You are on page 1of 3

6.

Chiến lược định hướng chiến lược của Phê La trong tương lai
6.1. Chiến lược định vị, vận hành:

Dựa vào kết quả khảo sát tại điểm đối thoại thương hiệu cũng như trên nền tảng
Online bên trên, bản báo cáo cho thấy thương hiệu Phê La đã có những chiến lược
thương hiệu rất tốt và đạt hiệu quả trong mắt khách hàng.

Để duy trì định vị “Chúng tôi bán Ô long đặc sản Đà Lạt” trong tâm trí của khách
hàng, nhóm đề xuất một kế hoạch các chiến lược thực tế và có thể áp dụng cho Phê La
dựa trên các thuộc tính quyết định hành vi mua hàng và trải nghiệm khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ tại đây.

1. Cải tiến sản phẩm dịch vụ:

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Việt Nam nhưng Phê La lại
quyết định xây dựng một quán đồ uống từ trà Ô Long Đà Lạt theo mô hình một quán
cà phê khác là một hướng đi rất độc đáo. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ của Phê La
vần còn nhiều thiếu sót cần phải cải thiện để mang đến một hình ảnh thương hiệu
vững chắc hơn trong mắt khách hàng. Cụ thể là giải quyết các vấn đề tồn đọng:
- Quá trình pha chế, phục vụ đồ uống của Phê La khá chậm chạp
- Nguyên liệu và các món trong danh mục không đủ cung ứng nhu cầu của khách
hàng
- Phong cách làm việc của nhân viên Phê La tại cửa hàng không nhiệt tình

Vì vậy, với tư cách là khách hàng, đây là một số giải pháp nhóm đề xuất để Phê La có
thể cải thiện:

Thứ nhất, quá trình pha chế lâu một phần do lượng khách luôn đông với các đơn
hàng tại quán và mang đi có liên tục, dẫn đến số lượng nhân viên không đủ đáp ứng.
Nhưng nếu tăng số lượng nhân viên lên sẽ dẫn theo tăng chi phí vận hành. Để giải
quyết bài toán này, nhóm đề xuất Phê La có thể áp dụng tối ưu lại thời gian pha chế
bằng cách chia nhỏ công đoạn pha, nghiên cứu các món có số lượng tiêu thụ lớn để
chuẩn bị trước thời gian mở cửa hàng ngày và duy trì liên tục trong ngày.

Theo quan sát của nhóm, hiện nay các sản phẩm đồ uống tại Phê La thường đã có quy
chuẩn theo công thức quy định sẵn tuy nhiên nhân viên vẫn chỉ bắt đầu pha món khi
có đơn hàng với công thức đúng với tỉ lệ cho 1 phần đồ uống. Sản phẩm đồ uống ở
Phê La cũng có kết cấu không phức tạp, thường bao gồm phần nước (đa phần là trà ô
long + sữa), phần trân châu, phần đá. Như vậy, hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn phần
nước sử dụng cho các món, chỉ việc thêm đá và trân châu khi phát sinh đơn hàng sẽ
tiết kiệm hơn là pha từng cốc sau khi nhận đơn.

Việc chuẩn bị trước các thành phần, nguyên liệu cho cửa hàng cũng giải quyết vấn đề
thứ hai là vấn đề hết nguyên liệu từ rất sớm. Với trải nghiệm thực tiễn tại buổi đi
thực tế của nhóm, thời gian trải nghiệm là vào 10 giờ sáng nhưng một số nguyên liệu
đã hết hoặc chưa kịp bổ sung thêm, tức là vào khung giờ sau 2 tiếng mở cửa. Như vậy,
khâu quản lý nguồn cung nguyên liệu và việc chuẩn bị nguyên liệu của Phê La thực sự
có vấn đề, không còn nằm ở việc thiếu hụt nguồn nhân sự nữa.

Thứ ba, nhân viên Phê La không nhiệt tình là một hình ảnh không tốt cho thương
hiệu. Phê La cần quy chuẩn lại quy tắc xử sự và hướng dẫn nhân viên có một phong
cách phục vụ thống nhất giữa tất cả các cơ sở để lan tỏa văn hóa nội bộ của thương
hiệu và mỗi khách hàng khi tiếp xúc với một nhân viên tại Phê La đều được tiếp xúc
với văn hóa thương hiệu và cảm nhận nó.

2. Ghi dấu thêm sâu đậm các thế mạnh của thương hiệu
Qua kết quả khảo sát cũng như nghiên cứu, nhóm nhận thấy Phê La luôn tự hào với
định vị là một thương hiệu có lối đi riêng khi sử dụng trà Ô Long nguồn gốc Đà Lạt
cho sản phẩm của mình. Xuất phát điểm cửa hàng đầu tiên của Phê La cũng đến từ Đà
Lạt nên phong cách thiết kế quán cũng như nhận diện thương hiệu đều mang nét
phóng khoáng, “săn mây Đà Lạt” - Đây là những điểm mạnh độc nhất (Unique Selling
point) mà Phê La có được khi cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Để tận dụng thế mạnh đó, nhóm đề xuất các chiến lược về truyền thông và tiếp thị để
hình ảnh và nhận diện của thương hiệu Phê La với các USP của mình được in đậm
trong tâm trí khách hàng:

Thứ nhất, xây dựng các chiến dịch truyền thông sử dụng chủ đề tổng quan là “Săn
mây Đà Lạt” đánh vào tâm lý muốn tìm đến các quán đồ uống của không gian “sống
ảo” của giới trẻ hiện nay (55% khách hàng cho rằng không gian là yếu tố khiến họ lựa
chọn quán đồ uống yêu thích). Kết hợp với yếu tố không gian quán thoáng đãng, trẻ
trung phù hợp với nhu cầu của gần 88% khách hàng khi tìm đến một quán đồ uống
nhằm mục đích tán gẫu với bạn bè. Các chiến dịch truyền thông này sẽ đi sâu vào khía
cạnh nhằm nổi bật và phủ rộng hình ảnh một quán bán đồ uống từ trà Ô Long Đà Lạt
nhưng có một không gian chuẩn “săn mây” mơ màng, phóng khoáng phù hợp cho
check-in và hội họp bạn bè. Từ đó không gian quán - thế mạnh của thương hiệu sẽ
càng ngày càng được biết đến rộng rãi.
Thứ hai, xây dựng các hình thức trải nghiệm tại cửa hàng nhằm khai thác câu chuyện
hương vị độc đáo từ những cái tên sản phẩm đặc biệt. Phê La có thể tổ chức các hoạt
động tiếp thị (activation) để khơi dậy một phong cách “chill chuẩn Đà Lạt” và hướng
dẫn người trẻ có thể theo đuổi và lan rộng phong cách đó với sự xuất hiện của đồ uống
của Phê la.
Ví dụ: Người trẻ sống khỏe challenge, challenge tiktok trải nghiệm món mới tại
Phê La để nhận thưởng….

You might also like