You are on page 1of 2

BÀI TẬP LỚN

Câu 1. Hàm thế năng đối với liên kết van der Waals trong Argon được biểu diễn bởi biểu
thức sau:
𝜎 6 𝜎 12
𝐸 (𝑟) = −2𝜀 [𝐶 ( ) − 𝐷 ( ) ],
𝑟 𝑟
với 𝜀 = 1.67 × 10−23 𝐽, 𝜎 = 0.344 𝑛𝑚, 𝐶 = 14.45, 𝐷 = 12.13. Hãy tính khoảng cách
cân bằng 𝑟𝑜 (𝒏𝒎). Lấy 3 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 2. Bạc có cấu trúc tinh thể FCC. Nguyên tử khối của bạc là 107.87 𝑔 𝑚𝑜𝑙−1 . Cho
bán kính của nguyên tử bạc là 0.1444 𝑛𝑚. Hãy tìm khối lượng riêng của bạc (𝒈 𝒄𝒎−𝟑 ).
Lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 3. Hãy xác định chỉ số Miller của mặt phẳng tinh thể cho ở hình sau. Lưu ý: Đối với
chỉ số âm, dùng dấu – thay cho dấu ̅ (ví dụ: (1 − 11) thay vì (11̅1)).

Câu 4. Độ linh động trôi của điện tử trong Na bằng 53 𝑐𝑚2 𝑉 −1 𝑠 −1 tại nhiệt độ phòng.
Điện trở suất của Na là 42 𝑛Ω 𝑚. Nguyên tử khối và khối lượng riêng của Na lần lượt
bằng 23 𝑔 𝑚𝑜𝑙 −1 và 0.97 𝑔 𝑐𝑚−3 . Hãy tính số điện tử tự do được cho đi bởi mỗi nguyên
tử thiếc. Làm tròn đến số nguyên gần nhất.
Câu 5. Cho biết sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở suất của đồng được biểu diễn theo
biểu thức sau:
𝑇 𝑛
𝜌 = 𝜌0 ( ) .
𝑇0
Cho 𝑛 = 1.15. Hãy tính hệ số nhiệt 𝛼0 (𝑲−𝟏 ) tại 20𝑜 𝐶. Lấy 5 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 6. Cho dòng điện 5A chạy qua một dây đồng có đường kính 1mm. Cho biết khối lượng
riêng của đồng là 8.96 𝑔 𝑐𝑚−3 , nguyên tử khối của đồng là 63.55 𝑔 𝑚𝑜𝑙 −1 , và điện trở
suất của đồng là 17 𝑛Ω𝑚. Giả sử mỗi nguyên tử đồng cho đi 1 điện tử. Hãy độ linh động
của điện tử (𝑚2 𝑉 −1 𝑠 −1 ). Lấy 4 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 7. Cho một bản nhôm mỏng có chiều dài 𝐿 = 20 𝑚𝑚, chiều rộng 𝑊 = 2 𝑚𝑚, chiều
dày 𝐷 = 0.05 𝑚𝑚 và có dòng 200 𝑚𝐴 chạy qua. Bản nhôm được đặt trong từ trường
𝐵 = 0.16 𝑇. Dòng điện chạy qua bản theo chiều dài 𝐿 và từ trường đi qua bản theo chiều
dày 𝐷. Hiệu điện thế Hall đo được theo chiều rộng 𝑊. Biết nguyên tử khối của nhôm là
27 𝑔 𝑚𝑜𝑙 −1 , khối lượng riêng của nhôm là 2.7 𝑔 𝑐𝑚−3 và nhôm có hóa trị III. Hãy tính
hiệu điện thế Hall (𝒏𝑽)? Lấy 0 chữ số sau dấu phẩy.

Câu 8. Bán dẫn có 𝑁𝐴 = 5 × 1016 𝑐𝑚−3 , 𝑁𝐷 = 1016 𝑐𝑚−3 , 𝑛𝑖 = 1011 𝑐𝑚−3 . Tính mật
độ điện tử tự do (𝒄𝒎−𝟑 ). Lấy 0 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 9. Cho vận tốc trôi của điện tử và lỗ trống trong bán dẫn Si bằng 107 𝑐𝑚/𝑠. Biết
mật độ của điện tử và lỗ trống lần lượt bằng 𝑛 = 1018 𝑐𝑚−3 và 𝑝 = 102 𝑐𝑚−3 . Cho biết
tiết diện của mẫu bán dẫn bằng 1 𝜇𝑚 × 25 𝜇𝑚. Hãy tính cường độ dòng điện đi qua mẫu
bán dẫn (𝒎𝑨). Lấy 0 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 10. Mật độ điện tử trong bán dẫn Si được biểu diễn ở đồ thị bên dưới. Cho độ linh
động của điện tử bằng 350 𝑐𝑚2 𝑉 −1 𝑠 −1 và chiều dài của mẫu bán dẫn 𝑊𝐵 = 0.25 𝜇𝑚.
Hãy tính độ lớn của mật độ dòng khuếch tán của điện tử (𝒌𝑨 𝒄𝒎−𝟐 ) tại 𝑇 = 300𝐾. Lấy
1 chữ số sau dấu phẩy.

You might also like