You are on page 1of 5

Nguyễn Thị Thùy Trang

GIÁO ÁN KHƠI GỢI HỨNG THÚ DỰ ÁN “CƠ THỂ NGƯỜI”

Thứ 2, ngày 30 tháng 01 năm 2023

HOẠT ĐỘNG: XEM SÁCH, TRÒ CHUYỆN VỀ CƠ THỂ NGƯỜI


 Mục đích : Trẻ biết được một số bộ phận và hệ cơ quan trên cơ thể người và hứng thú
với Dự án “Cơ thể người”.
 Yêu cầu : Trẻ gọi tên được các bộ phận và nói được vị trí của các bộ phận trên cơ thể
người.
 Chuẩn bị:
- Mô hình cơ thể người đã làm trước đó
- Sách về các bộ phân trên cơ thể người
- Tranh ảnh các bộ phận trên cơ thể người
- Máy chụp hình, ghi âm, loa
- Bút lông, sổ tay, bút để cô ghi chép những cử chỉ nét mặt của bé
- Trong lớp học
- Đưa ra các câu hỏi dự kiến:
+ Con biết gì về cơ thể người?
+ Trên cơ thể người có những bộ phận nào?
+ Giác quan gồm những gì?
+ Con nghĩ cảm xúc của con người là gì?
+ Con người có bao nhiêu cái răng và dùng để làm gì?
+ Bạn trai và bạn gái khác nhau như thế nào?
+ Tại sao chúng ta lại chảy mồ hôi?
+ Con người và các loài động vật khác như như thế nào?
+ Con người dùng não để làm gì?
+ Tại sao chúng ta có thể thở được?
 Tiến hành:
- Xác định lại nội dung: Xem sách, tranh ảnh về một số bộ phận trên cơ thể người để khơi gợi
hứng thú cho trẻ về Dự án “Cơ thể người”.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc sách, xem tranh ảnh, quan sát mô hình
- Cô cho trẻ quan sát, sờ chạm vào tranh ảnh, mô hình
- Cô tổ chức cho trẻ cắt dán một số bộ phận trên cơ thể người
- Trẻ thực hiện.
- Cô quan sát ghi chép lại những ành động, lời nói của trẻ.
 Trường hợp 1: Trẻ hứng thú với Cơ thể người.  Chuyển qua GA lập bảng những điều
đã biết – muốn biết của trẻ
 Trường hợp 2: Chưa hứng thú  Lập tiếp giáo án tổ chức hoạt động khơi gợi hứng thú
tiếp (Chuyển qua hoạt GA gây hứng thú tiết 2)

……………(*.*)…………..
Nguyễn Thị Thùy Trang
Thứ 3, ngày 31 tháng 01 năm 2023

HOẠT ĐỘNG: THAM QUAN VÀ TRÒ CHUYỆN VỀ MÔ HÌNH CÁC CƠ QUAN


TRONG CƠ THỂ NGƯỜI – LÀM MÔ HÌNH HÀM RĂNG

 Mục đích : Trẻ biết được một số bộ phận và hệ cơ quan trên cơ thể người, biết cách
làm mô hình hàm răng và hứng thú với Dự án “Cơ thể người”.
 Yêu cầu : Trẻ biết và gọi tên được 1 số cơ quan trên cơ thể người, thực hiện được các
vận động tinh: tô màu, xé, cắt dán hàm răng
 Chuẩn bị:
- Mô hình hàm răng, mô hình hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,... ở sảnh
- Tranh ảnh về các cơ quan trên cơ thể người
- Giấy màu, bút sáp màu, hồ dán
- Bì nilon, bong bóng, ống hút, kéo
- Sổ tay, bút để cô ghi chép những cử chỉ nét mặt của bé.
- Bàn thấp, khăn ẩm lau tay/ khăn khô
- Đưa ra các câu hỏi dự kiến:
 Con đang làm gì?
 Đây là gì?
 Dùng để làm gì?
 Con sẽ làm bằng cách nào?
 Như thế nào?
Tiến hành:

- Xác định lại nội dung với trẻ: “Tham quan và trò chuyện về mô hình các cơ quan trong
cơ thể người - làm mô hình hàm răng”
- Cô giới thiệu sản phẩm mẫu và cách làm
- Cho trẻ quan sát, thực hiện làm mô hình hàm răng
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm cá nhân/ nhóm
- Cô mời trẻ đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình
- Cô đặt câu hỏi trẻ
- Ghi nhận sự hứng thú của trẻ
 Trường hợp 1: Trẻ hứng thú với Cơ thể người.  Chuyển qua GA lập bảng những điều đã
biết – muốn biết của trẻ
 Trường hợp 2: Chưa hứng thú  Lập tiếp giáo án tổ chức hoạt động khơi gợi hứng thú
tiếp (Chuyển qua hoạt GA gây hứng thú tiết 3)

……………(*.*)…………..

