Khu Vực Phía Nam Gồm 18 Tuyến

You might also like

You are on page 1of 10

Miền nam:

Vận tải hàng hóa trên tuyến thủy nội địa chiếm tỷ trọng lớn tại
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc thù của ĐBSCL – đây
được xem như là vùng đất đầy tiềm năng của các vựa lúa, vựa
thủy sản và trái cây lớn nhất cả nước, là có hệ thống sông ngòi,
kênh, rạch chằng chịt,…với tổng chiều dài gần 28.000km. Mạng
lưới tuyến ĐTNĐ khu vực phía Nam và ĐBSCL có 101 tuyến
(tổng chiều 3.186.3km), mang tính chất liên tỉnh và quốc tế.
Trong đó, có 6 tuyến xuất phát từ biên giới ra hướng biển Đông
(cho phép tàu từ 500 – 5.000T hoạt động) và hai tuyến ngang
nối TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh (cho phép tàu 300T hoạt động),
gồm: Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp 10 số 2, dài
227,6km), tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò, dài
312,8km) và tuyến Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No, dài
386,6km).
Toàn bộ các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh
rạch tại ĐBSCL đều chạy qua các khu công nghiệp tập trung, các
khu dân cư, các vùng tài nguyên…tạo nên một sự kết nối, giao
lưu khá thuận lợi, xuyên suốt. Bên cạnh đó còn có nhiều tuyến,
cảng sông tiếp cận trực tiếp với hệ thống đường bộ, với các
cảng biển quan trọng, tạo nên những điểm nối giao lưu giữa các
phương thức vận tải. Về năng lực vận tải, toàn vùng có khoảng
160.000 phương tiện tàu nội địa với tổng công suất máy trên
5,5 triệu CV và tổng trọng tải khoảng 5 triệu tấn hàng hóa.

Khu vực phía Nam gồm 18 tuyến:


 Tuyến cửa Tiểu - biên giới Campuchia dài 218 km: Đây là tuyến đường
thủy nội địa song hành với tuyến hàng hải cho tàu 10.000 T hành thủy
nên quy hoạch cấp đặc biệt.
 Tuyến cửa Định An - biên giới Campuchia dài 211 km: toàn tuyến cấp
đặc biệt gồm:
+ Đoạn từ cửa Định An đến ngã ba sông Vàm Nao dài khoảng 164 km: quy
hoạch cấp đặc biệt, đồng thời đáp ứng cho tàu biển trọng tải đến 10.000T;
đoạn từ ngã ba sông Vàm Nao đến thượng lưu cảng Bình Long (An Giang)
quy hoạch cấp đặc biệt cho tàu đến 3.000 T;
+ Đoạn từ thượng lưu cảng Bình Long (An Giang) đến biên giới Campuchia
dài khoảng 47 km: Quy hoạch cấp I.

 Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No) từ ngã ba kênh Tẻ (giao


với sông Sài Gòn đến cảng Cà Mau dài 336 km: Toàn tuyến là cấp
II, tĩnh không các cầu xây mới đạt tối thiểu 7 m. Riêng một số
đoạn khác cấp đồng thời thuộc các tuyến vận tải khác (sông Vàm
Cỏ, Cổ Chiên, Hàm Luông, sông Hậu) là cấp đặc biệt; đoạn từ rạch
Quang Trung - kênh Xà No đến Cà Mau quy hoạch đạt cấp III.
 Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ từ cảng
Bến Đình đến cảng Cần Thơ dài 242,5 km:
+ Đoạn Vũng Tàu - Thị Vải dài 28,5 km: Quy hoạch cấp đặc biệt;
+ Đoạn Thị Vải - Sài Gòn dài 65 km: Quy hoạch cấp II;
+ Đoạn Sài Gòn - Mỹ Tho dài 38,5 km: Quy hoạch cấp II;
+ Đoạn Mỹ Tho - Cần Thơ (qua sông Măng Thít) dài 110,5 km: Giữ nguyên
quy hoạch cấp II. Riêng đoạn sông Cổ Chiên quy hoạch cấp đặc biệt.

 Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương qua kênh Lấp Vò Sa Đéc


từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên
dài 320 km: Quy hoạch cấp III.
 Tuyến duyên hải Sài Gòn - Cà Mau dài 367 km (gồm
đoạn tuyến Sài Gòn - Đại Ngãi dài 179 km và đoạn
Đại Ngãi - Cà Mau dài 188 km): Quy hoạch cấp III.
 Tuyến kênh Sài Gòn - Bến Súc (sông Sài Gòn) từ ngã
ba kênh Tẻ đến cảng Bến Súc dài 90 km: Điều chỉnh
từ cấp III lên cấp II, các cầu khi xây dựng mới trên
tuyến tĩnh không tối thiểu đạt 7 m.
 Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông) từ ngã
ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo dài 142,9 km: Quy
hoạch cấp III.
 Tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây) từ ngã
ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa dài khoảng 143,4 km:
Quy hoạch cấp III.
 Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười
số 1) từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn dài 288 km:
Quy hoạch cấp III. Các cầu khi xây dựng mới có tĩnh
không tối thiểu đạt 5 m.
 Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên từ cảng Mộc Hóa đến Hà
Tiên dài 214 km: Đoạn trên kênh Tân Châu là cấp
đặc biệt; các đoạn còn lại điều chỉnh đạt cấp IV.
 Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai) từ ngã
ba kênh Tẻ đến cảng Hiếu Liêm dài khoảng 90 km:
Quy hoạch cấp III. Đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến hạ
lưu cầu Đồng Nai quy hoạch cấp đặc biệt.
 Tuyến kênh 28 - kênh Phước Xuyên từ thị trấn Cái
Bè đến thị trấn Sa Rài (Tân Hồng, Đồng Tháp) dài
76 km: Đoạn ngã ba kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng
đến ngã 6 Mỹ Trung - Kênh 28 dài 54,5 km cấp III;
Đoạn ngã 6 Mỹ Trung - Kênh 28 đến sông Tiền
(nhánh cù lao Tân Phong) dài 21,3 km cấp IV, tĩnh
không các cầu xây mới tối thiểu đạt 5 m.
 Tuyến Rạch Giá - Cà Mau (từ cảng Tắc Cậu - cảng Cà
Mau) dài 109 km: Quy hoạch cấp III.
 Tuyến Sài Gòn - Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2)
dài khoảng 277,6 km: Quy hoạch cấp III. Các cầu xây
dựng mới trên tuyến tĩnh không tối thiểu 6 m.
 Tuyến Cần Thơ - Cà Mau (kênh Quản Lộ - Phụng
Hiệp) từ cảng Cần Thơ đến cảng Cà Mau dài 102 km
(không bao gồm đoạn sông Hậu thuộc luồng hàng
hải): Đoạn từ Vàm Cái Côn đến trước cổng ngăn
mặn quy hoạch cấp III, tĩnh không tối thiểu 6 m.
Đoạn từ cống ngăn mặn đến cảng Cà Mau điều
chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, tĩnh không các cầu xây
mới tối thiểu đạt 3,5 m.
 Tuyến sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa
Hàm Luông dài khoảng 90 km: Quy hoạch cấp đặc
biệt.
 Tuyến sông Cổ Chiên từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba
sông Tiền dài 109 km.
+ Đoạn từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba kênh Trà Vinh dài 46 km: cấp đặc biệt;
+ Đoạn từ ngã ba kênh Trà Vinh đến ngã ba Cổ Chiên dài 63 km: cấp đặc
biệt.
Kế hoạch phát triển :

Cụ thể, khu vực Đông Nam bộ, Bộ GTVT ưu tiêu đầu tư nâng cấp hai dự án quan
trọng.

