You are on page 1of 10

Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi

trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam


(CBLC-V) trong sàng lọc rối loạn tăng động
giảm chú ý

Hoàng Thị Xuyến

Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Tâm lý học
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Hoàng Minh
Năm bảo vệ: 2014
92 tr .

Abstract. Độ tin cậy của CBCL-V-CY là 0.742, độ hiệu lực của VADPRS là: 0.927;
Độ hiệu lực thang đo: Kiểm định giữa điểm trung bình của CBCL-V-CY nhóm lâm
sàng với nhóm cộng đồng, có p<0.0001, có tương quan rẩ cao, đây chính là độ hiệu
lực phân biệt. Độ hiệu lực hội tụ cao: so sánh tương quan giữa CBCL-V-CY và
VADPRS-ADHD là tương quan dương có r=0.720, p<0.001. Độ hiệu lực dự đoán cao
(0.89). CBCL-V-CY có độ tin cậy và độ hiệu lực cao trong sàng lọc rối loạn tăng
động giảm chú ý. .

Keywords. Rối loạn tăng động giảm chú ý; Bảng kiểm hành vi trẻ em; Tâm lý học trẻ
em; Rối loạn tinh thần; Tâm lý học lâm sàng

Content.

1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn mà trẻ em thường
hay gặp phải. Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý đối diện với rất nhiều vấn đề
trong quá trình phát triển tâm sinh lý , trong học tập cũng như trong cuộc sống của
các em. Chẳng hạn như: hay đãng trí, thiếu tập trung, hay bỏ dở công việc làm ảnh
hưởng đến kết quả học tập; cảm xúc không ổn định, dễ bùng nổ có thể ảnh hưởng
đến mối quan hệ với mọi người xung quanh của trẻ.
Theo DSM – IV TR, tỷ lệ trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là 3 - 7% ở trẻ trong
độ tuổi đi học [18]. Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC), đã đưa ra
tỷ lệ: 3-10% trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi trên toàn thế giới có rối loạn tăng động giảm
chú ý [30].

Ở nước ta, chưa có điề u tra dich


̣ tễ trên toàn quố c về t ỷ lệ trẻ có rối loạn tăng đô ̣ng
giảm chú ý . Năm 2010, Nguyễn Thị Vân Thanh với đề tài nghiên cứu “Đặc điểm tâm
lý lâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý”, đã đưa ra tỷ lệ
1,63% trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý tiến hành trên 1.594 học sinh ở hai trường
tiểu học tại Hà Nội [12]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) tiến hành
trên 400 học sinh tiểu học thuộc khuc vực quận Ba Đình - Hà Nội, tỷ lệ trẻ có rối loạn
tăng động giảm chú ý là 6,3% [4]. Năm 2013, Đặng Hoàng Minh và cộng sự với đề tài
nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam-Thực trạng và các yếu tố nguy
cơ”, đã đưa ra tỷ lệ 4% trẻ em Việt Nam có vấn đề về chú ý (trong đó có 0,8% ở mức
lâm sàng) [9]. Tuy nhiên các bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa đều tiếp nhận
khá nhiều trẻ có biểu hiện tăng đô ̣ng giảm chú ý đến thăm khám và điều trị.

Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm kiếm công cụ sàng lọc
rối loạn tăng động giảm chú ý. Như Flowers và các cộng sự (2010) đã tiến hành đề tài
nghiên cứu “tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ em Châu
Mỹ” [24]; Kim và các cộng sự (2005) đã có nghiên cứu về việc kiểm tra độ hiệu lực và
hiệu quả của CBCL trong việc nhận biết trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú
ý ở Hàn Quốc [25]; Lampert và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về hiệu xuất của CBCL
– phần các vấn đề chú ý trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý ở Brazil.

Ở Việt Nam, ngoài bộ trắc nghiệm Conner đã được Nguyễn Công Khanh thích nghi
thì chưa có công trình chính thức nào nghiên cứu công cụ sàng lọc rối loạn tăng động
giảm chú ý nói chung cũng như nghiên cứu CBCL như là một công cụ sàng lọc rối
loạn tăng động giảm chú ý.

