You are on page 1of 9

Chương V: TUYẾN BẾN

I. Vai trò – vị trí của tuyến bến


Tuyến bến là đường ranh giới giữa khu đất và khu nước. Ranh giới đó
sẽ quyết định hình dạng, kích thước của khu đất, khu nước. Tuyến bến có
vai trò quan trọng trong cảng:
- Tạo điều kiện vào bến, rời bến của con tàu một cách an toàn, nhanh
chóng.
- Tạo điều kiện để tàu tiếp xúc với bờ một cách an toàn thuận tiện trong
suốt quá trình bốc xếp hàng hóa.
- Tạo điều kiện để hàng hóa được chuyển từ tàu lên bờ và ngược lại
cũng an toàn, nhanh chóng.
II. Phân chia khu bến trong cảng
Trong một cảng, người ta chia làm nhiều khu bến hàng khác nhau gọi
là phân vùng trong cảng. Mỗi vùng như vậy thực hiện công việc bốc xếp,
bảo quản một loại hàng hóa hoặc các loại hàng hóa giống nhau.
Các loại hàng giống nhau là các loại hàng mà điều kiện bốc xếp, vận
chuyển, bảo quản gần như nhau. Những hàng như vậy có thể xếp vào trong
một khu bến, gọi là chuyên môn hóa (ứng dụng cao nhất các phương tiện
bốc xếp, vận chuyển, bảo quản cho các loại hàng có tính chất gần giống
nhau).
Để phân chia khu bến cần căn cứ: loại hàng, lượng hàng, hướng luồng
hàng. Tên khu bến được gọi theo tên lượng hàng mà nó tiếp nhận như: bến
container, bến quặng, bến dầu, bến gỗ….
III. Số lượng bến
th
Qmax
Nb = Pth (1)

Trong đó: Nb: số lượng bến hàng trong một khu bến, thông thường Nb
là một số thập phân.
- Nếu phần thập phân  0,5, làm tròn về phía số nguyên lớn hơn.
- Nếu phần thập phân  0,5  tính chưa hợp lý  tính lại để số bến
tính toán có phần thập phân  0,5 bằng cách:
+ Tăng hoặc giảm Qth: ghép thêm các mặt hàng cùng loại hoặc
tách bớt các mặt hàng.
+ Tăng hoặc giảm năng suất của các thiết bị bốc xếp trước bến.
Một số công thức khác tính số lượng bến:
Qn
Nb = P (2)
n

Qngd
Nb = P (3)
ngd

- Công thức (1) dùng để tính số lượng bến ứng với lượng hàng thiết kế.
- Công thức (2) thường dùng để nghiên cứu khả năng phát triển cảng
trong tương lai.
- Công thức (3) thường dùng cho cảng sông, tính số lượng bến trong
khu bến có một loại hàng.
IV. Hình dạng mặt bằng tuyến bến
IV.1. Tuyến bến dọc bờ
Tuyến bến được bố trí dọc theo đường bờ.
* Đặc điểm: - Tàu ra vào thuận lợi.
- Các phương tiện vận tải trên bộ dễ dàng ra sát bến
- Thích hợp dùng cho cảng sông nếu dòng sông đủ rộng
- Đầu tư xây dựng ít tốn kém hơn các dạng bến khác.
IV.2. Tuyến bến nhô
Có hai dạng:
- Tuyến bến nhô rộng: chiều rộng bến tương đối lớn đủ để cho tàu đỗ
được hai bến và tiến hành công tác bốc xếp hàng hóa.
- Tuyến bến nhô hẹp: chiều rộng bến nhỏ, phục vụ để bốc xếp hàng
lỏng, rời, hàng vun đống. Các phương tiện vận chuyển không nhất thiết phải
ra sát bến, chủ yếu bố trí các hệ thống đường ống công nghệ và các thiết bị
vận chuyển liên tục (băng chuyền).
* Đặc điểm: - Cần một đoạn bờ gốc ngắn có thể tạo ra một tuyến bến
dài.
- Các bộ phận công trình thiết bị tương đối tập trung.
- Đầu tư xây dựng phức tạp, tốn kém.
- Sử dụng đầu bến không thuận lợi.
- Dẫn tuyến đường sắt ra sát bến nhô không thuận lợi bằng
bến dọc bờ.
- Chỉ dùng khi tuyến bờ không đáp ứng được nhu cầu bố trí
của bến dọc bờ
- Dùng bến nhô khi có một khu nước tập trung và hẹp, thích
hợp với cảng biển. Đặc biệt là cảng xây dựng trên bờ biển mở có đê chắn
sóng.
V. Kích thước của tuyến bến
V.1. Cao trình đỉnh bến
a) Cảng biển và các đoạn sông chịu ảnh hưởng của thủy triều
Cao trình đỉnh bến là một đặc trưng kinh tế quan trọng. Khi chọn cao
độ đỉnh bến phải thỏa mãn các yêu cầu:
- Thuận tiện cho công tác bốc xếp.
- Cảng không bị ngập.
Cao trình đỉnh bến thấp nhất được xác định theo hai tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn cơ bản:
 đỉnh bến =  MN (P = 50%) +a (a = 2m)
* Tiêu chuẩn kiểm tra:
 đỉnh bến =  MN (P = 1%) +a (a = 1m)
Trong đó: -  MN (P = 50%): cao trình mực nước ứng với p = 50% theo
đường tần suất lũy tích được quan trắc nhiều năm của mực nước giờ.
-  MN (P = 1%): cao trình mực nước ứng với p = 1% theo đường
tần suất lũy tích được quan trắc nhiều năm của mực nước giờ.
- a: độ vượt cao an toàn (theo tiêu chuẩn cơ bản a = 2m, theo
tiêu chuẩn kiểm tra a = 1m).
Chọn giá trị lớn nhất trong hai giá trị trên để làm cao trình đỉnh thiết
kế.
b) Cảng sông
Cao trình đỉnh bến cảng sông phụ thuộc vào mực nước đỉnh lũ, phải vẽ
đường tần suất đỉnh lũ nhiều năm và theo cấp cảng được quy định như sau:
Cấp I: P = 1%
Cấp II, III: P = 5%
Cấp IV, bến tạm: P = 10%
 đỉnh bến   đỉnh lũ.