Thứ nhất, đầu tư nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ phao số “0” vào khu
bến cảng container Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu) với số vốn là 1.400 tỉ đồng.

Thứ hai, kêu gọi đầu tư khu bến cảng và logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa-Vũng Tàu)
với nguồn vốn 23.000 tỉ đồng. Dự án hiện đã được tổ chức thi ý tưởng quy hoạch.

Đối với dự án này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã tổ chức lập và phê duyệt
quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 với tổng diện tích lập quy hoạch 1.763
ha (Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ, 1.122 ha; trung tâm năng lượng
sạch 198 ha, mặt nước 443 ha).

Trước vị trí quan trọng của trung tâm logistics Cái Mép Hạ, chính phủ Hà Lan và Bỉ
đã có nhiều công hàm gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giao cho liên danh nhà
đầu tư EU - Việt Nam gồm: Hateco - Bisix - Boskalis - Tpei thực hiện dự án. Đáng
chú ý, Besix và Boskalis đều là những tập đoàn lâu đời từng đầu tư nhiều công
trình hàng hải, vận tải biển trên thế giới.

Tại khu vực ĐBSCL, Bộ GTVT sẽ ưu tiên đầu tư bảy dự án. Cụ thể, bộ sẽ đầu tư khu
bến cảng Trần Đề - Sóc Trăng (50.000 tỉ đồng); nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, giai
đoạn 2 (1.500 tỉ đồng); phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực
phía Nam (5.700 tỉ đồng); nâng cao tĩnh không các tuyến đường thủy nội địa quốc
gia (1.200 tỉ đồng).

Ba dự án còn lại thuộc các dự án nâng cấp tuyến đường thủy nội địa. Các dự án
này gồm: Kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, tuyến giao thông quan trọng nối sông
Tiền và sông Hậu thuộc tỉnh Đồng Tháp với 2.276 tỉ đồng; sông Hàm Luông tỉnh
Bến Tre với 877 tỉ đồng; tuyến luồng Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau với 1.800 tỉ
đồng).

Báo cáo của Bộ GTVT cũng cho biết một trong những tồn tại thời gian qua là việc
đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn chậm so với quy hoạch và chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển.

“Nhiều tuyến đường thủy nội địa chưa được nâng cấp đồng bộ, một số luồng
hàng hải chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu vận tải, chậm đầu tư kết nối các
phương thức vận tải khác” - báo cáo của Bộ GTVT nêu.
Thực trạng :