Về thực tiễn, trong nhiều năm làm việc tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện Tâm
thần ban ngày Mai Hương, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp trẻ đươ ̣c gửi đ ến
khám từ các tuyến cơ sở hoặc trường học, với chẩn đoán ban đầu là chậm phát triển trí
tuệ (vì kết quả học tập kém), nhưng sau khi thăm khám và đánh giá thì trẻ không có
vấn đề về trí tuệ mà lại là có rối loạn tăng động giảm chú ý. Bên cạnh đó, có những
trường hợp, trẻ được đưa đến khám với chẩn đoán ban đầu là rối loạn tăng động giảm
chú ý, nhưng sau khi thăm khám và đánh giá thì trẻ lại không đáp ứng được tiêu chuẩn
chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng tại các cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu, hoặc tại các trường học, chưa có hoặc chưa được trang bị
đầy đủ về các công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý, do đó họ chỉ dựa trên
những triệu chứng lâm sàng bên ngoài để chẩn đoán bệnh, nên đã xảy ra tình trạng có
những chẩn đoán ban đầu nhầm lẫn như vậy.

Hiê ̣n nay, tại các bê ̣nh viê ̣n có chuyên khoa tâm thầ n ở Hà Nô ̣i (như Viê ̣n Sức khỏe
tâm thầ n quố c gia, Bê ̣nh viê ̣n Tâm thầ n trung ương I , Bê ̣nh viê ̣n Nhi trung ương , Bê ̣nh
viê ̣n Tâm thầ n ban ngày Mai Hương ,…) đang sử du ̣ng công cu ̣ để đánh giá rố i loa ̣n
tăng đô ̣ng giảm chú ý như : thang đo Tăng đô ̣ng giảm chú ý Vanderbilt , đánh giá Tăng
đô ̣ng giảm chú ý theo tiêu chuẩ n chẩ n đoán DSM IV , và ICD 10 và sử dụng CBCL để
đánh giá tổ ng hơ ̣p hành vi và cảm xúc của trẻ em và vi ̣thành niên , tuy nhiên , chưa
đươ ̣c dùng để đánh giá riêng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nhằ m tim
̀ kiế m thêm công cu ̣ để đánh giá mô ̣t cách chin
́ h xác rố i loa ̣n tăng đô ̣ng
giảm chú ý và có thể phổ cập rộng rãi xuống các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và các
trường học, nên tôi đã cho ̣n đề tài nghiên cứu của min
̀ h là “Đánh giá đô ̣ hiê ̣u lực của
Bảng kiểm hành vi Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL – V) trong viê ̣c sàng lo ̣c
rố i loa ̣n tăng đô ̣ng giảm chú ý” .

2. Mục đích nghiên cứu


Xác định được công cụ có hiệu lực cao trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm
chú ý cho các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam
(CBCL-V) trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý.

3.2. Khách thể nghiên cứu


102 bệnh nhân từ 6 tuổi đến 12 tuổi đến khám về các vấn đề hướng ngoại tại
các bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa tâm thần.

3.3. Mẫu nghiên cứu


102 bố mẹ hoặc người thân, người chăm sóc gần gũi với trẻ tham gia trả lời
phiếu.

4. Giả thuyết khoa học


Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach có thể sử dụng trong sàng lọc trẻ có rối loạn
tăng động giảm chú ý.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đề tài: các vấn đề về rối loạn tăng động
giảm chú ý, các khái niệm sàng lọc, độ hiệu lực; về Bảng kiểm hành vi trẻ em
Achenbach (CBCL), Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt
(ADHD Vanderbilt) và Bảng liệt kê chẩn đoán dành cho trẻ em – phần chẩn đoán rối
loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD).

- Đánh giá độ hiệu lực hội tụ của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên
bản Việt Nam thông qua việc tìm tương quan giữa Bảng kiểm hành vi trẻ em
Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V) phần các vấn đề về chú ý và thang đo rối
loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt) phần các vấn đề tăng động
giảm chú ý trong sàng lọc trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach -
phiên bản Việt Nam thông qua việc tìm tương quan giữa kết quả thu được trên các
nghiệm thể của đề tài nghiên cứu và kết quả thu được trên các nghiệm thể ở cộng
đồng.
- Đánh giá độ hiệu lực dự đoán của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên
bản Việt Nam qua việc tìm tương quan giữa kết quả sàng lọc ADHD và kết quả chẩn đoán
ADHD qua phỏng vấn chẩn đoán bằng DISC.

- Tìm giá trị của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam
trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu


6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và cha mẹ (hoặc người chăm sóc trẻ) đến khám tại Viện
sức khỏe tâm thần Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Tâm thần ban
ngày Mai Hương.

