You are on page 1of 2

TRỌN BỘ BÍ KÍP MÙA THI

1. Khung giờ vàng để học:


- 4h30 - 6h sáng: Học thuộc, học lý thuyết.
- 7h15 - 10h sáng: Học các môn XH (Văn, Sử, Địa, GDCD)
- 14h - 16h30 chiều: Học các môn TN yêu cầu suy luận, logic và tính toán.
- 19h45 - 23h: Học các môn yêu cầu phải tính toán, không phải nhớ nhiều sẽ
giúp ta tỉnh táo hơn những môn học thuộc.
2. List nhạc ôn thi truyền cảm hứng:
- Đường đến Vinh Quang
- Rung chuông vàng
- Ước mơ tôi
- Niềm tin chiến thắng
- Chào buổi sáng
- Dòng thời gian
- Tìm lại
- Lột xác
- Nếu chỉ còn 1 ngày để sống
...
3. Làm sao để học không buồn ngủ
- Uống cafe, trà, chè (không uống quá nhiều ảnh hưởng sức khỏe)
- Vươn vai, đi lại quanh phòng, không ngồi ì ạch quá lâu.
- Nghe nhạc vui nhộn, nhạc truyền cảm hứng để kích thích não bộ.
- Note những câu nói truyền động lực, mục tiêu phải đạt, dán ngay trước
mặt.
4. Bí kíp học thuộc nhanh
- Thuộc bài theo "từ khóa"
- Ghi âm giọng đọc của mình về những kiến thức cần thuộc (nghe lại trước
lúc đi ngủ, rảnh bật nghe nhiều lần)
- Chụp kiến thức cần thuộc lưu vào máy, đi đâu cũng có thể mở ra xem.
- Note lại bằng giấy dán lên trước phòng học.
5. Để ghi nhớ "nhanh"
Lặp lại lần 1: Ngay sau khi học
Lặp lại lần 2: Sau 15-20 phút
Lặp lại lần 3: Sau 6-8 giờ
Lặp lại lần 4: Sau 24 giờ
Để ghi nhớ "lâu"
Lặp lại lần 1: Ngay sau khi học
Lặp lại lần 2: Sau 20-30 phút
Lặp lại lần 3: Sau 1 ngày
Lặp lại lần 4: Sau 2-3 tuần
Lặp lại lần 5: Sau 2-3 tháng
6. Thuộc số, sự kiện:
- Gắn số, sự kiện cần nhớ với những con số, ngày đặc biệt (sinh nhật crush,
idol...)
- Thực hành thường xuyên, kiến thức lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ nhớ rất lâu.
7. Báo thức:
- Để đồng hồ báo thức xa chỗ ngủ. Dậy tắt lúc ấy cũng tỉnh.
- Nhạc chuông báo thức bật mức to nhất!
- Bật dậy + đánh răng + rửa mặt + tập vài động tác thể dục cho tỉnh rồi hẵng
vào bàn học.
8. Phòng học, bàn học gọn gàng
- Học môn gì thì lấy môn đấy. Không học nhiều môn 1 lúc gây áp lực, stress.
- Không gian thoải mái thì thoải mái tinh thần.
- Siêng năng đến mấy cũng đừng dại học xuyên đêm. Vừa hại sức khỏe,
không hiệu quả, suy giảm trí nhớ.
9. Làm gì để tạo động lực
- Hãy nghĩ đến những kết quả xấu nhất, nếu mình lười, bạn bè cười chê coi
thường, bố mẹ thất vọng, bản thân xấu hổ, người yêu bỏ.
Giữa cố gắng và hối hận, cảm giác nào tồi tệ hơn?
- Nếu hoàn thành tốt mục tiêu, đề ra phần thưởng cho bản thân.
(st)

You might also like