You are on page 1of 37

,

BÁO CÁO DU ÁN
.

HANDBOOK "NGÀY MAI"

Giảng viên bộ môn : Cô Trịnh Phương Anh


Bộ môn : SSG
Thực hiện bởi : Tiếng Thét Đại Bàng
Mentor :
Trịnh Phương Anh
Siêu nhân tham gia
bảo vệ thế giới :
1. Nguyễn Thị Thanh Lam - Captain
2. Nguyễn Thái Hương Giang
3. Nguyễn Thị Thùy Dung
4. Ngô Trung Kiên
5. Phạm Thái An
6. Phạm Thế Thái
7. Vũ Văn Đang

1/ Page
Tiếng Thét Đại Bàng team
Khu Giáo dục , đào tạo , Khu CNC
Hòa Lạc , km 29 Đại Lộ Thăng
Long , Thạch Thất , Hà Nội
096 5469622 - 037 4658341

From : Nguyễn Thị Thanh Lam -Trưởng dự án


To : Chuyên gia tâm lý Diễm Nguyễn

Chúng em là team Tiếng Thét Đại Bàng, sinh


viên của cô Phương Anh đến từ lớp GD1604 Trường Đại
học FPT Hà Nội.

Team Tiếng Thét Đại Bàng xin cảm ơn cô vì đã bỏ


công sức từ tối cho đến đêm để chỉ dạy cho bọn em về
chủ đề mà bọn em nghiên cứu.

Ban đầu, cả nhóm đã chọn một đề tài rất khó và kén


người tìm hiểu, đó là căn bệnh trầm cảm. Và bọn em đã
rất hoang mang vào thời điểm bắt đầu dự án vì thiếu
kiến thức cũng như tài liệu về vấn đề này. Đã có lúc
nhóm nản và muốn đổi chủ đề. Nhưng thật may mắn là
bọn em đã được cô tư vấn, từ đó đồ án của chúng em đã
hoàn thiện hơn.

Team Tiếng Thét Đại Bàng thực sự biết ơn và vô cùng


cảm kích vì thời gian và sự giúp đỡ mà cô dành cho
chúng em ! Cảm ơn,
Tiếng Thét Đại Bàng

2/ Page
Đôi lời gửi tới “ Vũ trụ tích cực”
cô Trịnh Phương Anh

Chúng em là team Tiếng Thét Đại Bàng - lớp GD1604


thật sự cảm ơn cô vì đã luôn “chăm sóc và bảo ban “ chúng
em một cách tận tâm nhất.

Chúng em may mắn vì được học tập và làm việc cùng cô.
Cô chính là một “vũ trụ tích cực” vì trong giờ giảng dạy cô
luôn mang đến cho chúng em năng lượng tích cực, nội
dung mới mẻ và những trận cười sảng khoái. Bên cạnh đó,
chúng em tiếp thu được rất nhiều những kiến thức có ích
và cách tư duy cũng như giao tiếp một cách logic và thông
minh.

Sinh viên “ đang tuổi trưởng thành” như chúng em lần


đầu làm một dự án về lợi ích cộng đồng nên chúng em còn
nhiều vướng mắc, những thiếu sót và những lần rút kinh
nghiệm. Chúng em mong rằng cô cảm nhận được sự nhiệt
huyết và cố gắng của cả nhóm để “ giơ cao đánh khẽ”.

Dù không phải là nhóm có những thành viên xuất sắc


nhất và cũng không hay nói những lời “ đường mật” nhưng
nhóm em tin cô đã hiểu được tấm lòng chân thật của
chúng em dành cô.
Thương mến,
Tiếng Thét Đại Bàng

3/ Page
Danh sách sơ đồ biểu bảng

Biểu đồ 1 : Mức độ quan tâm , sự hiểu biết về


căn bệnh Trầm Cảm
Biểu đồ 2 : Phân loại mức độ nghiêm trọng của
bệnh theo thang bậc từ nhẹ (1) đến nặng (5)
Biểu đồ 3 : Phân loại độ tuổi mắc trầm cảm
nhiều nhất
Biểu đồ 4 : Số người từ độ tuổi 18-24 đã từng
gặp áp lực với cuộc sống , mất niềm tin và dễ
mắc trầm cảm
Biểu đồ 5 : Biểu hiện của người mắc bệnh mà
người xung quanh cảm nhận được
Biểu đồ 6 : Phân loại mức độ cần thiết về cuốn
sổ tay cung cấp thông tin về bệnh trầm cảm

