You are on page 1of 3

Chính sách thu ngân sách: Trước hết, huy động nguồn lực NSNN thông qua việc

hoàn thiện hệ thống


chính sách thu NSNN tiếp tục được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu, tạo điều kiện, môi
trường thuận lợi cho đối tượng thu nộp ngân sách. Đại hội Đảng X (2006) khẳng định, để đảm bảo tính
bền vững của hệ thống chính sách thuế cần: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên
tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất,
kinh doanh. Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu,
điều tiết hợp lý thu nhập. Không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Từng bước thực
hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại
hóa công tác quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế”.
Đại hội Đảng XII nhấn mạnh việc tăng cường quản lý và từng bước cơ cấu lại NSNN. Động viên hợp lý
các nguồn lực, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP bình quân khoảng 20 - 21%. Tăng tỷ trọng
thu nội địa và xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, hiện đại.
Chính sách phát triển thị trường tài chính: Đại hội Đảng X (2006) đã đưa ra giải pháp để phát triển đồng
bộ các loại thị trường, trong đó việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ được thực hiện “theo
hướng phát triển vững mạnh hệ thống ngân hàng thương mại thuộc các thành phần kinh tế, phát huy vai
trò của các ngân hàng trong việc huy động và cho vay vốn đầu tư; đồng thời nâng cấp và thực hiện các
biện pháp đồng bộ để phát triển nhanh thị trường chứng khoán (TTCK) thành một kênh huy động vốn dài
hạn quan trọng trong nền kinh tế. Đẩy nhanh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
khuyến khích hình thành các công ty cổ phần thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp FDI,
niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua TTCK”.
Đại hội XI (2011) tiếp tục khẳng định “Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường”, trong
đó “Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở
rộng, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả. Phát triển và kiểm soát có hiệu quả TTCK.
Phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản, ngăn chặn tình trạng đầu cơ; hoàn thiện cơ chế
vận hành sàn giao dịch bất động sản...”.
Đại hội XII nhấn mạnh “Phát triển thị trường tài chính, các thị trường mua bán nợ, công cụ tài chính phái
sinh, cho thuê tài sản... Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ; mở cửa thị trường tín dụng
và dịch vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với các cam kết quốc tế. Đẩy mạnh hoạt
động và nâng cao hiệu quả của TTCK, thị trường trái phiếu để trở thành kênh huy động vốn trung và dài
hạn quan trọng cho nền kinh tế”.
Huy động nguồn lực tài chính nước ngoài: Đại hội XII khẳng định tạo thuận lợi để thu hút FDI thông qua
cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế
hàng đầu thế giới đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu và công nghệ cao, tạo sự chuyển biến tích cực về chất
lượng, số lượng và hiệu quả đầu tư nước ngoài; thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư đối với
đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các lĩnh vực
dịch vụ theo các cam kết quốc tế...
Thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế: Tại các kỳ Đại hội, Đảng nhấn mạnh tự do
kinh doanh, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, có cơ chế khuyến khích và tạo điều
kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi để các thành phần kinh tế có cơ hội tiếp cận về vốn, đất đai, lao
động, công nghệ, trong sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu... qua đó khai thác và thu hút đầy đủ, có
hiệu quả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Thực trạng huy động nguồn lực tài chính đối với phát triển bền vững
Thời gian qua, bên cạnh nguồn NSNN, tài chính cho phát triển bền vững tiếp tục được đa dạng hóa từ
nhiều nguồn như vốn vay trong và ngoài ngước, xã hội hóa, FDI, FII, kiều hối… góp phần quan trọng vào
kết quả tăng trưởng GDP nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Huy động nguồn lực ngân sách: Trong giai đoạn 2016 - 2019, quy mô và cơ cấu thu NSNN có sự chuyển
biến tích cực. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 24 - 25% GDP, cao hơn
mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 23,4% GDP và cao hơn mục tiêu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW
của Bộ Chính trị ( 20 - 21% GDP) và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội (23,5% GDP). Trong đó, tỷ
lệ huy động từ thuế, phí đạt khoảng 21% GDP, giảm so với giai đoạn 2011 - 2015 là 23,4% và giai đoạn
2006 - 2010 là 24,8%. Điều này phù hợp với chủ trương giảm huy động ngân sách từ nền kinh tế, tạo
nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh.
https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-trang-ve-dau-tu-cong-tu-nguon-von-ngan-sach-nha-nuoc-tai-
viet-nam-nhung-van-de-dat-ra-va-kien-nghi-41592.html

https://consosukien.vn/doi-moi-hoat-dong-tin-dung-dau-tu-cua-nha-nuoc-da-p-ung-yeu-cau-pha-t-
trien-kinh-te-trong-giai-doan-.htm

https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/dinh-huong-mo-hinh-tin-dung-dau-tu-phat-trien-cua-nha-nuoc-o-
viet-nam-347469.html
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM179834 (cơ
cấu thu)

You might also like