You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV – ĐHQG-HCM

KHOA TÂM LÝ HỌC

------- *** -------

CHỦ ĐỀ
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý - ADHD

HỌC PHẦN : Giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh cấp cao

LỚP :2
NHÓM :5
GIẢNG VIÊN : TS.BS Bùi Quốc Thắng
BÀI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ
Môn học: Giải phẫu và sinh lý hoạt động hệ thần kinh cấp cao
Lớp: 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã số sinh viên Nội dung tham gia Điểm số

Định nghĩa và những


1 Lê Thị Trúc Lam 2256160059
hiểu lầm về ADHD

Cơ chế hoạt động


não của ADHD và
2 Nguyễn Phương Linh 2256160064 những hiểu lầm về
ADHD, tổng hợp nội
dung báo cáo

Những biện pháp can


3 Phan Ngọc Thúy Quỳnh 2256160109
thiệp

Ảnh hưởng của


4 Dương Thị Tươi 2256160122
ADHD

Nguyên nhân của


5 Lê Minh Quỳnh Trang 2256160140 ADHD, tổng hợp nội
dung báo cáo

Triệu chứng của


6 Trần Hải Vân 2256160148
ADHD

Tổng quan và
7 Phan Lê Hải Yến 2256160157 powerpoint thuyết
trình
Chủ đề thảo luận: Rối loạn tăng động giảm chú ý

I. TỔNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài

ADHD (Attention - Deficit/Hyperactive Disorder), hay rối loạn tăng động giảm chú ý là

một hội chứng rối loạn phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Hội chứng này thường dẫn đến sự không

chú ý, giảm tập trung, tăng động bốc đồng và ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt đời

sống hằng ngày. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hội chứng này vẫn còn chưa được biết đến rộng rãi và

thường bị hiểu lầm là tăng động (nhất là ở trẻ nhỏ). Điều này dẫn đến việc những cá nhân mắc

phải ADHD thường không được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời. Vì vậy, nhóm chúng

em đã thực hiện nghiên cứu về ADHD, đồng thời tìm hiểu những hiểu lầm mọi người thường hay

mắc phải ở rối loạn này để đưa ra một cái nhìn bao quát hơn.

2. Đối tượng nghiên cứu

- Định nghĩa về ADHD

- Những triệu chứng của ADHD và phân loại

- Nguyên nhân gây ra ADHD

- Giải phẫu não của người mắc ADHD

- Ảnh hưởng của ADHD đến đời sống và sinh hoạt của người mắc rối loạn

- Phương pháp phòng ngừa và điều trị ADHD

- Những hiểu lầm về ADHD


II. NỘI DUNG

1. Định nghĩa về ADHD

ADHD (Attention - Deficit/Hyperactivity Disorder), hay rối loạn tăng động giảm chú ý, là

một trong những hội chứng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Nó thường được

chẩn đoán ra khi còn bé và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành và trẻ bị ADHD thường gặp khó

khăn trong việc chú ý, kiểm soát những hành vi bốc đồng hoặc tăng động quá mức. (CDC, Centers

for Disease Control and Prevention)

2. Phân loại và triệu chứng

2.1. Phân loại ADHD

ADHD được chia làm 3 loại. Loại thứ nhất là kém hoặc không tập trung, chú ý. Loại thứ

hai là hiếu động hoặc bốc đồng quá mức. Cuối cùng, loại thứ ba là sự kết hợp giữa hai loại trên.

2.2. Triệu chứng

Theo DSM-5 - Cẩm nang Chẩn Đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần tái bản lần thứ năm

được xuất bản vào năm 2013 bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, các triệu chứng của ADHD xuất

hiện tối thiểu 6 tháng và bao gồm các biểu hiện như sau:

- Không chú ý (Inattention): Trẻ dưới 16 tuổi thường biểu hiện ra ít nhất 6 biểu hiện được

liệt kê bên dưới, hoặc ít nhất 5 biểu hiện đối với độ tuổi từ 17 trở lên. Các biểu hiện không

chú ý bao gồm:

 Thường không chú ý, mất tập trung, hay mắc các sai lầm do bất cẩn.

 Thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý, tập trung.

 Thường sao nhãng, lơ đễnh trong những cuộc đối thoại trực tiếp.

 Thường không làm theo hướng dẫn, kế hoạch và không hoàn thành các công việc,

nhiệm vụ được giao.


 Thường gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động.

 Thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện những việc đòi hỏi nỗ

lực trong một thời gian dài (chẳng hạn như dành thời gian để làm bài tập về nhà).

 Thường làm mất đồ.

 Thường dễ bị phân tâm.

 Thường quên làm nhiều việc hàng ngày.

- Tăng động và bốc đồng (Hyperactivity and impulsive): Trẻ dưới 16 tuổi thường biểu hiện

ra ít nhất 6 biểu hiện được liệt kê bên dưới, hoặc ít nhất 5 biểu hiện đối với độ tuổi từ 17

trở lên. Các biểu hiện tăng động và bốc đồng bao gồm:

 Thường cựa quậy hoặc gõ gõ tay hoặc chân, hoặc vặn vẹo trên ghế.

 Thường rời khỏi chỗ ngồi được sắp xếp sẵn.

 Thường chạy quanh hoặc leo trèo trong những tình huống không

 phù hợp (‘‘thanh thiếu niên hoặc người lớn có thể bị giới hạn ở cảm thấy bồn

chồn'').

 Thường không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí cần im lặng.

 Thường nói rất nhiều.

 Thường nói ra câu trả lời trước khi nghe xong câu hỏi.

 Thường gặp khó khăn khi chờ đến lượt mình.

 Thường ngắt lời hoặc xen vào cuộc nói chuyện của người khác

- Dựa theo những triệu chứng, chúng ta có thể chia ADHD thành 3 loại: kém chú ý

(Inattention), tăng động và bốc đồng (Hyperactivity và Impulsive), và kết hợp (Combined).

ADHD loại kém chú ý sẽ chỉ có những triệu chứng không tập trung, trong khi loại tăng
động và bốc đồng sẽ chỉ có triệu chứng tăng động và bốc đồng. Loại tổng hợp sẽ có cả 2

loại triệu chứng.

3. Nguyên nhân gây ra ADHD

Hiện nay vẫn chưa có một bằng chứng chính xác nào về nguyên nhân gây ra ADHD, nhưng

thông qua vài nghiên cứu người ta rút ra được kết luận rằng sự di truyền đóng một vai trò quan

trọng trong việc này. Ngoài ra những nguyên nhân như yếu tố môi trường hay yếu tố dẫn truyền

thần kinh cũng góp phần trong việc gây ra ADHD.

3.1. Yếu tố di truyền

Người ta tin rằng ADHD là một căn bệnh có tính di truyền. Các nghiên cứu về gia đình chỉ ra

rằng một đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc ADHD cao từ gấp đôi đến gấp tám lần bình thường nếu như

trong gia đình có người bị mắc ADHD so với đứa trẻ sinh ra trong 1 gia đình bình thường.

(Biederman J., 2005)

Ngoài ra, trong những cặp song sinh cùng trứng, tỉ lệ cả hai đứa trẻ cùng mắc ADHD cũng cao

hơn nhiều so với song sinh khác trứng. (Thapar A, Holmes J, Poulton K, et al., 1999)

3.2. Yếu tố môi trường

Người ta cho rằng những đứa bé khó sinh, sinh thiếu tháng hoặc sinh ra nhẹ cân thường có xu

hướng mắc ADHD nhiều hơn so với trẻ sinh bình thường. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình mang

thai người mẹ hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy hay nhiễm chì và PCBs cũng sẽ gây ra ADHD

