You are on page 1of 11

CÂU HỎI SINH HỌC 10

Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua
A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể
D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể
Câu 2: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ
A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể
sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia
B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi
C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào
D. Cả A và C
Câu 3: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi
một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế
bào vi khuẩn ban đầu là
A. 1024     B. 1240     C. 1420     D. 200
Câu 4: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các
sản phẩm chuyển hóa vật chất
B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được
lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không
được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục
được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
Câu 5: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi
khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng D. Pha suy vong
Câu 6: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi
khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết
đi. Pha đó là
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng D. Pha suy vong
Câu 7: Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh
vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng D. Pha suy vong
Câu 8: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì
A. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt
B. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều
C. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều
D. Cả A, B và C
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng với trường hợp nuôi cấy liên tục?
A. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do luôn được bổ sung chất
dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
B. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do quần thể vi sinh vật sinh
trưởng liên tục
C. Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do mật độ vi sinh vật tương
đối ổn định
D. Cả B và C
Câu 10: Hình thức nuôi cấy không liên tục không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn gồm có 4 pha
B. Quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới
C. Quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân
bằng và pha suy vong
D. Trong nuôi cấy không liên tục không có sự đổi mới môi trường nuôi cấy
Câu 11: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát
A. Chưa tăng B. Đạt mức cực đại
C. Đang giảm D. Tăng lên rất nhanh
Câu 12: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu
A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật
D. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp
Câu 13: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân
chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã
tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?
A. 9 B. 6 C. 8 D. 7
Câu 14: Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu
trong nhóm này là ?
A. 19 B. 23 C. 21 D. 18 
Câu 15: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh
trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất
cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban
đầu.
A. 4,5 giờ B. 1,5 giờ C. 2 giờ D. 3 giờ
Câu 16: Thời gian thế hệ của 1 loài vi khuẩn là 20 phút , từ một tế bào vi khuẩn này
đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian của tế bào trên là bao
nhiêu?
A. 2 giờ B. 60 phút C. 40 phút D. 100 phút
Câu 17: Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:
A. Sự tăng sinh khối của quần thể.
B. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
C. Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
D. Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
Câu 18: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh
vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh
trưởng của chúng
Câu 19: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng
D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể
Câu 20: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin B. Axit amin, polisaccarit
C. Lipit, chất khoáng D. Vitamin, axit amin
Câu 21: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử
dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng B. Nhân tố sinh trưởng
C. Chất dinh dưỡng D. Chất hoạt hóa enzim
Câu 22: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A. Tiêu diệt các vi sinh vật
B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
D. Cả A, B và C
Câu 23: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật
ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh
vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Câu 24: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người
ta có thể dùng nước để
A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật
C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật
D. Cả A, B và C
Câu 25: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp
B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật
sống trong môi trường có nhiệt độ thấp
D. Cả A, B và C
Câu 26: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?
A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta
chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi
sinh vật ưa pH trung tính
B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi
sinh vật
D. Cả A và B
Câu 27: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự
sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axit nucleic
dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật
Câu 28: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ
ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật
B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật
C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh,
do đó, vi sinh vật không phân chia được
D. Cả A, B và C
Câu 29: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?
A. Axit B. Kiềm
C. Trung tính D. tùy vào nhiệt độ của môi trường
Câu 30: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải
khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn
khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh
làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?
A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật
B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
D. Cả A và C
Câu 31: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần
thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ
các chất vô cơ.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh
vật không thể sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu
đó.
Câu 32: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, protein.
D. Iot, cacbonic, oxi.
Câu 33: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :
A. Protein, lipit, cacbohydrat B. Nước muối, nước đường.
C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ D. Cồn, iốt, chất kháng sinh
Câu 34: Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?
A. Xà phòng gồm các chất kháng sinh
B. Xà phòng không có các chất kháng sinh
C. Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn
D. Xà phòng không có cồn y tế.
Câu 35: Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh
vật?
A. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. 4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
D. 4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Câu 36: Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ?
A. 20 - 40°C B. 35 - 45°C C. 50 - 65°C D. 0 - 30°C
Câu 37: Cá sông và cá biển khi để trong tủ lạnh thì loại cá nào dễ bị hỏng hơn? Tại
sao?
A. Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc
nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.
B. Cá sông dễ hỏng hơn vì cá biển sống trong môi trường nước biển có nhiều
muối nên ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
C. Cá biển dễ hỏng hơn vì nước biển có nhiều nhóm vi sinh vật gây hại hơn
nước sông.
D. Cá sông dễ hỏng hơn vì nước sông có nhiều vi sinh vật gây hại hơn trong
nước biển.