Với mức tăng trưởng bình quân trong lĩnh vực vận tải thuỷ luôn đạt trên
10%/năm. Trong lúc khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa
trên cả nước ở mức khoảng 34%, tỷ lệ vận tải hành khách là 15% thì tại khu vực
ĐBSCL, khối lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa đã là 65%
và vận tải khách nội địa đạt khoảng 32%. Trong đó, chỉ tính riêng việc lưu thông
hàng hoá bằng đường sông giữa TP HCM với các tỉnh thuộc khu vực này đã chiếm
khoảng 80%.
Hoạt động vận tải thuỷ nội địa 17 tỉnh, thành khu vực phía Nam sôi động, quan
trọng là thế nhưng hạ tầng giao thông thủy, phương tiện và nhiều điều kiện khác
chưa theo kịp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cho khu vực.
Theo đánh giá tổng quan về quy hoạch phát triển đường thuỷ nội địa của ngành
Đường sông Việt Nam thì "tiềm năng của vận tải thuỷ nội địa là to lớn, nhưng
trong những năm vừa qua hiệu quả khai thác chưa đạt yêu cầu vì những nhược
điểm như: sông, kênh rạch còn được khai thác chủ yếu trong điều kiện tự nhiên.
Mức đầu tư chưa tương xứng với sự phát triển của nhu cầu vận tải thuỷ; có khá
nhiều các quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên sâu và quy hoạch của các địa
phương, tuy nhiên các quy hoạch này đều chưa mang dấu ấn tổng thể, thiếu sự
liên kết giữa các ngành vận tải, chưa đánh giá hết năng lực và khả năng phát triển
của ngành. Cũng chính vì những quy hoạch không sâu này đã dẫn đến việc đầu tư
trong những năm qua phát huy hiệu quả chưa cao".
Bên cạnh đó, chỉ tính riêng trên tuyến cấp quốc gia trong khu vực vẫn còn khoảng
20% số cảng bến đã hết phép hoặc không đủ điều kiện để được cấp phép do vi
phạm luồng, hành lang an toàn chạy tàu.
Việc xác định chỉ giới luồng tuyến để quản lý trên tuyến này cho đến nay cũng
chưa được khép kín. Hiện mới có khoảng 1/4 -1/3 trên tổng chiều dài hơn 3 ngàn
km đường thủy nội địa cấp quốc gia được xác định chỉ giới luồng tuyến...
Đối với tuyến đường thuỷ nội địa do các địa phương quản lý, trừ TP.HCM, Đồng
Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, hiện còn nhiều tỉnh, thành chưa hoàn thành việc công bố
các cấp đường thuỷ trên địa bàn.
Lý do chủ yếu là do không có phòng quản lý giao thông thuỷ chuyên biệt thuộc sở
GTVT mà chỉ là một bộ phận chung với giao thông đường bộ nên lực lượng mỏng,
làm không xuể… Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng hệ thống cảng bến, cơ sở sửa
chữa và đóng mới phát triển tràn lan, phân tán và vận tốc lưu thông trên các
tuyến của khu vực này hiện mới đạt trung bình khoảng 15km/h.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vận tải thuỷ nội địa cho cả khu vực, các dự án
lớn cấp quốc gia đã và đang được đầu tư là: dự án nâng cấp 2 tuyến TP Hồ Chí
Minh - Kiên Lương; tuyến TP Hồ Chí Minh - Cà Mau và nâng cấp cảng Cần Thơ với
số vốn khoảng 86 triệu USD; dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng GTVT khu vực ĐBSCL,
trong đó phần dành cho việc nạo vét cải tạo hành lang 2 tuyến đường thuỷ nội địa
quốc gia, xây dựng các công trình bảo vệ bờ và cải tạo một số tuyến đường thuỷ
địa phương, cảng bốc xếp… cũng đã lên đến con số khoảng 80 triệu USD; dự án
cải tạo các tuyến đường thuỷ khu vực Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên
cũng có mức vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng.
Để khai thác thế mạnh trong vận tải thủy nội địa các tỉnh, thành trong khu vực,
vẫn cần một giải pháp tổng thể để giải quyết các tồn tại trên

Giải pháp :
Ngành vận tải đường thủy nội địa đặt ra mục tiêu:
Tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến hành lang vận tải chính,
nâng cao năng lực quản lý, bảo trì các tuyến ĐTNĐ và các tuyến
vận tải pha sông biển… góp phần tăng thị phần vận tải hàng hóa
lên từ 18,62%-21,5% toàn ngành. Phấn đấu đến năm 2020 nâng
cấp, cải tạo được 2.000km đường thủy, tổng trọng tải phương
tiện thủy nội địa chở hàng khoảng 20-22 triệu tấn, tổng số ghế
phương tiện thủy nội địa chở khách khoảng 780 nghìn ghế,
trong đó có trên 1000 phương tiện mang cấp VR-SB tham gia
hoạt động song pha biển.
Để đạt được các mục tiêu đó, các nhóm giải pháp được đặt ra
như sau: 

 Huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông;
 Nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối các phương
thức vận tải;
 Tập trung phát triển vận tải đa phương thức;
 Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
đường thủy nội địa;
 Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
 Đẩy mạnh ứng dụng KHCN toàn diện, tăng cường ứng
dụng CNTT trong quản lý, điều hành và tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, thông tin tuyên truyền về vận tải
thủy đường thủy nội địa

You might also like