Thứ 4, ngày 01 tháng 02 năm 2023

HOẠT ĐỘNG: KỂ CHUYỆN: BẠN GẤU BỊ SÂU RĂNG


Nguyễn Thị Thùy Trang

 Mục đích : Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, nắm bắt được trình tự điễn biến câu
chuyện và hứng thú với Dự án “Cơ thể người”.
 Yêu cầu : Trẻ biết chú ý lắng nghe, thể hiện những gì trẻ biết thông qua lời nói,
cử .chỉ, điệu bộ,
 Chuẩn bị:
- Mô hình bệnh viện
- Rói que: Bác sĩ voi, bạn gấu, bạn sâu răng
- Bút lông, sổ tay, bút để cô ghi chép những cử chỉ nét mặt của bé.
- Máy chụp ảnh để chụp ảnh, quay phim/ máy ghi âm
 Tiến hành:
- Xác định lại nội dung: Kể chuyện: Gấu con bị sâu răng
- Cô kể trẻ nghe:
+ Lần 1: Cô kể không có rối
+ Lần 2: Cô kể cùng rối
- Cô dự kiến câu hỏi hỏi trẻ
+ Câu chuyện có tên gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Khi bị đau răng bạn gấu đến gặp ai?
+ bác sĩ nói tại sao bạn gấu bị sâu răng??
+ Bác sĩ dặn dò bạn gấu điều gì?
+ Vậy chúng nên làm gì để không bị sâu răng?
+ Ngoài ra con có biết laoij thức ăn nào tốt cho răng miệng không?
+Con đánh răng như thế nào?
 Trường hợp 1: Trẻ hứng thú với Cơ thể người.  Chuyển qua GA lập bảng những điều
đã biết – muốn biết của trẻ
 Trường hợp 2: Chưa hứng thú  Lập tiếp giáo án tổ chức hoạt động khơi gợi hứng thú
tiếp (Chuyển qua hoạt GA gây hứng thú tiết 4)

……………(*.*)…………..

Thứ 5, ngày 02 tháng 02 năm 2023

HOẠT ĐỘNG: XEM VIDEO: CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI

 Mục đích : Trẻ biết được một số bộ phận và hệ cơ quan trên cơ thể người và hứng
thú với Dự án “Cơ thể người”.
Nguyễn Thị Thùy Trang
 Yêu cầu : Trẻ gọi tên được các bộ phận và biết cách chơi trò chơi ô cửa bí mật,
 Chuẩn bị:
- Video các bộ phận trên cơ thể người
 https://www.youtube.com/watch?v=a7MQMF-TCfM
 https://www.youtube.com/watch?v=-flM5ca_L84
- Tranh cơ thể người lớn khổ A3, A2
- Sổ tay, bút để cô ghi chép những cử chỉ nét mặt của bé.
- Đưa ra các câu hỏi dự kiến:
+ Cơ thể người có những bộ phận nào?
+ Vị trí của 5 giác quan là ở đâu?
+ Hệ hô hấp nằm ở vị trí nào trên cơ thể?
+ Tay phải và tay trái nằm ở vị trí nào?
 Tiến hành:
- Xác định lại nội dung với trẻ: “Xem video: Các bộ phận trên cơ thể người”
- Cả lớp chơi cùng cô
- Ghi nhận sự hứng thú của trẻ
 Trường hợp 1: Trẻ hứng thú với Cơ thể người.  Chuyển qua GA lập bảng những điều
đã biết – muốn biết của trẻ
 Trường hợp 2: Chưa hứng thú  Lập tiếp giáo án tổ chức hoạt động khơi gợi hứng thú
tiếp (Chuyển qua hoạt GA gây hứng thú tiết 5)

……………(*.*)…………..

Thứ 6, ngày 03 tháng 02 năm 2023

HOẠT ĐỘNG: NGHE HÁT: CHIẾC BỤNG ĐÓI

 Mục đích : Trẻ lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát, và hứng thú với Dự án “Cơ thể
người”.
 Yêu cầu : Trẻ hát được bài hát và vận động theo nhạc bài hát: Chiếc bụng đói.
 Chuẩn bị:
- Hình ảnh về hệ tiêu hóa ở góc nhận biết phân biệt
- Nhạc bài hát “Chiếc bụng đói”: https://www.youtube.com/watch?v=d9LQec3ape0
- Sổ tay, bút để cô ghi chép những cử chỉ nét mặt của bé.
- Loa phát nhạc, dụng cụ âm nhạc , góc âm nhạc
- Máy ảnh để chụp ảnh, quay phim
- Đưa ra các câu hỏi dự kiến:
-
 Bài hát có tên là gì?
 Bài hát nói về điều gì?
 Tại sao chúng ta không nên lãng phí đồ ăn?
Nguyễn Thị Thùy Trang
 Làm cách nào để không bị lãng phí đồ ăn?
 Khi đói bụng con có cảm giác gì?
 Tại sao con biết đó là cảm giác đói bụng?
 Tiến hành:
- Xác định lại nội dung với trẻ: “Nghe hát: Chiếc bụng đói”
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe và cùng nhau hát lại bài hát
- Trẻ hát theo và lắc lư theo nhạc bài hát
- Cô hướng dẫn trẻ tập từng động tác theo bài hát
- Cả lớp tập cùng cô
- Cô cho đội/nhóm/ cá nhân lên biễu diễn
- Cô ghi nhận sự hứng thú của trẻ
 Trường hợp 1: Trẻ hứng thú với Cơ thể người.  Chuyển qua GA lập bảng những điều
đã biết – muốn biết của trẻ

BẢNG: NHỮNG ĐIỀU ĐÃ BIẾT – MUỐN BIẾT CỦA TRẺ VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Những điều trẻ đã biết về Cơ Những điều trẻ muốn biết về Cơ Dự kiến câu trả lời
thể người thể người

……………(*.*)…………..

You might also like