You are on page 1of 7

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ


HOÀN
THÀNH
1 Hồ Mộng Trinh 2173401010330 Làm 100%
powerpoint
2 Lê Thị Mỹ Duyên 2173401010306 Lên ý tưởng, 100%
nội dung
3 Nguyễn Phan 2173401010318 Làm 100%
Quỳnh Như powerpoint
4 Vũ Thành Long 2173401011372 Làm 100%
powerpoint
5 Trần Thanh Quỳnh 2173401011392 Thuyết trình 100%
6 Lương Hoàng Duy 2173401010193 Làm nội dung 100%
7 Bùi Mai Minh 2173401010013 Làm nội dung 100%
Phương
8 Võ Trương Thị 2173401010197 Thuyết trình 100%
Thanh Thảo
9 Phan Thị Trúc Anh 2173401011171 Làm nội dung 100%
10 Nguyễn Huyền Hảo 2173401011139 Thuyết trình 100%
11 Đào Thị Ngọc 2173401011478 Làm nội dung 100%
Trâm
12 Huỳnh Duy Quân 2173401010136 Làm nội dung 100%
PHÚC LONG COFFE & TEA
1.1LÝ THUYẾT 4P
Khái niệm 4P trong marketing lần đầu tiên được giới thiệu dưới thuật ngữ Markerting Mix trong
một bài báo của Neli Borden vào năm 1964.
Ở thời điểm đó, thuật ngữ Marketing Mix này bao gồm các yếu tố:
 Sản phẩm
 Kế hoạch marketing
 Phân phối
 Giá cả
 Thương hiệu
 Bao bì
 Quảng cáo
 Khuyến mãi
 Tính cá nhân hóa.
Sau đó, vào năm 1960, chuyên gia marketing E.Jerome McCarthy đã nhóm các yếu tố này thành
4 thành phần cơ bản góp phần rất lớn vào việc xây dựng và phát triển các chiến lược Marketing
mà ngày nay chúng ta gọi là 4P Marketing. Mô hình Marketing 4P trở nên nổi tiếng và được sử
dụng, cũng như giảng dạy trongc ác doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng trên khắp thế giới.
Marketing 4P là hình thức tiếp thị siêu hoàn hảo để đạt được các mục tiêu kinh doanh nhanh
chóng. 4P trong marketing là viết tắt của 4 chữ cái đầu:
 Product (Sản phẩm)
 Price (Giá cả)
 Place (Địa điểm)
 Promotion (Quảng bá).
Trong đó,
 Product: có nghĩa là sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm để bán. Đồng nghĩa với câu hỏi
‘Bạn sẽ bán gì?’.
 Price: vấn đề vè giá cả.’Sản phẩm bán với mức giá nào sẽ hợp lí?’.
 Place: những vấn đề liên quan đến địa điểm. ‘Mọi người sẽ mua sản phẩm ở đâu?’.
 Promotion: là hình thức quảng bá sản phẩm để nhiều người dùng biết đến.

1.2KHÁI NIỆM PLACE


Trong chiến lược marketing hỗn hợp, quá trình chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất sang người
dùng dự kiến được gọi là địa điểm. , đó là cách sản phẩm của bạn được mua và nơi nó được
mua. Hoạt động này có thể thông qua sự kết hợp của các bên trung gian như nhà phân phối,
bán buôn và bán lẻ.
Chiến lược phân phối: là hệ thống các quyết định nhằm chuyển đưa sản phẩm về mặt vật chất
cũng như về quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Có 4 loại kênh phân phối chính:
-Kênh phân phối trực tiếp: Trong kênh phân phối này, nhà sản xuất trực tiếp cung cấp
sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể sở hữu tất
cả các yếu tố của kênh phân phối hoặc bán thông qua một địa điểm bán lẻ cụ thể, Một
lợi ích của phương pháp này là công ty có toàn quyền kiểm soát sản phẩm, hình ảnh
của nó ở tất cả các giai đoạn và trải nghiệm người dùng.

-Kênh phân phối gián tiếp: Trong kênh này, một công ty sẽ sử dụng một kênh trung
gian để bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Công ty có thể bán cho một nhà bán buôn
phân phối thêm cho các cửa hàng bán lẻ. Điều này có thể làm tăng chi phí sản phẩm vì
mỗi giao dịch trung gian sẽ nhận được phần trăm lợi nhuận của họ.

