You are on page 1of 2

ĐỀ TRẮC NGHIỆM SỬ 9

I. CÂU HỎI
Câu 1. Sau CTTG thứ 2, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải
phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la-tinh?
A. Sự xác lập trật tự 2 cực Ianta.
B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
C. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
D. Sự viện trợ của các nước XHCN.
Câu 2. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế Nhật Bản như thế
nào?
A. Phát triển vượt bậc
B. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài
C. Phát triển mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp
D.Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới
Câu 3. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá
trinh liên kết quốc tế ở châu Âu?
A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Au được thành lập
B. Các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan) 
C. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành.
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương
(1919-1929) , nền kinh tế Việt Nam
A. về cơ bản vẫn trong tình trạng lạc hậu.  
B. có khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
C. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh. 
D. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp.
Câu 5. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1930 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
của giai cấp công nhân và CMVN vì đã
A. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B. kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng CM dân chủ tư sản.
C. đưa giai cấp công nhân, nông dân lên nắm quyền lãnh đạo CM .
D. chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa cá tổ chức chính trị ở VN.
Câu 6. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương
quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là:
A. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương 3/1945.
B. Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện 8/1945.
C. Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện 5/1945.
D. Liên Xô tuyên chiến và đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật.
Câu 7. Sự kiện đánh dấu việc Mĩ bắt đầu “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến
tranh Đông Dương?
A. Kí với Pháp hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Na-va.
C. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờ lát đờ tát xi nhi
D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve.
Câu 8. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và
“Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
Câu 9. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu
của cả nước ta là gì?
A. Khắc phục hậu quá chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam
C. Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 10. Trong cách mạng tháng tám năm 1945 ở Ninh Bình, nơi giành được
thắng lợi đầu tiên là:
A. huyện Nho Quan
B. huyện Gia Viễn
C. huyện Yên Mô
D. thị xã Ninh Bình
II. ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐÁ C B B A A B D C C B

You might also like