc bông tai, nhẫn hay 1 trang sức
xuống sông cho các chàng trai tìm, ai tìm được sẽ được thưởng hay lấy công nương
đó làm vợ ! Tết này rất trân trọng dưới thời Tây Sơn vì "Thiên hạ đại tín" và "Huynh đệ
chi Binh" bắt đầu từ đó! Tết Đoan Dương là của Tàu? Khác nghĩa nhưng trùng ngày
vậy thôi...
Các hoạt động chính
• Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình.
Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ mọi người ăn bánh tro, chè hạt
sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.

• Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang
đãng.

• Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ".
Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ đi tắm biển. Tại vì ngày
này, theo quan niệm dân gian, khí dương mạnh nhất trong năm,
người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây
lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các
thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.

• Vào dịp Tết Đoan ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng năm loại lá là
bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả nấu nước xông
để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà
để đuổi tà ma.
Nét ẩm thực đặc biệt
1 BÁNH TRO
2 CƠM RƯỢU NẾP
3 HOA QUẢ THEO MÙA
4 THỊT VỊT
5 CHÈ TRÔI NƯỚC
6 BÁNH KHÚC

You might also like