6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu


Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm
hành vi trẻ em Achenbach - phiên bản Việt Nam phần các vấn đề về chú ý (CBCL-V-
CY) trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý.

Phạm vi nghiên cứu là CBCL-V – các thang vấn đề về chú ý, và chỉ lựa chọn
bệnh nhân đến bệnh viện khám về các vấn đề hướng ngoại.

6.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu


Số liệu được thu thập tại bệnh viện Nhi trung ương, Viện Sức khỏe tâm thần
Bạch Mai và bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. Cả 3 bệnh viện này đều nằm
trên địa bàn nội thành Hà Nội.

6.4. Nguồn thông tin


Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trả lời bảng hỏi.

7. Phương pháp nghiên cứu


7.1. Phương pháp lý luận
Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài. Phân tích một số văn bản nhằm tìm hiểu thêm vấn đề
nghiên cứu và rút kinh nghiệm.
7.2. Phương pháp trắc nghiệm
Thực hiện các bảng hỏi:

- Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V),

- Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt).

7.3. Phương pháp phỏng vấ n sâu


Phỏng vấn lâm sàng để chẩn đoán bệnh b ằng Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán
dành cho trẻ em – phần chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD).

7.4. Phương pháp thống kê toán học


Dùng các công thức thống kê để phân tích và xử lý số liệu điều tra nhằm định
lượng và định tính các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0