4/ Page
Mục Lục
DANH SÁCH BIỂU BẢNG KHẢO SÁT
I . GIỚI THIỆU
1. Thư ngỏ ..................................................................6
2. Tổng quan dự án ....................................................7
Tóm tắt dự án .........................................................8
Thực trạng và xác định chủ đề ...............................9
Đối tượng hướng tới...............................................10
Mục đích , ý nghĩa..................................................11
Mục tiêu ................................................................12
Sản phẩm dự kiến .................................................13
Phương thức tiếp cận ............................................13
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1. Giai đoạn chuẩn bị ................................................14
2. Lịch trình ..............................................................15
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát trực tuyến ...............................................18
Đối tượng khảo sát................................................
Mục tiêu khảo sát..................................................
Kết quả thu được...................................................
Phân tích kết quả...................................................26
2. Phỏng vấn chuyên gia tâm lý..................................27
IV. TỔNG KẾT
1. Kết luận .................................................................28
Mô tả sản phẩm......................................................
Phân tích.................................................................
Điểm nổi bật ...........................................................
Những Tồn tại ........................................................
2. Giới thiệu truyền thông.......................................... 31
3. Tổng kết nhóm .......................................................33
V. PHỤ LỤC 34

5/ Page
Thư Ngỏ
Mến gửi các phụ huynh cùng các bạn trẻ độ tuổi từ 18
đến 24 tuổi

Lời đầu tiên cho phép team Tiếng Thét Đại Bàng gửi lời
chào thương mến đến quý độc giả.

Như mọi người đã được biết , trầm cảm là căn bệnh


không nhẹ nhàng như tên gọi, mà ngược lại còn mang lại
nhiều hậu quả đáng sợ đối với người mắc bệnh cùng người
nhà bệnh nhân. Là căn bệnh “đi qua thế kỷ“ và sẽ không
bỏ sót hay tốt bụng bỏ qua cho bất kì một ai hay bất kì lứa
tuổi nào. Vì thế mà ngẫu nhiên trong xã hội hiện tại chắc
hẳn rằng chúng ta đã vô tình gặp hoặc tiếp xúc gần với
không ít thì nhiều những trường hợp mắc căn bệnh Trầm
Cảm.

Với nhiệm vụ:


- Cung cấp thông tin cần thiết.
- Nâng cao sự hiểu biết về những dấu hiệu của bệnh Trầm
cảm.
- Giúp mọi người sớm phát hiện những người mắc bệnh để
kịp thời chữa trị.
- Mang những tips nhỏ giúp cuộc sống luôn tích cực.

Hi vọng mọi người có thể đón nhận dự án cùng cuốn sổ


tay nhỏ bé mang trọn những tâm huyết tìm hiểu và chọn
lọc thông tin của team Tiếng Thét Đại Bàng để xây dựng
nên một cộng đồng khỏe mạnh và một cuộc sống tích cực!

Trân trọng
Tiếng Thét Đại Bàng
6/ Page
TỔNG QUAN
DỰ ÁN

- Tóm tắt dự án.


- Bối cảnh.
- Đối tượng .
- Mục đích, ý nghĩa.
- Mục tiêu.
- Sản Phẩm dự kiến.
- Tiêu chí đặt ra.
- Phương thức tiếp cận.

