You are on page 1of 343

HỌC VIỆN T ư PHÁP

Chủ biên:
THS. Nguyễn Hữu ư ớ c
TS. Nguyễn Văn Điệp

r
TẬP BÀI GIẢNG
LUẬT Sư VÀ NGHÈ LUẬT s ư

HÀ N Ộ I - 2 0 1 1
C H Ủ BIÊN:

THS. N G U Y Ê N H Ử U Ư Ớ C

T S . N G U Y Ễ N V Ă N Đ IỆ P

T ập B à i g iả n g được thẩm định bởi:

Chủ tịch H ội đằng:


P G S .T S . N G U Y Ê N V Ã N H U Y Ê N

P h ó G iá m đ ố c H ọ c viện T ư p h á p

Phản biên 1
LS. N G U Y Ễ N H U Y T H IỆ P

P h ó C h ủ nhiệm Đ o à n lu ậ t sư Thành p h ổ H à N ộ i

Phản biên 2
L S .T S . N G U Y Ễ N T H À N H B Ì N H

P h ó H iệ u trư ở n g T rư ờ n g Đ ạ i học N guyễn T rã i

1
T Ậ P T H Ẻ T Á C GÌẢ

T S . N g u y ễ n V ă n T uân C h ư ơ n g 1, 4

TH S. N guyễn H ữu ư ớ c C h ư ơ n g 2, 5, 7, 10

TH S. N guyễn V ăn Bốn Chương 2

L S . N g u y ễ n V ă n C h iế n Chương 3

T S . T rầ n H u y L iệ u Chương 6

T S . N g u y ễ n V ă n Đ iệ p Chương 8

T S . N g u y ễ n M in h H ằ n g Chương 9

2
LỜI NÓI ĐẦU

Đ ịnh hướng phát triển của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2020 V iệ t Nam cần

từ 18 - 20 ngàn luật sư để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. V ớ i

sự phát triển nhanh chóng cùa nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa,

nghề luật sư đang mở ra cơ hội rất lớn với nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực hàng năm

ngày càng cao, đặc biệt là nhân lực cấp cao. Việc đào tạo đội ngũ luật sư v ớ i nền tảng

đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có kiến thức pháp luật chuyên sâu, am hiểu pháp luật

quốc gia và quốc tế, thành thạo sinh ngữ, có kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp được

Học viện Tư pháp - M ộ t trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp đang từng bước triển

khai một cách khẩn trương và bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cuộc sống.

Tập B à i giảng Luật sư và Nghề luật sư được biên soạn là tài liệu chính thức của

môn học Luật sư và Nghề luật sư nằm trong chương trình đào tạo luật sư của H ọc viện

Tư pháp. V ớ i mục tiêu cung cấp các kiến thức có tính chất nền tảng và rèn luyện kỹ

năng cơ bản về nghề luật รน cho các học viên đào tạo luật sư, Tập B à i giảng bao gồm

ba phần. Phần thứ nhất, là hệ thống kiến thức với tầm nhìn khái quát về nghề nghiệp

luật sư ờ V iệ t N am và một số nước điển hình trên thế giới, kiến thức pháp luật thực

định về luật sư và nghề luật sư ở nước ta, tiêu điểm là quy định pháp luật hiện hành về

luật sư và nghề luật sư đồng thời giới thiệu hoạt động T ổ chức, quản lý hành nghề luật

sư trên thực tế đối v ớ i Văn phòng luật sư, Công ty luật, Luật sư hành nghề với tư cách

cá nhân. Phần thứ hai, là hệ thống kiến thức về đạo đức nghề nghiệp luật sư, về v ị trí,

vai trò, tác dụng và ý nghĩa tích cực của đạo đức nghề nghiệp luật sư. K h á i quát chung

về quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, g iới thiệu các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

luật sư của các nước tiên tiến trên thế giới. X ác định các chuẩn mực mang tính bắt

buộc phải có mà nhà nước và xã hội đặt ra cho luật sư, xác định rõ trách nhiệm xã hội

- nghề nghiệp của luật sư và khả năng áp dụng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp

vào các tình huống cụ thể trong các m ối quan hệ hành nghề luật sư. Phần thứ ba, các

kiến thức, các kỹ năng chung trong nghề luật sư, phục vụ cho việc nghiên cứu, vận

dụng pháp luật, rèn luyện tư duy và kỹ năng của luật sư để bổ trợ trong quá trình hành

nghề luật sư. C ác kỹ năng cụ thể bao gồm: K ỹ nâng nghe, đọc, hỏi; K ỹ năng nói, K ỹ

năng viết viết, K ỹ nãng lập luận và tranh luận.

3
V ớ i nội dung đa dạng, phong phú, với kiến thức và các kỹ năng mới mẻ về

nghề nghiệp luật sư, việc biên soạn Tập Bài giảng Luật sư và Nahề luật sư mới chỉ là

bước khởi đầu, không thể tránh khỏi các thiếu sót, hạn chế. Học viện T ư pháp mong

nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đọc trong quá trình sử dụng để hoàn thiện.

H Ọ C V IỆ N T Ư PH ÁP

4
M ục lục

Trang

PHÀN I
N H ẬN THỨC CHƯNG VỀ LU Ậ T s ư V À NGHỀ LU Ậ T s ư

Chương 1
TỒ NG Q U A N V Ề N G H Ề L U Ậ T SƯ
1. K h á i quát chung về nghề luật sư ............................................................................. 8
1.1. K h á i niệm luật sư và nghề luật sư........................................................................ 8
1.2. Đặc điểm và yêu cầu của nghề luật sư .................................................................10
1.3. V ị trí, vai trò của luật sư và nghề luật s ư .............................................................14
2. Nghề luật sư ở một số nước trên thế g iớ i................................................................15
3. Nghề luật sư ờ V iệ t N a m ....................................................................................... 42
Chương 2
PH ẬP L U Ậ T V Ề L U Ậ T SƯ V A H À N H N G H Ề L U Ậ T SƯ
1. K h á i niệm về pháp luật luật sư và hành nghề luật s ư .............................................50
2. C ác giai đoạn phát triền cùa pháp luật về luật sư và nghề luật sư ở V iệ t N a m .... 54
3. Những nội dung cơ bản cùa Luật Luật sư...............................................................75
Chương 3
T Ổ C H Ứ C Q U Ả N L Ý V Ă N P H Ò N G L U Ậ T SƯ , C Ô N G T Y L Ư Ậ T
1. C ơ sờ của hoạt động của tổ chức hành nghề luật s ư ............................................. 122
2. C ác loại hình tổ chức hành nghề luật sư................................................................122
3. C ơ cấu tổ chức của văn phòng luật sư và công ty luật theo luật luật sư ...............124
4. H oạt động của văn phòng luật sư, công ty luật.................................................. 128
5. M ộ t số vấn đề thù lao cho luật s ư ...................................................................... 132
6. Lu ật sư hành nghề với tư cách cá nhấn.............................................................. 143

Phần II
Đ Ạ O Đ Ứ C N G H È N G H IỆ P L U Ậ T S Ư

Chương 4
K H Á I Q U Á T C H Ư N G V Ề Đ Ạ O Đ Ứ C N G H Ề N G H IỆ P L U Ậ T S Ư
1. N hừnạ vấn đề ch u n g ..............................................................................................146
2. Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư một số nước trên thế g i ớ i ......................... 154
3. Đ ạo đức nghề nghiệp luật sư V iệ t N a m ................................................................ 161
Chương 5
Q U Y TẮC ĐẠO ĐỨC V À ỨNG x ử
N G H Ề N G H IỆ P C Ử A L U Ậ T S Ư V I Ệ T N A M
1. Q uy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật s ư ................................................. 171
2. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong quan hệ vớ i khách hàng.............. 175
3. Các quy tác quan hệ của Luật sư với đồng nghiệp.............................................. 194
4. Các quy tắc quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan
nhà nước k h á c ...........................................................................................................202
5. Các quy tắc quan hệ của luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng và quy tắc
quảng cáo trong nghề luật s ư ....................................................................................210
Chương 6
L U Ậ T S Ư T H A M G I A T H ự C H IỆ N T R Ợ G IÚ P P H Á P L Ý

5
1. M ộ t số vấn đề chung về trợ giúp pháp 1Ý...........................................................214
2. N g ư ờ i được trợ giúp pháp lý ................................................................................ 219
3. N g ư ờ i thực hiện trợ giúp pháp lý ......................................................................... 221
4. T ổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ...................................................................... 229
5. Phạm vi, vụ việc, lĩnh vực. hình thức và hoạt động T G P L .................................. 233
6. Quản lý nhà nước về trợ giúp pháp l ý ................................................................. 241
7. X ử lý v i phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp...................................244

P H Ầ N III
K Ỹ N Ă N G CH U N G TRO NG H ÀN H N G H Ề L U Ậ T SƯ

Chương 7
K Ỹ N Ã N G N G H E, ĐỌC, HỎI C Ủ A L U Ậ T S Ư
1. K ỹ năng nghe của luật sư ..................................................................................... 248
2. K ỹ năng đọc của luật sư ....................................................................................... 260
3. K ỹ năng hỏi của luật s ư ....................................................................................... 269
Chương 8
K Ỳ N Á N G NÓI C U A L U Ậ T SƯ
1. K h á i quát chung về kỹ năng n ó i.......................................................................... 282
2. K ỹ năng nói của luật sư - Các yêu câu cơ bản...................................................... 285

3.B ố cục và trình bầy bài nói của luật sư .................................................................288

4. B à i nói - tự bào chữa nổi tiếng thế g iớ i............................................................289

Chương 9
K Ỹ N Ă N G V IỂ T C Ủ A L U Ậ T SƯ
1. K h á i quát ch u n g ................................................................................................... 294
2. K ỳ năng viết của luật sư....................................................................................... 300
Chương 10
K Ỹ N Ă N G LẬ P L U Ậ N V À T R A N H L U Ậ N C Ủ A L U Ậ T SƯ
1. K ỹ năng lập luận của luật sư ................................................................................ 308
2. K ỹ năng tranh luận của luật s ư ............................................................................ 328

6
PHÀN I
KIÉN THỨC CHUNG VÈ LUẬT s ư VÀ NGHÈ LUẬT s ư

7
Chương 1

TỐ N G Q UAN V È N G H È LU Ậ T SƯ

1. Khái quát chung về nghề liiật sư


1.1. K h ả i niệm luật sư và nghề luật sư

Trên thế g iớ i nghề luật sư đều được quy định bời Luật hoặc các văn bản có hiệu

lực tương đương, trong đó có quy định tiêu chuẩn luật sư hoặc điều kiện hành nghề

luật sư mà thường không đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm luật sư. N gười có đủ điều

kiện đều được hành nghề luật sư. V iệ c công nhận hoặc cho phép hành nghề luật sư

thuộc thẩm quyền của Toà án, B ộ Tư pháp hoặc giao cho H iệp hội luật sư.

v ề khái niệm luật sư, hiện nay ở V iệ t Nam vẫn còn có sự hiểu khác nhau và đôi

khi có sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ “ luật gia” và “ luật sư” . Nguyên nhân cùa hiện tượng

này một mặt là do pháp luật nói chung và pháp luật về nghề luật sư nói riêng chưa

được hoàn thiện, mặt khác có hiện tượng này là do việc dịch các thuật ngữ có liên

quan từ ngôn ngữ nước ngoài chưa chuẩn xác, chưa thống nhất.

Theo quy định của pháp luật, từ những giải thích của từ điển và qua các tài liệu

pháp lý có thể hiểu luật gia (jurist) là ngirời có kiến thức pháp luật, chuyên gia luật.

N goài ra có thể hiểu luật gia là những người tốt nghiệp đại học luật hoặc những người

tuy không có bằng cù nhân luật, nhưng có thời gian công tác pháp luật. Hội viên Hội
luật gia V iệ t N am được hiểu theo nghĩa này. Luật sư (lawyer) là người am hiểu pháp

luật và có kỹ năng hành nghề được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận hoặc

cấp chứng chì hành nghề để hành nghề chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho

khách hàng. Ở V iệ t Nam luật sư là người có đủ điều kiện để tham gia hội luật gia,

nhưng ngược lại không phải tất cả luật gia đều có đù điều kiện để trở thành luật sư.

Đ iều kiện trở thành luật sư được quy định trong các văn bản pháp luật như Pháp lệnh

T ổ chức luật sư năm 1987, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và pháp luật hiện hành là Luật

Luật sư năm 2006.

Pháp lệnh T ổ chức luật sư năm 1987 không đưa ra một định nghĩa về luật sư mà

chi quy định muốn làm luật sư thì phải đù điều kiện và gia nhập Đoàn luật sư. Đến

Pháp lệnh Luật sư năm 2001, khái niệm luật sư mới được đặt ra. V ì tên gọi là Pháp

lệnh Luật sư cho nên khái niệm luật sư là vấn đề được thảo luận rất sôi nổi trong quá

trình soạn thảo Pháp lệnh. Các ý kiến đều tập trung xung quanh nội hàm của khái

8
niệm, cơ quan soạn thảo cũne đưa ra nhiều phương án xử lý, tuy nhiên vẫn còn có ý

kiến khác nhau. V iệ c đưa ra khái niệm luật sư trong Pháp lệnh là có phần khó khăn,

hơn nữa, có tính học thuật, dễ gây tranh luận và nhiều ý kiến cũng thừa nhận điều đó.

Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấv việc đưa ra khái niệm hoặc định nghĩa

luật sư chi mang tính quy ước, quy định để hiểu một cách thống nhất. V ì vậy, quy định

về luật sư trong Pháp lệnh luật sư chù yếu để đưa ra cách hiểu thuật ngữ chứ không

hàm ý đưa ra khái niệm. Điều 1 Pháp lệnh Luật sư được quy định như sau: “ Luật sư là

người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt

động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá

nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa họ theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Đ iều 2 Luật Luật sư thì: "Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn,

điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu

cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)” . K h á i niệm này

về cơ bản vẫn kế thừa quy định của Pháp lệnh Luật sư, tuy nhiên có chinh sửa một sổ

từ ngữ so với Điều 1 Pháp lệnh Luật sư. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là thời

điểm nào một người được coi là luật sư và giấy tờ gì chứng minh một người là luật sư.

Trong ngôn ngừ V iệ t Nam, chúng ta thường gặp thuật ngữ “ hành nghề luật sư”,

“ nghề luật sư” . Thực ra như vậy không hoàn toàn chính xác về mặt ngôn ngữ, bởi vì

“ luật sư” là danh từ chì người, chứ không phải dùng để chì nghề. Theo thói quen trong

việc sử dụng ngôn ngữ V iệ t Nam trong văn nói cũng như văn viết thì thuật ngữ “ nghề

luật sư” có thể chấp nhận được, cũng như thuật ngữ “ nghề kiến trúc sư” , “ nghề bác s ĩ ’

hoặc “ nghề giáo viên” ... Trong tiếng A n h có thể dịch “ law yer” là luật sư và “practice

o f law” là hành nghề luật sư hoặc hành nghề luật. Tuy nhiên, thuật ngữ “nghề luật” và

“ hành nghề luật” thì sẽ được hiểu rộng hơn "nghề luật sư” và “hành nghề luật sư” , bởi

v ì nghề thẩm phán, nghề công tố... cũng có thể được hiểu là nghề luật.

B ở i vậy, nên hiểu luật sư là danh từ chỉ người được công nhận là luật sư khi có

đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và hành nghề luật sư là việc luật sư được

làm những việc theo chuyên môn, nghề nghiệp của mình đã được pháp luật quy định.

Còn nghề luật sư là nói đến một nghề trong xã hội, nghề của những người được công

nhận là luật sư. N ó i đến nghề luật sư là nói đến cái chung, còn nói đến luật sư là nói

đến cái cụ thể, đến con người cụ thể, đến hành nghề cụ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào

9
pháp luật và tính truyền thống của từng nước mà khái niệm, tiêu chuẳn luật sư và điều

kiện, phạm vi hành nghề luật sư được quy định khác nhau.

Theo chúng tôi, với tính chất là một nghề, thực hiện một loại công việc chuyên

nghiệp, theo sự phân công lao động xã hội trong lĩnh vực tư pháp, nghề luật รบ được

hiểu là: một nghề luật, trong đó luật sư - chức danh bố trợ tư pháp có quyền tự do

trong phương thức hành nghề của mình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo

quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhằm bảo vệ quyền lợ i ích

họp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Luật sư được hiểu là: một chức danh bổ trợ tư pháp có tư cách pháp lý độc lập,

có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp

luật, cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện

ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác nhằm bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của

khách hàng trước Tòa án, các cơ quan nhà nước và các chù thế khác theo quy định

của pháp luật.

1.2. Đặc điểm và yêu cầu của nghề luật sư


ỉ . 2.1. Tiêu chuẩn luật sư

Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân

luật รน. N ó i cách khác phẩm chất và năng lực cá nhân của luật sư là yếu tố quyết định

trong nghề luật sư. N gười muốn hành nghề luật phải được công nhận là luật sư. Luật

các nước đều quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được

công nhận luật sư và được cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm:

- L à công dân ở nước sở tại.

- C ó bàng cử nhân luật.

- C ó phẩm chất đạo đức tốt.

N g oài các tiêu chuẩn trên có nước còn quy định muốn trờ thành luật sư phải

qua đào tạo kỳ năng hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư hoặc kỳ thi quốc gia.

* K h oả đào tạo nghề luật sư

Đ ể nâng cao chất lượng của luật sư, nhiều nước còn quy định ngoài tiêu chuẩn

về bằng cử nhân luật, một người muốn trờ thành luật sư phải qua một khoá đào tạo

nghề luật sư. T hờ i gian của khoá đào tạo nghề luật sư theo quy định của các nước là

không giống nhau. Singapore quy định thời gian đào tạo là 5 tháng, trong khi đó Pháp

10
quy định thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 12 tháng, còn Nhật quy định thời

gian cùa khoá đào tạo là 18 tháng và Đức là 2 năm. Khoá đào tạo nghề luật sư tập

trung chủ yếu vào việc đào tạo kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, nội

dung đào tạo theo quy định của các nước cũng khác nhau. M ộ t số nước nội dung đào

tạo được thiết kế riêng cho luật sư (Singapore, Thái Lan, Anh, ú c ...), trong khi một số

nước khác nội dung đào tạo được thiết kế chung cho tất cả các chức danh tư pháp là

thẩm phán, công tố viên và luật sư (Nhật, Đức). Chương trình đào tạo của các nước có

quy định khác nhau. M ộ t số nước bên cạnh việc đào tạo nghề về mặt lý thuyết còn kết

hợp v ớ i việc thực hành. Pháp quy định 3 tháng đào tạo lý thuyết và 9 tháng thực tập,

mỗi k ỳ 3 tháng học viên phải thực tập tại Toà án, V iệ n công tố và Văn phòng luật sư.

* Tập sự hành nghề luật sư

T h ờ i gian tập sự của các nước quy định khác nhau. M ộ t số quốc gia đòi hỏi thời

gian tập sự là 2 năm (như H y Lạp, B ỉ, Italia, A n h .. một số quốc gia khác lại chỉ quy

định thời gian tập sự là 12 tháng như Thái Lan và có nước như Singapore thì chì đòi

hỏi thời gian tập sự là 6 tháng. N ộ i dung, chương trình tập sự ở m ỗi quốc gia có quy

định không giống nhau, về nơi tập sự hành nghề của luật sư, hầu hết các nước đều có

quy định luật sư phải tập sự tại vãn phòng, công ty luật (H y Lạp, B i, Italia, Anh,

Singapore, T hái Lan, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada...). Bên cạnh việc tập sự tại các

hãng luật, một số nước còn quy định cho luật sư có thể tập sự tại Toà án, V iệ n công tố

( như Đức, T hụy sĩ...).

* K ỳ th i công nhận luật sư

Tại m ột số quốc gia để trở thành luật sư, tuy không phải tham gia khoá đào tạo

nghề luật sư, v iệ c tập sự hành nghề luật sư, nhưng vẫn phải qua được kỳ kiểm tra sát

hạch để công nhận luật sư (Arhentina, M ỹ, B ra zil...). N ộ i dung cùa kỳ kiểm tra này

tập trung vào kiểm tra về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề cùa luật sư. Như

vậy có thể nói đối với nhiều quốc gia, kỳ thi công nhận luật sư là điều kiện bắt buộc để

đánh giá khả năng hành nghề của một luật sư. M ỗ i quốc gia có những quy định khác

nhau về việc tổ chức kỳ thi này.

1.2.2. H ành nghề luật sư

Sau kh i có Chứng chỉ hành nghề (G iấy phép hành nghề) luật sư có thể lựa chọn

cho m ình một hình thức hành nghề đã được pháp luật quy định. Trên thế g iớ i hiện nay

chủ yếu có 2 hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:

11
- Văn phòng luật sư.

- Công ty luật hợp danh (partnership).

Ở các nước phát triển hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không được chấp

nhận vì hình thức này không phù hợp với nghề luật sư là phải chịu trách nhiệm vô hạn

đối với hoạt động nghề nghiệp của mình. Luật sư là nhà chuyên nghiệp, có trách

nhiệm cao trước khách hàng cho nên nghề luật sư trên thế g iớ i chù yếu dưới hai hình

thức là Công ty luật hợp danh và Văn phòng luật sư. ở Anh, M ỹ hình thức Công ty luật

hợp danh rất phổ biến đối v ớ i nghề luật sư. M ỹ , Pháp, Canada không bắt buộc luật sư

phải hành nghề trong một Công ty luật hợp danh. Nhưng nếu luật sư hành nghề trong

một Công ty luật hợp danh sẽ phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên môn hoá cao

hơn.

Ở các nước còn có sự phân chia luật sư làm hai loại thì luật sư biện hộ không

được hành nghề trong một hợp danh, không được hành nghề như một luật sư được

tuyển dụng (luật sư làm thuê). Luật sư biện hộ hành nghề phải có văn phòng riêng của

mình. H ai hay nhiều luật sư biện hộ có thể chung vãn phòng, họ có thể chia sẻ một số

chi phí văn phòng, nhưng không được tham gia hợp danh.

N goài ra luật sư có thể làm thuê cho khách hàng không chuyên môn (lay client)

hay còn gọi là luật sư nội bộ (in-house lawyer). M ột đặc điểm khác biệt là người chủ

thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy nhất của luật sư đó, H ay nói một cách

khác luật sư làm công ăn lương không được có khách hàng riêng trừ người chù đã thuê

luật sư đó. Trên thế giới có không ít luật sư làm công ăn lương. H ọ làm việc cho các

doanh nghiệp hoặc cho các các cơ quan của chính phủ. N ét cơ bản của luật sư làm

công ăn lương so v ớ i những người làm công ăn lương khác là họ chịu sự quản lý về

thời gian của người chủ thuê họ, còn về mặt nghiệp vụ họ hành nghề độc lập.

1.2.3. Quản lý đổi với hành nghề luật sư

Nghề luật sư được điều chinh bởi các quy tắc do luật định và những quy tác

không do luật định. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư.

Những quy tắc khác do H iệp hội luật sư hướng dẫn. H iệp hội luật sư là cơ quan giám

sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Ở hầu hết các nước theo hệ thống thông luật

(Com m on La w ) việc công nhận luật sư là do Toà án tối cao còn việc cấp chứng chỉ

hành nghề là do H iệp hội luật sư. H iệp hội luật sư có nhiệm vụ duy trì và nâng cao tiêu

chuẩn đạo đức nghề nghiệp của luật sư. M ộ t số nước B ộ trưởng B ộ T ư pháp là người

12
có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lv n^hề nehiệp luật sư, giải quyết nhiều vấn

đề liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư. V iệc quản lý nghề luật sư ờ mỗi nước

một khác và phụ thuộc vào tính truyền thống của từng nước, v ấ n đề tự quản đối với

nghề luật sư đến đâu là do quy định của từng nước. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý

những khâu quan trọng như ban hành các văn bàn pháp luật về hành nghề luật sư, quy

định chương trình đào tạo và công nhận luật sư, cho phép thành lập hiệp hội luật sư và

các hình thức hành nghề luật sư, và xử lý vi phạm. H iệp hội luật sư chủ yếu quản lý

luật sư về mặt đạo đức, nghề nghiệp.

Theo thông lệ của nhiều nước, tổ chức luật sư toàn quốc là chủ thể độc lập,

trong quá trình hoạt động chỉ có quan hệ phổi hợp với B ộ T ư pháp và các cơ quan, tổ

chức hữu quan trong việc thực hiện quản lý, giám sát đối với luật sư và hành nghề luật

sư. T u y nhiên, ở một vài nước, B ộ Tư pháp vẫn giữ vai trò ảnh hường trong việc giám

sát hoạt động của tổ chức luật sư ở phạm v i quốc gia, v í dụ như ờ Trung Quốc thì Thứ

trưởng B ộ T ư pháp cũng là một đại diện lãnh đạo của H iệp hội luật sư Trung Quốc,

một công chức cao cấp của Bộ Tư pháp Thụy Đ iển được phân công phụ trách về hoạt

động của Liê n đoàn luật sư Thụy Điển.

1.3. Vị trí, vai trò của luật sư và nghề luật sư


Nghề luật sư được nhiều nước quan niệm là nghề có phương thức hành nghề tự

do. Nhưng không ai biết được nghề luật sư xuất hiện từ bao giờ. C hỉ biết rằng nghề

này xuất hiện từ thời xa xưa. Theo nhận xét của một số nhà cổ học thì quyền bào chữa

xuất hiện sớm nhất ở châu  u cùng với sự xuất hiện của Toà án và người biện hộ xuất

hiện cùng thẩm phán.

Nghề luật sư ngày càng phát triển và trở thành nghề có phương thức hành nghề

tự do, được các văn bản pháp luật của nhà nước quy định. L ịc h sử nghề luật sư ờ mỗi

nước gắn liền với chế độ chính trị ở nước đó và phục vụ quyền lợ i của giai cấp thống

trị ở nước đó.

Hoạt động luật sư trong cơ chế thị trường được coi là một loại hình địch vụ

nghề nghiệp, được điều chình bằng các đạo luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về

kinh doanh. Tuy nhiên, giữa các nước theo hệ thống tập quán và các nước theo hệ

thống luật thành văn có những điểm khác nhau trong quan niệm về luật sư: i) Các

nước theo luật tập quán coi nghề luật sư là một nghề kinh doanh, nhưng thuộc loại

hình kinh doanh đặc biệt; ii) Các nước theo hệ thống luật thành văn nhìn chung coi

13
hoạt động luật sư là một trong nhữnR nehề có phuơne thức hành nghề tự do (luật sư,

công chứng, kiểm toán, bác SV, kiến trúc sư...).


Trong lịch sử, vai trò của luật sư trone việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

bị can, bị cáo và các đương sự trước Toà không phải ờ mọi lúc, mọi nơi được tôn

trọng, ở những nước mà mối quan hệ giữa con người với con người bị ảnh hưởng của

tâm linh, thần cảm thì nghề luật sư chậm phát triển. V í dụ như ờ các nước H ồi giáo

nghề luật sư ít phát triển thậm chí không có nghề luật sư.

Nghề luật sư được phát triển và giữ vai trò quan trọng trong các nước dân chủ,

phát triển. Để bảo đảm công lý các bên khi tham gia tố tụng đều có sự giúp đỡ từ phía

những nhà chuyên nghiệp là luật sư. Theo quan điểm cùa luật sư phương Tây thì luật

sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, cho cá nhân, phải đặt quyền lợi của

cá nhân cao hơn hoặc bằng quyền lợi của cộng đồng xã hội.

V a i trò của luật sư có sự khác nhau trong các nền văn minh khác nhau. Ở Nhật

Bản trước đây các quan hệ trong xã hội được điều chỉnh bằng tập quán, đề cao sự hoà

thuận, tránh cưỡng chế. Các quy phạm với chế tài là sự hổ thẹn và trách cứ đủ để duy

trì trật tự xã hội ờ Nhật Bản. Tuy nhiên ờ Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đặc biệt là

sau đại chiến thế giới lần thứ II vai trò của pháp luật đã được thừa nhận trong xã hội

Nhật Bản, nghề luật sư đã được hình thành và ngày càng phát triển.

Tuỳ theo quốc gia khác nhau mà pháp luật có vai trò quan trọng khác nhau, ở
Pháp trong một thời gian dài pháp luật chi đóng vai trò thứ yếu. Pháp luật chi tồn tại ờ

khía cạnh luật nội dung mà không có luật hình thức. Luật nội dung không có bảo đảm

của luật tố tụng, pháp luật tồn tại bên ngoài Toà án, bên ngoài các vụ kiện. C ái mà

được gọi là pháp luật lại đối lập với tư pháp và không được m ọi người quan tâm. Các

nhà doanh nghiệp chi quan tâm đến khía cạnh thương mại của một hợp đồng mà không

quan tâm đến khía cạnh pháp lý của nó. Pháp luật chưa được xã hội tôn trọng

Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Sự

đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hỏa, cách suy nghĩ cũng như hệ thống

pháp luật của m ỗi nước. M ặ c dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng

đều có chung một điểm cho rằng, luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu

góp phần đảm bảo công lý. Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề

nghiệp của luật sư và tính chất của nghề tự do trong tổ chức hành nghề luật sư.

14
T ù y thuộc vào điều kiện của mồi nước mà có sự nhận thức khác nhau về vị trí,

v ai trò của luật sư. Nghề luật sư và vai trò của luật sư luôn có sự thay đổi và phụ thuộc

vào sự phát triển kinh tế khách quan của mỗi xà hội.

Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ pháp quyền bằng việc hướng dẫn cho

khách hàng hiểu biết và thi hành đúng pháp luật, phục vụ công lý, bào vệ những quyền

của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản

của công dân và phát triển xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu, rộng

về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham

gia tích cực trong việc bào vệ pháp quyền, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong

công cuộc xây dựng một xã hội công bàng, dân chủ, văn minh.

2. Nghề luật sư ở một số nước trên thế giói


2.1. Nghề luật sư ở Anh

2.1.1. Sự ra đời nghề luật sư

Ở A n h hệ thống pháp luật không bị ảnh hưởng của hệ thống pháp luật L a M ã,

mà được hình thành từ thực tiễn hoạt động tư pháp. V ì vậy, nghề luật sư ở A n h có

những khác biệt so với nghề luật sư ở một số nước châu Âu. Nghề luật sư ở A nh được

xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng của A nh được hình thành từ thế kỷ

X II và XIII. Sự tồn tại của hai nghề luật sư luật sư biện hộ (barrister) và luật sư tư vấn

(solicitor) xuất phát từ đặc thù của hệ thống luật án lệ. Luật của A n h không phải là luật

thành văn, nó được hình thành ngay trong các phòng xử án. Các quy phạm pháp luật

nằm trong các quyết định của Toà án và chi có thẩm phán của ba Toà cấp cao (Toà án

tối cao, Toà phúc thẩm, V iệ n nguyên lão) mới có quyền ra các quyết định như vậy.

2.1.2. Luật รน tư vấn

* Tiêu chuẩn

N g ư ờ i muốn được công nhận là luật sư tư vấn phải có đù các điều kiện sau đây:

- C ó kiến thức pháp luật cơ bản (foundations o f legal knowledge), cụ the như

+ Tham gia chương trình đào tạo tại các trường đại học để cấp bằng cử nhân

luật (law degree); hoặc

15
+ T hi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Common Professional Examination) nếu

người đó có bằng cử nhân chuyên ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật;

hoặc

- Qua khoá đào tạo kỹ năng nehề nehiệp (1 năm) do Hiệp hội luật sư hoặc các

trường đại học tổ chức (legal practice coure). Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo,

học viên phải qua một kỳ thi để lấy chứng chỉ và tiếp tục tham gia khóa học đào tạo

thực tế tại một hãng luật;

- Hoàn thành 2 nãm (fu ll time) hoặc 4 năm (part time) đào tạo kỹ năng hành

nghề thực tế tại một hãng luật.

Những người có đủ điều kiện trên có thể nộp đơn cho H iệp hội luật sư để xin

công nhận là luật sư tư vấn. Nếu xét thấy người nộp đon đáp ứng đù các điều kiện nêu

trên, H iệp hội luật sư cấp giấy công nhận là luật sư tư vấn cho người đó.

Sau khi được công nhận, luật sư tư vấn được ghi tên vào danh sách luật sư tư

vấn của H iệp hội luật sư. Tuy nhiên, để được phép hành nghề tư vấn pháp luật, luật sư

tư vấn còn phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những

người có đù điều kiện sau đây:

+ Có giấy chứng nhận là luật sư tư vấn;

+ Không bị đình chi hành nghề;

+ Có đơn được làm theo mẫu đã quy định;


+ Tuân thủ các quy định về đào tạo;

+ Tuân thủ các nguyên tắc bồi thường.

Kèm theo đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề, luật sư tư vấn phải nộp một khoản

lệ phí. Chứng chi hành nghề của luật sư tư vấn chỉ có hiệu lực trong 12 tháng và

thường được đổi vào ngày 1 tháng 11 hàng năm.

* Hành nghề

Luật sư tư vấn có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc trong một công ty

hợp danh. Luật sư tư vấn có thể hành nghề dưới các hình thức sau:

- V ă n phòng luật sư cá nhân. Văn phòng luật sư cá nhân do một luật sư thành

lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng.

- Công ty luật hợp danh (partnership). Công ty luật hợp danh là tổ chức hành

nghề do các luật sư tư vấn kết hợp với nhau thành lập. Các luật sư tư vấn tham gia

công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của công ty.

16
- Làm thuê cho công ty luật hợp danh;

- Làm thuê cho cơ quan nhà nước hoặc doanh.

Luật sư tư vấn được tham gia biện hộ trước các Toà cấp thấp và phải cạnh tranh

v ớ i các luật sư biện hộ trước Toà, luật sư tư vấn mặc áo dài đen nhưng không bao giờ

mang tóc giả. Luật sư tư vấn có thể kiện khách hàng cố tình không trả thù lao, đồng

thời họ phải chịu trách nhiệm về các sai lầm mắc phải trước Toà án.

* Tổ chức x ã hội nghề nghiệp

H ộ i luật sư (Law Society) là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Có

khoảng 116.000 luật sư tư vấn hành nghề là thành viên của hiệp hội luật sư. H ộ i luật

sư A n h được thành lập theo Đ iều lệ Hoàng gia (Royal Charter) v a o f nawm 1845. Hiệp

hội luật sư chịu trách nhiệm trước Toà án tối cao về hoạt động hành nghề cùa luật รน

tư vấn. H iệ p hội luật sư có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp, các quy

định về giáo dục, đào tạo và các tiêu chuẩn của luật sư tư vấn, bất kể họ hành nghề ờ

trong hay ngoài nước Anh. H iệp hội luật sư có trụ sờ chính ở Luân Đôn và có các văn

phòng ở khu vực Preston, Cambrigde, Bristol, C a rd iff W akefield và một văn phòng ở

Brussels. N hiệm vụ chính của văn phòng ở Brussels là hoạt động hợp tác quốc tế. H ội

luật sư còn có thể thành lập tại các địa phương (Local La w Society). Ở A nh có 13 hội

luật sư địa phương.

2.1.3. Lu ậ t sư biện hộ

Theo truyền thống các luật sư biện hộ trực thuộc một tổ chức gọi là Inn o f court

(tạm dịch là câu lạc bộ hay lữ quán). Thực ra đây là khu ăn ờ của các luật gia trong

Toà án, nhưng có vai trò như một hội đoàn nghề nghiệp của Toà án. N gay từ thời kỳ

trung cổ, công tác đào tạo luật sư chủ yếu là đào tạo thực hành, không mang tính lý

thuyết. Sinh viên luật thời đó thường tới Luân Đôn để học hỏi và thực tập bên cạnh các

thẩm phán tại Toà án cấp cao, ăn ngủ tại Inn o f court v ớ i các luật gia khác. M ồ i Inn o f

court có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh, nơi m ọi người ăn uổng khi đến

bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn. Cả bốn Inn của hệ thống

án lệ ở A n h vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cuộc sống của các luật sư biện hộ chủ

yếu tập trung ở các Inn, họ hành nghề tại các văn phòng (chamber) nằm trong khu vực

* Tiêu chuẩn

17
Người muốn được công nhận là luật sư biện hộ phài có đủ các điều kiện sau

đây:

- Được công nhận là học viên ở một trong 4 Inn o f Court;

- Đã qua khóa đào tạo luật sư tranh tụng và đỗ kỳ thi cô ns nhận luật sư tranh

tụng;

- Đã có thời gian thực tế.

Đào tạo luật sư tranh tụng được: chia làm 3 giai đoạn: đào tạo lý thuyết, đào tạo

nghề nghiệp và đào tạo thực tế như sau: i) Những người có bằng cử nhân luật hoặc có

bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có chứng nhận đã thi đỗ kỳ kiểm tra nghề

nghiệp (Com m on Professional Exam ination) được coi là đã hoàn thành giai đoạn đào

tạo lý thuyết; ii) G iai đoạn đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (1 năm) do Đoàn luật sư tổ

chức. C h i những người đã đăng ký là học viên của Inns o f Court mới được tham gia

khóa học này. N ộ i dung của khóa học này được xây dựng trên cơ sở những kiến thức

pháp lý cơ bản. K h i học viên hoàn thành chương trình đào tạo phải thi lấy chứng chỉ;

iii) G ia i đoạn đào tạo thứ 3 chủ yếu tập trung vào thực tế hành nghề. K h i đã trở thành

luật sư biện hộ, các luật sư vẫn tiếp tục tham gia các khoá bồi dưỡng và thực hành

nghề nghiệp trong vòng 3 năm đầu hành nghề.

V iệ c công nhận luật sư biện hộ do một H ội đồng của Inn o f court (Bencher o f

Inn) thực hiện. Sau khi được công nhận luật sư biện hộ phải ghi tên mình vào danh
sách luật sư biện hộ tại một Tòa án và danh sách này do toà án tối cao quản lý và được

lưu giữ tại Inn o f court. Đẻ được phép hành nghề luật sư biện hộ phải tuyên thệ tại toà

án nơi họ hành nghề.

* Hành nghề

Hoạt động chủ yếu của các luật sư biện hộ là bào chữa, bảo vệ quyền lợi của

khách hàng trước các Tòa án cấp cao. Tại phiên tòa luật sư biện hộ xuất hiện trong

trang phục truyền thống là bộ áo dài đen và đội tóc giả. Do ảnh hường của truyền

thống luật sư biện hộ không được thành lập công ty. ỏ Luân Đôn các luật รน biện hộ

hành nghề tại các văn phòng trong một khu vực. Các luật sư biện hộ có thể cùng nhau

làm việc trong một văn phòng, tuy nhiên họ hành nghề độc lập và không có nghĩa vụ,

trách nhiệm với nhau, có chăng chỉ có việc cùng nhau chia sẻ chi phí của văn phòng.

Luật sư biện hộ không được trực tiếp gặp khách hàng. M ọ i giao dịch vớ i khách

hàng do luật sư tư vấn đảm nhiệm. Luật sư biện hộ nhận yêu cầu từ luật sư tư vấn chứ

18
không phải từ khách hàng và việc nhận thù lao cùng thông qua luật sư tư vấn. Nếu

khách hàng không trả tiền thù lao thì luật sư biện hộ không được kiện khách hàng ra

Tòa, v ì vậy luật sư biện hộ cũng không phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của

m ình trước Tòa. V iện Nguyên lão đã công nhận quyền miễn trừ tài phán của luật sư

biện hộ, trong khi đó luật sư tư vấn không có quyền này.

* Tổ chức xã hội nghề nghiệp

Đoàn luật sư và các Inn o f Court là tổ chức nghề nghiệp của luật sư biện hộ.

V à o thế kỷ thứ X I X các Inn o f court đã cùng nhau thành lập một B ar (Đoàn luật sư)

trong cả nước.Tổ chức Đoàn luật sư có H ội đồng Đoàn luật sư để giải quyết các công

việc có liên quan đến nghề luật sư trong cả nước, hội đồng Đoàn luật sư được thành

lập vào năm 1894. Hiện nav có bốn Inn o f court là L in c o l’s Inn, Inter Temple, M iddle

Tem ple và G ra y ’s Inn. M uon trờ thành thành viên của Bar, luật sư biện hộ phải là

thành viên của một trong bổn Inn o f court.

2.2. Nghề luật sư ở M ỹ

2.2.1. Sự ra đời nghề luật sư

Nghề luật sư ờ M ỹ ra đời muộn hơn so với các nước ở châu  u như Anh, Pháp,

Đ ức ... Thường là các luật sư một số nước châu  u khi sang M ỹ làm ăn sinh sống

mang theo luật, kiến thức pháp luật của nước mình và áp dụng luôn trong phạm vi lãnh

địa mà họ chiếm cứ. Nước M ỹ sau khi giành độc lập đã lựa chọn áp dụng hệ thống luật

án lệ, nhưng không muốn rập khuôn hoàn toàn như mô hình của nước Anh. Ở M ỹ

không có sự phân biệt giữa 2 nghề luật sư như ở Anh. Nước M ỹ vớ i chế độ liên bang,

tính đa dạng của các bang thành viên, tính đa dạng về sác tộc đòi hỏi phải có mô hình

tư pháp riêng và mô hình một nghề luật sư duy nhất.

2.2.2. Tiêuchuân luật sư

M uố n trờ thành luật sư phải qua một kỳ thi để công nhận là luật sư (Bar

examination). Người muốn tham gia kỳ thi này phải tốt nghiệp trường luật (law

school). Ở M ỹ muốn được vào học tại một trường luật phải có một bằng cử nhân có

nghĩa là phải tốt nghiệp một trường đại học nào đó.

K ỳ thi công nhận luật sư được tổ chức một năm hai lần. Đây là kỳ thi viết với

nội dung về cả lý thuyết và thực hành. Ngoài ra thí sinh còn phải trải qua một kỳ thi

quốc gia về trách nhiệm nghề nghiệp (đạo đức nghề nghiệp).

19
Đe được công nhận luật sư các bang còn quy định điều kiện cư trú tại bang.

T hờ i gian này yêu cầu không dài, ví dụ ò' bang Hawai thời gian này là một năm. Một

số bang khác như Florida, Illinois, Lousiana... lại không yêu cầu về thời gian cư trú tại

bang. Yêu cầu về thời gian cư trú chỉ áp dụng đối với neười lần đầu tiên xin công nhận

luật sư tại một bang.

Ở M ỹ, Toà án Bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép

hành nghề. C ơ quan này sẽ chứng nhận lời tuyên thệ của người xin công nhận luật sư

và ghi tên người đó vào danh sách luật sư. Danh sách này được đãng ký tại phòng

hành chính của Toà án. N gư ờ i xin được công nhận luật sư phải tuyên thệ trước Toà án

tại một phiên toà xét xử công khai.

G iấy công nhận luật sư và cho phép hành nghề có giá trị vĩnh viễn trừ khi nó bị

thu hồi hoặc đình chỉ. Luật sư có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo về tài chính, công

việc, đạo đức nghề nghiệp, khóa học đã tham dự v.v... về U ỷ ban về khiếu nại và kỷ

luật luật sư trực thuộc Toà án tối cao Bang. Ưỷ ban này có thể gọi là cơ quan chủ quản

của luật sư v ì hàng năm luật sư phải nộp phí, báo cáo và chịu k ỷ luật (nếu có) của Ưỷ

ban. V iệ c tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức đối vớ i luật sư là bắt buộc. Trong

thời gian một hai năm luật sư phải tham gia một số khoá học gọi là chương trình đào

tạo tiếp tục. Nếu trong vòng 1 đến 2 năm này luật sư không tham dự chương trình đào

tạo tiếp tục thì Uỷ ban cỏ thể đình chi tư cách của luật sư.
ở M ỹ được công nhận luật sư của bang nào thì chi được hành nghề tại bang đó.

T uy nhiên luật sư đã hành nghề tại một bang có thể x in công nhận và cho phép hành

nghề tại bang khác nhưng phải đáp ứng các điều kiện do bang đó quy định. M ột số

bang không yêu cầu phải tham gia kỳ thi công nhận luật sư và kỳ thi quốc gia về trách

nhiệm nghề nghiệp, đối vớ i những người có thâm niên nghề nghiệp hoặc là giáo sư

luật có thâm niên.

Luật sư hành nghề tại Toà án bang cũng có thể xin công nhận và cho phép hành

nghề tại Toà án liên bang. Thủ tục xin công nhận do Toà án tối cao liên bang quy định

nhưng đơn giản hom nhiều so vớ i thủ tục xin công nhận và cho phép hành nghề tại Toà

án bang.

Luật sư ở M ỹ được phép quảng cáo về nghề nghiệp của m ình và v ỉ thế họ

không bò lỡ những cơ hội để tự quảng cáo trên ti vi, đài phát thanh, tàu điện và cả trên

20
báo chí, Luật sư còn trực tiếp tiếp cận tới người dân, tới những khách hàng tiềm tàng

của họ.

V iệ c định thù lao của luật sư hoàn toàn tự do. Luật sư được phép đòi thù lao

theo giờ, theo kết quả công việc v.v... Các luật sư danh tiếng có thể yêu cầu khách

hàng trả cho mình hàng nghìn đô la cho mồi giờ. Đ ối với các vụ tranh chấp về tài sản,

đòi b ồ i thường thiệt hại luật sư có thể thoả thuận với khách hàng trả thù lao theo kết

quả công việc và nhiều khi thù lao nhận được tới 50% giá trị tranh chấp.

2.2.3. H ành nghề luật sư

Luật sư M ỹ có thể hành nghề trong các Công ty hợp danh, Văn phòng hoặc các

nghề tự do. Ngoài ra luật sư có thể làm công ăn lương cho chính phủ, doanh nghiệp, tổ

chức hoạt động phi lợi nhuận v.v... V ớ i tư cách là luật sư làm công ăn lương (in house

lawyer), luật sư có thể chịu trách nhiệm toàn bộ, một phần hoặc không chịu trách

nhiệm gì cả tuỳ theo hợp đồng được hai bên ký kết.

ở M ỹ Công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thường và hợp danh hữu

hạn. Công ty hợp danh thông thường do các luật sư cùng nhau thành lập, điều hành

công ty cũng như cùng chịu trách nhiệm và cùng hường lợi nhuận thu được. Các luật

sư trong công ty hợp danh thông thường chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với

các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh hữu hạn do ít nhất hai luật sư trở lên thành

lập trong đó có ít nhât một luật sư chịu trách nhiệm vô hạn vể các nghĩa vụ của công ty

(hội viên nhận vốn), còn các luật sư khác chì chịu trách nhiệm trong phạm v i vốn góp

vào công ty (hội viên hùn vốn).

Luật sư có thể mở Vãn phòng luật sư do cá nhân m ình làm chủ, tự quản lý điều

hành và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Luật sư có thể hành nghề tự

do có nghĩa là luật sư ký kết hợp đồng làm việc cho một văn phòng luật sư hay một

công ty luật.

ở M ỹ có nhiều công ty luật rất lớn có tới hàng ngàn luật sư. Các công ty này

hiện nay có xu hướng sáp nhập với nhau thành những công ty khổng lồ không chi ờ

phạm v i một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. V ớ i xu hướng như vậy, dễ xảy ra

nguy cơ là các công ty lớn không muốn nhận các vụ việc nhỏ, những vụ việc mang lại

ít lợi nhuận và điều đó dề dẫn đến tình trạng nền công lý mất cân đối. Công lý của

những người nhiều tiền và công lý của những người nghèo không có cùng chuẩn mực,

nhưng phải chănư nguy cơ này không tồn tại ở các nước phát triển khác.

21
2.2.4. Tô chức xã hội nghề nghiệp

Ở M ỹ có rất nhiều hội nghề nghiệp của luật sư như hội luật sư về luật công ty,

hội luật sư trên internet v.v... và ở từng bang đều có hội nghề nghiệp cùa luật sư. M ột

số bang quy định việc gia nhập đoàn luật sư là không bắt buộc, hoàn toàn do ý nguyện

cùa luật sư (18 bang). Nhưng có bang quy định muốn hành nghề luật sư phải gia nhập

Đoàn luật sư. Luật sư tham gia các hội nghề nghiệp để được cung cấp các thông tin

pháp luật, bồi dưỡng về nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp v.v...

ở cấp liên bang có H ộ i luật gia M ỹ được thành lập năm 1878 tại N ew York.

Thành viên H ộ i luật gia M ỹ bao gồm luật sư, thẩm phán, công tố viên, giáo sư luật,

công chức chính phủ có liên quan đến hoạt động pháp luật.

2.3. Nghề luật sư ở Pháp

2.3.1. Sự ra đời nghề luật sư

Cộng H òa Pháp là một trong những nước phát triển. V iệ c tổ chức nhà nước và

xã hội theo nguyên tắc: “ tam quyền phân lập” . Nhà nước Pháp nói chung và nghề

luật sư nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời. Nghề luật sư ở Pháp đã phát triển qua

nhiều giai đoạn bằng nhiều văn bản pháp luật quy định; cho đến thời điểm hiện nay

việc tổ chức và hoạt động ỉuật sư ờ Pháp về cơ bản được thực hiện trên 2 văn bản đó

là Luật sổ 71-1130 ngày 31/12/1971 được sửa đổi bởi Luật sổ 90-1259 ngày

31/12/1990 và Sắc lệnh số 91/1197 ngày 27/12/1991.

2.3.2. Tiêu chuẩn luật sư

Điều 11 Luật ngày 31/12/1971 quy định tiêu chuẩn luật sư là phải có bằng cử

nhân luật hoặc các văn bằng chứng chỉ tương đương, có chứng nhận khả năng hành

nghề luật sư (C A P A ), có quốc tịch Pháp hoặc là công dân một nước L iê n m inh châu

 u hoặc một quốc gia có ký kết v ớ i Pháp về hành nghề luật sư.

G iấy chứng nhận khả năng hành nghề luật sư ( C A P A ) do Trung tâm đào tạo

nghề luật sư cấp. Giảng dạy ở các trung tâm này có các luật sư, thẩm phán và các giáo

sư đại học.

Đ ể được vào học tại Trung tâm các học viên phải qua k ỳ thi tuyển. Trung tâm

sẽ đào tạo lý thuyết và thực hành cho học viên trong một khoá học 12 tháng (Điều 12

Luật ngày 31/12/1971).

N gư ời có chứng nhận khả năng hành nghề luật sư được ghi tên vào danh sách

luật sư tập sự của một Đoàn luật sư. T hời gian tập sự là 2 năm (Điều 12 luật ngày

22
31/12/1971). Trong thời gian đầu luật sư vẫn phải tiếp tục học tập tại Trung tâm

(khoảng 6 tháng). Sau đó luật sư tập sự có thể tập sự tại Văn phòng luật sư hoặc Toà

án v ớ i thời gian 1 năm. T hời gian còn lại (khoảng 6 tháng) luật sư có thể tập sự tại Văn

phòng công chứng, V ă n phòng kiểm toán, V iệ n công tố hoặc một Văn phòng luật của

doanh nghiệp. Luật sư tập sự được thực hiện mọi hoạt động của luật sư. K ế t thúc 2

năm tập sự, luật sư tập sự được H ội đồng quản trị của Trung tâm đào tạo nghề luật sư

cấp chứng nhận hoàn tất chương trình tập sự và trở thành luật sư (Đ iều 79 sắc lệnh

ngày 31/12/1991).

2.3.3. H ành nghề luật sư

Luật sư có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc tập thể, hành nghề tự do

hoặc làm thuê cho luật sư khác nhưng phải ký hợp đồng lao động, dưới sự kiểm tra,

giám sát của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Luật sư có thể chọn một chuyên ngành đặc thù để hành nghề. Danh sách các

chuyên ngành do C hính phủ quy định. Luật รน muốn chuyên sâu vào một chuyên

ngành nào đó đều phải qua kỳ kiểm tra được tổ chức tại Trung tâm đào tạo nghề

nghiệp.

Các hình thức hành nghề tập thể bao gồm: H iệp hội (association), Công ty dân

sự nghề nghiệp (société d’ exercice liberal) hoặc Công ty hợp danh (société en

participation). Đ ối v ớ i Công ty thì chính công ty hành nghề nhân danh các thành viên.

C h ỉ những người đã đăng ký vào danh sách luật sư hoặc luật sư tập sự mới

được hành nghề luật sư. Luật sư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dân sự

cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

K h i thực hiện yêu cầu của khách hàng ngoài quản hạt của Đoàn luật sư mà

mình là thành viên, luật sư có nghĩa vụ tự giới thiệu mình v ớ i ông chánh án điều khiển

phiên toà với các đồng nghiệp tham gia phiên toà.

Luật sư phải tuân thủ các quy định về đạo đức và kỷ luật. Ban chủ nhiệm Đoàn

luật sư có thẩm quyền kỷ luật ờ cấp sơ thẩm đối với luật sư v i phạm. H ình thúc kỷ luật

luật sư có thể từ khiển trách đến cấm hành nghề vĩnh viễn.

Luật sư nhận tiền thù lao do công việc mình thực hiện theo yêu cầu của khách

hàng. T iền thù lao do luật sư tự ấn định tuỳ theo mức độ phức tạp của vụ việc và tuỳ

theo uy tín, thâm niên của luật sư. T uy nhiên, mức thù lao cũng phải được khách hàng

chấp thuận. Trong nhiều trường hợp phải ký thoá thuận về thù lao. Nghiêm cấm việc

23
tính thù lao dựa trên kết quả của việc xét xử. Tuy nhiên, về thù lao bổ sung có thể

được thoà thuận dựa trên kết quả công việc.

Trong trường hợp có tranh chấp về thù lao, Chủ nhiệm Đoàn luật sư có thẩm

quyền phải quyết việc tranh chấp thù lao. Nếu quvết định này không có kháng cáo,

kháng nghị thì có hiệu lực thi hành. Chánh án Toà án thẩm quyền rộng có thẩm quyền

xem xét quyết định của Chủ nhiệm Đoàn luật sư, nếu có khiếu nại. Chánh nhất Toà

phúc thẩm có thẩm quyền xem xét quyết định của Chánh toà thẩm quyền rộng nếu có

khiếu nại.

2.3.4. Tổ chức xã hội nghề nghiệp

Đoàn luật sư là tổ chức hiệp hội nghề nghiệp của luật sư được thành lập bên

cạnh Toà án thẩm quyền rộng. Các Đoàn luật sư nằm trong quản hạt của Toà phúc

thẩm có thể sáp nhập thành một Đoàn luật sư duy nhất (Điều 2 sắc lệnh ngày

27/12/1991). H iện nay ờ Pháp có 182 Đoàn luật sư với khoảng 32.000 luật sư.

Các quyết định quan trọng nhất được thông qua tại H ộ i nghị toàn thể Đoàn luật

sư và do Ban chù nhiệm Đoàn luật sư ban hành và thực hiện. Ban chủ nhiệm quản lý

các hoạt động cùa Đoàn luật sư.

H ội đồng quốc gia các Đoàn luật sư là cơ quan công ích có tư cách pháp nhân

bao gồm 60 uỷ viên có nhiệm kỳ 3 năm. Các uỷ viên H ộ i đồng quốc gia các Đoàn luật

sư chi được bầu thêm một nhiệm kỳ; sau 2 nhiệm kỳ liên tiếp họ chỉ có thể được bầu
lại sau thời hạn 3 năm. H ộ i đồng quốc gia các Đoàn luật รบ đại diện cho luật sư trước

chính quyền, chăm lo nghề luật sư, điều phối chương trình đào tạo, phối hựp với các

trung tâm đào tạo nghề luật sư, phân phối kinh phí đào tạo, xác định các điều kiện để

được công nhận lĩn h vực chuyên môn hoá.

2.4. Nghề luật sư ở Đ ức

2.4.1. C ơ sở pháp lý

Q uy chế luật sư liên bang (thực chất là văn bản luật) ban hành ngày 1/8/1959,

sửa đổi lần cuối cùng bằng Luật về hiện đại hoá thủ tục trong quyền hành nghề luật sư

và công chứng nhằm thiết lập cơ sở hoà giải của luật sư cũng như nhằm sửa đổi các

quy định khác vào ngày 30/7/2009 là văn bản quy định trực tiếp, đầy đủ và quan trọng

nhất. N goài ra, còn có các văn bản khác của Đức điều chinh các hoạt động liên quan

đến luật sư.

2.4.2. Tiêu chuẩn luật sư

24
Theo quy định tại Điều 1 của Quv chế luật sư liên bang, thì “ luật sư là người

được bổ nhiệm độc lập làm tư vấn và đại diện trong m ọi công việc pháp luật."

Theo quy định của Q uy chế luật sư liên bang, người muốn trờ thành luật sư phải

đồ 2 kỳ thi quốc gia về luật theo quy định của các bang. Trong đó, kỳ thi quốc gia về

luật lần thứ nhất là kỳ thi kết thúc khoá học luật sư tại trường đại học, còn kỳ thi thứ

hai sẽ do B ộ Tư pháp của m ồi bang tổ chức.

K ỳ thi quốc gia thứ nhất được tổ chức sau khi tốt nghiệp một khoá học luật tại

một trường đại học tổng hợp. K ỳ thi thứ nhất được chia là 2 phần: Thi các môn học

trọng điểm tại trường đại học tổng hợp và thi các môn thi quốc gia bắt buộc. Thông

thường, khoá học này kéo dài 3 đến 4 năm, trong đó thời gian thực tập ít nhất là 3

tháng (quv định các bang có thể khác nhau).

Đe có thể tham gia kỳ thi thứ hai, thí sinh phải trải qua khoá học kéo dài từ 2-3

năm tuỳ theo quy định của từng bang. M ụ c đích cùa khoá học này là nhằm bồi dưỡng

cho học viên những kiến thức về kỳ năng áp dụng pháp luật. Đ iều kiện để được nhập

học ở khoá học này là phải thi đỗ kỳ thi quốc gia lần thứ nhất. Ở Đức tất cả các thí

sinh đã qua kỳ thi thứ hai đều có thể đăng ký làm luật sư.

2.4.3. Hành nghề luật sư

* G iấ y phép hành nghề

N gư ời muốn hành nghề luật sư phải làm đơn xin hành nghề luật sư. cần phân

biệt trong đơn xin gia nhập đoàn luật sư và hành nghề luật sư tại một Toà án nhất định.

V iệ c xin làm luật sư bắt buộc phải gắn liền với việc xin hành nghề luật sư tại một Toà

án nhất định. V iệ c đồng ý cho làm tại một Toà án sẽ được cấp cùng với việc hành nghề

luật sư tại một đoàn luật sư địa phương.

V iệ c cấp giấy phép hành nghề luật sư cũng như quản lý hoạt động luật sư thuộc

thẩm quyền của cơ quan tư pháp m ỗi bang. N guời muốn hành nghề luật sư phải nộp

đơn xin hành nghề luật sư và nộp tại B ộ Tư pháp bang nơi họ thường trú. B ộ Tư pháp

chỉ được phép từ chối trong các trường hợp được Q u y chế luật sư quy định. Tại nhiều

bang thì Đoàn luật sư địa phương đuợc cơ quan tư pháp uỷ quyền về việc xem xét đơn

xin làm luật sư và cho phép làm luật sư tại một Toà án nhất định. Đoàn luật sư địa

phương là Đoàn luật sư nơi mà người làm đơn xin phép hành nghề và tại nơi mà văn

phòng luật sư sẽ được thành lập.

25
G iấy phép hành nghề có hiệu lực ngay từ khi được trao cho người làm đơn và

đồng nghĩa với việc gia nhập Đoàn luật sư của người làm đơn. Sau khi được cấp giấy

phép hành nghề, đương sự được mang danh hiệu luật sư.

Luật sư phải tuyên thệ tại một phiên toà công khai của Toà án vùng, nơi có Văn

phòng của luật sư. Sau khi tuyên thệ, luật sư được ghi tên vào danh sách luật sư tại Toà

án và có thể bắt đầu hành nghề.

Sau khi được cấp giấy phép hành nghề, luật sư đương nhiên trở thành thành

viên của Đoàn luật sư và được cấp thẻ luật sư. Thẻ luật sư chứng minh cho việc người

mang thè đã được cấp phép hành nghề luật sư và là thành viên Đoàn luật sư. V ớ i Thẻ

luật sư, luật sư có thể hành nghề giao dịch v ớ i các cơ quan, tổ chức mà không cần xuất

trình thêm bất cứ loại giấy tờ nào khác.

* Quyền hành nghề

ở Đức nghề luật sư được quan niệm là nghề tự do, luật sư hành nghề độc lập

không phụ thuộc vào cơ quan nhà nước, độc lập trong việc giải quyết các vấn đề pháp

lý theo yêu cầu của khách hàng. M ặt khác luật sư cũng phải bảo vệ tính độc lập của

mình trước khách hàng, không để lợ i ích vật chất làm ảnh hường đến tính độc lập của

mình.

Hoạt động luật sư không phải là hoạt động thương mại. Đ iều này đã được

khẳng định trong Quy chế luật sư. Điều 2 của Quy chế luật sư liên bang quy định: Luật
sư được tự do hành nghề. V iệ c hành nghề của luật sư không phải là hoạt động kinh

doanh. Lu ật sư tư vấn và đại diện cho đương sự về tất cả các vấn đề pháp luật. Theo

Điều 3: “ Quyền của luật sư, được tư vấn pháp luật về tất cả các vấn đề truớc Toà án,

trọng tài hoặc nhà chức trách, chi có thể bị hạn chế bời một đạo luật cùa Liên bang” .

Luật sư nào được cho phép hành nghề tại một Toà án khu vực, thì cũng có thể

hiện diện tại các Toà án khu vực khác. Tại Đức không có hạn chế số lượng luật sư

hành nghề.

* H ĩnh thức hành nghề

H ình thức hành nghề của luật sư Đức là hành nghề cá nhân. Tuy nhiên các luật

sư có thể hợp tác v ớ i nhau để thành lập các văn phòng hợp danh hoặc Vãn phòng

chung. Văn phòng hợp danh là một chủ thể pháp lý được nhận và thực hiện các yêu

cầu của khách hàng dưới danh nghĩa Văn phòng, trong khi đó các luật sư ờ Văn phòng

26
chung vẫn hành nghề hoàn toàn dộc lập. Văn phòno chung chi là hình thức liên kết của

các luật sư nhằm tiết kiệm chi phí văn phòng.

Năm 1994 vớ i phán quyết của Toà án liên bang đã cho phép luật sư thành lập

Công ty trách nhiệm hữu hạn và thành lập các Văn phòng hợp danh quốc tế.

* Thù lao luật sư

Thù lao luật sư được thực hiện theo Luật về thù lao luật sư ban hành ngày

1/4/2004. Đ ố i v ớ i việc tư vấn ban đầu trong các việc pháp luật của người tiêu dùng,

luật sư chỉ được đòi hỏi tối đa 190 euro (không có thuế giá trị gia tăng) mà không phụ

thuộc vào giá trị vụ việc. Còn thì việc thù lao được tính theo giá trị vụ việc cũng như

giá trị đối tượng. Theo qui định trước đây, luật sư Đức không được phép thoả thuận

tiền thù lao kết quả. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2008 đã có quy định mới, theo đó, cho

phép có sự thoà thuận giữa luật sư và khách hàng về tiền thù lao theo kết quả. Thoả

thuận này chỉ hợp pháp nếu khách hàng được chi rõ khả năng này từ những lý do kinh

tế. Theo đó, “ khách hàng không nghèo đến mức mà phải cần đến sự trợ giúp chi phí tố

tụng và không đủ giàu để thoà mãn chi phí tổ tụng” theo luật pháp về án phí, lệ phí

hiện hành. N ó i cách khác, việc thoả thuận thù lao theo kết quả chi hợp pháp nếu khách

hàng chứng m inh đủ khả năng kinh tế để theo đuổi và nếu không thì không thể đạt

được mục đích. V ì không phải bất cứ ai cũng có thể thoả thuận v ớ i luật sư của mình về

việc này.

2.4.4. Tổ chức xã hội nghề nghiệp

* Đoàn luật sư địa phương

ở Cộng hoà Liên bang Đức, luật sư được tổ chức trong các đoàn luật sư địa

phương và Đoàn luật sư liên bang. Tổ chức luật sư quan trọng nhất đó là các đoàn luật

sư địa phương (với số lượng hiện có là 27) dưới sự bảo trợ cùa Đoàn luật sư liên bang

có trụ sở tại Berlin.

Đoàn luật sư địa phương là một tổ chức pháp luật công hình thành từ các luật sư

được phép hành nghề tại một địa phương nhất định. Ngoài ra, thành viên của Đoàn

luật sư còn bao gồm cả các công ty luật, lãnh đạo điều hành các công ty luật, các luật

sư châu  u và luật sư nước ngoài cũng như những người tư vấn pháp luật được tiếp

nhận vào Đoàn luật sư.

Đoàn luật sư địa phương chịu sự giám sát của cơ quan tư pháp bang. Đoàn luật

sư địa phương là tổ chức trực tiếp cùa các luật sư trong địa hạt cùa một Toà án bang.

27
Chức nãng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn luật sư được quy định cụ thể trong Quy

chế luật sư liên bang. Đoàn luật sư liên bans là liên kết cùa các Đoàn luật sư các bans.

* Đoàn luật sư liên bang

Đoàn luật sư liên bang được thành lập năm 1959, với tư cách là tổ chức bảo trợ

trung ương của 22 đoàn luật sư địa phương của Cộng hoà Liê n bang Đức trước đây.

Sau khi thống nhất nước Đức, Đoàn luật sư liên bang đại diện cho cả các đoàn luật sư

Đông Đức và hiện nay đại diện cho tổng cộng 27 đoàn luật sư địa phương và toà

chuyên trách về luật sư tại Toà án tối cao Liên bang trên bình diện quốc gia, châu Âu

và quốc tế.

Đoàn luật sư liên bang là một tổ chức pháp luật công, hợp nhất từ các đoàn luật

sư địa phương, đại diện bảo vệ quyền lợ i cho tất cả các luật sư nói chung trước Quốc

hội liên bang, H ộ i đồng liên bang, các bộ và các Toà án. G iống như đoàn luật sư địa

phương, Đoàn luật sư liên bang là một tổ chức tự quản của luật sư ở tầm vóc liên bang

có nhiệm vụ trung tâm là bảo đàm sự độc lập, tự do hành nghề trong hoạt động của

luật sư bình quyền và bình đẳng với các cơ quan bào vệ pháp luật khác. Đoàn luật sư

liên bang không làm chức năng kiểm tra, giám sát đối với từng luật sư riêng mà đại

diện chung cho quyền lợi cho họ trên toàn liên bang.

Đoàn luật sư liên bang chịu sự giám sát cùa B ộ trường Tư pháp liên bang. Sự

giám sát hạn chế vào việc tuân thủ luật pháp và điều lệ, đặc biệt là thực hiện các nhiệm

vụ giao cho Đoàn luật sư liên bang. (Điều 176 Quy chế luật sư liên bang).

2.4.8. Quản lý

* Nguyên tắc chung

Hoạt động luật sư là một hoạt động mang tính chính trị - xã hội rất cao, có liên

quan trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan nhà nước và đồng thời là yếu tó quan

trọng góp phần bảo vệ pháp luật. V ì vậy, việc quản lý luật sư cần có những biện pháp

phù hợp và có hiệu quả. V iệ c quản lý hành nghề luật sư ở Đ ức được kết hợp giữa quản

lý nhà nước và quản lý nghề nghiệp. H ai hình thức quản lý này tương đối độc lập với

nhau, nhưng lại hồ trợ cho nhau và qua đó không chì bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp

cũng như chất lượng của hoạt động nghề nghiệp của luật sư, mà còn bảo đảm cả tính

độc lập cũng như một phạm vi tự do cần thiết cho nghề luật sư.

* Quản lý nhà nước

28
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động luật sư được phân cấp rõ ràng theo

ngành dọc. B ộ T ư pháp liên bang có chức năng nghiên cứu, dự thảo các sửa đổi, bổ

sung luật và giám sát hoạt động của Đoàn luật sư liên bang. Đ iều 176 cùa Quy chá luật

sư liên bang ghi rõ: “ B ộ trưởng Tư pháp liên bang giám sát hoạt động của Đoàn luật

sư liên bang. V iệ c giám sát chỉ giới hạn ở phạm v i thực thi luật và điều lệ, đặc biệt là

việc thực hiện các nhiệm vụ giao cho Đoàn luật sư liên bang. “ Chủ nhiệm Đoàn luật

sư liên bang có nghĩa vụ (theo luật định) thông báo hàng năm về hoạt động của Đoàn

cũng như kết quả bầu cử vào Chủ tịch Đoàn cho B ộ trường Tư pháp liên bang. B ộ

trưởng Tư pháp liên bang có quyền yêu cầu Toà án liên bang huỷ nghị quyết hoặc kết

quả bầu cử vào C hủ tịch Đoàn, nếu có vi phạm nội dung hoặc thủ tục pháp luật hoặc

điều lệ.

Tương tự như trên, cơ quan tư pháp bang (Bộ T ư pháp bang) thực hiện việc

quản lý, giám sát nhà nước đối với hoạt động của đoàn luật sư địa phương. V iệ c giám

sát giới hạn vào việc tuân thủ pháp luật và điều lệ, đặc biệt là việc thực hiện các nhiệm

vụ được giao cho đoàn luật sư địa phương (Điều 62, Q uy chế luật sư liên bang).

B ộ T ư pháp liên bang có trách nhiệm nghiên cứu dự thảo các sửa đổi bổ sung

luật và kiểm tra hoạt động của Đoàn luật sư liên bang. V iệ c quản lý Đoàn luật sư bang,

quản lý luật sư thuộc thẩm quyền quản lý cùa B ộ Tư pháp bang. B ộ T ư pháp bang quy

định và tổ chức đào tạo, thi cử cho các chức danh tư pháp; cấp và thu hồi giấy phép
hành nghề luật sư. Các nguyên tắc quản lý đối với Đoàn luật sư bang cũng tương tự

như đối với Đoàn luật sư liên bang. B ộ Tư pháp thành lập Toà án danh dự (Toà án luật

sư) để giải quyết các vấn đề kỷ luật đối v ớ i luật sư thành viên của Toà án luật sư do B ộ

Tư pháp chỉ định và không là thành viên Ban chủ nhiệm hoặc giữ một trọng trách nào

trong Đoàn luật sư.

* Quản lý nghề nghiệp

Bên cạnh việc quản lý nhà nước, quản lý nghề nghiệp là một biện pháp quan

trọng để bào đảm tư cách và uy tín nghề nghiệp của luật sư trong xã hội . Quản lý nghề

nghiệp được thông qua việc giám sát của Đoàn luật sư, cùa bản thân các luật sư và của

xã hội.

Bản thân các đoàn luật sư (Đoàn luật sư liên bang, các đoàn luật sư địa

phương), là một tổ chức tự quản độc lập. Quản lý nghề nghiệp do Đoàn luật sư, cá

nhân các luật sư cũng như các đối tượng khác trong phạm v i thủ tục theo luật định.

29
Điều 33 của Q uy chế luật sư liên bang quy định: Các đoàn luật sư là cơ quan có thẩm

quyền và chịu trách nhiệm thực hiện Quy ché này và các quy định pháp luật dựa trên

cơ sờ Q uy chế này.

* Toà án luật sư

Toà án luật sư là một tổ chức pháp lý nghề nghiệp, được thành lập trong địa hạt

của mỗi đoàn luật sư địa phương để xử lý những sai phạm của luật sư.

Trong địa hạt của một đoàn luật sư địa phương cũng có thể thành lập một Toà

án luật sư cho nhiều Đoàn luật sư nếu có nhu cầu. Thẩm quyền của Toà án luật sư nhất

quán vớ i thẩm quyền địa hạt của Đoàn luật sư. C ơ sở pháp lý cho việc thành lập Toà

án luật sư được quy định tại các Đ iều 92-99 của Quy chế luật รน' liên bang. Toà án luật

sư chỉ bao gồm các luật sư do cơ quan tư pháp bang chi định từ danh sách các đoàn

luật sư do Ban chủ nhiệm đoàn đề nghị. Thành viên của Toà án luật sư không được

đồng thời là thành viên ban chủ nhiệm hoặc đảm nhiệm các trách nhiệm khác của đoàn

hoặc thành viên của một Toà án luật sư khác. Thẩm phán luật sư là thẩm phán danh dự

và có vị trí pháp lý như một thẩm phán chuyên nghiệp trong thời gian tại vị. Điều đó

có nghĩa là quyết định của thẩm phán luật sư cũng có hiệu lục thi hành giống như

quyết định của thẩm phán chuyên nghiệp.

Trong một Toà án cấp cao của bang phải thành lập một Toà án luật sư cấp cao

gồm các luật sư và thẩm phán chuyên nghiệp. Các thành viên của Toà án luật sư cấp

cao đo cơ quan tư pháp bang bổ nhiệm từ các thẩm phán chuyên nghiệp của Toà án

cấp cao của bang và các luật sư theo danh sách do đoàn luật sư đề nghị. Thành viên

cùa Toà án luật sư cấp cao không được đồng thời đảm nhiệm các trách nhiệm trong

Đoàn luật sư hoặc thành viên của một Toà án luật sư khác.

Toà chuyên trách về các vấn đề luật sư của Toà án tối cao liên bang có thẩm

quyền xét xử khiếu nại (phúc thẩm) các vụ việc luật sư, gồm chánh án Toà án liên

bang, 3 thành viên khác của Toà án liên bang và 3 luật sư hội thẩm do B ộ trưởng Tư

pháp bổ nhiệm theo đề nghị cùa Đoàn luật sư liên bang.

Theo Đ iều 114 của Q uy chế luật sư liên bang, Toà án luật sư có quyền đưa ra

các biện pháp sau đây:

- Cảnh cáo;

- K ỷ luật;

- Phạt tiền cho đến 25.000 euro;

30
- c ấ m làm đại diện và tư vấn trên một số lĩnh vực trong thời gian từ 1 nãm đến

5 năm;

- K h a i trừ ra khỏi đoàn luật sư.

T rình tự, thủ tục của toà án luật sư được quy định cụ thể trong các Điều từ 113

đến 161 của Q uy chế luật sư liên bang.

* Tổ chức hoà g iả i của luật sư

H iện nay ờ Đức có quy định Đ iều lệ về cơ sờ hoà giải của luật sư do H ội nghị

toàn thể của Đoàn luật sư liên bang ban hành ngày 9/10/2009, sửa đổi bằng N ghị quyết

ngày 7/5/2010, về việc thành lập cơ sở hoà giải độc lập trên toàn liên bang để giải

quyết các tranh chấp dân sự giữa khách hàng và luật sư, v í dụ về mức thù lao luật sư

hoặc yêu cầu bảo hiểm của khách hàng đối với luật sư. Qua đó v ị trí độc lập của luật

sư được đảm bảo vì những người hoà giải không chi bao gồm những người trong đội

ngũ luật sư mà còn cả đại diện của những người tiêu dùng và các hiệp hội khác. V iệc

tham gia của các bên dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và không hưởng thù lao.

2.5. Nghề luật sư à Nhật Bản

2.5. ใ. L ịc h sử chế độ luật sư

Cùng với quá trình xác lập chế độ tư pháp độc lập, vào tháng 2 năm 1876, Nhật

Bản ban hành quy định đầu tiên về chế độ luật sư. Theo quy định này, B ộ trưởng Tư

pháp công nhận “người viết thế” (người chuycn viết hộ đơn kiện tụng) và “người phát
ngôn thế” (người biện hộ tại Toà án dân sự, tương đương với avocat của Pháp).

V ào năm 1889, H iến pháp M in h T rị được ban hành. Trên cơ sở của H iến pháp,

một loạt các luật tổ chức các cơ quan nhà nước được ban hành, trong đó có Luật về

luật sư (năm 1893). Theo quy định của Luật về luật sư năm 1893, người phát ngôn thế

chuyển thành luật sư và được quyền tham gia tất cả các vụ án tại tất cả toà án các cấp

trên phạm v i toàn quốc. H ộ i luật sư được thành lập tại các toà án địa phương. Người

muốn hành nghề luật sư phải gia nhập mộtH ộ i luật sưđịa phương. V à o thời kỳ đó,

Liên đoàn luật sư Nhật Bản chưa được thànhlập. Các luật sư Nhật Bản chịu sự giám

sát của V iệ n trường V iệ n kiểm sát địa phương.

Luật về luật sư được sửa đổi vào năm 1933. số lượng luật sư cùa Nhật Bàn vào

thời kỳ này là 7.075 người. Theo quy định của Luật về luật sư năm 1933, phụ nữ Nhật

Bản được quyền trở thành luật sư hành nghề. Luật về luật sư 1933 quy định chế độ đào

tạo nghề đối với những người muốn hành nghề luật รน; thời gian đào tạo nghề là 1 năm

31
6 tháng sau khi đã thi đỗ kỳ thi quốc gia. Thẩm quyền giám sát luật sư được chuyển từ

Viện trường V iệ n K iể m sát địa phương sang B ộ trường B ộ Tư pháp. Luật sư Nhật bản

được độc quyền trong hành nghề luật sư. Những người không phải là luật sư không

được phép hành nghề luật sư.

Từ năm 1930 đến năm 1945, hoạt động luật sư không phát triển, v ì nước Nhật

tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau khi Nhật Bản bại trận vào năm 1945, thể

chế chính trị của Nhật Bản về cơ bản đã thay đổi. Hiến pháp m ới năm 1946 được ban

hành, theo đó quyền lực N hà nước thuộc về nhân dân, nhân quyền được tôn trọng,

Nhật Bản cam kết theo đuổi chủ nghĩa hoà bình. Bên cạnh nguyên tắc hiến định về sự

độc lập của tư pháp và thẩm phán (Điều 76, Hiến pháp năm 1946), quyền của bị cáo

được nhờ người biện hộ là luật sư cũng được quy định rõ trong H iến pháp (Điều 37,

H iến pháp 1946). Lu ật về luật sư cũng được sửa đổi vào năm 1949.

2.5.2. C hế độ luật sư hiện hành

* Tiêu chuẩn của luật sư

N gư ời muốn trở thành luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên trước hết phải thi đỗ kỳ

thi tư pháp quốc gia và hoàn thành chương trình đào tạo 18 tháng tại Trường đào tạo

các chức danh tư pháp của Toà án tối cao. Theo quy định thì các thí sinh tham dự kỳ

thi tư pháp quốc gia không bắt buộc phải tốt nghiệp đại học luật. Tuy nhiên, trong thực

tế phần lớn các thí sinh là cử nhân luật. C ó thể nói kỳ thi tư pháp quốc gia là một trong

những kỳ thi khó nhất ở Nhật Bản. Vào năm 1999, trong số 33.983 thí sinh tham dự kỳ

thi tư pháp quốc gia, chỉ cỏ 1000 người thi đỗ (chiếm 2,94%).

Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên là các chức danh tư pháp khác nhau và một

người không thể cùng một lúc kiêm nhiệm cà hai chức danh. Tuy nhiên, cả 3 chức

danh tư pháp này được đào tạo nghề cùng nhau và do đó, thẩm phán, kiểm sát viên có

thể trờ thành luật sư và ngược lại. T h í sinh tham dự kỳ thi tư pháp quốc gia không yêu

cầu phải có quốc tịch Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài thi đỗ kỳ thi tư pháp

quốc gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp thì chỉ có thể trở thành

luật sư, chứ không được làm thẩm phán hoặc kiểm sát viên.

N go ài những người đã thi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia và hoàn thành chương

trình đào tạo về chức danh tư pháp, những người sau đây cũng có thể được công nhận

là luật sư:

- N gư ời đã là thẩm phán của Toà án tối cao;

32
- N gư ời đã thi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia và sau đó công tác liên tục trong thời

hạn từ 5 năm trở lên dưới các chức danh: thẩm phán Toà án giản lược, kiểm sát viên,

cán bộ nghiên cứu của Toà án, thư ký Toà án, thư ký của B ộ Tư pháp, giảng viên

Trường đào tạo các chức danh tư pháp, giảng viên Trường đào tạo thư ký Toà án, thư

ký của Ư ỷ ban pháp luật Hạ N ghị viện, Thượng Nghị viện hoặc chuyên viên của U ỷ

ban pháp luật N ộ i các;

- G iáo sư luật, Phó G iáo sư luật có từ 5 nãm kinh nghiệm giảng dạy tại một số

trường đại học.

Những người sau đây không được công nhận là luật sư:

- N gư ời đã bị kết án tù hoặc hình phạt nặng hơn;

- N gư ờ i bị Toà án đàn hạch quyết định miễn nhiệm;

- N gư ời bị xoá tên khỏi H ộ i luật sư; người bị cấm hành nghề đại diện sở hữu trí

tuệ, kiểm toán viên công hoặc kế toán thuế; công chức bị sa thải khỏi cơ quan nhà

nước. Tuy nhiên, sau 3 năm kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, những người

nói trên có thể xin được công nhận luật sư;

- N g ư ờ i giám hộ vị thành niên hoặc người đang bị quản chế;

- N gười bị tuyên bổ phá sản mà chưa được phục hồi.

* Đ ăng ký luật sư

Theo quy định của Luật về luật sư, người muốn hành nghề luật sư phải đăng ký
tên vào Danh sách luật sư lưu giữ tại Liên đoàn luật sư Nhật Bản. V iệ c đăng ký tên

vào Danh sách luật sư của Liê n đoàn luật sư Nhật Bản được thực hiện thông qua H ội

luật sư địa phương, nơi luật sư dự định gia nhập.

Trong trường hợp luật sư muốn chuyển từ H ộ i luật sư địa phương này sang H ội

luật sư địa phương khác, thì luật sư đề nghị Liên đoàn luật sư Nhật Bản thay đổi đăng

ký tư cách hội viên thông qua H ộ i luật sư nơi luật sư dự định gia nhập.

Trong trường hợp bị từ chối đăng ký tên vào Danh sách luật sư hoặc thay đổi

H ộ i luật sư, luật sư có thể khởi kiện ra Toà án cấp cao Tokyo.

* H ìn h thức hành nghề luật sư

Luật sư hành nghề dưới hình thức Văn phòng luật sư. Văn phòng luật sư được

thành lập trong khu vực thuộc thẩm quyền của H ội luật sư, nơi luật sư là thành viên.

Luật sư không được phép thành lập hai hoặc nhiều Văn phòng luật sư. T u y nhiên, một

luật sư có thể làm việc cho Văn phòng luật sư của luật sư khác. Luật về luật sư không

33
yêu cầu thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng luật sư, mà thav vào đó, luật sư chi phải

thông báo ngay việc thành lập V ăn phòng luật sư hoặc việc thay đổi Văn phòng luật sư

cho H ội luật sư địa phương, nơi luật sư là thành viên và Liê n đoàn luật sư Nhật Bản.

* K ỷ luật đổi với luật sư

Luật sư ở Nhật Bản không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan Nhà nước nào.

H ộ i luật sư địa phương và L iê n đoàn luật sư Nhật Bản có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối

với luật sư trong trường hợp luật sư có hành vi làm tổn hại uy tín nghề nghiệp, bất kể

trong khi hành nghề hay trong cuộc sống. Luật về luật sư không quy định chi tiết về

các hành vi vi phạm và thực tế cũng không dễ dàng liệt kê những trường hợp nào luật

sư bị coi là có vi phạm. T uy nhiên, có thể nêu một số tiền lệ sau đây:

- Trường hợp luật sư phạm tội hình sự như biển thủ tiền gửi của khách hàng;

- Trường hợp luật sư cho phép những người không phải là luật sư hành nghề

luật sư tại V ãn phòng cuả mình;

- Trường hợp luật sư cố tình khai báo hoặc cung cấp chứng cứ giả mạo cho Toà

- Trường hợp luật sư không đóng hội phí trong một thời gian dài mà không có

lý do chính đáng.

Bất kỳ người nào có lý do đầy đù về việc v i phạm của luật sư đều có thể yêu

cầu H ộ i luật sư địa phương, nơi luật sư là thành viên, tiến hành thủ tục xử lý kỷ lụật

đối vớ i luật sư. H ộ i luật sư địa phương cũng có thể đưa ra yêu cầu tiến hành thủ tục

xử lý kỷ luật đối vớ i luật sư.

Theo quy định của Luật về luật sư, có 4 biện pháp xử lý k ỷ luật đối v ớ i luật sư:

- X o á tên khỏi danh sách luật sư: là hình thức cấm hành nghề luật sư và mất tiêu

chuẩn trở thành luật sư;

- Y ê u cầu rút tên khỏi H ộ i luật sư: cấ m hành nghề luật sư, nhưng không bị mất

tiêu chuẩn trở thành luật sư;

- Đ ình chi hành nghề luật sư cho đến 2 nãm;

- Cảnh cáo: K h ô ng hạn chế việc hành nghề luật sư.


Trường hợp luật sư bị áp dụng biện pháp kỷ luật, thì phụ thuộc vào tình tiết của

vụ việc, nội dung của hành vi vi phạm và lý do vi phạm sẽ được công bố trên Tạp chí

xuất bản hàng tháng của Liê n đoàn luật sư.

* Thù lao luật sư

34
Liê n đoàn luật sư Nhật Bàn ban hành Quy định về chuẩn mực thù lao luật sư.

Trên cơ sở Q uy định này và căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương nơi H ội

luật sư đặt trụ sở. các H ội luật sư địa phương ban hành Q uy định về chuẩn mực thù lao

luật sư áp dụng tại địa phương đó. Thù lao luật sư bao gồm thù lao tư vấn pháp luật,

thù lao cung cấp ý kiến pháp lý bằng vãn bản, tiền thù lao ứng trước, thù lao trên cơ sở

kết quả vụ việc, thù lao dịch vụ, thù lao theo hợp đồng, chi phí sinh hoạt tính theo

ngày.

* Tồ chức nghề nghiệp của luật sư

H ộ i luật sir địa phương

H ộ i luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư. H ộ i luật sư có chức năng

hướng dẫn, theo dõi và giám sát hoạt động của luật sư thành viên nhằm mục đích duy

trì đạo đức nghề nghiệp cùa các luật sư và thúc đẩy sự phát triển của nghề luật sư. H ội

luật sư có tư cách pháp nhân. H ộ i luật sư thành lập tại mỗi tinh thuộc phạm v i thẩm

quyền tài phán của Toà án cấp tinh.

Chủ tịch H ộ i luật sư là người đại diện cùa H ộ i luật sư. Trong trường hợp Chủ

tịch H ộ i luật sư vắng mặt thì Phó Chủ tịch H ộ i luật sư tạm thời thực hiện chức năng

cùa Chủ tịch theo quy định cùa Luật về luật sư và Điều lệ của H ộ i luật sư.

H ộ i luật รน' tiến hành H ộ i nghị toàn thể định kỳ hàng năm. Trong trường hợp

cần thiết H ộ i luật sư có thể triệu tập H ộ i nghị toàĩi thể bất thường. H ộ i luật sư còn có

một số Ư ỷ ban nhir: U ỷ ban thẩm tra tư cách luật sư, U ỷ ban duy trì kỷ luật, U ỷ ban kỷ

luật đổi với luật รน'.


H iện tại, Nhật Bản có 52 H ội luật sư địa phương được thành lập tại mỗi tỉnh

thuộc phạm vi thâm quyền tài phán của Toà án cấp tinh. Trong số 52 H ộ i luật sư địa

phương, riêng T okyo có 3 H ộ i luật sư.

Liên đoàn luật sư Nhật bản

Liê n đoàn luật sư Nhật Bản là tổ chức nghề nghiệp tự quàn trên phạm v i toàn

quốc của các luật sư. Thành viên của Liên đoàn luật sư bao gồm:

- 52 H ộ i luật sư địa phương;

- Các luật sư Nhật Bản: 18.000 luật sư, trong đó luật sư nữ là 1.692 người,

chiếm khoảng 9,6%;

- Các luật sư nước ngoài hành nghề tại Nhật Bản: 139 luật sư.

35
Được thành lập vào tháng 9 năm 1949, Liê n đoàn luật sư Nhật Bản có chức

nãng quản lý nghề luật sư và thúc đẩy việc thực thi sứ mạnc của luật sư và không

ngừng tăng cường vai trò cùa luật sư trong xã hội. K in h phí hoạt động của Liên đoàn

luật sư bao gồm tiền hội phí (chiếm 78,1% tổng thu của Liên doàn), phí đãng ký luật

sư, các khoản tài trợ và các nguồn khác.

2.6. Nghề luật sư ở Trung quốc

2.6.1. K h ả i quát

Ngay sau khi thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1949, chính

quyền trung ương vừa được thành lập duới sự lãnh đạo của Đãng Cộng Sản Trung

Quốc đã tuyên bố v ớ i toàn thể thế giới rằng tất cả các luật ban hành bởi chính quyền

Guom ingdong (Quốc Dân Đảng) cũ là chống lại cách mạng, do dó bị huỷ bỏ cùng một

lúc. Chính quyền C H N D T H ngay từ ban đầu không để ý đến tầm quan trọng của pháp

quyền. Toàn bộ luật cũ bị huỷ bỏ, và luật m ới chưa được ban hành trong một thời gian

dài. Trên thực tế, trong vòng 30 năm kể từ 1949 đến 1979, Trung Quốc bị coi là một

xã hội không có luật pháp.

Luật sư là một nghề đuợc tái sinh tại Trung Quốc kể từ năm 1979. s ố lượng luật

sư tăng rất nhanh. H iện nay Trung Quốc có khoảng 120,000 luật sư chuyên nghiệp,

những người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội.

Vào năm 1996, Trung Quốc đã tiến hành một số bước cài cách quan trợng dối
với hoạt động luật sư. M ụ c đích cơ bản của cải cách là nhằm xây dựng và phát triển

một chế độ luật sư xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, đồng thời tạo tiền đề

để hoạt động luật sư Trung Quốc hội nhập vớ i nghề luật sư thế giói.

2.6.2. Tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghề luật รน

* K h á i niệm luật sư

“ Trong luật này, thuật ngữ “ luật sư” có nghĩa là người hành nghề luật có chứng

chi hành nghề luật sư theo quy định của luật này và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho

xã hội” . (Điều 2 của Luật về Luật sư).

* Đ iều kiện hành nghề luật sư

Theo quy định tại Đ iều 5 Luật về Luật sư, người muốn được phép hành nghề

luật sư phải được công nhận là luật sư và có Chứng chỉ hành nghề.

* Tiêu chuẩn công nhận luật sư

N g ư ờ i muốn được công nhận là luật sư phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:

36
- C ó trình độ đào tạo pháp luật từ 3 năm trở lên tại một Trường đại học hoặc có

trình độ nghiệp vụ tưưng đương;

- Đ ỗ kỳ thi quốc gia về công nhận luật sư.

Đ ổ i với nhữne người có trình độ đào tạo đại học từ 4 năm trở lên trong lĩnh vực

chuyên môn khác (không phải là luật) được tham dự và đỗ k ỳ thi quốc gia về công

nhận luật sư, thì cũng được công nhận là luật sư.

K ỳ thi quốc sia về công nhận luật sư được tổ chức m ỗi năm một lần. B ộ Tư

pháp là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tổ chức k ỳ thi và thực hiện việc

công nhận luật sư cho những người có đủ điều kiện.

B ộ Tư pháp cũng có thể xem xét việc miễn kỳ thi quốc gia về công nhận luật sư

cho những người có trình độ đào tạo pháp luật từ 4 năm trở lên tại một trường đại học

và đang làm cône tác nghiên cứu hoặc giảng dạy pháp luật; hoặc cho những người có

học v ị chuyên môn luật cao.

T ừ những quv định đã mô tả ở trên, có thể thấy rằng, đổi tượng tham dự kỳ thi

công nhận luật sư ở Trung quốc không chi là những người có trình độ đào tạo pháp

luật mà còn được mờ rộng cho cả những người có trình độ đào tạo đại học từ 4 nãm trờ

lên trong lĩnh vực chuyên môn khác. V à như vậy, kỳ thi quốc gia về công nhận luật sư

là một tiêu chuẩn có V nghĩa quyết định trong điều kiện công nhận luật sư.

* Đ iều kiện cắp Chứng c h ì hành nghề luật sư

Theo quy định tại Đ iều 8 của Luật về Luật sư, Chứng chi hành nghề luật sư

được cấp cho những người tán thành H iến pháp nước C H N D Trung H oa và đáp ứng

đủ các yêu cầu sau đây:

- Đ ã được cône nhận là luật sư;

- Đ ã qua thời uian tập sư hành nghề 1 nãm tại một V ăn phòng luật รบ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt.


Những người sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

- K h ô ng có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành v i dân sự hạn chế;

- Đã bị kết án hình sự, trừ trường hợp do lỗi vô ý;

- Đã bị cơ quan Nhà nước sa thải hoặc trước đây đã bị thu hồi Chứng chỉ hành

nghề.

37
Chứng chỉ hành nghề luật sư do Sở Tư pháp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực

thuộc Trung ương cấp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàv nhận được hồ sơ xin cấp

Chứng chỉ hành nghề.

2.6.3. H ìn h thức tỏ chức hành nghề luật sư

Văn phòng luật sư là hình thức tổ chức hành nghề của các luật sư Trung Quốc.

Theo quy định của Luật về Luật sư (Chương III từ Đ iều 15 đến Đ iều 24), các luật sư

Trung Quốc có thể lựa chọn một trong 3 hình thức tổ chức hành nghề sau đây:

- Văn phòng luật sư do Nhà nước đầu tư vốn thành lập;

- Văn phòng luật sư hợp tác;

- Văn phòng luật sư hợp danh.

Văn phòng luật sư do Nhà nước đầu tư vốn thành lập độc lập trong hoạt động

hành nghề theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng

toàn bộ tài sản của V ãn phòng. H iện nay, đại đa số các Văn phòng luật sư do Nhà

nước đầu tư vốn thành lập đã tự chủ được về tài chính và đang chiếm vai trò chủ đạo

trong hoạt động hành nghề luật sư.

Các luật sư cũng cỏ thể cùng nhau thành lập Văn phòng luật sư hợp tác. Văn

phòng luật sư hợp tác chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bàng toàn bộ tài sản của

V ăn phòng.

Văn phòng luật sư hợp danh là Văn phòng, trong đó các luật sư thành viên chịu
trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các khoản nợ của V ăn phòng.

V iệ c cấp giấy phép thành lập V ăn phòng luật sư do Sở T ư pháp tinh, khu tự trị,

thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trên cơ sờ xem xét các điều kiện sau đây:

- Có tên gọi, trụ sở thường trú, Điều lệ hoạt động;

- Có tài sản từ 100.000 nhân dân tệ trở lên;

- Có luật sư đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Lu ật về Luật sư.

2.6.4. H iệ p hội luật sư

H iệp hội luật sư là tổ chức xã hộicó tư cách pháp nhàn và là tổ chức tự quản

của các luật sư. H iệp hội luật sư toàn Trung Quốc được thành lập ởTrung ương. Các

H iệp hội luật sư địa phương được thành lập ở các tinh, khu tự trị, thành phố trực thuộc

Trung ương. T ại các thành phố có phần chia thành các quận, H iệ p hội luật sư cấp quận

có thể được thành lập theo nhu cầu.

38
H iệp hội luật sư hoạt động trên cơ sở Điều lệ, trong đó quy định cụ thể quyền

và nghĩa vụ của các hội viên, chế độ khen thường và kỷ luật, chức năng, nhiệm vụ của

H iệp hội. Đ iều lệ H iệp hội luật sư do Đại hội đại biểu hội viên toàn quốc thống nhất

thông qua. Sau khi được thông qua, Điều lệ Hiệp hội được gửi cho B ộ Tư pháp để lưu

Các luật sư phải tham gia H iệp hội luật sư địa phương, nơi V ă n phòng luật sư

của họ đặt trụ sở chính. Luật sư đã tham gia H iệp hội luật sư địa phương cũng đồng

thời là hội viên của H iệp hội luật sư toàn Trung Quốc.

2.6.5. Quản lý về luật sư

V ấn đề quản lý là một trong các nội dung cơ bản của cải cách hoạt động luật sư

Trung Quốc. Bên cạnh việc tiếp tục củng cố và tãng cường hiệu lực quản lý nhà nước,

Trung Q uốc có chính sách mở rộng thẩm quyền tự quản cùa H iệp hội luật sư để hoạt

động quản lý luật sư phù hợp hơn nữa với tính chất nghề nghiệp. C ơ chế quản lý luật

sư được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa Nhà nước và H iệp hội luật sư.

Đe thể chế hoá chính sách nói trên, Luật về Luật sư năm 1997 phân định cụ thể

thẩm quyền quản lý của Nhà nước và nhiệm vụ của H iệp hội luật sư.

Theo quy định của Lu ật này, B ộ Tư pháp là cơ quan quàn lý nhà nước có nhiệm

vụ ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết về tổ chức và hoạt động của các

luật sư; tổ chức kỳ thi quốc gia về công nhận luật sư và thực hiện việc công nhận luật

Sở Tư pháp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ cấp

Chứng chi hành nghề luật sư và giấy phép thành lập Văn phòng luật sư. Sờ Tư pháp

còn có chức năng xử lý v i phạm đối với luật sư và Văn phòng luật sư. H ình thức xử lý

v i phạm đối với luật sư bao gồm: cảnh cáo, đình chỉ hành nghề, huỷ bỏ Chứng chì

hành nghề. Đ ối v ớ i Văn phòng luật sư, hình thức xử lý v i phạm bao gồm: buộc sữa

chữa v i phạm, tịch thu khoản thu bất hợp pháp, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, huỷ bỏ

giấy phép thành lập. Trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý v i phạm của Sở

T ư pháp, đương sự có thể khiếu nại lên B ộ Tư pháp. Nếu vẫn không đồng ý với quyết

định của B ộ Tư pháp, đương sự có thể khiếu kiện ra Toà án nhân dân.

H iệp hội luật sư là tổ chức xã hội, tự quản của các luật sư. H iệp hội luật sư cỏ

nhiệm vụ bảo đảm việc hành nghề của các luật sư theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền

và lợ i ích hợp pháp của các luật sư. Đe thực hiện hiệu quả chức năng xã hội đó, H iệp

39
hội luật sư tổ chức giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật hành nchề và giám sát

các luật sư trong việc tuân thù các quy tắc đó. Ngoài ra, H iệp hội luật sư còn có một

nhiệm vụ quan trọng là thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các luật sư

nhằm không ngừng nâng cao chẩt lượng hoạt động luật sư. Cũng phải nói rằng, việc

mở rộng vai trò tự quản cùa H iệp hội luật sư đã góp phần không nhỏ trong sự phát

triển hoạt động luật sư Trung Quốc theo hướng chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc

3. Nghề luật sư ở Việt Nam


3.1. Sự hình thành và phải triển nghề luật sư ở Việt Nam trước năm 1987
3.1.1. Nghề luật sư ở Việt Nam trước năm 1945
Pháp xâm chiếm nước ta làm thuộc địa, chúng thiết lập ra bộ máy nhà nước

thực dân mà tiêu biểu là nhà tù và toà án. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng nhập cảng

luôn cả chế độ luật sư tư bản để lừa bịp dư luận, làm ra vẻ chế độ thực dần cũng tôn

trọng quyền bào chữa của bị cáo. Từ năm 1864, một sắc lệnh về tổ chức tư pháp của

Pháp tại Nam kỳ quy định tổ chức luật sư bào chữa trước toà. Luật sư là người Pháp

do Thống đốc bổ nhiệm.

ở V iệ t Nam từ năm 1930 trờ về trước, các luật sư người Pháp độc quyền làm

nghề bào chữa, sắc lệnh ngày 25/5/1930 thực dân Pháp mới cho phép tổ chức Hội

đồng luật sư ở Hà nội và Sài gòn có người Việt nam tham gia với các điều kiện:
- Phải tốt nghiệp đại học luật khoa.

- Phải tập sự trong một V ă n phòng biện hộ cùa một luật sư thực thụ với thời

gian 5 năm.

Sau đó phải qua sát hạch và được H ội đồng luật sư công nhận thì mới trở thành

luật sư thực thụ, có quyền mở Văn phòng và nhận khách hàng riêng. Trước khi vào tập

sự cũng như được công nhận luật sư thực thụ, người luật sư phải tuyên thệ trước Tòa

án thực dân không được làm điều gì trái với pháp luật và triệt để trung thành với chế

độ thực dân..

3.1.2. Nghề luật sư ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1987
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư

pháp được tổ chức lại. C h ì hơn một tháng sau khi N hà nước V iệ t Nam Dân chủ Cộng

hòa ra đời, Chù tịch H ồ C h í M in h đã ký sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 tổ chức

đoàn thể luật sư. sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 duy trì tổ chức luật sư cũ với một

40
số điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới trong đó quan trọng là quy định về

điều kiện công nhận luật sư. Người nào muốn được ghi tên vào danh sách luật sư phải

có đủ các điều kiện sau đây:

- C ó quốc tịch Việt Nam, bất luận nam hay nữ.

- C ó bằng cử nhân luật.

- Đã làm luật sư trong 3 năm (kể từ ngày tuyên thệ) ờ một V ăn phòng luật sư

thực thụ trong nước V iệ t Nam.

- C ó hạnh kiểm tốt.

- Đ ược bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư thực thụ.

