You are on page 1of 20

Họ và tên :Vũ Tiến Lâm

Lớp : HP23.02
MSV: 18115643
MÔN : HÀNH CHÍNH THƯ PHÁP

Kiểm Tra Hành Chính Tư Pháp


Đề bài: Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề công chứng , điều kiện để trở thành
công chứng viên được quy định như thế nào ? Nếu chọn nghề công chứng em có
thấy áp lực nào không?
a. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề công chứng
Thứ nhất, Phòng công chứng
Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con
dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là
Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số
thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công
chứng được thành lập.
Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng
được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin
khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện
theo quy định của pháp luật về con dấu.
Thứ hai, Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn
phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng
công chứng không có thành viên góp vốn.
Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành
lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ
sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án
thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về
tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch
triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành
lập Văn phòng công chứng. Trong thời hạn theo quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.Trong thời hạn nhất định kể từ ngày nhận
được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt
động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn
phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn
phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công
chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn
phòng công chứng (nếu có).
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn
phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn
phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công
chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng
viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh
thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề
công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy
định; Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên
tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và
các nguồn thu hợp pháp khác. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có
hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có
quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng
con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về
con dấu.
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng: Khi thay đổi
một trong các nội dung hoạt động của Văn phòng công chứng, Văn phòng công
chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng
đã đăng ký hoạt động.
Việc thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng sang huyện, quận, thị xã, thành
phố khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã ra quyết định
cho phép thành lập phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và
phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
Văn phòng công chứng thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công
chứng thì được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp từ chối phải thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
Việc cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
quy định như sau:Trong thời hạn theo quy định, kể từ ngày cấp hoặc cấp lại giấy
đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp phải thông báo bằng
văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở.
Văn phòng công chứngphải có nghĩa vụ đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của
Văn phòng công chứng; Kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng
công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động
trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng
công chứng;
- Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày
bắt đầu hoạt động.
Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng
phải thực hiện việc đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Luật
công chứng.
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng: Công chứng viên hợp
danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo
nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.Văn
phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công
chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.Việc chấm
dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới
được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và pháp luật về doanh nghiệp.
Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được
hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ
thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công
chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được
các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng: Hai hoặc một số Văn phòng công
chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể hợp
nhất thành một Văn phòng công chứng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng công chứng được hợp nhất,
đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phòng công chứng bị hợp nhất.
Một hoặc một số Văn phòng công chứng có thể sáp nhập vào một Văn phòng công
chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phòng
công chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công
chứng bị sáp nhập. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp
nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng; Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hợp
nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng.
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng:Văn phòng công chứng được chuyển
nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định pháp luật.
Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng
được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép
tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày
chuyển nhượng. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng
phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị
trí Trưởng Văn phòng công chứng;
- Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
- Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển
nhượng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn
phòng công chứng; Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng
Văn phòng công chứng.
Thu hồi quyết định cho phép thành lập: Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết
định cho phép thành lập trong những trường hợp sau đây:
- Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định pháp
luât;
- Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn
phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;
- Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường
hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
- Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung
được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công
chứng viên hợp danh;
- Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
- Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định
của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công
chứng.
Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng chấm dứt
hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
- Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định;
- Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng
ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng có
nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, làm xong thủ tục
chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức
mình, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận. Trường hợp không thể thực
hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận thì phải thỏa thuận với người yêu
cầu công chứng về việc thực hiện các yêu cầu đó.
Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật thì quyền, nghĩa vụ
của Văn phòng công chứng do Văn phòng công chứng được hợp nhất hoặc Văn
phòng công chứng nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi
đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt
động. Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng
công chứng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành
lập và thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công
chứng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định pháp
luật, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng
công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng
công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động
của Văn phòng công chứng đó. Kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành
lập, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong
các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng
viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà
chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công
chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các
nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do
bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của
Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn
phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các
khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.
b. Điều kiện để trở thành công chứng viên 
Tập sự hành nghề
Người đã hoàn thành khóa đào tạo hành nghề công chứng hoặc khóa học bồi
dưỡng hành nghề công chứng đăng ký việc tập sự hành nghề với Sở Tư pháp nơi
có Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận tập sự.Trường hợp không
tìm được tổ chức hành nghề công chứng để tập sự hoặc gặp khó khăn trong việc tự
liên lạc, người tập sự có thể liên hệ với Sở Tư pháp đại phương nơi mình muốn tập
sự để được bố trí phù hợp (Khoản 1, Điều 11 Luật Công chứng 2014). Thời gian
thực tập hành nghề công chứng là 12 tháng đối với những người tốt nghiệp khóa
đào tạo hành nghề công chứng, 03 tháng đối với người tốt nghiệp khóa bồi dưỡng
nghề công chứng. Người có nguyện vọng được quyền thay đổi nơi tập sự nhưng
phải đảm bảo tổng thời gian tập sự tối thiểu tại mỗi tổ chức hành nghề là 03 tháng
(Khoản 2, Điều 3, Thông tư 04/2015/TT-BTP).