-Phân phối kép: Trong loại kênh phân phối này, một công ty có thể sử dụng kết hợp bán
hàng trực tiếp và gián tiếp. Sản phẩm có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng,
trong khi trong các trường hợp khác, nó có thể được bán thông qua kênh trung gian.
-Kênh đảo ngược: Kênh cuối cùng, cách thức phân phối phi truyền thống nhất cho phép
người tiêu dùng gửi sản phẩm đến nhà sản xuất. Dòng chảy ngược này là điểm khác
biệt của phương pháp này so với các phương pháp khác. Một ví dụ là khi người tiêu
dùng tái chế và kiếm tiền từ hoạt động này.

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHÚC LONG


Phúc Long Coffee & Tea hay còn được biết tới nhiều hơn là Phúc Long được thành lập năm
1968 tại Bảo Lộc – Lâm Đồng. Vào những năm 80 thì Phúc Long bắt đầu mở rộng mô hình kinh
doanh ra bằng cách mở thêm 3 cửa hàng trên đường Lê Văn Sỹ, Mạc Thị Bưởi và Trần Hưng
Đạo. Khi mới hoạt động, các cửa hàng của Phúc Long được sử dụng để giới thiệu trà và cà phê
thuần Việt đến với khách hàng.
 Năm 2000: Thành lập công ty TNHH sản xuất thương mại Phúc Long.
 Năm 2007: Phúc Long xây dựng nhà máy chế biến trà tại Thái Nguyên và nhà máy chế
biến cà phê tại Bình Dương
 Năm 2012: Phúc Long mở rộng kinh doanh thêm ngành đồ ăn và thức uống với hệ thống
cửa hàng tự phục vụ với không gian hiện đại.
 Năm 2015: Phúc Long xây dựng được 10 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh.
 Năm 2018: Xây dựng nhà máy chế biến trà và cà phê thứ 2 ở Bình Dương. Ngoài ra thì
Phúc Long đã mở được 40 cửa hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha
Trang, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.
 Năm 2019: Số cửa hàng của Phúc Long lên tới 70 cửa hàng.

2.2 LÝ DO CHỌN PHÚC LONGG


- Tầm nhìn: + Với khát vọng không ngừng mở rộng thị trường - phát triển bền vững, Phúc
Long phấn đấu trở thành công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu trà, cà phê có giá trị cao
tại Việt Nam
+ Phúc Long mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt với đẳng cấp và chất
lượng được thể hiện trong từng sản phẩm, qua đó từng bước khẳng định vị thế trên thị
trường quốc tế
- Thương hiệu khi xây dựng từ lâu ( được nhiều người tin dùng, chuyên sản xuất và xuất
khẩu trà, cà phê có giá trị cao tại Việt Nam )

- Đặc trưng ( vị trà đậm đà,trà sữa có có mùi thơm dịu nhẹ, có chút chát chát đặc trưng ở lá
trà tươi, Sản phẩm của Phúc Long có vị trà đậm và không có trân châu nên sẽ không có
mùi công nghiệp. )
- Phong cách trang trí, quang cảnh ( kiểu dáng vừa cổ điển vừa sang trọng, màu sắc đặc
trưng là màu xanh đậm, không gian thoáng mát phù hợp với giới trẻ học tập và bạn bè
nch vs nhau )
- Cách phục vụ, đồng phục nhân viên ( tận tình )
- Cập nhật xu hướng nhanh chóng ( về mẫu mã của ly nước )
- Loại thức uống ( được ưa chuộng nhiều và có nhiều món nước “best-seller”, được đảm
bảo vệ sinh sạch sẽ )
- Các chuỗi chi nhánh trên toàn quốc ( giúp khách hàng thuận tiện trong việc đi lại