N goài ra bằng sắc lệnh số 217/SL ngày 22/1/1946 cho phép các thẩm phán đệ

nhị cấp (tình và khu) có bằng luật khoa cử nhân được bổ nhiệm sau ngày 19/8/1945, có

thể ra làm luật sư mà không phải tập sự tại một Văn phòng luật sư.

Q uyền bào chừa của bị can, bị cáo đã được ghi nhận ngay từ sắc lệnh đầu tiên

về Toà án. Điều 5 sắc lệnh ngày 13/9/1945 thiết lập các toà án quân sự quy định: “ B ị

cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho m ình” . B ảo đảm quyền

bào chữa của bị cáo là nguyên tắc dân chủ quan trọng trong tố tụng đã được thừa nhận

và thể hiện trong Điều 67 Hiến pháp đầu tiên của nước V iệ t N am Dân chủ Cộng hoà

như sau: “ N gư ời bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư” .

D o điều kiện lúc bấy g iờ số lượng luật sư ở nước ta rất ít, mặt khác do hoàn

cảnh kháng chiến một số luật sư đã tham gia cách mạng, còn một số luật sư thì chuyển

sang hoạt động ở lĩnh vực khác. V ì vậy, vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

hầu như các Văn phòng luật sư đều ngừng hoạt động. Để bảo đảm quyền bào chữa của

bị can, bị cáo, trong khi số lượng luật sư còn ít, sắc lệnh số 69/SL ngày 18-6-1949 (do

Sắc lệnh số 144/SL ngày 22-12-1949 sửa đổi) đã được ban hành, cho phép nguyên

cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho

mình. C ông dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận. N g ư ờ i đứng ra bênh vực

không được nhận tiền thù lao của bị can hoặc nhân thân bị can.

Hiến pháp 1959 đã thiết lập hệ thống Toà án và Viện kiểm sát và Bộ Tư pháp
không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp được giao cho Tòa án tối cao đảm

nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đã được

Hiến pháp năm 1959 quy định (Điều 101), năm 1963 Văn phòng luật sư thí điểm được

thành lập lấy tên Văn phòng luật sư H à Nội.

41
Sau khi tổ chức V ăn phòng luật sư, tình hình yêu cầu bào chữa và bảo vệ quyền

lợi hợp pháp cùa công dân trước tòa ngày càng tâng. Lúc đầu nhận bào chừa những vụ

án do Tòa án yêu cầu, về sau các bị cáo, đương sự mời luật sư thì trực tiếp đến Vãn

phòng luật sư.

N ăm 1972, ủ y ban Pháp chế của Chính phủ được thành lập. H a i năm sau, năm

1974, Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao Văn phòng luật sư sang ủ y ban Pháp chế

của C hính phủ theo chức năng quy định tại N ghị định 190/CP ngày 9/12/1972.

Sau khi có N ghị quyết của Quốc H ộ i về việc thành lập lại B ộ Tư pháp, ngày

22/11/1981, H ộ i đồng B ộ trường ban hành N ghị định số 1 4 3 -H Đ B T quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của B ộ T ư pháp. B ộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt

động hành chính tư pháp trong đó có hoạt động luật sư. Trong khi chờ một văn bản

pháp luật về tổ chức luật sư, sau khi trao đổi với Tòa án nhân dân tối cao, V iệ n kiểm

sát nhân dân tối cao và một số cơ quan hữu quan khác, B ộ T ư pháp ban hành Thông tư

số 6 9 1 /Q L T P K ngày 31/10/1983 hướng dẫn về công tác bào chữa, ở một số tinh thành

lập Đoàn bào chữa viên nhân dân và tồn tại cho đến khi ban hành Pháp lệnh Tổ chức

luật sư năm 1987.

Theo hướng dẫn cùa Thông tư này ở thành phố H à N ội, H ồ C h í M inh, Hải

Phòng đã có tổ luật sư, bào chữa thì củng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn. Còn

ờ các tinh khác nếu có đủ điều kiện và được U ỷ ban nhân dân tinh cho phép thì thành

lập Đoàn bào chữa viên nhân dân. Người làm công tác bào chữa phải là công dân cùa

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt;

gương mẫu chấp hành đường lố i chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; có

kiến thức pháp lý cần thiết. Cho đến cuối năm 1987 đã có 30 tỉnh, thành phố thành lập

Đoàn bào chữa viên nhân dân với gần 400 bào chữa viên.

3.2. Nghề luật sư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2001
N gày 18/12/1987, H ội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh T ổ chức luật sư.

Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sư, tạo cơ sờ cho việc

hình thành và phát triển đội ngũ luật sư và nghề luật sư ờ V iệ t Nam. C ó thể nói, từ khi

thành lập nước đến thời điểm này, đây là văn bàn pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy

định về tổ chức và hoạt động luật sư. Pháp lệnh chứa đựng những quy định cơ bản liên

quan đến tổ chức và hoạt động luật sư, phù hợp v ớ i điều kiện của nước ta lúc bấy giờ.

Đây là văn bản pháp luật cao chi dưới luật, đánh dấu một bước phát triển có tính bước

42
ngoặt của chế định luật sư ờ V iệ t Nam, sự kế thừa của chế định bào chữa viên nhân

dân trong điều kiện chế định luật sư còn ở mức sơ khai.

Pháp lệnh Tổ chức luật รน năm 1987 được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc

thành lập các Đoàn luật sư thay thế các Đoàn bào chữa viên nhân dân. Sau khi Pháp

lệnh T ổ chức luật sư năm 1987 được ban hành, theo hướng dẫn cùa B ộ Tư pháp, các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khẩn trương, tích cực chuẩn bị thành lập

Đoàn luật sư.

Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, H ộ i đồng B ộ

trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành “ Quy chế Đoàn luật sư” kèm theo N ghị định số

15/H Đ B T ngày 21-2-1989, tiếp đến B ộ Tư pháp ban hành Thông tư số 313/TT/LS

ngày 15-4-1989 hướng dẫn thực hiện Quy chế Đoàn luật sư.

* Luật sư

v ề điều kiện gia nhập Đoàn luật sư: Điều 11 Pháp lệnh tổ chức luật sư và Điều

6 Quy chế Đoàn luật sư quy định các điều kiện gia nhập Đoàn luật sư. Cụ thể là:

- L à công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệ t Nam.

- C ó phẩm chất đạo đức, tư cách tốt.

- T ố t nghiệp Đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương.

Ngoài ra Pháp lệnh, Quy chế còn quy định các trường hợp không được gia nhập

Đoàn luật sư (Điều 11 Pháp lệnh tổ chức luật sư và Điều 7 Q uy chế Đoàn luật sư). Đ ó

là những người đang công tác tại các cơ quan Toà án, K iể m sát, Công an, T ư pháp,

Thanh tra N hà nước, Trọng tài kinh tế, H ải quan và các cơ quan N ộ i chính cùa Đảng,

trừ những người đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật tại các V iệ n

nghiên cứu và các trường thuộc các cơ quan đó.

N gười muốn được gia nhập Đoàn luật sư phải qua một thời gian tập sự từ 6

tháng đến 2 năm và một kỳ kiểm tra mới được công nhận là luật sư (Điều 12 Pháp lệnh

tổ chức luật sư và Đ iều 10, 12, 13 Q uy chế Đoàn luật sư).

* Hành nghề luật sư

Đ iều 13 Pháp lệnh tổ chức luật sư quy định các hình thức giúp đỡ pháp lý của

luật sư bao gồm:

- Tham gia tố tụng với tu cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại

diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả các vụ án

43
thuộc thẩm quyền xét xử cùa Tòa án quân sự; đại diện cho các bên đương sự trone các

vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động.

- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể

cả tổ chức kinh tế nước ngoài.

- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.

* Đ oàn luật sư

Tổ chức luật sư là Đoàn luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương. Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của luật sư. ở mỗi tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương thành lập một Đoàn luật sư.

Các cơ quan của Đoàn luật sư:

- H ộ i nghị toàn thể Đoàn luật sư (Điều 18, 19 Quy chế Đoàn luật sư) là cơ quan

cao nhất của Đoàn luật sư và quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt

động của Đoàn luật sư.

- Ban chù nhiệm Đoàn luật sư (từ Điều 20 đến Điều 23 Quy chế Đoàn luật sư)

là cơ quan chấp hành cùa H ộ i nghị toàn thể Đoàn luật sư và điều hành công việc hàng

ngày của Đoàn luật sư.

- Ban kiểm tra Đoàn luật sư (Điều 24, 25 Q uy chế Đoàn luật sư) có chức năng

giám sát, kiểm tra hoạt động cùa luật sư trong việc chấp hành Quy chế Đoàn luật sư và

N ội quy của Đoàn.

* Quản lý về luật sư

B ộ Tư pháp là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của các

Đoàn luật sư (Đ iều 5 Pháp lệnh tổ chức luật sư, Đ iều 45 Q uy chế Đoàn luật sư). H ội

đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp vớ i ủ y ban M ặ t trận Tổ quốc

cùng cấp giám sát hoạt động của Đoàn luật sư (Điều 6 Pháp lệnh tổ chức luật sư, Điều

45 Q uy chế Đoàn luật sư).

3.3. Nghề luật sir ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006
Nghề luật sư trong giai đoạn này ở nước ta được điều chinh bởi Pháp lệnh Luật

sư 2001. Pháp lệnh có tên gọi là Pháp lệnh Luật sư, bỏ hai từ “ tổ chức” so với Pháp

lệnh cũ. Đ ây là Pháp lệnh mới thay thế Pháp lệnh T ổ chức luật sư năm 1987.

* Lu ật sư và Đ iểu kiện hành nghề luật sư

Đ iều 1 Pháp lệnh luật sư được quy định: “ Luật sư là người có đủ điều kiện hành

nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn

44
pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ

quyền, lợ i ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật” . Đ iều 7 Pháp lệnh luật sư

quy định: “ N gư ời muốn được hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư và có

Chứng chỉ hành nghề luật sư” .

v ề điều kiện gia nhập Đoàn luật sư đã được quy định trong Đ iều 8 của Pháp

lệnh luật sư. N g ư ời có đù các điều kiện sau đây thì được gia nhập Đoàn luật sư:

- Là công dân V iệ t Nam thường trú tại V iệt Nam.

- C ó trình độ đại học luật.

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ờ V iệt Nam hoặc ờ nước ngoài được

pháp luật V iệ t Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 9 của

Pháp lệnh này.

- Có phẩm chất đạo đức tốt.


- Không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công

chức.

N ó i tóm lại điều kiện gia nhập Đoàn luật sư theo quy định cùa Pháp lệnh mới

có đòi hỏi cao hơn so với Pháp lệnh cũ nhưng thủ tục gia nhập Đoàn luật sư có đom

giản và rõ ràng hơn.

* Phạm v i hành nghề luật sư

Theo quy định của khoản 1 Điều 14 cùa Pháp lệnh luật sư thì luật sư được hành

nghề trong phạm v i sau đây:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là

người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp cùa đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính.

- Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp.

- Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ

chức.

- Đ ại diện theo ủy quyền cùa cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là khách

hàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. Theo khoản 1 Điều 15

của Pháp lệnh luật sư, luật sư có quyền lựa chọn lĩnh vực hành nghề luật sư; thành lập

Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; làm việc theo hợp đồng cho Văn

45
phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; tham gia tố tụng theo quy định của pháp

luật tố tụng và Pháp lệnh luật sư và các quyền khác theo quy định cùa pháp luật.

- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định cùa pháp luật.

* H ình thức hành nghề luật sư

H ình thức tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Điều 3 và Điều 17 cùa

Pháp lệnh luật sư, theo đó luật sư có thể tự mình thành lập Văn phòng luật sư của riêng

mình, cùng với các luật sư khác thành lập Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp

danh.

Theo quy định Đ iều 20 của Pháp lệnh luật sư thì V ăn phòng luật sư, Công ty

luật hợp danh phải làm thủ tục đăng ký hoạt động tại Sờ T ư pháp nơi đặt trụ sở cùa

V ãn phòng, Công ty.

Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể lập C h i nhánh ở trong hoặc

ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sờ của Vãn phòng, Công ty.

* Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư

Pháp lệnh luật sư đã quy định rõ Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp

của các luật sư được thành lập tại m ỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có từ

3 luật sư trở lên. U ỷ ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định

cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi thống nhất ý kiến v ớ i B ộ trường B ộ Tư pháp.

Pháp lệnh luật sư chỉ điều chỉnh những quy định cơ bản về tổ chức và hoạt động

của Đoàn luật sư. Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh luật sư và các vãn bản

hướng dẫn thi hành, Đoàn luật sư ban hành Điều lệ để điều chỉnh quan hệ nội bộ của

Đoàn.

* Quán lý hành nghề luật sư

Cùng vớ i việc nâng cao vai trò tự quản của tổ chức luật sư trong giai đoạn hiện

nay, để khuyến khích phát triển nghề luật sư ở V iệ t Nam cần đổi mới và tâng cường sự

quản lý nhà nước đối vớ i hành nghề luật sư. Pháp lệnh luật sư đã quy định rõ nội dung

quản lý nhà nước, thẩm quyền quản lý và phân định rõ quản lý nhà nước vớ i tự quản

của các Đoàn luật sư và phát huy vai trò tự quản của các Đoàn luật sư. Pháp lệnh luật

sư đã thể hiện theo hướng vừa bảo đảm sự quản lý của N hà nước đối vớ i tổ chức luật

sư và hành nghề luật รน, vừa phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của các Đoàn

luật sư.

3.4. Nghề luật sư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến nay

46
T ừ năm 2001 đến 2006 đội ngũ luật sư ở nước ta đã tăng nhanh về cả số lượng

và chất lượng, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của

luật sư. T u y nhiên, qua thực tế hành nghề luật sư cũng đã bộc lộ một số hạn chế, chưa

đáp ứng một cách đầy đù, toàn diện yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và

hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là Nhà nước ta đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để

gia nhập T ổ chức Thương mại Thế giới (W TO). Đ ổi mới tổ chức và hoạt động luật sư

không những phải theo định hướng phục vụ tốt hơn yêu cầu của hoạt động tư pháp nói

chung, của hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố quan trọng hỗ trợ các quan

hệ kinh tế thị trường phát triển. Trước yêu cầu cùa tình hình m ới, đặc biệt là quyết tâm

của V iệ t Nam trong v iệ c sớm gia nhập W T O , thì việc ban hành Luật Luật sư, một văn

ban quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chinh thống nhất về hành nghề

luật sư của luật sư V iệ t Nam và luật sư nuớc ngoài tại V iệ t N am là một yêu cầu cấp

thiết. T ạ i kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X I đã thông qua Luật Lu ật sư. Luật Luật sư gồm

9 chương, 94 Điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc

cho sự phát triển nghề nghiệp luật sư trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn Việt

Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới. G iai đoạn Đảng và

N hà nước ta thực hiện mạnh mẽ công cuộc cải cách thể chế, pháp luật đặc biệt là chiến

lược cải cách tư pháp.

G ia i đoạn từ năm 2006 đến nay, Nghề luật sư ở V iệ t N am đã có bước phát triển

mạnh mẽ cả về số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, quy mô dịch vụ pháp lý,

đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội. Theo Thống kê của B ộ Tư pháp,

tính tới thời điểm ngày 22 tháng 12 năm 2011, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn

Luật sư /63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương với 7.100 luật sư và gần 3.500 người

tập sư hành nghề ở hoạt động trong hơn 2.900 tổ chức hành nghề luật sư. Đ ội ngũ luật

sư năm 2011 đã tăng thêm 4.000 người so với năm 2005. s ố lượng luật sư trẻ cung

tăng lên nhanh chóng, góp phần trẻ hóa đội ngũ luật sư V iệ t Nam. Cùng với sự phát

triển về số lượng chất đội ngũ luật sư nước ta đã và đang từng bước nâng cao, bước

đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư V iệ t Nam . số luật sư có trình

độ cử nhân luật trở lên chiếm 98% so với 59% cùng kỳ năm 1989. số luật sư đã qua

đào tạo nghề chiếm hơn 75% tổng số luật sư cả nước, số luật sư có trình độ trên đại

học chiếm hơn 5% tổng số luật sư 1.

1 Báo cáo về định h ư ớ n g sử a đồi, bồ sung m ột số Điều cùa Luật Luật sư - Bộ T ư pháp n g ày 14/11/201 ỉ.

47
Hoạt động luật sư đã đáp ứng kịp thời nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao

của xã hội, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, tạo lập m ôi trường pháp

lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo số liệu thống kê 6 năm trong giai đoạn 2005-

2010, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 85.000 vụ án hình sự; 53.000 vụ việc về dân sự,

15000 vụ việc về lao động, 2.800 vụ việc về hành chính. Trong lĩn h vực tư vấn pháp

luật đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 145.000 vụ việc, hơn 50.000 vụ việc dịch vụ

pháp lý khác. Ngoài các lĩn h vực truyền thống như tranh tụng hình sự, dân sụ, hành

chính, lao động, hôn nhân gia đình, cá luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong

các lĩnh vực kinh té, đầu tư, thương mại quốc tế. M ộ t số tổ chức hành nghề luật sư

hàng đầu đã tham gia tư vấn những hợp đồng thương mại, dự án đầu tư lớn mang tầm

cỡ quốc gia như Công ty luật V I L A F tư vấn dự án lọc dầu Dung Quất, dự án lọc dầu

N ghi Sơn, D ự án điện N ghi Sơn, D ự án điện V ĩn h Tân 1, Công ty luật Y K V N tư vấn

các hợp đồng mua máy bay Boeing, dự án điện hạt nhân N inh Thuận v.v đạt kết quả

tốt tạo được danh tiếng trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế, có tên

trong bàng xếp hạng các công ty luật đang hoạt động tại V iệ t N am của những tạp chí

chuyên ngành như Intertional Financial Law review và A s ia -P a c ific Lagal.

Hoạt động luật sư ngoài việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của

cơ quan, tổ chức, cá nhân, còn đóng góp không nhò vào phát triển kinh tế xâ hội. Các
tổ chức hành nghề luật sư trong cả nước trong 6 năm hoạt động 2005 - 2010 đạt doanh

thu hơn 1.500 tý đồng, nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng

chục nghìn lao động2.

Câu hỏi thảo luận toàn chương:


1. Đ ặc trưng nghề nghiệp luật sư so với các nghề luật khác và các ngành nghề

kinh doanh khác?

2. Có quan điểm cho rằng luật sư là chức danh tư pháp, quan điểm khác lạ i cho

rằng luật sư là chức danh bổ trợ tư pháp. H ã y phân tích khái niệm Luật sư và việc

hoàn thiện khái niệm luật sư ở Việt Nam.

3. So sảnh tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật sư của các nước thuộc hệ

thong thông luật và hệ thong luật lục địa và ở Việt Nam.

2 B áo cáo về định h ư ớ n g sù a đồi, bổ sung m ột số Đ iều của L uật Luật sư - B ộ T ư pháp n gày 14/12/2011.

48
4. Có quan điểm cho rằng ท1
ị h ề luật sư là nghề tự do. Quan điểm khác lạ i cho

rằng nghề luật sư ch ỉ đirợc tự do trong phương thức hành nghề. H ã y phân tích và so

sánh h a i quan điểm nói trên?

5. Những cơ hội và thách thức đặt ra đổi với người hành nghề luật sư ở Việt

Nam ?

6. Lu ật sư có trách nhiệm bảo vệ pháp chế, góp phần bảo vệ công lý nhưng trên

hết và trước hết họ có trách nhiệm bảo vệ khách hàng của mình?

49
Chương 2

PHÁP LUẬT VÈ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHÈ LUẬT SƯ


• • •

1. Khái niệm về pháp luật luật sư và hành nghề luật sư


M ặ c dù tư tường lập pháp cùa ông cha ta về luật sư có từ rất sớm, song pháp

luật về luật sư và hành nghề luật sư (sau đây gọi là pháp luật về luật sư) ở nước ta ra

đời khá muộn, so vớ i các nước phát triển trên thế giới. Trải qua hom nửa thập kỷ phát

triển, kể từ khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, pháp luật về luật sư ở nước ta

đã trải qua các bước thăng trầm. Pháp luật về luật sư chỉ thực sự có sự phát triển mạnh

mẽ và được hoàn thiện trong hơn 10 năm trở lại đây và đã là một bộ phận quan trọng

trong hệ thống pháp luật V iệ t Nam. Trong khoa học pháp lý, cho đến nay, có một số

quan niệm khác nhau về pháp luật về luật sư. C ó quan điểm cho rằng pháp luật về luật

sư là một chế định pháp luật kinh tế, có quan điểm lại cho rằng là chế định pháp luật

dân sự, quan điểm khác lại cho rằng, pháp luật về luật sư là một bộ phận cùa pháp luật

về lĩnh vực tư pháp...Trong phần này sẽ tìm hiểu, làm sang tổ một số quan điểm về

pháp luật về luật sư và đi đến nhận thức chung về bộ phận pháp luật này trong hệ

thống pháp luật nước ta.

Quan điểm pháp luật về luật sư là chế định pháp luật kinh tế cho rằng, chế địnĩh

pháp luật về luật sư thuộc ngành luật kinh tế, điều chinh các quan hệ có tính chất dịclh

vụ kinh doanh thương mại, bởi thỏa mãn các thuộc tính về đối tượng và phương pháp

điều chỉnh cùa ngành luật này.

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh, luật sư và tổ chức hành nghề luật sư khi tiến

hành các giao dịch của mình với tư cách là chủ thể kinh doanh dịch vụ pháp lý. C ò n

Tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư tồn tại với tích nhất như là H ộ i nghề nghiêp.

Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động giống như đổi với doanh

nghiệp, kể cả trong trường hợp luật sư hành nghề tư cách cá nhân thì thủ tục đăng k ỷ

hoạt động đối vớ i cá nhân luật sư giống như cá nhân kinh doanh theo quy định của

pháp luật. Tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề vớ i tư cách cá nhân phải

thực hiện nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối vớ i ngân sách nhà nước như một chủ

thể kinh doanh. C h ỉ có một điểm khác biệt, nếu các doanh nghiệp đăng ký tại Sở kế

50
hoạch - Đầu tư thì Tổ chức hành nghề luật รน và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

đăng ký tại Sở T ư pháp vớ i mã đăng ký kinh doanh có điều kiện.

Thứ hai, về phương pháp điều chình, có hai phương pháp đặc trưng truyền

thống của ngành luật kinh tế đó là sự kết hợp cùa phương pháp hành chính - kinh tế và

bình đẳng thỏa thuận được điều chinh đối với luật sư và nghề luật sư. Trong quan hệ

với các cơ quan nhà nước, các cơ quan tố tụng, các tổ chức hành nghề luật sư và luật

sư chịu sự quản lý hành chính nhà nước cùa các cơ quan nhà nước hữu quan và của cơ

quan quản lý nhà nước chuyên ngành Tư pháp, thực hiện trách nhiệm xã hội - pháp lý

- nghề nghiệp đối với các hoạt động bào chừa theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành

tố tụng, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đổi tượng chính sách. Trong quan

hệ theo chiều ngang, với khách hàng, đồng nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được xác

định như một tổ chức kinh tế - dân sự, có quyền bình đẳng, thỏa thuận trong các

phương diện hoạt động của mình, giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận

thù lao với khách hàng trừ trường hợp thù lao trong vụ án hình sự và bào chữa theo

yêu cầu cùa cơ quan tiến hành tố tụng.

Quan điểm khác lạ i cho rằng, pháp luật về luật sư và nghề luật sư là một chế

định của luật dân sự, bởi bản thân luật sư là một chủ thể pháp luật độc lập trong quan

hệ pháp luật dân sự, bản thân luật sư và tổ chức hành nghề cũng không phải là tổ chức

kinh tế và không hoạt động vì mục tiêu kinh tế đon thuần, yếu tố tự do hành nghề, bình
đẳng, thỏa thuận để hướng tới bảo vệ quan hệ tài sản, bảo vệ quyền nhân thân, quyền,

lợi ích hợp pháp cùa các “ khách hàng” không phân biệt thể nhân hay pháp nhân, hoặc

các cơ quan tổ chức nhà nước và cũng không phân biệt có m ục đích kinh doanh hay

không? H ợp đồng dịch vụ pháp lý được điều chỉnh dựa trên nền tàng của Luật dân sự.

Quan điểm khác lạ i cho rằng, pháp luật về luật sư là một bộ phận của pháp luật

về lĩnh vực tư pháp. Quan điểm này cho rằng, pháp luật về luật sư gắn liền với việc

thực thi quyền tư pháp của nhà nước và hệ thống Tòa án nhân dân. Pháp luật về luật sư

điều chinh hai nhóm quan hệ chủ yếu là, thứ nhất, luật sư trực tiếp liên quan đến việc

thực thi quyền tư pháp. Trong lĩnh vực này, pháp luật luật sư quy định và điều chỉnh

quan hệ cùa luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư v ớ i các cơ quan tiến hành

tố tụng khi luật sư tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền lợ i ích của khách hàng

theo các quy định cùa pháp luật tố tụng có liên quan. Thứ hai, pháp luật điều chinh

nhóm quan hệ của luật sư gián tiếp liên quan đến việc thực thi quyền tư pháp. Đó là

51
quan hệ của luật sư với khách hàng khi tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụne, cuna,

câp dịch vụ pháp lý khác, thực hiện quyền “ tư pháp” theo nghĩa rộne cho các cơ quan,

tổ chức, cá nhân.

C ác quan điểm nêu trên có các hạt nhân hợp lý, tuy nhiên chưa phản ánh được

đầy đủ các yếu tố bản chất điều chỉnh của pháp luật về luật sư, cũng chưa bao quát

được phạm v i điều chinh pháp luật đối với luật sư và hành nghề luật sư, bởi nếu cho

ràng pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư là chế định pháp luật dân sự, hay kinh tế

thì chưa bao hàm được các quy phạm pháp luật của ngành luật khác điều chinh hoạt

động của luật sư như pháp luật pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân รน, tố tụng

hành chính,... Quan điểm cho rằng pháp luật về luật sư là một bộ phận của pháp luật về

lĩn h vực tư pháp thì lại chưa bao hàm được các quy định pháp luật điều chỉnh về luật

sư có tính chất hành chính, dân sự, dịch vụ thương m ạ i...

T ừ những phân tích trên đây, dưới góc độ đối tượng và phương pháp điều

chinh, tính chất của quan hệ thuộc đối tượng điều chinh, pháp luật về luật sư ờ Việt

Nam theo quan điểm của chúng tôi được hiểu là tổng thế các quy phạm và chế định

pháp lu ật thuộc nhiều ngành luật trong hệ thong pháp luật Việt Nam, do nhà nước ban

hành hoặc thừa nhận, điều chinh m ối quan hệ của luật sư với khách hàng, v ớ i các cơ

quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tổ tụng, với tổ chức xã

hội nghề nghiệp của luật sư vờ cơ quan, tổ chức khác, phát sinh trong quá trình tổ
chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư, quàn lý nhà nước đổi với nghề nghiệp luật sư

và tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, được nhà nước đảm bảo thực

hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Pháp luật về luật sư và nghề luật sư là một bộ phận quan trọng trong hệ thống

pháp luật V iệ t Nam . Theo thống kê của trang thông tin điện tử Pháp Luật V iệ t Nam,

hệ thống pháp luật về luật sư có hơn 50 văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ta

ban hành trong các thời kỳ từ năm 1945 đến nay, bao gồm cả văn bàn đang có hiệu lực

pháp luật và đã hết hiệu lực pháp luật.

D ư ớ i góc độ luật thực định, dựa trên các tiêu chí khác nhau, pháp luật về luật sư

được phân thành các loại nguồn khác nhau:

D ự a trên hiệu lực pháp lý cùa văn bản, pháp luật về luật sư được phân thành

các vãn bản luật về luật sư và các văn bản dưới luật. Các văn bản luật bao gồm: Hiến

pháp, Lu ật Lu ật sư, B ộ Luật tố tụng hình sự, B ộ Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành

52
chính,...C ác văn bản dưới Luật bao gồm: Pháp lệnh tổ chức luật sư, Pháp lệnh luật sư,

Nghị định của Chính phù quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, Luật Luật

sư, các Thông tư của B ộ trưởng B ộ Tư pháp hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư.

D ự a trên đỗi tượng điều chỉnh, pháp luật về luật sư được phân thành các quy

định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ:

Quan hệ thứ nhất, là việc nhóm quy phạm điều chỉnh việc xác lập các tiêu

chuẩn, điều kiện để một người trở thành luật sư, được cung cấp dịch vụ pháp lý đến

quan hệ của luật sư vớ i khách hàng, với các cơ quan, tổ chức...hình thành theo hợp

đồng dịch vụ pháp lý; Pháp luật điều chình quan hệ của luật sư v ớ i các cơ quan tiến

hành tố tụng, các cơ quan quản lý nhà nước và với tồ chức xã hội - nghề nghiệp Đoàn
Luật sư, Liên Đoàn luật sư V iệt Nam.

Quan hệ thứ hai, là việc nhóm quy phạm điều chỉnh quan hệ nội bộ của tổ chức

xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

D ự a trên lĩnh vực hành nghề, pháp luật về luật sư được phân thành các quy

định pháp luật điều chinh hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, các quy định pháp

luật điều chinh hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư và các quy định pháp luật điều

chỉnh hoạt động cung cấp các dịch vụ pháp lý khác của luật sư. Pháp luật về luật sư

bao gồm các quy định cụ thể sau đây:

Q uy định pháp luật về điều kiện hành nghề luật sư.

Q uy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư.

Q uy định pháp luật về hành nghề luật sư.

Q uy định pháp luật về thù lao, chi phí luật sư.

Q uy định pháp luật về tổ chức xã hội nghề nghiệp cùa luật sư.

Q uy định pháp luật về về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài,

luật sư nước ngoài tại V iệ t Nam.

Q u y định pháp luật về quản lý hành nghề luật sư, xử lý v i phạm, giải quyết

tranh chấp.

C ác quy định pháp luật của các ngành luật khác như Lu ật tố tụng hình sự, Luật

tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính điều chỉnh quan hệ giữa luật sư v ớ i tư cách là

người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp và các chủ thể có liên quan khi

luật sư tham gia tố tụng.

53
2. Các giai đoạn phát triền của pháp luật về luật sư và nghề luật sư ỏ Việt
Nam.
2.1. Giai đoạn trước năm 1945.
Từ thời kỳ B ắc thuộc, khoảng hơn 1000 năm từ khi Triệu Đà thôn tính xong

nước  u L ạ c của A n D ương Vư ơng năm 207 trước công nguyên cho đến khi Ngô

Quyền giành lại độc lập từ nhà Nam Hán năm 938. Thời kỳ này nước ta bị đặt dưới

ách cai trị của các Triều đại phong kiến Trung Quốc: N hà Triệu, T ây Hán, Đông Hán,

Nhà Ngô, N hà Tống, nhà Tề, nhà Lương, Nhà Tùy, Nhà Đường, N am Bắc triều phân

tranh cùa Trung Quốc, chi có thời kỳ độc lập ngắn nước Vạn X u ân 541 - 602. Thời kỳ

này pháp luật chủ yếu là luật tục và tập quán, việc xét xử là công việc của Triều đình

phương Bắc, tội có tính áp đặt, pháp luật là của vua và chúa, nước ta chưa có chế định

người bào chữa và biện hộ.

Trong thời kỳ phong kiến (938 - 8/1945), sau khi phá quân Nam Hán, Ngô

Quyền xưng vương đóng đô ờ c ổ Lo a huyện Đông Anh, sửa sang việc cai trị, xây

dựng quốc gia độc lập, m ờ màn cho thời kỳ phong kiến V iệ t Nam , tiếp theo đó là các

triều đại Đinh, T iền Lê, L ý , Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn. N ổ i bật qua một số thời đại,

pháp luật có những nét đặc trưng riêng và nghề thầy kiện cũng nhen nhóm xuất hiện.

Thời kỳ Triều Lý, qua các thư tịch cổ thì H ình thư thời L ý là bộ luật thành văn

đầu tiên của Lịch sử lập pháp thành văn Việt Nam. Hình thư này được ban hành tháng
10 năm Nhâm Ngọ, đời L ý Thái Tông 1402 gồm 3 quyển (Theo Phan H uy Chú - L ịch

triều hiến chương loại chí - văn tịch chí). Trong sách Đ ại V iệ t sử ký toàn thư, sử gia

Ngô Sỹ L iê n viết: “ Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật

pháp câu nệ luật văn,, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người còn bị oan uổng

quá đáng. V u a lấy làm thương xót, sai trung thần san định luật lệnh, châm trước cho

thích dụng v ớ i thời thế, chia ra môn loại, chế biến thành điều khoản, làm thành sách

H ình thư của m ột triều đại, để cho người xem dễ hiểu, sách làm xong xuống chiếu ban

hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng cho nên mới đổi

niên hiệu là M in h Đạo và đúc tiền M in h Đ ạo” . Tuy nhiên, bộ H ìn h thư thời L ý cho

đến nay đã bị thất truyền. Pháp luật thời kỳ này không những không có chế định bào

chừa, mà còn có các quy định cấm và hạn chế nghề thầy cung, thầy kiện và việc khiếu

kiện của công dân: “ không được xúi nguời khác đi kiện” , “ án đã xử xong mà khiếu

kiện thì tội sẽ nặng hon” .

54
Thời kỳ nhà Trần , nước ta tập trung khcánu chiến chống quân Nguyên Mông,

Trong khoảng thời gian hòa bình ngẳn ngủi để xây dựng và phát triển đất nước, Vương

Triều Trần đã xây dựng được 5 bộ luật quan trọng, trong đó có Q uốc triều thống chế

gồm 20 quyển ban hành năm 1230, Quốc triều thường lễ gồm 10 quyển ban hành năm

1230, H ìn h thư luật gồm 1 quyền ban hành năm 1341, H oàng triều đại điển gồm 10

quyền ban hành năm 1341 và Năm công văn cách thức 1 quyền được ban hành năm

1290. Tuy nhiên pháp luật trong thời kỳ này về quyền bào chữa không có gì nổi bật,

việc khiếu kiện của người dân là rất khó khăn, cho dù việc kiện là đúng lý nhưng cũng

khó lấy lại được công bằng, nếu người đi kiện không gặp được bậc quan, vua công

minh.

Thời đại nhà Lê, có thể nói triều đại nhà L ê có bước tiến quan trọng trong phát

triển pháp luật, bắt đầu từ Lê Thái Tổ tức Lê lợi. Từ khi lên ngôi ông đã có quan điểm

rằng: “ từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật. Cho nên học tập đời xưa, đặt ra pháp

luật để dậy các tướng hiệu, quan lại, dưới để dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là

ác, điều luật thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nồi phạm pháp” 3. Đến đời

vua Lê Thánh Tông (cháu nội vua Lê Thái Tổ) Quốc triều hình luật hay còn được gọi

là B ộ luật Hồng Đức được vua Lê Thánh Tông ra lệnh soạn thảo bắt đầu vào năm 1470

đến năm 1483 (sau 14 năm) được công bố áp dụng. V ớ i 6 quyển, 13 chương, 722 điều

khoản, gồm các chương: Danh lệ - tên gọi luật lệ; cấm vệ - Canh gác bảo vệ; V i chế -
làm trái pháp luật; Quân chính; H ộ hôn - hôn nhân gia đình; Đ iền sàn - Tài sản đất

đai; Đ iền sản m ới tăng thêm; B ổ sung thêm về luật hương hỏa; Châm chước bổ sung

về luật hương hỏa; Thông gian; Đạo tặc - Trộm cướp; Đấu tụng - đánh nhau kiện cáo;

Trá ngụy - gian dối; Tạp luật; B ộ vong - bắt tội phạm chạy trốn; Đoán ngục - xử án.

B ộ luật H ồng Đức cỏ nhiều chế định tiến bộ so với các B ộ luật cùng thời kỳ cùa các

nuớc trên thế giới. Đ ặc biệt chương Đoán ngục4 - X ử án, một số nguyên tắc rường cột

của tố tụng hình sự công bằng với tính nhân đạo sâu sắc đã được hình thành - nguyên

tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc khách quan, xác định cụ thể trách nhiệm của quan lại,

quan xét án lúc bấy giờ, từ điều tra (tra khảo), công tố, xét xử, bào chữa đến thi hành

án, chế định bào chữa v ớ i các quy định tiến bộ đầu tiên trong lịch sử lập pháp của V iệ t

Nam đã ra đời. “ Các quan xét án, phải theo tờ cáo trạng mà xét hỏi, nếu ra ngoài cáo

3 Đại Việt s ử ký toàn thư, T ậ p II, Nhà xuất bàn K HX H, H .1993, tr 295.
4 Q u ố c triều Hình luật - Viện sử học Việt N a m - N X B pháp lý Hà Nội năm 1991

55
trạng, tìm việc khác để buộc tội người thì xử cố ý bắt tội người” (Điều 607 - 13),

“ Người có tờ trạng kêu oan, được bầy tỏ khi hỏi kiện...được đối chất” (điều 687- 30).

Theo quy định tại điều 691, việc xét xử người có tội sao cho tâm phục, khẩu phục, nếu

người phạm tội không nhận tội thì quy định hội đồng thẩm hình phải xét lại cho rõ

ràng, bên cạnh đó, cho phép người bị kết tội được phép bào chữa, rồi xét lại kỹ càng.

Thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và là thuộc địa của

Pháp. Sau khi xâm lược Nam kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng B ộ luật

Naponeon cùa Pháp, thừa nhận chế định luật sư cùa Pháp tại Đông Dương được thực

hiện thống nhất theo sắc lệnh ngày 25.7.1864 của Hoàng Đế Naponeon III tổ chức luật

sư được thành lập theo khu vục: Hà N ộ i, Sài Gòn, Camphuchia, Lào, đặt bên cạnh Tòa

án thuộc địa. T uy nhiên, ở V iệ t Nam, trước năm 1930, hoạt động luật sư do người

Pháp giữ độc quyền, sau khi ban hành sắc lệnh ngày 25.5.1930, thực dân Pháp mới tổ

chức H ộ i đồng luật sư ở H à N ộ i và Sài Gòn và có quy định mở rộng đối tượng tham

gia là người V iệ t Nam với điều kiện phải tốt nghiệp đại học luật khoa và phải tập sự

trong một V ăn phòng biện hộ của một luật sư thực thụ với thời gian 5 năm. Sau khi tập

sư người tập sự phải qua kỳ sát hạch và được H ộ i đồng công nhận thì mới trở thành

luật sư và mở vãn phòng hành nghề. Trước khi vào tập sự và trở thành luật sư thực thụ,

người luật sư phải tuyên thệ trước Tòa án thực dân không được làm điều gì trái với

pháp luật và triệt để trung thành với chế độ thực dàn.


Thời kỳ chế độ ngụy S à i Gòn từ năm 1954 -1975, luật thực định về nghề luật sư

ở chế độ ngụy Sài Gòn được ban hành theo Dụ 25 ngày 5.12.1952, được sửa đổi bởi

D ụ số 41 ngày 15.11.1954 và hoàn chỉnh nhất là 2 luật, Luật thứ nhất là Luật số 1/62

ngày 08.01.1962 ấn định “ Q uy chế luật sư và và tổ chức luật sư đoàn” được thi hành

cho đến năm 1975. Luật số 025/66 ngày 07.07.1966 quy định các điều kiện trở thành

luật sư và tổ chức Luật sư đoàn, quy định về việc phải qua được cuộc thi khả năng

hành nghề luật sư trước khi hành nghề. Pháp luật thời kỳ này đã quy định một số nội

dung đáng chú ý, có tư tưởng của chủ nghĩa tự do dân chủ H oa K ỳ , đó là: Thứ nhất,

luật sư là chức danh không kiêm nhiệm hoặc liên quan đến chức vụ quản trị doanh

nghiệp, thương mại, báo chí, trừ trường hợp kiêm nhiệm là giáo sư hay giảng viên luật,

Thứ hai, đã có đề cập một số quy tắc đạo đức trong hành nghề, ứng xử của luật รน. Thứ

ba, T ổ chức luật sư được thiết lập bên cạnh Tòa án thượng thẩm cùng quàn hạt và luật

sư chỉ được hành nghề tại hạt nhất định, nếu hành nghề thuộc quản hạt khác phải được

56
phép của Chánh nhất Tỏa thượng thẩm sở tại hoặc Chánh thẩm các Tòa án đặc biệt.

Thứ tư, quy định trang phục riêng tại phiên tòa, Thứ năm, luật sư được quyền bất khả

xâm phạm khi hành nghề, bào chữa, bảo vệ cho thân chủ tại phiên tòa ngoại trừ trường

hợp xúc phạm thẩm phán, v i phạm công quyền hay xúi giục việc phi pháp5.

2.2. Giai đoạn 1945 - 1987.


Cách mạng tháng Tám thành công, nước V iệ t Nam dân chủ cộng hòa ra đời,

chính quyền về tay nhân dân, Bộ máy tư pháp đã được sắp xếp lại. C h ỉ sau hơn 1 tháng

kể từ ngày nhà nước V iệ t Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chù tịch H ồ C h í M in h đã đã

ký sẳc lệnh 46/LS ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư. sắc lệnh 46/LS tạm thời

duy trì tổ chức luật sư cũ theo sắc lệnh tổ chức luật sư ngày 25.5.1930 với một số

điểm sửa đổi cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới cùa cách mạng, trong đó

đáng chú ý là điều kiện trở thành luật sư, ghi tên vào danh sách luật sư đoàn được quy

định:

- N g ư ờ i có quốc tịch V iệt Nam, bất luận nam hay nữ;

- C ó bàng cử nhân luật;

- Đã làm luật sư trong 3 năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một V ă n phòng luật sư

thực thụ trong nước V iệ t Nam;

- C ó hạnh kiểm tốt;

- Đ ược bằng chứng đã hết hạn tập sự và có đù tư cách làm luật sư thực thụ.

H iến pháp 1946 được thông qua với quy định tại điều thứ 67: “N gư ời bị cáo

được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư” đã đặt nền móng xây dựng chế định

luật sư đầu tiên ở V iệ t Nam theo chế độ m ới dân chủ nhân dân. D o số lượng luật sư

còn hạn chế Chủ tịch H ồ C h í M in h đã ký sắc lệnh số 217 ngày 22 11.1946 cho phép

các thẩm phán đệ nhị cấp (gồm cấp tỉnh và cấp khu) có bàng ỉuật khoa cử nhân được

bổ nhiệm sau ngày 18/8/1945 có thể ra làm luật sư mà không phải tập sự tại Văn

phòng luật sư.

Để đảm bào quyền bào chữa cho bị cáo, trong khi số lượng luật sư còn ít, sắc

lệnh số 69/SL ngày 18.6.1949 được ban hành và sau đó điều 1 của sác lệnh này được

sửa đổi bởi Sắc lệnh 144/SL ngày 22/12/1949 đã cho phép nguyên cáo, bị cáo và bị

can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình, công dân đo

5 T h eo B à n văn tồ chức tư p h á p Việt N am - Bộ Tư pháp Việt N am cộ n g hòa, Ầ n bàn đặc biệt cùa P háp lý tập
san, Sài G ò n 1962 - tr 4 1 3 ,4 3 6 .

57
phải được ông Chánh án công nhận. N gười đứng ra bênh vực khône được nhận tiền

thù lao cùa bị can hoặc nhân thân bị can. Để cụ thể hóa sắc lệnh 69/LS ngày

18.6.1949, B ộ T ư pháp đã ban hành N ghị định số 0 1 /N Đ -V Y ngày 12.1.1950 ấn định

điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên. Theo Điều 1 Nghị định

số 0 1 /N Đ -V Y ngày 12.1.1950 người được cử ra hay được thừa nhận để bào chữa trước

Tòa án phải có đủ các điều kiện:

- Có quốc tịch V iệ t Nam, không phân biệt nam, nữ

- ít nhất 21 tuổi

- Hạnh kiểm tốt và chưa can án

Đầu năm, ủ y ban kháng chiến hành chính tỉnh hay thành phố và ông Chánh án

lập ra một danh sách các người trong tinh có đủ điều kiện và bằng lòng đứng ra bào

chữa trong các phiên tòa, ủ y ban kháng chiến hành chính và ông Chánh án lúc nào

cũng có quyền thêm hoặc bớt tên ghi trong danh sách. Danh sách này phải được niêm

yết tại Phòng Lụ c sự Toàn án sở quan. Người được ông Chánh án cử ra bào chữa sẽ

được hưởng phụ cấp theo điều 1, và 2 N ghị định số 9 4/M T ngày 9.10.1948 của B ộ Tư

pháp. Tiếp đó B ộ T ư pháp có Thông tư 101/HCTP ngày 29.8.1957 cụ thể hóa về việc

tổ chức bào chữa viên nhân dân. Trong Thông tư này cỏ hướng dẫn: trong lúc chưa có

sự sửa đổi gì về chế định bào chữa viên nhân dân của ta, thi vẫn phải thi hành các sắc

lệnh 69/SL ngày 18.6.1949 và N g h ị định số 0 1 /N Đ -V Y ngày 12.1.1950 tổ chức bào

chữa viên nhân dân” .

H iến pháp 1959 đã thiết lập hệ thống Tòa án và V iệ n kiểm sát và B ộ Tư pháp

không còn tồn tại, chức năng quản lý hành chính tư pháp được chuyển giao Tòa án

nhân dân tối cao. Để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo đã được quy định tại Điều

101 H iến pháp 1959 V ăn phòng Luật sư H à N ộ i đã được thí điểm thành lập v ớ i các

nhiệm vụ được quy định như sau:

- B ào chữa cho bị cáo trong những vụ án hình sự và bảo vệ quyền lợ i hợp pháp

cho đôi bên đương sự trong các vụ án dân sự trướng tòa;

- G iả i đáp pháp luật cho nhân dân và cán bộ;

- Làm giúp cho đương sự những đơn từ và văn kiện pháp luật như: hợp đồng,

khế ước;

- G óp phần tuyên truyền pháp luật thông qua xét xử tại phiên tòa.

58
Sau khi Văn phòng luật sư Hà N ội được thành lập, tình hình yêu cầu bào chữa

và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trước tòa ngày càng tăng. L ú c đầu nhận

bào chừa những vụ án do Tòa án yêu cầu, về sau các bị cáo, đương sư mời luật sư thì

trực tiếp đến V ă n phòng luật sư.

Sau hơn 10 năm B ộ Tư pháp giải thể, năm 1972, Chính phủ đã ban hành Nghị

định 190/CP thành lập ủ y ban pháp chế của Chính Phủ. Năm 1974, Tòa án nhân dân

tối cao đã chuyển giao Vãn phòng luật sư cho ủ y ban pháp chế. T ừ năm 1972 đến khi

có N ghị quyết của Quốc H ội về việc thành lập lại B ộ Tư pháp năm 1981, các quy định

về luật sư tiếp tục có hiệu lực pháp luật. T u y nhiên hoạt động luật sư trong giai đoạn

này không phát triển. Ngày 22 tháng 11 năm 1981 H ội đồng B ộ trường ban hành N ghị

định số 1 4 3 -H Đ B T quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của B ộ Tư pháp, trong đó

B ộ Tư pháp có chức năng quản lý hoạt động tư pháp khác, quản lý hoạt động luật sư.

Sau khi B ộ T ư pháp được thành lập, đáp ứng quyền bào chữa của công dân, sau khi

thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày

31.10.1983 B ộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 6 9 1 /Q L T P K hướng dẫn về công tác

bào chữa. Theo hướng dẫn của Thông tư 6 9 1 /Q LT P K ờ thành phố H à N ội, H ồ C hí

M inh, H ải Phòng đã có tổ chức luật sư thì cùng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn.

Ở các tinh khác nếu có đủ điều kiện và được ủ y ban nhân dân tinh cho phép thì thành

lập Đoàn bào chừa viên nhân dân. Điều kiện trờ thành Bào chữa viên nhân dân là công

dân cùa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệ t Nam, có phẩm chất đạo đức cách mạng

tốt, gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật cùa nhà nước

có kiến thức pháp lý cần thiết. Đoàn bào chừa viên nhân dân được thành lập ở cấp

tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Cho đến cuối năm 1987, đã có 30 tỉnh, thành

phố thành lập Đoàn bào chừa viên nhân dân với 400 bào chữa viên và hoạt động cho

đến khi Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 được H ội đồng nhà nước ban hành có hiệu lực

pháp luật.

2.3. Giai đoạn 1987 đến nay.


G iai đoạn từ năm 1987 đến năm 2001, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản

pháp luật điều chỉnh hoạt động của luật sư, trong đó nổi bật là hai Pháp lệnh về luật sư.

C ó thể nói rằng đây cũng là giai đoạn có nhiều sự kiện đáng lưu ý trong lịch sử lập

pháp của nhà nước ta gắn với sự thay đổi của tư duy pháp lý. Đ ây cũng là thời kỳ đánh

dấu các trạng đường xây dựng và phát triển vượt bậc của ngành tư pháp V iệ t Nam.

59
V ớ i Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987, thể hiện sự thể chế hóa đường lối đổi mới toàn

diện cùa Đảng và nhà nước ta sau Đ ại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, xây dựng nền

kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. V ớ i Pháp lệnh Luật sư 2001, gắn với chù trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dựa trên cơ sở pháp lý Đ iều 133 Hiến pháp

1980 quy định: “ Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác

về mặt pháp lý ” , ngày 18/12/1987, H ộ i đồng nhà nước (nay là ủ y ban thường vụ Quốc

H ộ i) đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư.

Pháp lệnh tổ chức luật sư ra đời đã tạo cơ sờ pháp lý vững chắc cho việc hình

thành và phát triển đội ngũ luật sư ở V iệ t Nam theo tư duy pháp lý mới. Đẻ hướng dẫn

thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư H ộ i đồng B ộ trường (nay là Chính phủ) đã ban hành

“ Q uy chế Đoàn luật sư kèm theo N ghị định 15/H Đ BT ngày 21.2.1989. B ộ Tư pháp

ban hành Thông tư 313/TT/LS ngày 15-4-1989 hướng dẫn thực hiện Quy chế Đoàn

luật sư.

Pháp lệnh đã quy định điều kiện gia nhập Đoàn luật sư gồm các tiêu chuẩn:

- L à công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệ t Nam , không thuộc các

trường hợp không được làm luật sư;

- C ó phẩm chất đạo đức, tư cách tốt;

- Tốt nghiệp Đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương,
Những người không được làm luật sư bao gồm: những người đang công tác tại

các cơ quan: Tòa án, kiểm sát, Công an, Tư pháp, Thanh tra nhà nước, Trọng tài kinh

tế, H ả i quan và các cơ quan N ộ i chính của Đảng, trừ những người làm công tác nghiên

cứu, giảng dậy về pháp luật tại V iệ n nghiên cứu và các trường thuộc cá cơ quan đó.

N gư ời gia nhập đoàn luật sư sẽ phải trài qua thời gian tập sư từ 6 tháng đến 2

năm và trải qua 1 kỳ kiểm tra m ới được công nhận luật sư.

Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã quy định về dịch vụ pháp lý dưới hình thức

giúp đỡ pháp lý của Luật sư:

- Tham gia tố tụng v ớ i tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại

diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả các vụ án

thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; đại diện cho các bên đương sự trong các

vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động.

60
- Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể

cả các tổ chức kinh tể nước ngoài.

- Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.

Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987, Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của

Luật sư. K h i có từ hai người trở lên có đủ điều kiện làm luật sư quy định ở Điều 11

của Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đề nghị và được U ỷ ban mặt trận Tổ quốc tình,

thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn v ị hành chính tương đương giới thiệu, U ỷ

ban nhân dân cùng cấp ra quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, sau khi đã

thống nhất ý kiến v ớ i B ộ trưởng B ộ Tư pháp. Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân và

tiến hành hoạt động nghề nghiệp kể từ ngày đăng ký tại Ư ỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương hoặc đơn v ị hành chính tương đương.

H ội nghị toàn thể Đoàn luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư. H ội nghị
ỉ , .
toàn thê bâu ra B an chủ nhiệm và Ban kiêm tra. Nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm và Ban

kiểm tra là 3 năm. N hiệm vụ, quyền hạn của H ội nghị toàn thể, Ban chủ nhiệm và Ban

kiểm tra do Quy chế Đoàn luật sư quy định. Đoàn luật sư thông qua Ban chủ nhiệm tổ

chức các hoạt động của luật sư.

B ộ Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của các Đoàn luật sư

theo Q uy chế Đoàn luật sư do H ộ i đồng bộ trường ban hành. H ộ i đồng nhân dân và U ỷ

ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ưưng và đưn vị hành chính tương đương

phối hợp với U ỷ ban M ặt trận Tổ quốc cùng cấp giám sát hoạt động của Đoàn luật รน

tại địa phương; tạo điều kiện và giúp đỡ Đoàn luật sư và các luật sư thực hiện tốt

nhiệm vụ.

Sau khi Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 được ban hành, đến trước khi thời điểm

ban hành Pháp lệnh luật sư 2001, đã có 61 Đoàn luật sư được thành lập. Đ ộ i ngũ luật

sư đã tăng lên một cách đáng kể và chất lượng luật sư được được cải thiện. Từ 186 luật

sư năm 1989, đến ngày 30.9.2001 số luật sư trong cả nước là 2100 luật sư. Hoạt động

của các Đoàn luật sư và Luật sư đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ

pháp lý cùa công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội

chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội, sự

gia tăng nhu cầu dịch vụ pháp lý, đòi hỏi tất yếu của sự phát triển kinh tế và hội nhập

61
kinh tế quốc tế, số lượng và chất lượng địch vụ của luật sư trong giai đoạn này chưa

đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Đòi hỏi có khuôn khổ pháp lý mới để phát

triển, trong khi Pháp lệnh tổ chức luật sư không còn phù hợp vớ i thực tiễn, đặc biệt ờ

quy định về điều kiện và thủ tục công nhận luật sư, hình thức hành nghề và vấn đề

quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987

đã trao quyền cho Đoàn luật sư nhiều quyền hạn vừa là tổ chức nghề nghiệp, tổ chức

hành nghề vừa thực hiện các chức năng quản lý phát triển dẫn đến tình trạng Đoàn luật

sư hoạt động khép kín, không kết nạp thêm luật sư hoặc kết nạp nhỏ giọt, tùy tiện,

thiếu sự kiểm tra, giám sát về tiêu chuẩn, điều kiện thủ tục và công nhận luật sư. Có

một sổ Đoàn luật sư, sau thời gian dài, gần như đóng cửa, không kết nạp luật sư mới,

trước thông tin của ban hành Pháp lệnh mới đã kết nạp ồ ạt không câ nhắc kỹ về tiêu

chuẩn, điều kiện. D o điều kiện kết nạp ở Hà N ộ i và Tp. H ồ C h í M in h khó khăn, người

thường trú ở hai thành phố trên đã về các tỉnh khác để gia nhập đoàn luật sư dẫn đến

tình trạng Đoàn luật sư không quản lý được hoạt động của các luật sư này. Đặc biệt

quản lý sử dụng thẻ luật sư.

Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp nhưng các quy định về thù tục kết nạp, quy

chế thành viên, cơ cấu và tổ chức Đoàn luật sư hoạt động theo H iệp hội. Đoàn luật sư

là nơi hành nghề của các luật sư. Sự không rõ ràng trong địa v ị pháp lý của Đoàn luật

sư nói trên cũng dẫn đến sự khép kín, gò bó, tính thiếu chuyên nghiệp, kìm chế sự phát
triển nghề nghiệp của luật sư.

M ặt khác, Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 chưa bao quát, điều chỉnh được hoạt

động tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý một trong dịch vụ pháp lý của luật รบ có

nhu cầu phát triển ngày càng to lớn đo nhiều chủ thể cung cấp: luật sư, tổ chức cá nhân

thuộc H ộ i luật gia V iệ t Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động theo

các quy định của đăng ký doanh nghiệp, và dịch vụ pháp lý có yếu tố nước ngoài.

Trong giai đoạn nhà nước ta đổi mới, mờ cửa nền kinh tế, hoạt động đầu tư của

các nhà đầu tư nước ngoài tại V iệ t Nam đã phát sinh nhu cầu từ vấn pháp luật, đặt ra

yêu cầu cấp phép và quản lý hoạt động này ờ V iệ t Nam . Theo tập quán quốc tế về

hành nghề luật sư cùa luật sư nước ngoài, đa sổ các nước đều quy định luật sư nước

ngoài không được tham gia tranh tụng trước Tòa án sờ tại. Công ty Luật nước ngoài

không được thuê luật sư nước sở tại, nhưng ngược lại công ty luật nước sờ tại lại có

quyền thuê luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật nước ngoài. T uy nhiên, việc xem xét

62
mở rộng quyền hành nghề trong xu thế hội nhập quốc tế đã và đang được xem xét một

cách rộng rãi.

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi

trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh ngăn ngừa các hành

v i lừa đảo, bảo vệ quyền, lợi ịch hợp pháp, tạo sự yên tâm đầu tư kinh doanh cho các

chủ thể kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. H ình ảnh luật sư nước ngoài đi bên cạnh

các thương gia nước ngoài trong các thượng vụ là hình ảnh bình thường trong các giao

dịch kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của các nhà đầu tư cũng

như các tổ chức cá nhân nước ngoài, Chính phù đã ra N g h ị định số 42/Cp ngày

8.7.1995 ban hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài

tại V iệ t Nam , đây cũng là văn bản pháp luật đầu tiên của V iệ t N am cho phép luật sư

nước ngoài được hành nghề tại V iệt Nam. Sau 3 năm thực hiện, một số quy định của

Q uy chế tỏ ra bất cập do vậy Chính phủ ra N ghị định sổ 92/1998/ND-CP ngày

10.11.1998 thay thế N g h ị định số 42/Cp ngày 8.7.1995.

Theo Đ iều 6 N g h ị định 92 /1998/NĐ-CP tổ chức luật sư nước ngoài đáp ứng

đày đủ các điều kiện sau đây thì được phép đặt chi nhánh tại V iệ t Nam để hành nghề

tư vấn pháp luật:

- Đ ược thành lập hợp pháp tại nước nơi tổ chức luật sư đó mang quốc tịch.

- C ó khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại V iệ t Nam

- C ó uy tín trong hành nghề tư vấn pháp luật.

- Có thiện chí đối với N hà nước V iệ t Nam

- C ó phương án hoạt động và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy

định của N ghị định về quản lý liên quan và các quy định của pháp luật khác của Việt

Nam

- Có cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tu vấn pháp luật.

Tuy nhiên, có m ột số hạn chế về hành nghề tư vấn cùa luât sư nuớc ngoài, thứ

nhất Chính phủ V iệ t Nam chi cho phép tổ chức luật sư nước ngoài ành nghề ở Việt

N am với hình thức C hi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, không cho phép hình thức

hành nghề khác hay tư cách luật sư cá nhân đăng ký hành nghề.

Thứ hai, Tổ chức luật sư nước ngoài chi được mở tối đa hai chi nhánh ở Việt

Nam, tuy nhiên số lượng luật sư thì không có hạn chế nào, song không được tư vấn

pháp luật V iệ t Nam, C h i nhánh luật sư nước ngoài không được thuê luật sư V iệ t Nam

63
nhưng được quyền nhận công dân V iệ t Nam có bàng cử nhân luật tập sư hành nghề tư

vấn pháp luật tại C h i nhánh. Chi nhánh được ký kết hợp đồng lao độne với công dân

V iệ t Nam vào làm việc tại C h i nhánh với tư cách là nhân viên của Chi nhánh, được

tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc trong Chi nhánh theo pháp luật lao động

cùa V iệ t Nam.

Hoàn thiện pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ờ V iệ t Nam đã trở thành

một nhu cầu cấp thiết của sự phát triển. Pháp lệnh luật sư 1987 đã không còn phù hợp

vớ i thực tiễn, làm cho hoạt động luật sư không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ pháp lý

ngày càng cao của xã hội. M ộ t sổ các quy định của Pháp lệnh luật sư 1987 đã trở thành

bất cập. Quy định về điều kiện và thù tục công nhận luật sư, hình thức hành nghề luật

sư và các vấn đề về quản lý đối v ớ i nghề luật sư, các quy định về tổ chức và hoạt động

luật sư, tư vấn pháp luật thiếu tính thống nhất, và động bộ dẫn đến nhiều loại hình tổ

chức luật sư, tư vấn pháp luật khác nhau được điều chỉnh bởi nhiều loại vãn bản pháp

luật khác nhau, hoạt động luật sư chưa được quy định là nghề mang tính chuyển

nghiệp. N hu cầu số lượng luật sư tăng lên rất nhanh trong k h i quy định pháp lệnh 1987

muốn được hành nghề thì phải được kết nạp vào một Đoàn luật sư. Q uy định này dẫn

đến tình trạng nhiều người có đủ diều kiện làm nghề luật sư nhưng không được Đoàn

luật sư kết nạp.

Pháp lệnh tổ chức luật sir ทสืทา 1987 mới chỉ quy định về trình độ pháp lý, chưa
quy định về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, ảnh hường không nhỏ đến chất lượng hoạt

động nghề nghiệp của luật sư. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 chưa quy định quy tắc

đạo đức nghề nghiệp là một trong đòi hỏi nghiêm ngặt của nghề luật sư. Pháp lệnh tổ

chức 1987 quy định Đoàn luật sư vừa là tổ chức mang tính xã hội nghề nghiệp, vừa là

nơi hành nghề của luật sư như một tổ chức hành nghề. H ình thức này không còn phù

hợp v ớ i nghề luật sư, chưa phát huy được tính năng động, tự chủ của luật sư và chưa

đề cao trách nhiệm cá nhân của luật sư. Q uy định về quản lý nhà nước về luật sư chưa

cụ thể, thiếu đồng bộ làm giảm hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đổi với luật sư.

Chính những bất cập trên đây, để tạo cơ sở pháp lý thuận lợ i để phát triển đội

ngũ luật sư đáp ứng nhu cầu cùa xã hội trong tinh hình m ới, xác định phạm v i hoạt

động và hình thức hành nghề thích hợp của luật sư cho phù hợp với điều kiện xây

dưng nhà nước pháp quyền V iệ t nam; Tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội

nghề nghiệp của luật sư, đổi m ới nội dung và hình thức quản lý nhà nước đối với hành

64
nehề luật sư; tạo cơ sờ pháp lv thuận lợi cho đội n£Ũ luật sư V iệ t Nam hòa nhập khu

vực và quốc tế; K ế thừa các quy định hợp lý của Pháp lệnh luật sư 1987, tham khảo

kinh nghiệm nước ngoài vận dụng phù hợp điều kiện Việt Nam.

Pháp lệnh luật sư 2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và

hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, nhu cầu thực tiễn, bước đầu đáp ứng được yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới, đưa chế định luật sư ở nước ta xích gần với thông lệ quốc

tế, mở ra một giai đoạn phát triển cho nghề luật sư ở nước ta.

Pháp lệnh luật sư 2001 gồm 8 chương 45 điều khoản so v ớ i Pháp lệnh luật sư

1987 có 6 chương 25 điều. Pháp lệnh luật sư 2001 đã bỏ hai chữ tổ chức trong Pháp

lệnh tổ chức luật sư 1987, quy định về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:

điều kiện hành nghề luật sư, hình thức tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư, quản

lý hành nghề luật sư, Khen thưởng và xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo về tổ chức

luật sư và hành nghề luật sư.

về điều kiện hành nghề luật sư, Theo quy định cùa pháp lệnh luật sư 1987,

người muốn hành nghề luật sư thì phải có đủ điều kiện do pháp luật quy định và phải

được kết nạp vào Đoàn luật sư, người muốn gia nhập đoàn luật sư phải là công dân

V iệ t Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc tương đương và

phải tự nguyện làm đơn gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư người mới được gia nhập

Đoàn luật sư phải qua một thời gian tập sư từ 6 tháng đến 2 năm, và qua một một kỳ

kiểm tra mới được công nhận là luật sư.

Đ iều 7 Pháp lệnh luật sư quy định: “ N gư ời muốn hành nghề luật sư phải gia

nhập một Đoàn luật sư và có chứng chỉ hành nghề luật sư” . M uốn hành nghề luật sư

phải gia nhập một đoàn luật sư , qua thời gian tập sự và một kỳ kiểm tra mới được cấp

chứng chi hành nghề luật sư. Như vậy muốn hành nghề luật sư phải có hai điều kiện:

G ia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

v ề điều kiện gia nhập Đoàn luật sư đã được quy định trong điều 8 của Pháp

lệnh luật sư:

- Là công dàn V iệ t Nam thường trú tại V iệ t Nam

- C ó trình độ đại học luật

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở V iệ t Nam hoặc ở nước ngoài được

pháp luật V iệ t Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 9 của

Pháp lệnh luật sư.

65
- C ó phẩm chất đạo đức tốt

- Không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công
chức.

v ề chù thể là công dân V iệ t Nam và thường trú tại V iệ t Nam, về trình độ

chuyên môn đòi hỏi luật sư phải có trình độ đại học luật không chấp nhận trình độ

pháp lý tương đương, đòi hỏi thêm việc đào tạo kỹ năng hành nghề; Q uy định tiêu

chuẩn đạo đức là điều kiện.

Pháp lệnh quy định người được miễn đào tạo nghề luật รน: là G iáo sư, Phó giáo

sư chuyên nghành luật, tiến sỹ luật;

N gười đã làm thẩm phán, kiểm sát viên từ 5 năm trở lên;

Người đã làm điều tra viên cao cấp, chuyên viên pháp lý cao cấp, nghiên cứu

viên pháp lý cao cấp.

Pháp lệnh quy định những người không được gia nhập Đoàn luật sư bao gồm:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chua được xóa án

tích.

- Đang bị quản chế hành chính

- B ị mất hoặc hạn chế năng lực hành v i dân sự

- Là cán bộ, công chức bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 3 năm, kể từ

ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực pháp luật.

Đ iều 10 Pháp lệnh luật sư quy định người muốn gia nhập đoàn luật sư phải làm

đơn và gửi cho Ban C hủ nhiệm nơi m ình cư trú. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày

nhận được đơn xin gia nhập Đoàn luật sư, Ban Chủ nhiệm xem xét quyết định chấp

nhận v iệ c xin gia nhập Đoàn luật sư, trong trường hợp từ chối thì phải thong báo bằng

văn bản cho người làm đon. N gười bị từ chối có quyền khiếu nại đến Chủ nhiệm Đoàn

luật sư, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại cùa Chủ nhiệm Đoàn

luật sư tỉnh có quyền khiếu nại đến Chủ tịch ủ y ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực

thuộc Trung ương. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của ủ y ban nhân dân

tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ

trường B ộ Tư pháp.

Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, người muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề

phài qua thời gian tập sự hành nghề 24 tháng.

66
Nếu như trong Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987, Đoàn luật sư có nhiệm vụ cử

luật sư hướng dẫn luật sư tập sự thì theo Pháp lệnh luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật

sư có nhiệm vụ giới thiệu luật sư tập sự đến Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

và Tổ chức này có nghĩa vụ nhận luật sư tập sự và cử luật sư hướng dẫn tập sự. Luật

sư tập sự cũng có thể thỏa thuận với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh về việc

nhận mình vào tập sự.

Pháp lệnh luật sư 2001 vẫn quy định chế định luật sư tập sư nhưng có sự thay

đổi so với Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987. Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 người

m ới gia nhập Đoàn luật sư phải trải qua thời gian tập sự từ 6 tháng đến 2 năm và gọi là

luật sư tập sự. Luật sư tập sư có quyền hành nghề như luật sư chính thức. Theo Pháp

lệnh luật sư 2001, quyền hành nghề cùa luật sư tập sư bị hạn chế.

Theo khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh luật sư, luật sư tập sư có các quyền và nghĩa

vụ như luật sư, trừ các quyền sau đây:

- Thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;

- K ý văn bản tư vấn pháp luật

- Tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân

dân cấp tinh, T ò a án quân sự khu vực và tương đương, Tòa án nhân dân tối cao.

- Tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân

dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực mà không có sự phân công của luật sư hướng

dẫn hoặc không được sự đồng ý của khách hàng.

Pháp lệnh luật sư quy định chế độ miễn giảm thời gian tập sự, người đã là thẩm

phán kiểm sát viên từ 5 năm đến dưới 10 năm thì được giảm '/2 thời gian tập sự, từ 10

năm trở lên thì được miễn thời gian tập sự.

- N g ư ờ i có thời gian công tác pháp luật với chức danh chuyên viên pháp lý,

nghiên cứu viên pháp lý, giảng dậy luật, thẩm tra viên, điều tra viên, công chứng viên,

chấp hành v iê n thanh tra viên từ 10 năm trở lên thì được giảm '/2 thời gian tập sự.

Sau kh i hết thời gian tập sự phải trà qua một kỳ kiểm tra để đánh giá khả năng

hành nghề luật sư. N gười đạt yêu cầu kiểm tra thì được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư

đề nghị B ộ T ư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, H ồ sơ gồm có:

- Đ ơn x in cáp chứng chì hành nghề luật sư

- Sờ yếu lý lịch
- Phiếu lý lịch Tư pháp

67
- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ, tiến sỹ luật

-Bản sao G iấy chứng nhận tổ nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ

chứng nhận là đối tượng thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy

định tại Điều 9 của Pháp lệnh luật sư.

- Nhận xét của luật sư hướng dẫn về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức

của luật sư tập sự có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư, trừ trường hợp được

miễn thời gian tập sự quy định tại điều 12 của Pháp lệnh luật sư.

- Kết quả kiểm tra hết tập sự hoặc giấy tờ chứng minh là đối tượng thuộc trường

hợp được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 12 cùa Pháp

lệnh luật sư.

- Văn bản đề nghị cấp chứng chi hành nghề của Ban chủ nhiệm

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hò sơ đè nghị cấp chứng chỉ

hành nghề luật sư, B ộ Tư pháp cấp chứng chi hành nghề luật sư cho người làm đơn.

Trường hợp từ chối thì phải thong báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn và Ban

chủ nhiệm Đoàn luật sư. N gười bị từ chối cấp Chứng chi hành nghề luật sư có quyền

khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Phạm vi hành nghề luật sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư

Theo Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh luật sư, pham vi hành nghề luật sư được mờ

rộng hơn so với Pháp lệnh tổ chức luật รบ 1987:

- Tham gia tố tụng vớ i tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người

bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án hình sự;

- Tham gia tố tụng vớ i tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền,

lợ i ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính;

- Tham gia tổ tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp;

- T ư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêucầu của cá nhân, tổ

chức;

- Đ ại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện các công việc có

liên quan đến pháp luật. Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định cùa pháp

luật.

Pháp lệnh luật sư còn quy định luật sư đươc hành nghề trên toàn lãnh thổ V iệt

Nam và cho phép luật sư được hành nghề ờ nước ngoài.

68
Luật sư có quyền lựa chọn lĩnh vực hành nghề luật sư, thành lập Văn phòng luật

sư hoặc công ty luật hợp danh, làm việc cho Văn phòng hoặc Công ty luật hợp danh,

tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp lệnh luật sư và các quyền

khác theo quy định của pháp luật.

Luật sư cỏ thể tự mình thành lập Văn phòng luật sư do m ình làm chủ hoặc cùng

với các luật sư khác thành lập Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật hợp danh. Đ ổi với

các luật sư không có khả năng thành lập hoặc tham gia thành lập các tổ chức hành

nghề thì có thể ký hợp đồng làm việc cho các tổ chức hành nghề nói trên. Tuy nhiên

chi các luật sư làm việc trong Văn phòng luật sư mới được tham gia tố tụng, còn nếu

làm việc cho công ty luật hợp danh thì chi được tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch

vụ pháp lý.

Lần đầu tiên Pháp lệnh luật sư quy định về các nguyên tắc hành nghề luật sư.

Các nguyên tắc hành nghề luật sư bao gồm:

1. Tuân thủ pháp luật;

2. Tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư;

3. Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

4. C h ịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình.

Pháp lệnh cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của luật sư, đỏ là: Tuân theo

các nguyên tắc hành nghề luật sư, sử dụng đúng đắc các biện pháp để bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của khách hàng; tham gia các vụ án do các cơ quan tiến hành tố tụng

yêu cầu theo sự phân công của Văn phòng luật sư mà luật sư hành nghề và thực hiện

các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. N hư vậy, so v ớ i Pháp lệnh tổ chức luật

sư 1987, Pháp lệnh luật sư 2001 đã thu hẹp diện luật sư thực hiện nghĩa vụ bào chữa

chỉ định. C h ỉ các luật sư của Văn phòng luật sư mà luật sư hành nghề có nghĩa vụ

tham gia vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.

Pháp lệnh luật sư 2001 một mặt mở rộng quyền của luật sư tạo điều kiện cho

luật sư trong hành nghề, mặt khác cũng đòi hỏi luật sư nâng cao chất lượng dịch vụ và

bảo vệ quyền lợ i của khách hàng. Ngoài việc nâng cao các điều kiện và tiêu chuẩn

hành nghề luật sư, đảm bảo chất lượng dịch vụ luật sư, Pháp lệnh còn quy định những

điều cấm đối với luật sư:

Thứ nhất, bào chữa cho các bị can, bị cáo hoặc bảo vệ các đương sự có quyền

lợi đổi lập nhau trong cùng vụ án.

69
Thứ hai, cố tình cung cấp chứng cứ giả, xúi giục bị can, bị cáo, đưcme, sự khai

sai sự thật hoặc khiếu nại khiếu kiện, tố cáo không có căn cứ.

Thứ ba, tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà m ình biết được trong khi

hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp

luật sư, pháp luật có quy định khác.

Thứ tư, sách nhiễu khách hàng;

Thứ năm, thực hiện các hành v i khác vi phạm pháp luật;

Pháp lệnh còn quy định rõ trách nhiệm bôi thường thiệt hại cho khách hàng

trong trường hợp thiệt hại đó có lỗi của luật sư gây ra, quyền khiếu kiện của khách

hàng đối với luật sư, V ăn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Pháp lệnh quy định rõ

các thỏa thuận về dịch vụ pháp lý; thù lao luật sư. Đ ây là quy định mới, so với Pháp

lệnh tổ chức luật sư 1987, tạo hàng lang pháp lý tốt hơn cho haotj động luật sư, cho

m ối quan hệ khách hàng và luật sư, tạo cơ sở pháp lý để khách hàng an tâm, tin tường

vào dịch vụ pháp lý của luật sư.

về hình thức hành nghề luật sư


Pháp lệnh luật sư 2001 quy định hai hình thức hành nghề luật sư, V ăn phòng

luật sư hoặc Công ty Luật hợp danh. Văn phòng luật sư bao gồm 2 loại, thứ nhất, Văn

phòng luật sư cá nhân do 1 luật sư đăng ký thành lập tự quản lý điều hành và tự chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của Văn phòng. Văn

phòng luật sư hợp đanh là tổ chức hành nghề do 2 luật sư trờ lên đăng ký thành lập,

cùng quàn lý điều hành và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi

hoạt động cùa Văn phòng.

Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư do ít nhất hai luật sư đãng

ký thành lập, cùng quản lý và điều hành và liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi

hoạt động của công ty.

V iệ c đăng ký thành lập V ăn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được tiến

hành theo ngành tư pháp mà không theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Điều

20 Pháp lệnh luật sư thì Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải làm thù tục

đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sờ của Văn phòng, Công ty. H ồ sơ đăng

ký hoạt động của V ă n phòng luật sư, Công ty luật hợp danh gồm có:

1. Đơn đăng ký hoạt động;

70
2. H ợ p đồng thành lập đối với Vãn phòng luật sư do một sổ luật sư thành lập;

hoặc Đ iều lệ đối với Công ty Luật hợp danh.

3. Danh sách luật sư sáng lập viên

4. B ản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư cùa luật sư hoặc các luật sư sáng lập

viên.
5. G iấ y tờ xác nhận về trụ sờ.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tư pháp cấp G iấ y đăng ký

hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Trong trường hợp từ chói thì

phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn. Người bị từ chối có quyền

khiếu nại theo quy định của pháp luật. V ă n phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được

hoạt động kể từ ngày được cấp đãng ký hoạt động Điều 22 và 23 Pháp lệnh luật sư quy

định quyền và nghĩa vụ của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Vãn phòng luật

sư, Công ty luật có quyền nhận yêu cầu dịch vụ của khách hàng, nhận thù lao để thực

hiện dịch vụ. K h i nhận yêu cầu Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải ký hợp

đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng trong đó có thỏa thuận về nội dung dịch vụ,

quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức tính và mức thù lao cụ thể, trách nhiệm

do v i phạm hợp đồng.

H ợp đồng dịch vụ pháp lý là hợp đồng dân sụ, phải được làm thành văn bản,

trong trường hợp một bên có yêu cầu thì hợp đồng phải dược công chứng. Như vậy

việc nhận yêu cầu của khách hàng, thanh toán tiền thù lao đều phải thông qua tổ chức

hành nghề luật sư Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh. Trong trường hợp

các luật sư của Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh gây thiệt hại cho các

khách hàng khi tư vấn pháp luật hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý khác thì Văn phòng

luật sư, C ông ty luật có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. N hư vậy, pháp lệnh

luật sư 2001 chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi khách hàng khi cung

cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác, không quy định

trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực tố tụng. Đồng thời, quy định chủ thể trách

nhiệm bồi thường là tổ chức hành nghề chứ không phải là cá nhân luật sư thực hiện

dịch vụ. Pháp lệnh còn quy định các tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm mua bảo

hiểm cho các luật sư.

Văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh có thể lập Chi nhánh ờ trong hoặc

ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cùa Văn phòng, Công ty luật

71
hợp danh. Truỏmg C hi nhánh Công ty, Văn phòng phải là luật sư và làm việc thường

xuyên tại C h i nhánh. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể đặt cơ sở hành

nghề luật sư ờ nước ngoài nếu có đù điều kiện theo quy định của Chính phủ và được

sự chấp thuận cùa B ộ Tư pháp. Văn phòng luật รน, Công ty luật hợp danh còn có thể

cử luật sư ra nước ngoài để thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.

Pháp lệnh luật sư 2001 quy định hình thức hành nghề luật sư là Văn phòng luật

sư, Công ty luật hợp danh, tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền tự chủ và tự chịu

trách nhiệm trong hành nghề, tạo cơ sờ pháp lý mở rộng dịch vụ pháp lý của luật sư

theo nhu cầu của xã hội.

Tổ chức x ã hội nghề nghiệp của luật sư.

Pháp lệnh luật sư 2001 quy định Đoàn luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp của

luật sư. Q uy định này đã khắc phục sự bất cập của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987

là quy định Đoàn luật sư vừa là tổ chức xã hội nghề nghiệp của luậ sư, vừa là nơi hành

nghề của các luật sư.

Theo Pháp lệnh luật sư 2001 Đoàn luật sư tại m ỗi tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ucmg khi có từ ba luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. U ỷ ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cho phép thành lập Đoàn luật

sư sau khi thống nhất ý kiến v ớ i B ộ trưởng B ộ Tư pháp. Đoàn luật sư có tư cách pháp

nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng

nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp

pháp khác. Đoàn luật sư cỏ Điều lệ để điều chinh các quan hệ nội bộ của Đoàn.

V ớ i tư cách tổ chức xã hội nghề nghiệp cùa luật sư, tham gia quản lý nhà nước

về luật sư, Đoàn luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn trong v iệ c giám sát và đánh giá

kết quả tập sự của luật sư tập sự; Đại diện, bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của các luật

รบ, luật sư tập sự trong hành nghề; G iám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức

nghề nghiệp của luật sư; Yêu cầu V ă n phòng luật sư, Công ty luật hợp danh chấm dứt

hành v i v i phạm pháp luật và khi cần thiết đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử

lý; H òa giài tranh chấp có liên quan đển hành nghề giữa luật รน, luật sư tập sự với Vãn

phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; giữa Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

với nhau; giữa khách hàng với V ă n phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; Tổng kết,

trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và thục hiện các biện pháp

khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho luật sư; Phản ánh ý kiến đóng

72
góp, kiến nghị của luật sư về xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tổ chức

để các luật sư tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; Báo cáo B ộ T ư pháp, ủ y ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức, hoạt động và danh sách

luật sư của Đoàn theo định kỳ hằng năm; G ử i B ộ Tư pháp, ủ y ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương các nghị quyết, quyết định của Đoàn luật sư.

Thành viên của Đoàn luật sư là các Luật sư. Pháp lệnh 2001 quy định về luật sư

tập sự không phải là thành viên chính thức của Đoàn luật sư nhưng có quyền và nghĩa

vụ như thành viên chính thức trừ quyền bầu và được bầu vào các cơ quan của Đoàn

luật sư và quyền biểu quyết về các công việc của Đoàn luật sư. Quyền, nghĩa vụ cùa

thành viên Đoàn luật sư trong quan hệ nội bộ Đoàn luật sư do Đ iều lệ Đoàn luật sư

quy định.

Các các cơ quan của Đoàn luật sư bao gồm:

1. H ội nghị toàn thể luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư;

2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư là cơ quan chấp hành của H ộ i nghị toàn thể luật

รบ do H ộ i nghị toàn thể luật sư bầu ra;

3. H ội đồng khen thường, kỷ luật gồm các thành viên cùa B an chủ nhiệm Đoàn

luật sư và một số luật sư của Đoàn do H ộ i nghị toàn thể luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ

của Ban chủ nhiệm.

Theo Pháp lệnh luật sư 2001, H ộ i đồng khen thường, kỷ luật thay thế cho Ban

kiểm tra so với Pháp lệnh tổ chức luật sư 2007. M ộ t điểm m ới nữa trong Pháp lệnh

luật sư 2001 là đã quy định về tổ chức luật sư toàn quốc Trong phạm vi cả nước, Tổ

chức luật sư toàn quốc đại diện cho các luật sư, bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp cùa họ.

T uy nhiên, giao C h ín h phủ quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức

luật sư toàn quốc.

Quàn lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư

Quản lý nhà nước đối v ớ i luật sư và nghề luật sư là hoạt động quản lý chuyên

ngành tư pháp, bao gồm các nội dung quản lý nhà nước sau đây:

1. X ây dựng chiến lược và chính sách phát triển nghề luật sư ở V iệt Nam.

2. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bàn quy phạm pháp luật về tổ chức

luật sư và hành nghề luật sư.

3. Tổ chức, hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư.

4. Cấp Chứ ng chi hành nghề luật sư.

73
5. Cấp G iấ y đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

6. Cho phép thành lập và giải thể tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

7. K iể m tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý v i phạm pháp luật về

tổ chức luật sư và hành nghề luật รน.

8. Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị

quyết của Đoàn luật sư trái vớ i quy định của pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề

luật sư.

9. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư.

10. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư.

Pháp lệnh luật sư quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức

luật sư và hành nghề luật sư. B ộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước C h ín h phủ thực hiện

quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. B ộ T ư pháp phối hợp với

các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về tổ

chức luật รน và hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật. Ở địa phương ủ y ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm v i nhiệm vụ, quyền hạn

của m ình thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.

Giai đoạn 2006 đến nay.


Sau năm năm thi hành Pháp lệnh luật sư 2001, bên cạnh hiệu quả đạt được, đã

tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật

sư, nâng cao v ị thế của luật sư nước ta trong đời sống xã hội và trong quan hệ khu vực,

quốc tế thì Pháp lệnh luật รบ 2001 vẫn còn những hạn chế và bất cập trong quy định về

tổ chức và hoạt động hành nghề luật รน.

về số lượng luật sư còn thấp, thời điểm tháng 12.2005 là 4.028 luật sư /80 triệu
dân, lạ i phân bố không đều, mất cân đối. bên cạnh số lượng, chất lượng luật รน chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công cuộc xây dựng nhà nước pháp

quyền ở nước ta. số lượng luật sư được đào tạo bài bản về kỳ nãng hành nghề còn ít,

số lượng luật sư có hiểu biết về pháp luật quốc tế, có trình độ ngoại ngữ g iỏ i và hành

nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại đặc biệt là thương

mại quốc tế vẫn còn đếm trên đầu ngón tay. V iệ c tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ

luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý

thức tự giác đối vớ i mỗi cá nhân luật รน.

74
Tô chức và hoạt động của luật sư V iệt Nam, việc hành nghề của tổ chức luật sư

nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam chưa được điều chinh trong một văn bản

thống nhất, gây bất cập trong quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế khi V iệ t nam gia

nhập T W O . Các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư chưa phát huy được vai trò tự

quản trong quản lý luật sư và tồ chức hành nghề luật sư ở địa phương. Bên cạnh đó

thực tiễn áp dụng Pháp lệnh luật sư đã bộc lộ khó khãn vướng mắc, dẫn đến hiểu sai

hoặc áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật. Chính v ì vậy, cần có văn

bản pháp lý có hiệu lực pháp lý cao điều chinh thống nhất nghề luật sư, tạo ra sân chơi

bình đẳng giữa các luật sư V iệ t N am và luật sư nước ngoài, giữa tổ chức hành nghề

luật sư V iệ t Nam và chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại V iệ t Nam.

Theo yêu cầu của sự phát triển, cần có khuôn khổ pháp lý rộng hơn cho sự phát

triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có chuyên môn nghiệp vụ

vững vàng, có bản lĩn h chính trị, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của công cuộc

cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước chuyên nghiệp hóa đội ngũ

luật sư để đáp ứng được dịch vụ pháp lý ngày càng mở rộng và đòi hỏi chất lượng dịch

vụ ngày càng cao cùa nhân dân. c ầ n thiết tăng cường quản lý nhà nước và vai trò tự

quản theo pháp luật của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư.

Trước yêu cầu đòi hỏi cùa sự phát triển nghề luật sư trong giai đoạn mới và

tăng cường quản lý nhà nước đôi với nghề luật sư, cân có cơ sở pháp lý có hiệu lực cao

hơn để điều chỉnh các quan hệ này. Luật luật sư đã được Quốc H ộ i khóa X I thông qua

ngày 22 tháng 6 năm 2006.

3. Những nội dung cơ bản của Luật Luật sư


3.1. Những quy định liên quan đến luật sư
ร. 1.1. K h á i niệm luật sư, tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Luật sư, Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn

luật sư, điều kiện hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá

nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).

Quy định về tiêu chuẩn luật sư là điểm mới của Luật Luật sư so với Pháp lệnh

luật sư năm 2001. v ề cơ bản, tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật Lu ật sư tương tự như

tiêu chuẩn đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Q u y định này cùa Luật

Luật sư không những bào đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn đối với các chức danh tư

pháp, mà còn tạo cơ sờ để gắn kết quá trình đào tạo nghề và hoạt động nghề nghiệp

75
cùa luật sư với các chức danh tư pháp khác. V iệ c quy định cụ thể tiêu chuẩn luật sư

góp phần tạo điều kiện thuận lợ i cho việc xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư,

thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, cho đăng ký gia nhập Đoàn luật sư. Mặt khác,

quy định cụ thể về tiêu chuẩn luật sư cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất ỉượng của đội

ngũ luật sư, tiếp tục phát triển hoạt động luật sư theo hướng chuyên nghiệp hoá nghề

nghiệp luật sư.

Trong các tiêu chuẩn luật sư thì tiêu chuẩn có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật

sư là điểm đặc thù so với các chức danh tư pháp khác. Thực tiễn cho thấy, nhiều người

sau khi nghi hưu m ới trở thành luật sư và điều kiện sức khoẻ không bảo đảm đã ảnh

hưởng không nhỏ đến chất lượng hành nghề luật sư. Tuy nhiên, do pháp luật chưa quy

định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với luật sư, nên cơ quan nhà nước và Đoàn luật

sư gặp khó khăn trong khi xem xét cấp Chứng chi hành nghề luật sư và cho gia nhập

Đoàn luật sư. Để xác nhận một người có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì trong

hồ sơ có liên quan phải có G iấ y chứng nhận sức khoẻ.

Người có đủ tiêu chuẩn luật sư muốn được hành nghề luật sư phải đáp ứng đủ

hai điều kiện, cụ thể là: phải được B ộ Tư pháp cấp Chứng chi hành nghề luật sư và gia

nhập một Đoàn luật sư do m ình lựa chọn. Điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề

luật sư là yêu cầu về chuyên môn (có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khoá đào tạo

nghề, đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả
tập sự hành nghề luật sư). Đây là điều kiện cần đối với một người muốn hành nghề

luật sư. Đ iều kiện gia nhập một Đoàn luật sư là yêu cầu mang tính nghề nghiệp, thể

hiện tính chất đặc thù của nghề luật sư so v ớ i các nghề nghiệp khác trong xã hội. Gia

nhập một Đoàn luật sư là điều kiện đù để được hành nghề luật sư.

Điều kiện hành nghề luật sư quy định tại Luật Luật sư kế thừa Pháp lệnh luật sư

năm 2001. Q uy định này phù hợp vớ i thông lệ nghề nghiệp được pháp luật về luật sư

của nhiều nước trên thế g iớ i quy định.

Như vậy, theo Luật Luật sư, một người chỉ được coi là “ Lu ật sư” khi có đủ hai

điều kiện nêu trên. K h i đã trở thành luật sư, người đỏ có quyền đuợc hành nghề luật sư

(cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu cùa khách hàng) theo phạm vi, hình thức hành

nghề luật sư quy định tại Luật Luật sư. Cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề luật

sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì coi là hành nghề luật sư bất hprp

pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

76
về vấn đề nàv, có một điềm cần lưu ý là theo Luật Luật sư thì luật sư phải hành

nghề luật sư (luật sư hành nghề), không được sử dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện

những công việc không thuộc phạm v i hành nghề luật sư. Pháp luật về luật sư của

nước ta không thừa nhận luật sư không hành nghề như một số nước khác.

3.1.2. Chức năng xã hội cùa luật sư

Trong điều kiện đẩy mạnh cài cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì vị trí, vai trò của luật sư trong xã

hội ngày càng được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn. Hoạt động luật sư không

những phục vụ đắc lực yêu cầu của hoạt động tư pháp nói chung, của hoạt động xét xử

nói riêng, mà còn là nhân tố quan trọng hỗ trợ các quan hệ kinh tế thị trường phát

triển.

Theo quy định cùa Luật Luật sư, chức năng xã hội của luật sư được mở rộng

hơn so v ớ i Pháp lệnh luật sư năm 2001. Nghề luật sư là nghề có phương thức hành

nghề tự do, các luật sư hành nghề độc lập trên cơ sở pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

T u y nhiên, do tính chất đặc thù của nghề luật sư, nên hoạt động hành nghề của luật sư

luôn được coi là một bộ phận quan trọng của cơ chế thực thi pháp luật. Thông qua hoạt

động nghề nghiệp của mình, luật sư thực sự là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống,

góp phần tích cực trong việc quản lý nhà nước, quàn lý xã hội bằng pháp luật, nâng

cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

C hứ c năng xã hội của luật sư không chỉ thể hiện đậm nét trong lĩnh vực truyền

thống và phổ biến của nghề luật sư là tham gia tố tụng mà còn trong phát triển kinh tế,

đặc biệt là trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Hoạt động tư vấn pháp luật

của luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại góp phần quan trọng trong

việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật. Trong

lĩnh vực này, luật sư còn tham gia hoạch định chính sách kinh doanh cho doanh

nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường trong và ngoài

nước, đặc biệt là giúp doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh và đại

diện cho doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp phát sinh. V ớ i chức năng như thế,

luật sư đóng vai trò là “ cố vấn pháp luật” cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh

doanh.

C ơ chế thực thi pháp luật mà “ Nhà nước chỉ làm những gì pháp luật cho phép,

công dân được làm tất cả những gì luật không cấm” , việc tuân thù pháp luật trở thành

77
ý thức tự giác trong từng hành vi ứng xử của mồi công dân là nền tảng vững chắc để

xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư

góp phần tích cực trong việc xây dựng và bảo đảm thực hiện hiệu quả cơ chế đó.

Q uy định về chức năng xã hội của luật sư theo hướng đầy đủ, toàn diện như

Điều 2 của Luật Luật sư là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao nhận thức của cơ

quan, tổ chức, cá nhân và cả chính bản thân luật sư về v ị trí, vai trò của luật sư trong

xã hội.

3.1.3. C á c hành v i bị nghiêm cấm đối với luật sư

Luật Luật sư đã tạo cơ chế pháp lý để tăng cường trách nhiệm pháp lý, nâng cao

kỷ luật, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cùa luật sư trong hành nghề bàng các hành vi

bị nghiêm cấm đối với luật sư được quy định tại Điều 9, Chương “ Những quy định

chung” cùa Luật Luật sư. Luật sư thực hiện một trong các hành v i bị nghiêm cấm thì

ngoài việc bị xử lý kỳ luật còn tuỳ theo tính chất, mức độ v i phạm mà bị xử lý hành

chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo

quy định của pháp luật dân sự. Trong các hành v i bị nghiêm cấm đổi vớ i luật sư quy

định tại Đ iều 9 của Luật Luật sư có thể phân thành ba nhóm sau đây:

- Nhóm thứ nhất liên quan đến những nghĩa vụ cơ bản của luật sư trong hành

nghề. Những nghĩa vụ cơ bản này không những được pháp luật quy định mà còn là

một nội dung quan trọng cùa quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, cụ thể là mâu thuẫn

quyền lợi, bí mật thông tin, trung thực, bảo vệ tốt nhất lợ i ích của khách hàng.

- Nhóm thứ hai liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến

hành tố tụng. Những quy định cấm này nhàm bảo đảm hoạt động của cơ quan nhà

nước, cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo đúng pháp luật, góp phần phòng

ngừa những hiện tượng tiêu cực trong thi hành công vụ.

- N hóm thứ ba liên quan đến việc bảo vệ lợ i ích của N hà nước, lợi ích công

cộng, quyền, lợ i ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cùng vớ i việc quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối v ớ i luật sư, khoản 2

Đ iều 9 cũng nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành v i cản trờ hoạt động hành

nghề cùa luật sư. Q uy định này nhằm tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để luật sư thực hiện

được đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của m ình trong hành nghề. Đ ây cũng là

một trong những điểm tiến bộ của Lu ật Luật sư.

3.1.4. Quy trình trở thành luật sư

78
Ngư ời muốn trở thành luật sư và được phép hành nghề luật sư thì phải qua một

quy trình như sau: tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, qua đào tạo nghề luật sư, tập

sự hành nghề luật sư.

3.1.4.1. Đ ào tạo nghề luật รน.

Đào tạo nghề luật sư là một khâu quan trọng, một yêu cầu bắt buộc của quy

trình trờ thành luật sư. Xuất phát từ yêu cầu chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá cùa

nghề luật sư, pháp luật yêu cầu người hành nghề luật sư phải được đào tạo về nghề.

N ộ i dung, chương trình đào tạo nghề luật sư tập trung chủ yếu vào những kỹ năng

hành nghề cơ bản trong các lĩnh vực hành nghề như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật;

những vấn đề cơ bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

T h ờ i gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp khoá đào

tạo nghề luật sư, học viên được cấp G iấ y chứng nhận tổt nghiệp khoá đào tạo nghề luật

sư. N gư ời tham dự khoá đào tạo nghề luật sư ờ nước ngoài và có G iấ y chứng nhận tốt

nghiệp đào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp

muốn trở thành luật sư V iệ t Nam thì phải thực hiện thủ tục đề nghị công nhận G iấy

chứng nhận đó. B ộ trường B ộ T ư pháp có thẩm quyền công nhận G iấ y chứng nhận đào

tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Vấn đề miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Đ iều 13 của Lu ật Luật sư.

Luật Lu ật sư quy định đối tượng dược miễn đào tạo nghề luật sư rộng hơn so với Pháp

lệnh luật sư năm 2001. Những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên;

giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; đã là thẩm tra viên cao cấp ngành

Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành K iể m sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên

cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; đã là thẩm tra viên chính ngành

Toà án, kiểm tra viên chính ngành K iể m sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên

chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật thì được miễn đào tạo nghề luật sư.

Luật Luật sư giao cho C hính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư. Theo

quy định tại Điều 2 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư và Thông tư số 02/2007/TT-

B T P ngày 25/4/2007, thì cơ sở đào tạo nghề luật sư ở V iệ t Nam bao gồm H ọ c viện Tư

pháp thuộc B ộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc

thành lập.

79
C ơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập có tư cách

pháp nhân; hoạt động theo quy định của pháp luật áp dụng đối vớ i cơ sở ngoài công

lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

C h ì có G iấ y chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do H ọ c V iệ n Tư pháp

thuộc B ộ Tư pháp và Tổ chức luật sư toàn quốc hoặc do cơ sở đào tạo nghề luật sư của

nước ngoài cấp được B ộ trưởng B ộ Tư pháp công nhận m ới có giá trị để xem xét cấp

Chứng chi hành nghề luật sư.

3.1.4.2. Tập sự hành nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Q uy định về việc tập sự hành nghề luật sư là một điểm m ới của Luật Luật sư so

với Pháp lệnh luật sư nãm 2001. Luật Luật sư thay chế định ‘‘luật sư tập s ự ” theo quy

định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 bằng chế định "người tập sự hành nghề luật s ư ”.

Theo đó, người đã tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư có thể lựa chọn một tổ chức

hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư V iệ t Nam, Công ty luật V iệ t Nam, C h i nhánh

của Công ty luật V iệ t Nam , C h i nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại

V iệ t Nam, Công ty luật nước ngoài tại V iệ t Nam, C h i nhánh của Công ty luật nước

ngoài tại V iệ t Nam ) để tập sự và phải đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư địa phương

nơi tổ chức hành nghề luật sư mà m ình tập sự đăng ký hoạt động.

M ụ c đích của việc tập sự hành nghề luật sư là giúp người tập sự hành nghề luật

sư có điều kiện thực tế để rèn luyện những kỹ năng hành nghề đã được học trong thời

gian đào tạo nghề luật sư. Trong thời gian tập sự, dưới sự hướng dẫn của luật sư hướng

dẫn tập sự, người tập sự hành nghề luật sư có thể tiếp cận trực tiếp vớ i vụ việc để học

cách tự mình giải quyết vụ việc. V í dụ: trong vụ việc tư vấn pháp luật, người tập sự

hành nghề luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn tiếp khách hàng, chuẩn bị ý kiến tư

vấn cho khách hàng, luật sư hướng dẫn cỏ thể phân công người tập sự hành nghề luật

sư thực hiện một sổ công việc giao dịch, thu thập thông tin khác. Trong lĩnh vực tham

gia tố tụng, người tập sự hành nghề luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn gặp gỡ

đương sự, bị can, bị cáo, cùng nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị bài bào chữa, ý kiến biện hộ;

người tập sự hành nghề luật sư tham dự phiên toà cùng luật รบ hướng dẫn để giúp luật

sư hướng dẫn thực hiện việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng.

Tuy nhiên, do đang trong thời gian học việc và chưa phải là luật sư, nên theo

Luật Luật sư hiện hành, người tập sự hành nghề luật sư không được nhận và thực hiện

dịch vụ pháp lý cho khách hàng; tất cả công việc mà người tập sự hành nghề luật sư

80
thực hiện đều phải được luật sư hướng dẫn phân công. N gười tập sự hành nghề luật sư

phải chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn về những công việc đó, còn luật sư

hướng dẫn chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về kết quả của những

công việc mà mình đã phân công cho người tập sự.

K h i hết thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn có văn bản nhận xét về kết quả tập

sự của người tập sự hành nghề luật sư gửi Đoàn luật sư nơi người tập sự hành nghề

luật sư đăng ký tập sự. N gư ời đã hoàn thành thời gian tập sự thì được tham dự kỳ kiểm

tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do B ộ Tư pháp phối hợp với T ổ chức luật sư toàn

quốc tổ chức. Những người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư thì không

phải tham dự kỳ kiểm tra.

B ộ T u pháp phối hợp với L iê n Đoàn luật sư V iệ t Nam ban hành và hướng dẫn

thực hiện Q uy chế tập sự hành nghề luật sư, trong đó quy định cụ thể về chế độ tập sự,

quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề nhận người tập sự, luật sư

hướng dẫn và cá nhân người tập sự. Đoàn luật sư địa phương có trách nhiệm giám sát

việc tuân theo Q uy chế tập sự hành nghề luật sư.

Q uy định về tập sự hành nghề iuật sư theo Luật Luật sư cỏ ưu điếm là phân

định rõ việc tập sự hành nghề của người tập sự và hoạt động hành nghề của luật sư,

khắc phục tình trạng vừa tập sự vừa hành nghề gây ảnh hường đến chất lượng dịch vụ

pháp lý cung cấp cho khách hàng. Hơn nữa, quy định này bảo đảm được sụ thống nhất
giữa quy định của Luật Luật sư vớ i các quy định cùa B ộ luật Tố tụng hình sự, B ộ luật

T ố tụng dân sự. Theo quy định của hai B ộ luật này, thì chỉ luật sư mới được tham gia

tố tụng, chứ không có quy định về luật sư tập sự. M ặt khác, quy định này cũng khắc

phục được các hạn chế, bất cập khi thực hiện quy định của Pháp lệnh luật sư nãm 2001

về việc tập sự của luật sư tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề luật sư là 18 tháng, trừ trường hợp được giảm thời

gian tập sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư. T hời gian tập

sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.

