You are on page 1of 4

Học kỳ / Năm học 2 2021 - 2022

ĐỀ ÔN TẬP
Ngày thi 16/05/2022
Môn học Xác suất và thống kê
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG-HCM
Mã môn học MT2013
Khoa Khoa học ứng dụng Thời lượng 100 phút Mã đề 06
Ghi chú:
- Sinh viên làm bài trên đề thi và nộp lại đề thi. Sinh viên được sử dụng máy tính bỏ túi.
- Sinh viên được sử dụng tài liệu là các bảng tra và 02 tờ A4 công thức (bản in).
- Sinh viên không được sử dụng điện thoại và máy tính có chức năng lập trình.
Họ và tên sinh viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MSSV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mã nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6đ)


Câu 1. (0.5 điểm) Trọng lượng của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình 200
gram và độ lệch chuẩn là 5 gram. Người ta đống gói 100 sản phẩm trong 1 hộp.
(a) Tìm độ lệch chuẩn của trọng lượng của 1 hộp sản phẩm.
A. 50 B. 500 C. 75 D. 22.3607 E. Các câu đều sai
(b) Tính xác suất để trong 3 hộp có 1 hộp có trọng lượng nhỏ hơn 19.9kg
A. 0.0228 B. 0.9773 C. 0.0652 D. 0.9348 E. Các câu đều sai

Câu 2. (0.75 điểm) Giả thiết rằng số lỗi X trên một trang sách của một xưởng in là biến ngẫu nhiên tuân theo
phân phối Poisson. Có 70% các trang sách không chứa một lỗi nào và 30% các trang sách chứa ít nhất 1 lỗi.
(a) Tìm số lỗi trung bình của các trang sách của phân xưởng đó.
A. 0.3067 B. 0.3367 C. 0.3267 D. 0.3567 E. Các câu đều sai
(b) Tìm tỷ lệ trang sách của xưởng in có từ 3 lỗi trở lên.
A. 0.9942 B. 0.0058 C. 0.9995 D. 0.0005 E. Các câu đều sai
(c) Giả sử trong 1 quý, xưởng in đã hoàn thành 12000 trang sách in. Tìm xác suất của biến cố có ít nhất 8500
trang trong đó không có lỗi nào.
A. 0.9763 B. 0.0237 C. 0.0232 D. 0.9768 E. Các câu đều sai

Câu 3. (0.75 điểm) Giả thiết số cuộc gọi đến hai tổng đài A và B là các biến ngẫu nhiên với trung bình lần lượt
là 12 và 10 cuộc gọi mỗi giờ.
(a) Tính xác suất để thời gian giữa 2 cuộc gọi liên tiếp đến tổng đài A không quá 7 phút.
A. 0.7354 B. 0.7534 C. 0.7345 D. 0.7435 E. Các câu đều sai
(b) Nếu biết rằng cuộc gọi gần nhất đã đến cách đây 3 phút, tìm xác suất trong 4 phút tiếp theo không có cuộc
gọi nào gọi đến tổng đài A.
A. 0.4349 B. 0.3349 C. 0.4493 D. 0.4439 E. Các câu đều sai
(c) Tính xác suất để có ít nhất 40 cuộc gọi đến hai tổng đài A và B trong 2 giờ.
A. 0.6947 B. 0.3053 C. 0.2531 D. 0.7469 E. Các câu đều sai

Câu 4. (1.25 điểm) Có một mẫu áo sơ mi được gia công tại phân xưởng A và phân xưởng B của một nhà máy.
Thời gian mỗi cái áo được hoàn thành ở phân xưởng là biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn.
Ở phân xưởng A, người ta chọn ngẫu nhiên 6 cái áo và ghi nhận được thời gian hoàn thành mỗi cái áo như sau:

19; 21; 22; 23; 22; 21 (đơn vị: phút)

(a) Tìm thời gian gia công trung bình tối đa cho một cái áo ở phân xưởng A với độ tin cậy 95%.
A. 22.4572 B. 22.7674 C. 19.8993 D. 20.2094 E. Các câu đều sai
(b) Ở phân xưởng B, người ta lấy ngẫu nhiên 10 áo và tính được thời gian hoàn thành trung bình của chúng là
21.8 (phút) và phương sai mẫu 2.4 (phút2 ). Với mức ý nghĩa 5%, có thể xem như phân xưởng A gia công
mẫu áo này nhanh hơn so với phân xưởng B hay không?
Thống kê kiểm định:
A. -5.5213 B. -0.4900 C. -0.4090 D. -5.1235 E. Các câu đều sai