V.2. Xác định mực nước thấp thiết kế (MNTTK)


a) Cảng biển
MNTTK được xác định dựa vào hiệu số H50% - Hmin

H50% - Hmin(cm) P%
Không triều Có triều
< 105 < 180 98
125 260 99
 140  300 99,5

Trong đó: H50%: Cao độ mực nước tính bằng cm lấy trên đường cong
tần suất lũy tích mực nước ngày ứng với tần suất 50%.
Hmin: Cao độ mực nước được xác định trên đường cong tần
suất lũy tích mực nước thấp nhất trong năm ứng với tần suất 4%.
b) Cảng sông
MNTTK cảng sông được xác định dựa trên đường tần suất mực nước
ngày và phụ thuộc vào cấp công trình:
Cấp I, II: P = 99%
Cấp III, IV: P = 97%
Bến tạm: P = 95%
V.3. Xác định độ sâu khu nước trước bến
Chiều sâu khu nước trước bến được xác định theo công thức:
5
Hb = T +  Z i
1

Trong đó:
- T: mớn nước đầy hàng của tàu lớn nhất.
- Z1: độ sâu dự trữ tối thiểu đảm bảo cho tàu chạy (đảm bảo cho tàu
được quay trở tự do), xác định theo bảng 5.1.
Bảng 5.1: Trị số Z1
Đất ở đáy trong phạm vi từ Trị số Z1
độ sâu Ở cửa vào cảng Trên tất cả các
Hb  Hb + 0,5 và các vùng neo khu vực trong
đậu bên ngoài khu nước của
cửa cảng cảng
Bùn 0,04 T 0,03T
Đất bồi tích (cát lẫn bùn, vỏ 0,05 T 0,04T
sò, sỏi)
Đất lèn chặt (cát, sét) 0,06T 0,05T
Đất đá 0,07T 0,06T

- Z2: độ sâu dự trữ do sóng, được xác định theo công thức:
Z2 = 0,3hs – Z1 ( hs: chiều cao sóng cho phép trong bể cảng,
nếu Z <0, lấy Z2 = 0.
- Z3: độ sâu dự trữ kể đến hiện tượng tăng mớn nước khi tàu chạy, được
xác định theo công thức:
Z3 = k . v
+ v: vận tốc chạy tàu
+ k: hệ số phụ thuộc vào chiều dài tàu và được lấy theo bảng 5.1
Bảng 5.1: Giá trị hệ số k
Chiều dài tàu
 85 86 – 125 126 165 > 165
(m)
k 0,017 0,022 0,027 0,033

- Z4: độ sâu dự trữ do bồi lắng bùn cát, phụ thuộc vào tốc độ bồi lắng
và chu kỳ nạo vét, Z4  0,5m là chiều dày tối thiểu của lớp bùn cát để việc
nạo vét đạt hiệu quả.
- Z5: độ sâu dự trữ tàu nghiêng do chất tải không đúng, do hàng hóa bị
dịch chuyển, được xác định như sau:
Z5 = 0,026Bt (Bt: chiều rộng tàu tính toán)
V.4. Xác định cao trình đáy bến và chiều cao tự do của bến
a) Cao trình đáy bến
Cao trình đáy bến được xác định:
 đáy bến =  MNTTK - Hb
b) Chiều cao của bến
Chiều cao tự do của bến được xác định:
H=  đỉnh bến -  đáy bến