7/ Page
Tóm tắt dự án
Dự án “Ngày mai” ra đời với mong muốn
nhanh chóng phổ cập kiến thức cơ bản liên
quan đến căn bệnh trầm cảm nhằm chung tay
giúp đỡ nâng cao tầm hiểu biết những sự nguy
hiểm mà căn bệnh mang lại :
Hỗ trợ mọi người có thêm kiến thức và nhận
thức rõ hơn về căn bệnh trầm cảm.
Đưa những người có dấu hiệu trầm cảm giải
tỏa cảm xúc của bản thân, tạo sự thấu hiểu,
giúp họ định hình lại cảm xúc.
Cuốn sổ tay giống như một “người bạn bảo vệ”
mọi người ngăn chặn được căn bệnh giết người
không dao ngày một phát triển lớn mạnh hơn.
Mang đến cho tất cả mọi người sự tin tưởng vào
cuộc sống và những điều tích cực để thay đổi
cách nhìn nhận, giúp họ dũng cảm bước qua
ranh giới mà trầm cảm ngăn cản.
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm Tiếng thét
Đại bàng sẽ đưa ra những thông tin đầy đủ và
chính xác nhất để mọi người dễ dàng nắm bắt
được thông tin.

Dưới đây là nội dung chi tiết của dự án


handbook Ngày Mai.
8/ Page
Bối cảnh:

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta hay gặp


phải những áp lực, khó khăn trong công việc, học
tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Những lúc
như vậy rất dễ xảy ra stress, căng thẳng và
chúng ta cố tránh né nó. Mọi người thường
không biết cách giải tỏa sự lo lắng, căng thẳng
dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Cho nên nhóm Tiếng Thét Đại Bàng muốn tạo


ra 1 cuốn sách nho nhỏ để góp 1 phần nào đó
giúp mọi người có thể thấy rõ hơn về căn bệnh
nguy hiểm này và các tips để tránh xa nó, hướng
tới một cuộc sống lành mạnh hơn.

Dự án này bước đầu khảo sát , phân tích, đánh


giá sự hiểu biết của mọi người đối với căn bệnh
trầm cảm . Từ đó nhóm Tiếng Thét Đại Bàng sẽ
tổng hợp lại thông tin rồi tạo ra cuốn handbook
này để cung cấp thông tin cũng như giải pháp
cho mọi người để mọi người hiểu hơn về căn
bệnh trầm cảm và có cách phòng tránh .

9/ Page
Đối tượng

- Đối tượng hướng tới :

Các bạn trẻ sinh viên từ độ tuổi 18 đến 24 tuổi


( vì trong giai đoạn này nhiều bạn không thể
định hình được mục đích của bản thân mình , độ
tuổi mang nhiều cảm xúc hỗn loạn nhất )

- Nguyên nhân chọn đối tượng :

Vì trong độ tuổi này, các bạn trẻ có nhiều cơ


hội hơn, được khám phá nhiều thứ hơn, những
địa điểm mới, gặp gỡ những người bạn mới và
tìm con đường, xác định hướng đi trong tương
lai. Chính những điều mới lạ này thường khiến
các bạn choáng ngợp, gây ra những căng
thẳng, áp lực trong cuộc sống.

10/ Page
Mục đích
ý nghĩa

Theo như tìm hiểu và trao đổi cùng chuyên gia,


Tiếng Thét Team đã chú ý đến việc có rất nhiều
bạn trẻ sinh viên gặp vấn đề, bối rối trong việc
lựa chọn con đường của bản thân mình đè nặng
áp lực lên bản thân mình trước và sau khi kết
thúc con đường cấp 3 dẫn đến cảm xúc không
được bình thường khiến các bạn dễ bị trầm
cảm. Nhiều bạn đã phải tham gia những buổi
tình nguyện miễn phí để cải thiện lại cảm xúc
của chính mình.

Từ đó, Tiếng Thét Team cùng dự án “Ngày Mai


” ra đời với mục đích mong muốn cung cấp
những kiến thức cơ bản và cần thiết về Căn
bệnh tâm lý Trầm Cảm. Để có thể cung cấp
thông tin, trở thành hành trang quan trọng
trong việc định hình cảm xúc của bạn và mọi
người xung quanh.

11/ Page
Mục tiêu

- Gửi tới các bạn trẻ vị thành viên 20


cuốn sổ tay và 30 cuốn sổ tay tới các
bậc phụ huynh có con vị thành niên
cũng như thanh niên.