2.3 THỰC TRẠNG CỦA PHÚC LONG


Thực đơn và chính sách giá bán của Phúc Long cũng có nhiều điểm đáng chú ý. Vẫn dựa trên thế
mạnh sẵn có là trà và cà phê, Phúc Long xây dựng thực đơn khá phong phú, có trà và cà phê
truyền thống cùng các loại thức uống đá xay không khác gì các thương hiệu ngoại. Phúc Long
bán cả các loại trà sữa – loại đồ uống yêu thích của giới trẻ trong thời gian gần đây. Sản phẩm
tương tự nhưng giá bán lại khá mềm, chỉ khoảng 25.000 – 45.000 đồng/ly, bằng 50 – 70% so với
giá bán của Trung Nguyên, hay 30% – 50% giá bán của Starbucks và The Coffee Bean & Tea
Leaf.
Mỗi thương hiệu có phân khúc khách hàng mục tiêu của riêng mình. Starbucks và The Coffee
Bean & Tea Leaf định vị thương hiệu cao cấp khi nhắm tới dân văn phòng thu nhập cao và khách
nước ngoài vốn đã quen với khẩu vị của cà phê ngoại. Trung Nguyên định vị thương hiệu tầm
trung nhưng xác định rõ phân khúc khách hàng yêu thích hương vị cà phê truyền thống. Còn cái
hay của Phúc Long là hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng hơn, từ người đi làm, khách du
lịch cho đến học sinh, sinh viên. Giá bán phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân có thể giúp
Phúc Long đưa thương hiệu của mình đến mọi đối tượng tiêu dùng một cách nhanh nhất. Để có
thể làm được điều này, Phúc Long đã thành công trong việc tìm kiếm cho mình USP độc nhất mà
không thương hiệu nào có được. USP này chính là hương vị của các sản phẩm của Phúc Long, vì
nó có hương vị độc đáo và khác biệt với các sản phẩm khác có trên thị trường. Việt Nam là một
quốc gia nổi tiếng về trà nên những khách hàng người Việt sẽ khó tính và khắt khe hơn. Vì vậy,
Phúc Long dù có nghiên cứu và cho ra bao nhiêu hương vị trà mới đi chăng nữa thì trong đó vẫn
sẽ giữ lại được những nét truyền thống.

2.4 DN ÁP DỤNG PLACE ĐỂ LÀM GÌ


-Phúc Long đã đặt những cửa hàng ở vị trí đắc địa tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh. Hơn nữa Phúc Long không ngại đặt cửa hàng ở cạnh các đối thủ lớn như Starbucks,
Highlands,… Trong năm đầu tiên, Phúc Long mở rộng địa bàn ra Hà Nội với cửa hàng đầu tiên ở
trung tâm thương mại IPH, đây dù cho không phải lựa chọn tốt nhất nhưng nó cũng gần nhiều
khu văn phòng và các trường đại học.

-Phúc Long đã có gần 100 cửa hàng trên cả nước. các cửa hàng được tập trung tại các thành phố
lớn với địa điểm đều là những khu đất vàng và vô cùng tiềm năng

- Các sản phẩm của Phúc Long không chỉ đơn giản chỉ là trưng bày và bày bán tại hệ thống các
cửa hàng mà còn trưng bày ở nhiều siêu thị và trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,…

Tuy nhiên, mấy năm gần đây khi đại dịch Covid-19 hoành hành thì ngoài các cửa hàng Offline
truyền thống
-, Phúc Long còn phát triển mở rộng một cách mạnh mẽ ra các kênh bán Online như Website,
các siêu ứng dụng đặt đồ ăn như Baemin, Grab, Gojek, Shopeefood,… Phúc Long đã đánh trúng
tâm lý vào người tiêu dùng thèm trà sữa hương vị của nó.

-Phúc Long đã mở rộng thêm hệ thống cửa hàng Phúc Long Kiosk tại Winmart.
,-Phúc Long cũng hướng đến tính hiện đại trong cách bài trí quán. Không gian Phúc Long rộng
rãi nhưng vẫn đậm chất ấm cúng, bàn ghế xếp theo nhóm, phù hợp với nhiều nhu cầu của khách
hàng như tụ tập gia đình, gặp gỡ bạn bè, hẹn hò,… Thời gian mở cửa sớm, đóng cửa muộn
(thường từ 7h sáng đến 11h đêm) giúp khách hàng dễ thưởng thức vào các khung giờ thuận tiện.

Trong F&B đây là yếu tố cực kì quan trọng Phúc long đã rất thành công và xuất sắc về
việc xây dựng không gian cũng như là địa điểm để cho người tiêu dùng có thể tiếp cận
với họ hơn. Thứ 2,với Packaging bao gồm logo, màu sắc thương hiệu với yếu tố gắn liền
với thương hiệu.Trong tâm trí của người tiêu dùng thì Phúc Long sẽ nghĩ ngay đến màu
xanh