ở trẻ. Cồn và cần sa đã được chứng minh là ảnh hưởng đến khả năng tập trung, trong khi PCBs và

chì sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não. (Williams và Ross, 2007)

3.3. Yếu tố dẫn truyền thần kinh

Một số nghiên cứu về các chất dẫn truyền thần kinh cũng chỉ ra rằng nồng độ dopamine và

norepinephrine quá thấp sẽ dẫn đến ADHD. Norepinephrine là chất dẫn truyền thần kinh quyết
định cơ chế chống cự hay bỏ chạy, còn dopamine là hormone hạnh phúc tạo cảm giác tưởng thưởng

cho con người. Chúng góp phần duy trì suy nghĩ, động lực, sự cảnh giác và tính tập trung của con

người.

4. Não của người mắc chứng ADHD

Theo các nghiên cứu, thùy trán ở những người mắc ADHD có thể phát triển chậm hơn những

người không mắc (Dr Russell Barkley, 2014). Một nghiên cứu về trẻ em mắc chứng ADHD cho

thấy rằng những vùng não của chúng không có sự kết nối như những đứa trẻ khác. Vùng vỏ não

trán trước và vùng đảm nhiệm việc xử lý hình ảnh ở não người mắc chứng ADHD hoạt động khác

với những người không mắc, điều này có nghĩa rằng những người mắc chứng ADHD sẽ xử lý và

cho ra một thông tin khác với thông thường. Các vùng não của người mắc ADHD thường nhỏ hơn

từ 3-10% so với người không mắc. Đồng thời, hoạt động não bộ của những người này cũng giảm

từ 10-25% so với người khác. Có 5 vùng liên quan đến hội chứng (thùy trán, hạch nền, tiểu não,

vỏ não đai, thể chai) và cả 5 vùng đều bị giảm độ lớn cũng như hoạt động (Dr Russell Barkley,

2014).

5. Ảnh hưởng của ADHD lên đời sống

ADHD gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người trưởng

thành và chất lượng cuộc sống của họ cũng thấp hơn. Người mắc ADHD đi kèm rối loạn điều hoà

cảm xúc có mức độ triệu chứng đi kèm cao hơn, ví dụ như quan hệ xã hội kém hơn, tỷ lệ thất

nghiệp cao hơn, trình độ học vấn thấp hơn,... Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt

ngang, thực hiện trên 85 trẻ được chẩn đoán xác định là tăng động giảm chú ý theo tiêu chuẩn chẩn

đoán của DSM - 5 tại khoa Tâm thần bệnh viện Nhi trung ương cho kết quả:

+ Rối loạn giao tiếp : 40%

+ Rối loạn bướng bỉnh chống đối: 38.8%


+ Rối loạn tic: 5.9%

+ Trên 10 tuổi: 100% rối loạn bướng bỉnh chống đối và rối loạn hành vi

Ở thanh thiếu niên và người lớn: rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng chất, rối loạn lưỡng cực

và rối loạn nhân cách xuất hiện thường xuyên hơn. Trong thời gian gần đây, ADHD được chứng

minh có liên quan với các tình trạng y khoa khác ngoài các rối loạn tâm thần như béo phì, hen

suyễn, tình trạng dị ứng, động kinh và tiểu đường (Rohde và cộng sự, 2019)

6. Phương pháp phòng ngừa và điều trị

Bởi vì nguyên nhân từ quá trình mang thai và di truyền nên không có một biện pháp

nào để phòng tránh ADHD hay chữa khỏi một cách triệt để. Tuy nhiên, người mẹ có thể

duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ của mình và bảo vệ trẻ không tiếp xúc với

các chất ô nhiễm và độc tố để hạn chế khả năng mắc phải ADHD. Bên cạnh đó, để điều trị

ADHD, các bác sĩ tâm thần và nhà trị liệu tâm lý đã nghiên cứu và đưa ra những can thiệp

khác nhau cho ADHD.