V iệ c kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 15 của

Luật Luật sư. B ộ T ư pháp chù trì phối hợp với Tổ chức luật รบ toàn quốc tổ chức kiểm

tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. V iệ c kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do

H ội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư tiến hành. Thành phần H ộ i đồng

bao gồm đại diện lãnh đạo B ộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Tổ chức luật sư

81
toàn quốc và một số luật sư là thành viên. Danh sách thành viên H ộ i đồng do Bộ

trưởng B ộ Tư pháp quyết định.

N gười đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được H ội đồng

kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đề nghị B ộ trưởng B ộ T ư pháp cấp G iấy

chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Điều 16 của Luật Luật sư quy định về việc miễn, giảm thời gian tập sự. Những

người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành

luật, tiến sỷ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp

ngành K iể m sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp

trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.

Đ ối với những người đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên

chính ngành K iể m sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính

trong lĩnh vực pháp luật thì được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Đ ố i với những người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên

cứu viên, giảng viên trong lĩnh vục pháp luật, thẩm tra viên ngành Toà án, kiểm tra

viên ngành K iể m sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành

nghề luật sư.

3.1.4.3 C ấp Chứng c h ỉ hành nghề luật sư, thu hồi Chứng c h i hành nghề luật รน.

Cấp Chứng chì hành nghề luật sư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ

Tư pháp) công nhận một người đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn (có bằng cử

nhân luật, đã qua đào tạo nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư), yêu cầu về đạo đức

và có khả năng hành nghề luật sư.

Đ ối vớ i người phải tập sự hành nghề luật sư hoặc chì được giảm thời gian tập

sự hành nghề luật sư thì sau khi đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

phải có hồ sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư gửi Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.

Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm đề nghị bằng văn bản kèm theo hồ sơ gửi

B ộ Tư pháp. Trong trường hợp Đoàn luật sư nhận đủ hồ sơ nhưng không đề nghị Bộ

Tư pháp cấp Chứng chi hành nghề luật sư, thì người đó có quyền khiếu nại theo quy

định tại Đ iều 87 của Luật Luật sư.

N gư ời được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề luật sư phải có

hồ sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư gửi trực tiếp đến B ộ T ư pháp mà không phải

thông qua Đoàn luật sư.

82
V iệ c thẩm tra hồ sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư được thực hiện trên cơ sở

xem xét các tiêu chuẩn luật sư quv định tại Điều 10 của Luật Luật sư. v ề vấn đề này,

có một sổ điểm cần lưu ý, cụ thể như sau:

- Công dân V iệ t Nam là neười có quốc tịch Việt Nam và thường trú tại V iệ t

Nam. N hư vậy, một người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang cư trú ở nước ngoài

(người V iệ t Nam định cư ở nước ngoài) thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật

sư (điểm b khoản 4 Đ iều 17 của Luật Luật sư). Trong trường hợp người đã được cấp

Chứng chỉ hành nghề luật sư mà không còn thường trú tại V iệ t N am thì bị thu hồi

Chứng chỉ hành nghề luật sư (điểm b khoản 1 Điều 18 cùa Luật Luật sư).

- N g ư ờ i có bằng cử nhân luật là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do

cơ sờ giáo dục đại học của V iệ t Nam cấp, hoặc có bàng tốt nghiệp đại học chuyên

ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt

N am theo quy định của B ộ G iáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa V iệ t Nam k ý kết hoặc tham gia (Điều 1 của N g h ị định số 28/2007/NĐ-

CP).

- Phẩm chất đạo đức là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với luật sư.

Luật sư là người hành nghề pháp luật, giúp đỡ về mặt pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá

nhân. D o vậy, luật รน trước hết phải là người có ý thức tuân thù pháp luật, quy tắc đạo

đức và ứng xử nghề nghiệp. Để duy trì uy tín và danh dự nghề nghiệp, luật sư còn phải

là người trung thực trong cuộc sống, có bản lĩnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, tiêu chí để

xem xét về tiêu chuẩn đạo đức đối với luật sư thường không cụ thể. Luật Luật sư chi

yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư thể hiện ý

thức tuân thủ pháp luật của một cá nhân.

Khoản 4 Đ iều 17 Luật Luật sư quy định những người không được cấp Chứng

chỉ hành nghề luật sư. v ề những trường hợp này, Luật Luật sư về cơ bản kế thừa các

quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001.

M ộ t trong những điểm m ới của Luật Luật sư so với Pháp lệnh luật sư năm 2001

là không cho phép người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm

trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý được hành nghề luật sư ngay cả khi họ

đã được xoá án tích. Q u y định này xuất phát từ quan điểm đề cao danh dự, uy tín của

nghề luật sư cũng như đòi hòi cao hon về phẩm chất đạo đức đối với luật sư.

3.1.4.4. G ia nhập Đ oàn luật sư.

83
K ế thừa Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định người được cấp

Chứng chi hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người được gia nhập Đoàn luật sư thì được cấp Thẻ luật sư, có các quyền, nghĩa vụ

của luật sư .

Luật Luật sư quy định người được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có thể gia

nhập bất cứ Đoàn luật sư địa phương nào nơi mình dự kiến sẽ hành nghề thường xuyên

tại đó mà không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu hay nơi thường xuyên sinh sống

của người đó. Q uy định này phù hợp với tính chất của nghề luật sư là nghề có phương

thức hành nghề tự do, các luật sư có thể tự do lựa chọn nơi hành nghề trong phạm vi

toàn quốc, về thực tế, phương án này khắc phục được vướng mắc trong việc gia nhập

Đoàn luật sư theo nơi cư trú quy định tại Pháp lệnh luật sư năm 2001. Tuy nhiên, để

bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư, Luật quy định

luật sư chi được thành lập, tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư, làm việc

theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà

mình là thành viên.

N gư ời có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật รน đến Ban

Chủ nhiệm Đoàn luật sư. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

gia nhập Đoàn luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập

Đoàn luật sư. Theo quy định của Luật Luật sư thì Ban C h ủ nhiệm Đoàn luật sư chỉ

được từ chổi việc gia nhập Đoàn luật sư nếu người nộp hồ sơ thuộc một trong các

trường hợp quy định tại khoản 4 Đ iều 17 của Lu ật Luật sư. Trong truờng hợp từ chối

việc gia nhập thì B an Chù nhiệm Đoàn luật sư phải thông báo lý do bằng văn bản.

N gư ời bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Đ iều 87 của Luật Luật sư.

N gư ời gia nhập Đoàn luật sư được Tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư

theo đề nghị cùa Đoàn luật sư. Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá 30 ngày, kể từ

ngày gia nhập Đoàn luật sư. Trong thời gian T ổ chức luật sư toàn quốc chưa được

thành lập, v iệ c cấp Thẻ luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thực hiện theo mẫu

thống nhất của B ộ Tư pháp.

Đ ối v ớ i luật sư chuyển từ Đoàn luật sư này sang Đoàn luật sư khác thì phải làm

thù tục rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật รน mà mình đang là thành viên để

chuyển sinh hoạt đến Đoàn luật sư m ới và được đổi Thẻ luật sư.

3.2. Những quy định liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư

84
Những quy định về hoạt độne hành nghề của luật sư theo Luật Luật sư được

xây dựng trên quan điểm chi đạo là cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ cùa luật sư trong từng

lĩnh vực hành nghề, quy định rõ hơn cơ chế pháp lý bảo đảm cho luật sư thực hiện đầy

đủ quyền và nghĩa vụ, đồng thời đề cao trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề

nghiệp của luật sư trong quá trình hành nghề.

Trên cơ sở những quan điểm chi đạo nói trên, Luật Lu ật sư quy định cụ thể về

phạm vi hành nghề luật sư; luật hoá một số quy tẳc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp

luật sư như: nhận và thực hiện vụ việc; trách nhiệm giữ bí mật thông tin về vụ việc, về

khách hàng. Đ ây là những nghĩa vụ cơ bản thuộc đạo đức nghề nghiệp luật sư và đã

được thể hiện trong Bản quy tấc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư do B ộ Tư pháp

ban hành. T u y nhiên, thực tiễn cho thấy, việc thi hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp

luật sư còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân chính là do chưa có cơ

chế bảo đảm thi hành hiệu quả. V iệ c luật hoá những nghĩa vụ đạo đức cơ bản của luật

sư làm cho hiệu lực thi hành được bảo đảm về mặt nhà nước, góp phần nâng cao kỷ

luật hành nghề luật sư.

Luật Luật sư cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của luật sư trong hoạt

động tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý khác và hoạt động

đại diện ngoài tố tụng của luật sư.

Ngoài ra, Luật Luật sư cũng quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư
và giao cho Tổ chức luật sư toàn quốc quy định cụ thể về vấn đề này.

3.2.1 Phạm v i hành nghề luật รน.

Luật Luật sư mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư, theo đó, ngoài việc tham

gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác nhu quy định của

Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư còn cho phép luật sư được đại diện ngoài tố

tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. Theo quy

định này thì khi đã giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng (hoặc hợp đồng

lao động với cơ quan, tổ chức) luật sư đương nhiên được đại diện cho khách hàng

(hoặc cơ quan, tổ chức) để giải quyết các công việc theo phạm vi, nội dung được ghi

trong hợp đồng (hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức), trừ trường hợp pháp

luật có quy định khác. Đ ây là điểm tiến bộ rất quan trọng, làm tăng thêm đáng kể

quyền của luật sư trong hành nghề, giúp gắn kết hơn quan hệ luật sư với khách hàng,

thông qua đỏ luật sư sẽ giúp khách hàng một cách hiệu quả hơn rất nhiều. Quy định

85
mới này là phù hợp với xu hướng mờ rộng dân chủ, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện

thuận lợi để người dân thực hiện quyền dân chủ, bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp cùa

mình.

Luật Luật sư cũng bổ sung một mục gồm 10 điều quy định về hoạt động hành

nghề của luật sư, trong đó quy định cụ thể về nội dung, quyền, nghĩa vụ của luật sư

trong từng lĩnh vực hoạt động bao gồm hoạt động tham gia tố tụng, hoạt động đại diện

ngoài tố tụng, hoạt động tư vấn pháp luật, các hoạt động dịch vụ pháp lý khác. Quy

định về hoạt động tham gia tố tụng của luật sư được đặc biệt quan tâm, bời quy định

này đã góp phần tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các luật sư và các cơ quan tố tụng

trong việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho luật sư, từ đó tạo rất nhiều thuận

lợ i cho các luật sư ngay từ đầu cũng như trong suốt quá trình thực hiện bào chữa hoặc

bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp cho khách hàng.

Phạm v i hành nghề cùa luật sư theo Luật Luật sư, về cơ bản, phù hợp với nội

dung dịch vụ pháp lý theo Bảng phân loại về các lĩnh vực dịch vụ (C P C ) của Tổ chức

thương mại thế giới.

3.2.2 H ình thức hành nghề của luật sư.

V ớ i yêu cầu mở rộng, phát triển dịch vụ pháp lý của luật sư trong điều kiện phát

triển k in h tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sầu sắc và mạnh mẽ hiện

nay, thì quy định về hình thức hành nghề theo Pháp lệnh luật sư đã tỏ ra không còn
phù hợp (luật sư chi được hành nghề trong tổ chức hành nghề luật รน (thành lập hoặc

tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp

đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại

V iệ t Nam). Thực tiễn cho thấy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đặc biệt là doanh

nghiệp đang thực sự có nhu cầu tuyển dụng luật sư làm việc cho m ình với tư cách là

luật sư riêng ( in-house lawyer) để giúp giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan.

Ngoài ra, xét về tính chất, thì nghề luật sư là một nghề tự do, các luật sư có thể tự do

lựa chọn hình thức hành nghề phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của mình.

Trong hành nghề, luật sư hoạt động độc lập trên cơ sở pháp luật và tuân theo pháp luật.

Do đó, ờ nhiều nước trên thế giới còn tồn tại cả hình thức luật sư hành nghề với tư

cách cá nhân.

T ừ thực tiễn nói trên, Luật Luật sư mở rộng hình thức hành nghề của luật sư.

Theo đó, luật sư có thể lựa chọn một trong các hình thức hành nghề sau đây:

86
- Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và

- Hành nghề với tư cách cá nhân.

3.2.3. Tổ chức hành nghề luật sư

3.2.3. ỉ. Những vân đê chung

Luật Luật sư đã tiến một bước dài theo hướng đưa các tổ chức hành nghề luật sư

xích lại gần v ớ i các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Lu ật Luật sư thì tổ

chức hành nghề luật sư bao gồm:

- Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập, được

tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập Văn

phòng luật sư là Trưởng Văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Trường Văn phòng là người đại diện theo pháp

luật của Văn phòng;

- Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu

hạn. So với Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định thêm loại hình Công ty

luật trách nhiệm hữu hạn. H ơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp,

Luật Luật sư còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty luật

trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một

thành viên.

Luật Luật sư không phân biệt về phạm vi hành nghề giữa Văn phòng luật sư và
Công ty luật, theo đó Văn phòng luật sư và Công ty luật đều được thực hiện các dịch

vụ pháp lý theo quy định tại Điều 4 của Luật Luật sư.

V iệ c cho phép luật sư được thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn để hành

nghề nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa quy định của pháp luật về luật sư với pháp luật

về doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thì kinh doanh dịch vụ pháp

lý là m ột ngành, nghề và cá nhân đáp ứng đủ điều kiện luật định được phép lựa chọn

thành lập các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các loại hình

doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý bao gồm Công ty hợp danh và Công ty

trách nhiệm hữu hạn. H ơn nữa, việc mờ rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng

nhằm tạo điều kiện thuận lợ i cho luật sư lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù

hợp v ớ i khả năng thực tế của mình.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, nhiều nước trên thế giới hiện

đã và đang có xu hướng đa dạng hoá hình thức tổ chức hành nghề luật sư để đáp ứng

87
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (M ỹ, ú c , Anh, Nhật Bàn, Singapore, Thái Lan). Do

đó, ngoài hình thức Công ty luật hợp danh mang tính truyền thống, pháp luật của các

nước đó còn quy định về loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

Đe bảo đảm quyền lợi cùa khách hàng, Công ty luật có nghĩa vụ mua bảo hiểm

trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình để bồi thường thiệt hại gây ra cho khách

hàng.

Theo quy định của Luật Luật sư thì một luật sư chi được thành lập V ã n phòng

luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật tại địa phương nơi có Đoàn luật

sư mà luật รน đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau

cùng tham gia thành lập một Công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt

động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đỏ là thành viên.

Văn phòng luật sư, Công ty luật có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật

Luật sư, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.2.3.2. N gư ời đ ạ i diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật รน

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư là Trường Văn phòng.

Trưởng V ă n phòng luật sư là luật sư thành lập Văn phòng luật sư.

N gư ời đại diện theo pháp luật của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách

nhiệm hữu hạn hai thành viên trờ lên là Giám đốc Công ty. G iám đốc Công ty là một

thành viên được các thành viên khác của Công ty thoà thuận cử làm Giám đốc. Việc
thoả thuận cử G iám đốc Công ty phải được lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả

các thành viên của Công ty.

N gư ời đại diện theo pháp luật của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành

viên là G iám đốc Công ty. Luật sư chủ sở hữu Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một

thành viên đương nhiên là G iám đốc Công ty.

3.2.3.3. Trách nhiệm về tài sản của các tổ chức hành nghề luật sư

Luật sư thành lập V ăn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình về mọi nghĩa vụ cùa Văn phòng.

Các luật sư thành lập Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới bảng

toàn bộ tài sản của m ình về mọi nghĩa vụ của Công ty.

C ác luật sư thành viên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở

lên chịu trách nhiệm về m ọi nghĩa vụ của Công ty trong phạm v i tài sàn góp vào Công

88
Luật sư thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách

nhiệm về mọi nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi phần tài sản của Công ty.

3.2.3.4. Tên g ọ i của tổ chức hành nghề luật รน

Tên của Văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh

nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “ Văn phòng luật sư” , không được trùng hoặc gây

nhầm lẫn v ớ i tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động,

không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và

thuần phong m ỹ tục của dân tộc.

Tên của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

trờ lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của Công ty luật trách nhiệm hữu

hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Lu ật Doanh nghiệp

nhưng phải bao gồm cụm từ “ Công ty luật hợp danh” hoặc “ Công ty luật trách nhiệm

hữu hạn” , không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư

khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền

thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Theo quy định tại Đ iều 10 cùa N ghị định số 88/2006/N Đ-CP ngày 29 tháng 8

năm 2006 cùa Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì tên phải viết được bằng tiếng Việt,

có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.

Luật Doanh nghiệp còn quy định cấm đặt tên trong các trường hựp sau:
- Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn v ị lực lượng vũ trang nhân dân, tên

của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên

riêng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn v ị hoặc tổ chức đó;

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu v i phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và

thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng.

- Sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đãng ký bảo hộ để cấu

thành tên riêng, trừ trường hợp được sụ chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó.

v ề tên trùng và tên gây nhầm lẫn được hiểu như sau:

- Tên trùng là trường hợp tên của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký

được v iết và đọc bằng tiếng V iệ t hoàn toàn giống với tên của tổ chức hành nghề luật

sư đã đăng ký.

- Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh

nghiệp khác:

89
+ Tên bàng tiếng V iệ t của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký được đọc

giống như tên tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký;

+ Tên bằng tiếng V iệ t của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký chỉ khác

tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đãng ký bởi ký hiệu ký hiệu ; chữ "và";

+ Tên viết tắt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng với tên viết

tát của tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký;

+ Tên bàng tiếng nước ngoài của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đãng ký

trùng vớ i tên bằng tiếng nước ngoài của tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký;

+ Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký khác vớ i tên riêng

của tổ chức hành nghề luật sư đã đãng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ

tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng V iệ t (A , B, c,...) ngay sau tên riêng của tổ chức

hành nghề luật sư;

+ Tên riêng cùa tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký khác v ớ i tên riêng

của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bời từ "tân" ngay trước, hoặc “ m ới" ngay sau

tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký;

+ Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng

của tổ chức hành nghề luật sư đà đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền N am ", "miền

Trung", "m iền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự;

+ Tên riêng cùa tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng v ớ i tên riêng

của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký.

K h i tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư

pháp cần rà soát, kiểm tra về tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký trong phạm

v i toàn quốc để tránh tình trạng trùng lặp hoặc gây nhầm lần về tên cùa các tổ chức

hành nghề luật รบ. V iệ c rà soát, kiểm tra tên của tổ chức hành nghề luật sư được thực

hiện thông qua V ụ B ổ trợ tư pháp, B ộ Tư pháp.

3.2.3.5. N ơ i đăng ký hoạt động của to chức hành nghề luật sư

V ă n phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đăng ký

hoạt động tại Sở Tư pháp ờ địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng Văn phòng

luật sư hoặc G iám đốc Công ty luật là thành viên.

Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trờ

lên mà các thành viên của công ty đều là thành viên của một Đoàn luật sư thì đăng ký

hoạt động tại Sờ T ư pháp ờ địa phương nơi có Đoàn luật sư đó.

90
C ông ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở

lên mà các thành viên là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau thì đăng ký hoạt

động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

3.2.3.6. H ồ sơ đăng ký hoạt động

H ồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

- G iấ y đề nghị đăng ký hoạt động theo các mẫu số ban hành kèm theo Thông tư

số 02/2007/TT-BTP;

- D ự thảo Điều lệ cùa Công ty luật;

D ự thảo Đ iều lệ Công ty luật phải có đầy đủ chừ ký cùa các thành viên hợp danh

đối vớ i Công ty luật hợp danh, cùa chủ sở hữu đối với Công ty luật trách nhiệm hữu

hạn một thành viên, cùa các thành viên đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai

thành viên trờ lên.

- B ản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật รน thành lập

V ăn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật;

- G iấ y tờ chứng minh về trụ sờ của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong trường hợp luật sư dùng nhà riêng của mình làm trụ sở thì giấy tờ chứng

minh về trụ sở là G iấ y chứng nhận quyền sờ hữu nhà hoặc G iấ y chứng nhận quyền sử

dụng đất hoặc sổ hộ khẩu kèm theo giấy đồng ý của tất cả các thành viên trong gia

đình về việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà để làm trụ sờ của tổ chức

hành nghề luật sư.

T rong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư phải đi thuê nhà làm trụ sở thì giấy

tờ chứng minh về trụ sở là hợp đồng thuê nhà có xác nhận của chính quyền địa phương

về việc người cho thuê nhà là chủ sở hữu thực sự và ngôi nhà không có tranh chấp.

3.2.3. 7. Lệ p h í đăng kỷ hoạt động, lệ p h í thay đổi nội dung đăng kỷ hoạt động, lệ

p h í cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động

a) Văn phòng luật sư, Công ty luật phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức

lệ phí đăng ký kinh doanh cùa doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- V ă n phòng luật sư, Công ty luật hợp danh: 100.000 đồng (một trăm nghìn

đồng) 1 lần cấp;

- C ông ty luật trách nhiệm hữu hạn: 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) 1 lần

cấp;

91
b) Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động: 20.000 (hai mươi

nghìn) đồng 1 lần thay đổi;

c) Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giấy chứng nhận thay đổi

đăng ký hoạt động hoặc bản trích lục nội dung đăng ký hoạt động; 2.000 (hai nghìn)

đồng 1 bản.

(Điều 2 Quyết định sổ 83/2000/Q Đ/BTC ngày 29 tháng 5 năm 2000 của Bộ

trưởng B ộ T ài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép chứng nhận đãng ký kinh

doanh và công văn số 4 9 5 7 /B K H -P T D N ngày 04/7/2006 cùa B ộ K ế hoạch và Đầu tư

về việc thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005).

d) Lệ phí cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động: 10.000 (mười

nghìn) đồng 1 lần cung cấp. R iêng việc cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt

động cho các cơ quan quàn lý nhà nước mức lệ phí: 0 đồng.

3.2.38. Lệ p h í đăng ký hoạt động của C h i nhảnh, Văn phòng đ ạ i diện của tồ

chức hành nghề luật sư

Văn phòng luật sư, Công ty luật phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ

phí đãng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

L ệ phí đãng ký hoạt động cùa chi nhánh hoặc văn phòng đại diện cùa doanh

nghiệp: 20.000 (hai mươi nghìn) đồng/1 lần (chứng nhận hoặc thay đổi).

(Quyết định số 95/2001/Q Đ -B T C ngày 01 tháng 10 năm 2001 của B ộ trường B ộ

Tài chính về v iệ c sửa đổi, bổ sung Quyết định số 83/2000/Q Đ -BTC N g ày 29/5/2000

của B ộ trưởng B ộ T ài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đãng ký

kinh doanh).

3.2.4. H ành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Theo quy định của Luật Luật sư thì hành nghề luật sư v ớ i tư cách cá nhân là

việc luật sư tự m ình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu

trách nhiệm bàng toàn bộ tài sản của mình đổi vớ i hoạt động hành nghề và hoạt động

theo loại hình hộ kinh doanh cá thể. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ đuợc

đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bàng việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho

khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp

đồng lao động. (Đ iều 49).

92
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân vẫn phải đãng ký hành nghề tại Sờ Tư

pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. T hủ tục đăng ký

hành nghề v ớ i tư cách cá nhân được thực hiện theo quy định tại Đ iều 50 của Luật Luật

sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sờ T ư pháp cấp G iấy

đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng vãn bản và nêu rõ

lý do. N gư ời bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định cùa pháp luật.

Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp G iấy đăng ký

hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp G iấy đăng

ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng

văn bản kèm theo bảo sao G iấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình

là thành viên.

V iệ c thay đổi nội dung đăng ký hành nghề luật sư, cung cấp thông tin về nội

dung đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được thực

hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật Luật sư.

Đ iều 52 Lu ật Luật sư quy định quyền, nghĩa vụ cùa luật sư hành nghề với tư

cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Theo quy định thì luật sư hành nghề với

tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các quyền sau đây:

- Thực hiện dịch vụ pháp lý;

- Nhận thù lao từ khách hàng:

- C ác quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác cùa pháp luật có

liên quan.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các

nghĩa vụ:

- H oạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong G iấ y đăng ký hành nghề

luật sư;

- Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng trong hợp đồng

địch vụ pháp lý;

- B ồ i thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện

tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác;

- M u a bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về kinh

doanh bảo hiểm;

- Chấp hành quy định của pháp luật về thuế, tài chính, thống kê;

93
- Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo,

kiểm tra, thanh tra;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật

có liên quan.

Điều 53 Luật Lu ật sư quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề v ớ i tư

cách cá nhân theo hợp đồng lao động. Theo đó luật sư hành nghề v ớ i tư cách cá nhân

theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao

động đã giao kết v ớ i cơ quan, tổ chức. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề vớ i tư

cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, cùa cơ quan, tổ chức thuê luật sư được

thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, Lu ật Luật sư và quy định khác của

pháp luật có liên quan.

3.3. Những quy định về thù lao và chi phỉ, tiền lương theo hợp đồng lao động.

Quy định về thù lao và chi phí luật sư, về cơ bản, phù hợp với những nguyên tắc

của B ộ luật dân sự về tiền công trong hợp đồng dịch vụ. Lu ật sư cung cấp dịch vụ

pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan và được nhận một khoản thù lao,

được thanh toán các chi phí hợp lý khác do người sử dụng dịch vụ trả. N h ư vậy, thù

lao là khoản tiền bù đắp lại công sức mà luật sư bỏ ra để thực hiện dịch vụ pháp lý.

C h i phí luật sư là những khoản tiền mà luật sư phải chi trả trong khi thực hiện dịch vụ

pháp lý như: tiền tàu xe, lưu trú, các chi phí hợp lý khác. K h ách hàng cùa luật sư phải

trả thù lao và thanh toán chi phí thực tế cho luật sư k h i sừ dụng dịch vụ pháp lý của

luật sư.

V iệ c tính toán thù lao được dựa trên các căn cứ và phương thức cụ thể. Các căn

cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Đ iều 55 Lu ậ t Lu ật sư phù hợp vớ i thông lệ

nghề nghiệp luật sư được pháp luật của nhiều nước trên thế g iớ i quy định, v ề cơ bản,

việc tính mức thù lao được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa Văn phòng luật sư,

Công ty luật, hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân (người cung cấp dịch vụ pháp

lý) v ớ i khách hàng (người sử dụng dịch vụ pháp lý) và được thể hiện trong hợp đồng

dịch vụ pháp lý. T uy nhiên, nguyên tắc thoả thuận về thù lao chỉ được áp dụng đối với

vụ việc tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, vụ việc dân sự.

Thù lao luật sư chi áp dụng đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề

luật sư và luật sư hành nghề v ớ i tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đ ổi

với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức (tổ chức trợ

94
giúp pháp lý của Nhà nước, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức khác) theo chế

độ hợp đồng lao động thì được hưởng lương theo quy định cùa pháp luật về lao động.

3.3.1. Căn cứ tính thù lao

Các căn cứ tính thù lao được quy định tại khoản 1 Đ iều 55 Luật Luật sư, bao

gôm các căn cứ sau đây:

+ N ộ i dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;

+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

+ K in h nghiệm và uy tín của luật sư.

Các căn cứ để tính mức thù lao có tính chất định hướng, là cơ sở để khách hàng

và Văn phòng luật sư, Công ty luật hoặc luật sư hành nghề với tu cách cá nhân thoả

thuận phù hợp với nội dung, tính chất của từng vụ việc cụ thể.

3.3.2. Phương thức tính thù lao

3.3.2.1. Phương thức tính thù lao theo g iờ làm việc

Thông thường, phương thức tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư được áp

dụng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. V ớ i phương thức tính thù lao này, v iệ c tính toán

cụ thể về thời gian luật sư bỏ ra để thực hiện công việc là căn cứ quan trọng để tính

mức thù lao.

3.3.2.2. Phương thức tính thù lao trọn g ó i

Phương thức tính thù lao trọn gói là việc tính một mức thù lao cố định cho toàn

bộ quá trình giải quyết vụ việc theo yêu cầu của khách hàng. V iệ c thoả thuận về mức

thù lao cố định thường được căn cứ vào nội dung, tính chất công việc cũng như tổng

số thời gian dự tính hoàn thành công việc. Phương thức này thường được áp dụng

trong các lĩnh vực tham gia tố tụng, thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

3.3.2.3. Phương thức tính thù lao theo ti lệ phần trăm g iá ngạch vụ kiện hoặc

g iá trị hợp đồng, giá trị dự án

Phương thức tính thù lao theo ti lệ phần trăm giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp

đồng, giá trị dự án thường được áp dụng trong lĩnh vực tham gia tổ tụng đối với các vụ

án dân sự, kinh tế, giao dịch về bất động sản hay tư vấn pháp luật trong các dự án.

Thực chất đây cũng là phương thức tính thù lao theo một mức cố định nhưng được căn

cứ vào giá ngạch của vụ kiện hoặc giá trị của giao dịch.

3.3.2.4. Phương thức tính thù lao theo hợp đồng d à i hạn với mức thù lao cố định

95
Phương thức tính thù lao theo hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định được

sử dụng khá phổ biến tại các nuớc có nghề luật sư phát triển. T ổ chức hành nghề luật

sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chịu trách nhiệm về những vấn đề pháp

lý liên quan đến khách hàng của mình. Khách hàng phải trả một khoản thù lao cố định

đã được thoả thuận theo định kỳ cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề

với tư cách cá nhân bất kể trong thời gian đó khách hàng có cần sự giúp đỡ về mặt

pháp lý của luật sư hay không. Phương thức này cũng có thể áp dụng đối v ớ i truờng

hợp luật sư có hợp đồng dài hạn để tư vấn pháp luật cho một doanh nghiệp.

Thông thường, trong văn bản thoả thuận giữa luật sư và khách hàng không càn

thiết phải liệt kê toàn bộ những căn cứ làm cơ sở cho việc tính thù lao mà chi cần nêu

phương thức tính thù lao (tính theo giờ, tính cố định hay xác định những yếu tố cần

chú ý khi tính thù lao). K h i có những sự kiện m ới phát sinh trong quá trình giải quyết

vụ việc ảnh hường đến mức thù lao đã thoả thuận thì luật sư cần thông báo bàng văn

bàn cho khách hàng và trong truờng hợp cần thiết, luật sư và khách hàng có thể thoả

thuận mức thù lao m ới phù hợp.

3.3.3. Thù lao và chi p h í luật sư trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ

pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý

Vấn đề về thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý

theo hợp đồng dịch vụ pháp lý đuợc quy định tại Điều 56 của Luật Luật sư như รลน;

1) M ứ c thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đổi vớ i vụ án

hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù

lao do Chính phủ quy định.

2) T iền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ

pháp lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Theo quy định trên thì m ức thù lao, chi phí của luật sư khi cung cấp dịch vụ

pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý được tính trên cơ cở thoả thuận giữa khách

hàng và luật sư trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đ ối v ớ i các vụ án hình sự mà luật sư

tham gia tố tụng thì sự thoả thuận đó không được vượt quá mức trần thù lao do Chính

phù quy định. M ứ c thù lao này quy ra giờ không được vượt quá 100.000đ/l giờ làm

việc của luật sư (Đ iều 10 N ghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư).

96
Ngoài mức thù lao đã thoả thuận, luật sư dược nhận thêm các chi phí như tiền

tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý. Các chi

phí này cũng do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

3.3.4. Thù lao, chi p h í trong trường hợp luật sư tham g ia tố tụng theo yêu cầu

cùa cơ quan tiên hành tổ tụng

Theo Đ iều 11 của N ghị định số 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành

một số điều cùa Luật Luật sư thì thù lao, chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư

tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được quy định như sau:

Đ ố i với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù

lao được trả cho luật sư là 120.000đ/l ngày làm việc của luật sư.

T hời gian làm việc của luật sư bao gồm:

a) T h ờ i gian gặp gỡ bị can, bị cáo;

b) T h ờ i gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa;

c) T h ờ i gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng;

d) T h ờ i gian tham gia phiên toà;

T h ờ i gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.

Ngoài khoản tiên thù lao, trong quá trình chuân bị và tham gia bào chữa tại

phiên toà, luật sư được thành toán chi phí tiền tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành

về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.

C ơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm

thanh toán theo đúng quy định của nhà nước về thù lao và các khoản chi phí nêu tại

khoàn 1, khoàn 3 Đ iều này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân sách hàng

năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư

không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, b ị cáo hoặc thân nhân của

họ.

Thực tế cho thấy, thời gian luật sư gặp gờ bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ và

chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hay thời gian tham gia phiên toà có thể

được xác nhận m ột cách dễ dàng, nhưng việc xác nhận thời gian luật sư thu thập tài

liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chừa lại gặp khó khăn. V ì vậy, luật sư cần

lưu giữ tất cả tài liệu có liên quan làm cơ sở cho cơ quan tố tụng, người tiến hành tố

97
tụng xác nhận thời gian làm việc của luật sư. Luật sư có thể xin xác nhận cùa người có

thẩm quyền sau đây về thời gian làm việc:

- Quản giáo hoặc người quản lý trại giam về thời gian luật sư gặp gỡ bị can, bị

cáo tại trại tạm giam;

- Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án về thời gian luật sư thu thập tài liệu, đồ

vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài

liệu tại Toà án;

- Chủ toạ phiên toà về thời gian luật sư tham gia phiên toà.

Bên cạnh đó, khi tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng,

luật sư cần lưu ý về cách thức thanh toán thù lao như sau:

Đ ố i với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư thì luật sư đó không

được trực tiếp nhận thù lao từ cơ quan tiến hành tố tụng mà phải thông qua tổ chức

hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề. Tổ chức hành nghề luật sư nhận thù lao

phải tuân theo các quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp luật sư hành nghề

với tư cách cá nhân thì được quyền nhận thù lao trực tiếp từ cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật sư nhận thù lao cũng phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế, tài

chính và thống kê.

3.3.5. Tiền lương theo hợp đồng lao động

Đ iều 58 của Luật Lu ật sư quy định về tiền lương theo hợp đồng lao động của

luật sư hành nghề vớ i tư cách cá nhân. Đ ây là điểm m ới của Luật Luật sư so với Pháp

lệnh luật sư năm 2001. Theo đó, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ

quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được nhận tiền lương theo thoả thuận trong hợp

đồng lao động.

Trong trường hợp này, hợp đồng lao động là hợp đồng giao kết giữa cơ quan,

tổ chức (người sử dụng lao động) và luật sư (người lao động), trong đó quy định về

quyền, nghĩa vụ của các bên, thời gian làm việc, chế độ tiền lương, bào hiểm...

3.3.6. G iả i quyết tranh chắp về thù lao, ch i phí, tiền lương theo hợp đồng lao

động
Điều 59 Luật Luật sư quy định về việc giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí,

tiền lương theo hợp đồng lao động như sau:

V iệ c giải quyết tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của luật sư được

thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

98
V iệ c giải quyết tranh chấp về tiền lương của luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được thực hiện theo quy

định của pháp luật về lao động.

Trường hợp thứ nhất: Tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của luật

sư là tranh chấp giữa khách hàng và luật sư khi có mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ thanh

toán thù lao và chi phí luật sư đã được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đây

là hợp đồng dân sự, vì vậy, việc giải quyết tranh chấp phát sinh được thực hiện theo

quy định của pháp luật dân sự.

Trường hợp thứ hai: Trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ, trách

nhiệm của các bên được thực hiện theo hợp đồng lao động. D o đó, việc giải quyết

tranh chấp về tiền lương cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

3.4. Những quy định Hên quan đến tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật

Luật Luật sư quy định hoàn chỉnh hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùa

luật sư từ trung ương đến địa phương, đó là Tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn luật sư

ở các tinh, thành phố trực thuộc trung ương. V ớ i việc quy định về Tổ chức luật sư toàn

quốc và nhiệm vụ, quyền hạn cùa tổ chức này, Luật Luật sư đã tăng cường đáng kể vai

trò tự quản của tổ chức luật sư. Cụ thể là Tổ chức luật sư toàn quốc sẽ ban hành Quy

tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, phối hợp với B ộ Tư pháp trong việc ban

hành quy chế tập sự hành nghề luật sư, đào tạo nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự

hành nghề luật sư. T ổ chức luật sư toàn quốc còn được giao quyền cấp, thu hồi Thẻ

luật sư, quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên toà... V iệ c tổ chức bồi dưỡng

thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và tổng kết, trao đổi kinh

nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước cũng thuộc thẩm quyền của Tổ chức luật sư

toàn quốc. V iệ c giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật và các quyết định khác

của Ban Chủ nhiệm các Đoàn luật sư cũng được giao cho T ổ chức luật sư toàn quốc.

Đoàn luật sư và T ổ chức luật sư toàn quốc tổ chức và hoạt động theo quy định của

Luật Luật sư và Đ iều lệ của tổ chức mình. Đ iều lệ của Đoàn luật sư do Chủ tịch Ưỷ

ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, Đ iều lệ của Tổ chức

luật sư toàn quốc do B ộ T ư pháp phê duyệt sau khi thống nhất với B ộ trưởng B ộ N ội

vụ. Đây cũng là điểm m ới được quy định trong Luật Luật sư.

99
3.4.1. Tổ chức xã h ộ i - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương (Đoàn luật sư)

3.4.1.1 về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư

Đ iều 61 cùa Luật Luật sư quy định 14 nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư.

Những nhiệm vụ, quyền hạn này cỏ thể tập hợp thành hai nhóm cơ bản như sau:

*Nhỏm nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện chức năng đại diện, bào vệ quyền, lợ i ích

hợp pháp của luật sư

M ộ t trong những nhiệm vụ quan trọng của Đoàn luật sư với tính cách là tồ

chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

luật sư trong hành nghề. Đoàn luật sư là nơi tập hợp và cùng cố khối đoàn kết giữa các

luật sư, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của luật sư, bảo vệ các quyền và lợ i ích hợp

pháp của luật sư trong trường họp bị xâm phạm.

Chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của luật sư của Đoàn luật

sư được thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Thay mặt cho các luật sư thành viên trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong nước và nước ngoài;

- Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị cùa luật

- Hoà giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sir với tồ chức

hành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư.

*Nhỏm nhiệm vụ, quyển hạn thể hiện vai trò tự quản của Đ oàn lu ậ t sư

a) G iám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ờ địa phương khác giám sát việc tuân

theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xừ nghề nghiệp của luật sư là thành viên, luật

sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật

sư tại địa phương; xử lý kỷ luật đối với luật sư.

Hoạt động luật sư gắn liền với cơ chế thực thi pháp luật, đến hoạt động của cơ

quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bào vệ công lý, bảo vệ

quyền, lợ i ích hợp pháp của công dân. D o đó, trong hoạt động nghề nghiệp, luật sư

phải tuân thù các quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật

sư. G iám sát việc tuân theo pháp luật, quy tác đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật

sư là một nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng của Đoàn luật sư.

100
So với Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư mờ rộng hơn nhiệm vụ,

quyền hạn của Đoàn luật sư trong giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức

và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Điều này thể hiện ờ chỗ, Đoàn luật sư không chỉ

thực hiện việc giám sát đối với các luật sư là thành viên của mình mà còn đối với các

luật sư là thành viên của Đoàn luật sư địa phương khác hành nghề trong tổ chức hành

nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại địa phương mình.

Hoạt động giám sát của Đoàn luật sư thể hiện ở một số nội dung chính như sau:

- Theo dõi, kiểm tra hoạt động hành nghề của các luật sư thành viên, các luật

sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

tại địa phương;

- X ử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xử lý v i phạm theo quy định của pháp luật đối với luật sư trong trường hợp phát

hiện luật sư có hành vi vi phạm pháp luật, v i phạm quy tắc đạo đức và ứng xừ nghề

nghiệp luật sư.

b) G iám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát hoạt động

cùa tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề

luật sư; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hành v i v i phạm pháp luật và đề

nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Bên cạnh việc giám sát hoạt động của cá nhân luật sư, Đoàn luật sư còn có

nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giám sát hoặc phối hợp với các Đoàn luật รบ ở địa

phương khác giám sát hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng

giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư. Đây là điểm tiến bộ của Luật Lu ật sư thể hiện

đậm nét hơn vai trò tự quản của Đoàn luật sư đối với tổ chức và hoạt động hành nghề

luật sư.

Đoàn luật sư thực hiện hoạt động giám sát tổ chức hành nghề luật sư dưới các

hình thức sau đây:

- Theo dõi, kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề

luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương;

- Yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ

chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động.

Trong quá trình thực hiện giám sát, nếu phát hiện cỏ dấu hiện vi phạm pháp

luật, Đoàn luật sư có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hành v i v i

101
phạm và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xừ lý. V iệ c thực hiện tốt nhiệm vụ,

quyền hạn này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm pháp lý

và đạo đức nghề nghiệp cho từng luật sư cũng như tổ chức hành nghề luật sư.

c) Tổ chức đãng ký và giám sát người tập sự hành nghề luật sư.

Tổ chức đăng ký và giám sát người tập sự hành nghề luật sư cũng là một trong

những nhiệm vụ quan trọng của Đoàn luật sư. Chất lượng cùa việc tập sự hành nghề

luật sư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư

nói chung và năng lực hành nghề của từng luật sư nói riêng. Để bảo đảm việc tập sự

hành nghề luật sư được thực hiện theo đúng Quy chế tập sự hành nghề luật sư, Đoàn

luật sư giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề

luật sư nhận người tập sự trong việc tuân theo Quy chế đó.

d) Nhận hồ sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư và đề nghị B ộ T ư pháp cấp

Chứng chi hành nghề luật sư.

Theo quy định của Luật Luật sư, người đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự

hành nghề luật sư phải có hồ sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư gửi B an Chủ nhiệm

Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự. Ban Chù nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm nhận hồ

sơ cấp Chứng chi hành nghề luật sư và kịp thời đề nghị B ộ T ư pháp cấp Chứng chi

hành nghề luật sư bảo đảm quyền hành nghề của người đáp ứng đủ điều kiện hành

nghề luật sư.

đ) Tổ chức đăng ký việc gia nhập Đoàn luật รบ; tổ chức việc chuyển, tiếp nhận

luật sư; đề nghị Tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư.

G ia nhập Đoàn luật sư là một điều kiện bát buộc đối v ớ i người muốn hành

nghề luật sư. B ờ i vì, không giống như các nghề nghiệp khác, nghề luật sư là nghề có

tính chất đặc thù. Đe bảo vệ lợi ích cùa khách hàng, lợi ích của xã hội, đồng thời góp

phần ngăn ngừa sự lạm dụng tín nhiệm, các hành v i v i phạm từ phía các luật sư, Luật

Luật sư quy định rất chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, tuân theo

quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Đe các quy định này được bảo đảm

thực hiện trên thực tế thì ngoài cơ chế theo dõi, giám sát, kiểm tra từ phía cơ quan

quản lý nhà nước, Đoàn luật sư phải phát huy vai trò tự quản trong quản lý nghề

nghiệp đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

V iệ c luật sư phải gia nhập, sinh hoạt trong một Đoàn luật sư và chịu sự quản lý

của Đoàn luật sư càng trở nên quan trọng và cần thiết khi Đảng ta chù trương “tạo điều

102
kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của

tổ chức luật sư đối với thành viên của m ình” (Nghị quyết số 49-N Q /TW ngày

02/6/2005 của B ộ C h ín h trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020).

Trong quá trình hành nghề, luật sư có thể chuyển sinh hoạt từ Đoàn luật sư địa

phương này sang Đoàn luật sư địa phương khác. Đoàn luật sư có trách nhiệm tổ chức

việc chuyển, tiếp nhận luật sư chuyển sinh hoạt Đoàn luật sư. Đ ây là quy định m ới cùa

Luật Luật sư so với Pháp lệnh luật sư năm 2001.

e) Phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc trực tiếp cử luật sư

hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố

tụng.

Đ ổi với các vụ án hình sự mà luật sư tham gia theo yêu cầu của cơ quan tiến

hành tố tụng, Đoàn luật sư có trách nhiệm phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật

sư hoặc trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng. Để bảo

đảm chất lượng của việc bào chữa trong các vụ án này, Đoàn luật sư cũng phải có

trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của luật sư được cử tham gia tố tụng.

g) G iả i quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

Theo quy định của Luật Luật sư, Đoàn luật sư có thẩm quyền giải quyết khiếu

nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư. Đây được coi là nhiệm vụ thể

hiện vai trò tự quản của Đoàn luật sư, là công việc nội bộ cùa tổ chức xã hội - nghề
nghiệp luật sư. D o đó, Luật Luật sư chỉ quy định những nguyên tắc mang tính định

hướng chung chứ không quy định chi tiết về trình tự, thù tục. Những vấn đề cụ thể về

thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định trong Điều lệ

cùa Đoàn luật sư.

h) Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực

hiện các biện pháp khác nhàm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư.

T ổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư thành viên là

nhiệm vụ thường xuyên của Đoàn luật sư. V iệ c bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần

được thực hiện theo kế hoạch, chương trình phù hợp v ớ i yêu cầu thực tiễn và định

hướng phát triển nghề nghiệp. Hàng năm, Đoàn luật sư tổ chức tổng kết, trao đổi kinh

nghiệm hành nghề luật sư để đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và giải

pháp khắc phục, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới.

i) Tổ chức để các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

103
Luật sư là những người am hiểu về pháp luật và việc áp dụng pháp luật trong

thực tế. V ì vậy, việc Đoàn luật sư tổ chức cho các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa pháp luật đến với mỗi

người dân, góp phần hình thành thói quen "sống và làm việc theo H iế n pháp và pháp

luật" trong công việc và cuộc sống cùa m ỗi công dân.

V iệ c Đoàn luật sư tổ chức để các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục pháp luật có thể được thực hiện theo các hình thức sau đây:

- T ổ chức các hội thảo, toạ đàm để tham gia ý kiến về các dự thảo văn bản quy

phạm pháp luật hoặc giới thiệu về các văn bản đã được ban hành; trao đổi, thảo luận

về các vấn đề pháp luật đang thu hút sự quan tâm cùa dư luận;

- Tham gia viết bài cho các báo, tạp chí về những vấn đề pháp luật, về thực tiễn

thi hành pháp luật, về kinh nghiệm hành nghề;

- B iên soạn và phổ biến tài liệu hướng dẫn pháp luật cho nhân dân...

3.4.1.2. về Đ iểu lệ của Đ oàn luật sư

C ác quy định của Luật Luật sư về Điều lệ Đoàn luật sư về cơ bản là kế thừa

các quy định tương ứng của Pháp lệnh luật sư năm 2001. X u ấ t phát từ tính chất đặc thù

của nghề luật sư, nên Đoàn luật sư mặc dù là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

nhưng cỏ v ị trí, vai trò rất quan trọng đổi với quản lý luật sư từ góc độ nghề nghiệp.

Đoàn luật sư hoạt động theo Điều lệ của Đoàn và về nguyên tắc, Đ iều lệ không được

trái với quy định pháp luật về luật sư. D o đó, pháp luật về luật sư v ớ i tính cách là văn

bản pháp luật chuyên ngành cần quy định những nội dung cơ bản của Đ iều lệ Đoàn

luật sư. Những quy định của pháp luật chi mang tính hướng dẫn, định hướng chứ

không hạn chế quyền tự quyết của Đoàn luật sư. M ặt khác, quy định về những nội

dung cơ bản của Đ iều lệ cũng tạo cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền

căn cứ vào đó mà phê duyệt Đ iều lệ.

Căn cứ vào quy định của Luật Luật sư, pháp luật về hội và Đ iều lệ của Tổ chức

luật sư toàn quốc, m ỗi Đoàn luật sư xây dựng Điều lệ của Đoàn m ình để điều chỉnh

các quan hệ nội bộ của Đoàn.

3.4.2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của luật sir (Liên đoàn luật sư
Việt Nam)
Theo quy định của Luật Luật sư, Tổ chức luật sư toàn quốc (nay là L iê n đoàn

luật sư V iệ t Nam ) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùa các luật sư trong phạm v i cả

104
nước. Luật Luật sư cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam. Liê n đoàn luật sư V iệ t N am được thành lập sau

khi Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất thông qua Đ iều lệ và bầu ra các cơ

quan cùa lãnh đạo của mình. Liên đoàn luật sư V iệt Nam bẳt đầu hoạt động kể từ ngày

Điều lệ được B ộ T ư pháp phối hợp với B ộ N ộ i vụ phê duyệt.

3.4.2. ỉ. Đ ịa v ị pháp lý của Liên đoàn luật รน Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Luật sư thì Liê n đoàn luật sư Việt

Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm v i cả nước, đại diện cho

luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động

theo nguyên tắc tự trang trải bàng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp

cùa thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.

Liê n đoàn luật sư V iệt Nam tham gia M ặt trận Tổ quốc V iệ t Nam theo quy

định của Điều lệ M ặt trận Tổ quốc V iệ t Nam. Liê n đoàn luật sư V iệ t N am có quan hệ

phối hợp với B ộ T ư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong v iệ c thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn của mình.

Thành viên của Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam bao gồm các Đoàn luật sư và các

luật sư. C ác luật sư tham gia Liên đoàn luật sư V iệt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi

mình gia nhập. N hư vậy, khi đã gia nhập một Đoàn luật sư địa phương và được cấp

Thè luật sư thì luật sư đó đương nhiên là thành viên cùa Liên đoàn luật sư Việt Nam
mà không cần phải có thêm thủ tục gia nhập nữa. Quyền và nghĩa vụ của các thành

viên L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam do Điều lệ Tổ chức luật sư toàn quốc quy định.

3.4.2.2. về nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của L iê n đoàn luật sư V iệ t N am được quy định tại Điều

65 của Luật Lu ật sư. Trên cơ sở các quy định của Luật, Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam

ban hành Đ iều lệ, trong đó quy định cụ thể và chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của các

cơ quan trong tổ chức mình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên, mối quan hệ của

L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam với cơ quan quản lý nhà nước về hành nghề luật sư, cơ

quan, tổ chức khác.

a) Đ ạ i diện, bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của luật รน, các Đoàn luật sir

trong phạm vi cả nước

Nấu như Đoàn luật sư chi có thể đại diện, bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của

các luật sư thành viên trong phạm vi một địa phương, thì L iê n đoàn luật รน V iệ t Nam

ỉ 05
là nơi tập hợp, thể hiện tiếng nói, nguyện vọng chung của toàn thể g iớ i luật sư Việt

Nam. Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam đại diện cho các Đoàn luật sư, các luật sư trong

quan hệ với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác ờ cấp trung

ương, với các tổ chức nước ngoài và quốc tế. Trong trường hợp quyền, lợ i ích hợp

pháp của Đoàn luật sư, luật sư bị xâm phạm, Liên đoàn luật sư V iệ t N am có nhiệm vụ

đứng ra phối hợp vớ i cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

b) Ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp luật sư

Tuân theo Q uy tắc đạo đức và ứng xừ nghề nghiệp luật sư là một trong những

nghĩa vụ cơ bản của luật sư kh i hành nghề. Luật Luật sư giao cho L iê n đoàn luật sư

V iệ t N am ban hành và thực hiện việc giám sát việc tuân theo Q uy tắc đạo đức và ứng

xử nghề nghiệp luật sư. Đây là một điểm m ới của Luật Luật sư so v ớ i Pháp lệnh luật

sư năm 2001, thể hiện việc đề cao hơn nữa trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội -

nghề nghiệp của luật sư.

T h i hành Pháp lệnh luật sư năm 2001, B ộ Tư pháp ban hành Bản Q uy tắc mẫu

về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trên cơ sở Bản Quy tắc mẫu và tình hình thục tiễn tại

m ỗi địa phương, Đoàn luật sư xây dựng B ản Q uy tắc áp dụng cho các luật sư thành

viên của mình.

T u y nhiên, thực tiễn cho thấy, không có nhiềii Đoàn luật sư cụ thể hoá được

Bản Q uy tác mẫu mà áp dụng gần như toàn bộ những nội dung mang tính định hướng

chung và chi là yêu cầu tối thiểu về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong điều kiện cải

cách tư pháp và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, v iệ c trau dồi phẩm chất cá

nhân, đạo đức, uy tín và trách nhiệm nghề nghiệp luật sư ngày càng được N h à nước,

xã hội và ngay cả chính g iớ i luật sư quan tâm.

V iệ c tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, các nước có nghề luật sư

phát triển như A nh, Pháp, M ỹ, Đức, ức, Canada, Singapore đều có B ộ Q uy tắc đạo

đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư rất chi tiết, cụ thể.

N gày 20/7/2011, Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư V iệ t N am được

ban hành kèm theo Quyết định số 6 8 /Q Đ -H Đ LS T Q cùa H ộ i đồng luật sư toàn quốc -

Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam . Q uy tắc gồm: L ờ i nói đầu, 6 Chương và 27 Q uy tắc.

c) P h ổ i hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành Quy chế tập sự hành nghề

luật sư; đào tạo nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

106
Đ ây là một trong những công việc thể hiện neuyên tắc "kết hợp quàn lý nhà

nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư" trong

quàn lý hành nghề luật sư. Bộ Tư pháp phối hợp với tổ chức luật sư toàn quốc trong

việc soạn thào Q u y chế, cử người tham gia H ộ i đồng kiểm tra kết quả hành nghề luật

Theo quy định của N ghị định số 28/2007/NĐ-CP, ngày 20/7/2011 được thành

lập cơ sở đào tạo nghề luật sư để đào tạo nghề luật sư. Q uy định này cũng thể hiện chủ

trương từng bước xã hội hoá một số công việc liên quan đến quản lý nhà nước về luật

sư và hành nghề luật sư.

d) Tổ chức b ồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề

cho luật sư; tổng kết, trao đ ồ i kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước.

M ộ t trong những mục đích hoạt động của L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam cũng

như Đoàn luật sư địa phương là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của

luật sư đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Do vậy, việc bồi duỡng thường

xuyên về kiến thức pháp luật, kỳ năng hành nghề cho luật sư; tổng kết, trao đổi kinh

nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước là nhiệm vụ rất quan trọng cùa Liên đoàn luật

sư V iệ t Nam. N goài việc trục tiếp tổ chức các lớp bồi dường cho luật sư trong phạm vi

cả nước, Liên đoàn luật sư V iệt Nam còn có nhiệm vụ lập kế hoạch, chương trình bồi

dưỡng tổng thể và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện. Kinh nghiệm của một số
nước cho thấy, v iệ c tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật theo định kỳ

hàng năm là yêu cầu bắt buộc đối vớ i luật sư. Pháp luật cùa nước ta không quy định về

vấn đề này mà để L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam quy định trong Đ iều lệ cho phù hợp với

tính chất nghề nghiệp.

ã) Quy định việc miễn, giảm thù lao, trợ giúp pháp lý miễn p h ỉ của luật sư, việc

g iả i quyết tranh chấp liên quan đén thù lao, chi p h í cùa luật sư

X u ất phát từ quan điểm miễn, giảm thù lao, thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí

của luật sư là việ c N hà nước chi nên khuyến khích luật sư thực hiện chứ không thể yêu

cầu bắt buộc, Luật Luật sư giao cho Liên đoàn luật sư V iệ t Nam quy định cụ thể về

vấn đề này. Căn cứ vào những quy định của Luật Luật sư, Tổ chức luật sư toàn quốc

quy định cụ thể về nguyên tắc miễn, giảm thù lao; những trường hợp được miễn, giảm

thù lao; mức miễn, giảm thù lao; số giờ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí của luật

107
sư; đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí; quyền và nghĩa vụ của luật sư khi thực

hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.

Trong hoạt động hành nghề luật sư, các tranh chấp liên quan đến thù lao. chi

phí của luật sư có thể phát sinh. L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam có trách nhiệm quy định

chi tiết về việc giải quyết các tranh chấp đó (quy định về cơ quan có thẩm quyền giải

quyết tranh chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp).

e) Q uy định phí tập sự hành nghề luật sư, phí gia nhập Đoàn luật sư, phí thành

viên

H iện nay, quy định về phí tập sự hành nghề luật sư, phí gia nhập Đoàn luật sư,

phí thành viên chưa có sự thống nhất giữa các Đoàn luật sư trong cả nước. M ỗ i Đoàn

luật sư áp dụng một mức phí khác nhau, gây khó khăn không chi cho người tập sự

hành nghề luật sư, luật sư mà cho cả cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý hoạt

động hành nghề luật sư.

L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam có nhiệm vụ quy định về phí tập sự hành nghề luật

sư, phí gia nhập Đoàn luật sư, phí thành viên để áp dụng thống nhất trong phạm vi

toàn quốc.

g) G iả i quyết khiếu nại, tố cáo theo thấm quyền

Ban thường vụ của Liê n đoàn luật sư V iệ t N am có thẩm quyền giải quyết khiếu

nại đối với quyết định xử lý kỷ luật luật sư của Ban Chù nhiệm Đoàn luật sư. Đ ố i với

quyết định xử lý kỷ luật bàng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, thì quyết định giải

quyết khiếu nại của Ban thường vụ của Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam là quyết định cuối

cùng. Trong trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức đình chỉ tư cách thành viên

hoặc xoả tên khỏi danh sách Đoàn luật sư, thì sau khi khiếu nại đến Ban thường vụ cùa

L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam người bị xử lý kỷ luật còn có quyền khiếu nại tiếp đến B ộ

trưởng B ộ Tư pháp.

Ban thường vụ của Liên đoàn luật sư V iệ t N am cũng có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại đối với quyết định, hành v i của Ban Chù nhiệm Đoàn luật sư, quyết định,

hành v i cùa các cơ quan của Tổ chức luật sư toàn quốc.

ร. 4.4. về Đ iều lệ của Liê n đoàn luật sư Việt Nam

Đ iều lệ của Liên đoàn luật sư V iệ t Nam là văn bàn điều chinh các quan hệ nội

bộ cùa hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cà nước. Theo

quy định của Luật Luật sư, Liên đoàn luật sư V iệ t Nam ban hành Đ iều lệ làm căn cứ

108
để các Đoàn luật sư địa phương ban hành Điều lệ của mình. Q uy định này nhằm khẳc

phục tình trạng phân tán, không thống nhất về tổ chức và hoạt động của các Đoàn luật

sư, góp phần tích cực đối với việc tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề

nghiệp cùa luật sư.

3.5. Những quy định liên quan đến hành nghề của tổ chức hành nghề luật
sư nirớc ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại

V iệ t Nam được điều chỉnh trong Luật Luật sư. Những quy định tại chương này kế thừa

Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 về hành nghề của tổ chức

luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại V iệ t Nam với một số điểm mới cơ bản sau

đây :

Thứ nhất, theo quan điểm coi tổ chức hành nghề của luật sư như loại hình

doanh nghiệp đặc biệt, đồng thời để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống

pháp luật, Luật Luật sư quy định C h i nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, Công ty

luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Lu ật sư, pháp luật về

doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan

(khoản 2 Đ iều 69).

Thứ hai, mở rộng phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

tại Việt Nam, theo đó Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam được cử luật
sư V iệ t Nam trong C h i nhánh, Công ty mình tham gia tổ tụng với tư cách là người đại

diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cho khách hàng trước Toà án

V iệ t N am đối với các vụ, việc mà C h i nhánh, Công ty thực hiện tư vấn pháp luật, trừ

vụ án hình sự (Điều 70);

Q uy định này có những ưu điểm sau đây:

- G iảm bớt hạn chế về tiếp cận thị trường đối với tổ chức luật sư nước ngoài

hành nghề tại V iệ t Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cùa hội nhập kinh tế quốc tế,

đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập W T O của V iệ t Nam.

- Tạo điều kiện thực tể cho các luật sư V iệ t Nam tham gia vào các vụ kiện

mang tính chất quốc tế, qua đó có thể nâng cao kiến thức và kinh nghiệm giải quyết

các tranh chấp quốc tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề của tổ chức luật sư nước

ngoài tại V iệt Nam. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại V iệ t Nam có thể tiếp

109
nhận và thực hiện trọn gói vụ việc cho khách hàng, từ việc tư vấn đến cả giải quyết

tranh chấp phát sinh tại Toà án V iệ t Nam.

Thứ ba, ngoài các quyền, nghĩa vụ được quy định riêng thì tổ chức luật sư

nước ngoài, luật sư nước ngoài còn phải tuân theo các nguyên tắc hành nghề, Q uy tấc

đạo đức và ứng xừ nghề nghiệp và một số quyền, nghĩa vụ khác được quy định trong

Luật Luật sư.

3.6. Những quy định về quản lý hành nghề luật sư


Lu ật Luật sư quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai

trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm quản lý của N hà nước và trách nhiệm tự

quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước chì thực

hiện những công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước, còn

những vấn đề về quản lý nghề nghiệp thì giao cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùa

luật sư thực hiện. V ớ i m ục đích tạo cơ sờ pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ

chức luật sư, Luật Luật sư quy định hoàn chỉnh hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp

của luật sư bao gồm L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung uơng cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức này.

Quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thể hiện chức năng định

hướng, điều tiết và hỗ trợ phát triển cùa Nhà nước đối với nghề luật sư, chứ không

mang tính chất hành chính, không can thiệp vào hoạt động nghề nghiệp cùa luật sư.

T ính chất của quản lý nhà nước, về cơ bản, là phù hợp v ớ i thực tiễn nghề luật sư ở

nước ta, cũng như thông lệ mà một số nước trên thế giới áp dụng. N ộ i dung quàn lý

nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thể hiện ở các công việc sau đây: quyết định

chiến lược, chính sách phát triển nghề luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển

nghề luật sư; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; đào tạo nghề luật

sư; cấp, thu hồi Chứng chi hành nghề luật sư, G iấy đăng ký hoạt động, G iấ y phép hành

nghề; phê duyệt Đ iều lệ của Đoàn luật sư, Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam; kiểm tra, thanh

tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tổ cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùa luật sư thực hiện các công việc thể hiện vai

trò tự quản của m ình như: đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư thành

viên trong hành nghề; giám sát việc tuân theo pháp luật, Q uy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp luật sư, Q uy chế tập sự hành nghề luật sư của luật sư, người tập sự hành

110
nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các luật

sư thành viên; tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các luật sư; hoà giải tranh

chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

Trong hoạt động quản lý luật sư và hành nghề luật sư, giữa cơ quan quản lý

nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có sự phối hợp trong việc thực

hiện một sổ công việc như: đào tạo nghề luật sư; soạn thảo và ban hành Quy chế tập sự

hành nghề luật sư; tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; giải quyết khiếu

nại về kỷ luật của luật sư.

N h ư vậy, Luật Luật sư đã chuyển giao một số nhiệm vụ, quyền hạn mà từ trước

tới nay do cơ quan quàn lý nhà nước thực hiện sang cho Tổ chức luật sư toàn quốc

hoặc các Đoàn luật sư và quy định cụ thể sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước

và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong một số công việc cụ thể. Điều này tạo

điều kiện để tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có thể phát huy tốt nhất vai trò tự

quản cùa mình, từng bước chuyên nghiệp hoá tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư.

3.7. Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp.
N hữ ng quy định về xử lý v i phạm của Luật Luật sư có nhiều điểm m ới so với

Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư phân định rõ việc xử lý kỷ luật đối với luật

sư, xử lý v i phạm hành chính đối vớ i luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và giải quyết

tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư.

3 . 7.1. X ử lý kỷ luật luật sư

X ử lý kỷ luật luật รน là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của

Đoàn luật sư trong việc quản lý hoạt động hành nghề luật sư. Kh ác vớ i các tổ chức xã

hội - nghề nghiệp khác, Đoàn luật sư có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc tuân thủ

pháp luật của các luật sư; ban hành và giám sát việc tuân theo Q uy tắc đạo đúc và ứng

xử nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề và đặc biệt là Đoàn luật sư có thẩm quyền

xử lý kỷ luật đổi v ớ i các luật sư có hành vi vi phạm đến mức bị đình chỉ hành nghề.

Khoản 1 Điều 85 của Luật Luật sư quy định: “ Luật sư vi phạm quy định của

Luật này, Đ iều lệ, Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác

của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thi tuỳ theo tính chất, mức độ v i phạm

phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

- K h iể n trách;

- Cảnh cáo;

111
- Tạm đình chì tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn

tháng;

- X o á tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư".

Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, luật sư phải chịu sự quản lý của Đoàn luật sư.

Đoàn luật sư thực hiện quyền quản lý luật sư theo Điều lệ, Q uy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp luật sư. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các luật sư có hành v i v i phạm

thể hiện vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Luật sư v i phạm quy định của Luật Luật sư thì trước hết bị xử lý theo quy định

của pháp luật từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đ ây là chế tài của Nhà nưóc

đối với luật sư có hành v i v i phạm pháp luật. Từ phía tổ chức xã hội - nghề nghiệp của

luật sư, căn cứ Điều lệ Đoàn luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xừ nghề nghiệp luật sư

và tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi v i phạm pháp luật đó, Đoàn luật sư có thể

xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với luật sư.

Cũng có trường hợp luật sư cỏ hành v i vừa vi phạm pháp luật, vừa v i phạm

Đ iều lệ, Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, bời v ì những hành vi đó có tính chất

đan xen giữa pháp luật của N hà nước và quy định nghề nghiệp cùa tổ chức luật sư.

N hững hành v i này được thể hiện không những trong văn bản quy phạm pháp luật mà

còn trong Đ iều lệ, Q uy tắc đạo đúc và ứng xử nghề nghiệp của luật sư (Nhóm nghĩa vụ

cơ bản cùa luật sư trong hành nghề). Do vậy, trong trường hợp này, ngoài việc bị xử lý
kỷ luật, luật sư còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong

thực tế, cũng có trường hợp hành vi của luật sư không b ị pháp luật cấm, nhưng nếu

thực hiện hành v i đó thì luật sư vi phạm Q uy tác đạo đức và ứng xử nghề nghiệp (V í

dụ: thoả thuận về khoản tiền hứa thưởng của khách hàng sau khi hoàn thành vụ việc,

cùng kinh doanh với khách hàng, sử dụng thông tin biết được từ khách hàng để thực

hiện giao dịch khác có lợ i cho mình...) và do đó, vẫn bị xử lý k ỷ luật đến mức bị xoá

tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư (mất quyền hành nghề).

ร. 7.1.1. H ìn h thức xử lý kỷ luật đổi vớ i luật sư

a) K h iển trách

Đây là hình thức xử lý kỷ luật mang tính chất răn đe, giáo dục đối với các luật

รน có hành vi vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, không gây hậu quả nghiêm trọng hay

ành hường xấu đến hoạt động hành nghề và sai phạm đỏ có thể sửa chùa, khắc phục

được.

112
b) Cảnh cáo

Cảnh cáo là hình thức kỷ luật đối với các luật sư có hành vi vi phạm ở mức độ

nặng hơn hình thức kỷ luật khiển trách nhưng chưa đến mức bị tạm đình chỉ tư cách

thành viên Đoàn luật sư. Cảnh cáo cũng được áp dụng đối với trường hợp luật sư đã bị

khiển trách nhưng lại tái phạm.

c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn

tháng

Tạm đình chỉ tư cách thành viên của Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi

bốn tháng là hình thức kỷ luật mới của Luật Luật sư so với Pháp lệnh luật sư năm

2001. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 thì chi có 3 hình thức xử lý kỷ

luật đối với luật sư là: khiển trách, cành cáo và xoá tên khỏi danh sách luật sư của

Đoàn luật sư. Trên cơ sờ đó, khi soạn thảo Điều lệ, các Đoàn luật sư phải cụ thể hoá

các hình thức xử lý kỷ luật cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong từng giai đoạn

phát triển của Đoàn mình. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn Điều lệ của các Đoàn luật

sư đều giữ nguyên 3 hình thức kỷ luật như quy định của Pháp lệnh luật sư nãm 2001.

D o vậy, trong thời gian qua, một số Đoàn luật sư đã gặp khó khăn trong việc áp dụng

hình thức xử lý kỷ luật đối với trường hợp nếu áp dụng hình thức cảnh cáo thì quá nhẹ

nhưng nếu áp dụng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì quá

nặng. K h ắc phục tình trạng nêu trên, Luật Luật sư bổ sung hình thức kỷ luật tạm đình

chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng.

Trong thời gian bị kỷ luật bằng hình thức này, người bị kỷ luật không được

hành nghề luật sư; nếu người bị kỷ luật thực hiện hoạt động hành nghề luật sư thì bị

coi là hành nghề luật sư bất hợp pháp và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đoàn

luật sư xem xét quá trình chấp hành kỷ luật và quyết định khôi phục lại tư cách thành

viên Đoàn luật sư cho người bị kỷ luật sau khi người đó chấp hành xong quyết định kỷ

luật.

d) X o á tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư

X o á tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư là hình thức xử lý kỷ luật nặng

nhất đối v ớ i luật sư. H ình thức kỷ luật này được áp dụng trong trường hợp luật sư có

hành v i v i phạm pháp luật nghiêm trọng, vi phạm Điều lệ, Q uy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp luật sư gây ảnh hưởng xấu đến uy tín nghề nghiệp luật sư, đến an ninh

113
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợ i ích cùa Nhà nước, lợi ích công cộng,

quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Khoản 3 Điều 85 của Luật Luật sư quy định luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình

thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì bị thu hồi Chứng chỉ hành

nghề luật sư. Sau khi ra quyết định kỷ luật xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn

luật sư, Đoàn luật sư phải thông báo bàng văn bản cho Sờ Tư pháp địa phương và đề

nghị B ộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đồng thời, đề nghị Tổ chức luật

sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật sư.

Sau khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của

Đoàn luật sư, người bị kỷ luật muốn trở lại hành nghề luật sư lại thì phải có đủ tiêu

chuẩn quy định tại Điều 10 cùa Luật Luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia

nhập một Đoàn luật sư.

Để được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, theo quy định tại khoản 2 Điều

19 của Luật Luật sư thì sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thu hồi Chứng chỉ

hành nghề luật sư có hiệu lực, nếu người bị thu hồi Chứng chi hành nghề luật sư do bị

xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư có đù tiêu

chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư thì được xem xét cấp lại Chứng chi hành

nghề luật sư. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện tương tự như

thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư lần đầu.
N gư ời được cấp lại Chứng chi hành nghề luật sư gia nhập Đoàn luật sư do

m ình lựa chọn để hành nghề luật sư (Điều 20 cùa Luật Luật sư). Ban Chủ nhiệm Đoàn

luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư đối với người đó. Trong trường

hợp người gia nhập thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của

Luật Luật sư thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do

bằng văn bản. Các trường hợp bị từ chối gia nhập Đoàn luật sư quy định tại khoản 4

Đ iều 17 bao gồm:

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; s ĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,

công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn v ị thuộc Quân đội nhân dân; s ĩ quan, hạ s ĩ

quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ s ĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc

Công an nhân dân;

- Không thường trú tại V iệ t Nam;

114
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích

về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm

nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cổ ý;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chừa bệnh, cơ sở

giáo dục hoặc quản chế hành chính;

- M ất năng lực hành v i dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành v i dân sự;

- Cán bộ, công chức, viên chức, s ĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân

quốc phòng trong cơ quan, đơn v ị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ s ĩ quan nghiệp

vụ, sĩ quan, hạ s ĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân

dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi

việc có hiệu lực.

3 . 7.1.2. Thẩm quyền xử lý kỳ luật đổi với luật sư

Khoản 2 Đ iều 85 của Luật Luật sư quy định: “ V iệ c xem xét quyết định kỷ luật

luật sư thuộc thẩm quyền của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của H ộị đồng

khen thường, kỷ luật của Đoàn luật sư” .

Theo quy định trên thì việc xem xét quyết định kỷ luật đối v ớ i luật sư ỉà thuộc

thẩm quyền của Ban C hù nhiệm Đoàn luật sư (Pháp lệnh luậtsư năm 2001quy định

việc xem xét kỷ luật đối v ớ i luật รน thuộc thẩm quyền của H ộ i đồng khen thưởng, kỷ

luật của Đoàn luật sư). Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư có trách nhiệm
tiến hành điều tra và xác m inh sự việc. Sau khi đã điều tra, xác m inh sự việc, H ội đồng

khen thường, kỷ luật của Đoàn luật sư báo cáo vớ i Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và đề

nghị B an Chù nhiệm Đ oàn luật sư xem xét quyết định hình thức kỷ luật đối vớ i luật sư

v i nếu có căn cứ cho rằng luật sư có hành v i v i phạm kỷ luật.

3 . 7.1.3. K h iếu n ạ i quyết định kỷ luật luật sư

V iệ c khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư được quy định cụ thể tại Điều 86 của

Luật Lu ật sư. Theo đó, k h i có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật của B an Chủ nhiệm

Đoàn luật sư là trái pháp luật, trái với quy định của Đ iều lệ Đoàn luật sư, xâm phạm

quyền, lợ i ích hợp pháp của mình thì luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của

B an Chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình.

Quyết định kỷ luật luật sư là quyết định mà Ban C hủ nhiệm Đoàn luật sư đã

ban hành theo đề nghị của H ộ i đồng khen thưởng, k ỷ luật của Đoàn luật sư đối với luật

sư vi phạm bằng một trong các hình thức kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85,

115
Đ ố i với các quyết định khác của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư mà khône liên

quan đến việc xử lý kỷ luật luật sư theo quy định tại Điều 85 của Luật Luật sư thì việc

khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 87 của Luật Luật sư.

v ề trình tự, thủ tục khiếu nại, Đ iều 86 của Luật Luật sư quy định về trình tự,

thủ tục khiếu nại, theo đó, luật sư bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đến Ban thường

vụ Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam , B ộ trưởng B ộ Tư pháp. Ban thường vụ Tổ chức luật

sư toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đổi với quyết định kỷ luật luật sư của

Ban C h ủ nhiệm Đoàn luật sư. B ộ trưởng B ộ Tư pháp có thẩm quyền g iải quyết khiếu

nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt

Nam.

Trong trường hợp luật sư khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức

khiển trách hoặc cảnh cáo thì quyết định giải quyết khiếu nại của B an thường vụ Liên

đoàn luật sư V iệ t Nam là quyết định cuối cùng.

Đ ố i với trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách

thành viên từ sáu tháng đến hai m uơi bốn tháng hoặc xoá tên khỏi danh sách luật sư

của Đoàn luật sư thì ngoài quyền được khiếu nại đến Ban thường vụ L iê n đoàn luật sư

V iệ t Nam , luật sư còn có quyền khiếu nại tiếp đến B ộ trưởng B ộ T ư pháp. B ộ trường

B ộ T ư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể tù ngày

nhận được khiếu nại. Trong trường hợp vẫn không đồng ý v ớ i quyết định giải quyết

khiếu nại cùa B ộ trường B ộ Tư pháp thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra Toà án

theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Quyết định của Toà án là quyết

định có hiệu lực pháp luật.

N h ư vậy, theo quy định của Luật Luật sư thi thẩm quyền, trình tự, thù tục

khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư hoàn toàn khác so với Pháp lệnh luật รน năm 2001.

Theo Lu ật Luật sư, Ư ỷ ban nhân dân cấp tinh không còn là một cấp giải quyết khiếu

nại quyết định kỷ luật luật sư. B ộ trưởng B ộ Tư pháp chỉ có thẩm quyền g iải quyết

khiếu nại đối v ớ i quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ L iê n đoàn luật รบ

V iệ t N am và cũng chi đối với hai hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên

Đoàn luật sư và xoá tên khỏi danh sách luật sư.

ร. 7.1.4. Khiếu nại đổi v ớ i quyêt định, hành vi của Ban Chù nhiệm Đ oàn luật sư

116
Theo quy định tại Điều 87 của Luật Luật sư thì cá nhân, tổ chức có quyền

khiếu nại quyết định, hành vi của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư khi có căn cứ cho rằng

quyết định, hành v i đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ban thường vụ Liên đoàn luật sư V iệ t Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

đối với quyết định, hành vi của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Sau khi Ban thường vụ Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam đã có quyết định giải quyết

khiếu nại mà cá nhân vẫn không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến

B ộ trưởng B ộ Tư pháp. B ộ trường B ộ Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại

trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều

87 cùa Luật Luật sư thì cá nhân chỉ có quyền khiếu nại đến B ộ trường B ộ Tư pháp đối

v ớ i việc Đoàn luật sư không đề nghị B ộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và

việ c Đoàn luật sư từ chối đăng ký gia nhập Đoàn luật sư.

3.7.1.5. K h iếu nại đối với quyết định, hành v i của các cơ quan của Liên đoàn

luật sư Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 3 Đ iều 87 của Luật Luật sư thì cá nhân, tổ chức có

quyền khiếu nại đối vớ i quyết định, hành v i của các cơ quan cùa Liê n đoàn luật sư

V iệ t N am khi có căn cứ cho ràng quyết định, hành v i đó là xầm phạm quyền, lợi ích

hợp pháp của mình.

Cá nhân, tổ chức khiếu nại có quyền khiếu nại đến Ban thường vụ Liên đoàn
luật sư V iệ t Nam. Ban thường vụ Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam có thấm quyền giải

quyết khiếu nại đổi với quyết định, hành v i của các cơ quan cùa T ổ chức luật sư toàn

quốc. Quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư V iệt Nam

là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

3.7.2. G iả i quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 88 của Luật Luật sư, trong trường hợp giữa khách hàng

và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề

thì Ban C hủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm hoà giải tranh chấp đó.

H oà giải tranh chấp giữa khách hàng và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư là

một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư chứ Đoàn luật sư không phải

là cấp có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp. Đoàn luật sư đứng ra tổ chức

cuộc hoà giải để khách hàng và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư gặp gỡ, trao đổi và

bàn bạc về việc giải quyết tranh chấp. Neu khách hàng hoặc luật sư, tổ chức hành nghề

117
luật sư không đồng ý hoà giải hoặc một trong hai bên tranh chấp không thống nhất

cách giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Toà án.

Trường hợp luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý

mà xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí

được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao

động cho cơ quan, tổ chức mà xảy ra tranh chấp thì tranh chấp đó được giảiquyết theo

quy định của pháp luật về lao động.

3.7.3. X ử lý vi phạm đoi với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

Đ iều 89 của Luật Luật sư quy định việc xử lý v i phạm đối với luật sư v i phạm

quy định của Luật Luật sư. Theo đó, trong trường hợp luật sư v i phạm các quy định

của Lu ật Luật sư, thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật (xử lý nội bộ trong hệ thống tổ chức

xã hội - nghề nghiệp của luật sư) còn có thể bị xử lý hành chính (chế tài hành chính)

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (chế tài hình sự); nếu gây thiệt hại thì phải bồi

thường (chế tài dân sự).

C ơ chế xử lý kỷ luật luật รบ được quy định tại Luật Luật sư và Điều lệ của tổ

chức xã hội - nghề nghiệp cùa luật sư. V iệ c xử lý hành chính được thực hiện theo pháp

luật về xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ vào Pháp lệnh xử lý v i phạm hành chính,

Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Những hành v i vi phạm, hình thức xử phạt,

mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đối với luật sư, tồ chức hành nghề luật sư được quy

định cụ thể trong N g h ị định này. X ử phạt v i phạm hành chính được áp dụng đối với

luật sư V iệ t Nam , luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư của V iệ t Nam và chi

nhánh, Công ty luật nước ngoài tại V iệ t Nam.

3.7.4. X ử lý v i phạm đ ổ i với hành vi xâm phạm quyền, lợ i ích hợp pháp cùa

luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

Theo quy định tại Đ iều 91 của Luật Luật sư thì người có chức vụ, quyền hạn

mà có hành v i xâm phạm quyền, lợ i ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật

รน hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tuỳ

theo tính chất, mức độ v i phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc b ị truy cứu trách nhiệm hình

sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

118
Hoạt động hành nghề của luật sư gắn liền với pháp luật, hoạt động cùa cơ quan

tiến hành tố tụng và việc quàn lý nhà nước bằng pháp luật, do vậy, việc quy định

quyền, nghĩa vụ cụ thể của luật sư trong hoạt động hành nghề là rất quan trọng. Điều

21 của Luật Luật sư quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư. T u y nhiên, đây chỉ là

những quyền và nghĩa vụ nói chung, còn quyền và nghĩa vụ cụ thể cùa iuật sư được

quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác ( V í dụ: Đ iều 58 của B ộ luật tố

tụng hình sự quy định quyền, nghĩa vụ cùa luật sư khi tham gia tố tụng hình sự; B ộ

luật tố tụng dân sự quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tham gia tổ

tụng dân sự; Điều 3 của N ghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/1 1/2006 của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều cùa Luật khiếu nại, tố

cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định về

quyền, nghĩa vụ cùa luật sư trong việc giúp đỡ người khiếu nại).

Bên cạnh việc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của luật sư trong từng lĩnh vực

hành nghề, pháp luật cũng quy định về cơ chế pháp lý bảo đảm để những quyền, nghĩa

vụ đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. D o vậy, việc quy định chế tài xử lý vi

phạm đối với hành vi xâm phạm quyền, lợ i ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành

nghề luật sư hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ

từ phía người có chức vụ, quyền hạn là một điểm tiến bộ của Luật Luật sư, phù hợp

với yêu cầu cải cách tư pháp.


3.7.5. X ử lý vi phạm đổi v ớ i cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp

3.7.5.1. X ử lý vi phạm đối với cá nhân hành nghề luật sư bất hợp pháp

Theo quy định tại Điều 92 của Luật Luật sư, cá nhân không đủ điều kiện hành

nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất cứ hình thức nào đều bị buộc phải chấm

đút hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý v i phạm hành

chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo

quy định của pháp luật.

Đ iều kiện hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 11 của Luật Luật sư là phải

có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. N h ư vậy, một người

muốn được hành nghề luật sư phải hội đủ đồng thời 2 điều kiện, đó là có Chứng chi

hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư, thiếu một trong hai điều kiện này thì

không đủ điều kiện hành nghề luật sư.

ร. 7.5.2. X ử lý v i phạm đôi với tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp

119
Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 của Luật Luật sư, tổ chức không đủ điều

kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải

chấm dứt hành v i vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý v i phạm hành

chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đ iều 32 của Luật Luật sư quy định hình thức tổ chức hành nghề luật sư bao

gồm V ã n phòng luật sư và Công ty luật. Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh

và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn (Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên

và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trờ lên). Như vậy, các tổ chức

không phải là Văn phòng luật sư, Công ty luật được thành lập theo quy định của Luật

Luật รน thì không đù điều kiện hành nghề luật sư.

Tóm lại, nhìn lại 66 năm lập pháp và lập quy của nhà nước ta về luật sư, có thể

đưa ra kết luận sau đây: i) sắc lệnh số 46 S/L ngày 10/10/1945 là văn bản pháp luật

đầu tiên ghi nhận chế định luật sư trong Nhà nước V iệ t Nam dân chủ cộng hoà; ii)

Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 được ban hành trong thời kỳ đổi mới, là văn bản

pháp luật thể chế hoá quy định của Hién pháp năm 1980 về chế định luật sư, có vai trò

quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành đội ngũ luật sư ờ nước ta; iii) Pháp

luật Luật sư năm 2001 là bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện thể chế luật sư ở

nước ta, đưa chế định luật sư V iệ t Nam xích lại gần với thông lệ quóc tế; Đến Luật

Luật sư năm 2006; iv) Kế thừa cơ bản các quy định của Pháp lệnh Luật รบ năm 2001,
Luật Lu ật sư năm 2006 là sự phát triển thêm một bước, là sự tiếp tục hoàn thiện chế

định luật sư ở V iệ t Nam. Luật Lu ật sư không chi nâng cao v ị thế của luật sư trong xã

hội, mà còn đưa luật sư của nước ta từng bước lên ngang tầm với luật sư các nước

trong khu vực và trên thế giới.

Câu hỏi thảo luận toàn chương:


1. Pháp luật về luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam ra đ ờ i từ bao g iờ ? Các thời

kỳ ph át triển và các đặc trưng cơ bàn của moi thời kỳ phát triển của pháp luật luật sư

ở nước ta?

2. Phạm v i điều chinh của pháp luật về luật sư ở Việt N am ? H ã y đánh giá mức

độ hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển?

3. M ục đích, ỷ nghĩa, phạm vi quy định pháp luật về miễn đào tạo nghề luật sư,

miễn thời gian tập sự và miễn kiếm tra hết tập sự hành nghề luật sư?

120
4. So sảnh mục đích, ỷ nghĩa, tác dụng và hiệu quả của việc áp dụng và không

áp dụng nguyên tắc bất khá kiêm nhiệm trong hành nghề luật sư đối v ớ i đối tượng viên

chức nhà nước theo Luật Viên chức và Luật Luật รน?

5. So sánh, đánh g iá quy định của Luật Luật รน 2006 đối với ngư ời tập sự hành

nghề luật sư v ớ i Luật sư tập sự theo quy định của Pháp lệnh luật รน 2001?

6. Q uy định của Luật Luật sư về thời gian đào tạo nghề luật sư xét dưới khía

cạnh chuyển tả i chương trình đào tạo, so sảnh pháp luật các nước và kỹ thuật lập

pháp?

7. M ố i quan hệ giữ a quy định pháp luật về luật sư và quy định pháp luật liên

quan ãển hành nghề luật sư khi luật sư tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đ ạ i diện

ngoài tố tụng?

8. Đ ịnh hướng hoàn thiện pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ta?

121
Chương 3
TÓ CHỨC QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG T Y LUẬT

1. Cơ sở pháp lý của hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư


Hành nghề luật รบ tạo thành hoạt động luật sư trong xã hội. Hoạt động luật sư là

một hoạt động xã hội phong phú, thiết thực, mang tính chính trị - xã hội - pháp lý, góp

phần bảo vệ pháp luật, thực hiện pháp chế. Hoạt động Luật sư liên quan trực tiếp và có

tác động đến hoạt động của các C ơ quan tiến hành tố tụng nói riêng và hoạt động của

các C ơ quan quản lý N hà nước nói chung.

Đ iều 133 H iến pháp năm 1992 của V iệ t Nam quy định: “ T òa án nhân dân xét

xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.

Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý ” .

Luật Luật sư quy định, Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề

theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân,

cơ quan, tổ chức. Luật sư sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền,

lợ i ích hợp pháp của khách hàng. Thông qua hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhàm

góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bàng, dân chủ,

văn minh. Luật Luật sư 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sờ pháp lý

vững chắc cho hoạt động của luật sư nói riêng và tổ chức hành nghề luật sư nói chung.

2. Các loại hình tổ chức hành nghề luật sư


Trước khi Lu ật Lu ậ t sư ra đời, Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định

Đoàn Luật sư được thành lập ở các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức

nghề nghiệp của các Lu ật sư. Đoàn Luật sư thông qua Ban chủ nhiệm tổ chức các hoạt

động luật sư. Đoàn Luật sư tiến hành hoạt động nghề nghiệp kể từ ngày đăng ký tại ủ y

ban nhân dân tinh, thành phổ trực thuộc Trung uơng. V ì vậy, loại hình tổ chức hành

nghề luật sư là Đoàn Luật sư, Luật sư hoạt động hành nghề luật sư tại chính Đoàn Luật

sư nơi mình là thành viên. Văn phòng của Đoàn Luật sư là nơi giao dịch để tiến hành

hoạt động luật sư. N goài ra, Đoàn Luật sư có thể thành lập C hi nhánh, vì vậy, hoạt

động luật sư còn tiến hành tại chi nhánh Đoàn Luật sư. Thực tế cho thấy, tại TP. H ồ

C hí M inh, H à N ộ i và một số tinh, trước khi có Pháp lệnh Lu ật sư, nhiều Đoàn Luật sư

đã có C h i nhánh Đoàn Luật sư để tiến hành hoạt động luật sư.

Theo Pháp lệnh Lu ậ t sir năm 2001, hình thức tổ chức hành nghề luật sư là:

122
- Văn phòng Luật sư;

- Công ty Luật hợp danh.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư và công ty Luật hợp danh được thành lập chi

nhánh Vãn phòng luật sư, chi nhánh công ty Luật hợp danh, được đặt cơ sờ hành nghề

ở nước ngoài. V ì vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo Pháp lệnh luật sư 2001

gồm có:

1. Vãn phòng luật sư;

2. Công ty Luật hợp danh;

3. Chi nhánh V ă n phòng luật sư;

4. C h i nhánh công ty Luật hợp danh;

5. C ơ sờ hành nghề ở nước ngoài.

Theo Lu ật Luật sư 2006, Tổ chức hành nghề luật sư gồm:


Hình thức tổ chức và hành nghề luật sư
TT
01 V ã n phòng luật sư

02 Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên

03 Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

04 Công ty luật hợp danh

05 C h i nhánh V ă n phòng luật sư

06 C h i nhánh Công ty luật hợp danh

07 C h i nhánh Công ty luật trách nhiệm hữu hạn m ột thành viên

08 C h i nhánh Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

09 Luật sư hành nghê v ớ i tư cách cá nhân

N goài ra: Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm

hữu hạn có thể thành lập C h i nhánh tại nước ngoài, V ă n phòng giao dịch trong và

ngoài nước.

3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng luật sư và công ty luật theo Luật Luật sư.
3.1. Nguồn nhân lực
- Luật sư Trưởng Văn phòng,

- Luật sư điều hành, Luật sư hợp đanh, Luật sư thành viên,


- N gư ời đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư

- Luật sư làm việc theo hợp đồng;

- N gư ời tập sự hành nghề luật sư;

- Nhân viên văn phòng;

* Luật sư trường Văn phòng.

- Luật sư Trưởng Văn phòng là luật sư thành lập đồng thời là chủ sở hữu Vãn

phòng Luật sư, tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

* Luật sư điều hành, Lu ật รน hợp danh, Luật sư thành viên, N g ư ờ i đại diện

theo ph áp luật của tổ chức hành nghề ỉuật sư

Luật sư điều hành là luật sư giữ chức danh G iám đốc Công ty luật, là đại diện

hợp pháp điều hành một tổ chức hành nghề luật sư nhất định được các thành viên

Công ty Luật cử hoặc theo quy định của pháp luật đương nhiên giữ chức danh giám

đốc điều hành (Công ty T N H H một thành viên).

N g ư ờ i đ ạ i diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư

N g ư ời đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư là Trường Văn phòng.

Trường V ă n phòng luật sư là luật sư thành lập Văn phòng luật sư.

N gư ời đại diện theo pháp luật của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách

nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là G iám đốc Công ty. G iám đốc Công ty luật hợp

danh hoặc Công ty luật T N H H có hai thành viên trở lên được các thành viên khác cùa

Công ty thoả thuận cử làm G iám đốc. V iệ c thoả thuận cử G iám đốc Công ty phải được

lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả các thành viên của Công ty.

N g ư ờ i đại diện theo pháp luật của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành

viên là G iám đốc Công ty. Luật sư chủ sờ hữu Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một

thành viên đương nhiên là G iám đổc Công ty.

Lu ật sư hợp danh là thành viên của Công ty luật hợp danh. Lu ậ t sư hợp danh cỏ

thể là luật sư điều hành trong Công ty luật hợp danh.

Lu ậ t sư thành viên là luật sư sáng lập, luật sư đồng chủ sở hữu công ty luật

T N H H có hai thành viên trở lên.

* Lu ậ t sư làm việc theo hợp đồng

L à Luật sư cộng tác với V ă n phòng Luật sư, Công ty Luật bàng hợp đồng hợp

tác thỏa thuận cụ thể giữa hai bên (Luật sư và Văn phòng Luật sư, Công ty Luật) về

124
phạm vi hợp tác, phương thức hợp tác, thời gian hợp tác, quyền lợi, nghĩa vụ và trách

nhiệm cùa mỗi bên.

H ình thức hợp đồng giữa luật sư và Tổ chức hành nghề có tính đa dạng, có thể

là hợp đồng cộng sự (hợp đồng dân sự) hoặc hợp đồng lao động.

* N gư ời tập sự hành nghề luật sư

Là người có G iấ y chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư đăng ký tập sự

hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn Luật sư ờ địa phương nơi

có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sụ. T ổ chức hành nghề luật sư

phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Đoàn luật sư có trách

nhiệm giám sát việc tuân theo Q uy chế tập sự hành nghề luật sư. N g ư ờ i tập sự hành

nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được

nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

K h i hết thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn nhận xét kết quả tập sự của người

tập sự hành nghề luật sư bằng văn bản và gửi đến Đoàn luật sư nơi người tập sự hành

nghề luật sư đăng ký tập sự.

V iệ c tập sự hành nghề luật sư đuợc thực hiện theo Q uy chế tập sự hành nghề

luật sư do B ộ Tư pháp phối hợp với L iê n Đoàn luật sư V iệ t N am ban hành.

* Nhân viên văn phòng:

Nhân viên văn phòng là những nguời phụ trách việc hành chính văn thư, K ế

toán, Thủ quỹ của V ă n phòng Luật sư, Công ty Luật. Thông thường các nhân viên này

là người thu ngân, thủ quỹ, kế toán. N goài ra, đối với một số Văn phòng Lu ật รน và

Công ty Luật có quy mô lớn, có nhiều chi nhánh, nhân viên văn phòng còn bao gồm:

người phụ trách tư liệu, người phiên dịch, trợ lý G iám đốc Công ty Luật, trợ lý Trường

V ă n phòng Luật sư.

Tuy nhiên, trong thực tế, có những Văn phòng Luật sư không có nhân viên văn

phòng. Tất cả công việc hành chính đều do Luật sư, Luật sư làm việc theo hợp đồng,

người tập sự hành nghề luật sư được phân công phụ trách.

3.2. Điều kiện vật chất tổ chức hành nghề luật sư.
3.2. ỉ. Đ ịa điểm, trụ sở tổ chức hành nghề luật รน.

Xuất phát từ đặc điểm của nghề nghiệp luật sư là cung cấp dịch vụ pháp lý nên

địa điểm đặt trụ sở hoặc nơi cung cấp dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng. Theo quan

niệm truyền thống, có 3 yếu tố để thành công trong kinh doanh nói chung, cung cấp

125
dịch vụ nói riêng, bao gồm: thiên thời, địa lợ i, nhân hòa. Đ ịa điểm hành nghề cùa tổ

chức hành nghề luật sư chính đến yếu tố “ địa lợ i” . Đ ịa điểm cùa Văn phòng Luật sư,

Công ty Luật cần được quan tâm các yếu tố và điều kiện như sau:

- Phải thuận tiện về mặt giao thông, tiện cho việc đi lại, giao dịch giữa luật sư,

tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng.

- Phải đảm bảo một cách tương đối yêu cầu của khách hàng là cần được kín

đáo, yên tĩnh, có an ninh tốt.

- Phải đàm bào môi trường xung quanh tương đối nghiêm túc, không phức tạp,

huyên náo như ở chợ, ờ bến xe, bến tàu.

3.2.2. Trang thiết bị của tổ chức hành nghề luật รน.

Trang thiết bị của Văn phòng Luật sư, Công ty Luật là cơ sở vật chất, tiện nghi

làm việc đồng thời nó cũng thể hiện sự đầu tư và mức độ phát triển của Tổ chức hành

nghề luật sư. C ó một sổ khách hàng nhìn vào trang thiết bị của Văn phòng Luật sư,

Công ty Luật H ợp danh để đánh giá, nhận xét về qui mô, tầm cỡ của Văn phòng Luật

sư, của Công ty Luật và từ đó có lòng tin cao hay thấp đối với chất lượng, phạm vi

hoạt động của V ă n phòng Luật sư, của Công ty Luật. Trang thiết bị của Văn phòng

bao gồm: hệ thống phòng làm việc, phòng họp, bàn, ghế làm việc, tiếp khách, hệ thống

máy v i tính, in ấn, máy photocopy, điện thoại, internet, thiết bị ghi âm, ghi hình...

Văn phòng Luật sư và Công ty Luật cần chú ý đến bảng hiệu, logo, kết hợp với
địa điểm đặt trụ sờ hành nghề để tăng cường khả năng tự giới thiệu.

Tuy nhiên, trong quàng cáo, V ă n phòng Luật sư và Công ty Lu ật cần lưu ý:

Hoạt động Luật sư không đơn thuần kinh doanh, truyền thống cao quý của nghề Luật

sư mang đậm tính chất “ hữu xạ tự nhiên hương” . V ì vậy, V ăn phòng Luật sư, Công ty

Luật không thể quảng cáo như các đơn vị kinh doanh như các ngành nghề khác. Do

đó, ngay cả bảng hiệu của Văn phòng Luật sư, của Công ty Luật cũng cần lưu ý đến

hình thức lịch sự, trang nhã, nghiêm túc.

Tên của V ă n phòng luật sư do luật sư thành lập chọn và theo quy định của Luật

Luật sư nhưng phải bao gồm cụm từ “ Văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây

nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đó được đăng ký hoạt động,

không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu v i phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và

thuần phong mỹ tục của dân tộc.

126
Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

trờ lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn

một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng

phải bao gồm cụm từ ‘‘Công ty luật hợp danh” hoặc “ Công ty luật trách nhiệm hữu

hạn” , không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác

đó được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu v i phạm truyền thống

lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3.2.3. H ệ thống thông tin nội bộ của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong m ồi V ă n phòng Luật sư và mỗi Công ty Luật đều có thông tin nội bộ thể

hiện qua các hình thức:

- Thông tin chung: m ọi người trong Văn phòng Luật sư, trong Công ty Luật đều

phải biết, như: g iờ làm việc, thời gian hẹn hoàn thành công việc cho khách hàng, qui

tắc xứ lý công việc bình thường.

- T hông tin kỹ năng nghề Luật sư: những thông tin này thuộc lĩnh vực chuyên

môn cùa nghề nghiệp. V i tính chất giữ bí mật cho khách hàng nên cần quản lý loại

thông tin này cho phù hợp.

- M ầ u các văn bản: mỗi Văn phòng Luật sư và mỗi Công ty Lu ật cần nghiên

cứu và thiểt lập các mẫu văn bản (như các loại hợp đồng, các loại đom, thư...). Ngoài

ra, còn có mẫu hồ sơ, mẫu đơn, mẫu hợp đồng của các cơ quan khác (như hồ sơ đăng
ký kết hôn, ly hôn, con nuôi, hợp đồng về mua bán, tặng cho nhà, hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất, các mẫu đơn của cơ quan di trú của các nước...)

- T ủ sách, thư viện luật. Tùy theo điều kiện của tổ chức hành nghề mà thiết kế:

tủ sách hoặc thư viện nhỏ nơi lưu giữ kiến thức pháp luật thành văn của Văn phòng

Luật sư, C ông ty Luật. V ì vậy, không thể không có tù sách pháp luật để tiện lợi cho

việc tra cứu, tham khảo.

3.3. Bộ máy của tổ chức hành nghề luật sir.


B ộ m áy của một V ă n phòng Luật sư hay một Công ty Lu ật thường gồm hai bộ

phận:

- B ộ phận các Lu ật sư

- B ộ phận trợ giúp Luật sư

* B ộ phận các Lu ậ t sư:

127
B ộ phận Luật sư bao gồm các Luật sư Trường Vãn phòng Luật sư, G iám đốc

Công ty luật, luật sư thành viên Công ty Luật. Ngoài ra, còn có thể có thêm Luật sư

cộng tác, luật sư làm theo hợp đồng thường xuyên hoặc theo vụ việc có tính cách nhất

thời, vụ việc.

B ộ phận Luật sư là lực lượng quyết định việc cung cấp chất lượng dịch vụ pháp

lý cho mỗi công việc ở Văn phòng Luật sư, Công ty Luật. Thông thường, khách hàng

nhìn vào lực lượng này để đánh giá về độ tin cậy, chất lượng công việc của Văn phòng

Luật sư, Công ty Luật. V ì vậy, mỗi thành viên của bộ phận này phải hết sức chú ý,

thường xuyên nâng cao kiến thức, kỳ năng hành nghề, tạo uy tín về m ọi mặt.

* Bộ phận trợ giúp Lu ật sư:

B ộ phận trợ giúp Luật sư là cánh tay đác lực của bộ phận Luật sư. Thực tế cho

thấy, T ổ chức hành nghề luật sư nào có bộ phận trợ giúp Luật sư mạnh thì Văn phòng

Luật sư đó, Công ty Luật đó ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh v ụ c và phạm v i hoạt

động Luật sư. N gư ời tập sư hành nghề luật sư cũng nằm trong bộ phận trợ giúp luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư biết sử dụng lực lượng này một mặt giúp người tập sự

nhanh chóng trưởng thành, mặt khác phát huy, đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực

cùa tổ chức mình.