Kiểm tra kết quả tập sự
Việc đăng ký kiểm tra kết quả tập sự có thể được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi
đăng ký tập sự khi có kỳ kiểm tra do Bộ Tư pháp tổ chức hoặc ngay khi người tâp
sự nộp báo cáo kết quả tập sự. Một năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết
quả tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu trong kỳ
kiểm tra trước, người tập sự được phép đăng ký kiểm tra lại trong đợt sau nhưng
tổng số lần kiểm tra tối đa chỉ 03 lần (Điều 16, Điều 17, Thông tư 04/2015/TT-
BTP).Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp
giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Bổ nhiệm công chứng viên
Khi đạt tiêu chuẩn hành nghề và đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, có giấy chứng nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng, người có
nguyện vọng đủ điều kiện nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên theo quy định
tại Điều 12 của Luật Công chứng 2014.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên. Đây là thời
điểm xác định một người chính thức trở thành công chứng viên.
c. Nếu chọn nghề công chứng em cảm thấy áp lực lớn do hoạt động công
chứng có rất nhiều sự phức tạp :
- Số lượng công việc quá nhiều, một công chứng viên hàng năm chứng nhận
khoảng vài nghìn hợp đồng, giao dịch, họ phải xem xét và quyết định các vấn đề
trong vài phút cho một hồ sơ công chứng, đặc biệt với hoạt động công chứng tư
hiện nay, để tối đa hóa lợi nhuận, chạy theo số lượng hồ sơ đôi lúc các công chứng
viên không có thời gian xem xét hồ sơ thấu đáo dẫn đến sai sót.
- Công chứng của chúng ta không có hệ thống quản lý thông tin, các thông tin
không được chia sẻ dẫn đến sai sót.
- Các quy định của quy định pháp luật không rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác
nhau, dẫn đến có nhiều cách làm khác nhau, và các thẩm phám khi xét xử lại theo
quan điểm riêng dẫn đến có hồ sơ khi có tranh chấp bị tuyên vô hiệu.
- Việc hình sự hóa các quan hệ dân sự của cơ quan điều tra, trong các giao dịch dân
sự không thể tránh khỏi tranh chấp và công chứng viên với hàng ngàn hồ sơ một
năm không tránh sai sót, tuy nhiên thực tế có nhiều quan hệ dân sự bị hình sự hóa
(lạm dụng quyền lực) và việc quy trách nhiệm cho công chứng viên là một bài để
các bên tranh chấp muốn tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Chủ đề: Tìm hiểu về đăng ký hộ tịch của nước ta hiện nay. Vận dụng kiến thức,
phân tích ví dụ cụ thể về đăng ký hộ tịch ở Việt Nam.

Chủ đề: Tìm hiểu về đăng ký hộ tịch của nước ta hiện nay. Vận dụng kiến thức,
phân tích ví dụ cụ thể về đăng ký hộ tịch ở Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Cơ sở lý luận về đăng ký hộ tịch tại Việt Nam..................................................2
1. Khái niệm đăng ký hộ tịch tại Việt Nam...........................................................2
2. Căn cứ pháp lý đăng ký hộ tịch..........................................................................2
3. Tầm quan trọng của hộ tịch và đăng ký hộ tịch...............................................3
II. Tìm hiểu về những nội dung và nguyên tắc đăng ký hộ tịch..........................3
1. Nội dung đăng ký hộ tịch....................................................................................3
2. Một số nguyên tắc đăng ký hộ tịch.....................................................................4
2.1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân...................................4
2.2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời,
trung thực, khách quan và chính xác....................................................................5
2.3. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có
thẩm quyền theo quy định của Luật......................................................................6
3. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp
thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử......................................................6
4. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch..................................7
II. Vận dụng kiến thức, phân tích ví dụ cụ thể về đăng ký hộ tịch ở Việt Nam 8
KẾT LUẬN............................................................................................................10
DANH MỤC THAM KHẢO................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc
gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo
hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân
cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính
sách phát triển kinh tế - xã hôi, quốc phòng - an ninh của đất nước. Ở nước ta, cùng
với sự phát triển của đất nước, trên công cuộc hội nhập quốc tế, các quan hệ xã hội
nói chung và quan hệ xã hội về hộ tịch nói riêng cũng thay đổi và phát triển. Năm
2014, Quốc hội đã thông qua Luật hộ tịch trong đó quy định các nguyên tắc đăng
ký hộ tịch làm cơ sở để xử lý tất cả các vấn đề về hộ tịch. Việc nghiên cứu và thực
hiện nghiêm các nguyên tắc đăng ký hộ tịch là một vấn đề quan trọng, cấp thiết,
đặc biết là trong quá trình áp dụng triển khai thực hiện Luật Hộ tịch 2014 và thực
hiện đăng ký hộ tịch điện tử.