V.5. Chiều dài bến


Chiều dài một bến phụ thuộc vào hình dạng tuyến bến và hình thức đỗ
tàu. Với tuyến bến thẳng, chiều dài một bến bao gồm chiều dài tàu tính toán
và khoảng cách cần thiết để đảm bảo cho tàu ra vào được ở bến trong khi các
bến lân cận vẫn có tàu đỗ. Chiều dài một bến được xác định theo công thức:
Lb = Lt + d
Trong đó: Lt: chiều dài lớn nhất của tàu thiết kế
d: khoảng cách dự trữ an toàn giữa các tàu, d phụ thuộc vào
kích thước tàu, hình dáng mặt bằng tuyến bến, vị trí của bến trên tuyến bến
ấy và d có trong các quy trình thiết kế.
Đối với bến độc lập, chiều dài của bến có thể giảm theo công thức:

Lb = (0,75 – 0,85) Lt
* Chiều dài của một khu bến:
n
LKb =  Lbi
i

Thực tế khai thác cho thấy không phải bao giờ tất cả các tàu tính toán
cũng đồng thời cập bến. Vì vậy có hiện tượng sử dụng không thường xuyên
các khoảng dự trữ an toàn nên để giảm chi phí đầu tư và không ảnh hưởng
đến chất lượng khai thác, có thể giảm chiều dài khu bến nếu số lượng bến Nb
 3 như sau:
n
LKb =  .  Lbi =  .Nb.Lb
i

: hệ số giảm chiều dài tuyến bến, 0,9    1.


* Chiều dài tuyến bến toàn cảng
Lbcảng =  LKb + chiều dài các bến phụ
Bến phụ: + Bến làm các công việc phụ hỗ trợ cho công tác bốc xếp của
tàu.
+ Bến cho các tàu thủy nội địa của cảng: tàu kéo, lai dắt, xà
lan.
Chiều dài bến phụ định theo phần trăm chiều dài bến chính.
V.6 Chiều rộng bến
Chiều rộng bến phụ thuộc vào hình thức kết cấu công trình và yêu cầu
khai thác của bến (sơ đồ công nghệ bốc xếp).
Chiều rộng bến được xác định sơ bộ như sau:
Bb = BT + Bct + BS
Trong đó: BT: khoảng cách từ ray trước đến mép trước bến, BT = 2,5 –
3,2m
BCT: khoảng cách giữa hai ray cần trục (khẩu độ cần trục)
BS: khoảng cách từ ray sau đến mép sau bến, phụ thuộc vào số
lượng thiết bị vận chuyển, cụ thể là số làn xe.
* Đối với bến liền bờ, chiều rộng bến ngoài việc xác định theo công
thức như trên còn phụ thuộc vào mái dốc gầm bến.

VI. Định vị tuyến bến


VI.1. Ý nghĩa
Định vị tuyến bến là giai đoạn quan trọng nhất trong công tác quy
hoạch cảng và thiết kế công trình bến vì nếu chọn vị trí tuyến bến thích hợp,
đúng đắn sẽ tạo điều kiện đạt được yêu cầu kỹ thuật khai thác đề ra và đạt
hiệu quả kinh tế cao.
VI.2. Nội dung
Chọn mặt cắt trên bình đồ đã cho, trong trường hợp địa hình phức tạp,
có thể vẽ nhiều mặt cắt.
* Yêu cầu của mặt cắt:
- Chọn tỷ lệ để vẽ sao cho thể hiện được địa hình trên bờ, dưới nước và
trong một khuôn khổ khống chế nhất định trên bản vẽ. Thông thường tỷ lệ
giữa cao độ và khoảng cách các đường đồng sâu khác nhau.
- Đặt vị trí cao trình MNTTK, cao trình đỉnh, cao trình đáy vào mặt cắt
vừa vẽ.
Vị trí tuyến bến có thể chọn phụ thuộc vào điều kiện địa hình, cần chú
ý đến lượng đất đắp và lượng đất nạo vét.
Giao điểm giữa cao trình đáy và đường mặt cắt ngang chính là điểm
thỏa mãn yêu cầu độ sâu thiết kế. Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt, không
nên chọn vị trí tuyến bến vùng ngoài giao điểm này.
Tùy theo yêu cầu sử dụng khu đất, khu nước mà người ta định vị trí
tuyến bến.
Nếu cầu mở rộng khu nước, tuyến bến phải chọn theo xu hướng tiến
vào bờ. Trái lại nếu khu đất tự nhiên hẹp, cần được mở rộng, khi đó phải
dịch chuyển tuyến bến ra khu nước.
Như vậy, việc lựa chọn vị trí tuyến bến tùy thuộc vào khu đất tự nhiên
và yêu cầu thiết kế.

You might also like