- Giúp cho các bạn trẻ tuổi vị thành


niên( 10 đến 18 tuổi) và thanh niên( 18
đến 24 tuổi) đã đọc quyển handbook
này có thể tự gia tăng hiểu biết về bệnh
trầm cảm, đồng thời sớm phát hiện
bệnh nếu bản thân cố những dấu hiệu
của bệnh trầm cảm.

12/ Page
- Cuốn handbook Ngày mai

Sản phẩm mang nhiều thông tin hữu ích


đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến
dự kiến bệnh trầm cảm, biểu hiện cũng
như các tips phòng tránh mắc
bệnh.

- Thông tin lấy được từ nguồn


tin cậy ( trao đổi với chuyên gia
tâm lý , nguồn thông tin tin cậy
trên internet như WHO, BC
Mental Health and Substance Tiêu chí
Use Services, PerinatalServices
BC ).
đặt ra
- Dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và
lan tỏa.
- Handbook được thiết kế đẹp
tạo cảm giác thích thú và
dễ hiểu cho người đọc.

Phương thức - Khảo sát trực tuyến các


bạn trẻ trong độ tuổi 18-25
tiếp cận và các phụ huynh.

13/ Page
II. Nghiên cứu tổng quan

1
Giai đoạn chuẩn bị :
-Tìm hiểu những thông tin
kiến thức cơ bản về bệnh
Trầm cảm
- Tham gia nghe tư vấn với
chuyên gia tâm lý
- Tham khảo nhiều nguồn
tài liệu có ghi chép về bệnh
Khảo Sát trực tuyến : Tổng hợp số liệu
-Họp nhóm để cùng nhau 2
đưa ra các câu hỏi ( mỗi bạn
5 đến 10 câu hỏi )
- Lọc và chốt lại những câu
hỏi có tính khả quan cao (
15 câu )
- Đưa ra danh sách các câu
hỏi sau khi đã chọn lọc.
- Nhờ giảng viên , chuyên
Tiến hành hoàn
gia tâm lý khảo sát , đánh 3
giá và đưa ra ý kiến.
thiện sản phẩm :
- Lên contents cho cuốn
- Truyền thông
handbook
- Tổng hợp , phân tích
- Phân chia kế hoạch
truyền thông , viết nội
dung.
- Chia sẻ, bổ sung ,
hoàn thiện.
14/ Page
Lịch trình

15/ Page
16/ Page
17 Page
III. Phương pháp nghiên cứu

1. Khảo sát trực tuyến

- Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, một
Form điền thông tin đã được tạo, với những câu
hỏi nhằm thu thập thông tin hiểu biết về căn bệnh
trầm cảm đồng thời hiểu rõ mức độ hiểu biết về
bệnh để cho ra đời cuốn handbook phù hợp.

- Form thông tin bao gồm 13 đề mục, được thiết


kế rõ ràng, bố cục rành mạch, các đề mục được
xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo cũng
như khảo sát thực tế. Kết thúc cuộc khảo sát
(6/7/2021) thu về được 116 phiếu điền, diễn ra
theo hình thức trực tuyến.
- Mẫu Form gửi về chứa các thông tin cần thiết
cho quá trình nghiên cứu, rồi từ đó đưa ra nhận
định, đánh giá khách quan nhất.

18/ Page
Đối tượng khảo sát

- Sinh Viên 18-24


- Phụ Huynh

Mục tiêu khảo sát

- Với thực trạng như đã nói ở trên, dự án “ Ngày


mai ” mong muốn đưa tới các bạn sinh viên FPT
nói chung, phụ huynh nói riêng các thông tin
cần thiết về nguyên nhân , biểu hiện và các tips
phòng tránh mắc bệnh trầm cảm.

Kết quả thu được

Sau 1 tuần từ khi bắt đầu khảo sát,Tiếng Thét


Team đã thu được 1 kết quả phân tích. Trong
đó, Tiếng thét Team đã đưa ra 6 câu hỏi để
đánh giá và thu nhận ý kiến từ người tham gia
khảo sát. Sau quá trình xem xét và cân nhắc,
Ban nội dung của team đã đưa ra phân tích kỹ
lưỡng về những câu hỏi đã chọn lọc như sau:

19/ Page
Đánh giá :

- Hơn 60% có quan tâm và đã từng tìm hiểu về bệnh


- 30% có tìm hiểu nhưng không biết nguồn nào đáng
tin cậy.