8. Công cụ nghiên cứu


(1). Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V)
(2). Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD
Vanderbilt)
(3). Thang đo phỏng vấn chẩn đoán trẻ em - phần dành cho chẩn đoán rối loạn
tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD).
9. Đóng góp mới của luận văn
Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ
em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL – V) ở Việt Nam.
Khẳng định được giá trị của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản
Việt Nam trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý.
Cung cấp thêm một công cụ tin cậy có độ hiệu lực cao để sàng lọc rối loạn tăng
động giảm chú ý.
10. Đạo đức nghiên cứu
- Sự chấp nhận: trẻ em tham gia làm khách thể nghiên cứu phải được sự đồng ý
của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
- Quyền bảo mật: bảo mật thông tin mà gia đình và trẻ cung cấp.
- Báo cáo nghiên cứu: trình bày số liệu trung thực.
- Không trình bày nghiên cứu, số liệu của người khác như của chính mình, dù
cho có trích dẫn.
11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận: Trình bày về những vấn đề lý luận liên quan đến đề
tài.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: Trình bày về công cụ nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu nghiên cứu và phương tiện
nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: Trình bày và phân tích những kết quả nghiên
cứu đạt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội,
trang 36.
2 Võ Minh Chí (2003), Phương pháp phát hiện hiện tượng rối nhiễu hành vi
tăng động giảm chú ý ở học sinh trung học cơ sở, Đề tài cấp bộ, Mã số: B2001-
49-12, Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, tr58.
3 Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học: Nhà xuất bản từ điển bách khoa, tr213-
216.
4 Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học mắc rối
loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình-Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý
học – Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội.
5 Dương Thị Diệu Hoa (2007), Tâm lý học phát triển. Nhà XB ĐHSP.
6 Nguyễn Công Khanh (2002), Rối nhiễu hành vi: Tăng động giảm chú ý ở
học sinh tiểu học. Tạp chí Tâm lý giáo dục. 28/04/2002. Trang 7-9.
7 Nguyễn Công Khanh (2003), Thích nghi hóa bộ trắc nghiệm Conner, Kỷ
yếu hội nghị tâm lý học, Viện Tâm lý học – Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội
21.1.2003, tr.66-73.
8 Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự (2010), Phương pháp vá qui trình thích nghi
trắc nghiệm tâm lý nước ngoài vào Việt Nam: Một số kinh nghiệm rút ra từ
việc thích nghi các trắc nghiệm WISC-IV, WAIS, NEO, CPAI.
9 Đặng Hoàng Minh (2013), Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam-thực trạng và
các yếu tố nguy cơ. Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10 Đặng Hoàng Minh (2001), “Rối loạn tăng động - giảm chú ý (Attention -
Deficit Hyperactive Disorder - ADHD)”, Nội san Tâm thần học. Bệnh viện
Tâm thần Trung ương - Viện Sức khỏe tâm thần, Hà Nội Số 6, tháng 09-2001,
Tr. 48-55.
11 Lê Hoàng Ninh, Sự sàng lọc bệnh- viện Vệ sinh y tế công cộng, thành phố
Hồ Chí Minh
12 Nguyễn Thi Vân Thanh (2010), Đặc điểm tâm lý lâm sàng của học sinh tiểu
học có rối loạn tăng động giảm chú ý, Luận văn Tiến sĩ tâm lý học, viện Tâm
lý học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
13 Nguyễn Thị Vân Thanh - Nguyễn Sinh Phúc (2007), Thực trạng rối loạn
tăng động giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội.
14 Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục.
15 Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10)
về các rối loạn tâm thần và hành vi. Bản dịch của Viện Sức khỏe Tâm thần và
Bệnh viện Tâm thần trung ương, Hà Nội.
16 Nguyễn văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên; NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr203-2004.
17 Achenbach, T. M (2000), Manual for the ASEBA School-Age Forms &
Profiles. Burlington, VT: University of Vermont, Research Center for
Children, Youth, & Families.
18 American Psychiatric Association (1994), Diagnostic and Statistical
Manual of Mental Disorders, 4th edition (DSM-IV). Washington, DC:
American Psychiatric Association.
19 Bennett (2003), Abnormal and clinical psychology, An introductory textbook.
Open University Press. Maidenhead - Philadelphia.
20 Biederman (2012), Longitudinal course of deficient emotional self-regulation
CBCL profile in youth with ADHD: prospective controlled study;
Neuropsychiatric Disease and Treatment 2012:8 267–276.
21 Chen (1994), Diagnostic accuracy of the Child Behavior Checklist scales for
attention-deficit hyperactivity disorder: A receiver-operating characteristic
analysis. Journal of Consulting and Clinical Psychology, Vol 62(5), Oct 1994,
1017-1025)
22 Fisher (1997), Diagnostic Interview Schedule for Children, Version IV
(DISC-IV): test-retest reliability in a clinical sample. Presented at the 44th
Annual Meeting of the American Academy of Child and Adolescent
Psychiatry, Toronto.
23 Fisher (2006), Interviewer Manual - English Generic, Spanish Generic,
Present State & Voice DISC Interviews, march 2006, DISC Development
Group, Columbia University.
24 Flowers (2010), In Search of an ADHD Screening Tool for African American
Children; J Natl Med Assoc. 2010;102:372-374
25 Kim (2005), The child behavior checklist together with the ADHD rating
scale can diagnose ADHD in Korean community-based samples, Canadian
Journal of Psychiatry, Vol 50, No 12, October 2005; 802-805.
26 Lampert Diagnostic performance of the CBCL-Attention Problem scale as a
screening measure in a sample of Brazinilian children with ADHD, Journal of
Attention Disorders, Vol. 8, No.2/October 2004, pp.62.71)
27 Langberg (2010), Clinical utility of the Vanderbilt ADHD rating scale for
ruling out comorbid learning disorders, Pediatrics volume 126, number 5,
November 2010, p1032 – p1039.
28 Peterson (1994), “A Meta-Analysis of Cronbach’ Coeficient Alpha”, Joural
of Consumer Reseach, No.21 Vo.2, pp.38-91.
29 Veit Roessner (2007), A cross-cultural comparison between samples of
Brazilian and German children with ADHD/HD using the Child Behavior
Checklist; Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci 257:352–359.
30 Samuel (1998), Clinical Characteristics of ADHD in African American
Children. Am J Psychiatry 1998; 155:696-698
31 Shaffer (2000) NIMH Diagnostic Interview Schedule for Children Version IV
(NIHM DISC-IV): Decription, Differences From Previous Version, and
Reliability of Some Common Diagnostic. Journal of the American Academy
of Child and Adolescent Psychiatry 39(1): 28-38.
32 Wender (2000) ADHD: Attention-Deficit Hyperactivity Disorder in Children
and Adults, Published Oxford University Press,.
33 Wolraich (2003); Psychometric properties of the Vanderbilt ADHD
diagnostic parent rating scale in a referred population – Journal of pediatric
psychology, vol. 28 No.8, 2003, pp559-568, 2003, Society of Pediatric
Psychology.
34 http://idoc.vn/tai-lieu/nhung-khai-niem-co-ban-ve-sang-loc-phat-hien-som
utv.html.

35 http://psychology.about.com/od/researchmethods/f/validity.htm;

36 https://www.youtube.com/watch?v=5pDHLNg1F9Q

You might also like