4.Hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật


Hoạt động cùa mỗi Văn phòng Luật sư, m ỗi công ty Luật được thể hiện qua ba

lĩnh vực:

- Đào tạo nguồn nhân lực;

- Lĩnh vực hoạt động luật sư;


- T ài chính, kế toán.

4.1. Đ ào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là công việc bình thường của mỗi Văn phòng Luật sư,

m ỗi Công ty Luật. Công việc bình thường này trước hết là v ì hoạt động của Văn phòng

Luật sư, của Công ty Luật nhưng qua đó, mỗi Văn phòng Luật sư và m ỗi Công ty Luật

đã góp phần đáng kể vào công việc phát triển nghề Luật sư ở nước ta. M uốn phát triển

mạnh và bền vững, m ỗi tổ chức hành nghề luật sư cần có một chính sách về tuyển

dụng nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.

Tuyển dụng nhân sự, Phát triển nhân lực

128
Bên cạnh yêu cầu chung về nghề nghiệp Luật sư, m ỗi V ãn phòng Luật sư, mỗi

Công ty Lu ật có yêu cầu riêne về nhân sự cùa mình, tùy theo định hướng, lĩnh vực

hành nghề. V ì vậy, thực tể cho thấy có nơi chỉ tuyển người trẻ tuổi, có nơi chỉ tuyến

người lớn tuổi, có kinh nghiệm nghề luật, có nơi nữ nhiều, có nơi nam nhiều. C ó tổ

chức chỉ tuyển người đó có kinh nghiệm công tác trong các cơ quan tiến hành tố tụng,

cơ quan nhà nước...

Sự phát triển nhân lực ở mỗi tổ chức hành nghề luật sư không phải chi ở chỗ

tuyển thêm nhân sự v ì công việc này chỉ thình thoảng mới xảy ra. Sự phát triển nhân

lục ở m ỗi tổ chức hành nghề luật sư còn được thể hiện có thường phát triển trên 2 lĩnh

vực sau đây hay không:

- B ồ i dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật

- Đ ào tạo kỹ năng hành nghề Lu ật sư

Thông qua vụ việc cụ thể, thông qua trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt học tập...

mỗi thành viên của tổ chức hành nghề luật sư được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức

pháp luật, được đào tạo k ỹ năng hành nghề Luật sư. Ở đây, có thể nói rằng: tổ chức

hành nghề luật sư là một trường đào tạo. V ì vậy, Trưởng V ă n phòng Luật sư, G iám

đốc Công ty Luật không thể không quan tâm và có định hướng về vấn đề đào tạo

thường xuyên và đào tạo chuyên sâu, nhằm nâng cao chất lượng d ịch vụ của mình,

tăng cường khả năng cạnh tranh.

4.2. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động to chức hành nghề lu ật sư.

Theo Lu ật Lu ậ t รบ, Luật sư V iệt Nam được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt

Nam. Luật sư V iệ t N am được hành nghề ờ nước ngoài nếu có đủ điều kiện.

v ề phạm vi hành nghề của Luật sư Việt Nam rất rộng, gồm tất cả các dịch vụ

pháp lý (tư vấn pháp luật, tham gia tố tựng, đại diện ngoài tố tụng, các dịch vụ pháp lý

khác).

1. Tham gia tố tụng vớ i tư cách là người bào chữa cho người b ị tạm giữ, bị can,

bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sụ. người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền,

lợ: ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đom, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong

cá; vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kin h doanh, thương mại, lao

129
động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thươne;

mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định cùa pháp luật.

3. Thực hiện tư vấn pháp luật.

4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên

quan đến pháp luật.

5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư.

4.2.1. X á c định lĩnh vực hoạt động:

Không chỉ tổ chức hành nghề luật sư, Luật sư hành nghề v ớ i tư cách cá nhân cần

xác định lĩnh vực hoạt động trên cơ sờ năng lực (nhân sự, địa điểm, quan hệ xã hội, thế

mạnh...) của mình. Sự xác định lĩnh vực hoạt động được đặt trên định hướng nỗ lực,

khẳng định và không ngừng phát triển. V ì vậy, xác định lĩnh vực hoạt động đúng nãng

lục, sở trường của m ình sẽ góp phần hoạch định chiến lược phát triển lâu dài đồng thời

có những bước đi ban đầu một cách vững vàng khi mới hành nghề.

V ì vậy, thường khi bắt đầu hoạt động hành nghề Văn phòng Lu ật รบ hoặc Công

ty Luật, Luật sư hành nghề v ớ i tư cách cá nhân thường đăng ký tất cà các lĩnh vực

hành nghề, từ tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng đén đại diện ngoài tố tụng, làm tất cả

các loại việc được khách hàng nhờ để có thu nhập và phát triển. T u y nhiên để phát

triển vững chắc và đi được xa hom trong nghề luật sư, các luật sư cần hướng tới sự

chuyên nghiệp, đi từ chất lượng đến chất lượng. Lấy chất lượng cao làm tôn chi, mục
tiêu và động lực phát triển. Sau quá trình hoạt động, đa dạng các lĩnh vực dịch vụ pháp

lý sẽ có sự phân hóa, các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có đẳng cấp sẽ quay lại

hành nghề theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong một hoặc một số lĩnh vực

pháp luật nhất định.

4.2.2. P h át triển và chăm sóc khách hàng

Sự phát triển lĩnh vực hoạt động của Luật sư cũng đồng nghĩa với phát triển

khách hàng. D o đó, việc chăm sóc khách hàng phải được coi là phương pháp và

nguyên tắc để phát triển. Ở V iệ t Nam, một trong kênh quảng bá d ịch vụ rất hiểu quả,

có tính lan tỏa cao liên quan đến việc giới thiệu luật sư quan người thân, người đã sừ

dụng dịch vụ pháp lý của luật sư.

Thường khi, mỗi V ă n phòng Luật รบ, Công ty Luật, Lu ật sư hành nghề với tu

cách cá nhân đều có chiến lược và nghệ thuật phát triển khách hàng, xác định các mục

tiêu phục vụ khách hàng và xác định các nguyên tắc quan hệ với khách hàng. Tuy

130
nhiên, ở đây, Văn phòng Luật sư cũng như Công ty Luật, Luật sư hành nghề với tư

cách cá nhân không thể không tôn trọng các quy định của nghề nghiệp và đạo đức

nghề nghiệp như độc lập, vô tư, tuân theo pháp luật...

4.2.3. C ông tác tài chính - Ke toán

Tài chính - kế toán của rnột V ăn phòng Luật sư, Công ty Luật, Luật sư hành

nghề với tư cách cá nhân là “ hàn thử biểu” thể hiện sức khỏe cùa Văn phòng Luật sư,

của Công ty Luật, Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

Luật sư Trưởng V ă n phòng Luật sư, Luật sư G iám đổc Công ty Luật, Luật sư

hành nghề với tư cách cá nhân nắm con số doanh thu và lý do thu để biết phạm vi và

lĩnh vực hoạt động nhằm kịp thời bổ sung nhân sự, bổ khuyết yếu kém. Đồng thời,

Luật sư Trường V ăn phòng Luật sư và Luật sư G iám đốc Công ty Luật theo dõi lương,

số thu nhập của m ỗi thành viên để kịp thời tác động điều tiết, thay đổi bằng quyền và

nghĩa vụ của người quản lý, của chủ sở hữu nếu thấy cần.

4.3. Nguyên tắc quản lý Văn phòng Luật sư, Công ty Luật
Các nguyên tắc chủ yếu của quản lý Văn phòng Luật sư và Công ty Luật, Luật

sư hành nghề v ớ i tư cách cá nhân là:

Thứ nhất, Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản:

Quản lý nhà nước là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản

lý nhà nước đối v ớ i tổ chức hành nghề luật sư. Tuy nhiên theo quyên tắc hoạt động của

tổ chức hành nghề luật sư, việc tự quản cùa mồi tổ chức hành nghề luật รน, mỗi cá

nhân luật sư là rất cần thiết.

Thứ hai, Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:

Trong quản lý V ăn phòng Luật sư, Công ty Lu ật yêu cầu nguyên tắc tuân thủ

pháp luật rất cần thiết. N ỏ đảm bảo sự phát triển ổn định và vững bền của Văn phòng

Luật sư và công ty luật.

Thứ ba, Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:

Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề luật sư do vậy, nguyên tắc đạo đức

nghề nghiệp sẽ bổ sung cho nguyên tắc tuân thủ pháp luật của Luật sư. N ó gắn kết và

kiểm soát hoạt động của mỗi một Luật sư và của cả tổ chức hành nghề, giúp cho tổ

chức hành nghề luật sư phát triển lành mạnh, bền vững.

Trong nguyên tắc này, truyền thống cùa nghề Luật sư cần được phổ biến và đề

cao. Đồng thời, vai trò của Đoàn Luật sư rất quan trọng và cần thiết, vì Đoàn Luật sư

131
là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của Luật sư, có quyền và nghĩa vụ giám sát việc tuân

theo pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và ứng xử của Luật sư.

Tóm lại, trong hoạt động Luật sư, tổ chức - quản lý Văn phòng Luật sư, Công ty

Luật là vấn đề được pháp luật các quốc gia điều chỉnh. T u y nhiên, pháp luật về Luật sư

chi đề cập những vấn đề chủ yếu, liên quan nhiều đán quản lý nhà nước đối với hoạt

động Luật sư. Các vấn đề khác thuộc về truyền thống của nghề Luật sư, thuộc về kinh

nghiệm và nghệ thuật của m ỗi người. V ì vậy, vấn đề tổ chức - quản lý V ă n phòng Luật

sư, Công ty Luật là vấn đề nhạy cảm theo ý nghĩa nói đến nó ai cũng thấy là vấn đề

mờ, ai cũng có thể có ý kiến và nó không ngừng phát triển.

5. Thù lao và chi phí luật sư tổ chức hành nghề iuật sư.
5.1 K h á i niệm thù lao

Thù lao là một khái niệm để xác định công sức và kết quả làm việc cùa Luật sư

về hoạt động pháp lý được thỏa thuận giữa tổ chúc hành nghề luật sư, luật sư và khách

hàng, ở khía cạnh nào đó có thể hiểu là khách hàng trả công cho tổ chức hành nghề

luật sư, cho luật sư khi họ nhờ cung cấp dịch vụ pháp lý cho mình.

Điều 54 Lu ật Luật sư quy định: Khách hàng phải trả thù lao kh i sử dụng dịch vụ

pháp lý cùa Luật sư. V iệ c nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư

và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư khi hành nghề, tiến hành các hoạt động pháp lý theo yêu cầu của khách

hàng thì cần phải được trả thù lao để bù đắp lại những chi phí công sức cung như là

ghi nhận kết quả làm việc của Luật sư. Thù lao cho Luật sư do khách hàng thanh toán

thông qua V ă n phòng Luật sư hoặc Công ty luật trừ trường hợp luật sư hành nghề với

tư cách cá nhân. K h i nhận vụ việc từ phía khách hàng Luật sư cần phải tính tới các

khía cạnh của vụ việc, dự kiến được các bước tiến hành, thời gian và công sức bò ra để

trao đổi vớ i khách hàng về mức thù lao.

Thù lao cho Luật sư là sự thỏa thuận dân sự giữa khách hàng và Luật sư. M ỗ i

bên khi đề cập tới thù lao bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu, khả năng và ý chí của

mỗi bên để bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất. Thông thường khách hàng đề xuất

yêu cầu, thời gian, tiến độ triển khai công việc, trên cơ sờ đó Luật sư sẽ thỏa thuận

mức thù lao. N hưng không phải vụ việc nào Luật sư và khách hàng cũng có thể trao

đổi về thù lao v ớ i nhau một cách nhanh chóng. Ở đây, có hai khía cạnh cần bàn tới:

132
v ề phía khách hàng, họ thường sẵn sàng thanh toán thù lao cho Luật sư khi họ

đến nhờ về pháp lý nhưng họ cũng không thể ấn định mức thù lao cho Luật sư ngay

được vì còn phụ thuộc vào tính chất vụ việc và cần phải có sự thỏa thuận của Luật sư.

Có nhiều trường hợp họ cũng không biết sẽ thanh toán thù lao cho Luật sư như thế

nào, trong trường hợp đó Luật sư phải hướng dẫn, giải thích cho khách hàng. Trong

thực tiễn có trường hợp khách hàng đã thỏa thuận thù lao cho Lu ật sư sau đó họ lại

thay đổi hoặc có những biểu hiện tiêu cực khác. Lúc đó Luật sư phải dự phòng và bình

tĩnh xử lý trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. K h ách hàng có nhiều đối

tượng với sự hiểu biết, cá tính đa dạng và các công việc họ nhờ Lu ật sư cũng khác

nhau, Luật sư càn phải biết để xử sự cho đúng.

Trong vấn đề thù lao cho Luật sư, nếu mức thù lao không phù hợp sẽ không đảm

bảo được chất lượng hiệu quả, tiến độ của công việc, điều đó sẽ thiệt hại cho cả hai

bên khách hàng và Luật sư.

v ề phía Luật sư, thù lao cho Luật sư là một trong những yếu tố quan trọng nhất

để Luật sư làm việc có chất lượng, hiểu quả và trách nhiệm, nhưng không phải v ì thể

Luật sư sẽ làm tất cả m ọi việc để nhận thù lao. Luật sư chỉ có thể thỏa thuận được thù

lao v ớ i khách hàng khi Luật sư dự liệu được công việc sẽ đảm nhận, xác định được

thời gian, công sức của Luật sư sẽ bỏ ra để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

Thù lao sẽ vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm cùa Luật รบ đối với khách hàng, do đó

thù lao cần phải được xác định chính xác, bảo đảm cho Luật sư tồn tại, phát triển và tái

tạo sức lao động.

T hù lao cho Luật sư là vấn đề hết sức nhạy cảm, cách ứng xử của Luật sư về vấn

đề này không chỉ bao hàm khía cạnh kinh tế mà nó còn bao hàm ý nghĩa đạo đức. Luật

sư không thể tính tiền thù lao cao khi công việc không đòi hỏi đến mức như vậy, đối

với khách hàng là đối tượng không hiểu biết thì cách xử sự của Lu ật sư lại càng cần

phài đúng và chính xác. U y tín và danh dự của Luật sư ngoài những kết quả mà Luật

sư làm được cho khách hàng và đóng góp cho xã hội còn nằm trong việc thanh toán

tiền thù lao. Thù lao cho Luật sư là sự thỏa thuận giữa khách hàng và Luật sư. Khách

hàng trà thù lao cho Luật sư và Luật sư làm tốt việc khách hàng giao, khách hàng sẽ

quàng bá về uy tín, danh dự và đạo đức Luật sư.

133
Thù lao cho Luật sư không phải là một giá trị cào bằng. C ùng một vụ việc, nếu

khách hàng nhờ Luật sư có uy tín và kinh nghiệm thì thù lao cho Lu ật sư sẽ khác với

một Luật sư m ới vào nghề.

Nếu theo quy định pháp lý trên và các quy định khác của pháp luật đông thời

xuất phát từ bản chất mối quan hệ về thù lao cho Luật sư, có một số quan điểm cần

thống nhất như sau:

Thù lao cho Luật sư được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Luật

รบ và khách hàng, không bên nào được áp đặt cho bên nào và các thỏa thuận không

được m ờ ám và trái pháp luật.

Thù lao cho Luật sư trong các vụ án hình sự được quy định tại N ghị định

28/2007/NĐ-CP: V ớ i mức trần không vượt quá 100.000 đồng/1 giờ, đối với các vại án

do các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Luật sư bào chữa thì m ức thù lao không vượt

quá 120.000 đồng/1 ngày làm việc.

Thù lao cho Luật sư không chì bao hàm vấn đề kinh tế mà nó có ý nghĩa về đạo

đức đối vớ i Luật sư và nghề Luật sư.

5.2. C ăn cứ và phương thức tính thù

5.2.1. Căn cứ tính thù lao cho luật sư

Điều 55 Luật Luật sư quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao. M ứ c thù

lao được tính dựa trên các căn cứ:

a) N ộ i dung, tính chất cùa dịch vụ pháp lý;

b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

c) Kinh nghiệm và uy tính của Luật รน.


N hư vậy, để tính mức thù lao cho Luật sư sẽ được dựa vào 3 căn cứ trên, về

phía khách hàng cỏ thể biết hoặc không thể biết được các căn cứ đó, nhưng đối v ớ i các

Luật sư thì cần phải nắm chắc và hiểu rõ để thoả thuận v ớ i khách hàng cho chính xác.

Trong những trường hợp cần thiết Luật sư còn phải giải thích cho khách hàng về các

căn cứ tính thù lao do pháp luật quy định để họ thoả thuận v ớ i Lu ật sư. Đ iều quan

trọng hơn nữa là thông qua cách tính thù lao, Luật sư sẽ tạo dựng niềm tin cho khách

hàng ngay từ ban đầu khi họ đến tiếp xúc với Luật sư và V ăn phòng Luật sư. Châm

ngôn có câu: "V ạn sự khởi đầu nan", nếu "Đầu không xuôi, thì đuôi không lọt". N gay

từ ban đầu thoả thuận mức thù lao giữa khách hàng và Luật sư không đi đến kết cục thì

không thể nói tới việc cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư được suôn sẻ. M ặt khác,

134
qua cách tính mức thù lao, khách hàne đã không thoả mãn thì giữa họ và Luật รน cũng

không thể yên tâm khi đàm nhận công việc đó. về căn cứ tính mức thù lao cần được

làm sáng tỏ một số nội dung sau:

N ộ i dung, tính chất của dịch vụ pháp lý

N ội dung của sự việc pháp lý mà khách hàng nhờ Luật sư giúp đỡ đó là những

yêu cầu bao gồm những vấn đề gì, có bao nhiêu các quan hệ pháp luật trong vụ việc

đó, diễn biến sự việc bắt đầu từ đâu, và hiện nay đang diễn ra như thế nào? Tính chất

của vụ việc được đánh giá là đơn giản hay phức tạp, nó không những phụ thuộc vào

lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, kinh tế, lao động hay hành chính mà nó còn phụ

thuộc vào các chù thể tham gia một hay nhiều quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ

pháp lý của các chủ thể đến đâu? khách thể các quan hệ pháp luật đó là gì? Luật sư có

xác định được hay không để có thể tính mức thù lao và có khả năng nhận được vụ việc

đó hay không? N ếu một chủ thể tham gia một quan hệ pháp luật thì tính chất vụ việc

nó sẽ đơn giản, căn cứ để tính mức thù lao sẽ khác với chủ thể tham gia nhiều quan hệ

pháp luật đang tranh chấp.

N ộ i dung và tính chất của dịch vụ pháp lý là một trong các căn cứ quan trọng để

tính mức thù lao bởi v ì nó vừa là căn cứ để Luật sư có thể đảm nhận được việc đó hay

không? vừa là căn cứ để tính mức thù lao cho chính xác.

Thời gian và công sức của Luật sư sứ dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý

Thời gian ở đây được hiểu là thời gian mà Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ

pháp lý chứ không đồng nhất với thời gian kéo dài của vụ việc.

T uy vậy, khái niệm về thời gian và công sức cùa Luật sư sử dụng để thực hiện

dịch vụ pháp lý cần phải được làm sáng tỏ để khi vận dụng được thống nhất trong cách

tính mức thù lao cho Lu ật รน.

Thời gian là căn cứ tính mức thù lao cho Luật sư ở đây chính là thời gian mà

Luật sư sử dụng vào việc thực hiện và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nó cỏ

thể kéo đài cùng vớ i thời gian xảy ra vụ việc pháp lý mà khách hàng yêu cầu. Nhưng

không đồng nhất với thời gian kéo dài của vụ việc pháp lý đó. Ngược trở lại, vụ việc

pháp lý kéo dài về mặt thời gian nhưng thời gian mà Lu ật รบ sử dụng vào việc cung

cấp dịch vụ pháp lý mà ít, thì căn cứ tính mức thù lao sỗ ít.

v ề công sức cùa Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý cũng cần phải

làm sáng tò. C ông sức ở đây cần được hiểu !à cường độ làm việc và mức độ chất xám

135
của Luật sư bỏ ra để hoàn thành trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

Công sức ở một khía cạnh nào đó còn bao hàm cả về mặt thời gian, nhưng công sức

của Luật sư khác với công sức của các loại hình ๒ 0 động khác ờ chỗ nó là sự kết hợp

của nhiều yếu tổ về sức khoẻ với trí tuệ, đặc biệt là sự tổn hao về chất xám và các áp

lực về mặt tâm lý của công việc mà Luật sư phải vượt qua để làm tròn bổn phận. Do

đó công sức cùa Luật sư là một trong những căn cứ rất quan trọng để tính mức thù lao

cho Luật sư. Công sức của Luật sư nhiều khi khách hàng không thấy và hiểu hết được,

nhưng có trường hợp ngay cả Luật sư cũng không thể mường tượng hết, bời những

diễn biến phức tạp của vụ việc nằm ngoài ý muốn chủ quan của Lu ật sư. C hính vì thế,

có những việc Luật sư mất rất nhiều công sức nhưng mức thù lao cũng chưa dự liệu

hết tình huống xảy ra, do đó mức thù lao đã không phù hợp v ớ i công sức của Luật รบ

bỏ ra. Để xác định được đúng công sức của Luật sư thì yếu tố kinh nghiệm, yếu tố thận

trọng khi dự tính trong hoạt động Luật sư sẽ giúp cho m ỗi một Luật sư đưa ra căn cứ

chính xác khi tính mức thù lao.

K in h nghiệm và uy tín của Lu ật sư

K in h nghiệm trong hoạt động Lu ật sư được tích luỹ qua quá trình hành nghề của

mỗi người. M ỗ i Luật sư có được kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp bằng nhiều hình

thức khác nhau: có thể qua việc học hỏi lớp đàn anh đi trước; có thể qua việc trao đổi

kinh nghiệm của các diễn đàn về toạ đàm, hội thảo, giao luu giữa các Lu ật sư. Nhưng

cái quan trọng nhất vẫn là tự bản thân mỗi người luôn phải cầu thị phấn đấu học tập rút

kinh nghiệm qua mỗi vụ việc để nâng cao kỹ năng và hình thành kin h nghiệm hoạt

động nghề nghiệp ở từng lĩnh vực hoạt động của Luật sư. Đ ó cũng là giá trị của mỗi

một Luật sư có thể có được qua hành nghề và nó cũng sẽ được làm căn cứ để tính mức

thù lao cho Luật sư đối với những công việc mà khách hàng giao phó.

N ếu Luật sư còn "non" trong nghề nghiệp thì căn cứ để tính m ức thù lao sẽ

không cao, nhưng đối v ớ i Luật sư có kinh nghiệm thì mức thù lao sẽ được tính cao hơn

đối v ớ i cùng một vụ việc. Trong thực tiễn hoạt động Luật sư cho thấy khách hàng sẵn

sàng trả thù lao cao hơn một chút để tìm đến các Luật sư có uy tín và kinh nghiệm.

Ngược trờ lại các Luật sư ít kinh nghiệm thì khách hàng luôn có tâm lý không yên tâm

khi giao việ c và trao đổi về mức thù lao.

136
U y tín của Luật sư là cái đặc thù riêng của mỗi neười. U y tín chỉ có thể khẳng

định qua công việc. U y tín là căn cứ tính mức thù lao được thể hiện trên 2 phương

diện:

\Jy tín về kỹ năng hành nghề: có Luật sư rất nồi tiếng về tranh tụng hình sự, có

Luật sư nổi tiếng về tranh tụng lao động hay kinh tế, nhưng cũng có Luật sư nổi tiếng

là Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư hay sờ hữu trí tuệ v.v... Sự hình thành uy tín được

thể hiện qua kết quả công việc đối với khách hàng và qua các diễn đàn Luật sư đã thể

hiện được nghiệp vụ của mình. V í dụ qua xét xử các vụ án Năm Cam, Epco Tăng

M in h Phụng, nhiều Luật รน Thành phố H ồ C h í M in h đã trở thành nổi tiếng về tranh

tụng các vụ án hình sự. U y tín của họ được khẳng định qua việc bào chữa tại Toà án,

do đó khi thoả thuận mức thù lao v ớ i khách hàng trong các vụ án khác họ sẽ có nhiều

lợi thế hơn, khách hàng dễ chấp nhận kể cả mức thù lao cao so v ớ i mức tràn thù lao do

Chính phù quy định trong Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007.

Nhưng đối với các Luật sư mới vào nghề thì không thể bàn ngay tới uy tín,

chính vì thế, m ỗi người cần phải ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên để xây dựng

uy tín nghề nghiệp của m ình trước khách hàng và xã hội. U y tín nghề nghiệp Luật sư

càng cao thì khách hàng sẽ tìm đến Luật sư, ngược trở lại, khi Lu ật sư đã không có uy

tín hoặc đánh mất uy tín thì không thể có nhiều khách hàng.

U y tín cùa Luật sư không chi bao hàm khía cạnh kỹ năng, nó còn bao hàm khía

cạnh đạo đức cùa Lu ật sư. Khách hàng khi nhắc tới Luật sư họ thường nói tới nghiệp

vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức cùa Luật sư được biểu hiện trên nhiều phương

diện, trong đó có thoả thuận thù lao với khách hàng. Khách hàng sẽ đánh giá thái độ và

cách ứng xử của Luật sư. Đạo đức của Luật sư thể hiện ờ chỗ tính đúng, tính đủ về thù

lao nhưng cần phải cảm thông và chia sẻ với những khó khăn mà khách hàng đang gặp

phải. Chính vì thế kinh nghiệm và uy tín của Luật sư sẽ là một trong các căn cứ để tính

mức thù lao cho chính xác.

5.2.2. Phương thức tính thù lao cho Lu ật รน

Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:

a) G iờ làm việc cùa luật sư;

b) V ụ , việc với mức thự lao trọn gủi;

c) V ụ , việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc

giá trị hợp đồng, giá trị dự án;

137
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Có 4 phương thức để tính thù lao, Luật sư có thể áp dụng 1 trong 4 phương thức

đó để thoả thuận với khách hàng. Sự vận dụng phương thức nào là do từng vụ việc cụ

thể trong những hoàn cảnh nhất định. Luật sư không nên cứng nhắc trong việc vận

dụng về phương thức tính thù lao, cái quan trọng là đạt được một thoả thuận với khách

hàng, đồng thời phải tính tới yếu tố là nếu áp dụng phương thức tính thù lao nào phải

thể hiện được tính khả thi và hạn chế các rủi ro từ phía khách hàng đem lại.

Trong thực tế có nhiều trường hợp giữa Luật sư và khách hàng thoả thuận về

mức thù lao, phương thức tính thù lao, nhưng do chù quan, quá tin tưởng vào khách

hàng, do đó khi kết thúc công việc, khách hàng không có tiền thanh toán, còn có cả

trường hợp khách hàng "bùng" không thanh toán tiền thù lao cho Luật sư.

* Thù lao theo giờ:

Số tiền thù lao của Luật sư được nhận sẽ dựa vào số giờ thực tế mà Luật sư mà

Lu ật sư bỏ ra để thực hiện công việc cho đến khi hoàn tất. M ứ c thù lao theo giờ sẽ

được tính toán và đưa ra tùy thuộc vào sự sẵn sàng tiếp nhận, khả năng thanh toán của

khách hàng, kinh nghiệm và vị trí của Luật sư hay hãng luật đỏ trên thị trường địa

phương. H ình thức tính thù lao này giúp Lu ật รบ chắc chắn có được thu thập ổn định

khi là việc cho khách hàng, Luật sư sẽ không phải lo lắng về thời gian phải sử dụng để

thực hiện công việc dịch vụ, đồng thời sẽ chi tập trung vào kết quả của vụ việc và

phương cách để đạt được kết quả.

Tuy nhiên, hình thức này lại gây bất lợ i cho khách hàng v ì họ không thể kiểm

soát được số tiền phải trả cho Luật sư. Thậm chí, một số khách hàng còn lo rằng, Luật

sư có khuynh hướng kéo dài thời gian khiến cho công việc không thể hoàn tất, hay làm

cho vụ việc phức tạp để kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ.

Thù lao tính theo giờ thường được áp dụng đổi với những công việc tư vấn mà

cả khách hàng và Luật sư để chưa thể xác định được thời gian hoàn thành công việc.

* Thừ lao theo vụ việc với mức thù lao trọn g ói

Đ ố i v ớ i một số dịch vụ pháp lý mang tính tiêu chuẩn và có tính chất lặp lại như

thành lập doanh nghiệp, công chứng hợp đồng thuê nhà, xinh giấy phép lao động cho

người nước ngoài, đăng ký, kê khai thuế thu nhập cá nhân, đăng ký nhãn hiệu hàng

hóa. ...một số Luật sư sẵn sàng làm việc theo mức thù lao trọn gói. Phương thức này ra

phổ biến trong những năm gần đây. Theo đó, khách hàng thuận lợi hom trong việc lập

138
kế hoạch tài chính khi sử dụng dịch vụ pháp lý và Luật sư cũng cỏ thể lên kế hoạch

doanh thu chính xác hơn.

Tuy nhiên, hình thức thù lao này lại gây bất lợi cho Luật sư. Khách hàng không

quan tâm đến việc Luật sư thực hiện công việc bàng cách nào, bỏ ra bao nhiêu thời

gian, cũng như tổng chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc. Nếu kết quả công việc

không thành công hay không nhu mong muốn của khách hàng, Luật sư sẽ không được

trả thù lao và bị mất thời gian, chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc.

Khách hàng có thể thỏa thuận v ớ i Luật sư về mức thù lao trọn g ó i. M ứ c thù lao

này được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. IChi cung cấp xong dịch vụ

pháp lý thì Luật sư được nhận toàn bộ thù lao như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch

vụ pháp lý.

Cách tính thù lao này thực tế hay đuợc sử dụng trong các dịch vụ pháp lý mà

Nhà nước quy định khung thù lao cho Luật sư (trong các vụ án hình sự) hoặc trong

những dịch vụ pháp lý có tính chất lặp đi lặp lặp lại mà Luật sư có thể ước tính khá

chính xác thời gian phải sử dụng để hoàn thành công việc.

* Vụ, việc v ớ i mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của g iá ngạch vụ kiện hoặc

giá trị hợp đồng, g iá trị dự án.

Đ ây là một trong những phương thức tính thù lao Luật sư mà thực tế hay được

Luật sư và khách hàng thỏa thuận áp dụng. Khách hàng và Luật sư có thể thỏa thuận
cụ thể là sau khi hoàn thành vụ việc, Luật sư được nhận thì lao băng bao nhiêu phần

trăm của giá trị hợp đồng, giá trị dự án mà Luật sư đang giúp khách hàng thực hiện.

V ớ i phương thức tính này trong nhiều trường hợp thù lao của Lu ật sư được trả khá

cao.

* H ợ p đồng d à i hạn vớ i mức thù lao cố định

Luật sư có thể hoạt động với tư cách cá nhân ký hợp đồng làm việc dài hạn với

cơ quan, tổ chức và trong hợp đồng này quy định rõ mức thù lao cố định.

H oặc đối với các hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân thì giá trị hợp đồng được trả theo từng tháng, từng quý hoặc

từng năm theo thỏa thuận của khách hàng và Luật sư.

N goài các hình thức tính thù lao nêu trên, trong thực tế còn tồn tại các phương

thức tính thù lao sau:

139
- Thù lao trả trước: L à loại thù lao được trả trước giúp Luật sư trang trải các chi

phí khi thực hiện công việc. Thù lao trả trước có thể được thể hiện dưới nhiều hình

thức khác nhau.

Trong một số trường hợp, đây là khoản thù lao không hoàn lại được trả cho đặc

quyền được thuê Luật sư của khách hàng, bất kể Luật รน đó có cung cấp dịch vụ pháp

lý cho khách hàng hay không. Trong một số trường hợp khác, thì thù lao trả trước có

thể ở dưới dạng thù lao trọn gói được chi trả định kỳ (còn gọi là hợp đồng dài hạn với

mức phí cố định). V í dụ, một công ty có thể trả tiền hàng tháng để Luật sư tham gia

vào các cuộc họp hội đồng quản trị, tư vấn pháp luật cho các sự việc phát sinh hàng

ngày của công ty. D o không xác định được trên cơ sờ thời gian làm việc nên thù lao trà

trước thường không được Luật sư hoàn trả lại cho khách hàng, dù khoản thù lao này

chưa được sử dụng hết.

- Thù lao hỗn hợp: Trong nhiều trường hợp để thuận tiện cho tính đa dạng cùa

công việc, Luật sư và khách hàng sẽ thỏa thuận áp dụng tổng hợp các phương pháp

tính thù lao nói trên. V í dụ, Luật sư có thể thỏa thuận thù lao vừa tính theo giờ vừa tính

theo giá gạch của vụ, việc. T hù lao hỗn hợp được áp dụng trong trường hợp khách

hàng không có đủ khả năng thanh toán thù lao cho Luật sư. Trong trường hợp này,

Luật sư sẽ nhận một số thù lao trả trước, đuợc tính theo giờ làm việc, phần thù lao còn

lại sẽ được thanh toán sau khi kết thúc vụ việc, tính theo giá ngạch, có thể bao gồm

phần thù lao trả trước, được tính theo giờ làm việc.

T h ị trường dịch vụ pháp lý có sự đa dạng về khách hàng và phức tạp về công

việc, do đó luật sư cần phải xử sự đúng, chinh xác trong mọi điều kiện hoàn cảnh đặc

biệt là vấn đề tiền bạc. Theo Lu ật Luật sư các khoản thù lao và chi phí phải được thỏa

thuận, ghi nhận trong H ợp đồng dịch vụ pháp lý. Chính vì vậy để tránh tranh chấp phát

sinh, ảnh hường không tốt đến quan hệ của hai bên, trong mọi trường hợp luật sư cần

thỏa thuận cụ thể và ghi nhận rõ ràng các nội dung về thù lao trong hựp đồng dịch vụ

pháp lý. Điều 26 Luật Luật sư quy định việc thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng

dịch vụ pháp lý. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ

trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật

sư hành nghề v ớ i tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ

chức.

140
H ợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung

chính như sau:

a) Tên, địa chi cùa khách hàng hoặc người đại diện cùa khách hàng, đại diện của

tô chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;

b) N ội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;

c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chiphí (nếu có);

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

e) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Đ ối v ớ i các vụ việc phi hình sự, mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng

dịch vụ pháp lý. T uy nhiên đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức

thự lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phù quy định.

Theo Khoản 1 Điều 10 N gh ị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm

2007 của C hính phủ, mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do

khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại

khoản 1 Điều 55 của Luật Luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ

việc, nhưng mức cao nhất quy ra g iờ không được vượt quá 100.000 đồng/1 g iờ làm

việc cùa luật sư. Thời gian làm việc cùa luật sư do luật sư và khách hàng thoả thuận.
Đ ổ i vớ i thù lao, chi p h í trong trường hợp luật sư tham g ia tổ tụng theo yêu cầu

của cơ quan tiến hành tổ tụng: Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu

cầu cùa cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo

quy định cùa C h ín h phủ.

Điều 11 N g h ị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính

phủ quy định: Thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng

theo yêu cầu cùa cơ quan tiến hành tổ tụng. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành

tố tụng yêu cầu luật รน thờ mức thự lao được trà cho luật sư là 120.000 đồng/lngày

làm việc của luật sư. T h ờ i gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:

a) T hờ i gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

b) T hời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến v iệ c bào chữa;

c) T hờ i gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng;

d) T hời gian tham gia phiên tòa;

141
đ) Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ

quan tiến hành tố tụng.

Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận.

Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại

phiên toà, luật sư được thanh toán chi phí tiền tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành

về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước. C ơ

quan tiến hành tố tụng đó yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán

theo đúng quy định của Nhà nước về thù lao và các khoản chi phí. Nguồn kinh phí chi

trả được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư

không được đòi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.

Kết luận: Thù lao cho Luật sư là một chế định không thể thiếu được trong hoạt

động nghề nghiệp của Luật sư, nó không những bảo đảm quyền và lợ i ích của Luật sư

mà nó còn bảo đảm quyền và lợ i ích khách hàng. Thù lao cho Luật sư không chỉ bao

hàm ý nghĩa kin h tế mà nó còn bao hàm ý nghĩa xã hội về đạo đức và tâm lý. Chính vì

thế m ỗi một Luật sư cần hiểu đúng, nắm chắc và vận dụng chính xác.

5.3. C h i p h ỉ của luật sư

N goài thù lao, khách hàng còn phải trả cho luật sư các chi phí hợp lý bao gồm

tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác phát sinh trong trường hợp luật sư cung

cấp dịch vụ pháp lý. Thực tế hiện nay, ngoài việc trả thù lao, khách hàng còn phải trả

các khoản chi phí phát sịnh trong quá trình Lu ật sư thực hiện các yêu cầu của khách

hàng. C ụ thể là:

- C hi phí V ă n phòng: Đây là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho Vãn phòng

để đảm đảm bảo các hoạt động của Văn phòng liên quan đến công v iệ c của khách

hàng như giấy tờ, sổ sách, điện thoại, internet và các chi phí khác. Kh oản chi phí này

thường không lớn và thường được tính gộp vào chi phí lưu trú, đi lại.

- C h i phí đi lại, lưu trú: Đây là khoản chi phí khách hàng phải trả cho Luật sư

hoặc chuyên viên tư vấn của Văn phòng bao gồm chi p h í vé xe, vé tầu hỏa, tiền ăn,

tiền phòng n g h ỉ... K h ách hàng có thể thanh toán theo hai cách:

+ K h ách hàng và Luật sư cùng ước lượng chi phí và thống nhất thanh toán một

lần ;

142
+ Trước khi đi công tác, I.uật sư báo cho khách hàng và khách hàng tạm ứng chi

phí cho Luật sư. Hai bên sẽ quyết toán sau chuyến công tác.

- C h i phí nộp cho Nhà nước: Đây là khoản chi phí mà Luật sư thay mặt khách

hàng nộp cho Nhà nước, nó có thể gồm các lệ phí cấp phép, các khoản tạm ứng án phí,

án phí, phí thi hành án, lệ phí... và nói chung các khoản tiền mà C ơ quan quản lý Nhà

nước hoặc cơ quan T ư pháp sẽ thu theo hóa đơn chứng từ. Khoản chi phí này có thể

khách hàng tự nộp hoặc nhờ Luật sư nộp thay.

- Thuế: Theo thông lệ chung các báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị

gia tăng vì vậy, khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán thêm khoản tiền thuế này, tuy

nhiên, các bên cần thỏa thuận rõ nội dung này trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

6. Luật sư hành nghề vói tư cách cá nhân


Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là việc luật รบ tự mình nhận vụ, việc,

cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bàng toàn bộ tài sản của

mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch

và không có con dấu.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho

khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp

đồng lao động. Luật sư hành ngliề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư

pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư

gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đù hồ sơ, Sở Tư

pháp cấp G iấ y đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn

bản và nêu rừ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

H ồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân gồm có:

a) G iấ y đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu thống nhất;

b) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thè luật sư;

c) G iấ y tờ chứng minh về địa điểm giao dịch.

Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp G iấ y đãng ký

hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp G iấy đăng

ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng

143
văn bản kèm theo bảo sao G iấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình

là thành viên.

Quàn lý hành nghề luật sư v ớ i tư cách cá nhân hoạt động theo loại hình hộ kinh

doanh cá thể.

Câu hỏi thảo luận toàn chương:


ỉ. C ơ sở pháp lý của hoạt động quản lý Tổ chức hành nghề luật sư? Đ ặc điểm

bản chất và sự khác biệt giữa các Tổ chức hành nghề luật sư theo Lu ậ t Luật sư?

2. Phán tích sự khác biệt giữ a các Tố chức hành nghề luật sư theo Lu ật Luật รน

và cá c lo ạ i hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp?

3. So sảnh mô hình tổ chức, quản lý hành nghề luật sư và hoạt động quán trị

kỉnh doanh của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp?

4. Phán tích các yếu tố cẩu thành chất lượng dịch vụ pháp lý và hiệu quà hoạt

động cùa Lu ật sư, Tổ chức hành nghề luật sư, Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân?

5. M ố i quan hệ giữa thù lao, ch ỉ p h ỉ luật sư và chất lượng dịch vụ pháp lý và

hiệu quả hoạt động của Lu ật sư, Tổ chức hành nghề luật sư, Lu ậ t sư hành nghề với tư

cách cả nhân?

6. D ự a trên cơ sở nào nhà làm luật lạ i đưa ra quy định về trần thù lao luật sư

trong vụ án hình sự và mức thừ lao cổ định khi luật รน, bào chữa, bảo vệ trong vụ án

theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng?

144
Phần II
ĐẠO ĐÍTC NGHÈ NGHIỆP LUẬT s ư
• • •

145
Chương 4
KHÁI QUÁT CHUNG VẺ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ

1. Những vấn đề chung đạo đức nghề nghiệp luật sư


1.1. Đ ạo đức và đạo đức nghề nghiệp luật sư

1.1.1. Đ ạo đức

Đạo đức theo nghĩa phổ quát nhất là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã

hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng, vinh nhục...; nhờ đỏ

mà con người tự giác điều chỉnh hành v i của mình v ì lợ i ích xã hội, v ì hạnh phúc của

con người trong m ối quan hệ cùa con người với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng, với

tập thể và toàn xã hội. Đạo đức là phương tiện điều chinh các quan hệ xã hội có phạm

v i rộng, có vai trò chi phối hành v i và ý thức con người, góp phần làm hài hoà lợi ích

cá nhân, cộng đồng và xã hội. Đạo đức là phép tắc đối xử trong xã hội, là phép tắc về

quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể, ai cũng biết và tuân thủ giữ gìn.

Những chuẩn mực được đúc kết từ thực tế cuộc sống giúp người ta phân biệt

được phải vớ i trái, cái thiện v ớ i cái ác, cái tốt với cái xấu, cái nên làm với cái không

nên làm...chính là đạo đức.

X ã hội loài người càng phát triển thì cái chuẩn mực được coi là đạo đức cũng

càng phong phú, càng mang tính nhân đạo hơn. Điều đó có nghĩa là đạo đức luôn vận

động cùng quá trình phát triển của xã hội.

Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể và không cần, không có bổn

phận phải bao quát hết tất cả các quan hệ có trong xã hội. Đạo đức là yếu tố bổ sung

cho pháp luật, lấp đ i các khoảng trống, kể cả lỗ hổng của pháp luật. Đ ạo đức là yếu tố

đi theo sát từng hành vi, xử sự của con người trong cả không gian, thời gian, song

hành cùng pháp luật hoặc đơn lẻ một mình.

C ó quan điểm cho rằng: “ Đạo đức cần được xem như là pháp luật tối đa, còn

pháp luật được xem như là đạo đức tối thiểu, v ì có những v i phạm đạo đức mà pháp

luật không thể xét xừ, nhưng con người vẫn không thoát khỏ i sự trừng trị của dư luận

và toà án lương tâm ” .

1.1.2. Đ ạo đức và p háp luật

Pháp luật là những quy tắc xử sụ do N hà nước ban hành dưới hình thức vãn bản

pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và bào đảm thực hiện bằng các biện

146
pháp cưỡng chế, thuyết phục... Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là phương tiện điều

chỉnh quan trọng bậc nhất đến các quan hệ xã hội. Đạo đức thông thường không quy

định thành văn, mà hình thành tự nhiên dưới hình thức các ý thức, quan niệm, được

thử thách và sàng lọc trong thực tế, trở thành những quy tắc chung, nhưng có hiệu lực

tâm lý cao, biến thành ý thức tự giác thi hành của cộng đồng hay những bộ phận nào

đó của cộng đồng xã hội.

Pháp luật là những chuẩn mực xã hội được ghi thành văn bản, buộc người ta

phải thực hiện một cách cưỡng chế, còn đạo đức là những chuẩn mực xã hội không ghi

bằng văn bản, được thực hiện do sự thôi thúc của lương tâm, trách nhiệm và dư luận

xã hội.

1.2.3. Đ ạo đức nghề nghiệp luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư

Trong xã hội làm nghề gì cũng cần cái đức, cái tâm, cần những quy tác ứng xử

nghề nghiệp ấy, đặc biệt là đối v ớ i nghề nghiệp luật sư. M ỗ i nghề nghiệp đều có

những chuẩn mực riêng. Những chuẩn mực ấy luôn gắn bó chặt chẽ v ớ i những điều

kiện, đặc điểm cùa nghề nghiệp cụ thể đó. N ó i cách khác, đạo đức nghề nghiệp là

những chuẩn mực mà người hành nghề đó phải tự nguyện thực hiện theo lương tâm,

trách nhiệm cùa mình.

K h i nói đến đạo đức nghề nghiệp cùa luật sư trước hết phải đề cập đến cái chung

nhất, đến mục đích mà người luật sư cần bảo vệ, đến sứ mệnh mà người luật sư phải

gánh vác. Sau là vấn đề giữ gìn phẩm chất thanh danh của luật sư, rèn luyện kỹ năng

hành nghề và cuối cùng là định ra những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong các mối

quan hệ khi hành nghề. Trách nhiệm đạo đức của luật sư được hình thành trên nền tảng

đạo đức xã hội, vừa mang tính đạo lý thông thường, vừa mang đặc điểm nghề nghiệp

của luật sư.

Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và trong lối sống, là thước đo

phẩm chất đạo đức của luật sư. M ỗ i luật sư phải lấy đó làm chuẩn mực cho sụ tu

dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng

đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.

C ác quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư giữ vai trò là “hành lang” đối với thái

độ, hành vi cùa luật sư trong từng giai đoạn thực hiện công việc và trong các mối quan

hệ, nêu rõ những gì phải làm, cấm làm, nên làm hoặc không nên làm. V ớ i mục đích

147
nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cùa luật sư, các quy tắc đạo

đức nghề nghề góp phần bảo vệ một cách tốt nhất lợ i ích khách hàng, bảo vệ công lý

và công bằng xã hội. Nếu không có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, những vi phạm

cùa luật sư xâm phạm quyền lợi của khách hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín nghề

nghiệp cùa luật sư có thể bị bỏ qua do không xử lý được bằng pháp luật. Bên cạnh việc

giám sát luật sư trong việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội

nghề nghiệp của luật sư còn có thẩm quyền xử lý luật sư nếu v i phạm các quy tắc đạo

đức nghề nghiệp với các hình thúc như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chi hoặc đình

chi hành nghề, xoá tên khỏi danh sách luật sư.

Trong quá trình hành nghề, luật sư gặp nhiều tình huống, rất nhiều mối quan hệ

mà pháp luật không thể quy định hết hoặc không cần thiết phải quy định. Trong nhiều

trường hợp những quy phạm xã hội sẽ điều chỉnh các mối quan hệ tốt hơn so v ớ i quy

phạm pháp luật. M ặt khác những ứng xử cùa luật sư trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ

làm tăng uy tín nghề nghiệp của luật sư. C ó những trường hợp theo quy định của pháp

luật không bị cấm, luật sư có thể làm được, nhưng với đạo đức nghề nghiệp thì lại

không cho phép luật sư làm. N h ư vậy, một điểm hết sức quan trọng là dù pháp luật có

quy định chặt chẽ đến đâu, vẫn có kẽ hờ, những kẽ hở của pháp luật và khả năng bị lợi

dụng bởi sự chuyên nghiệp của luật sư; N hu cầu bảo vệ của khách hàng trong mối

quan hệ v ớ i luật sư của nhà nước và xã hội; N hu cầu bào vệ công lý, công bằng v ì giá

trị và lợ i ích chung của xã hội; N hu cầu bảo vệ hình ảnh và sứ mệnh cao cả của hiệp sỹ

bảo vệ công lý; đặt ra nhu cầu của chính giới luật sư phải có quy tắc đạo đức của riêng

mình.

C hính v ì vậy, ngoài quy định của pháp luật quy định về tiêu chuẩn luật sư, hỉnh

thức hành nghề luật sư... còn cần đến những quy tắc đạo đức nghề nghiệp để người

luật sư xử sự đúng trong mọi m ối quan hệ khi hành nghề. C ác quy tắc này nhằm nâng

cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và phẩm giá cao quý của nghề luật sư.

M ỗ i luật sư càn phải căn cứ vào những quy tắc này làm chuẩn mực để tu dưỡng, rèn

luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, danh dự của luật sư, xứng đáng với sự tin

cậy của xã hội đối v ớ i nghề luật sư.

Đ ạo lý cơ bản trong trách nhiệm nghề nghiệp cùa luật sư là mỗi người trong xã

hội đều được tiếp nhận các dịch vụ nghề nghiệp độc lập của m ột luật sư liêm chính và

có năng lực. D u y trì tính liêm chính và tăng cường chức năng của nghề luật sư đế đáp

148
ứng những tiêu chuẩn cao nhất là trách nhiệm đạo đức cùa mỗi luật รบ. Luật sư phài

duy trì những tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp và khuyến khích các luật sư khác

làm như vậy. Tuy nhiên, trong thực tế hành nghề, có thể xảy ra trường hợp xung đột về

nghĩa vụ. Những vấn đề khó khăn về đạo đức thường nảy sinh do mâu thuẫn giữa

nghĩa vụ của luật sư với khách hàng, với hệ thống pháp luật và quyền lợi cá nhân của

luật sư khi luật sư vừa muốn là người ngay thật vừa muốn tìm kiếm m ột cuộc sống đầy

đủ. Những quy tắc đạo đức hướng dẫn cách giải quyết những vấn đề như vậy.

Nếu pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư trong hành nghề, thì quy

tắc đạo đức nghề nghiệp điều chỉnh, hướng dẫn cách ứng xử của luật sư đối vớ i những

tình huống mà luật sư gặp phải trong các mối quan hệ với khách hàng, với đồng

nghiệp, với cơ quan nhà nước khi hành nghề.

Đạo đức nghề nghiệp của luật sư khác với đạo đức nghề nghiệp thông thường là

được đúc kết và khái quát lên và quy định thành bộ quy tắc thành văn ở nhiều nước

trên thế giới.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật รน, là hệ thống quy tắc do tổ chức xã hội -

nghề nghiệp của các luật sư ban hành dưới hình thức nhất định, quy định chuẩn mực

hành v i ứng xử của luật รน trong hoạt động nghề nghiệp và trong x ã hội, xác định

cách ứng xử v ớ i khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan, người tiến hành tố tụng, các cơ

quan nhà nước khác, các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với chuẩn mực hành nghề,

đòi h ỏ i và g iả trị chung của nhà nước và xã hội mà các luật sư có nghĩa vụ p h ải tuân

theo và nếu v i phạm sẽ b ị xứ lý kỷ luật theo điều lệ của Tổ chức xã h ộ i - nghề nghiệp

của luật sư.

1.1.4. Đ ạo đức nghề nghiệp luật sư và pháp luật về nghề luật sư

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức mà còn liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đối

với luật sư không chi đòi hỏi về trình độ, chuyên môn mà cả về mặt đạo đức đức nghề

nghiệp cũng đòi hỏi rất cao. Nghề luật sư được điều chinh và kiểm soát rất chặt chẽ

bằng những quy định của pháp luật. Để hướng những hành v i ứng xử cùa luật sư theo

những chuẩn mực, xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động nghề nghiệp, thì

bên cạnh yêu cầu tuân theo pháp luật, việc tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

là một yêu cầu không thể thiếu được đối v ớ i luật sư.

149
Trên thực tế quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có sự chuyển hoá lẫn

nhau. M ột sổ nội dung cùa quy phạm đạo đức nếu phù hợp với ý chí và lợ i ích của giai

cấp cầm quyền thì sẽ được “ luật hoá” và trở thành quy phạm pháp luật nhằm nâng cao

hiệu lực áp dụng trong xã hội. Ngược lại, pháp luật cũng điều chinh m ột số vấn đề liên

quan đến khía cạnh đạo đức trong xã hội và đến một lúc nào đó, các quy phạm pháp

luật này sẽ dần mất đi tính cứng rắn và cưỡng chế của nó để phù hợp v ớ i điều kiện xã

hội thì trờ thành các quy phạm đạo đức.

Khác với thông thường và giống như một số nghề đặc biệt khác trong xã hội

(nghề y, nhà báo...) các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư được đúc kết thành

những bộ quy tắc thành văn ở nhiều nước trên thế giới. Neu pháp luật quy định quyền

và nghĩa vụ, những điều cấm mang tính nguyên tắc cơ bản đối v ớ i nghề luật sư, thì

quy tắc đạo đức nghề nghiệp điều chinh, hướng dẫn, định hướng cách ứng xử của luật

SƯ đổi với những tình huống cụ thể trong các quan hệ khi luật sư hành nghề. Các nội

dung liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cùa luật รน, nếu được quy định trong các văn

bản quy phạm pháp luật thì mang tính chất bát buộc, còn nếu nó được quy định trong

các văn bản do tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư ban hành thì nó mang tính

hướng dẫn, định hướng, khuyến khích luật sư tôn trọng và tự giác thi hành.

1.2. Đ ặ c thù vồ trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

1.2.1. Đ ặc thủ nghề nghiệp của luật sư

Luật sư là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật,

là người có kỹ năng nghề nghiệp, biết vận dụng pháp luật giúp cho khách hàng về mặt

pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Luật รบ là một nghề đặc biệt và mang những đặc thù

sau đây:

Thứ nhất, nghề luật sư đòi hỏi những người hành nghề phải có trình độ chuyên

môn và có tính chuyên nghiệp cao. K iế n thức chuyên môn là cơ sở để luật sư hành

nghề. Luật sư là người am hiểm kiến thức pháp luật chuyên ngành, hiểu rõ các quy

định của pháp luật và biết cách áp dụng nó trong từng trường hợp cụ thể. Trong thời

đại ngày nay, luật sư phải hiểu hệ thống pháp luật một cách tổng thể, nẳm vững một

hoặc một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành thì mới có đủ khả năng hành nghề.

Thứ hai, luật sư hành nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách

hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình. T ính độc lập là cơ sờ quan trọng trong hoạt

động nghề nghiệp của luật sư. T ính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp luôn được

150
khẳng định và luật sư có trách nhiệm duy trì và bảo vệ nguyên tắc độc lập trong hành

nghề. Tính độc lập là điều kiện cơ bản, một đảm bảo quan trọng để luật sư hoàn thành

chức nãng nghề nghiệp của mình, bảo đàm lợi ích cao nhất cho khách hàng và xã hội.

Tính độc lập trong hành nghề cùa luật sư được thể hiện ở chỗ luật sư hành nghề độc

lập trên cơ sở pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp chứ không chịu bất kỳ áp lực,

một cản trở nào từ bên ngoài, thậm chí từ lợ i ích cá nhân của chính bản thân luật sư.

Chính vì vậy mà ở nhiều nước trên thế giới, tính độc lập với tư cách là một nguyên tắc

trong hành nghề luật sư đã được thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật về hành nghề

luật sư. T ín h độc lập không chi là một đặc tính cơ bản, một thế mạnh, một nghĩa vụ mà

xét một cách tổng thể, nó chính là bản chất nghề nghiệp của luật sư.

Đ ộc lập v ớ i cơ quan nhà nước là cơ sờ để luật sư bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp

của khách hàng; còn độc lập với khách hàng là cơ sở để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật

và quy tắc nghề nghiệp của luật sư. T ính độc lập cùa luật sư tạo ra sự bình đẳng trong

hoạt động nghề nghiệp của luật sư và ngược lại nếu không có sự bỉnh đẳng thì không

có sự độc lập của luật sư.

Luật sư hành nghề độc lập và sự độc lập được thể hiện là sự tự do trong hành

nghề, không chịu sự lệ thuộc về mặt hành chính với các cơ quan quản lý nhà nước

cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng. Nghề luật sư mang tính tự quản cao, mà thể

hiện rõ nét nhất là trong hoạt động nghề nghiệp ít có sự can thiệp của cơ quan nhà

nước. T ín h tự quản bắt nguồn từ tính chuyên nghiệp và tính độc lập cùa luật sư.

Thứ ba, luật sư là một nghề không chi đòi hỏi về chuyên môn cao mà còn đòi

hỏi người hành nghề phải có tư cách đạo đức tốt. Luật sư mang trên m ình niềm tin mà

xã hội và khách hàng uỷ thác cho họ. Khách hàng là những người không có kiến thức

chuyên môn và không tự mình đưa ra quyết định, v ì vậy họ đặt niềm tin vào người luật

sư. Sự tin cậy đó đôi k h i có thể bị lạm dụng và sự lạm dụng này sẽ hạ thấp danh dự

nghề nghiệp, xó i mòn niềm tin vào công lý và pháp luật. Lu ật sư phải luôn đặt quyền

lợ i của khách hàng và xã hội lên trên lợ i ích cùa chính bản thân mình. Q uy tắc đạo đức

nghề nghiệp góp phần khắc phục sự mất cân bằng và giải quyết những xung đột về

quyền lợ i có thể xảy ra. Cũng chính v ì tính đặc thù của nghề nghiệp mà tiêu chuẩn về

đạo đức nghề nghiệp của luật sư lại đòi hỏi cao hơn các nghề bình thường khác.

1.2.2. Trách nhiệm nghề nghiệp của luật รน

151
Luật sư không chi mang trên vai mình trách nhiệm theo quy định của pháp luật

trong hoạt động nghề nghiệp mà còn có trách nhiệm đạo đức đối với khách hàng và xã

hội. M ụ c đích hành nghề của luật sư là bảo vệ lợi ích công và lợ i ích cá nhân, góp

phần duy trì công bằng xã hội.

N ó i đến trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư không chì dừng lại ờ trách nhiệm

pháp lý, dù xã hội thường đòi hỏi ở luật sư trách nhiệm pháp lý cao hơn đối với công

dân bình thường khác. Trách nhiệm pháp lý của luật sư là nghĩa vụ bắt buộc, là sự ràng

buộc trực tiếp và cụ thể của luật sư. Trách nhiệm pháp lý của luật sư trong hoạt động

nghề nghiệp được thể hiện trong các quy định của pháp luật về luật sư và các vãn bản

pháp luật khác có liên quan. Đ iều quan trọng cần đề cập là yếu tố đạo đức cùa trách

nhiệm của luật sư, là trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cùa luật sư.

Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư bao gồm trách nhiệm pháp lý và trách

nhiệm đạo đức. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm luật sư phải chịu khi vi phạm các

quy định của pháp luật về hành nghề luật sư, còn trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp thể

hiện lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của luật sư được quy định trong

Q uy tác Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật รน

ban hành.

Trách nhiệm là một loại nghĩa vụ, tương ứng vớ i quyền, trách nhiệm nghề

nghiệp cùa luật sư không thể tách rời quyền lợ i nghề nghiệp cùa luật sư. Luật sư là một

nghề mang tính chuyên nghiệp và độc lập. D o tính chuyên nghiệp cho nên khách hàng

cũng như những người khác khó có thể hiểu những hoạt động nghiệp vụ của luật sư,

cũng như đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghề nghiệp của luật sư. D o tính độc lập

hoặc tự do của nghề luật sư cho nên phải có những ràng buộc thích hợp đổi với hoạt

động nghề nghiệp cùa luật sư. Tự do không có nghĩa tuỳ theo ý thích cá nhân mà cần

có sự ràng buộc trong phạm v i nhất định theo quy định của pháp luật. Chính do đặc

thù nghề nghiệp của luật sư đòi hỏi luật sư phải có tính tự giác và tính tự quản cao.

Luật sư chịu sự quản lý trực tiếp của các tổ chức hành nghề luật sư và sự giám sát của

tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư. Bên cạnh đỏ, luật sư còn phải chịu sự quản lý của

cơ quan nhà nước. N ếu luật รบ v i phạm những quy định trong hoạt động nghề nghiệp

thì sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.

Luật sư hành nghề chịu sự quản lý của cơ quan tư pháp và sự giám sát của tổ

chức xã hội nghề nghiệp luật sư. Trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm nghề

152
nghiệp cùa luật sư là quan trọng nhất đổi với luật sư. Hành nghề luật sư có yêu cầu cao

như phải có chứng chỉ hành nghề, phải hành nghề ờ một tổ chức hành nghề hoặc các

hình thức đã được luật quy định, nhận vụ việc và thu phí phải thông qua Văn phòng

luật sư... Tất cà các điều đó đều là những yêu cầu mà luật sư phải tuân thủ khi hành

nghề.

Trách nhiệm pháp lý của luật sư không giống với trách nhiệm đạo đức là có các

quy phạm cụ thể, người nào vi phạm sẽ bị xử phạt. M ột vấn đề được đặt ra là trong

hoạt động nghề nghiệp của minh khi nào luật sư phải chịu trách nhiệm pháp lý và cơ

quan nào có thẩm quyền xử lý v i phạm của luật sư? Luật sư v i phạm các quy phạm đạo

đức trong hoạt động nghề nghiệp phải chịu một hình thức kỷ luật nào và do ai xử lý? ở

các nước khác nhau luật sư v i phạm quy tắc hành nghề việc xử lý có thể thuộc thẩm

quyền của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư hoặc cơ quan nhà nước hoặc cả hai tuỳ

thuộc vào quy định của từng nước về quy tắc hành nghề luật sư . Ở V iệ t Nam Đoàn

luật sư có thẩm quyền xử lý kỷ luật luật sư, còn cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền xử lý hành chính đối với luật sư.

Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp bảo đảm việc hành nghề an toàn và hữu

hiệu. Phần lớn những quy tắc này mang tính hướng dẫn, theo đó luật sư phải thực hiện

phán quyết của riêng mình. N ếu như pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ cùa luật sư

mang tính bắt buộc thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp cùa luật sư mang tính hướng dẫn,

khuyến cáo giúp cho luật sư lựa chọn cách ứng xử trong tình huống cụ thể khi hành

nghề luật sư.

Q uy tác đạo đức nghề nghiệp của luật รน khác so với quy tắc hành nghề của luật

sư đã được pháp luật quy định, v ì thế vấn đề xử lý vi phạm cũng hoàn toàn khác nhau.

Pháp luật mang tính cưỡng chế cao nên hành vi v i phạm pháp luật có thể xử lý bằng

các biện pháp hành chính hoặc hình sự. Còn quy tắc đạo đức được các tổ chức xã hội

nghề nghiệp ban hành nên không mang tính cưỡng chế cao như các quy phạm pháp

luật. V ì vậy, khi luật sư vi phạm các quy tắc này N hà nước không can thiệp vào việc

xử lý mà chính tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư sẽ xử lý trường hợp v i phạm đó

với hình thức kỷ luật thích họp.

N ghiên cứu vấn đề v i phạm pháp luật và vi phạm đạo đức, trách nhiệm pháp lý

và trách nhiệm đạo đức; làm rõ sự khác biệt và mối tương quan giữa hai dạng vi phạm,

hai dạng trách nhiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng Q uy tắc đạo

153
đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. C ó thể xuất hiện khả năng sau: i/ V i phạm

pháp luật đồng thời v i phạm đạo đức; ii/ V i phạm đạo đức có thể không v i phạm pháp

luật hay nói cách khác là hành v i hợp pháp nhưng có thể không hợp đạo đức.

2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư một số nước trên thể giói
2.1. Vương quốc Anh

2.1.1. K h á i quát

ở A n h có hai loại luật sư, v ì có hai B ộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

tư vấn và B ộ luật quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư biện hộ. Sau đây là nội dung

cơ bản của B ộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cùa luật sư A nh.

C ơ cẩu: B ộ quy tắc đạo đức luật sư tư vấn bao gồm 3 phần, trong đó là các

nghĩa vụ cơ bản, các quy tắc mang tính bắt buộc và các hướng dẫn không có tính bắt

buộc giúp giải nghĩa các quy tắc và giải thích việc áp dụng chúng. B ộ quy tắc đưa ra

25 lĩn h vực liên quan đến hoạt động hành nghề và các hình thức hành nghề luật sư.

Nguyên tắc xây dựng: B ộ quy tắc được xây dựng trên cơ sờ các quy định pháp

luật của A n h và Liê n minh châu Âu. C h ỉ những vấn đề thực sự cần thiết m ới quy định

thành nguyên tắc và B ộ quy tắc chi quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nền

tảng, không đi vào chi tiết. C ác quy tắc vừa phải bảo đảm lợ i ích cùa công chúng,

khách hàng và luật sư, nhưng phải cân đối v ớ i trách nhiệm và nghĩa vụ cùa luật รน.

Không những thế, các quy tắc phải rõ ràng, thống nhất để nâng cao tính thực thi, tránh

các tranh chấp có thể phát sinh.

Phê duyệt: C ơ quan có thẩm quyền phê duyệt B ộ quy tắc là H ộ i đồng của H iệp

hội luật sư. Tiếp theo, B ộ quy tắc phải được sự đồng ý cùa Chánh án Toà án công lý

hoặc sự phê duyệt của Chánh án Toà án tối cao hoặc cả hai.

Thông qua: Theo quy định của pháp luật, một số nguyên tắc liên quan đến tranh

tụng phải được chánh án Toà án tối cao thông qua.

Trong một xã hội dựa trên nền tảng thưựng tôn pháp luật, luật รน đóng vai trò

đặc biệt. Các nghĩa vụ luật sư không chỉ bát đầu và kết thúc bằng việc đúng theo

những gì mà người luật sư được phép làm theo quy định của pháp luật. Luật sư còn có

nghĩa vụ bào vệ công lý cũng như quyền lợ i của những người đã phó thác cho luật sư

việc khẳng định và bảo vệ các quyền tự do của họ, và nghĩa vụ của người luật sư

không chì có quyền bào chữa mà còn tư vấn cho thân chủ của mình. T ô n trọng chức

154
năng nghề nghiệp của luật sư là điều kiện thiết yếu cho quá trình thực thi pháp luật và

dân chủ trong xã hội.

2.1.2. Những nghĩa vụ cơ bản

* Chức năng của các nghĩa vụ cơ bản

- N g h ĩa vụ cơ bàn là nghĩa vụ không cần giải thích thêm như các quy tắc khác

mà bản thân nó đã xác định các chức năng của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.

- C á c nghĩa vụ cơ bản có vai trò giúp cho việc áp dụng các quy tắc một cách cụ

thể, chi tiết hơn, đưa ra các hướng dẫn khi các quy tắc không quy định một tình huống

cụ thể.

- N g h ĩa vụ cơ bản xác định trách nhiệm của luật sư trong việc đáp ứng các yêu

cầu của khách hàng và xã hội, tuy nhiên trong trường hợp có mâu thuẫn giữa lợ i ích

chung và lợ i ích riêng, thì lợi ích chung sẽ được ưu tiên thực hiện nhằm bảo đảm công

lý.
- Đ ây là cơ sở đầu tiên để xem xét về tư cách đạo đức của luật sư.

* N ghĩa vụ cơ bản của luật sư

- M ộ t xã hội công bằng, hiện đại luôn đòi hỏi nghề luật sư phải đáp ứng tiêu

chuẩn cao về tính trung thực và khả năng chuyên môn.

- M ộ t luật sư sẽ có hai đối tượng phải phục vụ, đó là khách hàng và xã hội.

Trong việc phục vụ xã hội, luật รบ phải bào vệ pháp quyền và thực thi công lý một

cách phù hợp. Trong việc phục vụ khách hàng, luật sư phải cộng tác vớ i khách hàng,

xem công v iệ c của khách hàng là mối quan tâm hàng đầu cùa mình.

C h ín h v ì vậy theo Quy tấc 1 của B ộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, luật sư có 6

nghĩa vụ cơ bản như sau:

- Công lý và pháp quyền;

- Sự trung thực;

- Sự độc lập;

- B ảo vệ tốt nhất lợ i ích khách hàng;

- T iê u chuẩn dịch vụ;

- Lò n g tin của cộng đồng.

2.1.3. Quan hệ luật sư với khách hàng

T ại sao khách hàng lạ i tìm đến luật sư hay hoàn cảnh cuả khách hàng khi tìm

đến dịch vụ pháp lý vì:

155
- Thiếu hiểu biết về pháp luật;

- Thiếu hiểu biết về các thù tục tố tụng tại toà án và các thù tục tục khác;

- L o lắng về hoàn cảnh cá nhân của họ;

- L o lắng về việc tiếp xúc v ớ i luật sư;

- L o lắng về các chi phí có liên quan.

Quy tắc đạo đức sẽ giúp:

- Thu hẹp chênh lệch về kiến thức giữa luật sư và khách hàng;

- Cộng tác với khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin để giúp khách

hàng đưa ra các quyết định về vụ việc của họ;

- G iả i thích một cách chính xác những công việc sẽ được thực hiện theo hợp

đồng v ớ i khách hàng;

- G iả i thích về các nghĩa vụ của khách hàng đã được nêu trong hợp đồng.

Những lợ i ích từ m ối quan hệ tổt với khách hàng:

- K hách hàng lại tìm đến công ty của bạn khi có vụ việc mới;

- K hách hàng giới thiệu dịch vụ pháp lý của công ty bạn vớ i bạn bè và đồng

nghiệp.

Quan hệ không tốt với khách hàng:

- Khách hàng không quay trở lại;

- Khách hàng nói với bạn bè và đồng nghiệp không nên sử dụng dịch vụ pháp lý

của công ty bạn.

Những quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư điều chình:

- Các trường hợp mà luật รน có thể tiếp nhận hoặc từ chối;

- "Chăm sóc khách hàng" - các thông tin cần giải thích cho khách hàng về vụ

việc của họ;

- Thông tin về chi phí;

- Thủ tục khiếu nại - khi có khiếu nại khách hàng sẽ gửi tới ai;

- Thông tin về vụ việc, chi phí và thủ tục khiếu nại cần phải cung cấp bằng văn

bản, mà thường được nêu trong hợp đồng dịch vụ.

X u n g đột về lợ i ích:

- X u n g đột nảy sinh khi:

+ L ợ i ích của hai hay nhiều khách hàng xung đột vớ i nhau bời v ì luật sư không

thể hành động vì lợ i ích cao nhất của cả hai hay nhiều khách hàng cùng một lúc;

156
+ L ợ i ích của luật sư xung đột với lợi ích của khách hàng và điều này ngăn cản

luật sư không thể hành động vì lợi ích cao nhất cùa khách hàng.

- Luật sư không thể tiếp tục nhận vụ việc trong trường hợp có xung đột lợi ích.

Nêu đang thực hiện mà nảy sinh xung đột thì luật sư đó phải chấm dứt công việc.

B í mộ! thông tin:

- Trong bất cứ trường hợp nào luật sư cũng phải giữ b í mật thông tin về vụ việc

của khách hàng ngay cả khi đã hoàn tất vụ việc;

- C h ỉ có thể tiết lộ thông tin:

+ Neu khách hàng cho phép;

+ Nếu pháp luật có quy định, v í dụ pháp luật về rửa tiền;

+ Trong trường hợp bào vệ lợi ích cùa cộng đồng, v í dụ, khi luật sư tin rằng

nếu thông tin không được tiết lộ thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.

- K hông được để cho thông tin bí mật có nguy cơ bị tiết lộ trong khi hành nghề.

Neu thông tin bí mật liên quan đến một khách hàng cũ có ý nghĩa quan trọng đối với

khách hàng mới thì luật sư không được tiếp nhận vụ việc của khách hàng mới này, trừ

khi công ty của bạn có thể đặt ra những rào cản (bức tường Trung quốc) về thông tin,

theo đó công việc đối vớ i hai khách hàng có thể tách biệt và do hai luật sư khác nhau

trong cùng rnột công ty đảm nhận và được sắp đặt sao cho thông tin b í mật không bị rò

2.1.4. Quan hệ luật รน v ớ i toà án

ờ Anh không có quy định quan hệ của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng nói

chung, mà chỉ có quy định về quan hệ của luật sư với toà án. Đ iều này xuất phát từ vị

trí của luật sư và công tố viên như nhau. Luật sư thực hiện quyền công tố và biện hộ.

Luật sư công tố đại diện cho N hà nước và được Nhà nước thuê, cũng như luật sư biện

hộ phải tuân thủ B ộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.

- M ố i quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong v iệ c bảo vệ nhà nước pháp

quyền;

- Đ ối với toà án, luật sư không được gây ra hiểu lầm hoặc lừa dối toà án và phải

tuân thù nội quy của toà án. K hông được tạo ra những tình tiết có lợi cho vụ việc cùa

khách hàng;

157
- Luật sư phải độc lập, trung thực. Luật sư có thể bị chịu sức ép khi phải thực

hiện nghĩa vụ v ì lợ i ích cao nhất của khách hàng và nghĩa vụ không được gây ra hiểu

lầm hoặc lừa dổi toà án;

- Trước toà luật sư là người phát ngôn của khách hàng, nhưng không được nói

dối vì lợi ích của khách hàng. N ếu biết được khách hàng nói dối thì phải sửa lại cho

đúng, nếu khách hàng không đồng ý thì huỷ bỏ việc đại diện;

- Trong tranh tụng, luật sư không được nói những điều cố ý xúc phạm nhân

chứng hoặc bên thứ ba. Các bản trình bày và phản biện phải dựa trên chứng cứ, không

được đưa ra lời phản biện mà nhân chứng không có cơ hội trả lời;

- N hìn chung luật sư không thể xuất hiện vớ i tư cách là nhân chứng, không được

hối lộ nhân chứng, nhưng có thể trả chi phí cho chuyên gia;

- Luật sư có thể phát biểu trước giới truyền thông, nhưng phải hết sức cẩn thận.

2.1.5. Quan hệ luật sư v ớ i đồng nghiệp

- Quan hệ với đồng nghiệp, nghĩa vụ quan trọng nhất của luật sư là phải liêm

chính và trung thực. L ờ i nói của luật sư chính là cam kết của luật sư;

- Quan hệ v ớ i bên thứ ba, không đựoc lợi dụng những người khác v ì lợ i ích của

chính mình hoặc lợ i ích cho khách hàng cùa mình. Luật sư cần quan tâm đến bên đối

lập của khách hàng trong tường hợp họ không có luật sư.

2.1.6, C ác quy tắc khác

Theo B ộ quy tắc đạo đức luật sư ờ Anh còn có các quy tắc sau:

- Quản lý tiền của khách hàng;

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

- Quảng cáo;

- Quan hệ v ớ i những người giới thiệu công việc;

- Quản lý hành nghề;

- K hông phân biệt đối xử...;

- H ợp tác v ớ i nhà quản lý;

- Báo cáo về hành v i vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

2.2. H o a K ỳ

C ơ quan ban hành B ộ quy tắc về ứng xử nghề nghiệp của luật sư là Toà án tối

cao các tiểu bang. Các tiểu bang thường xây dựng theo khung nội dung B ộ quy tắc

158
mẫu về ứng xử nghề nghiệp do Hiệp hội luật gia Hoa K ỳ ban hành A B A 6. B ộ quy tắc

mẫu kế thừa từ B ộ tiêu chuẩn mẫu về trách nhiệm nghề nghiệp và trước đó là Các tiêu

chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Năm 1908 Hiệp hội luật gia H oa K ỳ ban hành 32 Tiêu

chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Năm 1969 các tiêu chuẩn này được thay thế bằng B ộ tiêu

chuẩn mầu về trách nhiệm nghề nghiệp. V ì nội dung chủ yếu tập trung vào nội dung

tranh tụng và cơ cấu 3 tầng7 nên B ộ tiêu chuẩn mẫu về trách nhiệm nghề bị chì trích

và lên án. Năm 1983 B ộ tiêu chuẩn bị huỷ bỏ và thay vào đó là B ộ quy tắc mẫu về

ứng xử nghề nghiệp. V ì là B ộ quy tắc mẫu, chỉ mang tính khuyến nghị Toà án tối cao

các tiểu bang nên xem xét khi xây dựng cho riêng mình bản quy định về đạo đức,

trách nhiệm nghề luật sư, nên hiện tại có tiểu bang vẫn áp dụng B ộ tiêu chuẩn về trách

nhiệm nghề nghiệp. Phần còn lại đã được sửa đổi theo hướng ban hành B ộ quy tắc

ứng xử nghề nghiệp. C ơ cấu của bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp cũng được chia thành

những nhóm vấn đề trong có các quy tắc. M ỗ i quy tắc đều có phần bình luận. Q uy tắc

bao gồm những quy định khung của vấn đề điều chinh. Điểm m ới là tại quy tắc cũng

đã quy định về trách nhiệm nghề nghiệp (quy định cấm). Phần bình luận chi tiết hoá

quy tắc, trộn lẫn cả nghĩa vụ đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

M ột sổ quy tắc về trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư bang N ew York:

Quy tắc 1: Luật sư phải góp phần duy trì tính liêm chính và chức năng cùa nghề

nghiệp luật sư là:

Quy tắc 2: Luật sư phải góp phần để nghề luật sư hoàn thành chức năng của

mình và làm cho việc giúp đỡ pháp lý trở thành hiện thực

Quy tắc 3: Luật SƯ phải chống lại việc hành nghề của những người không phải

là luật sư

Quy tắc 4: Luật sư phải bảo vệ những vấn đề thuộc về đời tư và b í mật của

khách hàng

Quy tắc 5: Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp một cách độc lập để thay mặt

khách hàng

Quy tắc 6: Luật sư phài đại diện cho khách hàng theo đúng chức năng nghề

nghiệp

6 Am erican B a r Association
7 C ơ cấu 3 tầng bao gồm: Tiêu chuẩn (Canon); N ghĩa vụ đạo đức (E thical consideration): Chế tài k ỷ luật
(D iscip lin a ry Rule). Tiêu chuấn là quy định nền tảng, cô đọng, xúc tích và không c ó diễn giải. N ghĩa vụ đạo đức
diễn giải theo suy diễn mang tính nghề nghiệp, luật รน nên làm gì, không nên làm gì, cần làm gì. Chế tài k ỳ luật
là các quy định cấm, luật sư nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật.

159
Quy tắc 7: Luật sư phải đại diên cho khách hàng trong khuôn khổ pháp luật

Quy tắc 8: Luật sư cần tham gia vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

Quy tắc 9: Lu ật sư phải tránh các sai lầm nghề nghiệp

2.3. Thuỵ Đ iến

B ộ quy tắc ứng xử của luật sư do H ộ i đồng Liê n đoàn luật sư Thuỵ Điển ban

hành ngày 9/11/1984 gồm lời giới thiệu, 52 điều và được chia thành các phần như sau:

- C ác quy tắc chung cho hoạt động hành nghề luật sư ะ Đ iều 1 và 11.

- Từ chối và không tiếp tục công việc: Điều 12 đến Đ iều 17.

- Quan hệ vớ i khách hàng: Đ iều 18 đến Điều 36.

- Quan hệ v ớ i bên đổi kháng: Đ iều 37 đến Điều 43.

- Quan hệ v ớ i Tòa án: Đ iều 44 đến Đ iều 46.

- Quan hệ v ớ i cơ quan khác: Điều 47.

- Quan hệ giữa nội bộ luật sư: Đ iều 48 đến Điều 51.

- Quan hệ v ớ i Đoàn luật sư: Đ iều 52.

Ngoài các phần trên trong B ộ quy tắc ứng xử của luật sư Thuỵ Đ iển còn có bình

luận nhằm diễn g iải mờ rộng một số ít quy định của B ộ quy tắc. B ộ quy tắc của Thuỵ

Đ iển quy định theo nhóm các quan hệ của luật sư với khách hàng, toà án, đồng nghiệp.

2.4. Trung quốc

B ộ tiêu chuẩn về đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp luật sư do B ộ T ư pháp Trung

Quốc ban hành ngày 27/12/1993 bao gồm 4 chương 21 điều.

Chương I - Những quy định chung gồm 4 điều, từ Đ iều 1 đến Đ iều 4.

Chương II- Đạo đức nghề nghiệp luật sư gồm 7 điều, từ Đ iều 5 đến Đ iều 11.

Chương III- K ỷ luật hành nghề gồm 5 điều, từ Đ iều 12 đến Đ iều 16.

Chương IV - Những quy định bổ sung gồm 5 điều từ Đ iều 17 đến Đ iều 21.

B ộ tiêu chuẩn về đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp luật sư được xây dựng dưới

hình thức một văn bản pháp luật, có chương, điều, do cơ quan nhà nước ban hành. Nội

dung cùa nó gồm hai nội dung chính là đạo đức nghề nghiệp và ký luật nghề nghiệp.

Tại nhóm các vấn đề về “ đạo đức nghề nghiệp” các quy định thường được sử dụng các

thuật ngừ “ phải, cần, nên” mà không xác định phạm v i được làm hoặc không được

làm. C ó lẽ ở những quy định này muốn nhắc nhở luật sư về bổn phận đạo đức của

mình. T ại nhỏm các vấn đề về “ kỷ luật hành nghề” quy chi tiết hơn về nghĩa vụ của

160
luật sư và thuật ngữ được dùng là “không được” . Nghĩa vụ của luật sư đã gắn với chế

tài kỷ luật.

3. Đạo đức nghề nghiệp luật sư Việt Nam


3.1. Khái quát
Trong Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 và các văn bản pháp luật có liên quan, có

một số quy phạm điều chinh những vấn đề thuộc về đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Đó không thuần tuý chỉ là các quy tắc ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp

mà đã được nâng lên thành quy phạm bắt buộc đối với luật sư. N ghề luật sư là một

nghề đặc thù gắn vớ i pháp luật, vớ i hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và với

việc quàn lý nhà nước bằng pháp luật. D o đó, bất kỳ quốc gia nào cũng coi trọng việc

quy định những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ, trong đó coi trọng những quy tắc đạo

đức nghề nghiệp của luật sư kèm theo chế tài xử lý nghiêm minh. Trong khi đó, Pháp

lệnh T ổ chức luật sư 1987 có quy định về vấn đề này nhưng chưa thật cụ thể, chưa thể

hiện hết đặc thù của nghề luật sư. Chính v i vậy, trong thực tiễn, hiện tượng luật sư vi

phạm các quy tắc phổ biến của nghề luật sư có kh i là quy tắc tối thiểu nhất. Cũng

chính vì không có quy định chặt chẽ về quy tắc hành nghề nên những tiêu cực trong

hoạt động luật sư có điều kiện phát sinh gây ảnh hường xấu đến uy tín luật sư, nhưng

chưa được xử lý hoặc xừ lý chưa thích đáng.

Theo quy định cùa Pháp lệnh Tổ chức luật sư, mỗi Đoàn luật รน đều có N ộ i quy

của Đoàn, trong đó có đề cập đến tác phong, hành v i ứng xử của luật sư trong hành

nghề. K h i thực hiện nhiệm vụ của mình, luật sư còn phải tuân thủ các quy định của các

cơ quan, tổ chức hữu quan khác; v í dụ: nội quy phiên tòa, quy chế, lề lố i làm việc của

cơ quan, tổ chức v.v...Ngoài N ộ i quy, một số Đoàn luật sư đã soạn thảo và ban hành

Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp cho luật sư của Đoàn và chi áp dụng trong phạm v i tổ

chức m ình (các Đoàn luật sư Hà N ội, Hà tĩnh, Lâm Đồng). Đ ây mới chi là những quy

tắc mang tính thử nghiệm, tạm thời, chưa đầy đủ và toàn diện. N h ìn chung, cho đén

thời điểm ban hành Pháp lệnh Luật sư năm 2001, ờ nước ta chưa có một văn bản nào

hoàn chinh, quy định thống nhất về những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

cùa luật sư.

Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, việc xây dựng một văn bản quy định

thống nhất về đạo đức nghề nghiệp của luật sư V iệ t N am là nhu cầu cấp thiết. Dù dưới

hình thức một Quy chế hay B ộ quy tác mẫu, văn bản này sẽ là căn cứ pháp lý để áp

161
dụng trong quá trình giám sát hoạt động nghề nghiệp, xử lý đối với hành v i v i phạm

đạo đức của luật sư, góp phần giữ gìn phẩm chất đạo đức luật sư và nâng cao uy tín

của luật sư trong hành nghề. Tại Điều 33 N ghị định 94/2001/NĐ -CP của C h ín h phủ

ngày 12 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Luật sư, đã giao cho B ộ Tư

pháp ban hành bản Q uy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

N gày 5 tháng 8 năm 2001 B ộ trường đã ký ban hành kèm theo Quyét định số

356b/2002/Q Đ -BT bản Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. N ộ i dung của bản Quy

tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã thể hiện được nhiều điểm cơ bản, tuy

nhiên, những quy định tại bản Q uy tắc mẫu này mới chi đưa ra những quy định manh

tính chung nhất mà các luật sư phải tuân theo. Tại Đ iều 1 của Quyết định số

356b/2002/Q Đ -BT của B ộ trường B ộ Tư pháp ngày 5 tháng 8 năm 2002 về việc ban

hành Q u y tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã quy định “ Căn cứ vào Q uy tắc

mẫu này, Đoàn luật sư các tình, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo

đức nghề nghiệp luật sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn m ình” . N h ư vậy bản Q uy tắc

mẫu m ới chỉ đưa ra được những quy định về mặt nguyên tắc. V ì thế để quy tắc mẫu

này thực sự đi vào thực tế và có hiệu quả thì mỗi Đoàn luật sư cần phải làm rõ từng

quy tắc trong Q u y tác mẫu.

Q uy tác mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư bao gồm L ờ i nói đầu, 4 Chương và

14 Q u y tắc. Đ ó là những quy tắc chung về đạo đức nghề luật sư và những quy tắc về

ứng xử của luật sư trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng

nghiệp.

3.2. Những vấn đề đặt ra khi xây dựng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư V iệt Nam
3.2.1. Sự cần thiết xây dựng Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Việt Nam.

N ghề luật sư cũng như một số nghề khác như nghề y, nghề dạy học luôn được

xã hội tôn trọng. V ì vậy chuẩn mực về đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

phải tương xứng v ớ i v ị trí của họ trong xã hội. Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp là thước

đo phẩm chất đạo đức của luật sư, các luật sư phải căn cứ vào đó để tự rèn luyện, tu

dưỡng cũng như khuyến khích đồng nghiệp làm như vậy.

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền và

lợ i ích hợp pháp của công dân mà còn liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước bằng

162
pháp luật. Đ ổi với luật sư không chỉ đòi hỏi về mặt chuyên môn mà về đạo đức cũng

đòi hỏi rất cao. Luật sư độc lập trong hành nghề và tự chịu trách nhiệm về hoạt động

nghề nghiệp cùa mình. Nghề luật sư được điều chinh và kiểm soát chặt chẽ bàng

những quy định của pháp luật. Để hướng các hành vi ứng xử của luật sư theo những

chuẩn mực, xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động nghề nghiệp, thì bên cạnh

yêu cầu tuân thủ pháp luật, việc tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp là một yêu

cầu đặc biệt quan trọng không thể thiếu được đối với luật sư.

Trong Luật Luật sư có một số quy định có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

cùa luật sư như luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng quyền lợi

đối lập nhau trong cùng một vụ, việc hoặc luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ,

việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được

khách hàng đồng ý bàng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác8. N hữ ng quy định

đó không chỉ là quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp cùa luật sư mà đã được

luật hoá trở thành những quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc đối v ớ i luật sư.

Trên thế g iới, ở các nước có nghề luật sư lâu đời đều có quy định về đạo đức và

ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Những quy định này đòi hỏi ở người luật sư phải tuân

thù chặt chẽ khi hành nghề, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỳ luật, ở V iệ t Nam một số nghề

trong xã hội đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm cao như nghề y, nghề nhà báo... đều có

những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong

hoạt động nghề nghiệp của luật sư V iệ t Nam hiện nay không thể thiếu những quy định

về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cùa luật sư trong hành nghề.

Chế định luật sư ở V iệ t Nam do nhiều nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh lịch sử

của đất nước m ới chi thực sự được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây.

Có thể nói chế định luật sư chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống

trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là vấn đề đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp của luật sư. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Pháp lệnh Lu ậ t รน năm 2001

Bộ T ư pháp đã tiến hành xây dựng đề án về đạo đức nghề nghiệp của luật sư và nghiên

cứu đề tài về đạo đức nghề nghiệp nghề của luật sư. Qua v iệ c nghiên cứu và quá trình

xây dựng đề án về đạo đức nghề nghiệp của luật sư bước đàu đã đạt được những kết

quà nhất định.

8 Xem Điều 9 Luật Luật sư năm 2006

163
Căn cứ Pháp lệnh Lu ật sư năm 2001 và N ghị định 94/2001/N Đ -CP của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, B ộ trường B ộ Tư pháp đã ban hành

Quyết định 356b/2002/QĐ-BT ngày 5/8/2002 kèm theo Q uy tắc mẫu về đạo đức nghề

nghiệp luật sư. T ại Điều 1 của Quyết định nói trên quy định: “ Căn cứ vào Quy tắc mẫu

này, Đoàn luật รบ các tinh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Q u y tắc đạo đức

nghề nghiệp luật sư áp dụng đổi v ớ i luật sư của Đoàn m ình” . N hư vậy, Q uy tắc mẫu

m ới chỉ đưa ra được những quy định cơ bản mang tính nguyên tắc. Q u y tắc mẫu về

đạo đức nghề nghiệp luật sư bao gồm 14 quy tắc, đó là những quy tắc chung về đạo

đức nghề nghiệp của luật sư và những quy tắc riêng về ứng xử nghề nghiệp cùa luật sư

trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan nhà nước và v ớ i đồng nghiệp. Quy tắc này

được xây dựng trên cơ sờ và nền tảng của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, nay đã được

thay thế bởi Luật Luật sư năm 2006 vớ i nhiều điểm bổ sung, sửa đổi mới. V ì vậy việc

xây dựng và ban hành bản Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư V iệt Nam

để áp dụng thống nhất trong phạm v i cả nước là cần thiết.

3.3.2. Quan điểm, định hướng xây dựng

Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư V iệ t N am cần được xây

dựng trên những quan điểm, định huớng sau đây:

* Phát huy truyền thống tốt đẹp về đạo đức của con ngư ời Việt Nam

Dân tộc V iệ t Nam vốn có truyền thống văn hoá lâu đời với những phẩm chất tốt

đẹp. N gư ời V iệ t Nam sẵn có lòng yêu nước, yêu hoà bình và tinh thần tương thân,

tương ái giúp đỡ lẫn nhau. V ớ i quan niệm truyền thống, người V iệ t N am rất tôn trọng

chữ "tín", đề cao chữ "tâm", chữ "đức” của con người trong m ọi quan hệ xã hội, trong

đó có quan hệ nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp luật รน cũng cần dựa trên những

chuẩn mực đạo đức mang tính truyền thống dân tộc. Lu ật sư trong hoạt động nghề

nghiệp, nhất là trong quan hệ với khách hàng phải luôn giữ gìn phẩm giá và nâng cao

uy tín của mình. Luật sư phải là người mẫu mực, là tấm gương về đạo đức trong công

việc và trong các quan hệ xã hội. Luật sư phải là người trọng đạo lý, biết thương yêu

m ọi người, phải có lương tâm nghề nghiệp thì mới hoàn thành sứ mệnh cao cả của

m ình là góp phần bảo vệ công lý.

* Phù hợp vớ i điều kiện phát triển nghề luật sư ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, đội ngũ luật sư V iệ t Nam ngày càng tăng cả về số

lượng và chất lượng. V a i trò của luật sư ngày càng được khảng định trong điều kiện

164
xây dựng N hà nước pháp quyền ở V iệ t Nam. Bên cạnh đó, nghề luật sư cũng bộc lộ

những mặt trái, những biểu hiện tiêu cực của nó. V ì vậy, không thể thiếu được những

quy định về đạo đức nghề nghiệp cùa luật sư, nhất là trong điều kiện hiện nay. Những

quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư cần kế thừa có chọn lọc những quy

định của Q u y tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư của các Đoàn luật sư đã được thực tế

kiểm nghiệm . H ành nghề luật sư trong cơ chế thị trường không phải là chạy theo yêu

cầu của khách hàng, không v ì mục đích lợi nhuận mà cái quan trọng là trách nhiệm

nghề nghiệp, uy tín, danh dự của luật sư. Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợ i hợp pháp của

khách hàng, luật sư còn có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, góp phần bảo vệ công lý,

công bằng xã hội.

Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư cần thể hiện sao cho phù hợp

với sự phát triển của đội ngũ luật sư V iệ t N am trong giai đoạn hiện nay, M ặ c dù có sự

phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng nghề luật sư ở V iệ t Nam còn có

khoảng cách khá xa so vớ i nghề luật sư trên thế giới. C ác quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp luật sư phải thực sự giúp cho luật sư trong hoạt động nghề nghiệp. Quy

tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư được ban hành sẽ góp phần nâng cao đạo

đức nghề nghiệp của luật sư và ngăn chặn những hành v i v ỉ phạm, làm tổn hại đến uy

tín, danh dự cùa nghề luật sư.

* P h ù họp v ớ i thông lệ quốc tế về nghề luật sư

N ghề luật sư ở V iệ t Nam tuy còn m ới mẻ, trong khi đó ở nhiều nước trên thế

giới nghề luật sư đã có một lịch sử lâu đời, mà ở đó các quy định của pháp luật cũng

như đạo đức nghề nghiệp của luật sư đã tương đối hoàn thiện. M ặ c dù ở m ỗi nước có

những đặc thù riêng, nhưng một sổ quy tác đạo đức quan trọng trong hoạt động nghề

nghiệp luật sư đều được các nước quy định. Đó là những điều mà chúng ta có thể íham

khảo và áp dụng đối v ớ i nghề iuật sư ở V iệt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta

có thể tham khảo kin h nghiệm của những nước có nghề luật sư phát triển, mang tính

đại diện như A nh, M ỹ , Canada, Pháp, Đ ứ c ... hoặc các nước khu vực gần chúng ta như

Trung Q uổc, Nhật Bản.

3.3.3. M ụ c đích và nguyên tắc xây dựng

* M ụ c đích

C á c quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư được xây dựng nhằm ะ

165
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của công chúng và xã hội; xử lý mổi quan

hệ không bình đẳng giữa luật sư với khách hàng, đảm bảo luật sư không thể sử dụng

lợi thế cùa mình để tạo ra sự không công bằng đối vớ i khách hàng là người luôn ở thế

bất lợi hơn so với luật sư. K h i m ối quan hệ này được xử lý tốt thì sẽ đạt được lợ i ích

chung, xây dựng được lòng tin của công chúng đối với luật sư và hệ thống pháp luật.

- Đ iều chỉnh hành v i xử sự cùa luật sư trong từng giai đoạn thực hiện công việc,

trong những hoàn cảnh, tình huống đa dạng cùa các quan hệ mà luật sư tham gia khi

hành nghề, những việc gì nên làm hoặc không nên làm, những việc gì phải làm hoặc

cấm không được làm.

- Nâng cao uy tín và sự phát triển nghề nghiệp luật sư. C á c quy tắc đạo đức và

ứng xử nghề nghiệp do luật sư xây dựng và thực hiện vì thế nó phải phục vụ cho chính

nghề nghiệp của luật sư chứ không nên đặt thêm những ràng buộc kìm hãm sự phát

triển nghề nghiệp cùa luật sư.

* Nguyên tắc xây dựng

Các quy tác phải được xây dựng trên cơ sở và nền tảng các quy định của pháp

luật về luật sư. N hững vấn đề nào đã được quy định trong luật thì không nhắc lại để

tránh trùng lặp không cần thiết. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp không được xung

đột vớ i pháp luật, chúng có thể chặt chẽ hom, nhưng không được mâu thuẫn với pháp

luật. C h i những vấn đề thực sự cần thiết, cơ bản, nền tảng m ớ i quy định thành quy tắc.

Các quy tắc vừa phải bảo đảm lợi ích của cộng đồng, khách hàng và luật sư, nhưng

phải cân đối v ớ i trách nhiệm và nghĩa vụ cùa luật sư. K h ô n g những thế, các quy tác

phải rõ ràng, thống nhất để nâng cao tính khả thi, tránh các tranh chấp có thể phát sinh.

V ì thế, từng quy tác cần có mục tiêu, mục đích và phạm vi rõ ràng.

* Tính bắt buộc

M ộ t vấn đề đặt ra là tính bắt buộc của các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp luật sư đến đâu. c ỏ phải tất cả các quy tắc đều mang tính bẳt buộc hay chi có

một số quy tắc mang tính bát buộc, nếu không chấp hành sẽ bị xử lý k ỷ luật, còn một

số quy tắc khác mang tính yêu cầu, tính tự nguyện, không bát buộc. Tham khảo một số

bộ quy tắc ở một sổ nước cho thấy; B ộ quy tác của A n h có tính bát buộc như luật; Bộ

tiêu chuẩn về đạo đức và k ỷ luật nghề nghiệp của luật sư Trung Q uốc vừ a có các quy

tắc mang tính bắt buộc, vừa có các quy tắc mang tính tự nguyện. C ò n Q u y tắc mẫu về

166
đạo đức nghề nghiệp luật sư V iệ t Nam được xây dựng với định hướng lấy tự nguyện là

chính và điều này thể hiện rõ trong L ờ i nói đầu.

Trong lời nói đầu của Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư do B ộ Tư

pháp ban hành đã xác định: ■


' Quv tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cùa luật sư trong hành nghề và trong lố i sống, là thước

đo phẩm chất đạo đức của luật sư. M ỗ i một luật sư phải lấy đây làm chuẩn mực cho sự

tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng

đáng v ớ i sự tôn trọng và tin cậy của xã h ộ i” . Như vậy, các quy định trong bản Q uy tắc

đó chủ yếu mang tính chất khuyến cáo, định hướng cho luật sư khi hành nghề mà còn

ít những quy định mang tính chất kỷ luật trong hành nghề, về những hành v i vi phạm

và thủ tục xử lý k ỷ luật mặc dù đã được quy định trong Đ iều lệ của các Đoàn luật รบ,

tuy nhiên còn ở mức độ chung chung, chưa cụ thể. N ó i tóm lại bản Q uy tắc mẫu về

đạo đức nghề nghiệp luật sư do B ộ Tư pháp ban hành và một số bản Q uy tắc đạo đức

nghề nghiệp do các Đoàn luật sư ban hành mới chỉ điều chinh, g iới hạn trong phạm vi

đạo đức nghề nghiệp nói chung, mà chưa điều chinh, quy định về tiêu chuẩn, phạm trù

kỷ luật của luật sư trong hành nghề.

Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư trong m ối quan hệ với khách

hàng, v ớ i cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp là những chuẩn mực trong ứng xừ

mang tính khuyến cáo, định hướng và tạo một hành lang rộng rãi cho luật sư trong việc

lựa chọn cách ứng xử mà luật sư cho là phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể.

Đ ây là những quy định mang tính tự nguyện.

Tiêu chuẩn k ỷ luật nghề nghiệp đối v ớ i luật sư trong các mối quan hệ khi hành

nghề trong cách ứng xử mà luật sư cỏ nghĩa vụ phải tuân theo. Bản chất các tiêu chuẩn

kỷ luật này là những khuôn mẫu, cách ứng xử trong kỷ luật hành nghề, nếu v i phạm sẽ

bị xử lý kỷ luật. Đ â y là những quy định mang tính bắt buộc.

V ì vậy, cả tiêu chuẩn đạo đức và tiêu chuẩn kỷ luật (ứng xử) nghề nghiệp của

luật sư cần được thể hiện trong những quy tắc về các mối quan hệ của luật sư với

khách hàng, với cơ quan nhà nước và đồng nghiệp trong hành nghề.

Đ iều quan trọng ở đây là luật sư cần được biết việc gì được làm và việc gì

không được làm. Trong các việc luật sư được làm đó liệu có ảnh hưởng đến quyền lợi

của ngưòi khác, có mối quan hệ v ớ i luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, trong đỏ

quan trọng nhẩt là khách hàng, vì Quy tắc không chỉ điều chinh một m ình luật sư.

167
Các quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư thường được hội nghề

nghiệp của luật sư xây dựng và ban hành dưới hình thức một văn bản riêng. Tuỳ thuộc

vào khu vực địa lý trên thế giới và từng nước có các quy định về đạo đức nghề nghiệp

và kỷ luật (ứng xử) nghề nghiệp cùa luật รบ khác nhau. Những nước theo hệ thống

thông luật thì những quy định này thường đa dạng và phức tạp, quyền và nghĩa vụ luật

รน được thể hiện rõ nét. ở những nước theo hệ thống luật lục địa thì vai trò của luật sư

cũng khác, luật รน phải đặt quyền lợ i công lên trên lợ i ích khách hàng. V a i trò của luật

sư khi tham gia tố tụng mờ nhạt hơn và các quy định về đạo đức và ứng xử nghề

nghiệp của luật sư cũng đơn giản hơn nhiều. Tại các nước xã hội chù nghĩa thì luật sư

ngoài vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, còn góp phần bảo vệ

pháp chế xã hội chủ nghĩa. Luật sư một mặt bảo vệ lợi ích của xã hội, nhưng bên cạnh

đó luật sư cũng vẫn cần phải bảo vệ lợ i ích của những người nhờ luật sư - những người

trả tiền để thuê luật sư. Cân bằng được hai yêu cầu đó là một việc làm không dễ. V ì

vậy việc xây dựng các quy tắc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư là rất

quan trọng. N ó giúp cho luật sư vừa bảo vệ quyền lợi của khách hàng, vừa bào vệ

được pháp quyền và công lý.