Với phạm vi môn học, em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về đăng ký hộ tịch của nước
ta hiện nay. Vận dụng kiến thức, phân tích ví dụ cụ thể về đăng ký hộ tịch ở Việt
Nam.” Để có thể hiểu sâu sắc hơn về luật đăng kí hộ tịch những quyền lợi mà
người dân Việt Nam được nhận.
Bài của em còn nhiều hạn chế và sai sót mong cô góp ý và chỉnh sửa bài làm của
em hoàn thiện hơn!
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về đăng ký hộ tịch tại Việt Nam
1. Khái niệm đăng ký hộ tịch tại Việt Nam
Đăng ký hộ tịch tại Việt Nam là việc công dân, người nước ngoài làm các thủ tục
về đăng ký hộ tịch tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam sẽ xác nhận các sự kiện: khai sinh, kết hôn, khai tử, nuôi con
nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại
dân tộc. Các cơ quan này cũng sẽ ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ,
con, thay đổi quốc tịch, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, chấm dứt nuôi con
nuôi, xác nhận lại giới tính...
Việc đăng ký và quản lý hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm không chỉ theo dõi thực trạng
và sự biến động về dân cư, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, dân số, kế hoạch hóa gia đình mà
thậm chí còn phục vụ cho mục đích về an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, quy định
bắt buộc cá nhân phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định.
Hộ tịch là một khái niệm tập hợp rất nhiều sự kiện hộ tịch và theo quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 thì Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như:
khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân
tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ
hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
2. Căn cứ pháp lý đăng ký hộ tịch
Các văn bản pháp lý làm căn cứ cho hoạt động đăng ký hộ tịch hiện nay tại Việt
Nam gồm:
- Luật Hộ tịch 2014
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 16/11/2015
- Bộ Luật dân sự 2015
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
3. Tầm quan trọng của hộ tịch và đăng ký hộ tịch
Các sự kiện hộ tịch diễn ra từng ngày từng giờ trong cuộc sống và việc đăng ký hỗ
tịch là cần thiết đối với chính công dân đăng ký và cả đối với các cơ quan quản lý.
Đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý
dân cư và quản lý các mặt kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh đồng thời việc này
cũng tạo cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền nhân thân phi
tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản của cá nhân.
Đặc biệt, ngày nay khi đất nước ngày càng pháp triển, các quan hệ trên nhiều lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng
được củng cố và mở rộng trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài ngày càng tăng về số số lượng và phát sinh ở
nhiều nước trên thế giới.
Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch sẽ là cần thiết để các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng
hơn trong việc quản lý, nói cách khác đây cũng là việc Nhà nước bảo đảm việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân nước mình trước những sự
kiện pháp lý diễn ra từng ngày, từng giờ không chỉ trên phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
II. Tìm hiểu về những nội dung và nguyên tắc đăng ký hộ tịch
1. Nội dung đăng ký hộ tịch
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch trong Luật hộ tịch 2014 bao gồm:
– Xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; khai tử; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông
tin hộ tịch. Theo đó cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ
dành riêng cho từng loại việc, đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc
đó như Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn, … Hành vi xác nhận của cơ quan
hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau
khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền,
nghĩa vụ của cá nhân.
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
+ Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi,
chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận
việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích,
đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử
của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài.
2. Một số nguyên tắc đăng ký hộ tịch
Nguyên tắc khi đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 5 Luật Hộ tịch 2014, theo
đó, khi tiến hành đăng ký hộ tịch thì phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
2.1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
a. Cơ sở pháp lý.
Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân được quy định tại
khoản 1 Điều 5 luật Hộ tịch.
b. Nội dung của nguyên tắc.
Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. Quyền nhân thân là quyền dân
sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác. Mọi người
đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn
giáo, giai cấp…Ở Việt Nam, quyền nhân thân đã được quy định trong Hiến pháp
và Bộ Luật dân sự 2015, tôn trọng quyền nhân thân là nghĩa vụ của mỗi người
trong xã hội pháp quyền. Vì vậy, nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân
của cá nhân là nguyên tắc đầu tiên của Luật Hộ tịch, có thể liệt kê một số quyền
nhân thân gắn liền với công tác đăng ký hộ tịch như: quyền có họ, tên, quyền thay
đổi họ, quyền thay đổi tên, quyền xác định, xác định lại dân tộc, quyền được khai
sinh, khai tử, quyền đối với quốc tịch, quyền nhân thân trong hôn nhân và gia
đình...
2.2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời,
trung thực, khách quan và chính xác.
a. Cơ sở pháp lý.
Nguyên tắc mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời,
trung thực, khách quan và chính xác được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hộ
tịch.
b. Nội dung nguyên tắc.
Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực,
khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy
định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn
bản và nêu rõ lý do. Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích và ý nghĩa của công tác
đăng ký hộ tịch. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của
một người từ khi sinh ra đến khi chết. Tình trạng nhân thân đó được thể hiện bởi
các yếu tố và các mối quan hệ như: họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân
tộc, quốc tịch, quan hệ cha – con, mẹ – con, ông – cháu, bà – cháu, anh , chị, em,
quan hệ vợ – chồng…
Đăng ký hộ tịch thẻ hiện sự xác nhận của Nhà nước đối với sự kiện hộ tịch, trên cơ
sở đó nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ của công dân. Theo đó, giấy tờ
hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của
pháp luật về hộ tịch là căn cứ xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Với ý nghĩa
như vậy, phù hợp với mục đích đã đặt ra , pháp luật đã xác định: cá nhân có quyền
và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch (Điều 6 Luật hộ tịch năm 2014). Mọi sự kiện hộ tịch
của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính
xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì
người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đối
với những việc hộ tịch mà Luật hộ tịch năm 2014 không quy định thời hạn giải
quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà
không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
2.3. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có
thẩm quyền theo quy định của Luật.
a. Cơ sở pháp lý.
Nguyên tắc Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch
có thẩm quyền theo quy định của Luật được quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Hộ
tịch.
b. Nội dung nguyên tắc
Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm
quyền theo quy định của Luật; Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan
đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá
nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách
nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó
thường trú.
Luật Hộ tịch cho phép công dân có quyền đăng ký hộ tịch ở bất kỳ cơ quan có
thẩm quyền nào trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên việc hộ tịch đó chỉ được đăng
ký một lần, tại một cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh trùng lặm và bảo đảm tốt
hơn quyền của cá nhân, đồng thời cũng để đảm bảo cho quản lý của Nhà nước về
công tác đăng ký hộ tịch.
3. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp
thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
a. Cơ sở pháp lý.
Nguyên tắc mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật
kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định tại khoản 5 Điều 5
Luật Hộ tịch.
b. Nội dung nguyên tắc.
Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời,
đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cơ sở dữ liệu hộ tịch được xây dựng
nhằm lưu giữ, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch của cá nhân, được kết nối để trao
đổi thông tin với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu
này thế nào để tránh chồng lấn, lãng phí, đảm bảo tính chính xác. Hiện nay, việc
đăng ký các sự kiện hộ tịch được thực hiện theo phương pháp thủ công, tức là cán
bộ hộ tịch sẽ ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho công dân bản chính giấy tờ để sử dụng.
Tuy nhiên, với phương pháp thủ công này đòi hỏi người dân phải bảo quản các loại
giấy tờ một cách vô cùng cẩn trọng, còn Nhà nước cũng phải bảo đảm tốt khâu lưu
trữ. Thực tế, việc lưu trữ sổ hộ tịch gốc tại cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện tốt
trong vài chục năm gần đây. Còn trước kia, do chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn…
nhiều địa phương đã không còn lưu được sổ hộ tịch gốc, hoặc còn lưu nhưng lại
không sử dụng được do mối mọt, rách nát. Điều này dẫn đến một thực tế là rất
nhiều trường hợp do bị mất giấy tờ hộ tịch gốc không còn cơ sở để cấp lại bản sao
từ sổ gốc.
Ngoài Cơ sở dữ liệu hộ tịch là sổ giấy, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
nhằm mục đích xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, phục vụ đắc lực
cho yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới, nội dung khai sinh, kết hôn, ly
hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại
dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
a. Cơ sở pháp lý.
Nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch được quy định
tại khoản 7 Điều 5 Luật Hộ tịch.
b. Nội dung nguyên tắc.
Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch. Đây là một nội dung trong
cải cách hành chính đang được triển khai trong những năm vừa qua bao gồm các
nội dung như: niêm yết công khai thủ tục hành chính, phí và lệ phí, quy chế làm
việc của cơ quan nhà nước, quá trình giải quyết thủ tục hành chính… Đăng ký hộ
tịch cũng là một lĩnh vực tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân nên trong quá trình thực hiện cần phải công khai, minh bạch nhằm phục
vụ tốt nhất yê cầu của người dân, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ ngày
càng tốt hơn.
II. Vận dụng kiến thức, phân tích ví dụ cụ thể về đăng ký hộ tịch ở Việt Nam
Ví dụ của em là thực tế từ chính anh chị em trong nhà đã kết hôn, em xin phép dấu
tên người trong gia đình.
A sinh ngày 1998, là nữ công dân của xã Cao Thượng - Tân Yên - Bắc Giang cùng
B sinh năm 1995 là nam công dân của xã Ngọc Lý. Ngày 05/7/2018, A và B đến
UBND xã Ngọc Lý - Tân Yên - Bắc Giang đề nghị đăng ký kết hôn. Thủ tục mà
công chức Tư pháp hộ tịch sẽ hướng dẫn để A và B thực hiện được việc đăng ký
kết hôn là như thế nào?
Phân tích tình huống:
- Điều kiện kết hôn: A là nữ sinh năm 1998, B là nam sinh năm 1995, tại thời điểm
đề nghị đăng ký kết hôn A và B đủ điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014.
- Thẩm quyền đăng ký: UBND xã Cao Xá hoặc xã Ngọc Lý.
- Cơ sở pháp lý: Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ – CP, Thông tư
15/2015/TT – BTP, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Giải quyết tình huống:
1. Trong giai đoạn chuyển tiếp:
Hồ sơ A và B phải nộp bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn,
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của A do UBND xã Cao Xá cấp và còn giá trị
sử dụng.
Giấy tờ xuất trình:
- Giấy tờ tùy thân của A và B,
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của B
2. Giai đoạn đã có cơ sở dữ liệu Hộ tịch.
Hồ sơ A và B phải nộp: Tờ khai đăng ký kết hôn
Giấy tờ xuất trình: Giấy tờ tùy thân của A và B.
3 Thời hạn giải quyết: Trả kết quả ngay trong ngày.
Kết luận tình huống:
Qua giải quyết tình huống nêu trên cho thấy so với quy định cũ, Luật Hộ tịch 2014
có nhiều thay đổi và đơn giản rất nhiều các thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết
ngay trong ngày so với 5 ngày theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ – CP,
hơn nữa nếu trong giai đoạn đã có cơ sở dữ liệ hộ tịch điện tử thì A và B có thể
đăng ký kết hôn ở bất kỳ nơi nào thuận tiện nhất. Đây chỉ là một trong số những
điểm lưu ý khi áp dụng Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản quy định chi tiết mà
công chức làm công tác đăng ký hộ tịch cần lưu ý khi hướng dẫn, tiếp nhận và giải
quyết yê cầu đăng ký hộ tịch của công dân.
KẾT LUẬN
Tóm lại, công tác Đăng ký và quản lý hộ tịch đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động của UBND xã. Góp phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng có hiệu
quả. Ngày nay với thời đại công nghệ thông tin phát triển. Việc vận dụng phương
tiện hiện đại vào công tác Đăng ký và quản lý hộ tịch là một bước tiến mới nhằm
nâng cao hiệu quả và đạt chất lượng. Song song với việc đào tạo cán bộ cần quan
tâm tổ cải cách thể chế, trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác
Đăng ký và quản lý hộ tịch để đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay.
Tin tưởng rằng với sự quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác Đăng ký và quản lý hộ
tịch ở cấp xã. Trong thời gian tới sẽ chuyển biến tiến bộ, góp phần đưa chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân
dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Muốn làm tốt công tác hộ tịch, chính cán bộ,
công chức làm công tác đăng ký hộ tịch phải luôn nghiên cứu, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ về hộ tịch và phải thực hiên nghiêm túc các nguyên tắc
trong đăng ký hộ tịch. Vì đó là những tư tưởng chỉ đạo xuyết suốt trong công tác
hộ tịch mà ở đó mỗi sự việc được thực hiện là kèm theo quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nược.

You might also like