Phân tích :

- Hơn một nửa số người tìm hiểu nhưng lại không


biết rõ các nguyên nhân gây ra bệnh , cũng như mọi
người chỉ biết sơ qua về bệnh.

20/Page
Đánh giá :

- Hơn 60% mọi người cho rằng bệnh trầm cảm


nặng sẽ vô cùng nghiêm trọng.
- Gần 30% cho rằng có nghiêm trọng nhưng mức
độ vừa phải.

Phân tích :

- Một bộ phận người nhận ra được tính chất nghiêm


trọng của căn bệnh trầm cảm nhưng vẫn cảm thấy
căn bệnh này không phải ở mức nguy hiểm cao. Có
một bộ phận nhỏ cho thấy họ có suy nghĩ cho rằng
trầm cảm không phải căn bệnh nghiêm trọng.

21/Page
Đánh giá :
- Gần 30% cho rằng độ tuổi dễ bị trầm cảm là khi
còn bé. Độ tuổi này trong thực tế ít bị bệnh trầm
cảm hơn.
Gần 60% cho rằng độ tuổi dễ bị trầm cảm là tuổi
thành niên và trưởng thành.

Phân tích:

- Mọi người đã có mức độ hiểu biết nhất định về độ


tuổi dễ bị trầm cảm nhất. Gần như tất cả đều đúng
về số tuổi dễ bị mắc căn bệnh trầm cảm.
- Dù ở độ tuổi dưới 17 tuổi thì vẫn có những trường
hợp bị trầm cảm do các áp lực như học hành, thi cử,
áp lực từ gia đình.
- Độ tuổi từ 18 đổ lên là lứa tuổi dễ mắc căn bệnh
trầm cảm nhất do nhiều vấn đề ngoại sinh như áp
lực cuộc sống,..
22/Page
Đánh giá :
- Có đến 79% trả lời đã từng trải qua cảm giác áp
lực, và nghĩ rằng mình rất có thể sẽ bị trầm cảm.
- 21% còn lại nghĩ rằng mình chưa bao giờ cảm
thấy bị áp lực cũng như mất niềm tin về cuộc sống.
Đây là lớp người lạc quan trước mọi tình huống.

Phân tích :

- Số liệu trên cho thấy phần lớn mọi người đều đã


từng bị áp lực, cảm thấy thất vọng và bất lực về
tất cả mọi thứ và tự bản thân cảm thấy có thể dễ
mắc căn bệnh trầm cảm.
- Phần còn lại là những người chưa cảm thấy bản
thân chịu áp lực hay dễ mắc bệnh trầm cảm một
phần do bản thân người đó là một người lạc quan
hoặc họ là những người không thừa nhận bản
thân mình phải chịu những thứ đó mặc dù họ có
những triệu chứng rõ rệt.
23/Page
Đánh giá:
- Có 48% người cho rằng những người bị
bệnh trầm cảm họ nhút nhát, ngại giao tiếp.
- 33% thì cho rằng họ không biết diễn tả những
người bị trầm cảm như thế nào sau khi tiếp xúc.
- 8,4% cho rằng những người bị trầm
cảm chỉ tiếp xúc với người thân.
- Còn lại là những triệu chứng thường gặp như
buồn bã mệt mỏi hoặc chưa tiếp xúc bao giờ.
Phân tích:
- Qua biểu đồ trên ta thấy hầu như mọi người đều
đã tiếp xúc với những người bị bệnh trầm cảm và
đưa ra được những cảm nhận nhất định về họ
như nhút nhát hay không tiếp xúc với người
ngoài, mệt mỏi.
- Khoảng 1/3 còn lại thì lại cho biết họ không
biết cách diễn tả những người bị trầm cảm sao
cho hợp lý.