Trang 1 - Đề 06
Miền chấp nhận giả thuyết H0 :
A. (1.645; +∞)
B. (−∞; 1.645)
C. (−∞; 1.761)
D. (−1.761; +∞)
E. (1.761; +∞)
Kết luận của bài toán:
A. Với mức ý nghĩa 5%, có thể xem phân xưởng A gia công mẫu áo này nhanh hơn so với phân xưởng B.
B. Với mức ý nghĩa 5%, chưa đủ bằng chứng để xem phân xưởng A gia công mẫu áo này nhanh hơn so với
phân xưởng B.
(c) Tỷ lệ sản phẩm có lỗi ở nhà máy thông thường là 8%. Sau khi cải tiến kỹ thuật, người ta khảo sát ngẫu
nhiên 90 sản phẩm thì chỉ có 4 sản phẩm lỗi. Với mức ý nghĩa 5%, có thể nói rằng việc cải tiến là hiệu quả
hay không?
Giả thuyết đối của bài toán:
A. p < p0 B. p > p0 C. p 6= p0 D. p = p0 E. Các câu đều sai
Thống kê kiểm định:
A. -1.2433 B. 1.2433 C. -2.2433 D. 2.2433 E. Các câu đều sai
Kết luận của bài toán:
A. Với mức ý nghĩa 5%, có thể nói rằng việc cải tiến là hiệu quả.
B. Với mức ý nghĩa 5%, chưa đủ bằng chứng để nói rằng việc cải tiến là hiệu quả.

Câu 5. (2.75 điểm) Khi khảo sát các sinh viên trong trường về chi phí làm đồ án tốt nghiệp (triệu đồng) và kết
quả bảo vệ đồ án đợt 1, chúng ta có được số liệu mẫu dưới đây ở 2 khoa.
Ở khoa Cơ Khí:
Chi phí của một sinh viên 3-3.5 3.5-4 4-4.5 4.5-5 5-5.5 5.5-6
Số sinh viên tương ứng 12 21 38 36 19 14

Điểm đồ án 5-6 6-7 7-8 8-10


Số sinh viên tương ứng 20 22 14 14
Xếp loại Trung bình Khá Giỏi - Xuất sắc

Ở khoa Kỹ thuật Xây dựng:

Chi phí của một sinh viên 3-3.5 3.5-4 4-4.5 4.5-5 5-5.5 5.5-6
Số sinh viên tương ứng 6 18 27 30 22 7

Điểm đồ án 5-6 6-7 7-8 8-10


Số sinh viên tương ứng 15 13 18 12
Xếp loại Trung bình Khá Giỏi - Xuất sắc

(a) Hãy tìm cận TRÁI khoảng tin cậy 98% về mức chi phí trung bình làm đồ án tốt nghiệp của 1 sinh viên
khoa Cơ Khí.
A. 4.3826 B. 4.6245 C. 4.3661 D. 4.6410 E. 4.5036
(b) Nếu muốn khoảng ước lượng của câu (a) có sai số là 100 ngàn đồng thì cần khảo sát bao nhiêu sinh viên?
A. 187 B. 265 C. 183 D. 280 E. 230
(c) Hãy tìm khoảng ước lượng cho số sinh viên đạt loại Giỏi - Xuất sắc ở đồ án tốt nghiệp trong tổng 400 sinh
viên khoa Cơ Khí tham gia bảo về đồ án đợt 1, với độ tin cậy 95%
A. (0.1063; 0.2937)
B. (43; 117)
C. (43; 118)
D. (1362; 3763)
E. 1362; 3764)