3.1 ĐÁNH GIÁ DN


Báo cáo tài chính quý đầu năm của Tập đoàn Masan (MSN) đã hợp nhất kết quả kinh
doanh của chuỗi trà sữa Phúc Long sau khi tăng sở hữu tại đây lên 51% vào tháng 1/2021.
Hiệu suất sử dụng lao động
Hệ thống Phúc Long có đội ngũ nhân viên nhiệt tình và thái độ phục vụ tốt. Mỗi cửa hàng có đội
ngũ nhân viên đông đúc và năng động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Còn 53%
đồng ý rằng thái độ nhân viên tạm được. Tuy nhiên, 14% cho rằng thái độ của nhân viên không
tốt. Khách hàng vẫn phàn nàn về việc nhân viên không hỗ tr nhiệt tình, có thái độ không tốt

Mức độ hài lòng khách hàng


Mức độ hài lòng của khách hàng về đồ uống Phúc Long được khá nhiều người ưu chuộng lên tới
hơn 60% đồng ý về thức uống ngon. Với thức uống độc đáo, mới lạ và luôn đổi mới, Phúc Long
đã sản sinh ra xu hướng đồ uống mới. Trà đào và trà ô long sữa là hai ví dụ điển hình. Món “trà
đào Phúc Long” đã gây ra cơn sốt, mặc dù những doanh nghiệp khác đều bán thức uống này, tuy
nhiên Phúc Long đã là thương hiệu “top of mind” .

3.2 NHỮNG HẠN CHẾ


Trình độ KHKT của nước ta chưa phát triển:
+ Hiện nay, trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam vẫn còn kém so với nhiều nước trên
thế giới. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất khinh doanh của công ty Phúc
Long.
+ Các máy móc hay dân chuyền sản xuất cuả nhà máy Phúc Long nếu như gặp hư hỏng thì cần
phải cần mời chuyên gia người nước ngoài đến sữa chửa => làm mất thời gian, ngưng sản xuất,
hao hụt sản phẩm, tốn kém chi phí sữa chửa
Đòi hỏi kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế:
+ Đòi hỏi kinh nghiệm dày dạn, biết nắm bắt sự biện động của thị trường nhanh chóng, vận dụng
các mô hình kinh khác nhau. Tuy nhiên Phúc Long chỉ mới bước chân vào thị trường không lâu,
kinh nghiệm chưa nhiều. Cũng chính vì vậy mà Phúc Long bị các thương hiệu nước ngoài lấn át.
+ Và nếu không có biện pháp mới, không chịu học tập từ các doanh nghiệp nước ngoài thì khó
thể hòa nhập và thành công.
Khó khăn trên chính thị trường ở Việt Nam:
+Thời buổi hội nhập kinh tế, các nước thế giới đều thực hiện việc “ mở cửa” để các doanh
nghiệp trong nước có cơ hội đầu tư ra nước ngoài
+Các của hàng cà phê cửa nước ngoài hiện nay đang rất nổi tiếng ở nước ta chính là : Starbucks,
Dunkin’Donut, McCoffe,… Bên cạnh đó còn có những quán cà phê năng động được giới trẻ ưa
chuộng như Urban Station, Passio,…
 Các sản phẩm của các thương hiệu này đều mang tren mình một sự đặc trưng cho hương
vị cà phê phương Tây: độc đáo, lạ lẫm nhưng lại có sức cuốn hút riêng biệt lớn.
+Tuy nhiên, Phúc Long chủ yếu được chế biến từ nguyên liệu Việt Nam, mang một vẻ rất thuần
khiết. Từ đó đặt ra cho Phúc Long một áp lực rất lớn :” Làm sao để trà và cà phê Việt không bị
‘lép vế’ trên thị trường Việt?”. Và một áp lực đặt trên vai Phúc Long một lần nữa là công ty phải
cạnh tranh gắt gao với các doanh nghiệp trà và cà phê trong nước. Các thương hiệu nổi tiếng:
Trung Nguyên, Oolong Tâm Châu, Vinacafe,.. hiện cũng lớn mạnh trên thị trường trong nước
cũng như là thị trường ngước ngoài.
+ Ngoài ra còn có những yếu tố khác như thiếu chỗ gửi xe, pha chế không đồng đều, thái độ
phục vụ thờ ơ:
 Việc mở rộng quy mô của Phúc Long nhưng quản lí “ chưa đủ”
 Cách pha chế của từng của hàng không thống nhất, gây khó chịu cho khách hạn
 Chất lượng phục vụ thờ ơ không đồng đều là đặc điểm chung của kinh doanh chuỗi.
Nhưng Phúc Long đôi khi lại đem đến những khó chịu hay lời than thiền từ khách hàng
vì không quản lí tốt chất lượng phục vụ

You might also like