3.3.4. H ìn h thức và n ộ i dung

v ề hình thức và nội dung Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là vấn

đề được nhiều người quan tâm. C ó thể có những tên gọi khác nhau như: "Những tiêu

chuẩn về đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp của luật sư" (Trung Quốc); "Bộ quy tắc ứng

xử của luật sư tư vấn - The Solicitors' o f Conduct [2007]" (Vương quốc Anh); "Bộ quy

tác ứng xử nghề nghiệp - Code o f Professional Conduct" (Canada); "Q uy tác ứng xử

nghề nghiệp - C a lifo rlia Rules o f Professional Conduct State B a r A c t" (tiểu bang

C alforlia).v.v... nhung tựu trung các văn bản đó đều thể hiện nội dung chính là những

chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người luật sư phải tuân theo, phải rèn

luyện và những ứng xử nghề nghiệp (kỷ luật nghề nghiệp) của người luật sư trong quá

trình hành nghề thường gặp. Những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp này sẽ

giúp cho luật sư lựa chọn được những phương pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ

thể. N goài ra m ột số nước còn quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý đối

với luật sư khi v i phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, về thẩm quyền ban

hành cũng rất đa dạng. Ở A n h "Bộ quy tắc ứng xử của luật sư" do H ộ i đồng Hiệp hội

luật sư A nh ban hành có nghĩa là do tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ban hành.

168
Còn ở Trung Quốc "N hững tiêu chuẩn về đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp của luật sư"

lại do cơ quan nhà nước cụ thể là B ộ Tư pháp ban hành. Theo quy định của Liê n Hợp

Quốc về Những nguyên tác cơ bản đối với vai trò của luật sư (Được Đại hội Liên Hợp

Quốc lần thứ 8 về Phòng chống tội phạm và đối xử với người phạm tội tại Lahabana,

Cu B a từ ngày 27/8 đến 7/9/1990 thông qua), thì quy tắc ứng xử nghề nghiệp cùa luật

sư phải do giới luật sư soạn thảo thông qua các cơ quan hữu quan của mình hoặc do

luật pháp quy định phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc gia và các chuẩn mực quốc tế.

về tên gọi, quan điểm thứ nhất cho rằng, cần phải lấy tên là "Bộ quy tắc đạo đức
nghề nghiệp của luật sư V iệ t Nam" để vừa có thể nâng tầm của luạt sư V iệ t Nam, vừa

phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong tên gọi này không cần thiết phải có cụm từ "ứng

xử" v ì trong khái niệm đạo đức đã có nội dung ứng xử rồi. Quan điểm thứ hai cho

rang, không nên lấy tên là Bộ quy tắc vì quy mô, phạm vi cùa nó chưa phù hợp với

điều kiện hiện nay, vì thế nên dùng tên gọi là Quy tắc cho dễ hiểu và phù hợp với quy

định của Lu ật Luật sư. H ơn nữa, tên gọi này cần có từ "ứng xử", v ì trong khái niệm

đạo đức đã có nội dung ứng xử, nhưng chưa rõ, cần cụ thể hơn. Quan điểm thứ ba lại

cho ràng, vấn đề không phải là tên gọi mà quan trọng ờ chỗ cần xác định nội dung của

bản Q uy tắc đó.

Luật Luật sư năm 2006 đã xác định hình thức và thẩm quyền ban hành Q uy tắc

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam. Tại Điều 65 của Luật Luật sư
quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn cùa tổ chức luật sư toàn quốc là ban

hành và giám sát việc tuân theo Q uy tác đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư V iệ t Nam, ngoài lờ i nói đầu, thể

hiện những vẩn đề (nội dung) cơ bản sau đây: a) Những nghĩa vụ cơ bản của luật sư

(những quy định chung về đạo đức nghề nghiệp); b) Quan hệ luật sư với khách hàng;

c) Quan hệ luật sư v ớ i cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước khác và d) Các

quy tắc khác.

Câu hỏi thảo luận toàn chương:


1. T ại sao nghề luật sư đã có hệ thống quy định p h áp luật cụ thế, chặt chẽ điều

chình mà còn cần p h ả i có quy tắc đạo đức nghề luật sư đế điều chỉnh?

2. H ã y phân tích m ối quart hệ giữa đạo đức và pháp luật, pháp luật vê luật รน và

quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư?

169
3. So sánh n ộ i dung của quy tắc đạo đức nghề nghiệp cùa các nước trên thế g iớ i

và khả năng vận dụng đối với Việt Nam ?

4. Quá trình hình thành và phát triển của quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư ở

Việt Nam ?

5. Sự hạn chế, bất cấp của Q uy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư được ban

hành kèm theo Quyết định sổ 356b/2002/Q Đ-BT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 5

tháng 8 năm 2002 và nhu cầu xây dựng Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật

sư Việt Nam ?

6. H oàn thiện khái niệm Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư? n ộ i dung, phạm vi

hiệu lực và hậu quả vi phạm quy tắc đạo đức và ủng xử nghề nghiệp luật sư Việt

N am ?

170
Chương 5
QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG x ử
NGHÈ NGHIỆP CỦA LUẬT S Ư VIỆT NAM
• • •

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư V iệ t Nam được ban hành kèm

theo Quyết định số 6 8 /Q Đ -H Đ LS T Q ngày 20/7/2011 của H ộ i đồng luật sư toàn quốc -

Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam. Q uy tắc gồm: Lờ i nói đầu, 6 Chương và 27 Q uy tắc.

Chương I “Q u y tắc chung” gồm 5 quy tắc, từ Q uy tắc 1 đến Q uy tắc 5

Chương II “ Quan hệ v ớ i khách hàng gồm 9 quy tác, từ Quy tắc 6 đến Quy

tắc 14.
Chương III “ Quan hệ với đồng nghiệp” gồm 8 quy tắc, từ Q uy tắc 15 đến Quy

tác 22.

Chương IV “ Quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng” gồm 2 quy tắc là Q uy tắc

23 và 24.

Chương V “Quan hệ với cơ quan nhà nước” gồm 1 quy tắc là Q u y tắc 25.

Chương V I “ Các quy tắc khác” gồm 2 quy tắc là Q uy tắc 26 và 27.

Như vậy, Q uy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư V iệ t N am bao gồm 5

Q uy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư và 22 Quy tắc cụ thể về mối quan hệ

cùa luật sư với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước

và các cơ quan, tổ chức khác.

1. Quy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư


“ Nghề luật sư ở V iệ t Nam là một nghề được xã hội tôn vinh. H oạt động nghề

nghiệp của luật sư nhàm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế,

xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản cùa nghề luật

sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trinh độ, kỹ năng chuyên môn; nêu

gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức

và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lố i sống và giao tiếp xã hội.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về

đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, đồng thời là thước đo phẩm chất đạo đức của luật sư.

171
M ồ i luật sư phải lấy Q u y tắc này làm khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn

uy tín nghề nghiệp, thanh danh cùa luật sư, xứng đáng với sự tôn v in h của xã hội” 9.

X u ất phát từ tuyên ngôn về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trên đây, các

quy tắc chung về đạo đức nghề luật sự được quy định. Q uy tắc chung về đạo đức nghề

luật sư được xác định như các nguyên tắc cơ bản, có tính rường cột, là tư tưởng chỉ

đạo cho toàn bộ hệ thống các nguyên tắc và ứng xử cụ thể của luật sư trong quan hệ

với Kh ách hàng, với Đ ồng nghiệp, với các C ơ quan tiến hành tố tụng và các C ơ quan

nhà nước khác, v ớ i C ơ quan thông tin đại chúng và v ớ i Toàn xã hội khi luật sư cung

cấp dịch vụ pháp lý và quảng bá hình ảnh và dịch vụ của mình.

Q uy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư V iệt N am gồm 5 quy tắc, Quy

tắc 1. Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền, Q uy tắc 2. Đ ộc lập, trung thực, tôn

trọng sự thật khách quan, Q uy tắc 3. B ảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, Q uy tắc 4.

Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí và Q uy tắc 5. Bảo đàm sự tin cậy của xã hội.

N g ư ờ i luật sư có đạo đức là người thực hiện trọn vẹn các quy tác đạo đức nghề nghiệp

của mình, bao gồm cả quy tác chung và quy tắc cụ thể. M u ố n thực hiện các quy tác

chung người luật รบ phải thực hiện đầy đủ các quy tắc cụ thể trong quan hệ, ứng xử

với khách hàng, đồng nghiệp, với cơ quan tổ chức... Ngược lại khi thực hiện các quy

tắc cụ thể người luật sư cần phải dựa vào những quy tắc chung của đạo đức nghề

nghiệp luật sư. Các quy tắc này luôn bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và tạo thành bộ quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Q uy tẳc ĩ. B ảo vệ công lý và nhà nư ớ c pháp quyền

Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ Quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp của

mình, luật sư góp ph ần bảo vệ công lý và xây dỉm g nhà nước p h á p quyền xã hội chủ

nghĩa, tuân thủ H iế n p h áp và pháp luật Việt Nam.

Lu ật sư V iệ t N am mang quốc tịch V iệ t Nam phải có nghĩa vụ trung thành với

T ổ quốc. G iống như công dân khác sổng, làm việc và học tập trên lãnh thổ V iệ t Nam

phải tuân thủ theo H iến pháp và các quy định pháp luật. Trung thành v ớ i T ổ Quốc

trước hết là nghĩa vụ công dân, sau là nghĩa vụ của người hành nghề luật. L à luật sư,

lấy pháp luật, công lý làm mục tiêu đồng thời là phương tiện để hành nghề, luật sư

càng phải gương mẫu có nghĩa vụ trung thành với Tổ Quổc, không những có nghĩa vụ

chấp hành nghiêm pháp luật mà có trách nhiệm bảo vệ công lý và xây dựng N h à nước

5 L ờ i nói đẩu Q uy tẳc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư V iệ t Nam.

172
pháp quyền V iệ t Nam. Truns thành với Tổ Quốc, bảo vệ công lý và xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chù nghĩa, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật V iệ t N am là tiêu

chuẩn của luật sư và là một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

C ông lý và nhà nước pháp quyền là giá trị nhân văn cùa nhân loại, được được

hình thành qua quá trình đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân, thậm chí công lý phải

đánh đổi bằng mồ hôi, nước mất thậm chí bàng máu của biết bao thế hệ nhân lọai.

Trong xã hội có giai cấp và luật pháp, việc bảo vệ công lý là bảo vệ luật pháp tiến bộ,

góp phần xây dựng hệ thống luật pháp càng ngày càng dân chù, công bằng hướng tới

xây dựng xã hội dân chủ, văn minh. Bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền

V iệ t N am là bổn phận, là lương tâm và đạo đức của người luật sư, nghề luật sư.

Q uy tắc 2. Đ ộ c lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Luật sư p h ả i độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không v ì lợ i ích

vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lự c nào khác để làm trá i pháp lu ậ t và đạo đức nghề

nghiệp.

Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không v ì lợ i ích

vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề

nghiệp. Q uá trình hành nghề Luật sư để đảm bào được phẩm giá và sự tin cậy cùa Nhà

nước và X ã hội, người Luật sư cần phải có sự độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật

khách quan. Lu ật sư phải bào vệ pháp luật và sự công bằng cùa pháp luật. M uốn có sự

công bằng luật รบ phải dựa trên sự thật khách quan và chi khi có sự thật khách quan

luật รน m ới có thể bảo vệ được. Đẻ tìm ra sự thật Luật รน cần phải độc lập, độc lập

trong suy nghĩ, hành động, trong phương thức hành nghề, phải trung thực, trung thực

với chính mình, v ớ i khách hàng, với các cơ quan, tồ chức. Luật sư không v ì lợ i ích của

chính bàn thân m ình hoặc để đàm bảo lợi ích của khách hàng mà đi ngược lại sự thật,

làm việc theo sự sáp đặt hoặc ảnh hưởng của khách hàng hay cùa người khác mà

không dựa trên sự thật. Sự trung thực, tôn trọng sự thật khách quan của Luật sư thể

hiện xuyên suốt các m ố i quan hệ, với khách hàng, v ớ i cơ quan tiến hành tố tụng và

trung thực với chính m ình và các Luật sư đồng nghiệp và với X ã hội.

Q uy tắc 3. B ả o vệ tốt n h ất lợ i ích của khách hàng

Lu ật sư có nghĩa vụ bảo đảm chốt lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách

hàng, tận tâm sử dụng cóc kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và

173
lợ i ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp

luật sư.

K h i hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, đảm bảo chất lượng

dịch vụ và chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp

pháp của khách hàng chính là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của người luật sư và nghề

luật sư. ở đây đạo đức chính là chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng.

B ảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý, bảo vệ tốt nhất quyền và lợ i ích của khách hàng

theo quy định của pháp luật, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư chính vừa là nghĩa

vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức của luật sư. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợ i ích của

khách hàng cũng là việc luật sư góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý. Ở đây giữa

quyền lợi của khách hàng và công lý không có mâu thuẫn mà thống nhất với nhau.

M ộ t vấn đề quy tắc chung đặt ra là luật รน bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng bằng

m ọi biện pháp hợp pháp theo quy định của pháp luật và đạo đưc và ứng xử nghề

nghiệp luật sư. D ịc h vụ pháp lý là một dịch vụ liên quan đến N h à nước và Pháp luật,

liên quan đến số phận con người, luật sư khi nhận cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách

hàng phải nắm rõ tình tiết của vụ án, vụ việc, am hiểu pháp luật, bàng các biện pháp

hợp pháp tìm ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng, đặt quyền và lợ i ích hợp pháp của

khách hàng lên trên hết.

Quy tắc 4. Thực hiện trự giúp p h á p lý m iễn p h ỉ

Trợ giúp pháp lý miễn p h í là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật

sư. Lu ật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ g iú p pháp lý miễn p h ỉ cho n g ư ờ i nghèo và các

đổi tượng chính sách bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ

việc có nhận thù lao.

Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, là quy tấc thể hiện cụ thể và sống động

đạo đức nghề nghiệp của người luật sư. T rợ giúp pháp lý m iễn phí cho người nghèo và

các đối tượng chính sách bằng sụ tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các

vụ việc có nhận thù lao. Người nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là người

nghèo, người già yếu, tàn tật, cô đom không nơi nương tựa, đối tượng bị bạo hành, nạn

nhân chất độc màu da cam ..., là những đối tượng yếu thế trong xã hội. K h i gặp phải

các rủi ro pháp lý họ càng nghèo và rơi vào hoàn cảnh khốn quẫn. Nhà nước có chính

sách trợ giúp pháp lý cho họ, nhưng nguồn lực của nhà nước là có hạn. H ọ rất cần tinh

thần nghĩa hiệp, “ hiệp sỹ” của luật sư, nhằm bảo vệ cái đúng, bảo vệ sự thật khách

174
quan chứ không phải hành nghề luật sư chi v ì tiền, lợi ích cá nhân. Thực hiện trợ giúp

miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư.

K h i làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợ i ích

nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp.

Nghề luật sư là nghề cao quý, để có được sự tôn vinh của xã hội, Luật sư phải là

người có tâm khi cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí. Chính quy tắc thực hiện trợ giúp

pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách đã nâng cao phẩm chất của

người Luật sư. Nhằm bảo vệ được quyền, lợ i ích hợp pháp cho các đối tượng yểu thế

trong xã hội với sự tận tâm và tinh thần nghĩa hiệp.

Q uy tắc 5. B ả o đảm sự tin cậy của x ã hội

Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, luôn giữ gìn

phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành

nghề và lố i sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của x ã hội đ ối vớ i luật sư và

nghe luật sư.

Nghề luật sư thường phải tiếp xúc vớ i mặt trái của xã hội, đấu tranh bảo vệ công

lý, đấu tranh v ớ i những cám dồ của cơ chế thị trường và đôi khi cả sự đe dọa của các

thế lực đen tối đòi hỏi Luật sư phải có bản lĩnh và lòng dũng cảm và cái tâm trong

sáng. Neu không có bản lĩnh và lòng dũng cảm và tâm sáng thì người luật sư sẽ rất dễ

bị sa ngã, v i phạm pháp luật và tự đánh mất mình, đánh mất niềm tin của xã hội. Đảm

bảo sự tin cậy của xã hội còn đòi hỏi luật sư và các xử sự của m ình như tẩm gương

sáng về sự chuẩn mực trong hành nghề cũng như trong lố i sống có văn hóa trong xã

hội pháp quyền. T ừ những phẩm chất tốt đẹp cần cỏ và cần giữ, cần nói trên cho thấy

người luật sư trong con mắt xã hội phải là người có tài đức vẹn toàn, tạo được lòng tin

đổi v ớ i khách hàng và sự tin cậy của xã hội, hoạt động v ì lợ i ích của cộng đồng, tạo

được sự tin cậy của cộng đồng xã hội, một hình ảnh đẹp đòi hỏi luật sư luôn luôn phải

giữ gìn trong con mắt nhân gian.

2. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong quan hệ vói khách hàng.
Theo Lu ật Luật sư, khách hàng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch

vụ pháp lý của luật sư - một trong những chủ thể quan trọng nhất cấu thành nghề luật

sư. B ờ i không có khách hàng, không cấu thành nghề luật sư. Trong tổng thể các mối

quan hệ giữa luật sư vớ i các chủ thể khác nhau trong nghề, quan hệ luật sư và khách

hàng là m ối quan hệ nền tàng làm phát sinh các quan hệ khác. D ư ớ i góc độ cung - cầu

175
dịch vụ pháp lý, khách hàng đại diện cho bên cầu dịch vụ, quyết định việc cung cắp

dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, quan hệ luật sư với khách hàng là

một loại quan hệ dân sự, chịu sự điều chinh của pháp luật dân sự. Trong quan hệ nàv,

các quyền và nghĩa vụ cùa luật sư với khách hàng được thiết lập trên cơ sớ bình đẳng,

thỏa thuận vớ i sự tự nguyện cùa các bên.

Bản chất quan hệ của luật sư và khách hàng là quan hệ pháp luật dân sự, bình

đẳng, thỏa thuận. T u y nhiên, trong quan hệ này vẫn có yếu tố khác tác động, đó là việc

“ nhờ” và “nhận” . Sự bình đẳng, thỏa thuận của khách hàng về mặt lý thuyết và pháp lý

đặt ra trong quan hệ vớ i luật sư nói chung. Tuy nhiên khi phải đối mặt vớ i tình thể khó

khăn liên quan đến sinh mạng, tự do, tài sàn của mình khách hàng vẫn phải lựa chọn

một tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cụ thể nào đó để cung cấp dịch vụ cho mình.

M ặ t khác, vớ i sự chuyên nghiệp, luật sư có thể vận dụng các quy định đưa lại lợi thế

cho mình. C hính v ì vậy Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư V iệ t Nam đà

quy định thành các quy tắc rất cụ thể, xác định tương đối rõ ràng các gianh g iớ i xử sự

của luật sư trong quan hệ với khách hàng từ việc nhận vụ việc của khách hàng, tính thù

lao luật sư, đến thực hiện vụ việc của khách hàng, từ chổi nhận vụ việc của khách hàng

hoặc từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ, đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp

lý, g iả i quyết xung đột lợ i ích, giữ b í mật thông tin, tiếp nhận khiếu nại của khách hàng

và thực hiện đúng quy định những việc luật sư không được làm trong quan hệ với

khách hàng.

2.1. Q uy tắc 6. N h ậ n và thự c hiện vụ việc;

6.1. Lu ật sư không phân biệt đối xử về g iớ i tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo,

quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản... kh i tiếp nhận vụ việc của khách

hàng.

Nhận vụ việc của khách hàng là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ pháp luật giữa

luật sư và khách hàng. Trên thực tế, đây là giai đoạn đầu tiên khách hàng và luật sư

tiếp cận nhau. Trong đó luật sư, trước hết phải thực hiện trách nhiệm xã hội - nghề

nghiệp của mình. D ư ớ i góc độ đạo đức, luật sư không phân biệt đối xử về giới tính,

dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản... khi tiếp

nhận vụ việc cùa khách hàng. G iống như ngành y, bác sỹ phải cứu người, khách hàig

đến v ớ i luật sư nhờ cung cấp dịch vụ pháp lý để cứu chữa con bệnh “pháp lý ” .

176
Tình huống: Cùna, đổn với Văn phòng luật sư A một thời điểm có 4 người,
người thứ nhất nhờ tư vấn về chính sách xã hội về người khuyết tật đối với mình,

người thứ hai là người nehèo đến nhờ tư vấn và khiếu kiện v ì đang bị thu hồi đất,

người khó khăn (không có đủ tiền chi trả cho dịch vụ của luật sư) nhờ khởi kiện chia

di sản thừa kế, người thứ tư là doanh nhân đến nhờ tư vấn hợp đồng ngoại. Trong khi

V ăn phòng luậí sư A chỉ có 2 luật sư. Là luật sư Trưởng V ă n phòng luật sư A sẽ xử sự

như thế nào? T ừ chối ai và nhận lờ i ai đây? cần phải xử sự như thế nào để vừa đủng

pháp luật lại phù hợp đạo đức nghề nghiệp luật sư?

6.2. L u ậ t sư tôn trọng sự lự a chọn luật sư của khách hàng; c h ỉ nhận vụ việc theo

khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu

hợp pháp của khách hàng.

K h i nhận vụ việc, Lu ật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chi

nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của m ình và thực hiện vụ việc

trong phạm v i yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Tôn trọng sự lựa chọn luật sư của

khách hàng được hiểu là luật sư không can thiêp vào tự do ý ch í của khách hàng,

khách hàng không bị cản trở bời luật sư trong việc họ có m ờ i luật sư hay không? M ờ i

luật sư này hay luật sư khác, ở V ăn phòng luật sư A hay Công ty luật B để cung cấp

dịch vụ pháp lý theo nội dung, phạm v i và tiến độ theo yêu cầu của họ. Quyền lựa

chọn luật sư bao hàm quyền đơn phương từ chối luật sư cùa khách hàng.
Luật sư chì nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình.

Chuyên m ôn và điều kiện là hai yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng d ịch vụ pháp lý.

Q uy định này của quy tắc đảm bảo dịch vụ pháp lý của luật sư được cung cấp cho

khách hàng có chất lượng, bảo vệ được quyền lợi, lợ i ích hợp pháp của khách hàng

trên thực tế, tạo ra điều kiện để khách hàng được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất.

M ộ t yêu cầu nữa của quy tắc đặt ra là việc luật sư thực hiện vụ v iệc trong phạm

v i yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Tức là chi được quyền cung cấp dịch vụ pháp lý

được giớ i hạn trong yêu cầu của khách hàng và yêu cầu đó phải hợp pháp.

Tinh huống: Công ty luật T N H H một thành viên A đăng ký hoạt động tất cả các

phạm v i hành nghề luật sư tại Sở T ư pháp nhưng trên thực tế hoạt động chỉ chuyên

cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ - hợp đồng trong lĩnh vực

kinh doanh thương mại. Công ty luật T N H H một thành viên A không hoạt động trong

lĩnh vực tranh tụng. K h i ông Trần Quang A là G iám đổc của m ột Công ty thuộc đôi

177
tượng khách hàng thân thiết bị khởi tố về hình sự đến nhờ Công ty luật T N H H A bào

chữa từ giai đoạn điều tra. Công ty luật T N H H một thành viên A phải xử sự như thế

nào? Nhận hay từ chối khách hàng? G iớ i thiệu khách hàng đến tổ chức hành nghề luật

sư khác chuyên về tranh tụng hình sự hay cố gắng cung cấp dịch vụ bào chữa cho

khách hàng?

6.3. Luật sư g iả i thích cho khách hàng biết vể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm

cùa họ trong quan hệ với luật sư; về phạm vi hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng;

những khó khăn, thuận lợ i trong việc thực hiện dịch vụ; quyền khiếu nại và thủ tục

g iả i quyết khiếu n ạ i của khách hàng.

Quy tắc này quy định nghĩa vụ và thái độ ứng xử về mặt đạo đức của luật sư khi

nhận vụ việc của khách hàng để luật sư thấy được bổn phận của m ình trong việc cung

cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Thực tiễn có một số quan điểm không

đúng đắn về vai trò của luật sư. Hoặc tuyệt đối hóa vai trò của luật sư, đó là luật sư có

thể làm được tất cả, thậm chí đứng trên cả hệ thống tố tụng và pháp luật, luật sư có thể

biến cái không thể thành có thể, khách hàng chỉ càn lo chi phí thỏa đáng cho luật รบ,

m ọi việc luật sư đều có thể giải quyết. Quan điểm khác lại hạ thấp vai trò của luật รน,

cho rằng luật sư là khâu trung gian, cầu nối với các C ơ quan nhà nước, người tiến hành

tố tụng để “ chạy” . Q u y tắc này giúp luật sư minh bạch hóa trọng trách của mình, tránh

cho khách hàng cái nhìn lệch lạc về luật sư và nghề luật sư, qua đó họ nhận thức đúng

đắn về luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư cung cấp nhằm bảo vệ quyền, lợ i ích hợp

pháp và chỉ khi khách hàng có quyền, lợi ích hợp pháp, luật sư m ới có thể bào vệ

đuợc. V ớ i kin h nghiệm nghề nghiệp cùa mình, luật sư cần trao đổi với khách hàng về

các khả năng có thể xẳy ra, kể cả khả năng xấu nhất, dự liệu được đưa ra trên cơ sở

đánh giá khách quan, đầy đủ các dữ liệu của tình huống, vụ v iệ c của khách hàng. Quá

trình trao đổi về vụ việc, luật sư cần phân tích các khó khăn, thuận lợ i để khách hàng

thấy rõ thực trạng về pháp lý của m ình để cùng luật sư đánh giá đúng đắn vấn đề và

hợp tác tốt v ớ i nhau trong quá trình thực hiện dịch vụ. Luật sư cần giải thích rõ việc

khiếu nại đối v ớ i dịch vụ pháp lý của luật sư là quyền của khách hàng và thủ tục giải

quyết khiếu nại của khách hàng để khách hàng có thể thực hiện khi thấy cần thiết, thể

hiện sự m inh bạch, qua đó nâng cao trách nhiệm của luật sư k h i thực hiện vụ việc của

khách hàng.

178
6.4. K h i nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư p h ải

xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của h a i bên trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý.

V iệ c nhận vụ việc cùa khách hàng trải qua quá trình trao đổi giữa khách hàng và

luật รบ để đi đến có nhận dịch vụ hay không. V iệ c nhận dịch vụ được hoàn tất bàng

việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. K ý kết hợp đồng dịch vụ pháp lý vừa là nghĩa

vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức của luật sư. Là nghĩa vụ pháp lý bời luật sư phải

thực hiện theo Lu ật Luật sư, luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua hợp đồng dịch

vụ pháp lý trừ trường hợp luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tham gia tố tụng theo

yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. L à nghĩa vụ đạo đức của luật sư bởi trong

hợp đồng d ịch vụ pháp lý, ngoài các điều khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật,

đòi hỏi có sự cụ thể, sự rõ ràng, minh bạch hơn nữa về các điều khoản trong hợp đồng

mà pháp luật không thể quy định chi tiết, cần đạo đức của luật sư để ràng buộc nghĩa

vụ của luật รบ. Q uy tắc này tránh trường hợp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách

hàng, luật sư sử dụng lợ i thế, sự chuyên nghiệp của minh, kỹ năng nhà nghề của mình

để ký kết hợp đồng hoặc thiết kế các điều khoản có lợi cho m ình và bất lợ i cho khách

hàng. Truớc hết luật sư là chù thể ký kết hợp đồng, tuy nhiên không phải trong mọi

trường hợp, luật sư được quyền ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý nếu luật sư không

phải là đại diện hợp pháp của tổ chức hành nghề hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá

nhân. Điều quan trọng hơn trong hợp đồng dịch vụ pháp lý luật sư không những cần
xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong vụ, việc mà còn thể hiện được trách

nhiệm đạo đức của luật sư trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. M ộ t hợp

đồng dịch vụ pháp lý minh bạch, xác định rỗ các quyền, nghĩa vụ của luật sư và khách

hàng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để khách hàng đặt niềm tin vào luật sư, tránh cho

luật sư gặp các rắc rối với khách hàng và ngược lại. H ợp đồng dịch vụ pháp lý là cơ sở

để đánh giá dịch vụ, trả thù lao cũng như giải quyết các vướng mắc nếu có.

2.2. Q u y tắc 7. Thù lao luật sư

Lu ật sư, tổ chức hành nghề luật sư p h ả i tư vấn cho khách hàng những quy định

của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông bảo rõ

ràng mức thù lao, ch i p h í cho khách hàng và phái ghi trong H ợp đồng dịch vụ pháp

lý-
N ộ i dung quy tắc này yêu cầu trước hết không chi luật sư, mà đại diện hợp pháp

của tổ chức hành nghề luật sư phài tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp

179
luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rỗ ràng mức thù

lao, chi phí cho khách hàng. B ở i có giải thích đầy đủ cho khách hàng thì luật sư mới

minh bạch về việc tính thù lao, để khách hàng biết cách tính, tự tính được và biết hoặc

dự trù được tổng sổ tiền thù lao và chi phí mình sẽ phải trả cho luật sư là bao nhiêu để

đi đến quyết định có chấp nhận được hay không. V iệ c tư vấn về các tính thù lao, chi

phí về nguyên tắc luật sư phải là tư vấn miễn phí. Không chỉ tư vấn giải thích, luật sư

còn phải thông báo rõ ràng về thù lao và chi phí cho khách hàng và phải ghi trong Hợp

đồng dịch vụ pháp lý.

Trong vấn đề thù lao cho Luật sư, nếu mức thù lao không phù hợp sẽ không đảm

bảo đuợc chất lượng hiệu quả, tiến độ cùa công việc, điều đó sẽ thiệt hại cho cả hai

bên. v ề phía Luật sư, thù lao cho Luật sư là một trong các yếu tố quan trọng nhất để

Lu ật รน làm việc có chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm, nhưng không phải v ì thế Luật

รน sẽ làm tất cả m ọi việc để nhận thù lao. Luật sư chỉ có thể thoả thuận được thù lao

với khách hàng khi Luật sư mường tượng được công việc sè đảm nhận, xác định được

thời gian công sức của Luật sư sỗ bỏ ra để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

Thù lao sẽ vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của Luật sư đối với khách hàng, do đó

thù lao cần phải được xác định chính xác, bảo đảm cho Luật sư tồn tại, phát triển và tái

tạo sức lao động.

Thù lao cho Lu ật sư còn là vấn đề hết sức nhạy càm, cách ứng xử của Luật sư về

vấn đề này nó không chỉ bao hàm khía cạnh kinh tế mà nó còn bao hàm ý nghĩa đạo

đức. Luật sư không thể tính tiền thù lao cao khi công việc không đòi hỏi đến mức nhu

vậy, đổi v ớ i khách hàng là các đối tượng không hiểu biết thì cách xử sự của Luật sư lại

càng cần phải đúng và chính xác. U y tín và danh dự của Luật รบ thể hiện bằng những

kết quả mà Luật sư làm được cho khách hàng và đóng góp cho xã hội, uy tín và danh

dự trong quan hệ với khách hàng còn nằm trong việc thanh toán tiền thù lao. Thù ๒ 0

cho Luật sư là sự thoả thuận giữa khách hàng và Luật sư. Kh ách hàng trả thù lao cho

Luật sư và Luật sư làm tốt việc khách hàng giao, khách hàng sẽ quảng bá về uy tín,

danh dự và đạo đức Luật sư. X ử sự đúng quy tác giúp luật sư không những thực hiện

đúng pháp luật quy định, tránh được việc lấy thù lao không căn cứ v i phạm vào quy

định của Luật luật รน mà còn giúp luật sư tránh được hậu quà của v iệ c đưa ra mức thù

lao quá cao, không phù hợp với tính chất công việc khi tiếp nhận vụ việc của khách

hàng dẫn đến vượt quá khả năng thanh toán của khách hàng, không đủ điều kiện mời

180
luật sư. Ngược lại mức thù lao quá thấp dẫn đến việc luật sư không đù điều kiện vật

chất cần thiết để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc chất lượng dịch vụ

pháp lý không cao. Dần đến tình huống khó khăn là đến một thời điểm nhất định, luật

sư lại đề nghị thêm thù lao...có thể làm xấu hình ảnh của luật sư trong con mắt khách

hàng.

Tinh huống : Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với đại diện hợp pháp của bị

cáo N (bảo vệ bị cáo N tại phiên tòa sơ thẩm), giờ làm việc cùa luật sư C A (luật sư

hành nghề v ớ i tư cách cá nhân) được tính là 16h/ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng (bao

gồm 8 giờ làm việc ban ngày và 8 giờ nghiên cứu ban đêm). N g o ài ra, trong điều

khoản về quyền và nghĩa vụ cùa bên thuê dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, có

quy định: “ nếu thân chù N được Tòa án nhân dân tinh B N tuyên án cho hường án treo,

thì ngoài khoản thù lao tính theo giờ làm việc, luật sư C A còn được đại diện hợp pháp

cùa bị cáô N “ thường” thêm số tiền là 50.000.000 đ ” .

Theo anh (chị) cách tính thù lao và điều khoản “thường” nói trên của Luật sư A

trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nói trên là:

a)Phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp? Tại sao?

b)Trái quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp? Tại sao?

c)Ý kiến bình luận của anh (chị)?

2.3.Quy tắc ร. Thực hiện vụ việc của khách hàng

Chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư được quyết định bởi giai đoạn luật sư

thực hiện vụ việc của khách hàng. T u y nhiên, pháp luật không thể quy định cụ thể

quyền và nghĩa vụ cùa luật sư trong giai đoạn này. M ặ t khác, chỉ có quy tác đạo đức

mới tác động có hiệu quả tới hành v i cùa luật sư trong giai đoạn này. Chính v ì vậy cần

có quy tắc đạo đức để điều chỉnh, xác định nghĩa vụ đạo đức đối với hành vi luật sư

trong thực hiện vụ việc. Đây là nhóm quy tắc quy định bổn phận của luật sư trong quá

trình thực hiện vụ v iệ c cùa khách hàng, điều tiết các ứng xử của luật sư khi thục hiện

vụ việc của khách hàng, làm cho nghĩa vụ của luật sư được cụ thể hơn, sâu sắc hơn các

quy định cùa pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của luật sư khi

cung cấp dịch vụ pháp lý.

8.1. L u ậ t sư chủ động tích cực g iả i quyết vụ việc của khách hàng và thông báo

tiên trình g iả i quyết vụ việc để khách hàng biết

181
Quy tắc này quy định bổn phận của luật sư trong quá trình thực hiện vụ việc của

khách hàng. Ngoài thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý của luật sư theo hợp đồng dịch vụ

pháp lý đã cam kết theo quy định của pháp luật, thực hiện quy tắc đạo đức này được

xác định nghĩa vụ của luật sư lớn hơn, rộng hơn. Đó là luật sư coi vụ việc của khách

hàng như vụ việc của chính mình, từ đó có sự chủ động, tích cực khẩn trương giái

quyết vụ việc của khách hàng. Luật sư thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách

hàng được biết. Đ ây là quy định để đảm bảo giải quyết m ối quan hệ nhằm cân bằng sự

quan tâm của cả hai bên đổi v ớ i vụ việc. Đ ố i với khách hàng, khi đã ủy thác cho luật

sư, họ rất tin tưởng vào luật sư nhưng về tâm lý rất lo lắng, luôn m uốn biết rõ tiến độ

giải quyết công việc của mình. Thông báo cho khách hàng tiến trình giải quyết công

việc của họ là nghĩa vụ của luật sư, bởi khách hàng được quyền biết cái gì đang diễn ra

đối vớ i vụ việc cùa họ. Thông báo cho khách hàng giúp cho họ yên tâm, tránh bức xúc.

Thực tiễn có trường hợp mặc dù luật sư thực hiện công việc của khách hàng đúng theo

hợp đồng tuy nhiên do không thông báo tiến độ thực hiện công việc k ịp thời cho khách

hàng dẫn đến khách hàng lo lắng, bức xúc hệ quả là liên tục điện thoại cho luật sư vào

các thời điểm không thích hợp, hiểu lầm luật sư, gây phiền luật sư, làm sứt mẻ tình

cảm và quan hệ của luật sư và khách hàng.

8.2. Trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lỷ cho khách hàng, luật sư

không coi tiền bạc, lợ i ích vật chắt là mục tiêu duy nhắt cùa hành nghề luật รน

Nghề luật sư góp phần bảo vệ công lý. Hành nghề luật sư không chi vì tiền

chính v ì vậy, thù lao và chi phí luật sư chỉ là phương tiện cần có để luật sư thực h:ện

dịch vụ pháp lý, luật sư không coi tiền bạc, lợi ích vật chất là mục tiêu duy nhất của

hành nghề luật sư. Theo bảng phân loại lĩnh vực dịch vụ của W T O , dịch vụ pháp 1) là

một phân ngành dịch vụ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ kinh doanh. D ịch vụ pháp

lý có mã số 861, bao gồm:

(1) D ịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện liên quan đến pháp luật hình sự (P C ? C

86111);

(2) D ịch vụ tư vấn và đại diện trong tố tụng tư pháp liên quan đến các lĩnh \ực

khác cùa pháp luật (P C P C 86119);

(3) D ịch vụ tư vấn và đại diện trong các thủ tục hành chính trọng tài (P C ? C

86120 );
(4) D ịch vụ lập và xác nhận các giấy tờ pháp lý (P C P C 86130);

182
(5) D ịch vụ pháp lý khác (P C P C 8619).

V iệt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là

thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới và từng bước hội nhập sâu

rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp luật sư V iệ t

Nam , luật sư không được coi dịch vụ pháp lý là dịch vụ kinh doanh thuần túy để coi

lợi nhuận, tiền bạc là mục tiêu duy nhất mà xác định dịch vụ nghề luật sư góp phần

bảo vệ trật tự kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích

họp pháp cùa các thương nhân, tổ chức, cá nhân, tạo môi trường pháp lý an toàn cho

các hoạt động kinh tế, xã hội, đầu tư, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác.

8.3. Lu ật sư không tù ch ổ i vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, theo

quy định của pháp luật lu ậ t รน, của Quy tẳc này hoặc được khách hàng đồng ỷ.

H iện nay, pháp luật luật sư không có quy định cụ thể về các trường hợp bất khả

kháng trong nghề luật sư. V ì vậy thế nào là bất khả kháng để luật sư có quyền từ chối

vụ v iệ c đã nhận? Luật sư từ chổi vụ việc đã nhận của khách hàng kh i trùng lịch xét xử

mà không thể hoãn được phiên tòa, khi có công việc đột xuất của gia đình, khi đi công

tác nước ngoài theo sự phân công của Tổ chức hành nghề luật sư v.v. có đirợc coi là

bất khả kháng hay không? Sự không cụ thể cùa pháp luật đặt ra nghĩa vụ đạo đức của

luật sư phải tự xác định để lựa chọn xử sự phù hợp khi rơi vào các trường hợp “ bất khả

kháng” từ đó luật sư xác định mình cỏ quyền từ chối vụ việc đã nhận hay không? Các

trường hợp “bất khả kháng” theo quy tắc này, theo quan điểm của chúng tôi là các

trường hợp luật sư không thể cung cấp được dịch vụ pháp lý, hoặc không thể cung cấp

dịch vụ pháp lý vớ i chất lượng tốt trong khi luật sư rơi vào tình trạng không biết trước,

không có nghĩa vụ phải biết trước các sự kiện xẩy ra mà khi gặp phải nếu tiếp tục cung

cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng không tốt đến quyền lợ i cả khách hàng.

Tinh huống: Luật sư N .T .Q Trường Văn phòng luật sư Q và Cộng sự đang tham

gia tố tụng trong vụ án theo hợp đồng dịch vụ pháp lý để bảo vệ khách hàng X tại Tòa

án nhân dân thành phố Y . Đúng vào đầu buổi sáng ngày phiên tòa diễn ra, luật sư Q

nhận được điện thoại của gia đình thông báo “ bố đang hấp hối cần gặp mặt, con về

gấp” . Sau khi kiểm tra thông tin, luật sư N .T.Q đã thông báo cho khách hàng X biết và

để xuất xin hoãn phiên tòa và nếu Tòa án tiếp tục xét xử thì đã có luật sư z của Văn
phòng luật sư Q cùng tham gia tố tụng bảo vệ khách hàng X tại Tòa án. Tuy nhiên,

khách hàng X đã không đồng ý với lý do luật sư N .T .Q bảo vệ m ới đảm bảo chất

183
lượng và tương ứng vớ i mức trả thù lao đã trả cho cả hai luật sư. Lu ật sư N .T .Q vẫn

quyết định chuyển vụ việc cho luật sư z và về quê.

Anh (chị) đánh giá về xử sự của Luật sư Q dưới góc độ pháp luật và đạo đức

nghề nghiệp? L à luật sư trong trường hợp này, sẽ xừ sự như thế nào?

8.4. Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư kỷ nhận và có trách nhiệm bào quản,

g iữ gìn bàn chính tài liệu, hồ sơ trong trường hợp khách hàng tin cậy giao cho mình;

hoàn trả hồ sơ, tài liệu này k h i đã g iả i quyết xong vụ việc hoặc khách hàng yêu cầu,

trừ trường hợp khách hàng chưa thanh toán hết thù lao và chi p h í theo Hợp đồng dịch

vụ pháp lý đã kỷ kết.

Đây là nghĩa vụ đạo đức của luật sư để cụ thể hóa nghĩa vụ theo hợp đồng gứi

giữ các tài liệu có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ pháp lý, bời không phải trong

m ọi trường hợp khi giao các bản chính tài liệu, hồ sơ cho luật sư khách hàng đều yêu

cầu luật sư ký nhận, bời sự tin tường, cả nể đã làm cho cả hai bên khó xử.

Tinh huống: Công ty luật T N H H K đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bào vệ

quyền lợi hợp pháp của khách hàng Hoàng A n h là bị đơn trong vụ án chia thừa kế tại

phiên tòa phúc thẩm dân sự tại T A N D TP. H à N ộ i sau đó cử Luật sư X tham gia tố

tụng. Theo Thông báo của Tòa án đúng ngày phiên tòa xử vụ án thừa kế của khách

hàng Hoàng A n h thì luật sư X cũng phải tham dự phiên tòa dài ngày tại TP. H ồ Chí

M inh, đồng thời luật sư X nhận được thông báo của gia đình: “bố bị tai nạn nặng đang

nằm ờ Bệnh viện Chợ Rầy, con về gấp để giải quyết” . G iám đốc công ty luật T N H H K

đã cử luật sư Y tham gia tố tụng bảo vệ bị đơn Hoàng A nh. T u y nhiên, khách hàng

Hoàng A nh không chấp nhận, yêu cầu luật sư X bảo vệ cho m ình vớ i lý do thời gian

rất ít chi còn vài ngày, Luật sư Y chưa nghiên cứu hồ sơ, chưa hiểu về vụ việc, có thể

gây thiệt hại cho quyền lợ i của mình. G iám đốc Công ty luật T N H H K sau khi trao đổi

với khách hàng không đạt được kết quả vẫn thực hiện theo quyết định của mình.

D o không đạt được nguyện vọng cùa mình, sau phiên tòa sơ thẩm, khách hàng

Hoàng Anh đã khiếu nại về chất lượng bảo vệ của luật sư Y tại phiên tòa với lý do nếu

luật sư X tham dự phiên tòa, bảo vệ m ình sẽ đuợc chia phần tài sản thừa ké nhiều hom,

yêu cầu Công ty luật T N H H K trả lại các giấy tờ chủ quyền nhà đất thừa kế đồng thời

không thanh toán phần thù lao còn lại cho Công ty luật T N H H K . G iám đốc Công ty

luật T N H H K đã mời bà Hoàng A n h đến làm việc để thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp

lý nhưng không đạt kết quả.

184
A nh (chị) hãy cho biết thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng Hoàng A n h

theo quy định hiện hành. Hãy tư vấn cho G iám đốc Công ty luật T N H H K để giải

quyết vụ việc nói trên theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy tắc đạo

đức và ứng xử nghề nehiệp luật sư.

2.4. Q uy tắc 9. Từ c h ổ i nhận vụ việc của khách hàng

Q uy tắc này quy định quyền từ chối của luật sư trong hai giai đoạn: Nhận vụ

việc và từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng. Q uy tắc 9.1 quy định cụ thể

06 trường hợp luật sư được quyền từ chối nhận vụ việc của khách hàng. K h i quyết

định từ chối tiếp nhận vụ việc, luật sư cần giải thích rỗ lý do cho khách hàng biết. G iải

thích ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp trong trường hợp này. Q uy tắc 9.2 quy định 08

trường hợp luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc đã nhận của khách hàng.

9.1. Lu ật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau

đây:

Thứ nhất, Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để

thực hiện vụ việc;

Thứ hai, K h ách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có

biểu hiện lợ i dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợ i ích cá nhân làm ảnh

hường đến uy tín của luật รน và quyền lợi hợp pháp cùa khách hàng;

Thứ ba, Khách hàng yêu cầu luật sư trợ giúp pháp lý v ớ i quan niệm sự trợ giúp

này chỉ mang tính hình thức hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo

yêu cầu cùa người khác;

Thứ tư, C ó căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ già hoặc

yêu cầu của khách hàng không có cơ sờ, trái đạo đức, trái pháp luật;

Tinh huống: Năm 2003 ông Nguyễn Trần T đã được ông nội là Nguyễn Trần

Chiền tặng cho k h ố i tài sản là 300 m2 đất và 1 ngôi nhà ngang có giá 1 tỷ đồng. Hợp

đồng tặng cho đã được U B N D xã sở tại xác nhận, nhưng chưa sang tên truớc bạ. ông

T vẫn ở cùng ông Chiền trong khuôn viên thửa đất 900 m2 và luôn hiếu thảo vớ i ông

nội của mình. Sau khi sát nhập vào Thủ Đô, năm 2010 giá nhà đất nói trên đã tăng gấp

15 lần, theo đề nghị cùa các con cháu ông Nguyễn Văn Chiền đã thay đổi ý kiến, lấy

lại Vì tổng số tài sản theo hợp đồng tặng cho để cho người cháu nội thứ hai và thứ ba

chưa có chỗ ờ và đang rất khó khăn về kinh tế. Không đồng ý với ông nội mình ông

Nguyễn Trần T đã thuê luật sư để khởi kiện ông Nguyễn Trần Chiền ra Tòa án.

185
Nếu anh (chị) là luật sư được m ời trong tình huống nói trên, sẽ chọn phương án

nào trong số phương án dưới đây:

1. K h ô n g nhận lờ i m ời cùa ông T ? Tại sao?

2. K h ông nhận lời và hướng dẫn ông T đến tổ chức hành nghề luật sư khác?

T ại sao?

3. Nhận lờ i nhưng chỉ tư vấn cho ông T? Tại sao?

4. Nhận lờ i và cung cấp dịch vụ pháp lý như các vụ việc bình thường?

5. Cách xử sự riêng của anh (chị)?

Thứ năm, C ó sự xung đột về lợ i ích giữa các khách hàng, nếu tiếp nhận vụ

v iệc đó;

Thứ sáu, Kh ách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư.

Tinh huống : ô n g Nguyễn Văn B là Phó giám đốc Công ty cổ phần X sở hữu số

luợng cổ phần cao nhất với tỷ lệ 45% cổ phần của Công ty X . D o mâu thuẫn trong

điều hành công ty vớ i G iám đốc Công ty X với lượng sở hữu cổ phần thấp hơn đã mời

luật sư M tư vấn lật đổ giám đốc đương chức để ông B được làm giám đốc công ty X .

Ô ng B cam kết trong D ự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý: “nếu dịch vụ thành công, Bên

A (ông B ) sẽ tặng cho luật sư M 1/3 số cổ phần của C ông ty thuộc quyền sở hữu của

bên A.

L à luật sư M anh (chị) có nhận lờ i mời và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý không?

Tại sao? A n h (chị) sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên? G iả i thích rõ lý do

và đưa ra lập luận của mình.

9.2. Lu ậ t sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trư ờng hợp sau đây :

Thứ nhất, Khách hàng đưa ra yêu cầu m ới mà yêu cầu này không thuộc phạm v i

hành nghề hoặc trái đạo đức, trái pháp luật;

Thứ hai, K h ách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng

pháp luật, phù hợp v ớ i đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích

thuyết phục;

Thứ ba, IChách hàng v i phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các

bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại

không phải do lồi của luật sư;

Tinh huống: Khách hàng A là nguyên đơn trong vụ kiện chia thừa kế nhờ luật

sư ỈC bảo vệ tại phiên tòa sơ thẩm. Để thu thập chứng cứ Luật sư K đã thông báo cho

186
bà A về việc mình sẽ gặp gỡ ông B là nguyên đơn và bà c là người có quyền lợi liên

quan đến vụ án để xác minh về di sản và nguồn gổc tài sản thừa kế. M ột lần phát hiện

Luật sư K đang ngồi uống nước và nói chuyện rất “vui vẻ” vớ i bà c , khách hàng A đã

nghi ngờ Lu ật sư K có quan hệ "không tốt” với c và đã yêu cầu luật sư ỈC chấm dứt

quan hệ vớ i bà c . Lu ật sư K có giải thích việc gặp bà c v ì lý do công v iệ c và đã thông

báo truớc cho khách hàng A nhưng khách hàng A vẫn bào lưu quan điểm của mình và

suy diễn rằng việc quan hệ cá nhân quá thân mật với c có thể làm ảnh hưởng đến

quyền lợ i của mình. B ở i bà c và ông B có quan hệ rất gần gũi nhau lại cùng m ột phe.

Quan hệ của hai bên xấu đi và Luật sư A đã từ chối tiếp tục thực hiện công việc theo

hợp đồng, đề nghị khách hàng K đến thanh lý hợp đồng dịch vụ nhưng khách hàng K

lại không đồng ý v ì lý do chưa tìm được luật sư giỏi như luật sư A !

V iệ c từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ cùa A trong tình huống trên đây là có

căn cứ hay không? Nếu anh (chị) là luật sư K trong tình huống nói trên, sẽ xử sự như

thế nào?

Thứ tư, C ó sự đe dọa hoặc áp lực nào khác về vật chất hoặc tinh thần từ khách

hàng hoặc người thứ ba buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp;

Tinh huống: Con trai Luật รบ A được G iám đốc Công ty T N H H K K K là doanh

nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã tuyển dụng và cấp học bổng để du học sau đại

học tại A n h quốc đồng thời G iám đốc Công ty TN 1III K K JC hứa sau Ithi học về sẽ

nhận cháu làm việc tại doanh nghiệp. Cảm kích trước tấm lòng của chủ doanh nghiệp

luật sư A đã nhận lờ i m ời cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp

K K K . Quá trình cung cấp dịch vụ luật sư được biết doanh nghiệp K K K luôn dùng các

thủ thuật về kế toán để không phải thuế cho nhà nước V iệt Nam, chuyển lãi ở nước

ngoài, báo lỗ ở V iệ t N am và sử dụng dịch vụ của luật sư như là một khâu để đảm bảo

tính chặt chẽ về mặt pháp lý.

Trong trường hợp nói trên, nếu là luật sư A anh (chị) sẽ xử sự như thế nào?

Thứ năm, K h ách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi

trái pháp luật, v i phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội;

Tinh huống: Công ty T N H H một thành viên A ký hợp đồng vớ i Công ty luật

T N H H hai thành viên B để thẩm tra các H ợp đồng mẫu ký kết v ớ i các khách hàng

thường xuyên sử dụng dịch vụ của Doanh nghiệp A . L à doanh nghiệp độc quyền của

nhà nước nên dự thảo hợp đồng đã xây dựng các điều khoản có lợ i cho doanh nghiệp

187
A bất lợi cho các khách hàng. Luật sư đã chinh sửa lại các điều khoản của hợp đồng

nói đảm bảo sự bình đẳng cùa các bên. Doanh nghiệp A đã không đồng ý với sự chình

sửa trên và vẫn sử dụng dự thảo hợp đồng của mình, đồng thời từ chối thanh toán phần

tiền còn lại theo hợp đồng đã ký kết, lấy lý do chất lượng thẩm định của công ty luật

T N H H B không tốt, không bảo vệ quyền lợ i cùa doanh nghiệp A .N ế u muốn được

thanh toán phần tiền còn lại, Công ty luật T N H H B phải chỉnh sửa lại ý kiến tư vấn và

dự thảo hợp đồng theo ý muốn của Công ty A . G iám đốc Công ty luật T N H H hai

thành viên B đã từ chối thực hiện yêu cầu trên và đề nghị thanh lý hợp đồng dịch vụ

pháp lý đã ký kết đồng thời yêu cầu thanh toán phần tiền còn lại vì cho rằng Công ty

m ình đã thực hiện xong nghĩa vụ.

V iệ c từ chối và yêu cầu của G iám đốc Công ty luật T N H H A trong tình huống

nói trên có căn cứ hay không? Tại sao? Đặt v ị trí giám đốc Công ty luật T N H H A anh

(chị) sẽ xử sự nhu thế nào?

Thủ sáu, C ó căn cứ xác định khách hàng đã cố ý lừa dối luật sư;

Thứ bảy, Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1;

Thứ tám, Các trường họp do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả

kháng khác.

2.5. Q uy tẳc 10. Đ ơ n p h ư ơ n g chẩm dứt thự c hiện dịch vụ p h áp lý

Thứ nhất, Q uy tác này quy định về nghĩa vụ của luật sư khi quyết định chấm dứt

thực hiện dịch vụ pháp lý đã cung cấp cho khách hàng.

Thứ hai, K h i đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Q uy tắc 9.2,

luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời

hạn hợp lý để khách hàng tìm luật sư khác thực hiện dịch vụ pháp lý cho mình, đồng

thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt H ợ p đồng dịch vụ

pháp lý đã ký kết.

Thứ ba, K h i chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư, tổ chức hành nghề luật

sư có thái độ tôn trọng, xử sự ôn hòa, không dùng lờ i lẽ có tính chất xúc phạm đổi với

khách hàng, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín cùa nghề luật sư, danh dự và uy

tín của khách hàng.

2.6. Q uỵ tắc 11. G iả i quyết x u n g đột về lợ i ích

X u n g đột về lợi ích là sự đối lập về quyền lợ i vật chất hay tinh thần đã xảy ra

hoặc có khả năng xẩy ra giữa hai hay nhiều khách hàng, giữa luật sư, nhân viên, vợ,

188
chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc

trong vụ việc khác có liên quan tới vụ việc đó.

Tinh huống: Luật sư A hành nghề với tư cách cá nhân đã nhận lờ i bảo vệ quyền

lợi cho bị hại X trong vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra đến hết phiên tòa sơ thẩm. C ơ

quan điều tra yêu cầu Luật sư A cung cấp Thè luật รบ, giấy yêu cầu luật sư của khách

hàng và giấy g iớ i thiệu của Đoàn luật sư, H ợp đồng dịch vụ pháp lý. Luật sư A đã xuất

trình các giấy tờ các G iấ y tờ theo yêu cầu (trong đó có hợp đồng dịch vụ pháp lý vớ i bị

hại X ) nhưng đến hết giai đoạn điều tra mà chưa được C ơ quan điều tra Công an tỉnh

N cấp G iấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại X . Sau khi có Kết

luận điều tra, thấy sự tham gia của luật sư chưa đưa lại hiệu quả như mong muốn, bị

hại X đã từ chối luật sư A , luật sư A đã nhất trí. D o hai bên đã thỏa thuận được mức

thù lao và chi phí của luật sư A đã thực hiện công việc nên hợp đồng dịch vụ pháp lý

đã được thanh lý và trên thực tế quan hệ cung cấp dịch vụ đã thực sự chấm dứt. Tại

phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Y và đồng bọn, Tòa án nhân dân tinh T N đã trả hồ sơ

yêu cầu điều tra bổ sung. Trong quá trình điều tra bổ sung, khi phát hiện ra Luật sư A

là người quen của gia đình mình ( Y là bị cáo trong vụ án X là bị hại) Y đã nhờ Luật sư

A bào chữa, Lu ật sư A đã nhận lời và ký Hợp đồng địch vụ pháp lý bào chữa cho bị

cáo Y .

A n h (chị) có nhận xét gl về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư A đối với

b ị hại X ? V iệ c luật sư A nhận bào chữa cho bị cáo Y có phù hợp v ớ i pháp luật và đạo

đức nghề nghiệp hay không? T ại sao?

- ử n g xử của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong trường hợp có xung đột

về lợ i ích:

Thứ nhất, Không nhận vụ việc của khách hàng m ới có sự đối lập về quyền lợi

với khách hàng mà luật sư đảm nhận theo H ợp đồng dịch vụ pháp lý đang còn hiệu lực

thực hiện trong cùng một vụ án H ình sự, Dân sự, H ôn nhân gia đình, Lao động, Hành

chính hoặc các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Không nhận vụ việc của khách hàng nếu vợ, chồng, con, cha mẹ, anh

em của luật sư đang thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho người có sự đối lập về

quyền lợ i với khách hàng đó;

Thủ ba, Luật sư trong một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của

các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ việc đó.

189
Thứ tư, Từ chối trong các trường hợp khác có xung đột về lợi ích.

2 . 7. Q uy tắc 12. G iữ b í m ật thông tin

“B í mật thông tin” : L à những bí mật nghề nghiệp có liên quan đến vụ việc luật

sư đảm nhận; Bao gồm các b í mật điều tra, bí mật về quan hệ nhân thân, quan hệ tài

sàn, tình hình tài chính, bí quyết kinh doanh, bí mật về đời tư hoặc những thông tin

khác của khách hàng được xác định là bí mật. Q uy tắc này quy định bổn phận và

trách nhiệm đạo đức (cũng đồng thời là trách nhiệm pháp lý) của luật sư.

Luật sư có nghĩa vụ giữ b í mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ

pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc

theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các nhân viên của m inh

cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và g iải thích rõ nếu tiết

lộ thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm.

Tinh huống: Trong quá trình tác nghiệp bảo vệ bị cáo B trong vụ án hình sự luật

sư A đã phát hiện ra bị cáo B phạm tội m ới, ngoài tội mà luật sư đang bào chữa, là một

tội ít nghiêm trọng, bản thân bị cáo B cũng thừa nhận cỏ thực hiện một số hành v i

nhưng không nghĩ đó là hành vi phạm tội, và đề nghị luật sư bảo vệ cho quyền lợ i của

mình. C ơ quan điều tra chưa phát hiện ra và nhiều khả năng cơ quan điều tra không

phát hiện ra. Trước tình huống trên, luật sư cần xử sự như thế nào?

2.8. Q uy tắc 13. Tiếp nh ận kh iế u n ạ i cù a khách hàng

Đ ây là quy tắc có ý nghĩa đạo đức luật sư rất sâu sắc thể hiện thái độ và ứng xử

của luật sư trong trường hợp b ị khách hàng khiếu nại. Luật sư phải tìm hiểu yêu cầu và

những căn cứ khiếu nại của khách hàng đồng thời xác định v ị thế bình đẳng giữa luật

sư và người khiếu nại xuất phát từ quan hệ hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý, không

phải là một quan hệ hành chính. Thái độ ứng xừ có đạo đức cùa luật sư biểu lộ sự tôn

trọng của luật sư đối với quyền lợ i hợp pháp của khách hàng.

K h i tiếp nhận yêu cầu khiếu nại của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật

sư có thái độ ôn hòa, nhã nhặn, chù động thương lượng, hòa giải v ớ i khách hàng; nếu

không có kết quả thì hướng dẫn khách hàng thủ tục khiếu nại tiếp theo để quyền lợi

của khách hàng được giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo vệ uy tín cùa luật sư,

tổ chức hành nghề luật sư.

190
Quy định việc trà lời khiếu nại của khách hàng được thực hiện bằng văn bản thể

hiện sự ngoài thể hiện phong cách chuyên nghiệp cùa luật sư còn thể hiện sự minh

bạch nội dung giài quyết khiếu nại của luật sư.

2.9. Q uy tắc 14. N h ữ n g việc lu ậ t sư không được làm trong quan hệ với khách

hàng
Quy tắc này chính là việc cụ thể hóa các quy phạm cấm đoán có ý nghĩa bắt

buộc đối với luật sư, không được thực hiện các hành v i xử sự với khách hàng:

Thứ nhất, Dùng lời lẽ trực tiếp xúi giục, kích động đối v ớ i khách hàng;

Thứ hai, Sử dụng tiền bạc, tài sản cùa khách hàng trong khi hành nghề vào mục

đích riêng của cá nhân luật sư;

Thứ ba, Soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản của khách hàng cho chính luật sư

hoặc cho những người thân thích, ruột thịt của luật sư, trừ trường hợp khách hàng đó

cũng là người thân thích cùa luật sư tự nguyện yêu cầu;

Tinh huống: Sau khi phiên tòa sơ thẩm về tranh chấp di sản thừa kế về nhà đất

kết thúc, luật sư A - Trưởng V ă n phòng luật sư A có dự thảo Phụ lục hợp đồng và trao

đổi với khách hàng B là vụ việc phức tạp, nhiều lần thay đổi thẩm phán, nhiều lần

hoãn phiên toà, thời gian làm việc của luật sư đã kéo dài ngoài dự kiến ban đầu. Luật

sư đó dự thảo và đề nghị khách hàng B ký phụ lục hợp đồng và trả thêm tiền thù lao là

20.000.000 đồng. N ếu không trả thêm tiền thì V ăn phùng luật sư A sẽ bị thiệt hại lớn

và sẽ khỏ có thể tham gia tốt trong giai đoạn phúc thẩm. K h ách hàng B tự nguyện

thưởng thêm số tiền cho Văn phòng luật sư A là 15.000.000 đồng nhưng đề nghị

không cần ký phụ lục hợp đồng. K ế toán của V ă n phòng Luật sư A đã nhận số tiền

này.

A n h (chị) sẽ lựa chọn phương án nào trong số các phương án sau đây và có ý

kiến bình luận về phương án đà lựa chọn:

1. Luật sư A không vi phạm pháp luật và không v i phạm đạo đức nghề

nghiệp? T ạ i sao?

2. C h ỉ v i phạm pháp luật về luật sư? Tại sao?

3.C h i v i phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư? Tại sao?

4.V i phạm pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp? T ạ i sao?

5.Ý kiến riêng của anh (chị)?

191
Thứ tư, Nhận tiền hoặc bất kỳ lợ i ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực

hiện hoặc không thực hiện vụ việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;

Thứ năm, Đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với

khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao và các

chi phí kèm theo đã thòa thuận, trừ trường hợp khách hàng đã tự nguyện cam kết trong

H ợp đồng dịch vụ pháp lý;

Thứ sáu, Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợ i cho

khách hàng để lô i kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc

mưu cầu lợ i ích bất chính khác từ khách hàng;

Tinh huống: Luật sư A bào chữa cho bị cáo B từ giai đoạn điều tra, bị can B là

doanh nhân rất giầu có nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật lại có máu liều B đã thành

công nhiều thương vụ kinh doanh mạo hiểm, chính v ì vậy quá trình kinh doanh bị cáo

B đã để lại rất nhiều chứng cứ bất lợi, thậm chí v i phạm pháp luật nghiêm trọng, do

may mắn các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa phát hiện ra. K h i phát hiện những tình tiết

bất lợi cho bị can B có dấu hiệu phạm tội C ơ quan điều tra đã thu thập được, luật sư A

đã trao đổi v ớ i bị can B để tìm phương án giải quyết, khuyên bị can B khai báo và nộp

khoản tiền khác phục hậu quả để hường lượng khoan hồng. BỊ cáo A đã từ chối luật sư

và không thanh toán tiền thù lao đã ký kết theo hợp đồng vì cho ràng luật sư A đã đe

dọa mình và không có kỹ năng bào chữa mà còn làm xấu đi tình trạng của rnình.

A n h (chị) có nhận xét g ì về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư A đối với

b ị can B ? Đặt trường hợp là luật sư A anh (chị) có xử sự giống hay có phương án

khác? T ại sao?

Thứ bảy, Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu

cầu lợi ích cá nhân;

Thứ tám, Trả tiền thuê người môi g iớ i khách hàng để giành vụ v iệ c cho mình;

Thứ chín, Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lờ i lẽ ám chỉ để khách

hàng biết về m ối quan hệ cá nhân của mình vớ i cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng hoặc công chức nhà nuớc có thẩm quyền khác, nhàm mục đích gây niềm

tin vớ i khách hàng về hiệu quả công việc như là một tiêu chí để khuyến khích khách

hàng lựa chọn luật sư;

Thứ mười, c ố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên

môn của mình; đưa ra những lời hứa hẹn giả tạo để lừa dối khách hàng;

192
Tinh huống: Luật sư A bảo vệ bị đơn B trong vụ án chia thừa kế. H ợp đồng dịch

vụ pháp lý được ký kết với mức thù lao trọn gói. A Qua nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và

tìm hiểu tường tận về vụ việc luật sư A đã cam kết với khách hàng B: “ Tòa án thụ lý

vụ án tranh chấp thừa kế là không có cơ sờ, không thể chia thừa kế được, đã hết thời

hiệu khởi k iệ n ” . Thấy thông tin có lợi cho mình, bị đơn B đề nghị thường thêm tiền

cho luật sư ngoài thù lao và chi phí theo hợp đồng nhưng luật sư không nhận. Ô ng B

đã treo thưởng cho luật sư, đề nghị nếu luật sư thực hiện đúng như cam kết sẽ “ biếu”

luật sư một khoản tiền lớn hoặc cát cho luật sư một phần đất di sản” ngoài khoản thù

lao đã ký kết, luật sư đã đồng ý và làm văn bàn thỏa thuận. Tòa án vẫn đưa vụ án ra

xét xử và phán quyết chia tài sản thuộc di sàn thừa kế theo hình thức chia tài sản

chung. Thấy kết quả ngược lại với cam kết, bị đơn B đã không nghe theo lời giải thích

của luật sư A mà đơn phương chấm dứt hợp đồng và không những không thanh toán

cho luật sư A phần thù lao đã thực hiện vụ việc mà còn đòi lại phần tiền đã tạm ứng

của luật sư.

X ử sự cùa luật sư A trong tình huống nói trên có được coi là cố ý làm cho khách

hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình; đưa ra những lờ i hứa

hẹn giả tạo để lừa dối khách hàng hay không? V iệ c đơn phương chấm dứt hợp đồng

của khách hàng B trong tình huống nói trên có căn cứ hay không? T ại sao? Đặt vị trí

luật sư A anh (chị) sỗ xử sự như thế nào? Tại sao?

Thứ m ười một1 Cam kết bảo đảm kết quả vụ việc nhằm mục đích lô i kéo khách

hàng hoặc để tính thù lao theo kết quả cam kết;

Thứ m ười hai, L ợ i dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với

khách hàng làm ảnh hường tới danh dự luật sư và nghề luật sư;

Thứ m ười ba, Đòi hỏi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất từ khách hàng khi thực hiện

trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý;

Thứ m ười bốn, Từ chối vụ việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp

pháp lý, trừ truờng hợp theo quy định cùa pháp luật và Q uy tắc này, trường hợp bất

khả kháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật

sư phải có văn bản thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý và khách hàng biết.

Tinh huống: Luật sư K. được V ă n phòng luật sư C L phân công theo chỉ định

thực hiện nhiệm vụ bào vệ bị cáo M , đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bào chữa cho bị

cáo M là thương binh làm Giám đốc doanh nghiệp T H À N H Đ Ạ T tại phiên tòa phúc

193
thẩm, Tòa án nhân dân tinh N đã chấp nhận lời bào chữa và đềnghịcùa Luật sư K,

tuyên bị cáo M không phạm tội và trả tự do cho bị cáo M tại phiên Tòa. Cảm kích về

chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả doanh nghiệp T H À N H Đ Ạ T ông M đã

đề nghị Luật sư K làm luật sư riêng cho doanh nghiệp mình với mức lương 20.000.000

đ/tháng và chỉ đạo kế toán thường cho luật sư 10 triệu đồng ngay sau khi phiên tòa kết

thúc.

G iả sử anh (chị) là Luật sư K , anh (chị) sẽ xử sự như thế nào trong tình huống

nói trên?

1. Nhận lời làm việc và nhận tiền?;

2. C h ỉ nhận lờ i làm việc không nhận tiền thưởng?

3. Cách xử lý riêng của anh (chị)?

3. Các quy tác quan hệ của Luật sư vói đồng nghiệp


3.1 Q uy tẳc 15. B ảo vệ danh dự, uy tín luật รน’

Đạo đức luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp là phép đối nhân, xử thế giữa

luật sư với luật sư, đồng nghiệp của mình. M ồ i luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo

vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp mình. Lu ật sư phải biết coi trọng uy tín và danh dự

của đồng nghiệp như của cùa chính mình, chi có như vậy, người luật sư và nghề luật

sư m ới thật sự được xã hội yêu quí và được tôn vinh. Chương III của Quy tắc đạo đức,

ứng xử nghề nghiệp cùa luật sư gồm có 8 qui tắc từ qui tắc 15 đến Q uy tắc 22 xác định

những nghĩa vụ đạo đức và ứng xử của luật sư với đồng nghiệp, vớ i các tổ chức xã hội

nghề nghiệp mà luật sư là thành viên, vớ i những người đang tập sự hành nghề luật sư,

bảo vệ danh dự, uy tín của g iớ i luật sư:

Thứ nhất, Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư

như bảo bào vệ danh dự, uy tín của cá nhân mình.

Danh dự và uy tín là điều cần có đối với tất cả mọi người, riêng đối với luật sư,

việc bảo vệ danh dự, uy tín càng có ý nghĩa quan trọng. Luật sư phải có nghĩa vụ bảo

vệ uy tín, danh dự của g iớ i luật sư, bảo vệ uy tín và danh dự của g iớ i luật sư cũng là

góp phần bảo vệ uy tín của chính cá nhân luật sư.

Thứ hai, G iữ gìn đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch,

vững mạnh, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy cùa xã hội.

V ấ n đề đoàn kết nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối vớ i người luật sư trong quan

hệ với đồng nghiệp. Đoàn kết nội bộ và xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch và sự tòn

194
vinh của xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Góp phần phát triển nghề luật sư,

nâng cao hình ảnh và vị thế của luật sư trong xã hội.

3.2.Q uỵ tắc 16. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

Thứ nhất, Luật sư phải có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp. V iệ c phê

bình đồng nghiệp được thực hiện một cách thận trọng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc

với tinh thần xây dựng. Thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp thể hiện văn hóa

nghề nghiệp luật sư. Phải có phương pháp phê bình đồng nghiệp một cách đúng đắn và

có hiệu quả trong v iệ c bảo đảm sự đoàn kết trong g iớ i luật sư.

Thứ hai, Luật sư có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề

cũng như trong cuộc sống; góp ý k ịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh

hường đến uy tín nghề nghiệp luật sư. H ợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề

và trong cuộc sổng là trách nhiệm đạo đức của luật sư.

Tinh huống-. Trong quá trình tập sự, người tập sự hành nghề luật sư Đào Văn

M ừ n g có nhiều khách hàng m ời riêng nhưng ông đều từ chối. N gay sau khi được Bộ

Tư pháp cấp Chứ ng chi hành nghề luật sư, ông M ừng đã ký 2 hợp đồng dịch vụ pháp

lý v ớ i khách hàng V và Q nhân danh Tổ chức hành nghề luật sư nơi ông đã tập sự để

tư vấn và bảo vệ hai khách hàng này tại Tòa án nhân dân tỉnh B G và H B . N goài các

điều khoản khác, trong hai hợp đồng này đều có quy định: “N ế u m ục đích của hợp

đồng đạt được (đòi được tài sản cho ông V và ông Q) ông Đ ào văn M ừ ng (bên B) sẽ

được hưởng 50% giá trị tài sản đòi được” . H ai hợp đồng đã thực hiện xong ở giai đoạn

sơ thẩm thắng lợi. K h i phát hiện hợp đồng dịch vụ mang tên Công ty mình, G iám đốc

Tổ chức hành nghề luật sư nơi ông M ừng tập sự đã yêu cầu ông M ừ n g chấm dứt hợp

đồng hoặc chuyển vụ việc về Công ty ký kết để tiếp tục thực hiện.

Nếu anh (chị) rơi vào tình huống nói trên sẽ xử sự như thế nào? Hãy bình luận

về điều khoản trong hợp đồng dịch vụ pháp lý của ông Đào V ă n M ừ n g với các khách

hàng ông V ông Q trong tình huống nói trên dưới góc độ pháp luật và đạo đức nghề

nghiệp? H ã y bình luận về yêu cầu của Giám đốc Tổ chức hành nghề luật sư nơi ông

M ừ ng tập sự?

Thứ ba, K h i nhận vụ việc, nếu biết đã có đồng nghiệp nhận vụ việc này từ trước,

luật sư tránh tác động để khách hàng chọn lựa mình; nếu khách hàng từ chối đồng

nghiệp và chọn lựa mình, luật sư có trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải cung cấp tài

liệu chấm dứt H ợp đồng dịch vụ vớ i đồng nghiệp trước khi luật รน nhận vụ việc đó.

195
Đây là quy tấc điều chinh hành v i ứng xử của luật sư trong quan hệ với đồng

nghiệp về cùng một khách hàng thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp của luật sư và tránh

xảy ra những mâu thuẫn không cần thiết trong quan hệ đồng nghiệp.

Tinh huống: Luật sư A và Luật sư B cùng được mời để bào chữa cho bị cáo X

tại phiên tòa phúc thẩm hình sự trong vụ án kinh tế. Trong quá trình tác nghiệp bào

chữa cho bị cáo X , Luật sư A và Luật sư B không thống nhất được định huớng bảo vệ

cho bị cáo X tại phiên Tòa.

Néu anh (chị) là Luật sư A hoặc Lu ật sư B , anh (chị) sẽ xử sự như thế nào? Hay

phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc Luật sư A và Luật sư B không thống nhất

được định hướng bảo vệ thân chủ tại phiên tòa và đưa ra giải pháp để khác phục?

3.3.Q uy tắc 17. Tinh đồng n gh iệp trong g iớ i lu ậ t sư

1. Tình đồng nghiệp là nhu cầu tình cảm, đạo đức cùa luật sư và truyền thống

của dân tộc, cần được thể hiện cụ thể trong quan hệ công việc cũng như trong các sự

kiện hiếu, hi, ốm đau, hậu sự, tai nạn, rủi ro liên quan đến đồng nghiệp, c ầ n xác định

và quán triệt để thực hiện quy tắc này v ớ i các nội dung:

Thủ nhất, X á c định m ối quan hệ biện chứng giữa đạo đức nghề nghiệp luật sư

và truyền thống đạo đức của dân tộc.

Thứ hai, Q u y tác này điều chinh hành vi của luật sư trong các tình huống thể

hiện tình cảm đồng nghiệp để các luật sư có thái độ ứng xử đúng đắn, thể hiện truyền

thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng như xây dựng truyền thổng đạo đúc của nghề

luật sư.

2. Luật sư không để tình đồng nghiệp b ị chi phối bời kết quả thắng - thua trong

hành nghề, hoặc các quan hệ xã hội khác làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết của giới

luật sư.

- Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không để tình đồng nghiệp bị chi phổi bởi

kết quả công việc hoặc bởi các quan hệ xã hội khác. Nghề luật sư có khi có kết quả

thắng - thua, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vấn đề quan trọng là quyền, lợi ích

hợp pháp của khách hàng đuợc bảo vệ tốt nhất và quan hệ của đồng nghiệp trong vụ

việc đó không bị chi phối hoặc ảnh hường.

3.4. Q uy tắc 18. C ạn h tranh nghề nghiệp

Luật sư thực hiện các biện pháp cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh theo quy

định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan, theo Điều lệ của L iê n đoàn Lu ật sư V iệ t

19 6
Nam, Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, qua đó tăng cường niêm tin cùa

khách hàng và công chủng đối với giới luật sư, cùng nhau góp phần thúc đẩy nghề luật

sư V iệ t N am phát triển. Quy tắc xác định luật sư cần làm rõ và quán triệt các nội dung

cơ bản:

Thứ nhất, Cạnh tranh nghề nghiệp là sự cạnh tranh giữa các luật sư, tổ chức
hành nghề luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thể hiện qua các biện pháp, phương

thức nhất định.

Thứ hai, Tính chất của “ cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh” theo quy định của

Luật Luật sư và pháp luật liên quan, theo Đ iều lệ cùa Liê n đoàn Lu ật sư V iệ t Nam,

Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Thứ ba, Ý nghĩa quan trọng của việc cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh trong

việc đem lại niềm tin của khách hàng và công chúng đối với g iớ i luật sư.

3.5. Q uy tắc 19. ứ n g x ử k h i có tranh chấp quyền lợ i vớ i đồng nghiệp

1. Trong trường hợp cỏ tranh chấp về quyền lợ i với đồng nghiệp, luật sư cần thể

hiện thiện ch í thương lượng, hòa giải để giữ tình đồng nghiệp; trước khi khiếu nại,

khởi kiện đồng nghiệp, luật sư cần thông báo cho B an Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi

luật sư là thành viên biết;

Q uy tắc này xác định nguyên tắc giải quyết trong truờng hợp xảy ra tranh chấp

giữa các luật sư đồng nghiệp với nhau xuất phát từ tỉnh đồng nghiệp trong mối quan hệ

giữa tư cách thành viên luật sư với Đoàn luật sư, thể hiện tính chất đạo đức của nghề

luật sư.

2. K h i được luật sư thông báo về việc khiếu nại, khời kiện đồng nghiệp, Ban chù

nhiệm Đ oàn luật sư cần có ý kiến hòa giải kịp thời để không ảnh hường tới tình đồng

nghiệp cũng như quyền khiếu nại, khởi kiện của luật sư theo quy định của pháp luật.

Q uy tắc này quy định trách nhiệm của Ban chủ nhiệm trong việc góp phần giải

quyết những tranh chấp xảy ra giữa các luật sư thành viên. M u ố n thực hiện quy tắc này

xuất phát từ 2 phía, trước hết là các bên luật sư có tranh chấp quyền lợi, phải có thiện

chí hòa g iả i giải quyết, đưa việc tranh chấp giải quyết tại Đoàn luật sư. Điều đó có

nghĩa các bên tranh chấp có trách nhiệm thông báo cho Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm nắm tình hình, chù động trong việc hòa

giải k ịp thời giữa các luật sư có tranh chấp.

197
V iệ c tiến hành hòa giải kịp thời giữa các luật sư có tranh chấp cùa Ban chủ

nhiệm Đoàn luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, cùng cố

tình đồng nghiệp giữa các luật sư thành viên.

3.6. Q u y tắc 20. N h ữ n g việc lu ậ t s ư không được làm trong quan hệ với đồng

nghiệp

Quy tắc này xác định 05 quy phạm cấn đoán, bắt buộc luật sư phải chấp hành,

đó là những nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp. Luật sư cần

nhận thức rõ ràng và xác định đúng các gianh giới ngăn cấm để không thực hiện:

Thứ nhất, X ú c phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; thực hiện

hành v i gây áp lục, đe dọa hoặc sử dụng các thủ thuật trái pháp luật để gây bất lợi đối

với đồng nghiệp, giành lợi thế cho mình trong hành nghề;

Thứ hai, T hông đồng với luật sư của khách hàng có quyền lợ i đổi lập với khách

hàng của m ình để cùng mưu cầu lợ i ích cá nhân bất chính;

Thứ ba, T iế p xúc, trao đổi riêng v ớ i khách hàng đối lập về quyền lợ i với khách

hàng của m ình để giải quyết vụ việc mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp (nếu

có) bảo vệ quyền lợ i cho khách hàng đó;

Thứ tư, M ô i giới khách hàng cho đồng nghiệp để đòi tiền hoa hồng;

Thử năm, Á p dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để nhằm mục đích

giành giật khách hàng, được cụ thể hóa bằng bốn trường hợp điển hình là:

- So sánh năng lực nghề nghiệp cùa mình hoặc tổ chức hành nghề của mình với

các luật sư khác, tổ chức hành nghề khác nhằm mục đích tạo niềm tin để tác động, chi

phối quyền lựa chọn luật sư của khách hàng;

- D ùng uy tín cá nhân cùa mình để áp đặt hoặc chi phối làm ảnh hưởng đến tính

độc lập trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan

hệ thầy-trò, huyết thống, thân thuộc...;

- X ú i giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình;

- Sử dụng các nhân viên của m ình làm người tiếp thị trước trụ sờ các cơ quan

tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác nhằm mục đích

mồi chài, dụ dỗ, lô i kéo khách hàng. X ác định ảnh hưởng xấu của việc sử dụng các

nhân viên của luật sư làm người tiếp thị trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại

198
tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác nhàm mục đích m ồi chài, dụ dồ, lôi

kéo khách hàng đối với hình ảnh người luật sư và nghề luật sư.10

Qua đó luật sư nhận diện các hành vi, kiềm chế không thực hiện các hành v i gây

áp lực, đe dọa hoặc sử dụng các thủ thuật trái pháp luật và Quy tắc Đ ạo đức và ứ n g xử

nghề nghiệp luật sư để gây bất lợ i đối vớ i đồng nghiệp, giành lợ i thế cho m ình trong

hành nghề. Xác định được hậu quả xấu của hành vi thông đồng vớ i luật sư của khách

hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợ i ích cá nhân

bất chính. X á c định nghĩa vụ và ý nghĩa đạo đức của việc phải thông báo cho luật sư

đồng nghiệp khi trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợ i v ớ i khách hàng của

mình để giải quyết vụ việc. Đánh giá về tác hại của hành vi môi giới khách hàng cho

đồng nghiệp để đòi tiền hoa hồng trong việc bảo vệ uy tín, danh dự của luật sư. V iệ c

cạnh tranh không lành mạnh của hành v i so sánh năng lực nghề nghiệp của m ình hoặc

tổ chức hành nghề của mình vớ i các luật sư khác, tổ chức hành nghề khác nhằm mục

đích tạo niềm tin để tác động, chi phối quyền lựa chọn luật sư của khách hàng gâu hậu

quả xấu đối với việc bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư.

K iề m chế không thực hiện những hành vi manh tính áp đặt hoặc cố tình chi phối

làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp cỏ quan

hệ phụ thuộc v ớ i luật sư như quan hệ thầy - trò, cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân

thuộc. Đông thời xác định rồ hậu quả của hành v i xúi giục khách hàng từ chối đồng

nghiệp để nhận vụ việc về cho m ình đối với nghĩa vụ giữ gìn tình đồng nghiệp và đoàn

kết nội bộ.

3 . 7. Q uỵ tắc 21. Q uan hệ của lu ậ t sư vớ i tổ chứ c x ã h ộ i - nghề nghiệp lu ật รน’

và tổ ch ứ c hành nghề lu ật sư.

Quy tắc này xác định nghĩa vụ của luật sư trong cộng đồng luật รบ k h i thực hiện

nguyên tắc tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và trách nhiệm xã hội

nghề nghiệp của mình. C ó ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp và tính nhân văn rất sâu sắc.

Trong đó luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín, chấp hành Đ iều lệ, nghị

10 Luật sư Hoàng Huy Được - Tài liệu tập huấn Quy tác đạo đức và ứng xừ nghề nghiệp của luật sư
Việt Nam —Liên đoàn luật sư Việt Nam.

199
quyết, quyết định, quy chế của Liên đoàn Luật sư, Đoàn luật sư và các nội quy, quv

định, quyết định của tổ chức hành nghề luật sư.

V iệ c chấp hành và chấp hành tốt việc tham gia bào chữa chi định khi được Đoàn

luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phân công trong các vụ án hình sự theo yêu cầu của

cơ quan tiến hành tố tụng, đóng góp cho xã hội trong việc tham gia cung cấp dịch vụ

pháp lý miễn phí của luật sư.

Tham gia học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và các sinh hoạt khác theo quy định của

tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và tổ chức hành nghề luật sư. Tham gia các hoạt

động và công tác khác do tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật

sư chủ trì hay khởi xướng.

Thực hiện nghĩa vụ nộp phí thành viên đầy đủ, đúng hạn và chấp hành nghiêm

chỉnh các quy định về phí thành viên theo Luật Luật sư, Đ iều lệ của Liê n đoàn và

Đoàn luật sư và Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư luật sư góp phần nâng

cao vị thế, hình ảnh của giới luật sư và chính mình trong xã hội.

Qua nghiên cứu thấm nhuần quy tắc này giúp luật sư tránh được các biểu hiện

tiêu cực và các hành v i sử dụng chức danh khác, ngoài danh xưng luật sư mưu cầu lợi

ích trái pháp luật.

3.8. Q uy íẳ c 22. Q uan hệ với n g ư ờ i tập s ự hành nghề lu ậ t s ư

Y ê u cầu cơ bản trong qui tăc quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư, là xác

định nhiệm vụ, quyền hạn của luật sư - người hướng dẫn tập sự. Lu ật sư hướng dẫn

phải tận tâm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của m ình đối vớ i người tập sự hành

nghề luật sư. Lu ật sư hướng dẫn không được làm những việc vi phạm đạo đức đối với

đồng nghiệp tương lai, đó là Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân vớ i những người tập

sự hành nghề luật sư; Đ òi hỏi tiền bạc, lợ i ích vật chất từ người tập sự hành nghề luật

sư ngoài khoản phí đã đóng theo quy định cùa L iê n đoàn luật sư V iệ t Nam; L ợ i dụng

tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề luật sư phải làm những việc

không thuộc phạm v i tập sự nhằm phục vụ cho lợ i ích cá nhân của người hướng dẫn.

N ộ i dung quy tác yêu cầu luật sư nhận thức rõ ràng các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Ý nghĩa, tác hại của việc luật sư hướng dẫn phân biệt, đối xử mang

tính cá nhân đối v ớ i người tập sự hành nghề luật sư.

200
Thứ hai, K h ía cạnh đạo đức và tác hại cùa việc luật sư đòi hỏi tiền bạc, lợi ích
vật chất từ người tập sự hành nghề luật sư ngoài khoản phí đã đóng theo quy định của

Liê n đoàn luật รบ V iệ t Nam.

Thứ ba, Tác hại của hành vi lợ i dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người

tập sự hành nghề luật sư phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục

vụ cho lợi ích cá nhân của người hướng dẫn.

Tinh huống: Sau khi có bằng cử nhân tài chính - kế toán và cử nhân luật, chị H ồ

T h ị Nguyệt đã theo học khóa đào tạo luật sư tại H ọc viện Tư pháp và được chấp giấy

chứng chỉ đào tạo nghề luật sư, đăng ký và trở thành người tập sư hành nghề luật sư tại

V ă n phòng luật รน A & B thành phố H và được luật sư A - Trường V ă n phòng hướng

dẫn thực tập phân công làm công việc quản lý hồ sơ và sổ sách kế toán - tài chính của

V ă n phòng nhưng thực tế thường xuyên phải làm những công việc hành chính - sự vụ,

thậm chí là tạp vụ cho Văn phòng. Trong thời gian tập sự, chị Nguyệt được ông

Nguyễn V in h người ờ cùng chung cư với mình đến nhà nhờ đích danh đại diện theo ủy

quyền để bảo vệ trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà thuộc thẩm quyền giải

quyết cùa T A N D quận H M , thành phố H N . Ngoài ra Ông V in h đã g iới thiệu một vụ án

về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chị Nguyệt đã đưa các khách hàng - bị can

trong các vụ án đến V ă n phòng luật sư A & B . Sau khi thỏa thuận, luật รบ A yêu cầu

mức thù lao tính cao hơn giá trần theo quy định cùa Chính phủ đồng thời luật sư A yêu

cầu khách hàng ký một hợp đồng tư vấn pháp luật vụ việc cho Công ty của ông c mà

chị Nguyệt biết chác rằng đây chỉ là một hợp đồng để hợp lý hỏa số tiền thù lao bào

chữa về hình sự và có quan hệ lâu dài về sau. V ụ án đã được giải quyết xong Văn

phòng luật sư A & B đã thanh lý hợp đồng nhưng không trả tiền giới thiệu vụ việc cho

chị Nguyệt theo quy định cùa V ă n phòng. D o bất bình v ớ i việc ông A không trích

phần trăm từ việc mình đưa khách hàng đến Văn phòng (theo quy định của Văn phòng

luật sư A & B ) chị Nguyệt và ông A đã to tiếng với nhau, ổ n g A đã làm biên bản về

việc chị Nguyệt không chấp hành kỷ luật tập sự tại V ă n phòng luật sư A & B gửi công

văn kèm theo biên bản này đến Đoàn luật sư TP. H yêu cầu kéo dài thời gian tập sự.

M u ốn chuyển tập sự hành nghề đến tổ chức hành nghề luật sư khác chị Nguyệt

xin chuyển đến tổ chức hành nghề luật sư K . T uy nhiên, ông A Trưởng V ă n phòng luật

sư A & B không đồng ý lấy lý do chị Nguyệt đang làm việc tốt. M uốn chuyển đến tổ

201
chức hành nghề luật sư khác chị Nguyệt phải nộp 12 tháng X 3 triệu đồng = 36 triệu

đồng phí hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.

Anh chị có nhận xét g ì về xử sự trên cùa ông Trường văn phòng luật sư A & B

và xử sự của chị Nguyệt trong tình huống nói trên? Nếu là người tập sư hành nghề luật

sư anh (chị) sẽ xử sụ như thế nào trong tình huống này?

4. Các quy tắc quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng và các
cơ quan nhà nước khác
4.1 Ỷ n ghĩa của các quy íắ c quan hệ của lu ậ t รน’ với các c ơ quan tiến hành tố

tụng và cá c cơ quan n h à nư ớ c khác.

C ơ quan tiến hành tổ tụng hình sự bao gồm C ơ quan điều tra, V iệ n kiểm sát và

Toà án. Trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động thì cơ quan tiến hành tố

tụng là Toà án và V iệ n kiểm sát. V ì vậy trong quá trình tham gia tố tụng, luật sư sẽ có

m ối quan hệ vớ i các cơ quan tiến hành tố tụng nói trên hay chỉ một hoặc hai cơ quan

tiến hành tổ tụng. Đ ây là m ối quan hệ tố tụng do các điều khoản của pháp luật về tố

tụng điều chinh.

Nhưng thực chất m ối quan hệ này là mối quan hệ giữa luật sư v ớ i những người

có thẩm quyền của C ơ quan điều tra, V iệ n kiểm sát và Toà án mà cụ thể là điều tra

viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Đ ây là quan hệ giữa một bên đại diện cho đương sự

trong vụ án và bên kia người đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực tu pháp.
M ố i quan hệ này thể hiện ở chỗ một mặt các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư

đều phải nghiêm chinh chấp hành các quy định của pháp luật, tôn trọng nhau và tạo

mọi thuận lợ i trong khuôn khổ pháp luật cho nhau để cùng tìm ra sự thật của vụ án, để

có được phán quyết chính xác đối với vụ án đó. M ặt khác họ lại giám sát lẫn nhau

trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đ ó là m ối quan hệ mang tính

công, tính chung giữa luật sư với tư cách là người tham gia tố tụng vớ i những người

tiến hành tố tụng. C ò n phần tư, phàn riêng của m ối quan hệ trên được thể hiện ờ chỗ

họ đều là những con người cụ thể và không tránh khỏi những ảnh hưởng của mối quan

hệ giữa con người với con người về mặt tình cảm, tâm lý, phong tục tập quán, đạo đức

lố i sống... V ì vậy giữa công tư, giữa chung và riêng cần rõ ràng rạch để m ối quan hệ

giữa luật sư và những người tiến hành tố tụng một mặt bảo đảm được khách quan

nhưng cũng không làm mất đi tình cảm giữa con người v ớ i nhau. V ì v ậ y đòi hỏi từ hai

phía những người tiến hành tố tụng và luật รน không chi biết áp dụng đúng các quy

202
định của pháp luật mà còn phải có lòng tự trọng, sự tế nhị, tôn trọng lẫn nhau trong

quan hệ, nhưng trên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Các phương diện quan trọng của nghề của luật sư là tham gia tố tụng và đại diện

ngoài tổ tụng, trong đó có việc đại diện của luật sư cho khách hàng trước các C ơ quan

nhà nước. C hính v ì vậy việc tiếp xúc, trao đổi, làm việc v ớ i các C ơ quan tiến hành tố

tụng, các C ơ quan nhà nước khác là một tất yếu trong nghề nghiêp luật sư. Đòi hỏi luật

sư có ứng xừ chuẩn mực, mang tính chuyên nghiệp và dựa trên nền tảng cơ bản của

đạo đức nghề nghiệp. V iệ c hình thành các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật

sư trong mối quan hệ với C ơ quan tiến hành tố tụng và các C ơ quan nhà nước khác có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xác định v ị thế, làm rõ vai trò và đánh giá hiệu quả

hoạt động nghề nghiệp cùa luật sư. Trên cơ sở các quy tắc này, mỗi luật sư cần xác

định sự nhận thức đúng đắn, tự điều chỉnh để có ứng xử phù hợp, đúng đắn, chuẩn

mực trong m ối quan hệ v ớ i C ơ quan tiến hành tố tụng, các C ơ quan nhà nước khác, về
nguyên tắc của sụ công bằng, ở đâu có buộc tội khi có hành v i phạm tội xảy ra thì ờ đó

có gỡ tội và hình thành nhu cầu cần một thiết chế trọng tài phân xử. “Trên thực tế,

chức năng buộc tội được hậu thuẫn bởi các biện pháp cưỡng ché do nhà nước đặt ra và

trước quyền lực cưỡng chế ấy, quyền và lợ i ích hợp pháp của công dân cỏ nguy cơ bị

xâm hại. V ì thế, việc đàm bảo quyền của người bào chữa - chủ thể chủ yếu thực hiện

chức năng gỡ tội - được coi là diều kiện tất yếu cho việc bảm đảm nguyên tắc tranh

tụng một cách công bằng, tạo cơ hội cho người bị buộc tội khả năng tiếp cận với công

lý và tố tụng hình sự có được bản chất dân chù của nó” 11

Hiện nay, pháp luật thực định xác định địa v ị pháp lý của các C ơ quan tiến hành

tố tụng với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi họp pháp là khác nhau, trong một

chừng mực chưa cỏ sự bình đẳng về mặt pháp lý và cả trên thực tế tố. Theo pháp luật

tố tụng, luật sư chỉ là người tham gia, chưa có những quyền hạn, trách nhiệm nhằm

thực hiện đầy đù chức năng gỡ tội, bảo vệ, đối trọng của mình; Trên bình diện của nền

tư pháp quốc gia, luật sư chưa được thừa nhận là một chức danh tư pháp độc lập, nên

chưa được tham giahay có vai trò lớn hơn vào tiến trình xây dựng nhà nước pháp

quyền và dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. M ặt khác, ở mức độ nhất định,

11 T S . L u ậ t s ư P h a n T r u n g H o à i - Tài liệu tập huấn Q uy tắc đ ạo đứ c v à ứng xử n ghề nghiệp của luật

sư V iệt N am - Liên đoàn luật sư Việt N am .

203
nhận thức cùa xã hội và cùa các C ơ quan tiến hành tố tụng, các C ơ quan nhà nước

khác về v ị trí, vai trò của luật sư còn chưa thật sự đúng đắn, chưa quan tâm và đặt nghề

nghiệp luật sư đúng v ị trí vốn có của nó như là yếu tố cấu thành các chủ thể tư pháp

vận hành thống nhất. Ở phương diện khác một số luật sư quan niệm không đúng về

chức năng xã hội của mình, thiếu việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, nên

trong quá trình hành nghề chì quan tâm đến quyền lợ i cùa khách hàng bàng m ọi giá,

dẫn đến nhận thức, ứng xử và hành động thiếu sự tôn trọng đối với C ơ quan tiến hành

tổ tụng, các C ơ quan nhà nước khác. “ K h i xác định tính độc lập là một thuộc tính bản

chất của hoạt động luật sư, có người quan niệm sự độc lập đó mang tính tuyệt đối,

thậm ch í đồng nhất tính độc lập với sự đối lập trong tiến trình dân chủ hóa đời sống tố

tụng của đất nước, hiểu sai lệch tính chất hành nghề tự do cùa luật sư là không chịu sự

ràng buộc, can thiệp hoặc giảm sát của các cơ quan quyền lực, hành chính tư pháp của

nhà nước. T ừ đó sinh ra tư tường “quyền anh, quyền tô i” , dẫn đến nguy cơ v i phạm

pháp luật, quy tác đạo đức và ứng xử khi hành nghề” 12. D o đó, việc quan niệm đúng

đắn vể m ối quan hệ mang tính phản biện giữa các chức năng của tố tụng hình sự, xác

định đúng bản chất m ối quan hệ giữa luật sư v ớ i các C ơ quan tiến hành tố tụng, các C ơ

quan nhà nước khác có ý nghĩa quan trọng trong việc hành nghề của m ỗi luật sư. K h i

thực hiện chức năng xã hội của mình, luật sư còn góp phần xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đàm quyền con người, là cầu nối truyền tải, đua pháp luật
vào đời sống, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và là nền tảng giúp cho mỗi luật sư có

được sự lựa chọn hành v i ứng xừ đúng đắn, hợp lẽ.

4.2. P h ạ m v ỉ m ố i quan hệ g iữ a luật s ư với c ơ quan tiến hành tố tụng và các

c ơ quan n h à n ư ớ c k h á c

4.2.1.MỔÌ quan hệ g iữ a lu ật s ư với các c ơ quan tiến hành tố tụ n g .

Trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính...

theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo chỉ định cùa các C ơ quan tiến hành tố tụng,

m ục tiêu chung của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng đều nhằm thực hiện

nhiệm vụ và các nguyên tác cơ bản theo quy định cùa các Luật tố tụng tương ứng. Từ

thực tiễn tham gia tổ tụng, xác định mối quan hệ giữa luật sư vớ i C ơ quan tiến hành tố

12 T S . L u ật s ư P h a n T ru n g H oài - Tài liệu tập huấn Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cùa luật
sư V iệt N am - Liên đoàn luật sư Việt Nam

204
tụng chủ yếu tập trung vào các hành v i ứng xử trong các bối cảnh hành nghề luật sư

sau đây:

Thứ nhất, Luật sư tiếp xúc, xác định chính xác các C ơ quan tiến hành tố tụng,

người tiến hành tố tụng để làm thủ tục tham gia tố tụng, tham gia các buổi hỏi cung,

làm việc giữa điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán với bị can, bị cáo, các đương

sự khác trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; tiến hành một số hoạt động, thao

tác, kỹ năng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ, những việc được làm và không nên làm

cùa người bào chữa, người bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong các giai đoạn tố

tụng... Luật sư phải biết vận dụng, ứng xử linh hoạt, đúng đắn khi tham gia vào tỉr

phạm vi công việc hay giai đoạn tổ tụng, đặt yêu cầu hay đề xuất, kiến ^ h ị được

chính xác, phù hợp.

Thứ hai, Luật sư nhận thức và ứng xử khi tham gia phiên tòa của luật sư (và

thông qua luật sư, là thái độ ứng xử của khách hàng) với các thành phần tiến hành tố

tụng về v ị trí, vai trò của luật sư góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án,

trên cơ sở bảo vệ các quyền và lợ i ích khách hàng.

Thứ ba, luật sư nhận thức và ứng xử trong cuộc sống, đảm bảo cho việc xừ lý

các quan hệ giữa luật sư và Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng diễn

ra một cách lành mạnh, chuẩn mực, không có hành động lôi kéo, làm trung gian, móc

nối các C ơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vào v iệ c làm trái pháp

luật, hoặc cố ý gây nhầm tường về sự quen biết nhàm tác động đến sự lựa chọn luật sư

của khách hàng; lợi dụng các phương tiện truyền thông nhằm nói xấu, xúc phạm, làm

ảnh hưởng đến uy tín của C ơ quan tiến hành tó tụng.

4.2.2. M ố i quan hệ g iữ a lu ậ t s ư với các C ơ quan nhà n irớ c khác.

D o tính chất công việc luật sư thường xuyên tiếp xúc, quan hệ với các cơ quan

quản lý nhà nước. C ác luật sư được khách hàng uỷ quyền giao tiếp v ớ i các công chức

nhà nước để thực hiện những yêu cầu của họ. V iệ c khách hàng uỷ quyền cho luật sư

đại diện cho mình để giao dịch vớ i các cơ quan nhà nước chưa thành nếp ở nước ta.

M ộ t mặt do người dân chưa có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư, nếu có việc gì cần

thì trực tiếp giao dịch với cơ quan nhà nước hoặc qua người quen để n hờ vả. M ặ t khác,

các cơ quan nhà nước cũng chưa có sự tin cậy, còn do dự khi tiếp x ú c v ớ i luật sư là

người đại diện cho người có yêu cầu. V ì vậy m ối quan hệ trực tiếp giữa luật sư v ớ i các

cơ quan nhà nước còn hạn chế.