Trang 2 - Đề 06
(d) Theo báo cáo sơ bộ của Văn phòng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, một sinh viên của khoa có chi phí trung bình
làm đồ án tốt nghiệp là 4.3 triệu đồng. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng số liệu trong báo cáo là thấp
hơn thực tế hay không?
Giả thuyết H1 :
A. µ < µ0 B. µ > µ0 C. µ 6= µ0 D. µ = µ0 E. Các câu đều sai
Thống kê kiểm định:
A. -3.9564 B. 3.4502 C. -3.4502 D. 3.9564 E. Các câu đều sai
Kết luận của bài toán:
A. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng số liệu trong báo cáo là thấp hơn thực tế.
B. Với mức ý nghĩa 5% chưa đủ bằng chứng cho rằng số liệu trong báo cáo là thấp hơn thực tế.
(e) So sánh chi phí (trung bình) làm đồ án tốt nghiệp của hai khoa, kết luận với mức ý nghĩa 5%.
Giả thuyết:
A. H0 : µ1 − µ2 = 0; H1 : µ1 − µ2 6= 0
B. H0 : µ1 − µ2 = 0; H1 : µ1 − µ2 < 0
C. H0 : µ1 − µ2 = 0; H1 : µ1 − µ2 > 0
D. H0 : µD = 0; H1 : µD < 0
E. H0 : µD = 0; H1 : µD > 0
Miền bác bỏ:
A. RR = (−∞; −1.645) ∪ (1.645; +∞)
B. RR = (−∞; −1.96) ∪ (1.96; +∞)
C. RR = (1.96; +∞)
D. RR = (1.645; +∞)
E. RR = (−∞; −1.645)
Thống kê kiểm định:
A. -0.4892 B. -0.4982 C. -0.4289 D. 0.-0.4298 E. Các câu đều sai
Kết luận của bài toán:
A. Với mức ý nghĩa 5%, chi phí (trung bình) làm đồ án tốt nghiệp của hai khoa bằng nhau.
B. Với mức ý nghĩa 5%, chi phí (trung bình) làm đồ án tốt nghiệp của khoa Cơ khí cao hơn khoa Xây dựng.
C. Với mức ý nghĩa 5%, chi phí (trung bình) làm đồ án tốt nghiệp của khoa Cơ khí thấp hơn khoa Xây
dựng.
(f) Có ý kiến cho rằng tỷ lệ sinh viên đạt loại Giỏi - xuất sắc ở đồ án tốt nghiệp của sinh viên khoa Cơ Khí và
Xây dựng là không khác biệt, hãy kiểm định ý kiến trên mức ý nghĩa 3%.
Giả thuyết:
A. H0 : p1 − p2 = 0; H1 : p1 − p2 6= 0
B. H0 : p1 − p2 = 0; H1 : p1 − p2 < 0
C. H0 : p1 − p2 ≥ 0; H1 : p1 − p2 < 0
D. H0 : p1 − p2 = 0; H1 : p1 − p2 > 0
E. H0 : p1 − p2 ≤ 0; H1 : p1 − p2 > 0
Miền bác bỏ:
A. RR = (−∞; −2.05) ∪ (2.05; +∞)
B. RR = (−∞; −2.17) ∪ (2.17; +∞)
C. RR = (1.88; +∞)
D. RR = (1.75; +∞)
E. RR = (−∞; −1.75)
Thống kê kiểm định:
A. -0.0965 B. -0.0659 C. -0.0569 D. -0.0695 E. Các câu đều sai
Kết luận:
A. Tỷ lệ sinh viên đạt loại Giỏi - xuất sắc ở đồ án tốt nghiệp của sinh viên khoa Cơ Khí và Xây dựng là
không khác biệt.
B. Tỷ lệ sinh viên đạt loại Giỏi - xuất sắc ở đồ án tốt nghiệp của sinh viên khoa Cơ Khí và Xây dựng có sự
khác biệt.

Trang 3 - Đề 06
PHẦN II: TỰ LUẬN (4đ)
Câu 6. (1.5 điểm) Kích thước cổ tay (X) của một người liên quan đến chiều cao (Y). Một nhà nghiên cứu đo kích
thước cổ tay và chiều cao của một nhóm người ngẫu nhiên. Dữ liệu được hiện thị như bên dưới.

Người ta đã áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn để phân tích mối liên hệ giữa hai đại lượng này, và phân
tích từ phần mềm R cho kết quả bên dưới.
R output:
Coefficients:
Estimate Std.Error t-value Pr(>|t|)
(Intercept) 10.1223 5.2463 1.929 0.0742
X 8.9273 0.7695 11.601 1.44e-08

Residual standard error: 2.808 on 14 degrees of freedom


Multiple R-squared: 0.9058, Adjusted R-squared: 0.899
(a) Nếu một người có chiều cao cổ tay là 6 (inch) thì người này được kì vọng có chiều cao là bao nhiêu?
(b) Bao nhiêu phần trăm sự biến thiên trong chiều cao được giải thích bởi sự biến thiên của kích thước cổ tay?
(c) Tìm khoảng tin cậy 99% cho các hệ số hồi quy.
(d) Thực hiện kiểm định các hệ số trong phương trình hồi quy với mức ý nghĩa 1%.

Câu 7. (2.5 điểm) Bảng dưới đây biểu diễn kết quả của việc phân tích tổng hàm lượng sắt trong bốn loại khoáng
vật:
Magnetite Hematite Carbonate Silicate
Số quan sát 3 3 3 3
P
Tổng xij 89.44 99.45 78.97 83.37
P 2
Tổng bình phương xij 2674.6696 3305.4689 2079.4979 2333.8961

(a) Với mức ý nghĩa 0.01, hãy kết luận xem có sự khác biệt về hàm lượng sắt trong bốn loại khoáng vật trên
hay không bằng phương pháp ANOVA.
(b) Thực hiện so sánh bội sau ANOVA và kết luận xem hàm lượng sắt trong trong mẫu khoáng vật nào thấp
nhất, xét với mức ý nghĩa 0.05.

Trang 4 - Đề 06

You might also like