24/Page
Đánh giá:
- Tổng cộng có đến 82% người đồng ý về cuốn
sổ tay cung cấp thông tin về căn bệnh trầm
cảm.
- Có 7,6% người không muốn đón nhận cuốn sổ
tay vì một vài lý do nào đó nhưng vẫn theo số
đông đồng ý.
Phân Tích:
- Đa số mọi người đều nhiệt tình đón nhận
cuốn handbook vì những thông tin về căn bệnh
trầm cảm đều được đưa ra một cách dễ hiểu
cùng với những tips giúp tránh khỏi căn bệnh
có thể sẽ hữu ích với chính bản thân người đọc
vào một ngày nào đó.

25/Page
Phân tích kết quả chung
Đánh giá chung, nắm được sơ bộ về nhận thức
của các bạn sinh viên đối với căn bệnh trầm cảm:
- Có khoảng 81% sinh viên đã từng tìm hiểu qua
về căn bệnh trầm cảm nhưng chỉ dừng lại ở mức
sơ bộ trong đó có đến 26% sinh viên đã từng tìm
hiểu nhưng không biết tìm hiểu ở nguồn thông
tin nào đáng tin cậy.

- Ngoài ra cũng có đến khoảng 17% sinh viên


không quan tâm hay cũng như không tìm hiểu về
căn bệnh trầm cảm.

- Bên cạnh đó, có 82% sinh viên cho rằng trầm


cảm là một căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao
hoặc vừa. Nhưng vẫn có khoảng 17% sinh viên
cho rằng trầm cảm cũng chỉ có mức độ nghiêm
trọng ở mức vừa và thấp.

Từ đó có thể thấy mức độ nhận thức của các bạn


sinh viên về căn bệnh trầm cảm còn nhiều thấp
và thiếu sót dẫn đến việc các bạn xem nhẹ tính
nguy hiểm của căn bệnh này.

26/Page
2. Phỏng vấn chuyên gia tâm lý.

- Tiếp cận thông tin nhanh chóng.


- Thông tin chính xác và có độ tin cậy cao.
- Có những thắc mắc gì liên quan đến bệnh trầm
cảm đểu được chuyên gia giải thích và cung cấp
thông tin cụ thể.
- Có thêm được những kiến thức mới chưa tìm
hiểu được.

#Kết quả thu được :

Tiếp thu được thêm thêm nhiều kiến thức mới để


bổ sung cho phần nội dung của cuốn handbook.:
-Trầm cảm Gen Z từ 10-30 tuổi (1995-2003) lứa
tuổi thanh niên.
-2018 tỉ lệ trầm cảm chiếm 36000/năm (Viện tâm
thần Hà Nội) ( xếp thứ 2 so với tai nạn giao
thông).
-Tỉ lệ người VN gặp vấn đề tân thần chiếm 20-25%
người dân VN ( 36.000 người/1 năm ).

27/Page
IV. TỔNG KẾT
Chúng mình nhận thấy những kiến thức mọi
người nắm được về bệnh trầm cảm còn khá ít và
hạn chế nên team Tiếng Thét Đại Bàng làm ra
cuốn handbook này để giúp cho mọi người hiểu
hơn về căn bệnh trầm cảm và đưa ra các tips để
giúp mọi người tránh khỏi căn bệnh trầm cảm.

1. Kết luận
Cuốn handbook “ Ngày mai “ là cuốn sổ tay
được nhóm tự thiết kế , nhằm cung cấp thông tin
cũng như giải pháp cho các bạn trẻ sinh viên FPT
và mọi người về bệnh trầm cảm. Từ đó giúp mọi
người nắm bắt được thông tin về căn bệnh này và
có cách phòng tránh.