205
Trong thực tế các luật sư thường được khách hàng uỷ quyền đại diện cho họ

trước cơ quan nhà nước để giải quyết những quyền lợ i của họ như cho phép, cấp phép

hoặc giài quyết các thủ tục hành chính. Không phải lúc nào luật sư cũng làm tốt được

nhiệm vụ của mình, nếu như không gặp được những cán bộ, công chức nhà nước có

thái độ hợp tác, tôn trọng vai trò của luật sư. Trong các trường hợp thiếu sự hợp tác,

tôn trọng từ phía các cơ quan nhà nước hoặc do bệnh quan liều, cửa quyền mà luật sư

phải có những động tác "vận động hành lang" thông qua sự quen biết để giải quyết

công việc. Cũng có thể xảy ra trường hợp v ì yêu cầu của khách hàng mà người luật sư

móc ngoặc, đi cửa sau để đến v ớ i cán bộ có thẩm quyền.

G iao dịch vớ i chính quyền là những công việc mà luật sư thường thực hiện thay

cho khách hàng của m ình và v ì thế họ thường đụng phải cơ chế xin - cho, thủ tục hành

chính rườm rà. T u y nhiên không phải v ì thế mà luật sư có thái độ không đúng với cơ

quan nhà nước, tìm m ọi cách đạt được yêu cầu cùa khách hàng. Trong quan hệ này,

Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liê n quan trong quan

hệ vớ i các cơ quan nhà nước, phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cán bộ, công chức nhà

nuớc khi làm nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà nước có

hành v i sai trái thì luật sư phải kiên quyết đấu tranh, khiếu nại, tố cáo theo quy định

của pháp luật, không được phát ngôn bừa bãi thiếu xây dựng. Luật sư cần có thái độ

tôn trọng và hợp tác đối với các cơ quan nhà nước.
Q uy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư với các cơ quan nhà nước đặt ra cho luật

sư các vấn đề cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, K h i hành nghề v ớ i tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc

thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, phạm v i quan hệ luật sư thường uyển

chuyển, phong phú, đa dạng hơn nhiều so vớ i những quy chuẩn nghiêm ngặt khi tham

gia tố tụng trong vụ án hình sự. Chính sự khác biệt này đôi kh i làm cho luật sư coi nhẹ

việc chuẩn bị tư thế, thái độ, hành v i và ứng xử với C ơ quan nhà nước khác hoặc

người có trách nhiệm g iả i quyết công việc, yêu cầu cùa khách hàng.

Thứ hai, Các C ơ quan nhà nước là đối tượng giao dịch, tiếp xúc của luật sư bao

gồm nhiều dạng, cấp khác nhau, m ở rộng ra tất cả các lĩnh vự c cùa đời sống xã hội. Đe

có thải độ ứng xử chuẩn mực, đạt được yêu cầu mong muổn của khách hàng, luật รบ

cần nhận biết thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của C ơ quan nhà nước người có trách

nhiệm giải quyết, thông suốt về quy trình, thời hạn giải quyết, giới hạn của việc tư vấn

206
và khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, mối quan hệ này cũng tiềm

ẩn những xung đột tiềm tàng, do không được thỏa mãn yêu cầu, khách hàng dễ bị kích

động dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không đúng sự thật, làm ảnh hường đến quá

trình giải quyết, cũng như uy tín của C ơ quan nhà nước. V iệ c tuân thủ và vận dụng

đủng đắn các quy tắc đạo đức và ứng xử sẽ gầy dựng niềm tin của khách hàng đối với

việc hành nghề của luật sư, đồng thời cũng dành được sự tôn trọng của các C ơ quan

nhà nước đối v ớ i luật sư13.

4.3. N ộ i dung Q uy tấc quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng.

4.3.1. Q uy tắc 23: ứ n g x ử của lu ật sư trong quan hệ v ớ i c ơ quan tiến hành

tố tụng

Thứ nhất, V iệ c luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có

liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự,

tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.

Thứ hai, cần nhận thức đúng đắn về phạm v i tiếp xúc, địa điểm tiếp xúc và hiểu

thế nào là “ trao đổi ý kiến nghiệp vụ” với người tiến hành tố tụng cần phải làm rồ.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc tiếp xúc và trao đổi này về nguyên tắc cần được

tiến hành công khai, tại trụ sở C ơ quan tiến hành tố tụng, trong g iờ hành chính, liên

quan chủ yếu trao đổi về các căn cứ kết tội và bằng chứng gỡ tội, cung cấp tài liệu do

luật sư thu thập, xác minh hoăc kiến nghị bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp, xin
thay đổi biện pháp ngăn chặn cho khách hàng...

Thứ ba, Lu ật sư cần nhận thức việc tiếp xúc, trao đổi ý kiến về nghiệp vụ là cần

thiết và có lợ i cho khách hàng, nên đương nhiên phải giữ tính độc lập, không b ị chi

phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác, làm ảnh hưởng tới việc xây dựng quan điểm,

phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Trong thực tế, cũng

không một luật sư nào chi vì bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến nào đó mà tự đánh

mất thiên chức và nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.

Thứ tư, Tại phiên tòa, vấn đề xác định thế nào là “ không suy đoán chủ quan

mang tính chất k íc h động, quy chụp, kết tội người khác hoặc có những lờ i lẽ gây bất

lợ i cho khách hàng của mình; không cố tình trì hoãn, gây trờ ngại cho việc xét xử bằng

những phương cách bất hợp lý hay trái đạo đức” cũng cần có nhận thức chung một

13 T S . Luật sư P han T rung H oài - Tài liệu tập huấn Quy tắc đạo đức và ứ n g x ừ nghề nghiệp của luật
sư Việt Nam - Liên đoàn luật sư Việt Nam

207
cách đúng đắn. Từ thực tiễn hành nghề, tự bản thân quan điểm bào chữa hay tranh luận

của luật sư đã bao hàm nội dung mang tính chù quan, nhưng vấn đề cần phân biệt

chính là ờ chỗ cần tránh nhận thức chủ quan, phiến diện mà dẫn đến trong thông điệp,

lời nói, tài liệu gừi đến C ơ quan tiến hành tổ tụng, có những lời lẽ, câu chữ mang tính

chất kích động, quy chụp, kết tội người khác. Điều này vẫn thường xảy ra trên thực tế,

cỏ thể do v ị thế của luật sư đứng trên quyền lợ i của khách hàng khác nhau, hoặc do

thiếu kiềm chế dẫn đến quy chụp mang tính cá nhân, thoát ly khỏi nội dung tranh tụng

cùa vụ án.

Thứ năm, “M ặ t khác, thực tiễn tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự cho

thấy, không phải lúc nào các quan điểm, chứng cứ pháp lý và căn cứ pháp luật có ý

nghĩa quan trọng giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật của

luật sư đều được H ộ i đồng xét xử chấp nhận, vấn đề là khi tranh luận, luật sư phải có

thái độ ứng xử chuẩn mực và cỏ văn hóa, vừa kiên trì bảo vệ ý kiến, luận cứ chính

đáng và hợp pháp của mình, nhưng cũng phải kịp thời điều chinh, ghi nhận quan điểm

có căn cứ cùa người buộc tội hoặc của luật sư bảo vệ cho khách hàng có quyền lợi đối

lập v ớ i khách hành của mình, để tránh tình trạng bị coi là “ bào chữa bằng m ọi giá” , bất

chấp sự thật khách quan” 14.

4.3.2. Q u y tắc 24: N h ữ n g việc luật รน- không được làm trong quan hệ v ó i các

c ơ quan tiến hành tố tung

Thứ nhất, về nguyên tắc, nội dung Q uy tắc 24.1 và 24.2 được coi là rõ ràng, phù

hợp với các quy định của điểm (b), (e) khoản 1 điều 9 của Luật Luật sư năm 2006.

Trong đó luật sư không câu kết qua trung gian hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến

hành tố tụng, kể cà người tham gia tổ tụng, nhằm mục đích lô i kéo họ vào việc làm trái

pháp luật trong g iài quyết vụ việc; K h ôn g cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà

luật sư biết rõ là sai sự thật; tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu,

chứng cứ sai sự thật để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những

hành v i khác vớ i mục đích lừa dối cơ quan tiến hành tổ tụng;

Thứ hai, Cần xác định thêm một trong những hành v i không được làm là ‘ tự

mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành v i bất hợp pháp nhăm trì hoãn hoặc

gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình

14 T S. L uật sư P h an T rung H oài - Tài liệu tập huấn Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của
luật sư V iệt Nam - L iên đoàn luật su Việt Nam

208
giải quyết vụ việc” . K h á i niệm "bất hợp pháp” trong trường hợp này có thể bao gồm

việc luật sư biết rõ yêu cầu trì hoãn, kéo dài việc giài quyết vụ việc là không có căn cứ

pháp luật, nhưng vẫn tự mình hoặc xúi giục khách hàng thực hiện nhằm trì hoãn hoặc

gây khó khăn cho C ơ quan tiến hành tố tụng. Chẳng hạn, có luật sư đã được cấp giấy

chứng nhận người bào chữa, nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhận quyết định đưa vụ án ra xét

xử, nhưng đến ngày khai mạc phiên tòa thì không có mặt. K h i thư ký liên hệ bằng điện

thoại thì trả lờ i đang ở sân bay để đi công tác, bận một việc khác, ra Thủ Đô H à Nội,

vào Thành phố H ồ C h í M inh, làm cho phiên tòa phải tạm dừng để chờ luật sư theo yêu

cầu của bị cáo, nhưng sau đó hoàn toàn không liên hệ được v ớ i luật sư do tắt điện

thoại, khiến phiên tòa phải hoãn...

Thứ ba, B ê n cạnh đó, cũng cần nhận thức đúng đắn về chức năng xã hội của

luật sư, khi hành nghề không nên lợ i dụng tư cách người tham gia tố tụng tại phiên tòa

theo quy định của pháp luật để phát biểu những lời lẽ gây phương hại đến lợi ích quốc

gia, lợi ích xã hội, đoàn kết dân tộc, tôn giáo hoặc tuyên truyền, phổ biến những quan

điểm trái pháp luật hay đạo đức xã hội. V iệ c không nên thực hiện nói trên khác về bản

chất với việc luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã phát hiện và đưa ra những

kiến nghị nhằm chấm dứt những v i phạm pháp luật trong hoạt động của các C ơ quan

tiến hành tố tụng. B ả n lĩnh, phẩm chất chính trị và kỳ năng nghề nghiệp, cùng với trải

nghiệm qua thực tiễn sỗ giúp cho m ỗi luật sư tự điều chinh ranh g iớ i sao cho hành vi

của mình phù hợp quy tắc nói trên.

Thứ tư, N g o ài ra, trong thực tế hành nghề, luật sư vẫn thường phải tiếp xúc, trả

lờ i phỏng vấn v ớ i các phóng viên hoặc tiếp xúc v ớ i người dân nơi công cộng. Quy

tác 26 đã xác định rõ giới hạn chuẩn mực hành vi của luật sư trong mối quan hệ với

các cơ quan thông tin đại chủng. Tuy nhiên, việc phát biểu những điều biết rõ là sai sự

thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên

quan đến vụ v iệ c luật sư đảm nhận, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của C ơ

quan tiến hành tố tụng là một điều không nên làm trong quá trình tham gia tổ tụng của

luật sư.

4.4. N ộ i d u n g Q u y tắc quan hệ luật sư với các C ơ quan n h à n ư ớ c khác.

Q uy tắc 25: ứ n g x ử của luật sư trong quan hệ với các c ơ quan n h à nước khác

Thứ nhất, về nguyên tắc, khi quan hệ với các C ơ quan nhà nước khác với tư

cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho

209
khách hàng, luật sư phải tuân thủ những quy định phù hợp trong Q uy tắc 23, Q uy tắc

24, Q uy tắc 25.2 với tư cách là quan hệ v ớ i cơ quan nhà nước nói chung.

Thứ hai, K h i quan hệ v ớ i cơ quan nhà nước khác vớ i tư cách đại diện ngoài tố

tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, luật sư càn

có thái độ đúng mực, hợp tác với các cơ quan này trong việc giải thích cho khách hàng

các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc

khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn

xã hội.

Thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư thường gặp phải những trường hợp

là đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư tư vấn những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài,

phức tạp, trải qua nhiều cấp, trong đó có những yêu cầu cùa khách hàng có khả năng

vượt quá nhừng chuẩn mực tố tụng hành chính bình thường. V í dụ: từ chỗ khiếu nại

không được giải quyết, bị người khác k ích động, lôi kéo tụ tập đông người hoặc biểu

tình vớ i những băng - rôn, khẩu hiệu có tính chất chống đối, xuyên tạc chính sách,

pháp luật của nhà nước. ..)• Đ ó chính là lý do v ì sao trong những trường hợp như vậy,

luật sư có trách nhiệm giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại,

tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, gây

tốn kém thời gian, tiền bạc của nhà nước, cùa người dân và ảnh hưởng đến quản lý nhà

nước về trật tự, an toàn xã hội.

Thứ ba, Lu ật sư cũng không nên tìm cách nhàm kéo dài, gây k h ó khăn cho việc

giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đổi v ớ i vụ việc mà m ình đang

đảm nhận là người đại diện, tư vấn hoặc có hành vi khác cản trờ cho hoạt động thực

thi công vụ của các cơ quan nhà nước.

5. Các quy tắc quan hệ của luật sư vói các cơ quan thông tin đại chúng và
quy tắc quảng cáo trong nghề luật sư.
5.1. Q uy íẳ c 26. Q uan hệ v ớ i các c ơ quart thông tin đ ạ i c h ú n g

Quy tắc Quan hệ của luật sư vớ i các cơ quan thông tin đại chúng xác định ba

yêu cầu đạo đức cụ thể và ứng xử cùa luật sư đó là:

Thứ nhất, trách nhiệm đạo đức của luật sư trong việc phổi hợp với các cơ quan

thông tin đại chủng; Thứ hai, thái độ hợp tác và tôn trọng với các cơ quan thông tin đại

chúng; Thứ ba, điều không được thực hiện, không được làm v ớ i cơ quan thông tin đại

210
chúng để cố ý phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân hoặc tạo dư luận như một

phương tiện bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng.

Các cơ quan thông tin đại chúng chính là các công cụ của Đàng và Nhà nước ta

nhằm tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật đến nhân dân và các

đối tượng khác trong toàn xã hội, trong điều kiện công nghệ phát triển ngày nay đối

tượng và quy mô tuyên truyền có tính toàn cầu. Luật sư cần phối hợp với các cơ quan

thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại

tội phạm, tham nhũng và các tiêu cực xã hội. Luật sư có thái độ tôn trọng và hợp tác

v ớ i các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính

xác theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hường

tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp luật và quyền lợ i hợp pháp của khách

hàng. Luật sư không được móc nối với cơ quan thông tin đại chúng để cố ý phản ánh

sai sự thật nhằm m ục đích cá nhân hoặc tạo dư luận như một phương tiện bảo vệ

quyền lợ i không hợp pháp của khách hàng. Quy tắc đặt ra các vấn đề ứng xử sau đây:

Thứ nhất, Trong bối cảnh thông tin phát triển mạnh mẽ và đa chiều như hiện

nay, không thể phủ nhận vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng trong

v iệ c tác động hay đưa ra các định hướng xã hội, như một cơ quan quyền lực thứ tư.

Lu ật Lu ật sư, quy định chức năng xã hội của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý,

phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chù, văn minh. D o vậy, luật sư

phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên

truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các tiêu cực xã hội. M ỗ i

luật sư đều phải ý thức được trách nhiệm xã hội nghề nghiệp cùa mình, phải nhận thức

được trách nhiệm phối hợp với các tổ chức thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật.


Thứ hai, Lu ậ t sư có thái độ ứng xử tích cực, cần chù động trong việc phối hợp

với các cơ quan thông tin đại chúng. Trong trường hgfp cơ quan tm yền thông có yêu

cầu cung cấp hoặc phổi hợp trong tác nghiệp của họ, thái độ cùa luật sư phải tôn trọng,

hợp tác và thông tin phải trung thực và khách quan. T uy nhiên, Q uy tắc này cũng nhấn

mạnh v iệ c cung cấp thông tin cho công chúng không được trái với nguyên tắc bảo mật

và quyền lợ i hợp pháp của khách hàng. Luật sư, Tổ chức hành nghề phải tự cân nhắc

cũng như đưa ra các quyết định hợp lý trong việc lựa chọn thông tin để cung cấp cho

211
các cơ quan thông tin đại chúng. V iệ c cung cấp thông tin cũng là một cách bảo vệ

quyền lợi khách hàng một cách tốt nhất.

Thứ ba, Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng cùa các phương tiện thông tin đại

chúng, luật sư, tổ chức hành nghề không được lạm dụng các phương tiện thông tin đại

chúng cho các mục đích không chính đáng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thủ tư, Q uy tắc này đề cập cơ quan thông tin đại chúng. Chính vì vậy, cần có

nhận thức đúng đắn về “ cơ quan thông tin đại chủng” và các thông tin thuộc đối tượng

thông tin đại chúng mà luật sư được phép sử dụng. Luật sư cần hết sức thận trọng và

chuẩn xác trong việc đưa các thông tin hay sử dụng thông tin trong trang b lo g cá nhân

của mình hay của đồng nghiệp hoặc trên các facebook khác để tránh việc hiểu lầm

hoặc hậu quả xấu về đạo đức xã hội đối v ớ i luật sư và nghề luật sư.

5.2. Q uy tắc 27. Q uảng cảo

Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư quảng cáo theo quy định của pháp luật và

phải chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với

xã hội. Q uy tắc đặt ra các vấn đề ứng xử sau đây:

Thứ nhất, Để công chúng biết về dịch vụ pháp lý, luật sư và tổ chức hành nghề

luật sư được quảng cáo theo quy định cùa pháp luật. D o vậy, tiêu chí đầu tiên đặt ra là

khi quảng cáo về dịch vụ pháp lý của mình, luật sư và tổ chức hành nghề luật sư phải

tuân thủ các quy định chung cùa pháp luật về quảng cáo. V í dụ, quảng cáo dịch vụ

pháp lý không được v i phạm các điều cấm pháp luật về quảng cáo và không được thực

hiện các hành v i quảng cáo với mục đích cạnh tranh không làm mạnh.

Thứ hai, Q uy tắc 27 yêu cầu luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chịu trách nhiệm

về các thông tin hay cam kết về chất lượng dịch vụ trong quảng cáo đổi vớ i xã

hội. Quy định này xuất phát từ chức năng xã hội cùa luật sư nhằm góp phần bảo vệ

công lý, phát triển kin h tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn m inh và nguyên

tắc hành nghề của luật sư.

Thứ ba, Quàng cáo dịch vụ pháp lý phải trung thực, chính xác; không được gây

nhầm lẫn hoặc lừa dối hoặc có thể gây nhầm lẫn, lừa dối; phải đáp ứng lợ i íc h chung

của xã hội và phù hợp v ớ i tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất.

Thứ tư, Luật รน, tổ chức hành nghề luật sư có thể quảng cáo dịch vụ pháp lý thông

qua các phương tiện quảng cáo được phép v í dụ như qua các phương tiện thông tin đại

chúng, qua internet, báo chí hoặc các ấn phẩm định kỳ, các quảng cáo ngoài trời v.v.

212
Thứ năm, K h i quàng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, luật sư, tổ

chức hành nghề luật sư có thể đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua việc liên hệ

trực tiếp đến khách hàng cụ thể và gửi các thông tin quàng cáo dịch vụ pháp lý cho các

khách hàng này. K h i đề nghị dịch vụ tư vấn, luật sư không được sử dụng các phương

tiện hay công cụ có tính chất đe dọa, cưỡng bức và không được lợ i dụng tình huống

mà luật sư biết được rằng một số hạn chế về tình trạng thể chất hoặc tinh thần của

khách hàng không cho phép khách hàng có được các nhận định hợp lý về dịch vụ pháp

lý, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.

Thứ sáu: Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có thể quảng cáo về bản thân hoặc

tổ chức hành nghề là chuyên gia trong một hoặc một số lĩnh vực tư vấn pháp lý, tuy

nhiên các thông tin quảng cáo này không được gây nhầm lẫn. Luật sư, tổ chức hành

nghề luật รน có thể sử dụng các danh hiệu, giải thường trong quảng cáo dịch vụ pháp

lý, tuy nhiên cần nêu rõ tên tổ chức cấp giải thưởng hoặc các danh hiệu đó.

Thứ bảy, Cần nêu rõ tên của luật sư, tổ chức hành nghề luật รบ trong quảng cáo

dịch vụ pháp lý cùa luật sư hoặc tổ chức hành nghề đó.

C âu h ỏ i thảo lu ậ n toàn chương:

1. N ộ i dung cơ bản của các nguyên tắc chung về đạo đức nghề nghiệp luật sư

và ý nghĩa của nó đối với các nguyên tắc cụ thể?

2. Phân biệt đạo đức nghề nghiệp và ủng xử nghề nghiệp luật รน. Sự khác biệt
thể hiện trong Quy tắc đạo đức và ímg xử nghề nghiệp của luật รน nhu thế

nào?

3. M ố i quan hệ của luật sir và khách hàng các gianh g iớ i đạo đức cụ thế nào

cần xác định và thực hiện?

4. Quan hệ của luật sư và các cơ quan, người tiến hành tố tụng - sự nhận diện

và gianh g iớ i đạo đức cần xác định, thực hiện?

5. Quan hệ của luật sư và các C ơ quan nhà nước khác - sự nhận diện và gianh

g iớ i đạo đức cần xác định, thực hiện?

6. Quan hệ của luật sư và đồng nghiệp - sự nhận diện và gianh g iớ i đạo đức

cần xác định, thực hiện?

7. Quan hệ cùa luật sư và các cơ quan thông tin đ ạ i chúng - sự nhận diện và

gianh g iớ i đạo đức cần xác định, thực hiện?

213
Chương 6
LUẬT SƯ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Một số vấn đề chung về trợ giúp pháp lý


1. ỉ. K h á i niệm pháp luật trợ giúp p háp lý

Pháp luật T G P L là tổng thể các văn bàn quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động T G P L cho ngườinghèo,

người có công vớ i cách mạng và những đổi tượng khác theo quy định của pháp luật

Pháp luật trợ giúp pháp lý áp dụng đối v ớ i cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa V iệ t Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của

điều ước quốc tế đó’

1.2. K h á i niệm trợ giúp pháp lý.

Thuật ngữ "T rợ giúp pháp lý " được sử dụng phổ biến trên thế g iớ i từ thế kỷ X V

- X V I và phát triển từ giữa thế kỷ X I X đến nay, xuất phát từ tiếng A n h là: L e g a l cid.

Theo T ừ điển A n h - V iệ t cùa tác giả L ê Khả Ke, N xb. K h o a học xã hội, 1997 thì

“ L e g a l a iđ ’ được d ịch là “ T rợ cấp pháp l ỹ \ N goài ra, trong một số tài liệu khác dịch

"L e g a l a id ' là “h ỗ trợ pháp luật", “h ỗ trợ pháp lý ” hoặc “ /ỉỗ trợ tu pháp"... Như vạy,

cỏ rất nhiều cách địch khác nhau về thuật ngữ này. X u ất phát từ bản chất và hình thức

hoạt động "L e g a l a id ” trên thế g iớ i và thực tiễn hoạt động này ở V iệ t N am trong tiờ i

gian qua, thuật ngữ “L e g a l a id ’ được dịch là “T rợ giúp pháp /ý” đang được sử dụng

chính thức trong các văn bản pháp luật và sách báo ở V iệ t N am hiện nay cỏ tính k iá i

quát hơn cả, đồng thời nó thể hiện rõ bản chất, nội dung và hình thức hoạt động của

loại dịch vụ pháp lý m iễn phí ở V iệ t Nam.

Theo từ điển tiếng V iệ t của nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1994 thì thiật

ngữ "T rợ g iú p ” có nghĩa là giúp đỡ. Đến lượt mình thuật ngữ "G iúp đỡ" theo ngiĩa

tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho a i một việc g ì đó hcặc

cho a i c á i g ì đó mà người ấy đang cần. C ái đang cần sự giúp đỡ ở đây là "pháp ý "

theo nghĩa rộng của từ này.

Ở các nước trên thế giới, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người \ểu

thế bắt đầu hình thành và phát triển cùng vớ i sự ra đời và phát triển của N hà nước tư

sản và được coi là chức năng xã hội của nhà nước, là một trong nhữmg tiêu chí bảo /ệ

214
quyền con nguời của nhà nước pháp quyền. Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở

V iệ t Nam năm 1997 là xuất phát từ chính những nguyên tắc H iế n định chù quyền

thuộc về nhân dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và bản chất của N hà

nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên

thế giới rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của

m ỗi quốc gia. V ì vậy, chưa có quan niệm chung, thống nhất về trợ giúp pháp lý.

Do có nhiều mô hình trợ giúp pháp lý, với những quan niệm khác nhau về đối

tượng, phạm vi, phương thức và chi phí trợ giúp pháp lý trên thế g iớ i, nên ở m ỗi nước

đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau,

nhưng nói chung các khái niệm của các nước đều thể hiện tính k in h tế, nhân đạo và

tính pháp lý cùa hoạt động trợ giúp pháp lý. Tính kinh tế, nhân đạo thể hiện ở chỗ giúp

đỡ_cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí k h i tiếp cận v ớ i dịch

vụ pháp lý. Tính pháp lý cùa hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối

tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình

thức...).

D ư ới góc độ kinh tế mang tính nhân đạo một số nước (như Đ ứ c) quan niệm trợ

g iú p pháp lý là giúp đ ỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những ngư ời không cỏ

khả năng thanh toán cho các chi p h í vê' tư vấn pháp luật, đ ại diện hoặc bào chữa

trước toà án,

D ư ới góc độ pháp lý, theo pháp luật cùa A n h và xứ W ales thì T rợ giúp pháp lý

là g iú p đỡ pháp lý cho những người không cỏ khả năng ch i trả cho v iệ c tư vấn, hỗ trợ

và đ ạ i diện pháp lý.

Điều 2 Đạo luật về đại diện và tư vấn pháp lý 1995 của Singapore cũng giải

thích rằng trợ giúp pháp lý là việc giúp đỡ những người không có khả năng ch i trả cho

các dịch vụ p háp lý.

N hìn dưới góc độ mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý, người ú c cho rằng

trọ giúp p háp lỷ là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự

như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là tạo ra sự công bằng k h i tiếp

cận vớ i pháp luật.

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng tồ chức và hoạt động trợ

giúp pháp lý cùa các nước trên thế giới đã có từ hàng trăm năm nay và thực tiễn hoạt

động trợ giúp pháp lý ờ V iệt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể đưa ra quan

215
niệm chung về trợ giúp pháp lý một cách đầy đủ, thể hiện những đặc trung cơ bản của

nó. Theo quan niệm chung hiện nay thì trợ giúp pháp lý hiểu là sự g iú p đờ pháp lý

miễn p h í của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người yếu thế cỏ hoàn cảnh dặc

biệt và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật tiếp cận với các dịch vụ pháp

lý (tư vẩn pháp luật, đ ại diện, bào chữa, hoà giải...), nhằm bảo vệ quyền và lợ i ích hợp

pháp của họ, bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện

công bằng xã hội.

Theo Đ iều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì trợ giúp pháp lỷ được hiểu là

việc cung cấp dịch vụ pháp lý (tư vấn, tham g ia tổ tụng, đ ạ i diện ngoài tố tụng, hoà

giải...) miễn p h í của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, n g iỉờ i có

công vớ i cách mạng và các đ ố i tượng khác theo quy định của pháp ỉuật nhằm giúp

người được trợ g iú p pháp lỷ bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của mình, nâng cao hiếu

biết pháp luật, ỷ thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo

đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm p h áp luật.

V iệ c thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có

công v ớ i cách mạng và các đối tưựng có hoàn cảnh đặc biệt khác ờ V iệ t Nam xuất

phát từ chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội

của Đảng và N hà nước, thể hiện bản chất của N hà nước ta là Nhà nước pháp quyền

của dân, do dân và vì dân. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, có mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhưng

có mặt tiêu cực là làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các

vùng lãnh thổ và các nhóm xã hội. Khoảng cách giàu nghèo về kinh tế tất yếu dẫn đến

sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận với các điều kiện giáo dục, y tế, văn hoá,... và đặc

biệt là trong việc tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Người nghèo thường không có điều kiện

về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch vụ pháp lý có thu phí, nên trong nhiều trường

hợp không được tư vấn pháp luật hoặc không m ời được luật sư bảo vệ quyền và lợ i ích

hợp pháp của m ình khi b ị xâm hại. M ặt khác, trong điều kiện hệ thống pháp luật nước

ta đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, sổ lượng văn bản pháp luật ngày càng

nhiều và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung thì việc người dân tiếp cận với pháp luật

để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, để xử sự phù hợp với pháp luật trong các

quan hệ xã hội hàng ngày không phải dễ dàng. Tổ chức trợ giúp pháp lý của N hà nước

ra đời đã tạo cơ chế cần thiết để người nghèo và người có công với cách mạng có được

216
điều kiện và hoàn cành tương tự như người khác trong tiếp cận v ớ i các dịch vụ pháp

lý, cùng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật và góp phần thực hiện

công bằng xã hội.

1.3. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

Theo quy định tại Đ iều 4 Luật Trợ giúp pháp lý thì hoạt động trợ giúp pháp lý

phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- K h ô n g thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý;

- Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;

- Sừ dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất

quyền, lợ i ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý;

- C h ịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý.

1.4. C hính sách trợ giúp pháp lý

Đ iều 6 Luật T rợ giúp pháp lý xác định:

a) T rợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.

b) Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp

pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để M ặ t trận Tổ quốc V iệ t Nam và các tổ chức

thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham

gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý.
1.5. Trách nhiệm cùa c ơ quan, tỏ chức trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

- C ơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của m ình khuyến khích,

tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác

làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên T G P L .

- C ơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động

trợ giúp pháp lý trong phạm v i nhiệm vụ, quyền hạn của m ình phối hợp, tạo điều kiện,

cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để trợ giúp pháp lý

(Điều 7).

1.6. Q uỹ trọ g iú p pháp lý (Điều 8)

Đ iều 8 Lu ật T rợ giúp pháp lý quy định:

1. Q uỹ trợ giúp pháp lý được lập để hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động

nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho tổ chức thực

hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương có khó khăn về kinh tế.

217
2. Nguồn tài chính của Q uỹ trợ giúp pháp lý gồm đóng góp tự nguyện, tài trợ

cùa cơ quan, tổ chúc, cá nhân, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp

khác.

3. Quỹ trợ giúp pháp lý hoạt động không v ì mục đích lợ i nhuận, được miễn thuế.

V iệ c quản lý và sử dụng quỹ trợ giúp pháp lý phải đúng mục đích và theo quy định của

pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Q uỹ trợ giúp

pháp lý.

1.7. C á c hành v i b ị nghiêm cẩm (Điều 9 Lu ật T G P L)

1. N ghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp

pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:

a) X â m phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợ i ích hợp pháp cùa người được

trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợ i ích nào khác từ người được trợ giúp

pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

c) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người đuợc trợ giúp

pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp

luật có quy định khác;

d) T ừ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy

định tại khoản 1 và khoản 2 Đ iều 45 của Luật T G P L và theo quy định của pháp luật về

tố tụng;

đ) L ợ i dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi;

e) L ợ i dụng hoạt động trợ giúp pháp lý gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh

hường xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợ i ích của Nhà

nước, quyền, lợ i ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

g) X ú i giục người được trợ giúp pháp lý khai, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự

thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

2. N ghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các hành v i sau đây:

a) X âm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

b) C ố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ v iệ c T G P L ;

c) Càn trờ hoạt động T G P L ; gây rối, làm mất trật tự nơi thực hiện T G P L .

218
2. Ngưòi được trự giúp pháp lý.
2.1. N gư ờ i được trợ giúp pháp lý.

Đ iều 10 Luật T G P L quy định người được T G P L bao gồm : N gư ời nghèo; người

có công với cách mạng; người g ià cô đơn , người tàn tật và trè em không n ơ i nương

tựa và ngư ời dân tộc thiếu sổ thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn.

2.1.1. N gư ờ i nghèo.

Theo Khoản 1 Đ iều 2 N ghị định số 07/N Đ -CP thì người nghèo là người thuộc

hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Theo Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg

ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phù về việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng

cho giai đoạn 2011-2015 thì hộ nghèo ờ nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân

đầu người từ 400.000 đòng/người/thảng ('4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống và hộ

nghèo ờ thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng

(6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo được cơ quan nhà nuớc có thẩm

quyền cấp giấy chứng nhận hộ nghèo (Sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo) để họ được

hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. H iện nay, theo chuẩn nghèo mới, cả nước

có khoảng 1 7 - 1 8 % dân số cả nước là người nghèo.

2.1.2. N gười có công với cách mạng.

Theo khoản 2 Đ iều 2 N ghị định số 07/N Đ -CP thì người có công với cách mạng

được T G P L bao gồm :

a) N gười hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

b) B à mẹ Việt Nam anh hùng; A n h hùng L ự c lượng vũ trang nhân dân, Anh

hùng La o động;

c) Cha, mẹ, vợ hoặc chồng cùa liệt sỹ, con cùa liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi và người

có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;

đ) N gư ời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bát tù, đàv;

g) N gười hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ T ổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

e) N gư ờ i có công giúp đỡ cách mạng bao gồm: N gư ời được tặng K ỳ niệm chương

"Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "C ó công vớ i nước"; người trong gia đình được tặng

K ỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng

219
tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương

kháng chiến và người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy

chương kháng chiến (Đ iều 32 Pháp lệnh về người có công với cách mạng năm 2005 ).

H iện nay, người có công với cách mạng chiếm khoảng hơn 9 triệu người).

2.1.3. N g ư ờ i g ià cô đom không nơi nương tựa là những nguời từ đù 60 tuổi trờ

lên, sống độc thân, không nơi nương tựa, không có người chăm sóc, phụng dưỡng.

2.1.4. N g ư ờ i tàn tật không nơi nương tựa là người bị khiếm khuyết một hay

nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm

suy giảm lchả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó

khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hoá học, bị nhiễm H IV hoặc bị các bệnh khác

làm mất năng lực hành v i dân sự mà không có nơi nương tựa.

2.1.5. Trẻ em không n ơ i nương tựa là người dưới m ười sáu tuổi, không nơi

nương tựa. Đ ó là trẻ em không có gia đình hoặc bị gia đình bỏ rơi, tự kiếm sống hoặc

có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đù điều kiện để

thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập vớ i gia đình, cộng đồng.

2.1.6. N g ư ờ i dân tộc thiểu sổ thường xuyên sinh sổng tại vùng có điều kiện

k inh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật (hiện nay có gần 1.800

xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

2.1.7. L u ậ t phòng chống mua bán người mới được Q uốc hội thông qua tháng

3/2011 quy định nạn nhăn cùa tội phạm mua bán người cũng được T G P L .

2.1.8. N ạn nhân bị bạo hành theo quy định pháp luật về chống bạo hành, bạo

lực gia đình và pháp luật phòng, chống các hình thức bạo lực khác được trợ giúp pháp

lý theo quy định của pháp luật.

2.1.9. C á c đối tượng khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà

X H C N V iệ t N am là thành viên.

- N g ư ờ i nước ngoài được hường trợ giúp pháp lý miễn phí tại V iệ t Nam theo

H iệ p định tương trợ tư pháp đã ký kết giữa V iệ t Nam và nước mà người đó mang quốc

tịch nếu trong H iệp định có quy định về vấn đề này (hiện nay có H iệp định tương trợ

tư pháp giữa V iệ t N a m với Trung Quốc, giữa V iệ t Nam v ớ i Cộng hoà Pháp và Ưcraina

có quy định này).

- T ro n g khuông ldiổ một số dự án hợp tác quốc tế về T G P L ở V iệ t Nam thì một

sổ đối tượng như người chưa thành niên, phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực trong

220
gia đình và nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ vàtrẻ em cũng được T G P L .

2.2. Quyền của người được trợ giúp pháp lý.

2.2. Quyền của người được trợ giúp pháp lý.

Điều 11 Luật T rợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý có những

quyền sau đ â y :

1. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện yêu cầu trợ giúp

pháp lý;

2. Lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý; yêu cầu thay đổi ngư ời thực hiện

trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2

Điều 45 của Luật này;

3. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;

4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý;

5. Đ ược bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

6. K h iếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

2.3. N g h ĩa vụ của ngitời được trợ giúp pháp lý.

Điều 12 Lu ật T rợ giúp pháp lý quy định người được trợ giúp pháp lý có các

nghĩa vụ sâu đây :

1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý vàchịu
trách nhiệm về tính chính xác cùa thông tin, tài liệu đó;

3. Tôn trọng tổ chức thực hiện T G P L , người thực hiện T G P L và cơ quan, tổ

chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý;

4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện T G P L khác trợ giúp pháp lý cho m ình về

một vụ việc đang được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp;

5. Chấp hành pháp luật về T G P L và nội quv nơi thực hiện T G P L .

3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý.


3.1. N gư ờ i thực hiện T G P L

Theo Điều 20 Lu ật Trợ giúp pháp lý, người thực hiện T G P L bao gồm : Trợ giúp

viên pháp lý, Cộng tảc viên, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật.

- Theo Khoản 3 Điều 20 Luật T G P L thì những người thuộc một trong các

trường hợp sau đây không đuợc tham gia trợ giúp pháp lý:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích

221
hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chừa bệnh, cơ sờ

giáo dục hoặc quàn chế hành chính;

c) M ất năng lực hành v i dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành v i dân sự;

d) B ị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba nãrn,

kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;

đ) Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; b ị thu hồi G iấy

chứng nhận tư vấn viên pháp luật.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của ngư ời thục hiện TG PL.

Theo Điều 25 Luật T G P L , người thực hiện trợ giúp pháp lý có các quyền và

nghĩa vụ sau đây:

1. Thục hiện trợ giúp pháp lý.

2. T ừ chối hoặc không tiếp tục thực hiện T G P L trong các trường hợp quy định

tại Đ iều 45 của Lu ật T G P L và theo quy định của pháp luật về tố tụng.
๙ '

3. Đ ược bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý.

4. Tuân thủ nguyên tác hoạt động trợ giúp pháp lý.

5. Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

6. K ịp thời báo cáo v ớ i tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát

sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý.

3.3. T rợ giúp viên pháp lý (Điều 21).

3.3.1. Tiêu chuẩn T rợ giúp viên pháp lý.

T rợ giúp viên pháp lý là công dân V iệt Nam thường trú tại V iệ t Nam , có đù tiêu

chuẩn sau đây:

a) C ó năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

b) Có bàng cử nhân luật;


c) C ó Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

đ) C ó thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trờ lên;

đ) C ó sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.3.2. Đ ịa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý.

- Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp

lý nhà nước hoặc Chi nhánh của Trung tâm, được Chủ tịch U ỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ

nhiệm và cấp thẻ T rợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sờ Tư pháp.

222
- T rợ giúp viên pháp lý thực hiện T G P L bàng các hình thức sau đây:

+ T ư vấn pháp luật;

+ Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp để bào chữa cho người

được T G P L là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bảo vệ quyền lợ i của đương sự trong

vụ án hình sự; đại diện cho người được T G P L để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa

đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính;

+ Đ ại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công

việc có liên quan đến pháp luật;

+ Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác (tham gia hoà giải, hướng dẫn

thủ tục hành chính, khiếu nại).

3.4. C ộn g tác viển (Điều 22).

3.4. ỉ. Tiêu chuẩn chung của Cộng tác viên T G PL.

Theo Khoản 1 Đ iều 22 Luật T G P L thì những người có đủ các tiêu chuẩn và điều

kiện sau đây mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20

cùa Luật T G P L thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác

viên:

a) L à công dân V iệ t Nam thường trú tại V iệ t Nam, có năng lực hành vi dân sự

đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được

giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý;

b) N gư ời có bằng cử nhân luật; người có bàng đại học khác làm các ngành,

nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân;

c) N g ư ờ i thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng

dân tộc thiểu số và m iền núi có bằng trung cẩp luật hoặc có thời g ian làm công tác

pháp luật từ ba năm trở lên hoặc cỏ kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;

đ) Luật sư, T ư vấn viên pháp luật tự nguyện làm cộng tác viên.

C ộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của G iám đốc Trung

tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc trưởng C h i nhánh cùa Trung tâm. Cộng tác viên

không p h ả i là Lu ật sư c h i tham g ia trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật.

K h i tham gia trợ giúp pháp lý, cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng và chi phí

hành chính theo quy định của pháp luật.

3.4.2. Thủ tục công nhận và cấp thè cộng tác viên.

1. Theo Điều 27 N ghị định số 07/NĐ-CP, người có đủ tiêu chuẩn, tự nguyện

223
làm cộng tác viên thì gửi hồ sơ đến Trung tâm T G P L nhà nước ở địa phương nơi mình

cư trú hoặc công tác. H ồ sơ đề nghị làm cộng tác viên gồm có các giấy tờ sau đâv:

a) Đơn đề nghị làm cộng tác viên theo mẫu;

b) Bản sao bằng cử nhân luật; bàng đại học khác hoặc bàng trung cấp luật và

giấy xác nhận thời gian làm công tác pháp luật của cơ quan, tổ chức nơi người đỏ đã

hoặc đang công tác;

c) Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của ủ y ban nhân dân xã, phường, thị trấn

nơi cư trú hoặc của cơ quan nơi làm việc kèm hai ảnh mầu chân dung cỡ 2cm X 3cm.

Trong trường hợp người đề nghị làm cộng tác viên thường trú ở vùng cỏ điều

kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi mà có kiến

thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng thì ngoài các giấy tờ tài liệu nêu trên,

trong hồ sơ phải có ý kiến của cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn nơi người đỏ cư trú.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ

thì G iám đốc Trung tâm T G P L trình G iám đốc Sở T ư pháp xem xét, công nhận và cấp

thẻ cộng tác viên. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người đề

nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do G iám đốc

Trung tâm trình, G iám đốc Sở Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp thè

cộng tác viên. Trong trường hợp từ chối phải thông báo rỗ lý do bằng văn bản cho

người đề nghị làm cộng tác viên. N gư ời bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ

chối công nhận và cấp thẻ cộng tác viên.

4. Theo Đ iều 28 N ghị định số 07/N Đ -CP, người được công nhận và cấp thẻ

cộng tác viên thì được ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm. Trung tâm có trách nhiệm

ký kết hợp đồng cộng tác với cộng tác viên. H ợp đồng cộng tác phải có những nội

dung chính sau đây:

a) H ọ tên, địa chi của các bên tham gia hợp đồng cộng tác;

b) H ình thức, lĩnh vực trự giúp pháp lý mà cộng tác viên dự kiến sẽ thực hiện

phù hợp v ớ i quy định tại khoản 2 Đ iều 22 Lu ật T rợ giúp pháp lý và Đ iều 34 N g h ị định

số 07/NĐ -CP;

c) Q uyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ cộng tác;

d) V ấ n đề chấm dứt hợp đồng cộng tác và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng

cộng tác.

224
5. Cộng tác viên được thực hiện trợ giúp pháp lý kể từ thời điểm ký hợp đồng

cộng tác.

3.4.3. Chấm dứt hợp đong cộng tác và thu hổi thẻ cộng tác viên.

1. Đ iều 30 N ghị định số 0 7/N Đ -C P quv định hợp đồng cộng tác bị chấm dứt và

thẻ cộng tác viện bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) C ộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 06 tháng kể từ

ngày được cấp thẻ cộng tác viên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

b) C ộng tác viên có một trong các hành v i (vi phạm điều cấm) quy định tại Điều

9 Luật T rợ giúp pháp lý;

c) C ộn g tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20

Luật T rợ giúp pháp lý;

d) C ộ ng tác viên chấm dứt hợp đồng cộng tác vớ i Trung tâm hoặc không tiến

hành ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm trong thời hạn ba m ươi ngày kể từ ngày

được cấp thẻ.

2. K h i cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp trên đây thì G iám đốc

Trung tâm T G P L nhà nước ra quyết định chấm dứt họp đồng cộng íác vớ i cộng tác

viên và đề nghị G iám đốc Sở T ư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên.

3. T rong thời hạn bảy ngày làm việc, kể í ừ ngày nhận được đề nghị của G iám

đốc Trung tâm, G iám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên. Người

bị thu hồi thẻ cộng tác viên thì không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý.

3.4.4. Phương thức tham g ia thực hiện T G P L của cộng tác viên.

Đ iều 31 N ghị định số 0 7/N Đ -C P quy định cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp

lý theo các phương thức sau đây:

1. N hận vụ việc trợ giúp pháp lý do người được trợ giúp pháp lý trực tiếp yêu

cầu hoặc theo phân công của G iám đổc Trung tâm T G P L nhà nước hoặc Trưởng C hi

nhánh của Trung tâm.

2. C ộ n g tác viên hoạt động vớ i tư cách cá nhân hoặc được tổ chức thành Tổ

cộng tác viên.

3. C ộ n g tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm v i hợp đồng cộng tác

được ký kết giữa Trung tâm T G P L nhà nước vớ i cộng tác viên.

3.4.5. Quyền lợ i và trách nhiệm của cộng tác viên.

N g o à i các quyền và nghĩa vụ của người thục hiện T G P L nói chung quy định tại

225
Điều 25 Luật T rợ giúp pháp lý, Điều 32 N ghị định số 0 7/N Đ -C P quy định khi trực tiếp

tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên có những quyền lợ i và trách nhiệm

sau đây:

a) Đ uợc nhận bồi dưỡng và các chi phí hành chính hợp lý theo quy định của

pháp luật theo vụ việc cụ thể;

b) Đ ược đề xuất, kiến nghị về v iệ c m ờ rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của

Trung tâm;

c) Được biểu dương, khen thường khi có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý;

d) Sử dụng thẻ cộng tác viên theo quy định tại Đ iều 29 N g h ị định số 0 7/N Đ -C P

và nộp lại thẻ cộng tác viên khi bị thu hồi theo quy định tại Đ iều 30 N ghị định số

07/N Đ -CP;

đ) C h ịu trách nhiệm trước G iám đốc Trung tâm và trước pháp luật về việc thực

hiện vụ v iệ c trợ giúp pháp lý của mình. Trong trường hợp làm việc tại C h i nhánh thì

còn phải chịu trách nhiệm trước Truởng C h i nhánh;

e) Trong trường hợp cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý mà gây thiệt hại thì

Trung tâm nơi người đó cộng tác có trách nhiệm bồi thường. Cộng tác viên đã gây thiệt

hại cỏ ừách nhiệm bồi hoàn cho Trung tâm theo quy định của pháp luật về dân sự;

g) Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm; k ịp thời báo cáo

những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và đề xuất biện pháp

giải quyết với lãnh đạo Trung tâm.

3.4.6. Chế độ bồi dưỡng và c h i p h í hành chính cho Cộng tác viên thực hiện trợ

giúp p háp lý.

1. Điều 33 N g h ị định số 07/N Đ -C P quy định khi tham gia trợ giúp pháp lý,

Cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng và chi phí hành chính hợp lý theo quy

định của pháp luật.

M ứ c bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý cho cộng tác viên được xây dựng

căn cứ vào chất lượng nội dung trợ giúp pháp lý, thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý,

tính chất phức tạp của vụ việc trợ giúp pháp lý, kết quả trợ giúp pháp lý và hình thức

trợ giúp pháp lý. T hời gian thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm thời gian nghiên cứu hồ

sơ vụ việc và chuẩn b ị tài liệu phục vụ cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý; thời gian

gặp gỡ, tiếp xúc v ớ i người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ; thời gian xác

minh vụ việc trợ giúp pháp lý; thời gian làm việ c tại các cơ quan, tổ chức có liên quan

226
đến vụ việc trợ giúp pháp lý. Căn cứ để xác định thời gian làm việc của cộng tác viên

là thời gian làm việc có xác nhận của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo Thông tư liên tịch số 81/2002/ T T L T / B T C -B T P ngày 25/9/2008 của Liên

B ộ Tài chính - B ộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh

phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước thì Cộng tác viên khi

thực hiện trợ giúp pháp lý được hưởng mức bồi dưỡng cụ thể như sau:

- Cộng tác viên thục hiện tư vấn pháp luật được hưởng mức bồi dưỡng cụ thể là:

+ Đ ổ i vớ i g iả i đáp, hướng dẫn pháp luật bằng m iệng vớ i vụ việc đơn giản (có

thời gian tư vấn không nhiều, hoậc chỉ hướng dẫn thủ tục cần thiết như chuyển đơn,

hướng dẫn hoặc cung cấp địa chỉ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết

vụ việc của đối tượng...để đối tượng trợ giúp trực tiếp đến đó...) thì phụ cấp đối với

cộng tác viên là 20.000đồng/ giờ.

+ Đ ố i với các vụ việc g ià i đáp, hướng dẫn pháp luật bằng m iệng phứ c tạp (như

tư vấn một vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau hoặc liên quan

đến nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các vụ việc đòi hỏi phải mất nhiều

thời gian tư vấn...) thì cộng tác viên được hưởng mức bồi dưỡng là 30.000đồng/giờ.

+ Đ ổ i với g iả i đáp, hướng dẫn pháp luật bằng văn bàn đơn giàn (như thảo đơn,

trả lờ i bằng văn bản qua thư với những vụ việc đơn giản chi liê n quan đến một lĩnh

vực pháp luật hoặc liên quan đến một cơ quan giãi quyết hoặc vụ việc có tình tiết đơn

giản không đòi hỏi mất nhiều thời gian...) thì mức bồi dưỡng là 30.000đồng/lvăn bàn.

+ Đ ổ i với g iả i đáp, hướng dẫn pháp luật bằng văn bàn phứ c tạp (như vụ việc có

liên quan đến nhiều lĩn h vực pháp luật khác nhau, liên quan đến nhiều cơ quan giải

quyết; hoặc vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu hồ

sơ tương đối lâu hoặc vụ việc vụ việc kéo dài nhiều năm đã qua nhiều cấp, nhiều

ngành giải quyết mà không có kết quả; viết kiến nghị yêu cầu cơ quan có thẩm quyền

giải quyết, kiến nghị yêu cầu V iệ n trưởng V iệ n kiểm sát, Chánh án Toà án kháng nghị

bản án đã có hiệu lực pháp luật V.V..) thỉ mức bồi dưỡng cho C ộng tác viên là 50.000/1

văn bàn.

+ Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý bảng hình thức tham g ia to tụng thì

mức bồi dưỡng là 120.000đ/01 ngày làm việc của Luật sư. Trong trường hợp làm việc

nửa ngày (một buổi sáng hoặc một buổi chiều) thì được hưởng bồi dưỡng 60.000 đ/01

buổi làm việc.

227
Trường hợp Luât sư đển tham dự phiên tòa nhưng bị hoãn mà không được báo

trước và không do yêu cầu cùa luật sư thì được bồi dưỡng tối đa 60.000đ ( bằng một

buổi làm việc của luật sư).

+ Cộng tác viên tham g ia đ ại diện ngoài tổ tụng thì mức bồi dưỡng là

100.000đ/01 ngày làm việc. Trong trường hợp làm việc nửa ngày (một buổi sáng hoặc

một buổi chiều) thì được hường bồi dưỡng 50.000 đ/01 buổi làm việc.

+ Cộng tác viên tham gia hòa giải thì mức bồi dưỡng là 100.000/1 vụ việc hòa giải.

- Cộng tác viên được hường chi phí hành chính hợp lý khi thực hiện vụ việc trợ

giúp pháp lý bao gồm các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ

phí, chi phí sao chụp tài liệu, chi phí liên lạc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân

nhân của họ và các khoản chi phí hợp lý khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ

giúp pháp lý. N goài ra, khi thục hiện trợ giúp pháp lý, Cộng tác viên được thanh toán

tiền công tác phí, tiền tàu xe, tiền lưu trú, thuê nhà nghỉ... như đối vớ i cán bộ, công

chức N hà nuớc đi công tác.

Căn cứ để xác định chi phí hợp lý và thời gian đi công tác là biên lai thu phí, lệ

phí, vé tàu, xe, hoá đơn nhà nghỉ v.v. hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền.

2. Trung tâm có trách nhiệm thanh toán cho Cộng tác viên theo đúng quy định

cùa Nhà nước về mức bồi dưỡng và các khoản chi phí hành chính hợp lý. Ngoài khoản

bồi dưỡng và chi phí do Trung tâm trợ giúp pháp lý thanh toán, Cộng tác viên không

được đòi thêm bất cứ khoản tiền thù lao nào từ người được trợ giúp pháp lý hoặc thân

nhân cùa họ.

3.5. Lu ật รน thực hiện trợ giúp pháp lỷ

Luật sư thực hiện T G P L trong các trường hợp sau đây:

1. Luật sư thực hiện T G P L theo quy định của pháp luật về luật sư. Theo Đ iều 21

và Đ iều 31 Luật luật sư năm 2006 thì luật sư có nghĩa vụ thực hiện T G P L miễn phí

theo Đ iều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc. H iện nay L iê n đoàn Lu ậ t รน toàn quốc chưa

quy định cụ thể Lu ật sư tham gia thực hiện T G P L như thế nào. K h i thực hiện trợ giúp

pháp lý miễn phí, luật sư phải tận tâm vớ i người được trợ giúp như đối v ớ i khách hàng

trong những vụ, v iệ c có thù lao;

2. Luật sư tham gia thực hiện T G P L v ớ i tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ

giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật T G P L và Q uy chế cộng tác viên T G P L .

228
Luật sư là cộng tác viên tham eia T G P L trong phạm vi thoả thuận trong hợp đồng

cộng tác với Trung tâm T G P L nhà nước. H iện nay có hơn 1.000 luật sư là cộng tác

viên của các Trung tâm T G P L nhà nước ở địa phương. Hàng năm thực hiện hàng chục

ngàn vụ việc tham gia tố tụng hình sự, dân sự và được các Trung tâm T G P L nhà nước

thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;

3. Luật sư tham gia thực hiện T G P L tại tổ chức hành nghề luật sư của mình khi

tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký tham gia T G P L lại Sở T ư pháp, nơi tổ chức hành

nghề luật sư có trụ sở. Trong trường hợp này luật sư thực hiện T G P L trong phạm vi

đăng ký tham gia T G P L . Hiện nay cả nước có hơn 130 tổ chức hành nghề đăng ký

tham gia trợ giúp pháp lý. K h i tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia T G P L thì

các luật sư thực hiện T G P L theo sự phân công cùa Trưởng vãn phòng luật sư bàng

nguồn lực của mình.

4. Luật sư tham gia được thực hiện T G P L bằng tất cả các hình thức T G P L : Tư

vấn p háp luật, tham gia tổ tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức T G P L khác.

3.6. Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý (Điều 24).

1. Tư vấn viên pháp luật thực hiện T G P L theo sự phân công cùa Trung tâm tư

vấn pháp luật nơi họ làm việc theo N ghị định số 7 7/N Đ -C P cùa Chính phủ về tổ chức,

hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật đa đăng ký tham gia T G P L theo quy định của

pháp luật về TGPL.


2. Tư vấn viên pháp luật tham gia thực hiện T G P L với tư cách cộng tác viên cùa

Trung tâm T G P L nhà nước theo quy định của Luật T G P L và Q uy chế cộng tác viên

TG PL.

T ư vấn viên pháp luật tham gia thực hiện T G P L bằng hình thức tư vắn pháp luật

và trong phạm vi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tổ chức thực hiện trọ- giúp pháp lý (Điều 13 Luật TGPL).


C á c tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà

nước và C h i nhánh của Trung tâm; tổ chức hành nghề luật sư và tố chức tư vấn pháp

luật thuộc to chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tồ chức xã

hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn pháp luật).

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và C hi nhánh của Trung tâm do ủ y ban

nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.

229
- T ổ chức hành nghề luật sư là các V ăn phòng luật sư, Công ty luật được thành

lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về luật sư;

- T ổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã

hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là các Trung tâm tư vấn pháp luật

được thành lập theo N g h ị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của C hín h phủ về

tư vấn pháp luật.

4.1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Điều 14 L u ậ t TGPL).

4.1.1. Đ ịa vị pháp lỷ, c ơ cấu tổ chức của Trung tâm T G PL.

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn v ị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư

pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. B iên chế và kinh phí

hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do U ỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phổ trực thuộc trung ương quyết định.

- Trung tâm T G P L nhà nước có G iám đốc, Phó giám đốc, T rợ giúp viên pháp lý.

G iám đốc Trung tâm T G P L nhà nước do Chủ tịch Ư v ban nhân dân cấp tinh bổ nhiệm,

miễn nhiệm, cách chức.

- Theo Đ iều 16 Luật T G P L , Trung tâm T G P L nhà nước có thể có C h i nhánh ở

cấp huyện. C h i nhánh là đom v ị phụ thuộc của Trung tâm T G P L nhà nước. Trung tâm

T G P L nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của C h ị nhánh. Trưởng C hi

nhánh là T rợ gỉúp viên pháp lý và do G iám đốc Sờ T ư pháp bổ nhiệm, m iễn nhiệm,

cách chức.

4.1.2. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm T G P L nhà nước.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây :

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý;

2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về

vụ việc trợ giúp pháp lý;

3. B ồ i thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện T G P L ;

4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;

5. G iả i quyết khiếu nại và íranh chấp về trợ giúp pháp lý;

6. K iế n nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luậí.

4.2. Tồ chức hành nghề luật sư, tổ chức tu- vấn pháp luật.

V ă n phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức

chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp tham gia T G P L phải đăng ký bằng văn bản về

230
phạm vi, hình thức, lĩnh vực T G P L với Sở Tư pháp nơi đã cấp G iấ y đăng ký hoạt động

(Điều 17 Lu ật T G P L và Điều 15 N g h ị định số 07/N Đ -CP).

4.2.1. Thủ tục đăng kỷ tham g ia trợ giúp pháp lỷ

- H ồ sơ đăng kv bao gồm: Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; danh sách

Luật sư, T ư vấn viên pháp luật; bàn sao G iấ y đăng ký hoạt động.

Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có các nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;

b) D ự kiến diện người được trợ giúp pháp lý, hình thức, phạm vi, lĩnh vực đăng

ký trợ giúp pháp lý.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Sở Tư

pháp cấp G iấ y đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cho tổ chức đã đề nghị và thông báo

cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để phối hợp hoạt động. Trong trường hợp từ

chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày đuợc cấp G iấ y đăng ký tham gia

trợ giúp pháp lý, tổ chức được cấp G iấ y đăng ký thực hiện công bố công khai trên các

phương tiện thông tin đại chúng ờ địa phương về các nội dung của G iấ y đăng ký tham

gia trợ giúp pháp lý. V iệ c thực hiện trợ giúp pháp lý được tính từ kh i đã thực hiện việc

công bố công khai G iấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Việc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải trà lệ phí.
4.2.2. Thay đổi G iấy đăng kỷ tham gia trợ giúp pháp lý

- Theo Đ iều 16 N ghị định số 07/N Đ -CP, khi có thay đổi liên quan đến nội dung

của G iấ y đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung

tâm tư vấn pháp luật gửi đơn đề nghị thay đổi kèm theo G iấy đăng ký tham gia trợ

giúp pháp lý đã cấp đến Sờ T ư pháp nơi đã đãng ký.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Tư

pháp cấp m ới G iấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp từ chối phải

thông báo rõ lý do bằng văn bản.

V iệ c cấp m ới G iấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không phải trả lệ phí.

4.2.3. Thu hồi G iấ y đăng ký tham g ia trợ giúp pháp lý

Theo Đ iều 17 N ghị định số 07/N Đ -CP, G iấy đăng k ý tham gia trợ giúp pháp lý

bị thu hồi khi tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thuộc trường hợp không được tiếp tục

tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 48 Lu ật T rợ giúp pháp lý.

231
V iệ c thu hồi G iấ y đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý do G iá m đốc Sở Tư pháp

quyết định và được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa

phương để nhân dân biết.

K h i bị thu hồi G iấ y đãng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Văn phòng luật sư, Công

ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý và

không được cấp lại G iấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. C á c vụ v iệ c trợ giúp pháp

lý đang thực hiện phải được chuyển giao cho Trung tâm T G P L nhà nước ở địa phương

nơi đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

4.2.4. Quyền lợ i và trách nhiệm của Văn phòng luật sư,C ô n g ty luật, Trung tâm

tư vấn pháp luật kh i tham g ia trợ giúp pháp lý.

1. Đ ược thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi G iấ y đăng k ý tham gia trợ

giúp pháp lý; phối hợp v ớ i Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Chi nhánh của

Trung tâm để thực hiện có hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Đ ược đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan

đến vụ việc trợ giúp pháp lý để phục vụ thực hiện trợ giúp pháp lý.

3. Đ ược g iớ i thiệu người có yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp

pháp lý nhà nước hoặc C h i nhánh của Trung tâm để được trợ giúp pháp lý; từ chổi

hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp quy định tại

Đ iều 45 Luật T rợ giúp pháp lý.

4. Đ ược Nhà nước hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và k ỹ năng trợ giúp

pháp lý cho đội ngũ người tham gia trợ giúp pháp lý.

5. Đ ược kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên

quan đến thi hành pháp luật phát sinh trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý.

6. G iả i quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp

pháp lý và quy định khác của pháp luật có liê n quan.

7. Đ ược biểu dương, khen thường kh i có thành tích trong hoạt động trợ giúp

pháp lý hoặc có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho việc mở rộng và phát triển công tác trợ

giúp pháp lý ờ địa phương.

8. B ảo đàm tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và các quy định của

pháp luật về trợ giúp pháp lý khi người của tổ chức mình tham gia trợ giúp pháp lý.

9. C h ịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật

sư, Tư vấn viên pháp luật thuộc quyền quản lý của m ình và chịu trách nhiệm bồi

232
thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho

người được trợ giúp pháp lý.

ỈO. C h ịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện chế độ báo

cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý cho Sở Tư pháp nơi đăng ký.

4.2.5. Chấm dứt tham g ia trợ giúp pháp lý của Văn phòng luật sư, Công ty luật,

Trung tâm tư vấn pháp luật.

1. Theo Đ iều 19 Luật T rợ giúp pháp lý, V ăn phòng luật sư, Công ty luật, Trung

tâm tư vấn pháp luật chấm dứt tham gia T G P L trong các trường hợp sau đây:

a) T ự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý;

b) Không được tiếp tục tham gia T G P L trong trường hợp gây hậu quả nghiêm

trọng hoặc đã b ị xử phạt hành chính mà còn v i phạm theo quy định tại khoản 2 Điều

48 của Luật Trợ giúp pháp lý;

c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. K h i chấm dứt tham gia T G P L , tổ chức hành nghề luật sư, íổ chức tư vấn pháp

luật phải thông báo cho Sờ Tư pháp nơi đăng ký ĩham gia T G P L ; chuyển hồ sơ vụ việc

T G P L đang trợ giúp đến Trung tâm T G P L nhà nước ờ địa phương nơi đăng ký tham

gia T G P L để tiếp tục thực hiện.

5. Phạm vi, vụ việc, lĩnh vực, hình thức và hoạt động TGPL.
5. ỉ. Phạm vi thực hiện trự giúp pháp lý (Điều 26 Luật TG PL).

1. Trung tâm trợ giúp pháp ỉý nhà nước ờ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm v i sau đây:

a) N gư ời được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;

b) V ụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;

c) V ụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện ượ giúp pháp lý khác chuyển đến.

2. T ổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tu vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý

trong phạm v i đăng ký.

5.2. Vụ việc trợ giúp pháp lý

V ụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợ i ích hợp pháp cùa người

được T G P L và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại (Đ iều 5).

5.3. C á c lĩn h vực trợ giúp pháp lý (Điều 34 N g h ị định sổ 07/N Đ -CP).

Các lĩnh vực trợ giúp pháp lý bao gồm:


1. Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.

233
2. Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thí hành án dân sự.

3. Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em.

4. Pháp luật hành chính, khiéu nại, tố cáo và tố tụng hành chính.

5. Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.

6. Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm.

7. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu

đãi xã hội khác.

8. Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá

đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

5.4. C á c hình thức trợ giúp pháp lý (Điều 27 Luật TGPL).

Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

5.4.1 Tư vấn pháp luật: T rợ giúp viên pháp lý, Luật sư, Cộng tác viên, Tư vấn

viên pháp luật huớng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp

soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc T G P L (Điều 28);

5.4.2. Tham g ia tố tụng: Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự

để bào chữa cho người được T G P L là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ

quyền lợi của người được T G P L là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,

người có quyền lợ i, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố

tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được T G P L trong vụ
việc dân sự, vụ án hành chính (Điều 29).

5.4.3. Đ ọ i diện ngoài tố tụng: T rợ giúp viên pháp lý, Lu ật รน thực hiện đại diện

ngoài tổ tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền,

lợ i ích hợp pháp của mình. V iệ c đại diện ngoài tố tụng được thực hiện ừong phạm v i

yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý (Điều 30).

5.4.4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác: T rợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực

hiện việc giúp đỡ cho người đuợc trợ giúp pháp lý hoà giải, thực hiện những công việc

liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của

pháp luật (Điều 31).

5.5. H oạt động trợ giúp pháp lý.

5.5.1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý (Điều 33 Lu ật TGPL).

N gư ờ i được T G P L phải có đơn yêu cầu hoặc gặp người thực hiện T G P L trình

bày và có giấy tờ chứng m inh là người được T G P L . Trong trường hợp nguời được

234
T G P L không thể tự mình viết dơn yêu cầu thì người thực hiện T G P L có trách nhiệm

ghi các nội dung vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký

tên hoặc điểm chỉ.

5.5.2. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 34 Luật TGPL).

- N g ư ờ i tiếp nhận đơn yêu cầu T G P L phải kiểm tra các nội dung có liên quan

đến yêu cầu T G P L ; nếu yêu cầu T G P L thuộc vụ việc, đối tượng, phạm v i T G P L quy

định tại các điều 5, 10 và 26 của Luật T G P L thì phải thụ lý.

- Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý còn thiếu những giấy tờ chứng minh

là người được ừợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc ừợ giúp pháp

lý thì người tiếp nhận yêu cầu phải hướng dẫn họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu đó.

5.5.3. P h ổ i hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 36 Luật TG PL).

- Trong trường hợp cẩn xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc

trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thụ lý

vụ v iệ c được yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi cần xác m inh phối hợp

thực hiện. Y ê u cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời

hạn trả lời.

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được yêu cầu xác m inh có trách nhiệm

thực hiện và thông báo kết quả bằng văn bản kèm theo các giấy tờ, tài liệu có liên quan

cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước yêu cầu.
Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và các giấy tờ,

tài liệ u có liên quan phải được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.

5.5.4. Chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 37 Lu ật TG PL).

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý bằng văn

bản kèm theo hồ sơ cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở đ ịa phương khác để

thực hiện trợ g iú p pháp lý theo quy định tại khoản 1 Đ iều 26 của Lu ật T G P L và thông

báo cho n g ư ờ i được trợ giúp pháp lỷ biết.

- K ể từ ngày nhận được văn bản chuyển vụ việc kèm theo hồ sơ, Trung tâm trợ

giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thụ lý vụ việc và thông báo cho người được trợ

giúp pháp lý biết.

5.5.5. H o ạ t động tư vấn pháp luật (Điều 38 Lu ật TG PL).

T ư vấn pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực

tiếp, bàng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin khác; thông qua T G P L

235
lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ T G P L và các phương thức khác.

- Đ ố i với vụ việc đơn giản, người thực hiện T G P L phải tư vẩn ngay và ghi chép

những nội dung chính trong phiếu thực hiện T G P L . Phiếu thực hiện T G P L được lập

thành hai bản, một bản giao cho người được T G P L , một bản được lưu giữ trong hồ sơ

vụ việc.

- Đ ố i với vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác m inh hoặc vụ việc

thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì người thực hiện T G P L phải viết phiếu hẹn

hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu. Trong thời hạn không quá mười

lăm ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung,

người thực hiện T G P L cỏ trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người

được T G P L ; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác m inh thì thời hạn này cỏ

thể kéo dài nhưng không quá ba m ươi ngày.

- Đ ố i với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người thực hiện

trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trả lờ i bằng văn bản trong thời hạn không quả mười

lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu T G P L .

5.5.6. H oạt động tham g ia tố tụng (Điều 39 Lu ật TG PL).

- Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cù

người tham gia tố tụng, Trung tâm T G P L nhà nước hoặc tổ chức hành nghề luật sư có

trách nhiệm cử người tham gia tố tụng. V iệ c cử người tham gia tố tụng phải được lập

thành văn bản và gửi cho người được T G P L , cơ quan tiến hành tổ tụng có liên quan.

- C ơ quan tiến hành tổ tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng

nhận người bảo vệ quyền lợ i của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận

người bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành

chính cho T rợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên của Trung tâm T G P L trong

thời hạn không quả ba ngày, kể từ ngày nhận được văn bàn cùa Trung tâm T G P L nhà

nước cử người tham gia tố tụng, trừ trường hợp pháp luật tổ tụng có quy định khác.

V iệ c cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho Luật sư tham gia T G P L do tổ

chức hành nghề luật sư cử hoặc Lu ật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia T G P L

theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về luật sư.

- G iấ y chứng nhận tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có giá trị

trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi hoặc T rợ giúp viên pháp lý, Luật

sư bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

236
- K h i tham gia tố tụng. T rợ giúp viên pháp lý, Luật sư xuất trình g iấ y chứng

nhận tham g ia tố tụng, thẻ T rợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ Lu ật sư; có các quyền và

nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng; được sử dụng các biện pháp mà pháp

luật tố tụng quy định để bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được T G P L.

5.5.7. H o ạ t động đại diện ngoài tố tụng (Điều 40 và Đ iều 39 N ghị định sổ

07/NĐ -CP).

1. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đuợc yêu cầu

của người được trợ giúp pháp lý hoặc người đại diện hợp pháp của họ, G iám đổc

Trung tâm, Trưởng C h i nhánh ra quyết định cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư là

cộng tác viên thực hiện đại diện ngoài tố tụng theo quy định tại Điều 30 và Điều 40

Lu ật T rợ giúp pháp lý.

2. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cử

người thực hiện đại diện ngoài tố tụng, G iám đốc Trung tâm, Trường C h i nhánh phải

gửi quyết định cho người được trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và

cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc yêu cầu đại diện.

C ơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc đại diện có trách nhiệm phối

hợp, tạo điều kiện và cộng tác vớ i người được cử đại diện để họ thực hiện các quyền

và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

3. G iá m đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước pháp

luật về v iệc cử người thực hiện đại diện ngoài tố tụng, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy

định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

4. T ru n g tâm, C h i nhánh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan đến vụ việc đại diện để theo dõi, quàn lý quá trình thực hiện trợ giúp

pháp lý cùa T rợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư là cộng tác viên do m ình cử, bảo đảm

hoạt động của họ có chất lượng, hiệu quà, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc hoạt động

trợ giúp pháp lý và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. T ro n g trường hợp phải thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm

hoặc C h i nhánh có trách nhiệm cử người đủ tiêu chuẩn để tiếp tục thực hiện vụ việc

trợ giúp pháp lý.

K h i thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có trách nhiệm sử dụng các

biện pháp phù hợp v ớ i quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho

người đuợc T G P L .

237
5.5.8. K iế n nghị thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý (Điểu 42).

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện T G P L có quyền kiến

nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan

đến thi hành pháp luật.

Theo Đ iều 41 N g h ị định số 07/N Đ -CP thì kiến nghị những vấn đề liên quan đến

thi hành pháp luật được thực hiện như sau:

1. K h i có đủ cãn cứ cho rằng kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền chưa phù hợp v ớ i quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho nguời được trợ

giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị v ớ i cơ quan nhà nước đó

xem xét giải quyết lại vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ

giúp pháp lý. K h i kiến nghị, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải nêu rõ nội dung vụ

việc, căn cứ pháp luật được áp dụng và hướng giải quyết vụ việc và chịu trách nhiệm

về tính đúng đắn của kiến nghị.

C ơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc khi nhận đuợc vãn bản kiến

nghị của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả

lờ i bằng văn bản trong thời hạn ba m ươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trong

trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bổn

mươi lăm ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định về thời hạn trả lời. Trong trường

hợp quá thời hạn nói trên mà cơ quan nhà nước có thầm quyền giải quyết vụ việc

không trả lờ i thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được kiến nghị v ớ i lãnh đạo cấp

trên trực tiếp cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó để có biện pháp chì đạo, xử lý.

2. K h i giải quyết vụ việc, nếu tổ chức thục hiện ứợ giúp pháp lý phát hiện cán bộ,

công chức nhà nước cố tình làm sai, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người được trợ

giúp pháp lý thì kiến nghị cơ quan quàn lý trực tiép xem xét, giải quyết về việc thi hành

pháp luật của cán bộ, công chức đó. K iế n nghị phải nêu rõ các căn cứ, các tình tiết, nội

dung sự việc và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kiến nghị đó.

3. K h i giải quyết vụ việc, tổ chức thức hiện trợ giúp pháp lý phát hiện văn bàn

quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn

thì kiến nghị v ớ i các cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung vãn

bản quy phạm pháp luật đó. Trong kiến nghị cần nêu rõ quy định cần sừa đổi, bổ sung,

được đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung và các giải pháp để bảo đảm thực hiện pháp

luật có hiệu quả.

238
5.5.9. Hoạt động hoà giải trong trợ giúp pháp lý (Điều 40 N ghị định số 07/NĐ-CP).

1. K h i có yêu cầu hoặc được sự đồng ý của một hoặc các bên, tổ chức thực hiện

trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm trung gian để phân tích các

tình tiết của vụ việc, giãi thích quy định cùa pháp luật, hướng dẫn để các bên tự

thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc mà không phải đưa vụ việc ra Toà

án hoặc cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện rút đơn kiện, tự giải quyết các tranh chấp

và tự nguyện chấp hành kết quả giải quyết vụ việc.

2. V iệ c hoà giải cũng được tiến hành trong trường hợp cần thiết để giữ gìn đoàn

kết cộng đồng, duy trì trật tự an toàn xã hội, bào vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của các

bên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được hoà giải.

3. V iệ c hoà giải phải được lập thành biên bản. B iên bản hoà giải phải thể hiện

đầy đủ kết quả cùa quá trình hoà giài, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý và

của các bên về nội dung vụ việc, có chữ ký của các bên tham gia để họ tự nguyện thi

hành kết quả hoà giải. Biên bàn hoà giải phải được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp

pháp lý.

5.5.10. H ồ s ơ v ụ việc trợ g iú p pháp lý (Điêu 43 Luật T G P L ).

- K h i thực hiện T G P L , người thực hiện T G P L phải lập hồ sơ vụ việc T G P L . H ồ

sơ vụ việc T G P L gồm có:

1. Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

2. G iấ y tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

3. C ác giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc T G P L (nếu có).

- Đ ố i với từng loại vụ việc T G P L , ngoài các giấy tờ, tài liệu trên đây, H ồ sơ vụ

việc T G PL cần phải có thêm các loại giấy tờ sau đây:


+ Đ ố i với vụ việc tư vấn pháp luật phải có phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc

văn bản tư vấn pháp luật.

+ Đ ổ i vớ i vụ việc tham g ia tố tụng phải có: Văn bản cử Trợ giúp viên pháp lý

hoặc Luật sư tham gia tổ tụng; Bản bào chữa, bản bảo vệ quyền lợ i cho người đuợc trợ

giúp pháp lý.

+ Đ ổ i với vụ việc đại diện ngoài tổ tụng phải có bản báo cáo về những công việc

đã thực hiện trong phạm vi đại diện ngoài tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

+ Đ ổ i với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng các hình thức trợ giúp

pháp lý khác phải có biên bản về việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

239
5.5.11. Từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện T G P L (Điều 45).

1. V ụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện khi

thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) N gười có yêu cầu T G P L không thuộc diện ngườiđược T G P L q u y định tại

Đ iều 10 của Luật T G P L ;

b) N gư ời được T G P L cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;

c) N gười được T G P L vi phạm nghiêm trọng nội quy hoặc có hành vi làm mất trật

tự nơi thực hiện T G P L ; xâm phạm danh dự, nhân phẩm cùa người thực hiện T G P L;

d) N gư ời được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;

đ) V ụ việc đang được một tổ chức thực hiện T G P L khác trợ giúp;

e) V ụ việc không thuộc loại vụ việc được T G P L và không thuộc phạm v ị thực

hiện T G P L quy định tại Đ iều 5 và Đ iều 26 cùa Luật T G P L ;

g) V ụ việc T G P L thuộc trường hợp chuyển vụ việc T G P L quy định tại Đ iều 37

của Luật T G P L .

2. N gư ời thực hiện T G P L phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện

T G P L kh i thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đ ã hoặc đang thực hiện T G P L cho người được T G P L là một bên có quyền lợ i

đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp hoà giải, giải đáp pháp luật;

b) Có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có người thân thích liên quan đến vụ việc trợ
giúp pháp lý;

c) N gư ờ i thực hiện T G P L đã từng là người giải quyết vụ việc đó;

d) C ó căn cứ khác cho rằng người thực hiện T G P L có thể không khách quan

trong thực hiện T G P L .

3. Trong trường hợp người thực hiện T G P L phải từ chối hoặc không được tiếp

tục thực hiện T G P L thì tổ chức thực hiện T G P L cử người khác thực hiện T G P L hoặc

người thực hiện T G P L hướng dẫn, giới thiệu người được T G P L đến người thực hiện

T G P L khác để được T G P L .

4. Trường hợp từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện T G P L , tổ chức thực hiện T G P L,

người thực hiện T G P L phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người được TG PL.

6. Quản lý nhà nước về trự giúp pháp lý


6. ỉ. N ội dung quản lý nhà nước về T G P L (Điều 46 Luật TGPL).

1. X â y dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

240
pháp luật về T G P L ; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển T G P L .

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu

chuẩn, chế độ, chính sách, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

3. Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm T G P L nhà nước,

C h i nhánh của Trung tâm T G P L nhà nước; cấp, thu hồi, thay đổi G iấ y đăng ký tham

gia T G P L của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; xây dựng các biện

pháp hồ trợ phát triền hoạt động T G P L .

4. Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ người thực hiện T G P L ; cấp, thu hồi thẻ T rợ giúp

viên pháp lý; công nhận, cấp, thu hồi thẻ cộng (ác viên; quy định m ẫu đăng ký tham

gia T G P L , mẫu thẻ Trợ giúp viên pháp lý, mẫu thẻ cộng tác viên; ấn hành các tài liệu

về T G P L .

5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.

6. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và điều kiện vật chất khác cho hoạt

động T G P L của Nhà nước; xây dựng, quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyếí khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, k ỷ luật và xử lý

v i phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

8. Hợp tác quốc tế írong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

6.2. C ơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý (Đ iều 47).

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và được phân cấp
cho các bộ, ngành và các cấp như sau:

6.2.1. Theo Đ iều 44 N g h ị định số 07/N Đ -C P thì Bộ Tư p h áp chịu trách nhiệm

trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có các nhiệm vụ,

quyền hạn sau đây:

a) X â y dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành, hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về trợ giúp pháp lý; nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch

phát triển trợ giúp pháp lý và tồ chức triển khai thực hiện;

b) Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, quy tắc nghề

nghiệp trợ giúp pháp lý, quy ché mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp

pháp lý nhà nước, quy chế cộng tác viên, nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý, bộ

tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

c) Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm, C h i nhánh của

241
Trung tâm, cùa tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý nhà nước; xây dựng các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý;

d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ

giúp pháp lý và cấp Chứng chi bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; quy định mẫu

G iấ y đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, mẫu thẻ T rợ giúp viên pháp lý, mẫu thẻ cộng

tác viên, mẫu đơn đề nghị làm cộng tác viên, mẫu hợp đồng cộng tác; mẫu đơn yêu

cầu trợ giúp pháp lý, mẫu phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý và các biểu mẫu, giấy tờ

khác; ấn hành các tài liệu về trợ giúp pháp lý;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;

e) C h i đạo, huớng dẫn, xây dựng và thực hiện quản lý Q u ỹ trợ giúp pháp lý;

g) Thanh tra, kiểm tra tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp

pháp lý; trong các trường hợp cần thiết tổ chức kiểm tra, đánh giá lại chất lượng vụ

việc trợ giúp pháp lý; thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý

theo quy định của pháp luật; khen thường, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ

giúp pháp lý;

h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

C ụ c T rợ giúp pháp lý thuộc B ộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước và quản lý

chuyên ngành về trợ giúp pháp lý 1có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện

các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.

6.2.2. Theo Đ iều 45 N ghị định số 07/N Đ -CP, các B ộ, cơ quan ngang B ộ , cơ

quan thuộc C hính phủ trong phạm v i chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình

phối hợp với B ộ T u pháp thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, có các

nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong phạm v i lĩnh vự c được phân công

phụ trách.

b) H ướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn v ị trực thuộc trong việc thực

hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.

c) C h i đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc phối hợp giải quyết dứt điểm cac

kiến nghị về việc thi hành pháp luật.

6.2.3. Theo Đ iều 46 N ghị định số 07/NĐ-CP, ủ y ban nhân dân cấp tỉnh tror.g

phạm v i nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp p háp '.ỷ

242
tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình H ội đồng nhân dân cùng cấp ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, tổ chức và theo dõi

việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở địa phương;

b) Quyết định thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và ban hành Quy

chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm trên cơ sở quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động

của Trung tâm do B ộ trưởng B ộ T u pháp ban hành;

c) Quản lý về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cùa Trung tâm và C h i

nhánh, hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật,

Trung tâm tư vấn pháp luật ở địa phương;

d) Quàn lý người thực hiện trợ giúp pháp lý ờ địa phương; trình H ội đồng nhân

dân cùng cấp phê duyệt biên chế của Trung tâm và C h i nhánh; tổ chức bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm v i địa

phương;

đ) C h ỉ đạo Sờ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của

Luật T rợ giúp pháp lý và N ghị định hướng dẫn thi hành; chỉ đạo các cơ quan chuyên

môn trực thuộc ủ y ban nhân dân cấp tinh, ủ y ban nhân dân, cơ quan tư pháp cấp dưới

phối hợp vớ i Trung tâm và C h i nhánh trong công tác trợ giúp pháp lý ờ địa phương;

e) Lậ p kế hoạch xây dựng nguồn cán bộ, bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, kinh

phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Trung tâm và C h i nhánh ở địa

phương;

g) K iể m tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thường và xử lý vi

phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định cùa pháp luật;

h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, chế độ sơ kết, tổng kết về tổ chức, hoạt

động trợ giúp pháp lý ở địa phương.

Sở T ư pháp là cơ quan tham mưu giúp ủ y ban nhân dân cấp tinh thực hiện các

nhiệm vụ, quyền hạn trên đây và phối hợp với các Sờ, ban ngành thực hiện quản lý

nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương.

7. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp.


7. 1. X ử lý vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý (Đ iều 48).

1. N gư ờ i thực hiện T G P L , người được T G P L hoặc người khác có hành v i vi

phạm pháp luật về T G P L thì tùy theo tính chất, mức độ v i phạm mà bị xử lý kỷ luật,

243
xử phạt hành chính hoặc bị truy cửu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi

thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tham gia T G P L có hành v i v i phạm pháp luật về T G P L thì bị xử phạt

hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; trons

trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xừ phạt hành chính mà còn v i phạm

thì không được tiếp tục tham gia T G P L .

3. N gư ời nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây khỏ khăn cho hoạt động

T G P L hoặc v i phạm pháp luật về T G P L thì tùy theo tính chất, mức độ v i phạm mà bị

xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi

thường theo quy định của pháp luật.

7.2. G iả i quyết khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý (Điều 49).

1. N gư ời được T G P L có quyền khiếu nại đối với các hành vi: Từ chối thụ lý vụ

việc T G P L; không thực hiện T G P L; thay đỗi người thực hiện T G P L của Trung tầm

T G P L nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên khi có căn cứ cho rằng hành vi

đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợ i ích hợp pháp của mình:

G iám đốc Trung tâm T G P L nhà nuớc có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong

thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại; trường hợp không đồng ý

với quyết định giải quyết khiếu nại cùa G iám đốc Trung tâm T G P L nhà nước, người

khiếu nại có quyền khiếu nại lên G iám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn mười lăm

ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, G iám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm g iả i quyết

khiếu nại.

2. T ổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cấp, thay đổi, thu hồi G iấ y đăng

ký thực hiện T G P L ; cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên; quyết định xử lý kỷ luật, quyết định

xử phạt hành chính và các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong lĩnh

vực T G P L . V iệ c giải quyết khiếu nại về T G P L đối với các hành v i trên đây được thực

hiện theo pháp luật về khiếu nại.

3. Cá nhân có quyền tố cáo v ớ i cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành v i v i

phạm các quy định của Lu ật này. V iệ c tố cáo và giải quyết tố cáo thực hiện theo quy

định của pháp luật về tố cáo.

7.3. G iả i quyết tranh chấp trong hoạt động T G P L (Điều 5 0 )

1. Trong trường hợp có tranh chấp giữa người được T G P L với T rợ giúp viên

pháp lý, cộng tác viên, Trung tâm T G P L nhà nước, Tư vấn viên pháp luật, tổ chức tư

244
vấn pháp luật liên quan đến việc thực hiện T G P L thì việc giải quyết tranh chấp được

thực hiện theo quy định cùa pháp luật về dân sự.

2. Trong trường hợp có tranh chấp giữa người được T G P L và Luật sư, tổ chức

hành nghề luật sư liên quan đến việc thực hiện T G P L thì việc giãi quyết tranh chấp

được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư và các quy định khác của pháp

luật có liên quan./.

C âu h ỏ i thảo lu ậ n toàn chương:

1. Phân biệt khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý và trợ giúp

pháp lý miễn p h ỉ theo Luật Luật sư?

2. Có quan điểm cho rằng T rợ giúp pháp lý ch i là nghĩa vụ đạo đức cao cả của

luật sư mà không p h ả i là nghĩa vụ pháp lý? Cũng có quan điểm cho rằng Trợ giúp

pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức vừa là nghĩa vụ pháp lý của luật sư ?H ãy bình luận về

các quan điểm trên?

3. Trình tự, thủ tục luật sư tham g ia trợ giúp pháp lý? Thủ tục Lu ậ t sư đăng kỷ

thực hiện trợ giúp pháp lý như thế nào? Chế độ hỗ trợ đ ối với luật รน khi tham g ia trợ

g iúp pháp lý?

4. Trợ giúp viên pháp lý có thể hành nghề luật sư hay không? Các vấn đề pháp

lý liên quan? C ác khó khăn, vướng mắc khi trợ giúp viên, luật sư tham g ia trợ giúp

pháp lý?

5. Quan điểm xã h ộ i hóa hoạt động trợ giúp pháp lý và vai trò của luật sư tham

gia trợ giúp pháp lý như thế nào?

245
PHÀN III
KỸ NĂNG CHUNG TRONG HÀNH NGHÈ LUẬT s ư

K ỹ năng hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng đặc biệt, sự tinh thông, thành

thạo trong công việc nào đó. K ỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá

nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay

công việc nhất định phát sinh trong cuộc sống. Tất cả các loại hình công việc đều đòi

hỏi ứng dụng những kỹ nãng nhất định và những công việc khác nhau đòi hòi những

kỹ năng khác nhau. Các lý thuyết về nghề nghiệp cũng chỉ ra rằng con người chi thích

và làm tốt với những việc mà họ có khả năng. Tuy nhiên kỹ năng làm việc của cá nhân

là khả năng có đặc điểm giống như phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình

thành từ khi một cá nhân trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. K ỹ

năng làm việc do học tập, rèn luyện mà được tích lũy. M ộ t người sẽ làm tốt công việc

của mình do tính lũy được kỹ năng, kinh nghiệm trong quá khứ. C hính vì vậy, khi

thiếu kỹ năng cần và đù giúp thành công trong nghề, một người sẽ không thích hợp với

v ị trí công việc. Đặc biệt khi gặp phải sự cọ sát khắc nghiệt trong cạnh tranh nghề

nghiệp. Chính vì vậy, đứng trước một lựa chọn nghề nghiệp một người cần thiết nhận

biết rõ về sở trường, sờ đoản của mình, đối chiếu với kỹ năng cần thiết trong nghề

nghiệp để đánh giá khả năng thành công và triển vọng nghề nghiệp. T ù đó có kế hoạch

học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp mà chúng ta theo đuổi. Nghề luật sư đòi hỏi

những kỹ năng hành nghề chuyên biệt bởi kết quả của nó có thể làm ảnh hưởng

nghiêm trọng không chỉ đến tài sàn, mà còn đến tự do, hạnh phúc thậm chí cả tính

mạng của khách hàng.

Bạn đang ấp ù một dự định hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức là tham gia thị

trường dịch vụ pháp lý để cung cấp dịch vụ pháp lý từ tư vấn pháp luật đến tham gia tó

tụng, đại diện ngoài tố tụng hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng.

Điều đó đòi hỏi bạn ngoài bản lĩnh kiên định trước trạng đường dài khó khăn sắp tới

thì việc tích lũy các kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp luật sư là điều hết sức cần thiết,

giúp tăng cường tối đa cơ hội để trở thành luật sư chuyên nghiệp về lâu dài. K ỹ năng

hành nghề luật sư là năng lực chuyên biệt của luật sư trong việc vận dụng kiến thức,

pháp luật, kinh nghiệm nghề nghiệp để cung cấp dịch vụ pháp lý, bảo vệ quyền lợi ích

hợp pháp của khách hàng, đạt được mục tiêu nghề nghiệp, góp phần bảo vệ công lý.

246
Để hành nghề luật sư thành công, bạn cần có nhiều kỹ năng khác nhau. K ỳ

năng hành nghề luật sư được cấu thành bởi K ỹ năng chung và K ỹ năng chuyên ngành

khi luật sư hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó về pháp luật H ai loại

kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kỹ năng chung bổ trợ cho kỹ năng

chuyên ngành, kỹ năng chuyên nghành làm cụ thể, sâu sắc thêm kỹ năng chung. K ỹ

năng chung của luật sư bao gồm kỳ năng nghe, đọc, nghiên cứu pháp luật, kỹ năng hòi,

nói, viết, lập luận, tranh luận...của luật sư, sử dụng khi tác nghiệp nghề luật sư. K ỹ

năng chuyên ngành bao gồm kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật - hợp đồng, tranh

tụng hình sự, tranh tụng dân sự, tranh tụng hành chính, đại diện pháp lý. ..Trong phần

này, sẽ nghiên cứu, làm sang tỏ các kỹ năng chung của luật sư. Các k ỹ năng chuyên

ngành được đề cập trong các giáo trình khác của Học V iệ n Tư pháp.

247
Chương 7
KỸ NĂNG NGHE, ĐỌC, HỎI CỦA LUẬT SƯ

1. Kỹ năng nghe của luật sư


ỉ. 1. K h á i niệm

Trong quá trình hành nghề, người luật รบ phải sử dụng rất nhiều các công cụ

khác nhau trong giao tiếp để thu thập và truyền đạt thông tin đến đối tác như nghe, nói,

đọc, viết, trình bầy, gửi thông điệp dưới dạng ngôn ngữ nói hoặc bằng văn bản.. .M ồ i

công cụ có những ưu điểm và cũng có nhược điểm của nó. D o vậy người luật sư cần

biết được các thế mạnh và những điểm yếu của từng công cụ để vận dụng có hiệu quả

trong giao tiếp. Ư u điểm của truyền đạt thông tin bằng lời nói là nó có thể tạo ra được

sự trao đổi qua lại - để có thông tin phàn hồi nhàm có được những kết luận đúng đắn.

Trao đổi thông tin bằng lờ i nói cho luật sư cơ hội để nhận biết và điều chinh sự hiểu

nhầm, nhắc lại ý tường, trao đổi lại theo cách khác nhau, hỏi và trả lời câu hỏi. Thông

tin phản hồi ngay lập tức là ưu điểm quan trọng nhất của trao đổi bằng lời. T u y nhiên

hình thức giao tiếp bằng lờ i nói cũng có nhược điểm là chúng ta không thể sửa lại ý

nghĩ và lờ i nói trước khi đến tai người nghe. Chính v ì vậy để có thể sử dụng có hiệu

quà ưu điểm và khắc phục nhược điểm, luật sư cần phải hiểu và nâng cao kỹ năng lắng

nghe của mình. Lắng nghe không chi đom giản là nghe, điều quan trọng là hiểu những

gì đối tác đang nói với mình, khách quan trong việc giải thích những điều nghe được

và hiểu được thông điệp thực sự ẩn sau những lờ i vừa nói. G iú p cho việc thu thập và

truyền đạt thông tin cùa luật sư đầy đủ, chính xác, khách quan, tránh hiểu lầm, tránh

mác sai lầm đáng tiếc, nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Trong nghề luật sư, chúng ta đều biết, điều quan trọng đầu tiên là phải thấu hiểu

nhu cầu của khách hàng. Để làm tốt điều này, chắc chán luật sư phải biết “ lắng nghe” .

Trong cuộc sống, kỹ năng nghe cũng rất quan trọng, vì nghe nhiều thì hiểu nhiều. Có

câu: “N ó i là gieo, nghe m ới là gặt” . N ấu biết cách nghe, không những luật sư có thể

thu hoạch nhiều thông tin từ những đối tác xung quan mà còn tạo ra được hình ảnh

một người biết lắng nghe, tôn trọng người khác. Đ ó cũng là hình ảnh và phẩm chất tốt

của một luật sư chuyên nghiệp.

C ác nghiên cứu đã chi rõ là trong nghề luật sư, các luật sư dành tới trên 50%

thời gian cùa họ để nghe khách hàng và các đổi tác cùa mình. K ể cả các luật sư chuyên

248
về tranh tụng cũng dành ít nhắt 45% thời gian để nghe và nghe là một một phần không

thể thiếu của kỹ năng hành nghề luật sư nói chung và kỹ năng của luật sư tranh tụng

nói riêng. Đ ây là một tỷ lệ lớn thời gian chúng ta dành để làm m ột việc mà chúng ta rất

ít khi thực hành. L à luật sư, bạn được trả thù lao và chi phí để lắng nghe khách hàng và

lắng nghe một cách chuyên nghiệp thay cho khách hàng. Hành nghề luật sư thực chất

là quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng: từ tư vấn pháp luật, tranh tụng,

đại diện ngoài tố tụng...m uốn dịch vụ pháp lý có chất lượng, bảo vệ được quyền, lợi

ích hợp pháp của khách hàng, lời tư vấn giúp khách hàng ra quyết định đúng đắn, lời

bảo vệ, bào chừa đạt hiểu quả cao, trợ giúp đắc lực cho khách hàng thì luật sư cần phải

có đủ các thông tin cần thiết và rất nhiều thông tin luật sư nhận được sẽ là bằng lời nói

thông qua lắng nghe trong quan hệ giao tiếp. Tuy nhiên, quá trình giao tiếp trong nghề

nghiệp, không ít các luật sư v ì các lý do chù quan hoặc khách quan, đã tự tạo ra cản trờ

xung quanh chính mình, làm giảm hiệu quả lắng nghe. N hững cản trờ này cần được gỡ

bỏ để nâng cao hiệu quả thu nhận và truyền đạt thông tin.

D ư ớ i góc độ kỹ thuật, nghe là việc con người biết, cảm thấy bằng thính 5giác,

tiếp nhận được các thông tin qua âm thanh, sự rung động và truyển tải đến nhĩ của con

người. K ỹ năng nghe của luật sư là khả năng vận dụng một cách thuần thục kiến thức

về nghe, kinh nghiệm khi tiếp xúc với các đối tác trong các bối cảnh khác nhau trong

hành nghề luật sư nhằm thu nhận, đánh giá, kết xuất thông tin nghề nghiệp luật sư,
phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ pháp lý.

1.2. C á c phương diện nghe trong nghề luật sư và các yêu cầu c ơ bản đối với kỹ

năng nghe của luật sư.

T rong nghề nghiệp của mình, luật sư phải nghe rất nhiều đối tác khác nhau. Các

chủ thể chủ yếu cấu thành nghề luật sư cũng là các đối tượng luật sư cần phải lắng

nghe họ và có kỹ năng để lắng nghe hiệu quả. Đ ó là: Khách hàng, Đồng nghiệp, Thủ

trường các C ơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tó tụng, Đ iều tra viên, K iể m sát

viên, Thẩm phán, H ộ i thẩm nhân dân, Thư ký tòa án. K h i tiếp xúc trao đối với các Cơ

quan nhà nước Lu ật sư phải lắng nghe đại diện các C ơ quan nhà nước, công chức, viên

chức nhà nước. N goài ra Luật sư cần lắng nghe những người tham gia tổ tụng, báo chí,

nghe các chủ thể khác cỏ liên quan đến vụ việc và nghề nghiệp của mình.

Lu ật sư nghe khách hàng của mình là một phương diện nghe trọng yếu trong

nghề luật sư khi tiếp xúc, tư vấn, trao đổi với khách hàng để nhận dịch vụ cũng như

249
suổt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Đối với nghề luật sư khách

hàng là một trong những chủ thể quan trọng nhất cấu thành nghề nghiệp, là đối tượng

để chinh phục, ở một phương diện nhất định họ là người quyết định công việc của luật

sư, là nguồn thu nhập của luật sư và cũng là nguồn rắc rối của luật รน. M uốn chinh

phục được khách hàng, có nhiều khách hàng, đảm bảo thu nhập hợp pháp ngày càng

cao, tự quyết định công việc của mình và tránh gặp phải các rắc rối v ớ i khách hàng,

luật sư cần phải lắng nghe khách hàng và có kỹ năng láng nghe hiệu quả. Trong nghề

luật sư có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Luật sư cần phải có sự phân loại để

nhận diện đối tượng khách hàng và có sự điều chinh phong cách giao tiếp và lắng nghe

cho phù hợp. Theo Luật Luật sư khách hàng của luật sư là cá nhân, cơ quan, tổ chức

có yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý từ phía luật sư, sừ dụng dịch vụ pháp lý của luật

sư và trả thù lao, chi phí cho luật sư. T u y nhiên, đặt trong m ỗi quan hệ dịch vụ pháp lý

cụ thể, đối tượng khách hàng cỏ tên gọi với địa vị pháp lý khác nhau và luật sư cần có

kỹ năng nghe để thấu hiểu đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Trong vụ án hình

sự, khách hàng có tư cách cá nhân là: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người phải chấp

hành án (người bị án), người b ị hại, nguyên đơn dân sự, bị đom dân sự, người có

quyền, lợ i ích liên quan trong vụ án hình sự, có thể là cá nhân hoặc đại diện cơ quan,

tổ chức. Trong vụ án hành chính, khách hàng là người khởi kiện, người bị

kiện...T rong vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, khách hàng là nguyên đơn dân sự,

bị đom dân sự, người có quyền, lợ i ích liên quan trong vụ án dân sụ, kinh doanh

thương mại.

Căn cứ Luật Luật sư và khung pháp lý về luật sư và nghề luật sư ở nước ta có

thể xác định luật sư có hai đối tượng khách hàng: thứ nhất, khách hàng là một bên

trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, giữa cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức v ớ i Tổ chức

hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. H ợ p đồng này được

hình thành dựa trên cơ sở H ợp đồng dân sự trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận. Thứ hai,

khách là cá nhân, tổ chức do các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan nhà nước,

tổ chức khác yêu cầu, Đoàn luật sư yêu cầu cử luật sư bảo vệ cho cá nhân, cơ quan, tổ

chức đó, hoặc theo cam kết v ớ i cơ quan nhà nước, C hính phủ để cung cấp dịch vụ theo

đom đật hàng của các cơ quan, tổ chức. L à khách hàng của luật sư nhưng luật sư không

được thỏa thuận về giá dịch vụ hay chi phí v ớ i đổi tượng này. Theo quy định của pháp

luật, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm thể chất hoặc tâm

250
thần; bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình được quy định trong

Bộ luật hình sự mà không có khả năng m ời luật sư, người nghèo, đổi tượng chính sách

trong quan hệ trợ giúp pháp lý, các việc khác do cơ quan nhà nước yêu càu trong quan

hệ tư pháp quốc tế. ..luật sư sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý theo chỉ định hoặc theo yêu cầu

cùa các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, đây là đổi tượng khách hàng đặc biệt, theo chính

sách của nhà nước. Tuy không có quyền thỏa thuận về thù lao, chi phí nhưng theo trách

nhiệm xã hội - nghề nghiệp và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, luật sư vẫn phải láng

nghe, tận tâm thực hiện dịch vụ pháp lý như trong các vụ việc có thù lao.