Câu 38: Nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh vì:
A. Nhiệt độ cao kìm hãm, làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
B. Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính prôtêin, biến tính ADN của vi sinh vật, gây chết
vi sinh vật.
C. Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp sẽ làm chết vi sinh vật.
D. Nhiệt cao kìm hãm vi sinh vật, nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giết chết vi sinh
vật.
Câu 39: Tại sao để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân
thường tiến hành phơi khô và bảo quản khô.
A. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết
B. Khi phơi khô, các vi sinh vật thiếu nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn
C. Phơi khô và bảo quản khô làm độ ẩm trong nông sản thấp, vi sinh vật sẽ sinh
trưởng chậm
D. Phơi khô và bảo quản khô làm cho vi sinh vật khó xâm nhập và nông sản.
Câu 40: Sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng (VD: E.coli triptophan âm) để kiểm tra
thực phẩm có triptophan hay không, kết quả nào sau đây giúp ta xác định thực phẩm
không có triptophan?
A. E.coli triptophan vẫn có thể sống bình thường.
B. E.coli triptophan sinh trưởng mạnh mẽ.
C. E.coli triptophan tổng hợp ra rất nhiều triptophan
D. E.coli triptophan bị chết.
Câu 41: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut?
A. Virut đã có cấu trúc tế bào
B. Virut chưa có cấu trúc tế bào
C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
D. Cả B và C
Câu 42: Hệ gen của virut là
A. ADN hoặc ARN B. ADN, ARN, protein
C. ARN, protein D. Nucleocapsit
Câu 43: Capsome là
A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein
B. Các phân tử axit nucleic
C. Vỏ bọc ngoài virut
D. Nucleocapsit
Câu 44: Vỏ ngoài của virut là
A. Vỏ capsit
B. Các gai glicoprotein
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
D. Nucleocapsit
Câu 45: Virut trần là virut không có
A. Vỏ capsit B. Vỏ ngoài
C. Các gai glicoprotein D. Cả B và C
Câu 46: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Virut không có cấu trúc tế bào
B. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein
C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ
D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài
Câu 47: Virut có cấu trúc xoắn
A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một
tam giác đều
B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic
C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu
trúc xoắn
D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có
cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome
Câu 48: Điều nào sau đây là đúng về cấu trúc sống của virut?
A. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống
B. Ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh
C. Virut là một dạng sinh vật đặc biệt, chúng luôn có biểu hiện của sự sống
D. Cả A và B
Câu 49: Điều nào sau đây là sai về virut?
A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống
B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN
C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện
tử
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp
gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 50: Phago ở E. coli là virut
A. Kí sinh ở vi sinh vật
B. Kí sinh ở vi sinh vật và người
C. Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người
D. Kí sinh ở thực vật, động vật và người
Câu 51: Các đơn vị protein liên kết với nhau tạo nên
A. capsome    B. vỏ ngoài C. glicoprotein    D. nucleocapsit
Câu 52: Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet
B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại
C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị
D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại
Câu 53: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành
A. nucleocapsit    B. glicoprotein C. capsome    D. lớp lipit kép
Câu 54: Cấu tạo nào sau đây đúng với vi rut?
A. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân
B. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ
C. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn
D. Có các vỏ capxit chứa bộ gen bên trong
Câu 55: Đâu là nhận xét sai khi nói về virut?
A. Virut nhân đôi độc lập với tế bào chủ.
B. Không thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn
C. Virut có cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản: lõi axit nucleic và vỏ capsit
D. Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut được xem là hạt.
Câu 56: Hình thức sống của vi rut là :
A. Sống kí sinh không bắt buộc B. Sống hoại sinh
C. Sống cộng sinh D. Sống kí sinh bắt buộc
Câu 57: Tại sao virut phải kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Có cấu tạo chưa phân hóa
B. Có kích thước siêu nhỏ
C. Khi nhân lên, virut phải nhờ vào bộ máy tổng hợp prôtêin của tế bào chủ
D. Cấu tạo đơn giản nên không thể thực hiện trao đổi chất với môi trường
Câu 58: Virut nào sau đây có dạng khối?
A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá B. Virut gây bệnh dại
C. Virut gây bệnh bại liệt D. Thể thực khuẩn
Câu 59: Tại sao người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản
đối với virut?
A. Virut không phải là sinh vật
B. Virut chưa có cấu tạo tế bào
C. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ
D. Cả A, B và C
Câu 60: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?
A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
C. Virut không có cấu tạo tế bào
D. Cả A và B
Câu 61: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ?
A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ
C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ
D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào
Câu 62: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ?
