You are on page 1of 7

Đề số 2

1. Thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ sau sự kiện nào dưới đây?
Câu trả lời của bạn:
- Ấn Độ thử thành công bom nhiệt hạch.
- Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Đức phóng thành công tên lửa đạn đạo.
- Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) đã nêu rõ nhiệm
vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là
Câu trả lời của bạn:
- chuyển cách mạng nước ta sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình để thống nhất đất nước.
- tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
3. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới
đây: “12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972
là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất, trong
cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của
nhân dân ta”?
Câu trả lời của bạn:
- Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
- Trận tiến công Khe Sanh (Quảng Trị).
- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
4. Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là
Câu trả lời của bạn:
- toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của
quốc tế.
- toàn dân, toàn diện.
- toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
- toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
5. Pháp rút lui khỏi miền Bắc, Mĩ nhảy vào miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm
chính quyền để thực hiện âm mưu gì?
Câu trả lời của bạn:
- Cô lập miền Bắc.
- Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
và căn cứ của Mĩ.
- Chống phá cách mạng miền Bắc.
- Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ
6. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mỹ La-tinh lại rơi
vào vòng lệ thuộc và trở thành “sân sau” của
Câu trả lời của bạn:
- Anh.
- Mĩ.
- Pháp.
1
- Đức.
7. Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách
lược gì?
Câu trả lời của bạn:
- Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.
- Hòa với Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp ở Nam Bộ
- Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
- Đánh Pháp, Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập.
8. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
Câu trả lời của bạn:
- Ấn Độ.
- Liên Xô.
- Mĩ.
- Anh.
9. Thắng lợi của chiến dịch nào đã đưa quân ta giành được thế chủ động trên chiến
trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)?
Câu trả lời của bạn:
- Chiến dịch Tây Bắc 12/1953.
- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
10. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn
lên để trở thành siêu cường về
Câu trả lời của bạn:
- quân sự.
- khoa học – kĩ thuật.
- chính trị.
- khoa học vũ trụ.
11. Phương châm tác chiến của ta trong trận Điện Biên Phủ là
Câu trả lời của bạn:
- đánh lâu dài.
- đánh nhanh, thắng nhanh
- đánh chắc, tiến chắc.
- đánh công kiên, diệt đồn.
12. Khi quân Nhật vượt biên giới Việt Trung tiến vào nước ta, quân Pháp có thái độ
và hành động gì?
Câu trả lời của bạn:
- Phối hợp cùng với nhân dân ta đấu tranh chống Nhật
- Vừa chống Nhật, vừa bắt tay với chúng để đàn áp nhân dân Đông Dương.
- Nhanh chóng đầu hàng, cấu kết với Nhật cùng thống trị và bóc lột nhân dân
ta.
- Kiên quyết đấu tranh chống Nhật
13. Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở những nước
nào?
Câu trả lời của bạn:
2
- Pháp, Trung Quốc.
- Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
- Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
14. Hiện nay, liên minh kinh tế - chính trị khu vlớn nhất hành tinh là
Câu trả lời của bạn:
- Cộng đồng châu Âu.
- Thị trường chung châu Âu.
- Hiệp hội các nước châu Âu.
- Liên minh châu Âu.
15. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ...” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
Câu trả lời của bạn:
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
- “Tuyên ngôn độc lập”
- Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
- Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
16. Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu trả lời của bạn:
- đang diễn ra ác liệt.
- vừa kết thúc.
- mới bùng nổ.
- bước vào gia đoạn cuối.
17. Năm 1945, những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
Câu trả lời của bạn:
- Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Thái Lan, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
- Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
18. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)
của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào
Câu trả lời của bạn:
- “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
- “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.
- “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
- “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
19. Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
hiện đại?
Câu trả lời của bạn:
- Bản đồ gen người.
- Máy hơi nước.
- Máy kéo sợi Gien-ni.
- Động cơ đốt trong.
20. Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào ngày 2-9-1945 ở nước ta là
Câu trả lời của bạn:
3
- hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì họp.
- công bố chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhay và hành động của chúng ta”.
- tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
- chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
21. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn đối
với dân tộc Việt Nam vì
Câu trả lời của bạn:
- các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam chưa được các nước công nhận.
- lực lượng kháng chiến của Việt Nam không có vùng tập kết, phải phục viên
tại chỗ.
- chưa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
- thực hiện ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn được phép duy trì lực lượng quân sự
tại Việt Nam.
22. Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949)
có ý nghĩa như thế nào?
Câu trả lời của bạn:
- Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành
triệt để.
- Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự
do.
- Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á.
23.Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập năm 1936 với mục đích
Câu trả lời của bạn:
- liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
- tập hợp liên minh công nông.
- tập hợp giai cấp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
- nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ.
24. Nguyên nhân nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc
thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950)?
Câu trả lời của bạn:
- Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
- Liên Xô nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ.
- Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
25. Thời cơ cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định trong thời gian
nào?
Câu trả lời của bạn:
- Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản đến khi quân Đồng Minh
kéo vào nước ta giải giáp quân Nhật
- Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
- Ngay khi quân Đồng minh đánh bại phe phát xít

4
- Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh
kéo vào nước ta giải giáp quân đội Nhật.
26. Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở
Việt Nam?
Câu trả lời của bạn:
- Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ.
- Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ.
- Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
- Có sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mĩ.
27. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
1945?
Câu trả lời của bạn:
- Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, lập nên nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền
với chủ nghĩa xã hội.
- Buộc Pháp thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam.
- Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự
giải phóng khởi ách đế quốc thực dân.
28. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã “đi vào lịch sử thế giới như một chiến
công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính
thời đại sâu sắc”?
Câu trả lời của bạn:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
- Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
29. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa
Câu trả lời của bạn:
- chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
- chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân.
- chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
30. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
Câu trả lời của bạn:
- Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.
- Thắng lợi trong công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 thắng lợi.
31. Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự
phát sang tự giác là
Câu trả lời của bạn:
5
- phong trào “vô sản hóa” (1928).
- bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
- bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).
- bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
32. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển từ tiến công chiến lược sang
tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
Câu trả lời của bạn:
- Quảng Trị.
- Phước Long.
- Huế - Đà Nẵng.
- Tây Nguyên.
33. Vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử
cách mạng Việt Nam?
Câu trả lời của bạn:
- Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
- Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
34. Theo em, hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở
Việt Nam năm 1929 là gì?
Câu trả lời của bạn:
- Hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
- Không coi trọng tập hợp giai cấp nông dân.
- Chủ trương đấu tranh bạo động, nặng về ám sát cá nhân.
- Chỉ chú trọng công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin.
35. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của hai tổ chức: Liên minh châu Âu (EU)
và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
Câu trả lời của bạn:
- Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển.
- Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực.
- Chịu tác động trực tiếp từ các quyết định của Hội nghị I-an-ta.
- Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô.
36. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc
cải tổ của Liên Xô là gì?
Câu trả lời của bạn:
- Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa.
- Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
- Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
37. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) và Luận
cương chính trị (10-1930) của Đảng là gì?
Câu trả lời của bạn:
- Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.
- Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.
- Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.
6
- Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng
38. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược của Việt Nam là
Câu trả lời của bạn:
- sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân
khác.
- tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương.
- toàn quân, toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu.
39. Trước xu thế mới của thế giới Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì?
Câu trả lời của bạn:
- Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
- Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
40. Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu,
cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Câu trả lời của bạn:
- Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính
trị.
- Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế.
- Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên
ngoài.
- Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ, đổi mới về
chính trị.

You might also like