N g oài các đặc điểm của khách hàng nói chung như các khách hàng của các

ngành nghề khác, về độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc, vùng, m iền ... Khách

hàng của Luật sư có các đặc điểm riêng, xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp, khách hàng

của luật sư là những người có liên quan trực tiếp đến pháp luật, họ là chủ thể của một

quan hệ pháp luật nhất định đang có vướng mắc, xung đột v ớ i pháp luật, cần dịch vụ

pháp lý của luật sư để tháo gỡ, bào chữa, bảo vệ. C hính v ì vậy, luật sư cần có kỹ năng

để xác định làm rõ phong cách giao tiếp cá nhân và đặc điểm tâm lý của khách hàng để

lang nghe họ có hiệu quả. Tuy nhiên, dù là đối tượng khách hàng nào, luật sư cần có

thái độ chia sẻ, cảm thông, trách nhiệm,

Thứ hai, đối với nhóm đối tượng Thủ trường C ơ quan tiến hành tố tụng, người

tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng C ơ quan điều tra,

Đ iều tra viên phân công điều tra vụ án, Viện Trường, Phó V iệ n trưởng V iệ n kiểm sát

nhân dân, K iể m sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, T hư ký Tòa án,

Trưởng, Phó G iá m thị Trại tạm giam, T rại giam giữ, cải tạo...)- K h i luật sư tham gia

tố tụng, bào chữa, bảo vệ cho các khách hàng của mình trong các hoạt động tố tụng,

việc gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan, người tiến hành tó tụng là công việc hết sức

quan trọng thuộc trách nhiệm của luật sư. Để việc trao đổi, đề xuất với các cơ quan,

người tiến hành tố tụng có hiệu quả luật sư cần biết lắng nghe các chủ thể này, thu thập

các thông tin về tiến trình giải quyết vụ án, quan điểm giải quyết vụ án, về cùng cố hồ

sơ, thu thập chứng cứ, tình tiết quan trọng của vụ án... nhận biết được thông điệp

chính thức từ cơ quan, người tiến hành tố tụng của vụ án, từ đó có định hướng bào

chữa, bảo vệ có hiệu quả cho khách hàng của mình.

Thứ ba, đối với chủ thể khác có liên quan như: người có quyền lợ i đối lập, luật

sư đồng nghiệp, những người tham gia tố tụng, nhà báo...đây là phương diện quan

251
trọng luật sư cần lắng nghe. X é t dưới góc độ nghiệp vụ luật sư đây là các chù thể chứa

đựng các nguồn tin có liên quan đến vụ án, mỗi người tham gia tố tụng đều có vị trí,

vai trò, địa vị pháp lý khác nhau. K h i tiếp xúc, trao đổi với các chù thể này, nếu có kỹ

năng và chú ý láng nghe, luật sư sẽ thu được thông tin hữu ích về vụ án và nghề

nghiệp. Trư ớc hết kh i tiếp xúc với luật sư đồng nghiệp, trong cùng tổ chức hành nghề,

luật sư cần lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của luật sư đi trước để đúc rút kinh nghiệp

nghề nghiệp, rút ngắn khoảng cách trở thành luật sư chuyên nghiệp. Đ ố i với đồng

nghiệp là các luật sư đổi tụng, bào chữa, bảo vệ, tư vấn cho, việc lắng nghe ý kiến,

quan điểm của họ bảo vệ khách hàng của mình là hết sức cần thiết để chuẩn bị phương

án bào chữa, bảo vệ của mình theo đúng định hướng, đi vào trọng tâm, có hiệu

quả...Lắng nghe báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng cũng cho luật sư các

thông tin đa chiều, sự nhìn nhận đánh giá của dư luận, công luận về vụ việc, vụ án luật

sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý cũng giúp luật sư tổng hợp thông tin, điều chinh

hành vi, định hướng đúng đắn trong tư vấn, bào chữa, bảo vệ.

K ỹ năng nghe cùa luật sư đặt ra rất nhiều các yêu cầu. D ù tiếp xúc vớ i đối tượng

nào, luật sư cần phải lưu ý để đáp ứng:

Thủ nhất, K h i nghe, luật sư phải tập trung, sự tập trung đòi hỏi luật sư chi thực

hiện việc nghe mà không cho phép mình nghĩ hay làm việc khác. C ó tập trung lắng

nghe luật sư m ới có thể tiếp nhận được thông tin đầy đù, không bỏ sót. K h ông bị chi

phối bởi hoặc hạn chế tối đa sự tác động của các yếu ngoại cảnh khác. Sư tập trung

láng nghe của luật sư cũng thể hiện thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp khi tiếp xúc,

trao đổi vớ i các đối tác.

Thứ hai, vừa nghe vừa phân tích các nội dung thông tin đã tiếp nhận được từ đó

đưa ra các nhận định, đánh giá, xác lập các m ối liên hệ của thông tin nhận được với

các sự kiện và vấn đề pháp lý đặt ra, từ đó định hướng các câu hỏi để làm rõ hay nội

dung sẽ trình bầy.

Thứ ba, trong quan hệ giao tiếp trực tuyến, khi nghe luật sư cần g iữ liên hệ với

người nói bằng ánh mát, thể hiện sự quan tâm và khích lệ họ truyền đạt thông tin. V iệ c

nghe kết hợp quan sát bàng mắt về thái độ, hành vi của người nói cho phép luật รบ

kiểm soát, đánh giá thông tin của người nói về độ trung thực hay che dấu các thông tin.

Trong khi nghe, luật sư cần kiểm sát cảm xúc của bản thân, đây là điều hết sức

quan trọng. K h i tiếp nhận các thông tin trái chiều, không phù v ớ i giá trị, chuẩn mực

252
của mình có thể gây cho luật sư sự bức xúc, nếu bộc lộ ra có thể làm hỏng quan hệ

giao tiếp, từ đó không có cơ hội để tiếp cận Ihêm các thông tin, đòi hỏi luật sư có có

khả năng kiềm chế để kiểm soát được cảm xúc của minh.

Thủ tư, Yêu cầu rất quan trọng khi nghe là luật sư cần kết hợp vớ i ghi nhận các

thông tin dưới hình thức nhất định. Tùy theo bối cảnh giao tiếp và sự cho phép của đối

tác hay các quy định pháp luật luật sư có thể sử dụng hình thức như ghi chép, ghi âm

hoặc kết hợp cả hai. V iệ c nghe kết hợp với ghi chép cho phép luật sư hình thành cơ sở

dữ liệu để kết xuất thông tin nghe được trong các tài liệu một cách hiệu quả, tránh

được việc bỏ sót, thất lạc, đồng thời tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo

lòng tin của đối tác khi truyền đạt thông tin cho luật sư.

Thứ năm, Trong khi nghe, luật sư cần chủ động, nghe kết hợp với hỏi khi chưa

hiểu rõ thông tin, chưa hiểu đúng về nội dung người nói muốn truyền đạt. V iệ c hỏi lại

cũng là kỹ năng để ngắt hợp lý khi cần làm rõ về thông tin đã nghe hoặc xác định

thông tin m ới cần nghe. Tuy nhiên trong các trường hợp thông thường, không ngắt lời

người nói kh i không thật cần thiết. V iệ c truyền đạt thông tin, người nói thường có cách

chuyển tải riêng của họ. Nếu ngắt lời không hợp lý, vô tình chúng ta có thể phá vỡ

mạch ý tưởng, thông tin đến người nghe sẽ không còn trọn vẹn. T u y nhiên khi cần

thiết, đối tác của luật sư nói nhiều, nói dài, lặp đi, lặp lại, không đi vào trọng tâm vấn

đề, chỉ nói thông tin một chiều, luật sư cần cỏ kỹ năng ngắt hợp lý, đặt câu hỏi, tóm

lược nội dung thông tin mà người nói trước đó đã trình bầy, xác nhận và chuyển sang

vấn đề khác hoặc nội dung thông tin khác cần khai thác. Tuyệt đối không tranh nói với

người nói, để người nói nói xong câu nói hoặc nói hết ý của họ luật sư m ớ i nên đề nghị

hoặc trao đổi.

H ãy thông cảm với người nói, lắng nghe trước đã, nên nhẫn nại để người nói có

đủ thời gian, không nên chặn ngang hay phản đổi trước khi diễn giả chưa nói xong.

Những ý tưởng hay không nhất thiết được nói ra nhanh chóng và chính xác, thậm chí

rõ ràng. H ã y kièm chế sự nóng nảy của mình, đừng làm cho sự giao tiếp bế tắc bằng

cách tranh cãi, chi trích hay nổi giận quá sớm. Trong nghề luật sư, bạn cần phải đưa ra

các phán đoán, dự liệu về các khả năng khác nhau, tuy nhiên cần tránh phán đoán

trước về điều người nói sẽ nói hoặc về chủ đề thảo luận. Hãy tạo cơ hội cho những vấn

đề m ới mẻ. Đ ừng để bị ảnh hường nhiều v ì cảm giác ban đầu hoặc cách phát biểu của

họ. Những ý tường hữu ích có thể không được diễn đạt một cách m ỹ lệ, hãy dè chừng

253
những thành kiến hay khuynh hướng tụ nhiên cùa mình khi lắng nghe, c ố gắng suy

nghĩ một cách khách quan và với tinh thần phân tích. Trong khi lắng nghe, hãy sẳp xếp

những ý chính, cân nhắc những chứng cứ.

Thứ sáu, Y êu cầu ngoài việc lắng nghe nội dung lời nói, hãy phân tích cảm

tường của người nói, cách người đó nói như thế nào (giọng nói, âm luợng, nét mặt, cử

chi) v ì đôi khi người ta nói ra điều khác hẳn với điều muốn nói. B í quyết để biết lắng

nghe là biết chịu đựng sự im lặng. H ãy nghĩ ràng đó là cơ hội để nghe người khác nói,

dù cảm thấy khó chịu khi phải im lặng. T u y vậy, ngoài sự im lặng cũng có thể nói một

vài câu chuyện để khuyến khích đổi tác nói. Trước hết, hãy đặt câu hỏi để người ta bắt

đầu nói. H ỏ i để làm sáng tỏ hay để biết chi tiết, để nhắc rằng mình hiểu khi nghe. Thứ

hai, dùng những câu ngắn có tính khuyến khích người nói thêm hoặc có tác dụng nhu

dáng điệu chăm chú nghe.

B a kỷ thuật luật sư cần chú ý: chăm chú quan tâm, suy luận, không phê phán

cho tới khi người ta nói hết, nói những câu ngắn và giữ im lặng thay v ì tranh luận có

tác dụng lớn trong việc lắng nghe. Nhưng cần nhớ rằng: muốn tác động có hiệu quả

đến người khác, không thể chi đơn thuần sử dụng kỹ thuật, mà phải xuất phát từ tính

cách, phải làm cho người ta hiểu mình. Nghe là để hiểu người khác, nhưng đa số nghe

người khác không phải để hiểu và thực sự không bao giờ hiểu được cái gì đang diễn ra

trong nội tâm của người khác.

C ó nhiều kiểu "nghe" khi đối tác của luật รบ nói; có thể lờ người khác, thực sự là

không nghe gì cả. C ó thể giả vờ nghe. C ó thể nghe một cách chọn lọc, chỉ nghe một phần

lúc nói chuyện. C ó thể chăm chú nghe, tập trung chú ý và sức lực vào những lòi mình

nghe được. Nghe thấu cảm, hình thức nghe cao nhất, rất ít luật sư đạt được điều này.

Thứ bảy, yêu cầu nghe thấu cảm không chi dựa vào kỹ năng mà phải quan tâm

đến tính cách và quan hệ, v ì nghe thấu cảm là đi sâu vào các ý kiến của người khác,

qua đó phát hiện nhiều vấn đề theo cách nhóm cùa người khác, ta hiểu họ cảm nghĩ

như thế nào. Bản chất của nghe thấu cảm là sự hiểu biết đầy đủ, sâu sẳc cùa ta về một

con người, về mặt tình cảm cũng như lý trí trong quan hệ với một vấn đề pháp lý nhất

định. Trong nghe thấu cảm, ta nghe bằng tai, nhưng quan trọng hơn là nghe bàng mắt,

bàng con tim. Nghe để cảm nhận, để hiểu ý nghĩa, để có hành vi, nghĩa là ta làm việc

với thực tế bằng suy nghĩ và tình cảm của người khác; tập trung tiếp nhận những thông

tin sâu kín nhất trong tâm hồn của con người, của đối tác của mình.

254
K h i nghe thấu cảm người khác, luật sư cho người nói một không khí tâm lý, sau đó

có thể tập trung phát huy ảnh hưởng và giải quyết vấn đề. Nhu cầu về không khí tâm lý

ảnh hường đến giao tiếp Ưong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong nghề luật sư càng có ý

nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, việc nghe thấu cảm cũng là mạo hiểm. Phải hy sinh nhiều an

toàn để nghe thật sâu sắc, bởi vậy phải hết sức cời mở để chịu tác động của người khác.

Để phát huy ảnh hường cùa mình, phải chịu ảnh hường của người khác.

1.3. Nhũng vấn đề cần tránh khi rèn luyện kỹ năng nghe

K h i nghe, luật sư cần tránh một số vấn đề và vượt qua rào cản để đạt hiệu quả

nghe cao nhất.

Thứ nhất: nghe không đầy đù. D o hạn chế về thời gian giao tiếp, hoặc các lý do

chủ quan hoặc khách quan khác dẫn đến việc luật sư không có đủ thông tin so với

những điều người nói thực sự đã nói ra. Dần đến luật sư không hiểu được đối tác của

mình. V ì sao chúng ta không lắng nghe người khác? V ì sao điều chúng ta nghe được

lại không giống điều người nói thực sự nói ra? V ì sao người khác không hiểu chúng

ta? V ì sao chúng ta không thể nhớ điều người khác nói với chúng ta? Đây là điều rất

nguy hại trong nghề luật sư, cần vượt qua đề nghe được đầy đủ. Không có đủ thông tin

chúng ta sẽ không có đù cơ sở để đưa ra quyết định hay kết luận về vấn đề. Đ iều thật

sự quan trong là cần có giải pháp khắc phục, phải kiên nhẫn hom, có cách tiếp cận

khác, sử dụng các công cụ hỗ trợ để có đuợc đầy đủ thông tin cần thiết.

Thứ hai, luật sư cần vượt qua rào cản nghe với định kiến, luật sư cũng là con

người, con người của từng luật รน có giá trị, quan điểm, có tình cảm yêu ghét của riêng

mình. Điều quan trọng khi trở thành luật sư, bạn phải hểt sức khách quan, ngay cả với

chính mình, không để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến việc nhận định, đánh giá đối

với công việc, đặc biệt là khi nghe đối tác cùa mình. C ó thể bạn không thích một con

người, tính cách, ứng xử của một người nào đó thì bạn không được có định kiến với họ

khi nghe. Nghe không định kiến là yêu cầu bên trong của việc nghe đối với luật sư để

đảm bảo tất cả các thông tin người nói thực sự đã nói ra được tiếp nhận đầy đủ mà

không bị lọc qua bộ xử lý bởi “ định kiến” của luật sư.

Thứ ba, luật sư nghe mà không tính đến tầm quan trọng của thông tin nghe

được, đây là rào cản tuy nhỏ nhưng nếu không vượt qua, luật sư sẽ chủ quan, bị bất

ngờ, bị “ hớ” ngay trong đàm phán ký kết hợp đồng và bị động trong quá trình suốt quá

trình tác nghiệp, thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý. Đ ố i với luật sư, tất cả các

255
thông tin nghe được từ khách hàng, đổi tác đều có tầm quan trọng và được quan tâm

đúng mức để làm cơ sờ dữ liệu đầy đủ cho việc nghiên cứu, nhận định, đánh giá về vụ

việc hoặc các vấn đề pháp lý. Thực tiễn hành nghề cho thấy các thông tin tưởng chừng

không quan trọng, bị lướt qua, góc khuất lại là các đầu m ối quan trọng của vụ việc, cần

được quan tâm đánh giá thỏa đáng.

Thứ tư, luật sư chỉ nghe những điều muốn nghe, nghe m ột chiều, chi nghe dừ

liệu của thông tin. Đây là rào cản rất ỉ ớn cần phải vượt qua kh i nghe, v ề mặt tâm lý

khi hành nghề, bạn muốn nghe các thông tin theo chiều thuận, có lợ i cho vụ việc và

khách hàng của mình. L à luật sư chuyên nghiệp, bạn cần sẵn sàng đón nhận tất cả các

thông tin, mong muốn tiếp nhận và tìm kiếm các thông tin trái chiều về vụ việc, các

thông tin đó phản ánh các khó khăn, bất iợị, vướng mắc để chủ động có phương án

tháo gỡ. Không chỉ có vậy, luật sư cần cỏ sự nhạy cảm nghề nghiệp khi nghe, không

chi tiếp nhận dữ liệu là hình thức bên ngoài của thông tin mà cần rèn luyện để có thể

nghe và nắm bắt được các cảm xúc đặc biệt là ý tường, thông điệp của người nói,

người truyền đạt thông tin. D ư ới góc độ k ỹ thuật, tìm hiểu dữ liệ u hoặc sự kiện trong

thông tin của người nói là quan trọng, nhim g nếu chi có vậy luật sư đã bỏ qua một

phần rất quan trọng của thông tin, chiều sâu của thông tin. Đ iề u đó đòi hỏi là luật sư

cần phải ỉắng nghe cả ý tưởng và cảm xúc của người nói. D ữ liệu ch ỉ dùng để xây

dựng ý tường, luật sư cần hiểu những ý tường được xây dựng từ các dữ liệu. M ặt khác,

việc hiểu ý tường sẽ giúp luật sư nhớ những dữ liệu, sự kiện trợ giú p cho mình trong

quá trình nghiên cứu khám phá tìm ra bản chất cùa vấn đề và chín h là một mục đích

quan trọng nghe trong nghề luật sư.

Thứ năm, phê phán sự truyền đạt thông tin, đây là rào cản thường gặp nhưng

luật sư sẽ phải vượt qua, vớ i đặc thù nghề nghiệp, luật sư iuôn có tư d uy phản biện do

vậy, khi tiếp nhận các thông tin, gặp phải cách truyền đạt thông tin của m ột người nào

đó luật sư thường có tâm lý soi xét, đánh giá, phản biện nó. R è n luyện tư duy phàn

biện là điều cần thiết, rất quan trọng trong nghề luật sư. T u y nhiên điều cần lưu ý là

kiềm chế để việc phản biện, đánh giá chi là quá trinh tâm ỉý và không bột phát khi

người cung cấp thông tin đang truyền đạt thông tin cho bạn. Đ iề u quan trọng hơn là

bạn cần có đủ thông tin trước khi xử lý thông tin. Phê phán việc phê phán sự truyền đạt

thông tin dù là về hình thức hay nội dung đều dẫn đến hậu quả bất lợ i trong việc tiếp

nhận thông tin khi nghe. Đ iều tệ hại có thể cảm nhận được là sau k h i phê phán sợ

256
truyền đạt, luật sư sẽ làm hỏn a bối cảnh e,iao tiếp, cuộc đàm thoại có thể bị dừng ngay

lập tức, luật sư không được tiếp tục cung cấp thông tin,

Thứ sáu, một ngày nào đó, bạn là một luật sư thành đạt có nhiều vụ việc, với áp

lực công việc cao lại gặp phải khách hàng khó tính, khách hàng quá quan tâm đến vụ

việc cùa họ, đến với bạn họ luôn lặp lại các yêu cầu, điện thoại cho bạn liên tục và

luôn lặp lại các câu hỏi với sự quan tâm quá mức đến vụ việc của mình. Rào cản sẽ

xuất hiện, giả v ờ lắng nghe, ngại nhấc điện thoại có số máy mà bạn cho ràng đã biết

chắc thông tin được khách hàng nói ra. Hoặc nhấc máy giở vờ lắng nghe. Đây là điều

rất nguy hại đến nghề nghiệp luật sư. Nếu không vượt qua, giả vờ lắng nghe chỉ có thể

lừa dối được đối tác, m ọi người trong một thời gian ngắn - nhưng bạn không thể lừa

dối khách hàng, không lừa dối được chính bạn và sự thật. N goài ra luật sư đang tự

mình bỏ qua cơ vớ i hội để có thêm thông tin về vụ việc hoặc nhìn nhận vấn đề dưới

góc nhìn m ới mẻ, được soi rọi vớ i ánh sáng mới. Không vượt qua rào cản này luật sư

đang đánh mất niềm tin của khách hàng, đánh mất niềm tin của đối tác. Điều quan

trọng là trong m ọi tình huống bạn phải luôn tỉnh tạo và thành thật để vượt qua rào cản.

1.4. Lắ n g nghe tích cực và rèn kỹ năng lắng nghe tích cực.

K h i nghe trong nghề luật sư, bạn cần nắm vững về kỹ thuật để việc đón nhận,

ghi nhận thông tin được đầy đủ, chính xác, không bỏ sót. Quá trình nghe dưới góc độ

kỹ thuật được chia thànli bốn bước. Trước hết là nghe, đây là bước đầu tiên, bạn cần

tập trung, vận dụng m ọi giác quan để nám bắt thông tin, trong trường hạp cần thiết và

có sự cho phép của các bên liên quan bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Công

nghệ thông tin vớ i các thiết bị ghi âm, ghi hình có thể hỗ trợ. Tuy nhiên công nghệ

thông tin chỉ là các công cụ hỗ trợ mà không thể thay thế được luật sư nghe. M ặt khác,

chúng ta cũng có rủi ro nếu quá phụ thuộc vào phương tiện này. Bước h a i tóm tắt các

thông tin, đây là bước luật sư cần xắp xếp các thông tin nghe được theo cách của riêng

mình, làm cho thông tin gọn, nhẹ, sơ đồ hóa, mã hóa thông tin thành các cấu trúc dễ

xắp xếp. B ư ớ c ba là kiểm tra, đánh giá thông tin nghe được, phân tích thông tin được

tiếp nhận. L à bước bạn đối chiếu thông tin với nguồn phát ra và đối chiếu với các tiêu

chí, tiêu chuẩn, chuẩn mức đã được xác định, tự đánh giá về thông tin nghe được. Bạn

cần nhắc lại với người nói để xác định luật sư đã nghe và hiểu đúng điều người nói đã

nói hay chưa? B ư ớ c bốn là bước sắp xếp, lưu trữ thông tin, sau khi đã kiểm tra lại

thông tin đảm bảo độ tin cậy từ nguồn tin, đánh giá nó theo tiêu chí chuẩn mực, luật sư

257
cần lưu trữ theo trật tự sẵn có của mình, xây dựng cơ sờ dữ liệu thành cây thông tin về

tình tiết, vụ việc, biến các thông tin nghe được thành thông tin cơ hữu của mình.

Tuy nhiên để rèn luyện kỹ năng nghe tích cực nhầm đạt được cấp độ nghe hiệu

quả trong nghề luật sư thì bốn bước nghe nói trên m ới đạt yêu cầu đầu tiên đó là về kỹ

thuật nghe, luật sư cần rèn luyện kỹ nãng nghe và hành động. Q uá trình nghe và hành

động trải qua bốn bước, thứ nhất là luật sư nghe để xắp xếp các thông tin theo trật tự

thông tin sẵn có của mình, từ đó nghe thấy, nhận thấy các vấn đề có liên quan, xác

định các mối liên hệ của thông tin nghe được với các tình tiết của vụ việc, của vấn đề

là yêu cầu của cấp độ thứ hai, từ đó thấu hiểu về nội dung thông tin trong việc xác

định quan hệ pháp luật, xác định cấu thành pháp lý, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của khách

hàng, đối tác là yêu cầu của bước thứ ba, tạo cơ sở dữ liệu thông tin vững chắc cho

bước thứ tư là hành động. Trên cơ sờ dữ liệu đã được ghi nhận, kiểm định ở bước thứ

ba, luật sư kịp thời đưa ra các hành động bằng quyết định lựa chọn phương án xử lý

trong nghề nghiệp, đưa ra lờ i tư vấn, đề nghị, yêu cầu hay các hành vi khác thuộc

quyền năng pháp lý của luật sư hoặc khách hàng. Từ nghe đến hành động là các cấp độ

nghe từ thấp đến cao, từ sự kiện đến bản chất, từ đơn giản đến phức tạp, từ hỉnh thức

đến nội dung, từ thông tin cụ thể đến tư duy trừu tượng, từ lý luận áp dụng vào thực

tiễn. Các cấp độ nghe hiệu quả là quá trình nhận thức. Lu ật sư cần rèn luyện để rút

ngắn khoảng cách từ nghe đến hành động, đáp ứng hai yêu cầu, rút ngắn khẳng cách

đến tối thiểu nhưng việc hành động phải đầy đủ, chính xác đến tối đa, đàm bảo tính kịp

thời của dịch vụ pháp lý trong tư vấn, tranh tụng. Đó cũng là quá trình luật sư phải

củng cố đồng bộ nhiều yêu cầu cỏ liên quan, đó là kiến thức pháp luật về nội dung

cũng như tố tụng, thủ tục chuyên sâu, khả năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn

một cách nhuần nhuyễn.

Tóm lại, k ỹ năng nghe của luật sư là khả năng của luật sư vận dụng thuần thục

và tổng hợp các kiến thức về kỹ thuật nghe, kiển thức pháp luật, kiến thức bổ trợ để

tiếp nhận và kết xuất các thông tin nghề nghiệp. M uổn cho hiệu qua nghe được cao,

luật sư cần đáp ứng các yêu cầu của việc nghe, vượt qua các rào cản và rèn luyện

không ngừng kỹ năng nghe và hành động.

BÀI TẬP N G H E

C ó một số ‘thói quen xấu’ (rào cản) ngăn cản chúng ta ‘ lắng nghe tích cực’ .

Thói quen nào bạn mắc phải nhiều nhất, và bạn sẽ làm gì để khẳc phục chúng?

258
Hành
động
Thói quen khắc
phục
Giả vờ chú ý.
Giả vờ chú ý chi có thể lừa dối được mọi người trong một thời gian ngắn - nhưng bạn không
thể lừa dối bạn suốt cả cuộc đời! Ngoài ra bạn đang tự mình bỏ qua cơ hội để học thêm
những điều mới mè.

Nghe một chiều.


Chỉ lắng nghe những ý tưởng, nhận xét, và sự kiện phù hợp với ý kiến riêng của bạn. Lọc
chọn tất cả những thông tin một cách vô thức qua suy nghĩ, thái độ, và ý tưởng của bạn.
(Điều này cực kỳ quan trọng trong trao đổi giữa những người từ các nền văn hoá khác nhau.)
Chỉ nghe ‘dữ liệu’.
Tím hiểu dữ liệu/ sự kiện trong thông tin mọi người nói với bạn là quan trọng, nhưng nó bỏ
qua một phần rất quan trọng trong thông tin. Bạn cần phải lắng nghe cả ý tưởng và cảm xúc
cùa người nói. Dữ liệu chi dùng để xây dựng ý tưởng. Bạn cần hiểu những ý tưởng được xây
dựng từ các dữ liệu. Từ đó, việc hiểu ý tưởng sẽ giúp bạn nhớ những dữ liệu trợ giúp.

Ngại lăng nghe.


Bạn cần phải tập trung lắng nghe. Lắng nghe là một sự cố gắng. K hi bạn lười lắng nghe, bạn
sẽ chỉ nghe được những gì phù hợp với ý tường có sẵn trong đầu bạn mà thôi.

Loại bỏ quá sớm những chù đề có vẻ như không thủ vị.


Vấn đề không thú vị với bạn có thể là tuyệt vời với người khác - và nó cũng quan trọng nữa

Phê phán sự truyền đạt hoặc đặc tính cá nhân.


Nội dung của thông điệp luôn quan trọng hơn hình thức bên ngoài của quá trình truyền tải.

Dễ bị phân tán.
Cho phép mình nghĩ tới các vấn đề khác.
----------------- 7------------------------------------------------------------------------------------------ ----
L à người biêt nghe đòi hỏi bạn phải tôn trọng người khác - không nên có thái độ

phân biệt trên dưới thấp hèn. Lắng nghe đòi hỏi phải có sự chú ý, chân thành, và đồng

cảm. Để là người biết lắng nghe hơn, bạn cần phải:

• Tập trung. Luôn tinh táo.


• Lắng nghe một cách đồng cảm nhưng có phê phán;
• Lắng nghe lấy ý chính/ ý tường lớn;
• C h ú ý những biểu hiện không bằng lờ i15.

15 Tăng cường k ỹ năng mềm tạo hiệu quả giao tiếp trong hành nghề luật รน - T H S . N guyễn Phương N am - Công
ty phát triền năng lực tổ chức O D C . Hà N ộ i năm 2007

259
2. Kỹ năng đọc của luật sư
2.1. K h ả i niệm

C ùng v ớ i kỹ năng nghe, một phương tiện rất quan trọng trong nghề mà luật sư

thường xuyên sử dụng để thu thập thông tin đó là đọc. Ngoài thu nhận thông tin đọc

còn giữ vai trò giúp luật sư truyền tải thông tin đến đối tác của m ình và các chủ thể

khác có liên quan. C ó thể nói rằng đã là luật sư, hành nghề luật sư thì bạn phải đọc

không ngừng và phải rèn luyện kỹ năng đọc chuyên nghiệp. Thậm chí một thời điểm

nào đó bạn không còn cung cấp dịch vụ pháp lý nữa nhưng bạn không thể ngừng đọc

v ì hành nghề luật sư bạn phải là người hiểu biết rộng về các kiến thức xã hội đồng thời

phải rất chuyên sâu trong lĩnh vự c pháp luật và chuyên ngành của mình. Đọc vừa là

yêu cầu của nghề nghiệp luật sư vừa là nhu cầu của luật sư đồng thời là văn hóa nghề

nghiệp luật sư.

Theo thông kê của các nhà khoa học Vi tri thức của loài người được kết tinh

trong sách. Trong lịc h sử loài người, từ khi có tư duy, con người đã muốn lưu trữ lại

những kinh nghiệm thực tiễn của mình. K h i phát minh ra chữ viết thì con người lưu trữ

các kiến thức, kinh nghiệm đó dưới dạng vẫn bản. Qua các thời k ỳ lịc h sử khác nhau,

loài người đã có nhiều dạng lưu giữ như khắc trên đá, đất, tre, nứa, viết trên da động

vật, trên giấy và ngày nay được lưu trừ trên các thiết bị điện tử v ớ i sự hỗ trợ của công

nghệ thông tin.

Đ ọ c là phương pháp thu nhận và truyền đạt thông tin ở dạng ký tự tò sách,

những ấn phẩm hoặc vật mang thông tin khác chủ yếu bằng cơ quan thị giác hoặc xúc

giác, v ề mặt ngữ nghĩa, đọc không chi là động từ chỉ hoạt động của con người, đồng

thời là cách thức, phương thức để con người tiếp cận thông tin, kiến thức cho cả người

đọc và người nghe. Đ ẻ nâng cao chất lượng và hiệu quả, cần phải có kỹ năng đọc. K ỹ

năng đọc của luật sư chính là khả năng vận dụng thành thục kiến thức, kỹ thuật đọc để

tiếp cận đối tượng đọc nhằm thu nhận nhiều thông tin, nâng cao sự hiểu biết, có nhiều

ý tưởng m ớ i và truyền đạt thông tin có chất lượng và đạt hiệu quả cao đến các đối tác

trong nghề luật sư.

2.2. Đ ố i tượng và phương pháp và yêu cầu đọc của luật sư

N ghề luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý gắn liền v ớ i các lĩnh vực khoa

học xã hội, nhân văn, v ớ i đời sống xã hội, số phận con người, đến nhà nước, pháp luật

các vấn đề kinh tế, kỹ thuật...nên đối tượng đọc của luật sư rất rộng. Tuy nhiên, là

260
người hành nghề luật, trước hết luật sư phải tiếp cận, đọc các vãn bản quy phạm pháp

luật. V ã n bàn quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối

hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thù tục được pháp quy định hoặc

trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của H ội đồng nhân dân, U ỷ ban nhân

dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được N h à nước bảo

đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã h ộ i16. Hệ thống văn bản quy phám pháp

luật ờ nước ta ban gồm:

“ 1. H iến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của U ỷ ban thường vại Q uốc hội.

3. Lệnh, quyết định cùa Chủ tịch nước.

4. N g h ị định cùa Chính phủ.

5. Quyết định cùa Thủ tướng Chính phủ.

6. N g h ị quyết của H ội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của

Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của V iệ n trường V iện kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Thông tư của B ộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ.

9. Quyết định của Tổng K iể m toán Nhà nước.

10. N g h ị quyết liên tịch giữa Ư ỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa C h ín h phủ

với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.


11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao v ớ i V iệ n trưởng

V iệ n kiểm sát nhân dân tối cao; giữa B ộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, V iệ n trưởng V iệ n kiểm sát nhân dân tối cao; giữa

các B ộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ.

12. V ăn bản quy phạm pháp luật của H ội đồng nhân dân, U ỷ ban nhân dân” 17.

K h i tiếp cận hệ thống văn bàn quy phạm pháp luật, đọc văn bản q uy phạm pháp

luật trong ngành, lĩnh vực quan tâm, do đặc thù của hệ thống pháp luật nước ta, được

xây dựng trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, cần chú V một số đặc điểm:

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật nước ta tuy ngày càng được hoàn thiện

nhưng sổ lượng ngày càng lớn, nội dung ngày càng phức tạp. Thứ hai, còn thiếu sự

thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm, đặc biệt giữa các

16 Theo Đ iều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
17 Theo Đ iều 2 Luật ban hành văn bàn quy phạm pháp luật

261
văn bản do các B ộ quản lý ngành ban hành. Thứ ba, các vãn bản quy phạm pháp luật

được sửa đổi bổ sung khá thường xuyên, không chi các văn bản dưới luật mà bao gồm

cả các Luật cùa Quốc H ội. Chính v ì vậy để tìm được quy phạm pháp luật đích thục

điều chinh quan hệ pháp luật mà luật sư đang quan tâm không phải dễ dàng, điều đó

đòi hỏi bạn phải hết sức cẩn trọng trong đọc luật và trích dẫn, dẫn chiếu các điều luật.

V iệ c nghiên cứu kỹ Luật ban hành văn bản quy pháp pháp luật, nghiên cứu về hiệu lục

của văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc áp dụng, việc giám sát, kiểm tra, xử lv

văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật là hết sức cần

thiết.

V iệ c đọc văn bản quy pháp pháp luật giúp luật sư hiểu biết về quy định pháp

luật là nhu cầu tự thân. B ờ i, việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các khách hàng đặt ra

yêu cầu trước hết đủng pháp luật, bào vệ được quyền, lợ i ích hợp pháo của khách

hàng, đòi hỏi luật sư phải thông hiểu không những hệ thống quy phạm pháp luật mà

phải là chuyên gia về lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, điều luật mà luật sư quan tâm.

Qua đó hệ thống hóa, tập hợp hóa các văn bản pháp luật, cập nhật các văn bản quy

phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung. V iệ c đọc và tập hợp văn bàn giúp tạo ra hệ thống dữ

liệu văn bản quy phạm pháp luật về các lĩn h vực thuộc dịch vụ pháp lý của luật sư

hoặc tổ chức hành nghề luật sư. Hệ thống này có thể là cứng hoặc mềm, số lượng ít

hoặc nhiều, tùy theo phạm vi tập hợp, điều đó rất quan trọng, điều quan trọng hơn là

bạn hiểu hệ thống của mình, có thể tra cứu nhanh, trích dẫn, dẫn chiếu chính xác và

đúng đán quy phạm pháp luật đích thực điều chỉnh quan hệ pháp luật mà khách hàng

đang có vướng mắc và luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý để tháo gỡ. N ó i cách

khác việc đọc các văn bản quy phạm pháp luật giúp nhằm tìm ra căn cứ, cơ sở pháp lý

để áp dụng vào tình huống cụ thể.

N go ài đọc hệ thống văn bản quy pháp luật, khi cung cấp d ịch vụ pháp lý cho

khách hàng bạn đều phải đọc các tài liệu khác, các tài liệ u này có thể do khách hàng

cung cấp, có thể là hồ sơ vụ việc, vụ án do các cơ quan có thẩm quyền x â y dựng cũng

cỏ thể là các tài liệ u chính luật รบ phải đi tìm trong kho lưu trừ cùa nhà nước, các tài

liệu lưu trữ để đọc. Đ ối v ớ i đối tượng đọc này, tùy theo lo ạ i dịch vụ pháp lý cần có

cách tiếp cận phù hợp, tuy nhiên, về bản chất đây là các văn bản do các chủ thể tự thực

hiện giao dịch, được hoặc bị áp dụng pháp luật, vận dụng pháp luật hay thực hiện pháp

luật mà được hình thành. N ó có đặc điểm là rất đa dạng, phong phú về chủng loại, hình

262
thức, hiệu lực và giá trị pháp lý như bàn hợp đồng, di chúc, bản cam kết, quyết định cá

biệt, biên bản làm việc, biên bản lấy lời khai, bàn án ...M ụ c đích đọc các văn bản này

giúp luật sư tìm ra các bằng chứng, chứng cứ để chứng minh, khẳng định hay bác bỏ,

làm rõ quan điểm, định hướng của mình để tư vấn, bảo vệ, bào chữa cho khách hàng.

Để cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng, đạt đến sự chuyên nghiệp và chuyên

sâu trong một lĩnh vực pháp luật nào đó, đòi hỏi luật sư sẽ phải tiếp cận các tài liệu

nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật, cùng với các tài liệu về ngành kinh tế kỹ thuật có

liên quan. K h i bạn cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực chuyên ngành về thuế,

ngân hàng, đầu tư, bất động sản, bảo hiểm, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ...đòi

hỏi bạn phải hiểu về ngành kinh tế kỹ thuật đó. Trong điều kiện thị trường dịch vụ

pháp lý nước ta đang phát triển sôi động, với sự gia tăng nhanh đội ngũ luật sư như

hiện nay, theo quy luật, đến một thời điểm nào đó thị trường sẽ phân hóa sâu sắc và sự

cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt, đòi hỏi hành trang của luật sư muốn tồn tại và phát

triển phải luôn được trang bị kiến thức mới, kinh nghiệm, kỹ năng m ới để tạo ra sự

chuyên nghiệp.

2.3. Phư ơng p h áp và yêu cầu đọc của luật sư

Phương pháp đọc của luật sư là cách thức mà luật sư sử dụng để đọc khi tiếp cận

đối tượng đọc nhằm đạt được mục đích cùa mình, nắm bắt, thu nhận thông tin hoặc

truyền đạt thông tin trong nghề luật sư. N ó i cách khác, phương pháp đọc chính là

những con đường mà các luật sư sẽ phải đi qua trong hành trình nghiên cứu hồ sơ, các

tài liệu, đào sâu về chuyên môn, khám phá tri thức, tìm hiểu sự thật...qua đó lĩnh hội

kiến thức, kỹ năng, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề thực tiễn của nghề nghiệp luật

Y ê u cầu đọc của luật sư là những đòi hỏi mà một luật sư phải đáp ứng khi đọc

trong nghề nghề nghiệp nhằm đạt được mục đích thu nhận các thông tin để phục vụ

cho tác nghiệp hoặc truyền đạt các thông tin cho các chủ thể có liên quan. Các yêu cầu

cơ bản đặt ra là, đọc đầy đủ, đọc đầy đủ yêu cầu luật sư phải đọc được toàn bộ các nội

dung của thông tin từ đối tượng đọc, không để sót nội dung, các tình tiết, chứng cứ

quan trọng, các yêu cầu trọng tâm cùa đối tượng đọc.

G iữ a phương pháp đọc và yêu cầu đọc có mối quan hệ mật thiết với nhau, néu

phương pháp đọc chi ra cách thức luật sư đọc thì yêu cầu đọc, đặt ra mục đích luật sư

phải đạt được khi đọc trong nghề nghiệp, V ì vậy, phương đọc giúp luật sư đạt được

263
yêu cầu đọc đặt ra đối với nghề nghiệp nói chung và đối v ớ i mồi các tài liệu đọc liên

quan đến từng vụ, v iệ c cụ thể trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý.

C ó nhiều phương pháp đọc khác nhau, mồi phương pháp có ưu điểm và nhược

điểm riêng. Theo thông kê của các nhà nghiên cứu, có một số phương pháp đọc như

sau:

- Phư ơng p h áp đọc hiểu và g h i nhớ theo câu hỏi. Đây là phương pháp đọc theo

m ục tiêu, trước kh i đọc tài liệu, đối tượng đọc nào đó, luật sư cần đặt ra các câu hỏi,

trong k h i đọc tiếp tục đặt các câu hỏi bổ sung, sau khi đọc lại tiếp tục đặt câu hỏi để

khám phá sâu hơn vấn đề đã đọc hiểu được một cách đúng đắn nội dung của đổi tượng

được. C ác dạng câu hỏi, số lượng cầu hỏi, nội dung và phạm v i câu hỏi phụ thuộc vào

vấn đề luật sư cần tìm hiểu trong đối tượng đọc. C ó thể đặt ra các dạng câu hỏi khi đọc

+ C âu hỏi để để ghi nhớ lại các thông tin;

+ C âu hỏi để g iải thích vấn đề;

+ C âu hỏi để chứng m inh vấn đề;

+ C âu hỏi để phân tích vấn đề;

+ Câu hỏi hỏi nghi vấn;

+ C âu hỏi lượng giá đòi hỏi phán đoán.

T rư ớ c khi đọc có thể tự đặt câu hỏi có tính tổng quát,về các mục đích chính cần

làm rõ, trong k h i đọc chuyển vấn đề thành câu hỏi, đọc hết tài liệ u nên đặt câu hỏi về

giá trị của nó, về sự áp dụng và sự liên quan cùa nó với những điều đã biết. Trong quá

trình đọc luật sư cần đặt câu hỏi bỏ sung để làm rỗ từng vấn đề để dễ ghi nhớ, ghi chép

lại các thông tin, tự m ình đưa ra cách giải thích, phân tích, lập luận để hình thành các

câu hỏi m ới. L u ậ t sư cần đặt các câu hỏi có tính phán đoán, đưa ra câu hỏi có về hậu

quả cùa các giả thiết để khi đọc tìm bàng chứng chứng m inh qua đó suy đoán, xác lập

mối liên hệ đến vấn đề chính để rút ra kết luận. Qua việc tìm hiểu, khám phá đổi

tượng đọc, k h i đã hiểu bản chất, nội dung đối tượng đọc, các tình tiết có liên quan

cũng là thời điểm luật sư sẽ ghi nhớ. Phương pháp đọc này có ưu điểm giúp luật รบ đi

thẳng vào vấn đền cần quan tâm, ghi nhớ các thông tin, kiểm tra được các già thuyết...

Tuy nhiên, cỏ hạn chế là phải mất khá nhiều thời gian để chuẩn b ị các câu hỏi, điều

chinh các câu hỏi. Đ ọ c theo cách này đòi hỏi luật sư phải có tư duy tổng hợp, khái quát

vấn đề qua các câu hỏi.

264
- Đ ọc theo nhóm vấn đề vớ i định hướng nhắt định. Đây là phương pháp yêu cầu

trước khi đọc luật sư phải lập kế hoạch đọc, kế hoạch này dựa trên các thông tin và dự

kiện đã cho phép xác định tương đối rõ định hướng mục tiêu tư vấn, bào chữa, bảo vệ.

Ở đây luật sư sẽ đặt vấn đề cần làm rõ và giới hạn thành một nhóm cụ thể vớ i định

hướng xác định trước, không thav đổi trong suốt quá trình đọc. Đ ọc theo phương pháp

này còn gọi là đọc thực dụng, ưu điểm của nó là đọc nhanh, chì các phần tài liệ u liên

quan đến vấn đề và theo định hướng đã xác định m ới là địa chi của luật sư, các tài liệu

khác sẽ đọc lướt hoặc bỏ qua. V í dụ: khi luật sư bảo vệ cho nguyên đơn trong vụ án

dân sự tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sừ dụng đất, trong

đó khách hàng yêu cầu luật sư bảo vệ theo hướng hủy hợp đồng, chấp nhận bồi thường

thiệt hại. K h i trao đối với khách hàng luật sư được biết thông tin các bên mua bán chỉ

lập hợp đồng viết tay, mặc dù đã giao nhà và trả tiền nhưng chưa có chứng nhận cùa

công chứng viên hoặc chứng nhận và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, do bên mua đã không trả hết số tiền theo đúng thời hạn thỏa thuận dẫn đến phát

sinh tranh chấp. Luật sư cần xác định các điều kiện công nhận hợp đồng, xác định hợp

đồng vô hiệu, xử lý hậu quả cùa hợp đồng vô hiệu. K h i đọc luật sư đọc theo định

hướng làm rõ các căn cứ hủy hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng

đất, xác định tổng thiệt hại đã xảy ra, lỗ i của các bên trong giao dịch này làm cho hợp

đồng vô hiệu. D ự liệ u hình thức, mức lỗi và tổng số tiền mà khách hàng sẽ phải bồi

thường thiệt hại cho bị đơn. Đọc theo phương pháp này cỏ lợ i thế giúp luật sư đọc

nhanh, tiết kiệm thời gian, tuy nhiên có nhuợc điểm là luật sư sẽ không có đủ thông tin

về vụ việc, bị bỏ sót các thông tin khác cho ràng không quan trọng nhưng rất quan

trọng, có thể bị rơi vào tâm lý chủ quan hoặc bị động trong quá trình tác nghiệp khi

bào chữa, bảo vệ.

- Đ ọc theo tuần tự diễn tiến thời gian, theo phương pháp này luật sư đọc tù tài

liệu được hình thành đầu tiên về vụ việc, vấn đề và tiếp đến các tài liệ u theo quá trình

diễn ra sự kiện, vụ việc. T ài liệu hình thành trước đọc trước, hình thành sau thì đọc sau

cho đến tài liệu hoặc trang thông tin m ới đuợc hình thành. Đọc theo phương pháp này

còn gọi là phương pháp truyền thống, đọc theo tuần tự, lợi thế cùa nỏ là cho luật sư có

cái nhìn tổng thể về đối tượng đọc theo tiêu chí thời gian, đọc được tất cả các chi tiết

thông tin, không bỏ sót, xác định được tính lịch sử cùa từng sự kiện mà tài liệu phản

án, có cơ hội đặt mình vào từng vị trí các nhân vật, sự kiện đế có thể kiểm nghiệm, so

265
sánh, đối chiếu và đánh giá. T u y nhiên, điểm hạn chế cùa phương pháp này là cầr. sử

dụng nhiều thời gian, phương pháp đọc này chỉ phù hợp với đối tượng đọc ngấn, số

lượng, quy mô tài liệu không lớn hoặc vừa phải. Sẽ không khả thi nếu áp dụng pháp

phương này nếu luật sư có ít thời gian mà phải đọc khối lượng lớn tài liệu lớn.

- Đ ọ c theo phương pháp kiểm tra, đảnh giá, phát hiện vẩn đề, đây là phương

pháp luật sư không đọc tuần tự, theo thứ tự thời gian mà đọc từ tài liệu mấu chốt, chưa

đựng nhiều thông tin then chốt về vụ việc, để nghiên cứu, đánh giá tài liệu này kỹ

lưỡng, xác định chuẩn thông tin từ đó mới nghiên cứu các tài liệu khác để đối chiếu, so

sánh với tài liệu mấu chốt đã thẩm định. Kh ông những chỉ kiểm tra, đánh giá mà Iiật

sư còn phải có trách nhiệm phát hiện vấn đề, vấn đề đặt ra trong dịch vụ pháp lý. Đọc

phát hiện vấn đề pháp lý đổi v ớ i hồ sơ vụ án, tài liệu do khách hàng cung cấp đòi lỏ i

luật sư phải kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ trên các bình diện pháp lý khác nhíu,

theo chuẩn mực, nguyên tắc pháp lý hiện hành. Đây là cách đọc cho phép luật sư ũết

kiệm thời gian đọc mà vẫn đảm bảo có đủ lượng thông tin tổng hợp và m ới về vụ v ệc

mà vẫn có thể dành sự quan tâm đến các tài liệu chứa đựng các thông tin cần thiết tần

ưu tiên đặc biệt liên quan đến vấn đề đã được phát hiện ta cần tập trung làm rõ. Đâ) là

ưu thế khi đối tượng đọc của luật sư quá lớn mà luật sư chỉ cần khai thác một lưcng

thông tin nhất định, dành ưu tiên đến một vấn đề nhất định. Thực tiễn hành nghề luật

sư phương pháp này phù hợp v ớ i việc luật sư tham gia vụ án lớn có nhiều bị cáo, hồ sơ

chứa đựng rất nhiều bút lục, cán bộ tòa phải dùng ôtô để chở hồ sơ trong khi luật ỈƯ

chi bào chữa cho một hoặc một số b ị cáo trong vụ án. Tuy nhiên, phương pháp đọc nìy

đặt ra yêu cầu là luật sư phải tìm ra đuợc trong hệ thống tài liệu thuộc đối tượng đcc,

hồ sơ đâu là tài liệu mấu chốt để bắt được động mạch chính của vụ việc giúp luật sư iễ

dàng tiếp cận để làm rõ.

N goài ra, khi trong hành nghề luật sư, còn cỏ các phương pháp đọc khác nlư

phương pháp kết hợp hoặc tổng hợp một số phương pháp, phương pháp phân hóa ะส่

biệt, phần hóa phức hợp tài liệu đọc....Các phương pháp đọc đều có thế mạnh và điển

hạn chế của nó, điều quan trọng m ồi luật sư cần vận dụng lin h hoạt, tìm ra đưifc

phương pháp đọc của riêng mình, phương pháp đó phải khoa học, hợp lý giúp luật :ư

nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật, hình thàih

tư duy đọc logic, sáng tạo, tích hợp được nhiều kỹ thuật đọc tạo ra hiệu quả đọc CIO

nhất.

266
2.4. Quy tắc đọc và kỹ thuật đọc vận dụng trong nghề luật รน

Ngoài việc vận dụng phương pháp đọc giúp luật sư đọc hiệu quả đối với các đối

tượng đọc nói chung, quy tắc đọc giúp luật sư xử lý kỹ thuật khi đọc các đối tượng cụ

thể. v ề góc độ kỳ thuật, đọc cũng có nhiều quy tắc khác nhau, luật sư có thể vận dụng

để đọc trong từng tình huống cụ thể, đọc văn bản quy phạm pháp luật, đọc hồ sơ vụ án

hay đọc các tài liệu do khách hàng cung cấp.

Thứ nhất, Quy tắc đọc khảo sát - phân tích - đọc vớ i tốc độ thích hợp S A R A S

(Survey - A n alysis - Read at Approoriate Speed) là quy tắc đọc đặt ra yêu cầu, trước

khi đọc phải khảo sát về đối tượng đọc, xem xét tổng thể đối tượng đọc, phần đầu,

phần cuối và bố cục, sau đó phân tích kỹ lưỡng các vấn đề đặt ra v ớ i đối tượng đọc

trước khi đọc vớ i tốc độ thích hợp. Quy tắc này luật sư có thể vận dụng để đọc văn bản

quy phạm pháp luật hoặc các tài liệu khác mà thành phần của văn bản có tính chất

tương đối đồng nhất.

Thứ hai, Q u y tắc đọc kháo sát - đặt câu hỏi - đọc - đọc lại - nghi nhớ S Q 3R

(Survey - Question - Read - R eview - Recite) là quy tắc đặt ra yêu cầu khảo sát như

quy tắc S A R A S . Trước khi đọc, luật sư dành thời gian thỏa đáng để khảo sát đối

tượng, nắm được khái quát sổ lượng, khối lượng, bố cục, cơ cấu của tài liệu đọc. Sau

khi có kết quả khảo sát luật sư chưa đọc ngay mà đặt ra các câu hỏi cần làm rõ trong

đối tưựng đọc trước khi đọc. Bước thứ ba mới bắt đầu đọc, yêu cầu đặt ra trong bước

này là đọc liền mạch, không dừng lại mặc dù các câu hỏi luật sư đặt ra lúc đầu có thể

chưa được trả lờ i thỏa đáng. B ước thứ tư là đọc lại đây là bước đọc kỹ hom, giải đáp,

trả lờ i cho câu hỏi mà lần đọc thứ nhất chưa được giải đạp. Sau khi đã nắm được nội

dung của tài liệu, đã có câu trả lời cho các câu hỏi cần làm rõ, luật sư chuyển sang

bước thứ 5 là ghi nhớ, lưu trữ thông tin đọc đuợc. Quy tác đọc này luật sư có thể vận

dụng trong đọc hồ sơ vụ án, hồ sơ vụ việc, hay các tài liệu do khách hàng cung cấp,

mà cơ cấu trong tài liệu đó có tính chất không đồng nhất với nhau.

về kỹ thuật đọc, có thể chia ra nhiều loại đọc khác nhau, căn cứ vào các tiêu chí

cụ thể, đọc chia ra thành các loại:

Theo tiêu c h í "âm lượng ” , đọc được phân ra thành đọc to, đọc vừa và đọc nhỏ.

Đọc to là cách đọc mà người đọc sử dụng âm lượng lớn khi đọc cho nhiều người nghe

và khi không có công cụ kỹ thuật hỗ trợ. V í dụ như khi luật sư đọc trích dẫn bút lục

trong Luận cứ bào chữa tại phiên tòa lưu động mở tại địa phương trong điều kiện mất

267
điện. Đ ọ c vừa là việc người đọc sử dụng âm lượng vừa phải, thường đọc cho nhóm

người nghe trong không gian phù hợp hoặc có công cụ hỗ trợ. Đ ọc nhỏ là việc người

đọc cho 1 vài người nghe trong giao tiếp trực tuyến.

Theo tiêu c h í “tốc độ ” , đọc phân thành đọc nhanh, đọc vừa và đọc chậm. Theo

các nhà nghiên cứu tốc độ đọc trung bình đọc vừa là 250 từ một phút. Đọc nhanh là

truờng hợp người đọc nhiều từ trên 250 - 350 từ trong một phút. Tương tự như vậy

đọc chậm là trường hợp người đọc từ dưới 200 từtrong một phút.

Theo tiêu c h í hình thức của đọc, đọc phân ra thành đọc bằng lờ i và đọc mắt.

Đ ọc bàng lờ i là hình thức đọc mà người đọc phát ra âm lượng nhất định, chuyển tải

thông tin hướng ngoại, chủ yếu dùng cho truyền đạt thông tin đến người nghe. Đọc

bằng mắt là việc người đọc không phát ra âm lượng, mà hoạt động đọc hướng vào nội

tâm, cách đọc này dùng để thu nhận các thông tin từ đối tượng đọc. N goài ra theo tiêu

c h í “mục đ íc h " người ta chia đọc ra thành loại đọc để thu nhận thông tin, đọc đề

truyền đạt thông tin. Theo tiêu chí “yêu cầu ” có thể phân đọc ra thành đọc để ghi nhớ,

đọc nghiên cứu, đọc tìm kiếm thông tin.

C ăn cứ vào từng bối cảnh giao tiếp, đối tượng mục đích tiếp nhận thông tin, đặc

điểm nhân thân của đối tượng nghe về tuổi tác, trình độ văn hóa, nhận thức, đặc điểm

vùng, miền, dân tộc, luật sư có thể linh hoạt sử dụng các kỹ thuật đọc, điều chinh kịp

thời nhằm đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin tốt nhất đến người nghe.

3. Kỹ năng hỏi của luật sư


3 .1. K h ả i niệm

Q uá trình xác định vấn đề pháp lý trong nghề luật sư là quá trình phân tích sự

việc, bằng cách liê n tục đật ra các câu hỏi. Câu hỏi về nhu cầu của khách hàng, khách

hàng đang vướng mắc trong quan hệ pháp luật gì? Quyền lợi của khách hàng là gì?

Khách hàng m ong muốn đạt được điều gì trong quan hệ đó? v ấ n đề pháp lý mẫu chốt

của vụ việc là g ì? Bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ cùa khách hàng trong vụ

v iệ c ... Tóm lại hỏi có v a i trò then chốt không những trong việc thu thập thông tin, mà

là công cụ để rèn luyện tư duy phản biện, hỏi cũng chính là cách thức, phương pháp

lập luận của luật sư nhàm bảo vệ có hiệu quả quyền lợ i của khách hàng.

Theo nghĩa chung nhất, hỏi là việc yêu cầu một người, chủ thể nào đó trả lời

một vấn đề hoặc cung cấp thông tin nào đó hoặc yêu cầu đưa cho người hỏi đồ vật

hoặc về việc gì đó. K ỹ năng đặt câu hỏi của luật sư là khả năng của luật sư trong việc

268
vận dụng thuần thục kiến thức về ngôn ngừ, về sử dụng câu hỏi và các kiến thức pháp

luật, kiến thức bổ trợ khác trong giao tiếp nghề luật sư nhằm có được câu trả lờ i chứa

đứng thông tin đầy đù, chính xác, khách quan mà mình cần.

Để rèn luyện kỹ nàng hòi, trước hết luật sư cần xác định đứng mục đích của việc

đặt câu hỏi. M ụ c đích đặt câu hòi cùa luật sư là nhằm thu thập thông tin, kiểm tra sự

thấu hiểu và chứng minh điều ngược lại, bác bỏ lập luận của đổi phương.

Quá trình hành nghề, luật sư thường xuyên phải sử dụng các câu hỏi trên các

phương diện khác nhau và với các mục đích khác nhau. Trong quá trình tiếp xúc, trao

đổi Luật sư sẽ phải hỏi khách hàng về các thông tin vụ việc, làm rõ vấn đề, cụ thể hóa

các tình tiết, xác nhận sự cam kết, làm cơ sở để thỏa thuận, đàm phán đi đến nhận và

cung cấp dịch pháp lý. K h i gặp gỡ, trao đổi, Luật sư hỏi đại diện các C ơ quan, người

tiến hành tố tụng, Đ ại diện C ơ quan, công chức nhà nước, hỏi về nội dung và tiến độ

giải quyết và các vấn đề liên quan tố tụng, thực thi công vụ, áp dụng pháp luật, tiến

trình g iả i quyết của vụ việc có liên quan đến khách hàng của mình. H ỏ i các chủ thể

khác biết về hoặc liên quan đến vụ việc của khách hàng mình.

M ụ c đích hỏi của luật sư cũng rất đa dạng, mục đích chung của hỏi là thu thập

thông tin, qua câu trả lờ i của khách hàng hoặc đối tác cho luật sư hiểu biết về vụ việc

được tường tận, theo cả chiều rộng cũng như chiều sâu đặc biệt là làm rõ bản chất của

vấn đề, các góc khuất của sự việc. Luật sư hỏi để kiểm tra sự thấu hiểu của đối tác và

gợi hướng tư duy. Đ ây là điều quan trọng trong giao tiếp, chúng ta phải xác định cho

được khách hàng, đối tác cùa mình có hiểu đúng bản chất và thực trạng về mặt pháp lý

của vụ việc của họ đang có vướng mắc hay không? Cách họ ng h ĩ về vụ, việc của m ình

như thế nào? Kh ách hàng có hiểu biết quy định pháp luật về việc của họ không? biết

đến đâu và cách hiểu đó có đúng với quy định pháp luật hay không? T ừ đó điều chình

việc tiếp cận, tư vấn, trao đổi theo cách cả hai bên đều có hiểu biết về thông tin, có tư

duy chung đúng đắn, cùng nhìn về một hướng, có thể trao đổi để đạt được mục tiêu

chung. Các thông tin đó luật sư sẽ được cung cấp qua câu trả lờ i và tất nhiên muốn có

được thông tin mà m ình quan tâm, luật sư cần phải đặt các câu hỏi. Để có được nhiều

thông tin có giá trị phục vụ của hoạt động nghề nghiệp cùa m ình luật sư cần có kỹ

năng đạt câu hỏi.

Trong hành nghề luật sư khi bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợ i hợp

pháp cho bị hại, nguyên đơn hoặc bị đơn, các chủ thể khác có liên quan luật sư được

269
quyền hỏi các đối tượng khác nhau. Tại phiên tòa, trong thủ tục thẩm vấn, luật sư

không những hỏi thân chù của mình mà còn được quyền hỏi những người có quyền lợi

đối lập nhằm làm rõ các tình tiết của vụ việc, theo hướng có lợ i cho khách hàng, vạch

rõ sự sai trái, xác định rõ điều không đúng, làm rõ sự thật khách quan, theo hướng có

lợ i cho khách hàng của mình. Theo nguyên tắc pháp lý về chống xung đột lợ i ích và

quy tắc đạo đức nghề, luật sư không thể đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý cho các

khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ, việc nhưng có quyền đặt ra các

câu hỏi, chất vấn đối phương theo đúng quy định về tố tụng và thủ tục do pháp luật

quy định. Điều đó có nghĩa, mục đích quan trọng trong các câu hỏi của luật sư là

chứng minh điều ngược lại, chứng minh tính đúng đắn trong yêu cầu, trong ý kiến của

thân chủ mình, chứng minh chân lý thuộc về mình, thân chủ mình. N gư ời tiến hành tổ

tụng hỏi theo hướng buộc, luật sư hỏi theo hướng gỡ, luật sư đồng nghiệp hỏi theo

hướng xác định, tăng nặng trách nhiệm, ià luật sư để bảo vệ thân chủ sẽ phải hỏi theo

hướng loại trừ trách nhiệm hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho khách hàng, thân chủ m ình

và làm rõ tính đúng đắn cũng có căn cứ trong lập luận của mình.

Trong nghề luật sư, không chi có việc chúng ta phải chứng minh, lý giải vấn đề,

việc bác bỏ lập luận của đối phương theo cách thông thường đặt ra các câu hỏi là cách

chúng ta đi thẳng vào vấn đề. Lậ p luận bàng câu hỏi có sức thuyết phục rất cao. Trong

quá trình lập luận, trình bày lý lẽ cho một sự việc, không nhất thiết cứ phải dùng tới

các mệnh đề và suy luận theo logic tam đoạn luận Aristote. Phương pháp hỏi được

dùng trong không ít trường hợp lại có kết quả tốt hom, có giá trị hơn những lờ i giải

thích và những cách lập luận bàng câu hỏi thể hiện rõ trí tuệ của luật sư.

V í dụ: Tại phiên tòa hình sự, trong phần tranh luận, K iể m sát viên lập luận rằng

do bị cáo đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt theo Khoản 1, Đ iều 137 B ộ luật hình sự

năm 1999 vì bị cáo đã bị kết án về tội trộm cáp chưa được xóa án tích mà v i phạm, đã

không xuất trình được G iấ y chứng nhận xóa án tích của Tòa án. K h i luận tội bị cáo,

K iể m sát viên đã kết luận rằng, nếu bị cáo không xuất trình được giấy chửng nhận này

thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã buộc. Thực tế bị cáo đã chấp hành xong tất

cả các quyết định của Bản án mà T òa án đã tuyên về T ộ i trộm cắp, đã trài qua thời

gian thử thách mà không phạm tội m ới, thỏa mãn kiện được đương nhiên xóa án tích

theo Đ iều 64 B ộ luật hình sự. Luật sư đã phân tích các quy định pháp luật hình sự, tổ

tụng hình sự và điều kiện đương nhiên được xóa án tích của thân chủ đồng thời đặt cho

270
K iể m sát viên câu hòi: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành

tố tụng (trong trường hợp này thuộc về K iểm sát viên) hay thuộc về b ị cáo? K iể m sát

viên đã không trả lời được một cách thỏa đáng câu hỏi này. T òa án đã trả hồ sơ yêu

cầu V iện kiểm sát điều tra bổ sung và sau đó vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản đã bị

đình chì chuyển thành một vụ kiện dân sự.

C ó một truyện dân gian Ấ n Đ ộ cho chúng ta bài học sâu sắc về cách lập luận

bằng câu hỏi: ngày xưa, có vị vua Ấ n Độ bệnh nặng, thầy thuốc tâu với vua rằng chỉ

cần uống sữa bò đực là hết bệnh ngay. M à sữa này chỉ có nhà thông thái Cabuo mới

tìm được (người thầy thuốc nọ vốn thâm thù Cabuo). T in lờ i thầy thuốc, nhà vua ra

lệnh cho Cabuo đi tìm sữa bò đực. Nhà thông thái này rất lo lắng, chưa biết tìm kế gì

để thoát thân. C ô con gái khuyên cha đừng lo, cô sẽ có cách. H ôm sau đang lúc nửa

đêm yên tĩnh, con gái Cabuo mang ít quần áo cũ đến bên bờ sông cạnh hoàng cung

giặt giũ dưới cửa sổ phòng ngủ quốc vương. C ô cố tình khua động rõ to làm vua không

sao ngủ được. Cả giận, nhà vua phái vệ binh bẳt cô gái giải về hỏi tội: C ớ sao đang

đêm đến đây giặt giũ ầm ầm làm ta không ngủ được? N gư ơi có biết tội không?

C ô gái làm như sợ hãi: “ Dạ, dân nữ biết. M o ng bệ hạ tha tội. C ó điều, dân nữ bất

đắc dĩ m ới phải làm như vậy. số là, chiều nay cha dân nữ m ới đè em bé, mà trong nhà

chẳng còn quần áo sạch sẽ quấn cho bé nên dân nữ đành phải đi giặt vào lúc này.

- N ó i láo! N gư ơi chế giễu ta chắc? A i đời đàn ông lại đẻ con!


- Dạ, nếu bệ hạ có thể hạ lệnh cho người đi kiếm sữa bò đực thì sao đàn ông lại

không thể đè được ạ?

Nghe vậy, nhà vua cười: Chắc chán ngươi là con gái của Cabuo rồi. Thôi, về

bảo cha ngươi cứ giữ lấy món sữa bò đực cho em bé ông ta vừa đẻ bú nhé! Thế là

Cabuo thoát nạn18.

K h ô n g biết thì hỏi. Không ai bát tội một người hỏi v ì không biết. V ì thế, những

trung thần, cố vấn thường dùng cách hỏi để khuyên can vua chúa, để góp ý khéo léo, tế

nhị với cán bộ lãnh đạo cao cấp mà vẫn bảo vệ được cái đầu (hoặc ghế) của mình.

Chuyện xưa: “Con ngựa quý của Tề Cảnh Công bỗng nhiên ổm, lăn đùng ra

chết. V u a Tề vô cùng giận dữ, hạ lệnh chặt tay chân người coi ngựa. Đ ây là một lệnh

bạo sát vô lý. T ộ i để ngựa chết chưa nặng đến mức phải chặt chân chặt tay. Nhiều

17 Theo Tăng cường k ỹ năng mềm tạo hiệu quà giao tiép trong hành nghề luật sư - T H S . Nguyễn Nam Phương -
Công ty phát triển năng lực tồ chức O D C - Hà N ộ i 2007.

271
người muốn can. V ua Tề hăm đe: A i dám xin cho nó sẽ bị giết. Quần thần xanh mặt,

không dám hé răng nữa. Tề Á n Anh, để cứu người coi ngựa, bèn ng hĩ ra một mẹo hòi

vua. Ông đến trước người coi ngựa, túm tóc anh ta giơ kiếm lên rồi “ luận tộ i” : “ Ngicơi

nuôi ngica rồ i làm ngi/a chết. Đ ẩy là tộ i thứ nhất. N g itơ i làm nhà vua vì ngira chết mà

giết người, trăm họ mà biết tất oản hận vua. Đ â y là tội thứ hai. C h ư hầu biết việc này

tất sẽ khinh nước ta. Đ ây là tội thứ ba” . Bỗng ông quay sang hỏi vua rề : “Tâu Đại

vương, có một điều thần chưa rõ, xin Thánh thượng dạy. T h ờ i N ghiêu Thuấn xua, khi

các bậc vua hiền minh này chặt chân tay người, không biết là chặt bên nào trước?” . Lát

sau vua m ới hiểu đó là câu hỏi châm biếm, hạ lệnh tha cho nguời coi ngựa.

3.2. Phân lo ạ i các câu hỏi và cách thiết kế, sử dụng câu hỏi trong nghề luật sư.

Để sử dụng câu hỏi có hiệu quả, luật sư cần biết tác dụng của câu hỏi nói chung,

tác dụng của từng loại câu hỏi nói riêng và thiết kế, điều chinh câu hỏi cho trúng nhằm

đạt được mục đích đặt ra, đảm bảo m ỗi câu hỏi đưa ra sỗ phát huy đúng tác dụng của

nó. D ư ới góc độ giao tiếp, tác dụng chung của câu hỏi là có được sự quan tâm, chú ý

của người nghe. M u ố n vậy, trước hết câu hỏi của bạn phải chứa đựng nội dung thể

hiện bạn hiểu rõ bản chất vấn đề và khả năng trả lời cùa người nhận câu hỏi. Câu hỏi

phải đi vào trọng tâm của vấn đề mà người nghe đang quan tâm. T u y nhiên, không

phải lúc nào bạn cũng biết rõ về nhu cầu người nghe v ì vậy, bạn cần sử dụng các câu

hỏi để tìm kiếm thông tin về nhu cầu của người nghe, câu hỏi của bạn phải dẫn dắt
được họ, quản lý được tình cảm và kiềm chế được phản ứng. M ộ t tác dụng quan trọng

của câu hỏi đó là câu hỏi sẽ cung cấp các hướng đẫn liên quan. Qua câu hỏi của luật sư

đối tác sẽ tự xác định được v ị trí của họ, thực trạng về pháp lý của quan hệ qua đó họ

xác định cần phải hành động như thế nào là phù hợp với chuẩn mực, xác định xử sự

đúng đán. Để được cung cấp thông tin và hướng dẫn có liên quan cho khách hàng, luật

sư chúng ta có thể đặt ra nhiều câu hỏi và có cách hỏi khác nhau.

V iệ c phân loại câu hỏi để sử dụng tốt câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn to lớn

trong nghề luật sư. B ở i k h i biết cách thiết kế câu hỏi và có câu h ỏ i tốt, được sử

dụng đúng thời điểm, phù hợp vớ i bối cảnh giao tiếp trong nghề nghiệp luật sư m ới

có thể cỏ được các thông tin tốt mà về vấn đề đang tìm hiểu. C ó nhiều cách phân

loại câu hỏi khác nhau. D ựa trên các tiêu chí, câu hỏi được phân ra thành các loại

khác nhau. D ựa trên tiêu c h í cấu trúc câu hòi, câu hỏi được phân thành cầu hỏi

đóng và câu h ỏ i mở. D ựa trên tiêu c h í theo n ộ i dung, câu hỏi được chia ra thành

272
C â u h ỏ i tìm thông tin chung; C á u h ỏ i dẫn dắt, C âu h ỏ i p h á t triển ỷ; Câu h ỏ i tìm

g iả i th ích ; C âu h ỏ i để trả lời.

3.2.1. C âu hỏi mở

Câu hỏi mờ là câu hỏi có cấu trúc không chặt chẽ, được thiết kế ở nhiều dạng

khác nhau, có cấu trúc tương đối da dạng về loại hình, trong đó người được hỏi có sự

chủ động trong việc trả lời. Câu hỏi mở giúp luật sư nhận biết vấn đề, trong khi đối tác

của luật sư có thể bắt đầu từ các góc độ khác nhau trong việc cung cấp thông tin khi trả

lời. Câu hỏi mở thường được dùng khi bắt đầu giai đoạn đầu của buổi tiếp xúc, về

nghuyên tác hỏi, nên đưa ra các câu hỏi mở trước. K h i gặp câu hỏi này khách hàng,

đối tác của luật sư có dễ dàng kể lại cầu chuyện của họ. Sử dụng dạng câu hỏi mở để

khai thác thông tin từ khách hàng, khi nghe các câu này khách hàng sẽ dễ dàng kể và

cung cấp thông tin cho luật sư, họ có thể nói một cách tương đối tự do mà không bị

buộc phải trả lời theo hướng nào. C ó thể nói câu hỏi mờ là câu hỏi để dẫn dắt khách

hàng. V í dụ: Chuyện gì đã diễn ra trong lần gặp gỡ, đàm phán đó đó? C hị có thể cho

kể cho tôi biết toàn bộ quá trình diễn biến của sự việc? M â u thuẫn cùa anh em trong

gia đình diễn ra như thế nào? Ông bà có thể cho biết các nguyên nhân dẫn đến việc

tranh chấp tài sản không? Đề nghị ông, bà kể lại cho chúng tôi nghe về toàn bộ sự

việc? C h ị hãy cho biết tại sao chị lại quyết định ly hôn?

Điểm cần lưu ý là khi nghe các câu trả lời cho các câu hỏi mở luật sư cần thực
sự hết sức chủ ý lắng nghe khách hàng hoặc đối tác của mình. Lu ật sư cần ghi chép

tóm tắt các ý cơ bản để khách hàng, đối tác thấy rằng luật sư đang nghe tích cực.

Không được có cử chỉ gì làm ngắt quãng, đưt mạch câu chuyện của khách hàng, đối

tác v í dụ nghe điện thoại di động... Trong quá trình nghe câu trả lờ i luật sư chú ý các

cử chỉ, phi ngôn từ của khách hàng. Thông thường đó là các phương tiện để nhận biết

khách hàng nói thật hay không.

C âu hỏi mở, cũng được phân thành các loại khác nhau, căn cứ vào tính chất, nội

dung cũng như hình thức câu hỏi.

C â u h ỏ i mở đơn giản: M ụ c đích sử dụng: Đe bắt đầu đề tài câu chuyện và làm

cho khách hàng cảm thấy dễ dàng trong giao tiếp, lựa chọn cách bắt đầu câu chuyện

như thế nào, bắt đầu từ vấn đề nào. V í dụ: Tôi có thể giúp g ì được chị? C h ị có thể nói

cho tôi biết nguyên nhân đưa chị tớ i Văn phòng (Công ty) của chúng tôi. Những câu

hỏi này dùng để bắt đầu buổi nói chuyện, mặt tích cực của nó là làm cho người tiếp

273
xúc được lựa chọn câu trả lời. N gay cả khi những thông tin luật sư nhận được không

phải là chính xác về vấn đề liên quan đến sự việc nhưng nó vẫn mang một tín hiệu nào

đó và thể hiện điều khách hàng nghĩ đến nhiều, mong đợi nhiều.

Cảu hỏi mở mang tính g ợ i mở sau khi đã nắm được các vấn đề cơ bản. K h i sử

dụng các câu hỏi này luật sư cần chọn thời điểm hợp lý (thường là sau khi khách hàng

đã tự trình bày nội dung vấn đề) để đưa ra các câu hỏi có tính gợi m ờ hơn: Theo ch ị

cỏn điều g ì nữa liên quan đến vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến không? Còn cỏ

điều g ì chính yếu gáy rắ c rố i cho ch ị nữa không?

Câu hỏi mở nghi vấn: Dùng để khuyến khích khách hàng nói rõ hơn về chủ đề

đang nói đến: T ại sa o ?K h i nào? Ở đâu?

C âu hòi mở so sảnh: Dùng để khai thác nhiều thông tin hom từ phía khách hàng

bằng v iệ c yêu cầu họ đưa ra các so sánh và đánh giá giữa trước và sau khi xảy ra sự

kiện:

V í dụ: Lu ật รน: Tình trạng giữa chồng chị và ch ị như thế nào trước và sau khi

chị chuyển đ ì c h ỗ khác.

Kh ách hàng: Tôi cũng không rõ lắm ....

Lu ậ t sư: Và m ọi việc thực sự đã thay đỗi như thế nào sau khi ch ị chuyển đi chỗ

khác ?

Câu hỏi mở rộng: Thông thường bạn có thể hỏi một câu ngắn gọn: Tại sao, Cái
gì? Những câu hỏi này được đưa ra một cách nhẹ nhàng và gợi m ờ hom nếu bạn mờ

rộng bằng những từ ngữ có ý nghĩa khác như: V D :

- L ý do nào đã làm cho chị xử sự như vậy? Thay vào câu hòi: T ại sao?

- Sự việc đó đã diễn ra vào khoảng thời gian nào? thay cho câu hỏi: Lú c nào?

C â u hỏi đảnh giá: Câu hỏi này nhằm mở rộng sự đánh giá của khách hàng về

khả năng và hướng giải quyết. Câu hỏi này được thể hiện dướidạng: N hư thế nào

...nếu.... Những cầu hỏi này rất có ích khi phải đánh giá các cảm nhận và tình cảm

của khách hàng. V D :

- C h ị sẽ cảm thấy thế nào nếu ......?

- C h ị cỏ cảm thấy mình có lỗ i không nếu .............?

C á u hỏi bao quát, khái quát: Những câu hỏi này tập trung và khái quát lại toàn

bộ sự việc, đôi khi nó còn được sử dụng để xác nhận. Câu hỏi này thường được đưa ra

vào cuối buổi nói chuyện hoặc kết thúc mật vấn đề nhằm xác nhận lại các sự kiện. N ó

274
còn làm cho khách hàng, đổi tác tập trung vào vấn đề trọng tâm kh i họ kể lể quá dài

dòng và tản mạn. C hính vì vậy, câu hỏi này cũng có thể sử dụng để ngắt lời một cách

lịch sự, hợp lý để chuyển đến một vấn đề khác cần quan tâm. V D :

- Theo như c h ị trình bày th ì ............. ?

- Theo tôi hiểu là ............. ?

3.2.2. Câu h ỏi đóng:

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi có cấu trúc chặt chẽ, được thiết kế dưới dạng Có

hay không? Đ úng hay sai, Chính xác hay không chính xác ,... theo đó người được hỏi

chi có thể trả lời theo một hướng nhất định. Trong nghề luật sư, việc sử dụng câu hỏi

đóng tạo ra thế chủ động cho luật sư, đưa người được hỏi vào thế bị động. Đ ố i tác chỉ

có thể trả lời theo m ột phương án nhất định. Loại câu hỏi này luật sư sử dụng để chốt

lại các thông tin, phần loại các thông tin cần thiết, phân hóa, loại trừ được các thông

tin không liên quan đến vấn đề cần xử lý. Câu hỏi đỏng có tác dụng K iể m soát và dẫn

d ắ t, một khi luật sư đã cảm nhận được trọng lượng lời thuyết phục cùa mình thì có thể

dùng câu hỏi đóng để chiếm quyền kiểm soát. H ãy dẫn dắt đối phương một cách nhẹ

nhàng tới câu trà lờ i mà bạn muốn bằng một câu hỏi đóng.

M ộ t câu hỏi đóng phù hợp v ớ i câu trả lời bằng một từ “ có” hoặc “không” . V í

- "Liệu .... cỏ lợ i cho anh không? ",

- “ T ôi có cảm tưởng là điều đó có đúng không? ”,

- "V ậy thì anh đồng ý r ằ n g .... có ph ải không? ”,

- “A nh thích phư ơng án A hay B hcm? ”,

- “Liệ u .... có quan trọng đối vớ i anh không? ”

3.2.3. C á c lo ạ i câu hỏi theo nội dung

C â u hỏi tìm thông tin chung'. Câu hỏi tìm thông tin chung là loại câu hỏi theo

nội dung, thông thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi mở. L à câu hỏi thu thập thông

tin tổng quát về vấn đề, sự kiện luật sư cần quan tâm mà chưa đi vào chi tiết. Đây là

những câu hỏi để khách hàng mô tả về một loạt các tình tiết qua đócho luậtsư thông

tin chung về vụ việc liên quan đến ai? v ị trí, thời gian, không gian, địa điểm, đặc điểm

chung của vấn đề.

V í dụ:

- Chủng tôi có thể giúp ông (bà) về vấn đề g ì?

275
- Anh (chị) hãy kế lạ i những diễn biến chính của sự việc xẩy ra buổi chiểu ngày

hôm đỏ?

- Vấn đề g ì làm cho ch ị quan tâm đến vụ việc này/sự kiện đó/?

Câu h òi dẫn dắt: Câu hỏi này đưa ra các thông tin và đơn giản là yêu cầu đối tác

xác nhận lại. Thông thường trả lờ i cho các câu này là đúng hoặc sai. V í dụ:

- Tối hôm đó anh đã uống rượu có đúng không?

- Anh đã không ngạc nhiên khi họ m ời anh ra ngoài c h ứ l

Những câu hỏi này hướng khách hàng vào sự xác nhận là tổi hôm đó anh ta đã

uống rượu hoặc xác nhận là anh ta đã không ngạc nhiên kh i bị m ời ra ngoài. Những

câu hỏi này để ra một khoảng trống rất hẹp cho khách hàng trình bày. Đây là câu hỏi

dẫn khách hàng đi từ vấn đề đang trao đổi sang nội dung v ớ i tiêu chí khác mà vẫn giữ

được bối cảnh chung của câu chuyện. N hững câu hỏi này có tác dụng rất tốt để xác

nhận lại vấn đề. T u y nhiên những câu hỏi này có nhược điểm ờ chỗ nó có tính chất gợi

ý và nếu ta hỏi ngay từ đầu cuộc nói chuyện thì sẽ dễ dẫn dắt đền sự lệch lạc trong câu

chuyện.

C âu hỏi phát triển ỷ: là loại câu hỏi theo nội dung, nhằm khai thác các thông tin

theo chiều sâu, dẫn dắt người trả lờ i vào các nhánh rẽ, để chi tiết hóa các thông tin mà

luật sư cần quan tâm. Tác dụng của câu hỏi phát triển ý làm cho người hỏi thu thập

thêm thông tin về vấn đề cần hỏi trong khi người được hỏi phải mở rộng nội đung về

các ý, v í dụ:

- về số tiền bồi thường và từng lần nhận tiền, ông (bà) có thêm ý kiến g ì không?
- Ông (bà) có chấp nhận hỉnh phạt trong bản án sơ thẩm hay không? C ó thêm ý

kiến gì không?

C á c câu hỏi làm sảng tỏ các ch i tiết: là loại câu hỏi theo nội dung, loại câu hỏi

này có thể thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở, thông thường được thiết

kế dưới dạng câu hỏi đóng. Sử dụng kh i kiểm tra và xác nhận lại các chi tiết hoặc tóm

tắt lại các sự việc và câu chuyện khách hàng cung cấp.

V í dụ:

- Có p h ả i ch ị đã có mặt vào lúc xảy ra sự việc không?

- Cụ thân sinh đã mất vào năm 1980 có đủng không ?

- Tai nạn đã xảy ra vào lúc mẩy g iờ ?

276
Câu trả lời sẽ là 1 trong 2 phương án "đúne” hay "không” hoặc các câu trả lời

ngắn gọn khác. Đ ặc điểm của dạng câu hỏi này là đòi hòi sự tích cực từ phía luật sư và

đặt khách hàng vào sự thụ động. V ì vậy những câu hỏi loại này không nên hỏi nhiều

vào giai đoạn bắt đầu cuộc nói chuyện vì nó dễ làm khách hàng thụ động. Dễ làm cho

khách hàng nghĩ ràng Luật sư chi mong đợi vào các câu hỏi đặc biệt này và không

muốn hỏi đến những nội dung rất quan trọng khác.

Câu h ó i tìm sự g iả i thích: là câu hỏi theo nội dung, có thể thiết kế dưới dạng câu

hỏi m ở hoặc đóng, nhằm làm rõ nội dung liên quan đến quan điểm, sự đánh giá, ý kiến

nhận định cá nhân của người được hỏi giữa các vấn đề có sự mâu thuẫn, khác biệt. V í

- Tại bút lục s ố .. .ông (bà) có khai ràng ... nay tại phiên tòa ông (bà) thay đổi lời

khai, tại sao lại có sự thay đổi này?

- Ông (bà) khai không cỏ ý định bán nhà đất, vậy ông bà hãy giải thích về chữ

ký của ông (bà) trong H ợp đồng bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã

được Công chứng viên chứng nhận?

C âu h ỏ i để trả lời: Đây là dạng câu hỏi theo nội dung, thay bằng câu trà lời

người được hỏi hỏi lạ i bằng câu hỏi. H ỏ i lại cũng là một cách trả lời. H ỏ i lại - một

nghệ thuật né tránh trả lờ i rồi chuyển lại cho đổi phương một câu hỏi tương tự, một

câu hỏi khó.

N gày 26/10/2000, phóng viên báo Pháp Le Figaro đã hỏi Tổng thống Nga V.

Putin như sau: “ V ù n g Cận Đông đang ở trung tâm thời sự, nhưng Nga lại không đóng

vai trò gì ở đó cả. L iệ u có phải sự vắng mặt cùa ông tại H ộ i nghị thượng đỉnh Sharmei

Sheikh là bàng chứng cho việc nước N ga không còn là cường quốc?”

Tổng thống Putin: ‘T ô / xin trả lờ i câu hòi cùa ông bằng câu hỏi: Chẳng lẽ ở đó

người ta đã g iả i quyết được vẩn đề g ì sa o T \

M ộ t lần K a lin in , một lãnh tụ Cộng sản Nga, giảng giải cho các đại biểu nông

dân về tầm quan trọng cùa liên m inh công nông. Giảng g iải đã cặn kẽ, nhưng có người

vẫn chưa hiểu. M ộ t người hỏi: Với chính quyền Xô Viết thì bên nào quý hơn, công

nhăn hay nông d â rũ K a lin in hỏi lại: Với một người thì chân nào quỷ hơn, chân p h ả i

hay chân trái?

Đêm giao thừa năm 1831, tại một sảnh đường, nhà vật lý người A n h M . Faraday

làm một thí nghiệm để chửng minh rằng từ trường có thể sinh ra điện. Khung dao động

277
liên tục quay giữa hai cực nam châm và điện kế từ từ nhích khỏi vạch 0. M ọ i người rát

thán phục. N hưng một mệnh phụ cười mỉa:

- Thưa ngài, món đồ chơi này dùng để làm gì vậy?

- Thưa phu nhân, đứa trẻ m ới đẻ thì dùng được việc gì? Faraday nghiêng mình

hỏi lại. V à một tràng vỗ tay tán thưởng vang lên.

C ó giai thoại sau: Tiền ích K h iêm , viên thượng thư bộ L ễ triều đình nhà M inh,

nhưng đầu hàng nhà Thanh, có người cháu gái sau mãn tang chồng đã tái giá. Gặp

cháu, ông ta hỏi móc: “ H ai lần cưới đều là cưới, lần trước trổng nhạc vang trời còn lần

này sao im ắng vậy?” (theo tục lệ địa phương, trong lễ cưới tái giá không có trống

nhạc).

C ô cháu biết người cậu hỏi m ỉa về nhân thân của mình. Theo đúng cách của

người cậu, cô hỏi lại: “ H ai lần cậu đến mừng đám cưới cháu, lần trước cậu mặc áo cổ

tròn, còn lần này sao lại đính m óc?” (y phục quan lại nhà M in h mặc áo cổ tròn, y phục

nhà Thanh mặc áo đính móc). N gư ời cậu cúi gằm mặt im lặng.

3.4. Nguyên tắc đặt câu hỏi

Để thiết kế được câu hỏi tốt, có được thông tin như mong muốn, luật sư cần tuân

theo nguyên tắc đặt câu hỏi. N guyên tắc đặt câu hỏi là tư tưởng chi đạo mà người đặt

câu hỏi cần tuân theo khi thiết kế kế hoạch hỏi hoặc đặt các câu hỏi cụ thể nhàm đạt

hiệu quả hỏi, có được câu trả lời thích hợp, thu được lượng thông tin đầy đù, đáng tin

cậy cho công v iệ c của mình.

Nguyên tắc thứ nhất'. Cách hỏi cũng quan trong như n ộ i dung câu hỏi. Đ ây là

một nguyên tắc chung: Cách hỏi chính là phương pháp hỏi, nó đóng vai trò là con

đường truyền dẫn đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin và nhận thông tin phản hồi qua

câu trả lời. Cách hỏ i không tổt chúng ta sẽ không có câu trả lời, mục đích thu thập, tìm

hiểu thông tin không đạt được. Đ ô i khi chúng ta cần phải kiên quyết nhưng đồng thời

cũng phải làm mềm cách tiếp cận của mình khi hỏi để đạt được mục tiêu giao tiếp.

H ãy bày tỏ sự tôn trọng, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ. Bạn có thể x in phép được hỏi chi

đơn giản bàng câu “ C h o phép tôi hỏi một câu được không?” . K h i cố gấng lấy thêm

thông tin, xem ra sẽ bớt khó chịu nếu bạn cho một lý do để đặt câu hỏi. V í dụ bạn có

thể nói "Cho phép tôi thừ xem tôi đã hiểu đúng chưa nhé. T ô i có thể hỏi vài câu được

không?” . Đ ừng lo lắng về lý do. Hầu như bất cứ lý do nào cũng có tác dụng như nhau

278
cả. C h i riêng việc luật sư đưa ra lý do để hòi là có thể giảm thiểu được sự phản kháng

và khó chịu của người được hỏi.

Nguyên tắc thứ hai, đưa ra câu hòi mở trước, trong quan hệ giao tiếp, đặc biệt

trong lần đầu giao tiếp hoặc trước khi đi vào vấn đề chính yếu, để tạo không khí cời

mờ, tin cậy giữa hai bên đặc biệt là sự chủ động trong việc trả lờ i của người được hỏi,

luật sư cần đưa ra các câu hòi m ở trước. Đưa ra câu hỏi m ở trước còn tránh được sự

hiểu nhầm giữa luật sư và người được hỏi. Neu đưa ra câu hỏi đóng trong lần đầu giao

tiếp, luật sư có thể gây ức chế, tạo áp lực tâm lý cho người trả lờ i và hậu quả là người

được hỏi sẽ có tâm lý cảnh giác, v ì chỉ có thể trả lời theo một hướng nhất định họ buộc

phải chọn lọc thông tin dẫn tới hạn chế việc cung cấp thông tin cho luật sư.

Nguyên tắc thứ ba, g iữ cho câu hỏi được ngắn gọn và rõ ràng, đây là nguyên tác

về thiết kế câu hỏi. v ề hình thức kết cấu, câu hỏi của luật sư cần ngắn gọn, không dài

dòng, mệnh đề hỏi cần cụ thể trong câu đơn. v ề nội dung, câu hỏi của luật sư cần rõ

ràng trong nội dung câu hỏi và yêu cầu trả lời. Hất sức tránh việc luật sư vừa hỏi vừa

giãi thích, vừa hỏi vừa trả lời làm cho người được hỏi không rõ câu hỏi của luật sư hay

sự giải thích của luật sư hay đã được luật sư trả lời thay. C hính v ì vậy người được hỏi

không biết trả lờ i như thể nào, mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả thu thập thông tin

hoặc làm rõ vấn đề không đạt được.

Nguyên tắc thứ tư, một câu hỏi ch i đề cập một vấn đề, thông thường, do muốn

đồng thời làm rõ một số vấn đề có liên quan đến nhau nên khi hỏi chúng ta thường gỏi

nhiều vấn đề trong một câu hỏi. V ớ i mong muốn câu trả lờ i sẽ thu được các thông tin

mong đợi. T u y nhiên thực tiễn các câu hỏi trong hành nghề chứng m inh không phải

như m ong muốn của người hỏi, do nhận được nhiều yêu cầu về các vấn đề cần làm rõ,

người được hỏi sẽ phải có thời gian sắp xếp thông tin, họ không biết trình bầy vấn đề

nào trước, vấn đề nào sau. Sau khi sắp xếp, việc trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin về

mỗi vấn đề iuật sư đề cập cũng không đầy đù. Chính vì vậy, trong một câu hỏi luật sư

nên ch ỉ đề cập một vấn đề. Đ iều này tạo điều kiện cho người trả lờ i câu hỏi của luật sư

đi thẳng vào vấn đề và cung cấp các thông tin đầy đù, trọn vẹn cho luật sư.

Nguyên tắc thứ năm, không cỏ định kiến trong câu hỏi, để có được thông tin

chính xác, khách quan, câu hỏi của luật sư phải chứa đựng yêu cầu khách quan, không

được lồng ý kiến chủ quan, đặc biệt là có định kiến của người hỏi trong câu hỏi. Câu

hỏi có định kiến một mặt, làm cho người được hỏi khó trà lời, trường hợp xấu nhất có

279
thể sẽ không có câu trả lờ i được đưa ra. M ặt khác nếu có câu trả lời, thông tin nhận

được sẽ không đầy đù, thiếu tính tin cậy, bởi đã bị lọc, bị cắt xén. C h ín h v ì vậy câu hỏi

của luật sư cần phải đạt được yêu cầu là sự gợi mờ tự nhiên, để các thông tin về đổi

tượng chửng minh được cung cấp như nó từng được tồn tại, phản ánh sự thật khách

quan.

Nguyên tắc thứ sáu, K iểm tra xem người nghe có hiểu câu h ỏ i không? C h ỉ khi

người được hỏi hiểu câu hỏi của luật sư họ mới có thể trả lờ i câu hỏi và qua đó có luật

sư có được thông tin mà m ình quan tâm. D o vậy khi hỏi, đặc biệt trường hợp có dấu

hiệu cho thấy người được hỏi chưa hiểu câu hỏi của mình, như không trà lời được, trả

lờ i chệch nội dung câu hỏi, có thái độ, cử chỉ thể hiện chưa hiểu câu hỏi, luật sư cần

hỏi lại, kiểm tra bàng câu hỏi bổ sung hoặc nhắc lại câu hỏi để chắc chắn người được

hỏi đã nắm được nội dung câu hỏi.

Nguyên tắc thứ bẩy là, kiên nhẫn khi hỏi, sau khi đặt câu hỏi, luật sư cần kiên

nhẫn, chờ câu trả lời, trong quá trình đó cần bình tĩnh, qua sát cử chi, thái độ của người

được hỏi để xác định diễn biến tâm lý của người được hỏi. Từng câu hỏi nên được sắp

xáp hợp lý và đặt ra trong từng thời điểm thích hợp. Trong các trường hợp thông

thường, luật sư nên chờ câu trả lờ i của câu hỏi đã đặt ra m ới đặt câu hỏi tiếp theo. Trừ

trường hợp đặc biệt, cần làm rõ vấn đề để chứng m inh vấn đề, vạch rỗ sự gian dối,

không có cơ sở trong câu trả lời của 1 chủ thể nào đó. Hết sức tránh việc hỏi dồn dập
với nhiều câu hỏi trong thời gian ngắn, dẫn đến người được hỏi không có đủ thời gian,

bị ức chế và không không biết trả lờ i từ đâu và trả lờ i câu hỏi nào?

C â u h ỏ i thảo lu ậ n toàn chương'.

1. M ụ c đích, yêu cầu, ỷ nghĩa của việc nghiên cứu kỹ năng nghe của luật sư?

Các yêu cầu cơ bản đặt ra đổi với kỹ năng nghe của luật sư?

2. M ụ c đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc nghiên cừu k ỹ năng đọc của luật รน?

C ác yêu cầu cơ bàn đặt ra đổi với kỹ năng đọc của luật sư?

3. M ụ c đích, yêu cầu, ỷ nghĩa của việc nghiên cứu kỹ năng đặt câu h ò i của luật

sư? C á c yêu cầu cơ bản đặt ra đối v ớ i kỹ năng hỏi của luật sư?

4. C á c yêu cầu nghe, đọc, h ỏi của luật sư khi tiếp khách hàng, tư vẩn pháp luật,

tham g ia tố tụng tạ i phiên tòa?

5. So sảnh kỹ năng nghe, đọc hỏi vớ i các kỹ năng chung khác của luật sư? Xác

định vị trí, tác dụng của kỹ năng nghe, đọc h ỏ i trong nghề luật sư.

280
Chương 8
KỸ NẢNG NÓI CỦA LUẬT SƯ

1. K h á i quát chung về kỹ năng nói của lu ật sư.

1.1 K h á i niệm kỹ năng nói

Theo T ừ điển Bách khoa toàn thư “N ói phát ra những âm thanh mang ý nghĩa

thông tin, biểu hiện ý nghĩ, tâm tư tình cảm, diễn đạt kiến thức bằng lời, từ ngữ. Là

phương tiện giao tiếp giữa người vớ i nhau. N ói là thông hiểu những ý tường hình

thành trong đầu và biểu hiện dưới khuôn hình ngôn ngữ. C o n người không có cơ quan

riẻng biệt để nói mà thông qua trung tâm nói ở não, sử dụng các cơ quan có sẵn như

phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp, thanh quản, họng, màn hầu, lưỡi, môi, răng và mũi.

Tiếng nói có hai mặt được lưu tâm nghiên cứu: mặt truyền tải thông tin, tức lời nói,

đặc trưng của từng cộng đồng; mặt thẩm mĩ, vẻ đẹp, tức giọng nói, đặc trưng của từng

cá thể” . N ó i chính là hoạt động chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ từ chủ thể này đến

chủ thể khác.

* T ừ khái niệm trên, cỏ thể xác định nói có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất: N ó i được tạo ra thông qua trung tâm nói ờ não, sử dụng các cơ quan

có sẵn của cơ thể như phổi, lồng ngực và các cơ quan hô hấp, thanh quan, họng ... để

phát ra âm thanh và chi duy nhất cộng đồng loài người mới có tiếng nói.
- Thứ hai: N ó i là việc sử dụng một thứ tiếng nào đó để truyền tải thông tin đến

đối tượng nghe xác định. Trên thế g iớ i hiện nay có trên 2 nghìn ngôn ngữ khác nhau.

- Thứ ba: N ó i phải thể hiện được một nội dung cụ thể. B ờ i lẽ, nói là phương

tiện để truyền tải thông tin, biểu hiện ý nghĩ, tâm tư tình cảm, diễn đạt kiến thức bằng

lời, từ ngữ.

- Thứ tư: N ó i nhằm đạt được một mục đích nào đó. Con người sử dụng lời nói

nhằm mục đích diễn đạt ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ của bản thân m ình vì vây nói bao

giờ cũng gắn vớ i một mục đích nhất định.

* C ó rất nhiều các cách diễn đạt khi nói như nói thẳng, tổng hợp, khen ngợi, phê

phán, hỏi, kêu gọi, yêu cầu, lập luận, tranh luận, thuyết phục...tất cả đều nhằm đạt

được mục đích của người nói. Trong đó mỗi cách diễn đạt đều gắn v ớ i một trạng thái

tâm lý của người nói, mục đích cũng như đối tượng người nói hướng tới. V ớ i mỗi cách

281
diễn đạt khác nhau thi có những cách sử dụng lời nói khác nhau cũng như có những

yêu cầu riêng đổi với mỗi cách diễn đạt đỏ.

* Ý nghĩa của hoạt động nói: D o nói là hoạt động tư duy, hoạt động nhàm thiết

lập, duy trì hoặc chấm dứt quan hệ giữa các chủ thể với nhau, v ì vậy, nói giữ một vai

trò quan trọng trong cuộc sống của con người.

1.2. K h á i niệm kỹ năng n ó i của lu ậ t s ư

K ĩ năng nói cùa luật sư là khả năng sử dụng ngôn từ pháp lý bằng miệng (lời

nói) của luật sư trong hành nghề luật sư, truyền đạt thông tin đển đối tác nhằm bảo vệ

có hiệu quả quyền lợ i ích hợp pháp cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ pháp lý.

K ỹ năng nói của luật sư không chỉ là hình thức trao đổi thông tin thông thường

mà còn là công cụ, phương tiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nghề luật sư như

tiếp xúc tư vấn cho khách hàng, trình bày bản luận cứ bào vệ, bản bào chữa tại tòa án,

tranh luận với K iể m sát viên... V ớ i luật sư, kỹ năng nói đóng một vai trò quan trọng

trong quá trình hành nghề bởi v ì đây là phương thức để luật sư thuyết phục và tư vấn

pháp luật cho khách hàng, trình bày lý lẽ v ớ i cơ quan tiến hành tố tụng. Trong nghè

luật sư, kỹ năng nói được sử dụng phổ biến và thường xuyên trong các môi trường

khác nhau từ tổ chức hành nghề luật sư đến Tòa án.

K ỹ năng nói của luật sư có đặc điểm là hoạt động nói liên quan mật thiết đến

pháp luật. Đ ây là đặc điểm gắn liền với hoạt độngnghề nghiệp, gắn với việc sù dụng

pháp luật làm phương tiện hành nghề của luật sư.

+ N goài ra, kỹ năng nói của luật sư mang tính tổ chức cao, là kết quả cùa quả

trình nhận thức. Trong quá trình thực hiện hoạt động nói, Lu ật sư không được nói một

cách tùy tiện hay ngẫu hứng. Hoạt động nói của Luật sư có ý nghĩa tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp đến quyền lợ i hoặc lợi ích của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước.

Luật sư còn thường xuyên sử dụng kỹ năng nói trong các m ôi trường pháp lý như Tòa

án, quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng... D o đó, hoạt động nói của luật รน

phải được lý trí điều khiển và chúng được kiểm soát bằng ý chí.

+ K ỹ năng nói của Luật sư đòi hỏi phải sử dụng các kết cấu ngôn ngữ logic, chặt

chẽ nhưng rõ ràng. M ỗ i lời nói của Luật sư đều mang tính khách quan, không suy diễn

theo ý chí chủ quan và phô trương, sáo rỗng.

1.3. Đ ố i tượng, p h ạm vi, yêu cầu n ó i của lu ậ t sư

282
Trong quá trình hành nghề, luật sư phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên các đối tượng nói của luật sư đều liên quan đến việc thực thi, thực hiện hay

áp dụng pháp luật. Mặt khác, mỗi đối tượng luật sư tiếp xúc khi nói đặt ra cho các yêu

cầu nói cụ thể khác biệt để đàm bảo tính phù hợp và hiệu quả trong kỹ năng nói của

luật sư.