2. Phân tích
Cuốn handbook này dựa trên kết quả có được
từ khảo sát trực tuyến với mọi người về căn bệnh
trầm cảm. Tập trung vào đối tượng là các bạn trẻ
hiện nay và các bậc phụ huynh. Nhóm đi tìm hiểu
những thông tin từ các nguồn uy tín để đưa vào
cuốn sổ tay này và đưa nó đến tay mọi người để
giúp những bạn trẻ sinh viên trường đại học FPT
và các bậc phụ huynh hiểu rõ căn bệnh trầm cảm
và cách phòng tránh.
28/Page
3. Điểm nổi bật
Với những nỗ lực của mình, Tiếng Thét Đại
Bàng team có những đặc điểm nổi bật sau:
- Cuốn sổ tay được nhóm tự tay thiết kế với
những hình ảnh chi tiết tạo cảm giác thích thú
cho người đọc, giúp mọi người tránh nhàm chán
và dễ hiểu hơn.
- Nguồn thông tin được chọn lọc từ nguồn đáng
tin cậy và từ chuyên gia tâm lý
- Cuốn sổ tay có thể thành bản cứng và bản mềm
nên việc chia sẻ và lan tỏa rất dễ dàng.
4. Tồn tại
Sau gần 2 tháng hoạt động,chúng mình có
những tồn tại sau:
- Chậm deadline hoàn thiện cuốn sổ tay sau ngày
dự kiến ( 1-6 ).
- Lượng khảo sát còn hạn chế vì thời gian đưa
đến câu hỏi cho độc giả muộn hơn so với dự kiến.
- Nội dung chưa được trau chuốt, chưa khai thác
được nhiều tài liệu về bệnh vì thông tin ở Việt
Nam không có rõ số liệu.
- Chưa mở rộng và đẩy mạnh truyền thông và chia
sẻ cuốn handbook vì các thành viên chưa từng
tham gia các họat động truyền thông giống dự án
trước đó.
29/Page
HÌNH THỨC
TRUYỀN THÔNG :

#Qua fanpage:

Fanpage Nắng là trang đưa những tin


tức về vấn đề xã hội, tình trạng giới
trẻ, những vấn đề dư luận quan tâm
và những confession hữu ích...

#Mục đích:
Fanpage Nắng nhắm đến việc lan
truyền thông tin đến tất cả mọi
người, cùng với đó là những kiến thức
sống bổ ích để các bạn trẻ có thêm
kinh nghiệm của riêng mình.

30/Page
# Tiến hành :
Nhằm tiếp cận mọi người biết đến dự án
nhiều hơn chúng em đã liên hệ Admin
và ngỏ lời hỗ trợ truyền thông cuốn
handbook " Ngày mai" tại Fanpage "
Nắng" và đã đạt được số liệu :

31/Page
Kết quả:

- Ghi nhận số liệu bài đăng về cuốn handbook từ


ngày 10/7 đến nay đã được 193 like, 140 bình
luận, 117 chia sẻ.
- Cuốn handbook thu được rất nhiều phản ánh
tích cực và đây là 1 vài bình luận từ phía người
đọc.

32/Page
Phụ lục :

- Đường link khảo sát: https://bitly.com.vn/f583e1

- Tài liệu tham khảo:


https://www.who.int/news-room/fact-
sheets/detail/depression

-Feedback của người đọc về cuốn Handbook:


https://docs.google.com/document/d/1bhCkIoIttD9c9fi
nN5hp9IhPzpbYoEUYTm1xKFVNayA/edit?
fbclid=IwAR0I4ivKxro48XJhChkJGJV3lYwcbWsJDAUe
Hz_Jqycf7gQoOybgZLkIz9E

-Link khảo sát về feedback cuốn handbook :


https://docs.google.com/forms/d/10tY5Zk8uVPSEs6jI4
9FXSMyuce-EdtIOVVO9b2GwBRg/edit?
fbclid=IwAR1pkRaTR3eZ-
XJf1vuJUe4NYugUylR8AONhCHLvpZnr0RpjrbZ-
zug6Rs8

- Link cuốn handbook :


https://drive.google.com/file/d/1-5CQRIjvkJVq049mU-
Fks-KMUi87NaqL/view?
fbclid=IwAR3MWzXbFyzg04znoo3e41WJe0ZaX2Fkkb
V5BpI-dKoTny_2zj8L8IQAaW8

33/Page
Đánh giá thành viên

Thành viên Chấm điểm

Thanh Lam 10

Hương Giang 9,5

Thùy Dung 9

Thế Thái 9

Đang Vũ 9

Trung Kiên 9

Thái An 9

Cảm ơn vì sự nỗ lực của chúng ta


trong thời gian qua!
Tiếng Thét Đại Bàng

THANK YOU

You might also like