A. hấp thụ    B. xâm nhập C. sinh tổng hợp   D. lắp ráp
E. phóng thích
Câu 63: Điều nào sau đây là đúng với sự sinh tổng hợp của virut?
A. Virut sử dụng enzim của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình
B. Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình
C. Một số virut có enzim riêng tham gia vafp quá trình nhân lên của mình
D. Cả A, B và C
Câu 64: HIV là
A. Virut gây suy giảm khả năng kháng bệnh của người
B. Bệnh nguy hiểm nhất hiện nay vì chưa có thuốc phòng cũng như thuốc chữa
C. Virut có khả năng phá hủy một số loại tế bào của hệ thống miễn dịch của cơ
thể
D. Cả A và C
Câu 65: Khi ở trong tế bào limpho T, HIV
A. Là sinh vật
B. Có biểu hiện như một sinh vật
C. Tùy từng điều kiện, có thể là sinh vật hoặc không
D. Là vật vô sinh
Câu 66: Virut bám được vào tế bào chủ là nhờ
A. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ
B. Các thụ thể mới được tạo thành trên bề mặt tế bào chủ do virut gây cảm ứng
C. Các thụ thể thích hợp có sẵn trên vỏ ngoài của virut
D. Cả A, B và C
Câu 67: Ý nào sau đây là sai?
A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm
HIV
B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV
D. Cả A và B
Câu 66: Khi cơ thể đã bị nhiễm HIV nhưng không biểu hiện triệu chứng gì là đặc
điểm của
A. dinh dưỡng cửa sổ    B. giai đoạn không triệu chứng
C. giai đoạn biểu hiện triệu chứng    D. A hoặc B
Câu 67: Điểm nào sau đây là đúng khi nói về việc phòng trừ bệnh do HIV gây ra?
A. Chưa có vacxin phòng HIV
B. Chưa có thuốc đặc trị
C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu
D. Cả A, B và C
Câu 68: Sự nhân lên của virut nói chung trong tế bào vật chủ được diễn ra theo mấy
giai đoạn?
A. 4 giai đoạn   B. 5 giai đoạn  
C. 6 giai đoạn   D. 7 giai đoạn
Câu 69: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…
A. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.
B. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.
C. Hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích
D. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.
Câu 70: Giai đoạn nào dưới đây xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với
thụ thể của tế bào vật chủ?
A. Giai đoạn xâm nhập B. Giai đoạn sinh tổng hợp
C. Giai đoạn phóng thích D. Giai đoạn hấp phụ
Câu 71: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?
A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ
B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
Câu 72: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế
bào chủ là:
A. Tổng hợp axit nucleic cho virut
B. Tổng hợp protein cho virut
C. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ
D. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virut
Câu 73: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?
A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
C. Virut không có cấu tạo tế bào
D. Cả A và B
Câu 74: Sinh tan là quá trình:
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ B. Virut sinh sản trong tế bào chủ
C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ D. Virut gắn bề mặt của tế bào chủ
Câu 75: Quá trình tiềm tan là quá trình
A. Virut nhân lên và phá tan tế bào.
B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
C. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên
liệu của riêng mình.
D. Lắp axit nucleic vào protein vỏ.
Câu 76: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật…
A. Kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.
B. Tấn công khi vật chủ đã chết.
C. Lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
D. Tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.
Câu 77: Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV
B. Bắt tay qua giao tiếp hàng ngày
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV
D. Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Câu 78: Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở…
A. Nước tiểu, mồ hôi. B. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
C. Đờm, mồ hôi. D. Nước tiểu, đờm, mồ hôi.
Câu 79: Biện pháp dưới đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/ AIDS ngoại
trừ?
A. Không sử dụng và tiêm chích ma túy B. Dùng chung kim tiêm
C. Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế D. Có lối sống lành mạnh

Đáp án
1.A 2.A 3.A 4.C 5.B 6.C 7.B 8.D 9.A 10.C
11.A 12.A 13.D 14.A 15.D 16.D 17.B 18.C 19.B 20.D
21.A 22.D 23.C 24.A 25.D 26.C 27.D 28.C 29.A 30.D
31.A 32.B 33.D 34.C 35.C 36.A 37.A 38.B 39.C 40.D
41.A 42.A 43.A 44.C 45.B 46.C 47.B 48.D 49.D 50.A
51.A 52.D 53.A 54.D 55.A 56.D 57.C 58.C 59.D 60.D
61.A 62.C 63.D 64.D 65.B 66.A 67.C 66.D 67.C 68.B
69.D 70.D 71.B 72.D 73.D 74.C 75.B 76.C 77.B 78.B
79.B

You might also like