6.1. Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ thần kinh hiện nay sử dụng hai nhóm thuốc chính để điều trị ADHD là

thuốc kích thích thần kinh và thuốc không kích thích thần kinh. Thuốc kích thích thần

kinh được xem như là một biện pháp điều trị ADHD được biết đến rộng rãi nhất. Theo

Centers for Disease Control and Prevention (CDC), có từ 70-80% trẻ bị ADHD có dấu

hiệu giảm những triệu chứng sau khi sử dụng thuốc kích thích thần kinh. Các thành phần

Methylphenidate, Lisdexamfetamine và Amphetamine làm gia tăng hai chất dẫn truyền

thần kinh là dopamine và norepinephrine, có khả năng cải thiện kiểm soát xung động, hỗ
trợ chú ý và tăng hoạt động, giải quyết các vấn đề về xã hội, nhận thức, và học tập. Việc

điều trị bằng thuốc không kích thích thần kinh thì không phổ biến và đem lại hiệu quả cao

bằng thuốc kích thích thần kinh.

6.2. Điều trị bằng can thiệp tâm lý xã hội

Các phương pháp tiếp cận tâm lý khác được sử dụng để điều trị ADHD bao gồm can

thiệp hành vi, đào tạo kỹ năng xã hội và tổ chức, bên cạnh đó còn có liệu pháp dựa thiền

định và liệu pháp nhận thức.

6.2.1. Can thiệp hành vi:

Liệu pháp nhận thức - hành vi (Cognitive Behavioral Therapy) là một trong những liệu

pháp tâm lý trị liệu mà người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề

liên quan của mình với nhà trị liệu. Liệu pháp này giúp người trị liệu nhận thức được suy

nghĩ không chính xác hoặc tiêu cực khi đứng trước các tình huống thách thức. Từ đó phản

hồi chúng theo những cách tích cực và hiệu quả hơn.

Trong thời gian ngắn, các can thiệp hành vi có thể làm giảm đi các hành vi có vấn

đề và gia tăng hành đáp ứng, cải thiện được các kỹ năng xã hội và học tập trong môi

trường được áp dụng.

Ví dụ: Can thiệp hành vi trong lớp học như khen thưởng, trách phạt..v.v..có thể có

tác dụng cải thiện đáng kể các hành vi có vấn đề ở trẻ ADHD.
Tuy nhiên, những tiến bộ này thường không được duy trì lâu dài, nhiều trường hợp

trở về trạng thái cũ sau khi dừng can thiệp và không khái quát được cho những tình huống

khác.

6.2.2. Đào tạo các kỹ năng xã hội và tổ chức:

Phương thức này chú trọng đến kiến thức xã hội của trẻ, các suy kém về mặt thực

hiện và đáp ứng thích nghi với tình huống có vấn đề; đưa cha mẹ vào điều trị nhằm thúc

đẩy và trợ giúp trẻ sử dụng được những kỹ năng mới học được vào trong môi trường khác,

có đáp ứng phù hợp với các vấn đề của trẻ; dạy trẻ biết làm theo hướng dẫn, biết tổ chức,

sử dụng thời gian có hiệu quả, kiểm tra công việc, ghi chú, và học tập có hiệu quả.
III. BÀN LUẬN

Hiện nay, mặc dù ADHD là một hội chứng được nhiều người biết đến nhưng

ít ai hiểu rõ hoàn toàn về nó. Những người mắc chứng ADHD thường bị hiểu lầm

là những người thiếu suy nghĩ, thiếu quyết đoán, thiếu kiến thức, không cố gắng

thay đổi bản thân. Thực tế lại trái ngược hoàn toàn, họ luôn muốn cố gắng nhưng

không thể tự điều khiển những mong muốn và hành động của mình. ADHD là một

hội chứng liên quan đến việc bạn có ý định làm nhưng không thể làm, không phải

là một hội chứng liên quan đến khiếm khuyết về học tập. Thêm vào đó, tên của hội

chứng cũng góp phần khiến mọi người bị hiểu lầm. Attention Deficit/Hyperactivity

Disorder – dịch là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, chính hai cụm từ “tăng

