You are on page 1of 3

ADHD khác với những biểu hiện mất tập trung thông thường

1. Độc giả: Trẻ vị thành niên và người lớn.


2. Đặc điểm độc giả: Nằm trong độ tuổi có thể mắc bệnh ADHD.
3. Mục đích: Đưa ra vì sao ADHD bị hiểu nhầm nhiều trong xã hội và làm rõ những hiểu
biết sai lệch về ADHD
4. Thời gian: 10 ngày
5. Cấu trúc:
- Đặt vấn đề: Giới thiệu thực trạng ADHD => ADHD khác với những biểu hiện mất tập
trung thông thường (Lý do chọn, mục đích bài báo cáo)
- Giải quyết vấn đề:
+ Định nghĩa ADHD
+ Kết quả nghiên cứu (Khác ở phương diện nào? Tại sao lại khác?)
+ Những biểu hiện mất tập trung thông thường
+ So sánh ADHD và những biểu hiện dễ hiểu lầm trong cuộc sống
+ Vì sao có những quan niệm sai lệch
Kết luận
- Tài liệu tham khảo
6. Lựa chọn ý tưởng: Thông qua tìm kiếm trên mạng
7. Văn phong: Lịch sự, truyền cảm
8. Cách trình bày: Bài báo cáo + Hình ảnh

Kế hoạch nghiên cứu

Việc cần làm Thời gian Thời gian Công cụ hỗ Người phụ trách
bắt đầu kết thúc trợ

1 Tìm kiếm thông tin - 6/1 7/1 Internet Bách Khang


Vì sao hiểu sai

2 Tìm kiếm thông tin - 6/1 7/1 Internet Hoàng Anh


Định nghĩa và so
sánh

3 Viết bài văn - Mở bài 7/1 8/1 Internet Giúp đỡ: Hoàng Anh
+ Thân bài: Định Người làm: Lê Minh
nghĩa

4 Viết bài văn - Thân 8/1 9/1 Internet Người làm: Hữu
bài: Vì sao và so Tùng, Bạch Ngọc
sánh Giúp đỡ: Hoàng Anh

5 Viết bài văn - Kết bài 8/1 9/1 Internet Người làm: Nhật Huy
và Tài liệu tham Giúp đỡ:
khảo

Chú ý: Tài liệu tham khảo không up link, ghi theo ABC, họ tên tác giả của tài liệu,
chứa những thông tin về tác giả, năm công bố, tên tác phẩm, tạp chí, luận án hoặc tên
sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập, số, các số trang.
ADHD khác với những biểu hiện mất tập trung thông thường

Đặt vấn đề
Không thể phủ nhận rằng rối loạn tăng động giảm chú ý hay còn gọi là ADHD
(Attention - Deficit/Hyperactivity Disorder), một căn bệnh được rất nhiều người nhắc đến
trong thời buổi hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của những nạn nhân
không may mắc phải nó. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi còn rất nhiều người có những cái nhìn
lầm về những bệnh nhân có chứng bệnh ADHD, họ trông giống như những biểu hiện của
sự mất tập trung thông thường và lười biếng. Điều này thậm chí còn dẫn tới những định
kiến và sự đánh đồng mang cái nhìn không tốt đẹp xung quanh những bệnh nhân mắc
chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Vậy tại sao ADHD lại bị hiểu nhầm rất nhiều trong xã
hội và bản chất thực sự của căn bệnh ấy là như thế nào?

Giải quyết vấn đề

Khi nói về triệu chứng ADHD, đa số bệnh nhân mỗi ngày đều phải đối mặt với những
triệu chứng cơ bản như việc khó để có thể tập trung được, quá hiếu động và bốc đồng,
hoặc đối ngược hoàn toàn như quá tập trung đến nỗi không thể để ý xung quanh. Việc mất
tập trung cũng là một triệu chứng dễ gặp ở bất kì ai trong xã hội, và cũng vì thế, nhiều người
cho rằng họ bị ADHD hoặc họ rất am hiểu về ADHD. Tuy nhiên, theo nhiều số liệu nghiên
cứu, ADHD chỉ chiếm một phần nhỏ dân số thế giới - khoảng 3-5%, và những biểu hiện
thường nghiêm trọng hơn việc mất chú ý thông thường.

Mỗi năm, bệnh viện Nhi Trung ương có gần 3000 lượt trẻ khám ADHD - tức
0.00003% so với dân số Việt Nam, trẻ có các biểu hiện đặc trưng như việc thường xuyên
gặp khó khăn trong duy trì và chọn lọc sự tập trung, dễ bị phân tâm hoặc phân tán sự chú ý
dẫn tới khó khăn trong hoàn thành trọn vẹn các công việc, nhiệm vụ. Đồng thời trẻ có xu
hướng hoạt động quá nhiều, thiếu kiềm chế trong hành động lẫn lời nói, dễ có sự xung động
và bốc đồng nên có thể tạo ra căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội, có những hành vi
không phù hợp và thiếu chuẩn mực, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bản thân lẫn người
khác.

Theo Amelia Kelley, Tiến sĩ, Tư vấn và Sức khỏe ở Cary, Bắc Carolina, đặc điểm
chính giúp phân biệt ADHD với tình trạng mất tập trung thông thường là cường độ của các
vấn đề về khả năng tập trung của một người và khả năng chúng có thể cùng tồn tại với các
triệu chứng khác như bốc đồng hoặc hiếu động thái quá hay không. Tập trung vào những
điều bạn thích nhìn chung dễ dàng hơn việc tập trung vào những nhiệm vụ đầy thách thức
hoặc khó chịu. Khi họ nhận ra mình đã bị phân tâm, những người dễ bị phân tâm nhưng
không mắc ADHD thường có thể tập trung lại và trở lại đúng hướng, đặc biệt nếu họ loại bỏ
sự phân tâm bằng cách tắt tivi hoặc điện thoại di động chẳng hạn. Đối với những người mắc
chứng ADHD thì điều này không xảy ra. Sự thất vọng và đau khổ quá mức cũng là do các
triệu chứng của ADHD gây ra. Theo Shanna Pearson, người sáng lập và chủ tịch của
Expert ADHD Coaching, những người mắc chứng ADHD hầu như luôn trải qua cảm giác
choáng ngợp trước môi trường xung quanh và suy nghĩ của họ. Theo các chuyên gia,
những người mắc chứng ADHD có nhiều khả năng bị phân tâm, vô tổ chức, bốc đồng, bồn
chồn và khó kiểm soát cảm xúc của mình do bị choáng ngợp.
Kết luận:
Tài liệu tham khảo:
1. “ADHD Brain Vs. Normal Brain: Differences Explained” - Choosing Therapy -
Gabrielle Juliano-Villani, LCSW (30/7/2023)
2. “Are You Easily Distracted or Do You Have ADHD?” - Everyday Health - Michelle
Pugle (27/11/2023)
3. “Có khoảng 3-8% trẻ em Việt Nam mắc rối loạn tăng động giảm chú ý” - Bệnh niện
Nhi Trung ương (28/05/2021)
4. “Do I Have ADHD…or Am I Just Lazy?” of Amen Clinics (25/3/2021)
5. “How to Tell the Difference Between Regular Distraction and A.D.H.D” - The New
York Times - Dana G. Smith (19/11/2022)
6. “What are the differences between an ADHD brain and a neurotypical brain?” -
MedicalNewsToday - Emily Cronkleton (13/8/2021)

You might also like