động” và “giảm chú ý” đã khiến phần lớn mọi người xem nhẹ hội chứng và nghĩ

rằng những người mắc ADHD chỉ cần nghiêm khắc với bản thân hơn và sống có

kỷ luật là sẽ khỏi bệnh. Hơn nữa, “tăng động” và “giảm chú ý” còn là hai cụm từ

gắn liền với trẻ nhỏ - những người chưa có đầy đủ ý thức để kiểm soát hành vi của

bản thân, điều này đã khiến hầu hết mọi người cho rằng người lớn khi đã có đầy đủ

nhận thức, sẽ không thể nào mắc chứng ADHD. Bởi vậy, người lớn mắc ADHD

thường ít nhận được sự đồng cảm, từ đó họ có thể phát sinh thêm nhiều bệnh như

trầm cảm, rối loạn lo âu,…


IV. NGUỒN THAM KHẢO

1. Adhd Videos. (2014, September 2). The Neuroanatomy of ADHD and thus how to
treat ADHD - CADDAC - Dr Russel Barkley part 1ALL.
YouTube. https://www.youtube.com/watch?v=GyZtYzFq4WY
2. NCBI - WWW Error Blocked Diagnostic.
(n.d.). https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28844700/
3. State-based Prevalence of ADHD Diagnosis and Treatment 2016-2019 | CDC.
(n.d.). https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/data/diagnosis-treatment-data.html
4. Tâm, D. M. (2022, April 21). TỶ LỆ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN ĐỒNG DIỄN VỚI
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI KHOA TÂM THẦN BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƯƠNG | Tạp chí Y học Việt
Nam. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/2136
5. Trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) dễ mắc trầm cảm. (n.d.).
Vinmec. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tre-bi-roi-loan-tang-
dong-giam-chu-y-adhd-de-mac-tram-cam/
6. Trẻ tăng động kém chú ý (1 ) - Tâm Lý Học Thần Kinh .com.
(n.d.). http://www.tamlyhocthankinh.com/cac-roi-loan-phat-trien-than-kinh-2/tre-
tang-dong-kem-chu-y-adhd/tre-tang-dong-kem-chu-y-1
7. Trẻ tăng động kém chú ý (2) - Tâm Lý Học Thần Kinh .com.
(n.d.). http://www.tamlyhocthankinh.com/cac-roi-loan-phat-trien-than-kinh-2/tre-
tang-dong-kem-chu-y-adhd/tre-tang-dong-kem-chu-y-2
8. What is ADHD? (2021, January 26). Centers for Disease Control and
Prevention. https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/facts.html
9. Magnin, C. Maurs, Attention deficit/hyperactivity disorder during adulthood, Revue
Neurologique, Volume 173, Issues 7–8, 2017, Pages 506-515, ISSN 0035-3787,
https://doi.org/10.1016/j.neurol.2017.07.008.
10. Biederman J, Kwon A, Aleardi M, Chouinard VA, Marino T, Cole H, Mick E,
Faraone SV. Absence of gender effects on attention deficit hyperactivity disorder:
findings in nonreferred subjects. Am J Psychiatry. 2005 Jun;162(6):1083-9. doi:
10.1176/appi.ajp.162.6.1083. PMID: 15930056.
11. Thapar A, Holmes J, Poulton K, Harrington R. Genetic basis of attention deficit and
hyperactivity. Br J Psychiatry. 1999 Feb;174:105-11. doi: 10.1192/bjp.174.2.105.
PMID: 10211163.
12. Williams JH, Ross L. Consequences of prenatal toxin exposure for mental health in
children and adolescents: a systematic review. Eur Child Adolesc Psychiatry. 2007
Jun;16(4):243-53. doi: 10.1007/s00787-006-0596-6. Epub 2007 Jan 2. PMID:
17200791.

You might also like