Phạm vi nói của luật sư bao gồm: N ói khi nhận và cung cấp dịch vụ pháp lý; nói

ý kiến tư vấn cho khách hàng; nói vớ i công chức, viên chức nhà nước; nói vớ i người

tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng; nói trước tòa; nói trong bối cảnh nghề nghiệp

khác...

N ó i khi nhận để cung cấp dịch vụ pháp lý, là hoạt động nói gắn liền vớ i việc

giới thiệu về tổ chức hành nghề về khả năng của luật sư để thực hiện dịch vụ nhằm

hướng tới thuyết phục khách hàng đồng ý, chấp nhận luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý

cho mình. Y ê u cầu nói vớ i các đối tác trong trường hợp này, luật sư cần trung thực,

khách quan trình bầy đúng khả năng, kinh nghiệm và thực tế của mình và tổ chức hành

nghề của mình mà không được vượt quá. N ó i kết hợp v ớ i đưa ra các tư liệu, văn bản

pháp luật để phân tích, lý giải vấn đề, nói kết hợp với chứng m inh đưa ra D ự thảo hợp

đồng dịch vụ pháp lý thể hiện rõ ràng, minh bạch các điều khoản trong hợp đồng. M ột

yêu cầu nói nữa là luật sư cần phân tích nhanh đối tượng khách hàng về các tiêu chí:

tuổi, trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, đặc điểm tâm lý., để từ đó sử dụng ngôn

ngữ phù hợp đối tượng, điều chỉnh tốc độ nói nhanh, chậm, vừa phục vụ tốt cho việc

chuyển tải thông tin.

K h i nói để tư vấn cho khách hàng, kỹ năng nói cùa luật sư trong hoạt động này

yêu cầu, đòi hỏi luật sư phải trình bày vấn đề thật rõ ràng, ngắn gọn, viện dẫn pháp

luật cũng thật cô đọng, chuẩn xác.

N ó i với các công chức, viên chức nhà nước, là việc giao tiếp, đề xuất, kiến nghị

các vấn đề pháp lý liên quan đến khách hàng của mình. Y ê u cầu kỹ năng nói vớ i các

đối tượng này đòi hỏi luật sư phải chuẩn mực về ngôn ngữ pháp lý, phù hợp về nội

dung trình bầy theo đúng tư cách luật sư là người đại diện theo ủy quyền hay cố vấn

pháp luật của khách hàng.

N ó i với người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng là hoạt động nói của luật sư

khi tham gia vào một vụ việc, vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp cho thân

chủ mình. Y ê u cầu kỳ năng nói với các đối tượng này đòi hỏi luật sư nói đúng địa

283
điểm, trao đổi, đề xuất trúng nội dung theo đúng pháp luật tố tụng và pháp luật nội

dung để bảo vệ quyền lợi tổt nhất cho khách hàng của mình.

N ó i trước tòa án, là hoạt động mang tính chất rất đặc thù và đặc biệt của luật sư

khi tham gia tố tụng. K ỹ năng nói của luật sư trong phiên tòa đòi hỏi luật sư phải sử

dụng ngôn ngữ pháp lý một cách chuẩn xác cũng như trình bày quan điểm của mình rỗ

ràng, logic và viện dẫn các chứng cứ, điều luật chính xác và thuyết phục.

N ó i trong bổi cảnh nghề nghiệp khác là hoạt đông nói của luật sư trong các hoạt

động xã hội liên quan đến nghề luật sư như phổ biến pháp luật, tham gia diễn đàn xã

hội, trả lờ i phỏng vấn hay trình bầy quan điểm của mình trước các cơ quan thông tin

đại chúng...

N ó i của luật sư khác với nói của các chủ thể khác ở các điểm cơ bản đó là: Luật

sư nói với mục đích cung cấp dịch vụ pháp lý, sử dụng ngôn ngữ pháp lý để nêu lên

những nội dung được sắp xếp một cách logic, chặt chẽ, có lợ i cho khách hàng. K h i nói,

tư cách nói của luật sư là chức danh bổ trợ tư pháp, có tư cách độc lập góp phần bảo vệ

công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền - có tính chính trị - pháp lý.

2. Kỹ năng nói của luật sư - Các yêu cầu cơ bản


Thứ nhất là, phải nói đúng, tức là nội dung nói phải phản ánh đúng sự thật

khách quan; nói đúng pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; sử dụng

thuật ngữ chuyên môn phải chính xác; phát âm chuẩn và chính xác.

Thủ hai là, phải nói đủ, tức là nói ngắn gọn, tập trung vào chủ đề; đề cập đầy đủ

các khía cạnh của vấn đề nhưng không nhác lại nếu không thật cần thiết; kiểm soát

được thời gian trong quan hệ vớ i nội dung nói; không nói dai, nói dài.

Thứ ba là, nói có căn cứ, tức là viện dẫn văn bản pháp luật, căn cứ pháp luật

chính xác; viện dẫn luận chứng chuẩn xác. phù hợp và thuyết phục.

Thử tư là, nói có lập luận chặt chẽ, tức là sử dụng các thao tác lập luận; sẩp xếp

các sự kiện, vấn đề một cách logic khoa học, kết hợp viện dẫn các căn cứ pháp lý

chính xác; nhất quán và thống nhất khi nói; biện luận để đạt tới mục tiêu chính của đề

Thứ năm là, nói hay, rèn k ĩ năng hùng biện, tức là phải tập nói, nói rõ ràng, tốc

độ phù hợp với hoàn cảnh, lúc nhanh, lúc chậm, lúc hùng hồn, khi sâu lắng; chú ý đến

đặc điểm tâm lý đối tượng người nghe; nói có so sánh, dùng hình tượng, tu từ, tính từ;

phải học và rèn luyện thường xuyên và liên tục. K h i nói cần phải nói một cách nhiệt

284
tình, thay đổi âm thanh, giọng diệu lên xuống để thẻ hiện cảm xúc với những người

nghe, sử dụng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể một cách hợp lý. v ề cơ bản k ĩ năng nói trước

khán giả là phải “ kích thích cảm xúc” cùa người nghe, làm cho bài nói trở nên sôi

động và cuốn hút. Neu nguời nói không có hứng thú nói thì không thể thu hút khán

giả. T ự tin, khẳng định, lời nói mạch lạc, rõ ràng, phong thái được hoàng là tổng hòa

cùa những yếu tố giúp bài thuyết trình của bạn trở nên giá trị hơn rất nhiều.

Thứ sáu là, nói thuyết phục là cách truyền đạt thông tin bằng lời nói, để định

hướng cho người nghe đến mục tiêu mà người thuyết trình đặt ra bằng những quan

điểm có sức truyền cảm mạnh mẽ, tính logic cao có khả năng làm thay đổi ý kiến của

người nghe và khiến cho họ tin tường, ùng hộ những quan điểm đó.

Để có được một bài nói thuyết phục, luật sư cần có sự chuẩn bị tốt. Sự chuẩn bị

ở đây bao gồm nhiều yếu tố như thái độ nghiêm túc đối với những vấn đề được nêu ra,

cũng như thái độ nghiêm túc vớ i người nghe; cùng với sự chuẩn bị các tư liệu, luận cứ

cần thiết. Thêm vào đó là tạo được sự hứng thú nơi người nghe v ớ i sợi chi đỏ xuyên

suốt và duy nhất là tạo được niềm tin và hướng họ đến mục tiêu mà luật sư đã đặt ra.

Để đạt được những tiêu chí nói thuyết phục, cần thực hiện những công việc như

sau:

B ư ớc 1, xác định mục đích nói cùa bài thuyết trình và đối tượng người nghe

Để tạo được sức thuyết phục, trước hết cần xác định mục tiêu của bài thuyết

trình, và những vấn đề cần tập trung. M ụ c đích là thuyết phục, làm sao để người nghe

cảm thấy hài lòng và đồng ý hoàn toàn với những gì bạn trình bày.

B ước 2, trên cơ sở đó mục tiêu đã xác định, luật sư lập đề cương sơ bộ gồm các

ý chính, sau đó tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách đặt 7 câu hỏi: A i? C ái gì? ở đâu?

Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? K h i nào?

Trong quá trình tìm kiếm tư liệu, cần lưu ý ghi chép ngay những ý tuởng mới

xuất hiện, những ý tưởng này làm tăng thêm sự lựa chọn chứng cứ, tài liệu để minh

họa. Nhưng luật sư cũng cần biết tự hạn chế, bỏ qua những ý không cần thiết, chỉ giữ

lạ i ý chính, ý hay và có sức thuyết phục cao.

B ư ớ c 3, sắp xếp các tư liệu, luận cứ đã tìm được theo một bố cục hợp lý, rõ

ràng, rành mạch; các ý phụ bổ sung cho ý chính và có m ối quan hệ tự nhiên với nhau

tạo thành một bài hoàn chình.

285
Thứ bảy là, phong cách nói cùa luật sư, luật sư khi xuất hiện trước công chúne

tùy thuộc vào đối tượng người nghe mà có những phương cách khác nhau để truyền

đạt thông tin, nhưng tóm lại phải thể hiện lên một phong thái đĩnh đạc, luôn có sự giao

lưu ánh mắt và hướng về người nghe; cừ chi phải dứt khoát, đúng mực; đồng thời

giọng nói rõ ràng, rành mạch truyền cảm. Thái độ khi thực hiện hoạt động nói, luật sư

phải luôn luôn thể hiện được sự tự tin, tươi tinh.

Luật sư cần thu hút được người nghe, khách hàng, người tiến hành tố tụng...,

muốn vậy luật sư khi n ó i cần phải:

+ K h i nói phải có bước khởi đầu tự tin, mạnh mẽ, muốn vậy, luật sư phải tập

trung vào những ý chính cần nói. Phải trình bày vấn đề của m ình được thể hiện một

cách dễ nhớ nhất. Thông điệp càng dễ nhớ thì càng dễ dẫn đến kết quà, hành động

mong muốn.

+ T rìn h bày vấn đề rành mạch, rõ ràng, v ấ n đề nói được trình bày càn mạch lạc

thì càng dễ dẫn dát người nghe, cuốn hút người nghe, tạo gắn kết giữa người nghe và

luật sư. V iệ c trình bày v ớ i lờ i nói mạch lạc giúp người nghe hình dung, dễ hiểu ngay ý

tưởng, nội dung và m ục đích của luật sư.

+ T rìn h bày một cách súc tích, cô đọng: Lu ật sư nói được hình thức này sẽ

chứng tỏ được năng lực cũng như khả năng của mình.

+ Trình bày, thực hiện kỹ năng nói luật sư phài biết kiểm soát được hành vi của
m ình trong quá trình nói. Các cử chỉ, hành vi, điệu bộ phải hợp lý và ấn tượng.

+ v ề âm lượng, tốc độ, ngữ điệu kh i nói: Luật sư phải xác định được âm lượng

giọng nói phù hợp v ớ i từng đối tượng nghe, với từng tình tiết hoặc nội dung luật รบ

muốn nhấn mạnh hay truyền cảm xúc tới người nghe. Â m lượng là công cụ hướng đối

tượng nghe vào nội dung trình bày của luật sư. K h i nói khi tranh tụng, việc lên giọng

hoặc xuống giọng vớ i ngữ điệu xót xa hay căm phẫn đầu sẽ tạo ấn tượng mạnh cho các

luận điểm mà luật sư trình bày. v ề tốc độ nói cũng phải xác định cho phù hợp vớ i đối

tượng nghe, sao cho đối tương nghe nắm bắt được nội dung mà luật sư muốn truyền

tải. N ế u nói quá nhanh sẽ khiến người nghe không nghe kịp và không hiểu hết nội

dung mà luật รน đưa ra. Nếu nói chậm quá lại khiến người nghe buồn ngũ và không

tập trung vào vấn đề.

Trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư, nói là một k ỹ năng vô cùng quan

trọng, chiếm ti lệ lớn trong khả năng thành công của vụ việc pháp lý mà luật sư tham

286
gia bên cạnh các kỹ năng nghe, đọc, viết. Không phải bất cứ ai bẩm sinh cũng đã có

khiếu nói, đa phần là do rèn luyện mà nên. V ì vậy, những người hành nghề luật sư lại

càng cần phải chú ý hơn đến vấn đề này trong việc rèn luyện k ỹ năng nói sao cho bài

nói đảm bảo được các điều kiện như có sự chuẩn bị tốt, giàu tính thuyết phục, bố cục

hợp lý. H ơn nữa là phong cách khi nói, cần tạo được phong thái tự tin, đĩnh đạc, thoải

mái nhưng cũng không kém phần nghiêm túc, trịnh trọng.

3. B ố cục và trìn h bầy bài nói của luật sư

C ó quan điểm cho ràng, hành nghề luật sư là các cuộc đấu tranh pháp lý liê n tiếp

diễn ra, chống lại bất công, oan, sai, sai lầm, các hành vi, biểu hiện tiêu cực đi ngược

lại công lý... nhằm bảo vệ sự công bằng, bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của khách

hàng, góp phần bảo vệ công lý. Trong cuộc đấu tranh này không luật sư nào thành

công được mà không tính toán và suy nghĩ kỳ càng. M ột bài nói của luật sư giống như

một trận đánh hoặc giống như một chuyến đi biển. Nó cần phải được lên kế hoạch rõ

ràng. Nếu không chuẩn bị bạn có thể bị thất bại ngày từ khi xuất trận hoặc bị sóng biển

cuốn đi. Luật sư nào nói bắt đầu từ chồ không có gì sẽ chẳng thu được hiệu quả g ì mà

ngược lại có thể để lại hậu quả xấu cho khách hàng của mình. T rong nghề luật sư,

không có một quy định hoàn chinh nào về việc sắp xếp các ý kiến và cấu trúc chung

cho bài nói. M ồ i bài nói, dù có chung lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý thì luôn có

điểm đặc thù, đề cập đến những vấn đề riêng cùa nó. Mặt khác khi kiến thức của luật
sư lộn xộn, không rõ ràng, luật sư càng có nhiều kiến thức thì càng dễ nhầm lẫn các

suy nghĩ v ớ i nhau.

Chính v ì vậy, việc chuẩn bị nói chung và sắp xếp, chuẩn bị bổ cục bài nói, nói

riêng tạo thuận lợ i cho việc trình bầy có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chuẩn bị kỹ bố

cục, nội dung của các phần nói giúp luật sư có được sự tự tin trong trình bầy. B ổ cục

của bài nói của luật sư nói chung, bài bảo vệ, bào chừa, tư vấn nói riêng, thông thường

đuợc chia làm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận.

Phần M ở đầu: L à phần bánh lái dẫn dắt cả bài trình bầy, nhằm giới thiệu vấn

đề, nêu lý do của buổi nói chuyện, tầm quan trọng của vấn đề nói. L ờ i g iớ i thiệu phải

ngắn gọn, chi nên có từ một đến hai câu. N ên đi thẳng vào chủ đề của bài định trình

bầy. C ó nhiều cách dẫn dắt vấn đề khác nhau: đi từ vấn đề cụ thể, trọng tâm rồi khái

quát lên bối cảnh; đi từ vấn đề khái quát đến vấn đề cụ thể muốn diễn đạt; đi từ chuẩn

mực pháp lý đã xác định đến vấn đề cần so sánh, làm rõ...

287
Phần N ộ i dung, L à phần quan trong nhất của bài nói, Nêu lên định hướng đã

chọn và các luận cứ, luận chứng để chứng minh cho quan điểm, định hướng đã chọn,

các vấn đề mấu chốt và cách thức giải quyết vấn đề đó. Nêu bật mục tiêu cần hướng

tới và phương tiện để đạt được. L à nội dung của bài nói nên điều quan trọng ià luật sư

phải nắm chắc nội dung sẽ trình bầy nhằm mục đích gì và bằng cách nào để đạt mục

đích đó. H ai điều quan trọng trong phần nội dung bài nói và trình bầy luật sư cần nắm

chắc, một là có hiểu biết sâu sắc về nội dung, chuẩn bị kỹ càng và h a i là, làm cho mọi

việc được rõ ràng, sáng tỏ, dễ hiểu.

N ộ i dung của bài nói phải được kết cấu chặt chẽ, bàng hệ thống các luận điểm,

luận cứ và luận chứng có m ối liên hệ mật thiết vớ i nhau, trong đó luận điểm thể hiện

quan điểm của luật sư, luận cứ là lý lẽ để làm rõ luận điểm còn luận chúmg là chứng cứ

kết hợp với lý lẽ để minh họa, làm rõ vấn đề luật sư cần chửng minh, khẳng định hay

bác bỏ.

Phần Kết luận, Tóm tắt vấn đề, nội dung luận điểm đã trình bày cần nhắc lại và

kết lại, chốt lại vấn đề và nhấn mạnh điểm định hướng, mục tiêu. Nêu lên yêu cầu,

kiến nghị, đề xuất. Phần kết luận luôn đóng vai trò quan trọng trong bài nói cùa luật

sư. Những lờ i sau cùng sẽ là dấu ấn đọng lại trong lòng người nghe, là phân được

mong chờ, của tất cả các đối tác của luật sư. Khách hàng chờ kết luận cùa luật sư về

phương hướng giải quyết của luật sư sau khi đã được nghe tư vấn về vụ việc của mình.

H ộ i đồng xét xừ chờ kết luận, đề xuất cùa luật sư về việc giải quyết vụ án, các đối tác

nghe để biết quan điểm, chính kiến của luật sư về vẩn đề đặt ra.

4. Bài nói - Bài tự bào chữa nổi tiếng thế giói


"Thoát khỏi cả i chết không khỏ, thoát khỏi sự xẩu xa m ới là k h ó !” Sokrates

sinh năm 469 và mất vào năm 339 trước công nguyên. Ông là một nhà triết học của H y

Kạp cổ đại. Sokrates là người Aten. C ha ông là một nhà điêu khắc. N gay từ nhỏ, ông

đã theo học nghệ thuật nhưng sau đó ông lại nghiên cứu triết học và giáo dục. ô n g cho

rằng mục đích của triết học là nhận thức bản thân, nghiên cứu tâm linh của mình, giáo

dục cách sống cho người khác. Ô ng không có tác phẩm nào chính thức để lại cho đời

sau. Tất cả những gì chúng ta được biết về ông đều thông qua tác phẩm: “ Những hồi

ức về Sokrates” của học trò Palatone.

Năm 339 trước công nguyên, Sokrates bị xử tội chết v ì đã “ Bất kính vớ i thánh

thần và đi ngược lại tôn giáo” .

288
Đây là bài diễn thuyết của Sokrates trước khi chết. B ài diễn thuyết bất hủ này

đã được học trò cùa ông là Palatone ghi chép lại.

BÀI DIẺN T H U Y É T T R Ư Ớ C K H I C H Ế T
“ H ỡ i những đồng bào Aten thần yêu! Thời gian còn lại không nhiều nữa, các

bạn cần phải chi trích những người đã làm ô danh thành Aten, bởi vỉ chúng đã xử

Sokrates, một con người thông minh vào tội chết. Trong khi đỏ, chính những kẻ đã

làm ô danh các bạn lại tự xưng mình là những người thông minh, nhưng thực ra họ

không phải như vậy. Náu như các bạn đợi thêm một thời gian nữa các bạn sẽ thấy

được kết cục của một cuộc đời. T ôi không còn trẻ nữa, ngày tôi phải chết cũng không

còn xa, nhưng tôi muốn nói với các bạn về những kẻ đã đưa tôi vào cái chết. H ỡi đồng

bào! C ó thể các bạn sẽ cho rằng tôi bị xử tội chết bời vì tôi hay tranh luận, nhưng thực

tế nếu như tôi tranh luận giỏi, tôi cảm thấy những lời tôi nói là có lý thì tôi sẽ thuyết

phục được các bạn và biện hộ được cho mình, và có thể tôi sẽ không bị tội chết.

N hư ng trên thực tế, tôi bị tội chết không phải do tranh luận, mà bị vu cáo về tội đã

dám to gan tuyên truyền những tà thuyết dù những lời nói đó của tôi cũng giống như

những lời của bao nhiêu người bình thường khác nói v ớ i các bạn mà thôi.

Nhưng tôi không cho rằng chì vì tránh khỏi sự nguy hiểm cho mình mà tôi phải

làm những điều mà một người tự do không đáng làm. T ôi cũng không ân hận về về

việc tôi đã dùng những cách làm như hiện nay để biện hộ cho mình. Thà tôi chọn cái

chết chứ không chịu sống nhờ vào sự biện hộ. B ở i vì, dù cho là tôi hay bất cứ người

nào khác, trong lúc bị thẩm vấn hay bị tra tấn, nếu như dùng mọi khả năng và phương

thức có thể để thoát chết, chắc chắn đó là cách làm không đúng. Trong khi chiến đấu,

một người nếu như muốn thoát khỏi cái chết, anh ta có thể hạ vũ khí, đầu hàng kẻ thù,

nhưng ngoài cách đó ra vẫn còn có nhiều cách khác để có thể thoát khỏi các chết nếu

anh ta dám làm, dám nói.

N hưng h ỡ i đồng báo A ten! Thoát k h ỏ i cả i chết k h ô n g khó, thoát k h ỏ i sự xấu

x a m ớ i là khó, bởi vì chạy luôn nhanh hơn cái chết. D o tuổi tác tôi đã cao, động tác

chậm chạp, cho nên tôi bị cái chểt đuổi kịp. Trong khi đó, những kẻ cáo buộc tôi lại là

những người khỏe mạnh, cuờng tráng, đầy sức sống, nhưng họ lại b ị những điều xấu

xa bát kịp và thúc cho chạy rất nhanh. G iờ đây, do bị họ xử tử hình nên tôi phải rời

khỏi thế g iớ i này, nhưng họ vẫn là những kẻ đi ngược lại chân lý, phạm phải tội ác bóp

289
méo sự công bàng. Dù cho tôi có bị xử tội nhưng họ chấc chắn cũng sẽ bị trừng phạt,

đó là một điều đương nhiên.

Bước tiếp theo tôi sẽ nói cho các bạn biết ai đã xử tôi vào tội chết, và dự đoán

vận mệnh của các bạn trong tương lai. B ờ i v ì con người ta trước lúc chết thường hay

trờ thành nhà tiên tri và tôi đang ở vào trong hoàn cảnh như vậy. H ở i đồng bào! Bây

giờ tôi sẽ nói cho các bạn biết ai đã đưa tôi vào chỗ chết. Sau khi tôi chết không lâu,

thiên thần sẽ trừng phạt các bạn, những điều tồi tệ mà các bạn phải chịu sẽ còn nặng nề

hơn những gì tôi đã phải chịu, có thể các bạn thấy mình không p hải gánh chịu trách

nhiệm gì về những việc mình làm, nhưng tôi có thể đảm bảo vớ i các bạn rằng, sự thực

hoàn toàn không phải như vậy. C ó rất nhiều người cáo buộc các bạn, nhưng trong lúc

này tô i đang hạn chế họ. T u y nhiên, các bạn sẽ không nhận thấy điều đó. Nhưng họ

cũng hung hãn hom, bởi v ì họ trẻ tuổi hơn, đến lúc đó các bạn sẽ phẫn nộ hơn. Neu như

các bạn cho rằng xử tội chết một người khác sẽ tránh được bị người khác trách móc thì

quà là các bạn đã mác một sai lầm lớn. Các trốn tránh đó vừa không thể hiện được lại

vừa không vinh quan gì, một cách đơn giản và vinh quan hơn đó là đừng kiềm chế

người khác mà hãy chú ý vào chính bản thân mình, hãy cổ gắng hoàn thiện mình. Tôi

đã dự báo về những người đã xử tôi tội chết nhiều rồi x in được cáo từ.

Nhưng đối v ớ i những người ủng hộ tôi, tôi sẽ tranh thù lúc ngài pháp quan còn

đang bận, trong lúc tôi còn chưa bị đưa ra pháp trường để nói với các bạn rằng rốt
cuộc đã có chuyện gì xẩy ra? Các bạn sẽ ờ lại bên tôi trước khi tôi chết nhé! Chúng ta

cần phải nói lờ i tạm biệt nhau! Trong lúc này đây, chẳng có thứ gì có thể có thể ngăn

cản được những câu chuyện giữa chúng ta, chúng ta được cho phép nói câu chuyện với

nhau, tôi coi các bạn là bạn, tôi sẽ nói cho các bạn hiểu câu chuyện vừa m ới xẩy ra với

tôi nó rút cuộc như thế nào. H ở i các ngài thẩm phán công minh! Đã có một câu chuyện

k ỳ lạ xẩy ra với tôi, bởi v ì trong một m ôi trường công bằng, chỉ cần tôi làm sai, thậm

chí là lỗ i rất nhỏ, thần hộ vệ của tôi cũng sẽ phát ra những lờ i tiên tri để ngăn tôi lại.

Nhưng trong lúc này đây, tất cả m ọi người đều đã thấy những việc xẩy ra đối v ớ i tôi,

m ọi người ai cũng cho rằng đây là một tội ác, thế nhưng trong buổi sang nay, khi tôi

rời nhà và đến chỗ xét xử, diễn thuyết giữa các bạn, tôi lại không nghe thấy bất kỳ lời

cảnh báo nào cả. Trong những trường hợp khác, ông ta thường làm gì, nói gì vớ i tôi,

hay là ông ta đã phản đối tôi rồi. Nguyên nhân của chuyện này là g ì vậy? X in nói cho

các bạn biết ràng những chuyện xẩy ra với tôi là một lờ i chúc phúc. Chúng ta thường

290
cho rằng các chết là một tội ác. Quan niệm như vậy là không đúng, bởi v ì các thần

thánh đã không phát ra bất kỳ tín hiệu nào để cảnh báo tôi cả. H ơ n nữa, từ những điều

trên chúng ta có thể suy ra ràng, cái chết chính là một điều phúc, nó có một hy vọng rất

lớn. B ở i vì, cái chết thể hiện dưới hai phương diện: Thứ nhất, thể hiện sự biến mất mãi

mãi của một con người, không còn cảm giác gì về thế giới xung quan nữa. T h ứ hai,

cũng giống như những gì chúng ta đã nói, linh hồn con người sẽ thay đổi sau khi chết,

nó sẽ đi từ chỗ này đến một chồ khác. N ếu như cái chết được hiểu theo nghĩa đầu tiên

thì những người chết sẽ mất hết tri giác, giống như một người nằm ngủ mà không biết

đến mộng m ị gì cả, nếu như vậy cái chết quả là một điều thú vị. Nếu như có một người

chọn một buổi tối được ngủ thật say và chẳng mộng m ị gì cả, sau đó đem so sánh nó

với những buổi tối và những ngày khác, anh ta nhất định sẽ nói rằng chưa có lần nào

trong đời có một buổi tối thú v ị đến vậy. T ô i nghĩ rằng không chi có m ột người bình

thường m ới nói như vậy, mà ngay cả m ọi công dân của đât nuớc này cũng sẽ phát hiện

ra điều đó. Chính vì vậy, tất cả tương lai chẳng qua cũng giống như m ột giấc m ơ

không mộng mị mà thôi.

Nhưng ngược lại, nếu như chết là việc chúng ta đi từ đây đến m ột nơi nào đỏ

cách xa đây hàng ngàn dặm, nơi tất cả những người đã chết ờ đó. H ỡ i các quan tòa!

Nếu đúng như vậy thì còn gì hạnh phúc hơn khi được chết nữa? B ở i vì, nếu những

người chết xuống đến âm phủ, vứt bỏ nhừng hóa trang bên ngoài, biến họ thành pháp

quan, để chúng ta có thể nhìn thấy những pháp quan chân chính dưới suối vàng...và

những người nửa thần, nửa người khác họ sẽ sống giống như khi còn sống. L ẽ nào

chúng ta có thể nói sự biến đổi đó là đau khổ? Nếu có chuyện như vậy thì tôi hy vọng

sẽ thường xuyên được chết. Đ ối với tôi, việc được “ sống ở đó” sẽ tốt hơn, tôi có thể

gặp được những người đã bị xử tội chết một cách không công bằng. T ô i sẽ so sánh

những điều không may tôi đã gặp phải với họ, có thể điều đó sẽ giúp cho tôi vui hơn.

Những điều còn vui vẻ hơn đó là bỏ thời gian ra để nghiên cứ u về những người

ở đó, cũng giống như công việc tôi làm khi còn ở đây, đó là tìm ra những người thông

minh thật sự và những kẻ thông minh già tạo. Thưa các ngài quan tòa! Sẽ có ai bỏ lỡ

cơ hội gặp mặt và tìm hiểu về người đã từng dẫn đầu đại quân đánh chiếm thành Tơroa

đây? C ó thể là hàng vạn ngirời khác, bất kể họ là nam hay nữ, nhưng chúng ta vẫn

thường xuyên nhắc đến họ. Được nói chuyện, liên hệ và hỏi họ chẳng phải sẽ là những

điều rất hay sao? Đương nhiên những vị quan tòa ở đó sẽ không bao g iờ phán xử ai tử

291
hình cả, bời v ì những người ở đó luôn vui vẻ hơn ở đây, chính điều đó đã khiến cho

cuộc đời họ trở nên bất hủ.

Chính vì vậy mà quan tòa như các ngài cần phải tôn trọng cái chết, có như vậv

chúng ta mới có hy vọng. Chúng ta hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về chân lý đó, đối với một

người tốt sẽ chẳng có gì là tội ác cả, bất kể là họ đang sống hay đã chết, hay những câu

chuyện cùa họ bị thần thánh coi thường. Những chuyện xẩy ra với tôi không hoàn toàn

là ngẫu nhiên, đối v ớ i tôi cái chết bây giờ chính là sự giải thoát khỏi m ọi sự phiền não,

đó là điều tốt đẹp đối v ớ i tôi. D o thần thành không ngăn cản tôi, tôi sẽ không căm giận

những người đã đưa tôi đến cái chết, cũng không phản đối những người đã tố cáo tôi,

nhưng không phải họ đã v ì dụng ý đó mà xử tôi tội chết, mà họ muốn hãm hại tôi,

chính điều đó nên chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, tôi yêu cầu họ làm một số

việc sau, nếu như sau khi các con trai của tôi lớn lên, nếu như chúng có làm những

chuyện không tốt trên bất kỳ phương diện nào đó, xin hãy trừng phạt chúng! H ãy làm

cho chúng đau khổ như tôi đã làm các v ị đau khổ vậy. N ếu chúng tự cho rằng mình là

ghê gớm, tài g iỏ i nhưng thực chất trong con người chúng rỗng tếch thì hãy chỉ trích

chúng như tôi đang chi trích các ngài. N ếu như chúng không làm những chuyện lẽ ra

chúng cần phải làm, các vị hãy trừng phạt chúng! Nếu như các v ị làm như vậy đối với

chúng, tôi và các con trai tôi coi như đã được xử công bàng dưới tay các vị.

Đã đến lúc chúng ta nói lời chia tay rồi, tôi chết đây, còn các vị vẫn sẽ sống
tiếp, chi duy nhất thượng đế là nguời biết rõ nhất con đường cùa m ỗi chúng ta, rằng

con đường nào sẽ đến một nơi tốt hcm” .19

C â u h ỏ i thảo luận toàn chương:

1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của kỹ năng nói trong nghề luật sư?

2. Đ ổ i tượng, phạm vi, mục đích kỹ năng nói cùa luật luật รน?

3. C ác yêu cầu cơ bản đ ối với bài nói của luật sư?

4. Sự chuẩn bị của B à i n ó i luật sư ?C ảc vấn đề về nội dung, tư liệu, bố cục?

5. Phân tích bài n ó i của nhà triết học của H y L ạ p cổ đ ại Sokrates dư ớ i góc độ

nghề nghiệp luật sư?

19 Những bài diễn thuyết nổi tiếng thế giới - M in h Phương - Nghiêm V iệ t Anh, N X B Lao động - X ã hội năm
2008 tr 377 -381.

292
Chương 9
KỸ NĂNG V IÉ T CỦA LU Ậ T SƯ

1. Khái quát chung về kỹ năng viết của luật sư


1.1. K h ả i niệm về viết và kỹ năng viết cùa luật sư

Giao tiếp là một quá trình hai chiều - giao tiếp không phải là m ột sản phẩm cuối

cùng, một sản phẩm hoàn tất mà là một dòng chảy luôn biến đổi. Trong quá trình giao

tiếp không có yếu tố nào ở trạng thái tĩnh: tâm trạng, ý định và tính năng động cùa

người tham gia giao tiếp, từ ngữ và ý nghĩa của chúng thay đổi đối với những người

khác nhau và giao tiếp trong môi trường giao tiếp khác nhau. Trong m ôi trường giao

tiếp đó, kỹ năng viết là kỹ năng chuyên biệt thể hiện tư tưởng, ý đồ giao tiếp bằng

ngôn ngữ viết và các chuẩn mực văn bản. V ớ i tư cách là kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất

của con người, do yêu cầu đa dạng về ngôn ngữ và về đặc trưng văn phạm, kỹ năng

viết có vai trò quan trọng với bất kỳ cá nhân nào và ở bất kỳ v ị trí công tác nào, ngành

nghề nào. Đ ây là một kỹ năng được hình thành từ việc được đào tạo và tự rèn luyện

trong công việc và cuộc sống.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “ Viết là tạo ra chữ hoặc kỷ hiệu, con số... bằng

phương tiện nào đó "20, "K ỹ nàng là việc vận dụng những kiến thức thu thập được vào

trong thực tế ” . C ó thể hiểu, viết là một trong nhừng hỉnh thức biểu hiện bên ngoài của

vỏ ngôn ngữ thông qua một hệ thống các ký tự, thể hiện dòng chảy của tư duy hướng

tới m ục đích viết. G iữa người với người, giữa cộng đồng người này vớ i cộng đồng

người khác, trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển, chữ viết ra đời nhằm đáp

ứng sự kết nối bền vững giữa các thế hệ người qua hàng ngàn năm phát triển của nhân

loại. H ơn cả sự giao tiếp, ngôn ngữ viết duờng như vượt qua ngưỡng kết nối, nó đảm

bảo cho rất nhiều ngành khoa học ra đời và phát triển, trong đó có khoa học pháp lý.

Trên nền tảng tư duy, kỳ năng viết dần được hoàn thiện đổi vớ i từng cá thể, từng v ị trí

nghề nghiệp mà xã hội phân công. K ỹ năng đó dần được nâng cao và trở thành một

phần không thể thiếu của khoa học giao tiếp và sau đó cũng là biểu hiện cụ thể cho

từng nghề nghiệp mà mỗi người chọn cách sử dụng kỹ năng này cho phù họp. Cũng

cần nói thêm rằng, kỹ năng viết là kết quả của sự chuyển hóa phức tạp từ những tín

hiệu ban đầu của não người, qua quá trình nhận thức đến tư duy trên cơ sờ hệ thống

20 Đại từ điển tiếng Việt, Tr, 1766, Nhà xuất bản Đ ại học quốc gia TP. Hồ C h í M in h , năm 2007.

293
các ký tự nhằm thể hiện tối đa tư duy của con người. V iế t là một phương tiện giao tiếp

cơ bản và chủ yếu của con người. Thông qua ngôn ngữ viết, con người thể hiện tình

cảm, suy nghĩ, trí tuệ, sự hiểu biết của mình cho người khác. Chủ thể viết phải xác

định mình sẽ viết gì và viết như thế nào để người đọc hiểu được, chấp nhận và làm

theo. Ngôn ngữ ià y phục của tư tưởng, k h i thể hiện ra bên ngoài, ngôn ngữ viết là biểu

hiện mang tính tổng hợp của các mật lý luận, đạo đức, tính cách, kh í chất, tri thức và

tình cảm của con người.

Cũng như nhiều ngành nghề khác, k ỹ năng viết đóng một vai trò rất quan trọng

trong hoạt động nghề Luật sư. "K ỹ năng viết của luật sư là việc sử dụng ngôn ngữ chữ

viết của luật sư trong quá trình hành nghề. N ó i cách khác, là khả năng trình bày bằng

hình thức văn bản thể hiện nội dung pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyển và lợ i ích

hợp pháp cùa khách hàng khi Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý.” Trong thực tiễn

hành nghề Luật sư, kỹ năng viết có vai trò căn bản trong việc xây dựng hình ảnh luật

sư trong đời sống xã hội, khẳng định v ị trí, cũng như kinh nghiệm của luật sư. Qua

từng văn bản viết, người Luật sư để lại tên tuổi, tâm huyết và dấu ấn của cuộc đời

mình. Bằng kỹ năng này, luật sư sẽ tạo được niềm tin, uy tín cũng như loại bỏ những

hệ lụy nghề nghiệp, đảm bảo cho sụ thành công trong sự nghiệp cùa mình. Trong bối

cảnh hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu xây dựng nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu hội nhập quốc tế, điều đó
đồng nghĩa v ớ i v iệ c chúng ta hội nhập kinh tế, quốc tế, ngày càng đi sâu trong mối

quan hệ đa thể chế từ các vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia. Lu ật sư cần phài n g h ĩ đúng,

làm đúng, có chuẩn mực để vững tay chung sức xây dựng đất nước hướng tới sụ phồn

thịnh. Sự nghĩ đúng, làm đúng và chuẩn mực đó thể hiện trong v iệ c luật sư định hướng

ngòi bút của m ình theo chuẩn chung của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, định hướng

bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp cùa khách hàng ở từng nội dung và phạm v i viết

như: Soạn thảo hợp đồng; viết văn bản tư vấn; viết công văn, thư trao đổi; viết các văn

bản đề nghị, kiến nghị; viết bản luận cứ bào chữa, bảo vệ; viết văn bản đại diện trong

và ngoài tố tụng cũng như viết các văn bản k h á c...

Trong tính sinh động của các mối quan hệ thường nhật, chúng ta được tiếp xúc

v ớ i rất nhiều cách tư duy, m ỗi cách tư duy thường là đặc trưng riêng có đối vớ i từng

nghề nghiệp và nhóm đối tượng xã hội khác nhau. Tư duy của luật sư tương tác sâu và

rộng, tổng hợp. Nếu thiếu hụt đi sự tương tác đó, luật sư rất khó để có được số vốn cần

294
thiết ngoài phạm trù pháp luật cũng như đảm bảo sự tưưng thích tối thiểu giữa sự cứng

nhắc của các quy phạm pháp luật trong mối tương quan với các mối quan hệ xã hội

vốn rất sinh động và luôn biến đổi. V ớ i đặc trưng của một nghề cao quý, nghề Luật sư

‘v lơ thuật gia của ngôn từ" phải định vị được cái tâm và cái tầm cùa m ình cho phù hợp

với từng giai đoạn phát triển, là cầu nối tri thức đóng góp vào việc bổ sung, hoàn thiện

hệ thống pháp luật V iệt Nam phù hợp với quy luật phát triển mang tính tất yếu.

1.2. M ố i quan hệ giữa kỹ năng viết và nghề Luật sư

Trong lịc h sử phát triển của loài người nói chung, nghề Lu ật sư nói riêng, kỹ

năng viết ngày càng thể hiện một vai trò đặc biệt quan trọng. Kh ông chỉ đơn giản là

một công cụ của vỏ bọc ngôn ngữ, viết đối với nghề Luật sư dần được biểu hiện như

một nghệ thuật. K ỹ năng này đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng trong tư duy cùa người

làm nghề Luật sư. Thông qua đó, luật sư thể hiện rõ quan điểm bằng cách đặt vấn đề,

dẫn dắt vấn đề để người đọc hiểu và dần đồng nhất quan điểm v ớ i những lập luận chặt

chẽ có định hướng của luật sư.

Nghề Luật sư không thể tách rời kỹ năng viết, người hành nghề luật sư thông

qua việc vận dụng thành công kỹ năng này mới có thể đạt được thành quả trong sự

nghiệp của mình. Chúng ta biết ràng, cách thể hiện kỹ năng viết đồng thời là sự biểu

hiện những suy nghĩ, nhận thức cũng như nhân cách của người thực hiện kỹ năng đó.

H ơn bất cứ một nghề nghiệp nào khác, luật sư vói vai trò là người bảo vệ công lý, bảo

vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của khách hàng cùa mình, bảo vệ tính nghiêm minh cũng

như sự ổn định của xã hội trên nền tảng pháp luật, hơn hết phải là người có tri thức, có

phẩm cách trong lối sống, để khẳng định được mình trong các m ối quan hệ cộng đồng

trong đó có quan hệ nghề nghiệp, luật sư phải bằng khả năng viết của chính mình để

biểu lộ hiểu biết, vận dụng pháp luật để đưa ra quan điểm lập trường của mình.

K ỹ năng viết là sản phẩm chung của nhân loại. Tuy nhiên để hoàn thiện và phát

triển lên đến đỉnh cao, đặc biệt đối vớ i yêu cầu khắt khe cùa nghề luật mà trong đó các

luật sư bằng sự trải nghiệm của mình, trên nền tảng tri thức xã hội, tri thức pháp lý đã

từng bước nâng tầm kỹ năng này. Theo dòng lịch sử của loài người, chúng ta có thể

được chứng kiến rất nhiều nhân vật lịch sử có khả năng hùng biện, dùng khả năng nói

của m ình thu phục lòng người với những triết lý thuộc nhiều ngành khoa học khác

nhau. T rái lại, kỹ năng viết lại rất ít được nhắc đến. K h i xã hội loài người xuất hiện các

ký tự đầu tiên, bước sang trang mới của kỷ nguyên dùng chừ viết như một cách biểu lộ

295
ngôn ngữ m ới hoặc nhằm duy trì tri thức từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngôn ngừ viết

được sử dụng ờ hầu hết các khía cạnh cuộc sống, hầu hết các ngành khoa học. Tuy

nhiên, kỹ năng viết lại có những hình thái tồn tại khác nhau, như những biện pháp tu từ

của văn chương, hay như một công cụ truyền tải cùa g iớ i truyền thông, giới báo chí.

V ớ i nghề luật sư, kỹ năng viết lại cỏ sự đòi hỏi đặc biệt và cao hơn bất cứ công việc

nào khác. V iệ c vận dụng kỳ năng viết là cách biểu hiện nhận thức, trình độ và đẳng

cấp của luật sư.

Sự hỗ trợ của k ỹ năng viết trong hoạt động nghề luật sư là sự tương tác lý tường

để các thế hệ luật sư cùng nhau xây dựng lên một dạng nghệ thuật đinh cao, kết hợp

hài hòa và đảm bảo sự sắc sảo khi sử dụng kỹ năng này trong nghiệp vụ cùa mình.

Lu ật sư chính là người có vai trò quan trọng ở suốt quá trình hoàn thiện và phát triển

kỹ năng viết trong m ô i trường đa dạng các mối quan hệ của cuộc sống xã hội. Trên cơ

sở m ố i liên hệ giữa k ỹ năng viết trong vai trò biểu lộ tư duy của luật sư, chúng ta cần

phải hiểu đúng, đù và toàn diện, phù hợp v ớ i bối cảnh và thực trạng nghề luật รบ tại

V iệ t N am đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh té, quốc tế.

1.3. Yêu cầu cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết của luật sư

V ớ i đặc tính cao quý của nghề nghiệp, yêu cẩu người hành nghề luật sư phải co

tính linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ viết sao cho phù hợp v ớ i từng điều kiện

hoàn cảnh cụ thể, v ớ i từng đối tượng riêng có, hoặc có đôi khi là nói cho nhiều đối

tượng trong một hoàn cảnh cụ thể. L à luật sư V iệ t Nam , người hành nghề cần phải arn

hiểu và truyền tải được tính nhân văn nghề nghiệp, truyền tải được tính đặc thù dân tộc

cũng như đặc thù về thể chế, về định hướng mà toàn dân đang xây dựng để lựa chọn

cách xử sự phù hợp thông qua lờ i nói cũng như chữ viết của m ình trên cơ sở quan

điểm lập trường tư tường vững vàng, đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

Đ ổ i vớ i ngư ời hành nghề luật sư, kh i viết, điểm đầu tiên và vô cùng quan trọ n ị

là xác định đủng đ ổ i tượng người đọc, đảm bảo tính chính xác, rõ ràng. Chúng ta vẫr

biết rằng, luật sư là nghề phải tiếp xúc với hầu hết các đối tượng thuộc các tầng lớp, V

trí xã h ội khác nhau tại nhiều thời điểm và không gian khác nhau. Trong quá trình tác

nghiệp, người hành nghề luật sư gặp phải rất nhiều tình huống v ớ i các quan hệ xã hộ

đa dạng và phong phú. V ì lẽ đó, luật sư không thể cứng nhắc trong v iệ c thực hành lõ

năng viết, thay vào đó lại phải rất linh hoạt, xác định rõ đối tượng mình đang giao tiếp

là ai để lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp. C h ỉ khi luật sư xác định đúng mình viết chí

296
ai đọc, nhu cầu và khà nãna cùa người đọc, mục đích cần đạt đến của người đọc, khi

đó Luật sư mới lựa chọn được cách viết thông minh, linh hoạt thì m ới có thể đạt được

kết quả rõ ràng. Thông tin khi viết mà Luật sư phải tuân thủ là sự chân thực, chính xác.

V iế t để người đọc hiểu một cách rõ ràng và đúng như nội dung mà người Luật sư

muốn truyền đạt và hiểu theo một nghĩ duy nhất.

Để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, cần sử dụng tù chính xác, diễn tảý tường

dứt khoát, đi thẳng vào chủ đề, nội dung cần viết. N g ư ời luật sư cần:

- Suy nghĩ một cách rõ ràng về những gì mình định viết;

- V iế t đúng pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Không dùng những từ ngữ và cách viết có thể gây ra hiểu lầm, viết đúng ngữ

pháp, chính tả, sử dụng đúng thuật ngữ;

- V iế t theo phương pháp tiếp cận có lợi nhất cho khách hàng của m ình và trên cơ

sở pháp luật.

Lu ật sir khi viết p h ả i ngắn gọn, súc tích, đủ trình bày n ộ i dung cần trình bày

nhung p h ả i đảm bảo tính chặt chẽ, logic, rõ ràng, mạch lạc. Trên thực tế, rất nhiều

luật sư rất thích nói dài, viết dài. Chúng ta không đánh đồng v iệ c lập luận chặt chẽ,

xây dựng chứng cứ vững chắc với việc truyền tải toàn bộ, lặp đi lặp lại nhiều lần.v.v.

Vấn đề là, luật sư cần phải biết mình muốn truyền tải điều gì. Trong cuộc sống bận rộn

hiện nay, không có nhiều người có thời gian để đọc hàng chục trang giấy vô nghĩa,

không đâu vào đâu. Sự dài dòng, thiếu súc tích có thể sẽ làm hạ thấp uy tín cùa luật sư

trong quá trình hành nghề. V ì vậy, việc viết ngắn, xúc tích, cô đọng, đủ ý là một kỹ

năng cần được rèn luyện. V ớ i tiêu chí này, người hành nghề luật sư không nên viết dài,

cần tập thói quen kiệm lờ i khi viết, khắc phục bệnh ôm đồm, bệnh sợ thiếu mà hầu như

ai trong chúng ta cũng mắc ít hoặc nhiều.

- Luật sư viết bất cứ điều g ì cũng p h ả i đảm bảo tính g iàn dị, d ễ hiểu, có sức

thuyết phục. K h i viết, mục tiêu của luật sư phải luôn hướng tới người đọc. V ì lẽ đó,

tính giản dị, dễ hiểu là để làm cho người đọc hiểu được, nhớ được, làm được. Chúng ta

suy nghĩ bằng hình ảnh và ngôn ngừ trong đầu mình. N gôn ngữ trừu tượng trong đầu

sẽ làm suy ng h ĩ cùa ta mơ hồ, Trong tư duy, giản dị thường đồng nghĩa v ớ i cụ thể. B ở i

vậy, phải viết cho đúng trình độ của người đọc, viết rõ ràng, gọn gàng, ngôn từ phải

trong sáng và mạch lạc, tránh để người nghe, người đọc hiểu đa nghĩa, hiểu sai ý

tưởng.

297
Đảm bảo tính giản dị trong văn bản viết cùa Luật sư nhằm mục đích chia sẻ

với độc giả mà mình hướng tới của bài viết, nếu không giàn dị người đọc sẽ không

hiểu mình viết gì và như thế là mình đã thất bại trong việc chia sẻ. Nguyên tắc viết

giản dị đòi hỏi luật sư cần chú tâm đến các điểm sau:

+ N g h ĩ tới độc giả mình hướng tới khi viết;

+ Tránh sử dụng từ quá phức tạp và trừu tượng;

+ Suy tư sâu sắc khi viết và nổi bật được mục đích viết, phạm v i viết;

+ V iế t câu ngắn và dùng các dấu câu để giảm vận tốc đọc của người đọc;

+ Dùng các từ kết nối để kết nối các lập luận;

+ K ỹ thuật xây dựng ý tưởng, tách ý để nhấn mạnh ý tưởng.

- Lu ật sư viết p h ả i cắn trọng, kiên trì và công phu. Trước k h i viết, người hành

nghề luật sư phải thật sự cẩn trọng, nếu dễ dãi trong việc viết chính là lúc uy tín của

luật sư dần mất đi. K h i luật sư viết đó là sự đảm bảo, là niềm tin đối với những người

xung quanh. Rất nhiều người hành nghề luật sư hiện nay chưa ý thức sâu sác về việc

này, dẫn đến tình trạng nghề Lu ật sư chưa thực sự tạo được niềm tin, vì ham việc, ham

vật chất mà bỏ qua sự cẩn trọng, vô hình chung biến mình thành một luật sư thiếu chắc

chắn.

- Đảm bảo tính khách quan khi viết. Luật sư viết bảo vệ quyền và lợ i ích hợp

pháp cùa thân chủ mình nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật và bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa. V ì vậy, khi viết Luật sư không được thiên v ị thể hiện ý chí bảo

vệ quyền lợ i của khách hàng một cách chủ quan mà phải trình bày theo đúng quan

điểm của Nhà nước, vận dụng đúng pháp luật; Tính khách quan làm cho văn bản viết

của Luật sư có tính trang trọng, tính nguyên tắc cao, đồng thời kết hợp vớ i những luận

cứ chính xác sẽ làm cho văn bản viết có sức thuyết phục, đạt hiệu quả tốt trong giao

tiếp nghề nghiệp.

- Đảm bảo tính trang trọng, lịch sự: V ă n phạm khi viết của Luật sư phải thể

hiện tính trang trọng, uy nghiêm. N gôn ngữ trong văn bản viết thể hiện sự tôn trọng

người đọc, phản ánh trình độ giao tiếp, văn hoá, văn m inh trong hành chính. Đ ể thế

hiện phong cách viết lịc h sụ, luật sư cần sử dụng các động từ, mệnh đề làm cho cảm

nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã nhặn, lịch thiệp.

Như vậy, kh i viết, Luật sư cần tuân thủ chặt chẽ 7 nguyên tắc sau:

- R õ ý, rõ từ không gây hiểu lầm;

298
- Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, cò đọng những điểm cần thiết;

- Chính xác, cụ thể không được sai sót.

- Đầy đủ, hoàn chỉnh;

- Sự phù hợp, logic giữa các phần trong nội dung bài viết;

- Văn phong lịch sự, nhã nhặn thể hiện sự tôn trọng người đọc;

- Sự cân nhắc thận trọng, thể hiện chuẩn mực pháp lý.

2. Kỹ năng viết của luật sư


2.1. Chuẩn bị viết

V iế t là một nghệ thuật. Càng viết nhiều thì nghệ thuật càng nâng cao và càng

có nhiều kỹ năng để nghiên cứu thêm. K ỹ năng viết là sự tổng hợp của trí tuệ, tốchất

và kinh nghiệm nghề nghiệp. M ộ t bài viết có chất lượng cao là mộtbài viết phải có

hàm luợng trí tuệ, có sự trăn trở, suy tư sâu sắc của người viết và có phong cách diễn

đạt dung dị. Trong mối liên hệ giữa suy tư sâu sắc và viết giản dị chỉ khingười viết

hiểu được một vấn đề rất sâu sắc khi đó người viết m ới đủ khả năng để trình bày vấn

đề đó dễ hiểu nhất. Để hiểu vấn đề một cách sâu sắc, trước tiên luật รบ đặc biệt phải đề

cao việc chuẩn bị cho việc viết, tránh luộm thuộm cẩu thả trong phong thái và ngôn từ,

là người hành nghề luật sư cần thiết phải có thói quen n ghĩ cho thấu đáo, sắp đặt tỉ mi

cho từng câu viết của mình. Để trở thành người thành công trong sự nghiệp hành nghề

luật sư, chúng ta cần nhận thức răng viết nếu qua loa, dại khái, cẩu thả, dễ dãi, hậu quả

là khôn lường.

Chuẩn bị viết là g ia i đoạn luật รน- tống hợp các điều kiện cần và đủ để hình

thành lên bài viết nhằm truyền tải tối đa ý tưởng của mình trên cơ sờ các lập luận, căn

c ủ p h áp luật cũng như các tài liệu liên quan phục vụ cho việc truyền tải đó.

G ia i đoạn chuẩn bị viết đóng vai trò vô cùng quan trọng, qua đó, luật sư một

lần nữa xác định ý tưởng viết, đảm bảo tính nhất quán trong việc xác định và phục vụ

cho bài viết hướng tới một mục tiêu cụ thể phù hợp với từng loại hình văn bản.

2.1.1. X â y dim g ỷ tirờng

Ý tường viết trước tiên phải dựa trên yêu cầu của chủ đề bài viết. Luật sư cần

đánh giá đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của văn bản để xây dựng ý tường viết, qua

đó, thiết lập cấu trúc cơ bản cùa bài viết. X ác định rõ chủ đề và yêu cầu của chủ để

nhằm mục đích tổng quát hóa, đảm bảo tính sắc bén cùa ý tưởng, luật sư cần liệt kê

các nội dung dự kiến nhàm quản lý và triển khai ý tưởng, phân bố các luận điểm, luận

299
cứ, luận chứng hợp lý, tránh lặp đi lặp lại, tạo điều kiện cho người đọc hình dung ra

cấu trúc hình thành và phát triển bài viết, qua đó làm tăng khả năng truyền tải.

V ấ n đề xác định mấu chốt của một bài viết là vấn đề định hướng các ý tường

của chù đề chính. M ộ t sự việc có nhiều vấn đề mấu chốt. Chọn ra những yếu tố nào là

vấn đề mấu chốt dựa trên cơ sở yêu cầu cùa khách hàng, khả năng phân tích về các

khía cạnh khác nhau cùa vấn đề trong đó vụ việc cần xử lý đã nảy sinh. Khả năng phân

tích giúp Luật sư giải quyết những vụ việc đã xảy ra trên cơ sở lo g ic hệ thống và các

chứng cứ chứng minh. K h i tư duy để xem xét vấn đề, luật sư cần dùng khả năng của lý

trí (tư duy trừu tượng) để tìm ra một hoặc nhiều vấn đề mấu chổt, suy nghĩ, đặt câu hỏi

cho vấn đề ấy dựa trên cơ sờ quyền và nghĩa vụ của khách hàng phát sinh từ vấn đề

pháp lý đó. Dựa trên các sự kiện của vụ việc để đặt ra các câu hỏi khác cần thiết cho

câu hỏi chính. Các câu hỏi phụ giúp giải đáp câu hỏi chính. C ác câu trả lời sẽ cho giải

pháp. Các câu hỏi phụ phải xuất phát từ cơ sờ pháp luật. Các câu trả lờ i dựa trên cơ sờ

pháp luật, thực tế và phù hợp với logic. Ý tưởng của một bài viế t cần xác định được

các vấn đề sau:

- X á c định yêu cầu của khách hàng, quan hệ pháp luật và các quy định Luật

điều chỉnh đối với quan hệ pháp luật đó;

- Phân tích ưu, nhược điểm và định ra giải pháp cho vấn đề pháp lý của khách

hàng;

- Đánh giá hậu quả bèn đói phương sẽ cỏ thể làm gì.

- X á c định những điều chưa chắc chắn để đề ra phương pháp tư vấn giải quyết.

- Sử dụng công cụ lý trí để phân tích: D o khả năng hừu hạn của lý trí chỉ có thể

nhớ các biểu tượng không thể nhớ toàn bộ sự việc, v ì vậy muốn g iải quyết hay xử lý

một sự việc cần nhìn vấn đề tổng thế. M uố n nhìn tổng thể phải có khả năng khái quát

hóa vấn đề, để cho vấn đề trở thành một hai nét chính. Từ các vấn đềchính m ới tìm ra

các điểm mấu chốt và bắt đàu đặt ra các câu hỏi.

- T ư duy vấn đề theo m ột trật tự logic. Để xác định vấn đề mấu chốt và các sự

kiện tình tiết cơ bản, Luật sư cần: phân biệt bản chất v ớ i tên gọi, phân biệt vấn đề

chính và vấn đề phụ, phân biệt nguyên nhân và kết quả, phân biệt sự k iện và suy đoán.

Trên cơ sở xác định rõ yêu cầu của chủ đề, Luật sư cần tìm rõ các yếu tố “cần”

và “ đủ” để triển khai ý tưởng viết. Ý tưởng viết sâu sắc phải dựa trên cơ sở kiến thức

sâu, rộng của Lu ật sư về vấn đề viết. M uố n suy nghĩ tốt về một việc nào đó, trước tiên

300
Luật sư phải biết tập truna tư tưởng vào điểm đó. C ó nghĩa là m ình phải biết điều mình

đang muốn suy nghĩ đến, điều mình đang muốn viết ra là gì. Đ ây là k ỳ luật tập trung

tư tưởng. K h i muốn suy nghĩ về một vấn đề thì tập trung vào vấn đề đó. K hông cho tư

tường chạy ra khỏi vấn đề đó đến vấn đề khác. Nếu không thể mô tả vấn đề mình đang

suy nghĩ, dù chỉ trong một câu hỏi, thì chưa biết mình đang suy n g h ĩ về việc gì, do đó

đương nhiên là không thề suy nghĩ được.

Sau khi liệt kê các nội dung trên, luật sư tiếp tục liệt kê những kết quả mong

muốn ảnh hường tới người đọc. Thực chất đây là bước chúng ta cụ thể hóa mục tiêu,

với ý nghĩa đó, tư duy của luật sư phải mang tính phản biện đa chiều, tìm hiểu các ảnh

hường mang tính tích cực cũng như tiêu cực của bài viết, đặt m ình vào người đọc,

người nghe nhằm nhận biết các phản ứng cụ thể để cân nhắc và chỉnh sửa nhàm bám

sát mục tiêu.

Trên cơ sở xây dựng ý tưởng bằng việc liệt kê các nội dung căn bàn cùng các

kết quả mong muốn hướng tới, luật sư chuẩn bị kế hoạch triển khai các nội dung đó

bằng việc đánh giá tính khả thi của việc truyền tải nội dung, sáp xếp thời gian hợp lý

cho việc thực hiện bài viết. K ế hoạch triển khai có thể sơ đồ hóa, qua đó đảm bảo tính

tổng thể và nhất quán của bài viết. Sâu sắc là suy tư. Giàn dị là giải bày, hoặc bằng lời

nói hoặc bằng lờ i viết.

Sâu săc đến từ suy tư và kinh nghiệm. Nhưng, kin h nghiệm không phải là một

cái gì nằm ngoài tiến trình suy tư. Đừng bị đóng khung vào các công thức suy tư và

ứng xử. C ó thể nói, muốn suy tư sâu sác, Luật sư nên chú trọng vào ba vấn đề chính là

suy tư, quan sát tổng hợp ý tường và áp dụng luật để đánh giá vấn đề vừa toàn diện

vùa chi tiết.

2.1.2. Tim kiếm Lu ậ t áp dụng

Các căn cứ pháp lý có vai trò rất quan trọng trong các bài viế t của luật รบ. M ột

ý tường hay không thể chỉ được diễn giải suông, đằng sau những lập luận, những ý

tường hay, người đọc chỉ thực sự tin tường khi ở đó thể hiện những căn cứ pháp lý rõ

ràng.

Dựa trên hệ thống các nguyên tắc áp dụng luật, trên cơ sở quan điểm lập

trường của luật sư thì kỹ năng định hướng và lựa chọn các điều luật có lợ i trong từng

tình huống là hết sức cần thiết. IChông những thế, việc thể hiện các căn cứ pháp luật đó

lại phải phù hợp với các nguyên tác tài phán cùa các cơ quan có thẩm quyền.

301
N hàm tìm kiếm luật áp dụng khi viết, luật sư cần xác định hệ thống nào sẽ

được lựa chọn, theo tính chất và nội dung vụ việc cần giải quyết thì sẽ áp dụng hệ

thống luật pháp nào: Luật trong nước, luật nước ngoài hay luật quốc tế .v.v. cũng như

cách thức mà các điều luật dẫn chiếu thẳng, dẫn chiếu chéo, dẫn chiếu trực tiếp, gián

tiếp, áp dụng tổng hợp các văn bản pháp luật điều chinh về nội dung viết.v.v. và tìm

đằng sau nó là hệ thống nào, cách dẫn chiếu nào có lợi cho lập luận và quan điểm hành

nghề.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật, biết những thay đổi của pháp luật.

- B iết các phương pháp cơ bàn của Luật và vận dụng Luật.

- Cách tiếp cận v ớ i luật lệ và quy định: Q uy định thực tế nên bắt đầu bàng những

quy định. Lu ật sư áp dụng luật nên không bắt đầu từ luật mà từ thực tế rồi mới quy về

luật.

Lu ậ t sư cần tiêu liệu những trường hợp xấu nhất khi xác lập và thực hiện giao

dịch để đề ra các biện pháp khắc phục trên cơ sở sự thỏa thuận phù hợp v ớ i đạo đức và

trật tự xã hội mang tính dự phòng cho tương lai.

T ù y theo những thỏa thuận cụ thể đối với khách hàng, sau k h i đưa ra những

nhận định về vụ việc, luật sư lựa chọn ngành luật phù hợp nhằm định hướng, phương

pháp tư duy, thông qua đó mà định hướng ngòi bút, sau đó là các quy định cụ thể của

luật nội dung và luật tố tụng để có cách tư duy phù hợp với quy định của pháp luật, tối
đa hóa hiệu quả g iả i quyết công việc.

2.1.3. Tài liệ u tham khảo

v ề cơ bản, kỹ năng viết luôn là sự kế thừa và phát triển qua rất nhiều thế hệ.

trong các bài v iết luôn thể hiện các quan điểm, lập trường và nhận thức cùa các tác giả

trong m ột bối cảnh lịc h sử cụ thể. N g ư ờ i viết nói chung, cũng như luật sư khi viết nói

riêng luôn cần thiết phải đặt ra việc kế thừa và phát triển những nền tảng tư duy và tri

thức được tích lũy qua các giai đoạn. Thông qua việc tham khảo, bằng tư duy phương

pháp luận thích hợp sẽ cho ra đời những bài viết hữu ích, đảm bảo tính phát triển trong

quá trình hành nghề của cá nhân cũng như kinh nghiệm đối v ớ i kỹ năng v iết của luật

sư nói riêng.

Đ ối v ớ i các văn bản đuợc pháp luật quy định theo mẫu, luật sư v ớ i nhận thức

nghề nghiệp của m ình cần thiết phải tham khảo và tôn trọng các quy định đó khi viết.

302
Thực tế khi hành nghề, không phải văn bản nào luật sư viết ra, soạn thảo ra cũng được

chấp nhận, việc được chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào phía tiếp nhận.

M ỗ i thể loại vãn bản có đặc thù riêng, luật sư cần xác định phần diễn giải tự

do, bàng kỹ năng viết của minh truyền tải các thông tin có lợ i nhất trong việc giải

quyết vụ việc.

Tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với luật sư, ngoài v iệ c tôn trọng luật thực

định thì khoa học pháp lý đóng vai trò không kém trong việc thuyết phục ngườiđọc tư

duy theo định hướng của luật sư thông qua các bài viết, các công trình nghiên cứu đã

được công khai, công bố và chấp nhận. V ớ i kỹ năng viết của luật sư, việc tranh thủ

được quan điểm của các nhà nghiên cứu luật học là hết sức cần thiết và có tác dụng tốt

trong quá trình hành nghề, đàm bào cho việc tiến triển thuận lợ i của công việc.

Trên cơ sờ ý tưởng, đàn ý đã xây dựng, bàng khả năng phát triển và quản lý ý

tường, luật sư cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn và sừ dụng các tài liệu tham khảo

sao cho phù hợp đối vớ i từng phần, từng giai đoạn và thời điểm, tuyệt đối tránh các tài

liệu không chính thống hoặc đi ngược lại với đường lối, chủ trương chính sách của

Đảng và N hà nước.

2.2. Phương pháp viết

M ộ t bài viết thành công là một bài viêt

- G iớ i hạn cho nhóm nguời đọc xác định;

- Có nội dung sắp xếp hợp lý;

- Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục.

Quá trình viết được chia làm 4 bước:

Thứ nhất, xác định đề tài , đối tượng đọc là những ai, tìm kiếm tài liệu, thông

Thứ hai, viết nháp-, phát triển các ý, chù điểm xuyên suốt bài, văn ph o n g ...

Thứ ba, xem lạ i một lượt: xem qua chủ điểm

Thứ tư, đọc soát', tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính

tả, ngữ, ngắt đoạn...

K h i viết, Luật sư cần kiểm soát và tuân thủ kỷ luật thời gian. B ấ t kỳ bài nào,

dù là viết kiểu gì, đều có 3 phần: M ờ đầu, thân bài và kết luận, có khác nhau là chỉ về

hình thức. M ở đầu là để giới thiệu mình muốn nói về việc gì. Thân bài là phân tích, lý

luận, giãi bày. Kết luận là để mình muốn đọc già nghĩ gì, cảm xúc gì, làm gì, chia sẻ

3 03
gì. Các dạng bài viết đều nên tuân theo nguyên tắc “ cái đinh” tạo nên sự liên kết tốt,

giúp cho các ý tường tạo nên sức mạnh cùa lý lẽ trình bày:

2.2.1. X á c định nội dung viết

X á c định chù đề, nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết. X á c định người đọc

sẽ viết để tiếp cận. C ụ thể, Luật sư cần định v ị rõ ai sê đọc bài này? thân chủ? cơ quan

tài phán? C ơ quan quản lý nhà nước hay những người có kinh nghiệm trong lĩn h vực

này?...

Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc, Tìm

giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó.

Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến. Thành lập danh sách các ý,

từ quan trọng - khoảng 50 từ - những từ, cụm từ là nền tảng giúp luật sư nghiên cứu

chủ điểm và bắt tay vào viết. Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề

định viết. Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết, cân nhắc cả công đoạn biên

tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác

Thời gian lấy cảm hứng: Không nên ngắt quãng bước này v ì rất dễ mất mạch ý

và cảm hứng. G iữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện... để sau này có thể dùng tới.

T ìm ý, thu thập thông tin, và ghi chép: Tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí

nghiệm, thông số, trang web, báo cáo.... N hững người có thể giúp đỡ: đồng nghiệp,

những người tham gia công tác tư pháp và đảm nhiệm các chức danh tư pháp, thù thư
tìm tài liệu, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này. N guồn tài

liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, các bản báo cáo....

Sắp xếp: Theo sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ... Quyết định xem sê lập bổi

cảnh cho câu chuyện, hoặc bài tranh luận như thế nào. X e m thêm các định nghĩa ở

mục một số thuật ngữ khi viết.

2.2.2 Viết nháp:

a) Đ oạn m ở bài

- G iớ i thiệu chủ đề, xác định rõ người đọc.

- Thiết lập quan điểm hoặc ý kiến.

- X ác định tầm quan trọng của vấn đề viết.

Phương pháp tiếp cận khá đa dạng, Luật sư có thể đi từ vấn đề cụ thể đến giới

thiệu khái quát trọng tâm vấn đề viết. C ó thể dẫn dắt khái quát bối cảnh sự việc xảy ra,

có thể giới thiệu từ chuẩn mực pháp lý đã được xác định.

304
b) Đoạn thản bài

Thân bài xác định được vấn đề mấu chốt. Định hướng nào được lựa chọn và

các luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh. Các vấn đề mấu chốt nào và thứ

tự được đưa ra và cách thức giải quyết từng vấn đề đó. M ục tiêu nào cần hướng tới và

phương tiện để đạt được. Khả năng phân tích của Luật sư quan trọng hơn thuộc luật.

K h ả năng phân tích giúp giải quyết những vụ việc đã xảy ra và nhìn theo khía cạnh

thời gian nó thuộc về quá khứ.

*Lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác, Câu chủ đề của từng đoạn

* X á c định v ị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài

* Những câu chuyển, cụm, hoặc từ ngữ ờ đầu hoặc cuối đoạn để nối các ý với

nhau, không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu v ì điều đó có thể tạo cảm giác chưa

đi sâu phân tích.

*Liên tục chứng minh quan điểm của mình trong suốt cả bài.

- Không xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chù điểm.

- Không v ộ i tóm tắt ờ đoạn thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài.

*Thể của động từ phải ở thể chủ động

- “Tòa án đã quyết đ ịn h .. chứ không nên viết "Đ iều đó đã được quyết định

bởi..."

- Hạn chế dùng động từ “ thì, là, mà. . đế giọng văn nghe rõ ràng và hiệu quả
hơn, việc này cũng giúp hạn chế dùng thể bị động.

* Sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin... để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ,

luận điểm.

- G iớ i thiệu rõ ràng và giải thích các câu trích dẫn.

- Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài v ì có thể, đoạn trích dẫn dài có thể

ngắt quãng mạch ý của bài viết.

Kết luận

- Đ ọc lại đoạn m ở bài, thân bài và bỏ ra một chỗ.

-Nhắc qua ý của m ờ bài và thân bài.

-Tóm tắt, rồi kết luận quan điểm, đưa ra yêu cầu, kiến nghị, đề xuất của Luật รบ:

Cân nhắc xem những đoạn ở cuối đã trình bày ngắn gọn các ý cần có chưa. X e m sự

liên tiếp và quan trọng của các luận điểm, Từ đó, kết luận một cách hợp lý và lôgíc.

305
2.2.3. Xem lạ i một lượt

Lư u thêm một bản, và chỉnh sửa bài viết với quan điểm khách quan

- Đ ọc to bài viết, như đang đọc cho người nghe ngồi dưới.

- Thực tế, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài chúng ta muốn thay đổi.

- N h ờ ai đó đọc và xem qua bài viết tốt nhất là người đó tương tự như đối tượng

độc giả nhắm tới ban đầu, như vậy chúng ta có thể kiểm tra xem đã đi đúng hướng cho

đối tượng nghe và rà soát những lỗi trong bài do không để ý.

- Chỉnh sửa, viết lại đoạn nào đỏ nếu cần thiết. Nên đốichiếu vớ i bản đầu tiên để

xem các chỉnh sửa vừa làm.

2.2.4, Đ ọc soát

- T ìm lỗ i chính tả hoặc ngữ pháp;

- Đảm bảo việc hài lòng đổi với bài viết.

V iế t là một nghệ thuật. Càng viết nhiều thì nghệ thuật càng nâng cao và càng

có nhiều kỹ năng để nghiên cứu thêm. X u yên suốt một bài viết, những điểm cần quan

tâm khi luật sư viết là: Luật sư viết bằng sự trăn trở, bằng cái “T âm ” cùa mình, viết có

thu hút, điểm nhẩn; V iế t với sự thận trọng và trách nhiệm, kỹ năng viết cần phải được

rèn luyện thường xuyên và trên hết là hướng tới “H iệu quả - đối tượng- khách hàng” .

Câu hỏi thảo luận toàn chưong:


1. Vị trí, v a i trò, ỷ nghĩa của kỹ năng viết trong nghề luật sư?

2. Đ ố i tượng, phạm vi, mục đích kỹ năng viết của luật luật sư?

3. C ác yêu cầu cơ bàn đổi với bài viết của luật sư?

4. Sự chuẩn b ị của B à i n ó i của luật sư ?C ảc vấn đề vềnội dung, tư liệu, bố

cục?

5. Phăn tích bài viết của nhà triết học của H y Lạ p cồ đ ạ i Sokrates dưới góc độ

nghề nghiệp luật sư? Tr 3 78

6. M ồ i quan hệ của kỹ năng viết với kỹ năng nói, kỹ năng nghe, đọc hỏi và kỹ

năng lập luận tranh luận?

306
Chirơng 10
KỸ NĂNG LẬP LUẬN VÀ TRANH LUẬN CỦA LUẬT s ư
• • • •

1. K h á i quát về kỹ năng lập luận của lu ậ t sư

1.1. K h á i niệm

Trong nghề luật sư, để cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư cần phải lập luận để

trình bầy quan điểm, truyền đạt thông điệp, chứng minh làm sáng tò hay bác bỏ vấn đề

nào đó. Để dịch vụ pháp lý có chất lượng, bảo vệ tốt nhất quyền lợ i của khách hàng

đòi hỏi luật sư phải có kỹ năng lập luận, lập luận cùa luật sư phải chặt chẽ, sắc bén, có

tính thuyết phục. C ó thể nói lập luận là một công cụ không thể thiếu nếu muốn thành

công trong nghề luật sư. Theo nghĩa chung nhất, lập luận là việc đưa ra lí lẽ, bằng

chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói,

người viết muốn đạt tới. Như vậy, lập luận là hoạt động sử dụng ngôn tù, trong đó chủ

thể lập luận bằng công cụ ngôn ngừ nói, (viết) đưa ra nhũng l í lẽ, bằng chứng nhằm

dẫn dắt người nghe, (người đọc) đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (hay một

số) kết luận hoặc phủ định một (hay m ột số) vấn đề nào đó, trên cơ sờ đó nêu những ý

kiến của mình về một vấn đề nhất định dựa vào chứng cứ xác thực và lý lẽ xác đáng.

K h á i niệm về kỹ năng lập luận của luật sư: L à hoạt động ngôn từ của luật รน,

bằng ngôn ngữ pháp lý, luật sư đưa ra những lí lỗ, chứng cứ nhằm dẫn dắt người nghe
(đọc) đến một (hay một số) kết luận về vấn đề pháp lý, chứng minh, khẳng định hoặc

phủ định một (hay một số) vấn đề pháp lý nào đó. Đe xây dựng lập luận của luật sư,

cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ, luận chứng (lý lẽ

và chứng cứ) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý (phương pháp

lập luận quy nạp, diễn dịch, tam đoạn lu ận ...)

“ 77nh huống: Câu chuyện dân gian Thầy và Trò học nghề thầy cãi: C ó một anh

học trò học nghề thầy cãi. A n h ta thỏa thuận với thầy của mình là sẽ nộp tiền học phí

làm 2 lần, lần thứ 2 là khi anh ta thắng kiện trong vụ kiện đầu tiên, ông thầy đã đồng ý

với thỏa thuận. Sau khi học xong, ông Thầy chờ mãi không không thấy học trò trà

phần học phí còn lại. ô n g Thầy đã gặp học trò và nói, nếu anh không trả tiền tôi sẽ

thưa kiện, dù kết quả phiên tòa như thế nào thì anh cũng phải trả tiền cho tôi vì: Nếu

tòa tuyên tôi thắng kiện, theo quyết định cùa Tòa anh sẽ phải trả, còn nếu tôi thua kiện

thì theo thỏa thuận, anh sẽ phải trả cho tôi.

307
A n h học trò đáp lại: Thưa thây, dù kêt quà phiên tòa nhu thê nào thì trò không

phải trả tiền cho thầy vì: nếu trò thua kiện thì theo thỏa thuận, không phải trả tiền cho

thầy, còn nếu trò thắng kiện, theo quyết định của tòa, cũng không phài trả tiền cho

thầy.

G iữ a Thầy và Trò trong tình huống trên đây, lập luận của ai là có căn cứ hơn?

A n h (chị) chi ra kẽ hờ trong lập luận của các bên?”

1.2. M ụ c đích, yêu cầu

K h i hành nghề cũng như tham gia vào các giao tiếp xã hội - nghề nghiệp khác,

luật sư luôn phải sử dụng công cụ lập luận. Từ khi trao đổi, thỏa thuận để nhận yêu cầu

của khách hàng, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý đến thực hiện dịch vụ pháp lý cho

khách hàng; từ xác định, nhận biết các vấn đề pháp lý, xác định các tình tiết có liên

quan, phân tích các giải pháp, lựa chọn nguồn luật áp dụng trong các tình huống tư vấn

pháp luật, tham gia tố tụng, tranh luận, tranh tụng, đại diện ngoài tố tụng và cung cấp

các dịch vụ pháp lý khác, luật sư đều phải sử dụng thao tác lập luận để đưa ra, bảo vệ

quan điểm, chính kiến của mình nhằm đạt đuợc lợi ích tốt nhất cho khách hàng của

mình.

1.2.1. L ậ p lu ậ n để nhộn biết các vẩn đề p h áp lý

T ìm đến v ớ i dịch vụ pháp lý cùa luật sư, khách hàng thường đứng trước các

câu hỏi khác nhau mà chưa có lời giải đáp và cần câu trả lờ i thỏa đáng của luật sư.

“ T ô i có phạm luật không? T ô i có nên làm điều đó hay không? Đ iều đó có thực hiện

được không? “ Làm như thế nào để hiệu quả và an toàn pháp lý cao nhất? T ô i có lỗi

không? T ôi có v i phạm không? T ô i có phạm tội không?...để giải đáp các câu hỏi đó.

luật sư phải sử dụng các thao tác lập luận để trả lờ i các câu hỏi cùa khách hàng. Lập

luận để xác định định hướng sẽ đuợc lựa chọn và các luận điểm, luận cứ và luận chứng

nào cần đưa ra để chứng minh định hướng tư vấn, bào chữa, bảo vệ của luật sư. Các

vấn đề mấu chốt và thứ tự được đưa ra và cách thức g iải quyết từng vấn đề của khách

hàng. M ụ c tiêu cần hướng tới và phương tiện để đạt được. Trước hét chứng minh cho

yêu cầu khách hàng, vấn đề của khách hàng là gì? có hợp pháp không? Pháp luật quy

định như thế nào? v ấ n đề đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp ra sao? Trách nhiệm

pháp lý như thế nào? Q ua đó luật sư nhận định vấn đề, đưa ra chi dẫn, lờ i khuyên, chi

ra bản chất của vấn đề pháp lý, đánh giá tính hợp pháp và rủi ro để đưa ra giải pháp về

pháp lý, khuyên khách hàng có hành động hay không đồng thời giúp khách hàng lựa

308
chọn phươna án xử sự tối ưu với hiệu quả cao nhất, giảm thiểu các rủi ro. Qua đó xác

định được các bàng chứng, kết hợp với lý lẽ để chứng minh cho yêu cầu khách hàng.

Qua lập luận luật sư xác định vấn đề khách hàng yêu cầu đã hình thành quan hệ

pháp luật hay chưa, quan hệ pháp luật cụ thể là gì? xác định các yếu tố cấu thành quan

hệ pháp luật. Trên cơ sở đó xác định các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh

về nội dung trong yêu cầu của khách hàng, xác định các tình tiết, sự kiện chứng minh

thuần túy về thủ tục, tố tụng. X á c định các tình tiết liên quan đến việc đánh giá tính

hợp pháp - cơ sở của yêu cầu của khách hàng.

L ậ p luận để xác định các vấn đề pháp lý luật sư có thể căn cứ trên tổng thể các

yếu tố: theo yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở xác định chứng cứ và đánh giá chứng

cứ mà khách hàng cung cấp và các tài liệu chứng cứ mà luật sư qua nghiên cứu hồ sơ,

thu thập đươc, lập luận dựa trên cơ sở pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng.

1.2.2. L ậ p lu ậ n để p h â n tích g iả i pháp và lự a chọn nguồn lu ậ t.

Trong khi trao đổi, tư vấn cho khách hàng, một trong vấn đề hết sức quan trọng

là luật sư phải lập luận để phân tích, xác định phương hướng, tìm g iải pháp cho vấn đề

của khách hàng. Luật sư cần mô tả giải pháp, cách thức thực hiện, xác định hoặc dự

kiến kết quả đầu ra cùa từng giải pháp theo định hướng đã đặt ra. Đánh giá điểm mạnh

và khả năng thành công cũng như điểm yếu và rủi ro của từng giải pháp dựa trên cả hai

phương diện pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó giúp khách hàng lựa chọn

được đường lối, phương án g iải pháp tốt nhất, đồng thời luật sư lựa chọn cho mình

cách thức tối ưu để thực hiện định hướng đã thống nhất v ớ i khách hàng.

Để đi tới định hướng đúng đắn, khả thi để cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu

cầu cùa khách hàng, trong nghề luật sư, việc lựa chọn luật áp dụng có ý nghĩa hết sức

quan trọng, đôi k h i có tính chất quyết định sự thành công của dịch vụ. Lập luận để áp

dụng pháp luật đòi hỏi luật sư phải xác định đúng nguồn luật điều chỉnh vụ việc của

khách hàng, đồng thời luật sư phải xác định đúng đặc tính áp dụng pháp luật về nội

dung và tố tụng; các nguyên tắc áp dụng pháp luật, nguyên tắc phối hợp giữa các văn

bản áp dụng pháp luật và vấn đề hết sức quan trọng là hiệu lực văn bản quy phạm pháp

luật chứa đựng quy phạm hoặc nhóm quy phạm đích thực điều chỉnh quan hệ vụ việc

của khách hàng.

1.3. C ác công cụ lập lu ậ n của luật sir

309
v ề hình thức, lập luận nhằm phục vụ cho các tác nghiệp của luật sư trong trình

bầy vấn đề, phân tích, lý giải vấn đề, chứng minh cho quan điểm của mình với nội

dung lập luận và phương pháp phù hợp để thuyết phục hay phản bác luận đề trong

nghề luật sư.

Để lập luận, luật sư phải sử dụng các công cụ khác nhau với các thao tác lập

luận khác nhau, Chính v ì vậy, luật sư phải nhận diện được các công cụ lập luận, để từ

đó xác lập các căn cứ lập luận, rèn luyện kỹ năng lập luận, tạo ra và rèn rũa vũ khí cùa

luật sư ngày càng trờ nên sắc bén. Các công cụ quan trọng luật sư sử dụng để lập luận

bao gồm:

- Luận điểm của luật sư;

- Luận cứ của luật sư và

- Luận chứng của luật sư.

Các công cụ lập luận cùa luật sư nói trên cỏ mổi quan hệ mật thiết với nhau.

Nếu v í lập luận như kiến trúc xây dựng thì luận điểm là các trụ cột chính, luận cứ là

thanh dằng kết cấu tạo sự liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các luận điểm, các luận chứng

là chất liệu bền vững để xây dựng. Chính vì vậy muốn lập luận của luật sư chặt chẽ,

hiệu quả, thuyết phục luật sư cần xây dựng các trụ cột vững chắc, không thể b ị công

phá, xây dựng liên kết là các luận cứ chặt chẽ giữa các luận điểm và sử dụng chất liệu

là các luận chứng bàng vật chất bền vững, vĩnh cữu với thời gian.

1.3.1. L u ậ n điểm của lu ậ t s ư

Luận điểm là ý kiến hoặc các ý kiến pháp lý thể hiện quan điểm của luật sư

dưới dạng khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề pháp lý nhất định. Chính vì là ý

kiến thể hiện quan điểm của luật sư nên luận điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm

trụ cột cho lập luận của luật sư. C ó thể trong hệ thống các luận điểm của luật sư có

luận điểm lớn, luận điểm chính thể hiện quan điểm tổng quát và các luận điểm nhỏ, bổ

sung về các vấn đề cụ thể. T u y nhiên tất cả các luận điểm đó đều là các ý kiến chuyển

tải quan điểm luật รบ dưới hai dạng thức hoặc là khẳng định hoặc phủ định đối vớ i vấn

đề trong đối tượng lập luận. Luận điểm của luật sư đặt ra các yêu cầu cơ bàn như sau:

Thứ nhất, luận điểm của luật sư phải chính xác, nêu được bản chất vấn đề pháp

lý và phù hợp v ớ i vấn đề pháp lý. V ớ i nhiệm vụ là xác định đường lố i chiến lược trong

lập luận cùa luật sư đối v ớ i vấn đề cần giải quyết, không chỉ liên quan đến quyền lợ i

của khách hàng luật sư có trách nhiệm phải bảo vệ mà còn liên quan đến danh dự, uy

310
tín nghề nghiệp của luật รบ do vậy yêu cầu đặt ra là luật sư lập luận bằng luận điểm

cùa mình một cách chính xác. Sự chính xác trong luận điểm của luật sư đòi hỏi nội

hàm trong luận điểm của luật sư phải phản ánh được bản chất pháp lý của vấn đề một

cách khách quan, trung thực đồng thời có tính khái quát, lại bao hàm đuợc tính cụ thể,

phù hợp vớ i vấn đề của dịch vụ pháp lý đặt ra.

Thứ hai, luận điểm của luật sư phải bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của khách

hàng. Đây là đặc điểm để phân biệt luận điểm của luật sư vớ i luận điểm của các chù

thể khác trong nghề luật. V í dụ luận điểm của các chức danh tiến hành tổ tụng như

Đ iều tra viên, K iể m sát viên (Công tố viên) trước hết và chủ yếu nhàm buộc tội, luận

điểm của luật sư khi bào chữa nhàm gỡ tội cho thân chủ. Luận điểm của luật sư cũng

khác với luận điểm của các chức danh bổ trợ tư pháp khác như Công chứng viên, trong

đó luận điểm của Công chứng viên phải bảo vệ quyền lợ i của tất cả các bên tham gia

trong giao dịch có nhu cầu nhờ chứng nhận công chứng, trong khi luận điểm của luật

sư phải và chỉ gắn kết và có lợ i cho bên khách hàng mà luật sư có trách nhiệm bào

chừa, bảo vệ hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý khác.

Thứ ba, luận điểm của luật sư phải đúng pháp luật, phù hợp với đường lối

chính sách của Đảng Cộng sản V iệ t Nam (sau đây viết tắt là Đảng). Đ ây là yêu cầu có

ý nghĩa chính trị - pháp lý hết sức quan trọng, đôi khi nó còn quyết định cả định hướng

phát triển hay chôn vùi cả sự nghiệp của luật รน. Là người hành nghề luật, lấy pháp

luật làm mục tiêu đồng thời là phương tiện để hành nghề luật sư phải có trách nhiệm

tôn trọng, bảo vệ pháp luật, góp phần bảo vệ công lý. Thông qua bảo vệ tốt nhất

quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng của mình luật sư bảo vệ pháp luật, góp phần

bảo vệ công lý. K h ô n g chi đảm bảo yêu cầu đúng pháp luật, luận điểm của luật sư còn

phải phù hợp v ớ i đường lối chính sách của Đảng. Trên bình diện triết học, chính trị là

gốc của pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận tại Đ iều 4 H iến pháp 1992 của

nước Công hòa xã hội chù nghĩa V iệ t Nam , Đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội

là nguyên tắc H iến định, Đảng lãnh đạo bằng nhiều phương thức trong đó có phương

thức đề ra đường lối, chủ trương, chính sách. N hà nước thể chế hóa đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng thành pháp luật. V ì vậy, luận điểm cùa luật sư về nguyên

tắc phải phù hợp với đường lối chính sách cùa Đảng, luận điểm của luật sư trái với

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng xét trên bình diện H iến pháp cũng v i

phạm pháp luật.

311
Thứ tư, luận điểm của luật sư đảm bảo tuân thù quy tắc đạo đức nghề nghiệp

luật sư. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng nghề nghiệp luật sư. Đạo đức nghề nghiệp là

nền tảng quan trọng nhất của nghề nghiệp luật sư. V ì vậy, v ớ i tư cách là quan điểm của

luật sư, luận điểm của luật sư phải đảm bảo tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của

mình, đảm bào các tiêu chuẩn có tính bát buộc mà nhà nước và xã hội đặt ra cho luật

V D : Đ ối với luật sư, không phải chi là cái mà bạn tin mà điều quan trọng là cái

mà bạn có thể chửng minh được trước Tòa án.

1.3.2. L u â n c ứ của ỉu ă t s ư
• •

Luận cứ của luật sư là tổng hợp các lí lẽ kết hợp chứng cứ mà luật sư sử dụng

để chứng minh, khẳng định hay bác bỏ vấn đề, làm rõ luận điểm của mình đưa ra. Bản

luận cứ của luật sư chính là nguồn chứa đựng các lý lẽ của luật รบ bảo vệ thân chủ, bảo

vệ ý kiến, quan điểm của mình. Đ ây là công cụ nếu thiếu nó, luận điểm của luật sư

không thể đứng vững. Luận cứ chính là các liên kết đồng thời là trụ đỡ của luận điểm

trong đó lý lẽ đóng vai trò trọng yếu. Luận cứ của luật sư cần đáp ứng các yêu cầu cơ

bàn là:

Thứ nhất, luận cứ của luật sư phải nhằm vào, hướng tới làm rõ luận điểm đã

đưa ra. V ớ i tính chất là các lý lẽ có dẫn chứng, luận cứ của luật sư chứa đựng các lập

luận để cụ thể hóa nội dung từng vấn đề trong luận điểm dưới cấp độ, góc độ cụ thể,
nhưng chưa phải là chi tiết, bởi vai trò chi tiết hóa luận điểm của luật sư thuộc về luận

chứng của luật sư. T u y nhiên, dưới góc độ cụ thể, luận cứ của luật sư làm sáng tỏ luận

điểm dưới góc độ lý lẽ.

Thứ hai, luận cứ của luật sư phải đúng đán, bảo vệ quyền lợ i khách hàng.

Trước hết luận cứ của luật sư đưa ra phải đúng đắn, có quan điểm cho ràng là thuyết

phục người khác bằng lờ i nói đúng, chứ không phải bằng lập luận đúng. Đ ối với nghề

luật sư, theo quan điểm của chúng tôi muốn bảo vệ quan điểm của luật sư một cách

thuyết phục luật sư cần phải đúng cà hai, lờ i nói đúng và lập luận đúng. L ý lẽ luật รน

đưa ra phải đúng đắn. Sức thuyết phục của luận cứ của luật sư đến từ sự đúng đắn, sự

thật. Đồng thời luận cứ của luật sư ở cấp độ cụ thể vẫn phải bám sát quyền lợi của

khách hàng, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợ i của khách hàng. Luật รบ cần suy xét kỹ

càng nếu luận cứ là đúng nhưng không có lợ i thì kiên quyết không đưa ra hoặc không

có lợ i nhất cho khách hàng thì cần cân nhắc khi sử dụng.

312
Thứ ba, luận cứ của luật sư phải chặt chẽ, sắc bén. Y ê u cầu đặt ra là lập luận

luật sư phải đảm bảo tính logic. Các quy tắc logic hình thức là những người bạn đồng

hành của luật sư trong lập luận, thông qua đó chuyển tải được nội dung lý lẽ một cách

đầy đủ nhưng có lớp nang, theo thứ tự, làm cho người đọc, người nghe chỉ có thể nhìn

về một hướng, nghĩ theo một cách, hiểu theo một ý. Không chì chặt chẽ, luận cứ của

luật sư phải sắc bén, một luận cứ sắc bén đòi hỏi luật sư không chi bám sát vấn đề mà

là đi thẳng vào vấn đề, bào vệ luận điểm của mình một cách mạnh mẽ, v ớ i sức mạnh

của ngôn từ pháp lý. V ớ i việc sử dụng ngôn từ pháp lý linh hoạt, biến hóa tạo nên sức

mạnh trong luận cứ của luật sư. Luận cứ của luật sư có thể bẻ gẫy, chặt đứt lờ i buộc

tội trong tranh tụng hình sự, san phằng nghĩa vụ bồi thường về dân sự, tạo ra, vạch ra

con đường pháp lý rộng rãi, thênh thang, an toàn cho thân chủ trong tư vấn pháp luật.

Thứ tư, Nếu lập luận khoa học tư nhiên dựa trên các luận cứ khách quan, đã

được chứng minh, kiểm nghiệm là tất yếu đúng, lập luận luật sư dựa trên tổng thể các

tri thức lý lẽ khoa học xã hội là các tri thức pháp luật, kinh nghiệm, phong tục, tập

quán, tâm lý, đạo đức, thói quen ứng xử của một cộng đồng và được chứng minh bằng

các chứng cứ pháp lý, dựa trên các loại luận cứ, lý lẽ sắc bén thuyết phục, nhờ đó sẽ là

trụ đỡ cho sự phán xử đạt được sự “ thấu tình đạt lý ” .

Đ ối v ớ i các vụ án hình sự, luận cứ để bào chữa phải dựa trên các chứng cứ

khách quan, các điều luật rỗ ràng, minh định. Đối với các vụ phi hình sự thì có khó
khăn hơn, bởi đôi khi khó có cơ sở để phân định thật rõ ràng đúng hay sai, bởi mỗi vụ

việc tranh chấp là m ồi tình huống khác nhau, vô cùng đa dạng và phong phú, thậm chí

chưa có pháp luật điều chinh, với nhiều tình tiết phức tạp, liê n quan d ích dắc đến nhiều

người, với nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, bởi vậy khi lập luận trong tranh tụng

nói chung, tranh tụng trong phi hình sự nói riêng cần phải dùng đến nhiều loại lý lẽ

khác nhau để thuyết phục.

Thứ năm, v ề kết quả: luận cứ của luật sư hướng tới nhiều kết quả đa dạng, khác

nhau tùy theo bối cảnh lập luận. Luận cứ của luật sư trong tư vấn chủ yếu nhằm giải

thích, trình bày quan điểm của mình để người khách hàng hiểu, qua đó để tác động

nhằm định hướng, thuyết phục khách hàng chấp nhận quan điểm của luật sư nên không

tất yếu đòi hỏi phải đi đến một kết luận cuối cùng và duy nhất; ở đó luật sư thường chỉ

đưa ra đề nghị để khách hàng có quyền lựa chọn. Trong kh i đó, lập luận của luật sư

bào chữa, bảo vệ tại tòa bao giờ cũng phải đi đến một kết cục chung cuộc, đó là hướng

313
tới sự phán quyết cùa H ội đồng xét xử để xác định đúng hoặc sai, phải hay trái có hiệu

lực tức thì và tuyệt đối. Kết quả phán quyết này sẽ quyết định sự thắng hay thua của

m ỗi bên tranh luận, cùng v ớ i đó là những được hoặc mất của các bên xét về phương

diện sinh mệnh xã hội, về lợ i ích, danh dự, và thậm chí là cả mạng sổng. Luận cứ trong

nghề luật sư vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng để làm cơ sở cho sự phán xử một

cách khách quan, công bằng, hợp lý, hợp tình.

1.3.3. L u ậ n chứng cù a lu ật sư

Luận chứng của luật sư là bằng chứng (chứng cứ) kết hợp vớ i lý lẽ khi luật sư

sử dụng để lập luận, nhằm làm rõ luận cứ, chứng minh cho luận điểm của mình. Luận

chứng của luật sư giữ vai trò rất quan trọng trong lập luận, dưới góc độ chứng minh,

luận chứng có vai trò quyết định sự thành công trong lập luận của luật sư. Nếu trong

luận cứ, lý lẽ của luật sư chiếm vai trò chủ yếu thì trong luận chứng bằng chứng

(chứng cứ) đóng vai trò trọng yếu. Luận chứng của luật รน muốn đạt giá trị lập luận

cao cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản là:

Thứ nhất, luận chứng của luật รน phải đàm bảo các thuộc tính của chứng cứ

theo khoa học về chứng m inh đặt ra đối với một chứng cứ. M ộ t chứng cứ muốn đảm

bảo giá trị chứng m inh phải đảm bảo ba đặc điểm bản chất cấu thành là: tính khách

quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Các tài liệu, chứng cứ của luật sư sử dụng trong

luận chứng phải có thật, tức là tồn tại trong hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý
thức của con người, liên quan đến vụ, việc, đó chính là thông tin phản ánh các sự kiện,

tình tiết của vụ việc thuộc đối tượng lập luận của luật sư, đồng thời phải đảm bảo tính

hợp pháp, tức được thu thập, bảo quản, theo đúng trình tự do pháp luật quy định.

Thứ hai, luận chứng của luật sư phải đàm bảo giá trị chứng minh theo hướng

có lợ i cho khách hàng. Trong nghề luật sư nói chung, trong tham gia tố tụng nói riêng,

luật sư đều phải xác định những vấn đề cần phải chứng minh để làm rõ sự thật, làm rõ

cấu thành có liên quan, xác định mối liên hệ giữa yêu cầu và quyền lợ i của khách hàng

với các quy định của pháp luật, từ đó xây dựng luận chứng cho phù hợp. Như vậy,

luận chứng của luật sư không chỉ phải đạt được yêu cầu về giá trị chứng minh như các

chủ thể có quyền hoặc nghĩa vụ chứng minh khác mà còn phải chứng minh theo hướng

có lợ i cho khách hàng của mình. Các chứng cứ không có lợ i hoặc bất lợi cho khách

hàng cùa mình, luật sư kiên quyết không sử dụng trong lập luận.

314
Do tính chất đối đầu căng thẳng và gay cấn; phải đi đến một kết cục chung cuộc

là sự phân xử đúng hay sai, phải hoặc trái chứ không thể cò cưa, kéo dài với những

biện luận về quan điểm và eiá trị chung chung. Luận chứng của luật sư sử dụng là phải

đảm bảo cho việc phán xử một cách vô tư, khách quan, công bằng, đúng người, đúng

tội, đúng pháp luật, do vậy, lý lẽ khách quan là một yêu cầu tất yếu, là lý do sổng còn

đối với lập luận cùa luật sư. V à cũng bởi vậy, lý lẽ khách quan là loại lý lẽ được dùng

nhiều nhất kết hợp với chứng cứ tạo thành luận chứng trong lập luận của luật sư, là căn

cứ quan trọng nhất để gỡ tội, bào vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng nói chung.

Thứ ba, trong luận chứng cùa luật sư cần có sự lựa chọn chứng cứ kỹ càng, sắp

xếp khoa học, các chứng cứ đó được gắn kết với lý lẽ thuyết phục. Để đảm bảo hiệu

quả chứng minh, tăng sức thuyết phục trong lập luận, luận chứng của luật sư cần phải

đánh giá trước, sắp xếp trước, cân nhắc cẩn thận từng chứng cứ kết hợp với lý lẽ, cái gì

đua ra trước, cái gì đưa ra sau, cái gì sẽ là chốt. Luận chứng phải nhằm làm rõ luận cứ

qua đó chứng minh cho luận điểm cùa luật sư.

Thứ tư, luận chứng của luật sư phải gắn với lý lẽ thuyết phục và đảm bảo tính

khách quan. L ý lẽ khách quan trong lập luận luật sư bao gồm các căn cứ pháp lý (các

vãn bản luật pháp có liên quan đến vụ việc) và các chửng cứ, bằng chứng về các tình

tiết, sự việc đã xảy ra trong thực tế. Theo các quy định của về tố tụng, nguồn chứng cứ

gồm: các tài liệu đọc được, nhìn được, nghe được; các vật chứng; lờ i khai của đương

sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản kết quả thẩm định tại

chỗ; tập quán; kết quả giám định, định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật qui

định. V ì vậy, một vụ án muốn được đưa ra xét xử nhất thiết phải qua các giai đoạn

điều tra, xét hỏi, lấy lờ i khai..., để thu thập các chứng cứ khách quan, có thực, cùng

với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật cỏ liên quan nhằm xây dựng hệ thống lý lẽ,

làm cơ sở để phân rõ phải hoặc trái, đúng hay sai một cách khách quan và công bằng.

Các chứng cứ pháp lý được phân làm hai loại: B ằng chứng được lập trước khi

mở phiền tòa: ví dụ vụ án hình sự đó là các hồ sơ vụ án được lập b ờ i cơ quan điều tra

với các chứng cứ là những sự kiện, tình tiết đã xảy ra trong thực tế, là các tang chứng,

vật chứng, giấy tờ, bút tích, lời khai, biên bản giám định, thẩm định... đã được thu

thập và xử lý trong quá trình điều tra.

Bằng chứng tại phiên tòa: lời khai cùa đương sự, của nhân chứng; sự thú nhận

tại tòa; tang chứng, vật chứng được xuất trình; sự suy đoán (từ sự việc đã biết suy ra

315
cái chưa biết)... D ự a trên cá c chứng cứ pháp lý đã có, lập luận pháp lý phải sắp xếp,

liên kết, chi ra được m ối liên quan có tính nhân quả giữa các chứng cứ.

Luận chứng phải chi ra m ối liên quan dẫn chiếu giữa các chứng cứ với căn cứ

pháp lý là các qui phạm pháp luật có hiệu lực điều chinh, từ đó m ới có thể đi đến kết

luận về đúng hoặc sai, có hay không các hành v i phạm pháp hay các yếu tố cấu thành

tội phạm. Đ ó là các thao tác lập luận của các bên tranh tụng tại tòa cũng như bản án

của H ộ i đồng xét xử khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

T u yê n ngôn Đ ộc lập của H ồ C h ủ tịch khai sinh nước V iệ t N am dân chủ cộng

hòa là một trong mẫu mực lập luận khách quan, trong đó hệ thống luận điểm, luận cứ,

luận chứng được Chủ tịch H ồ C h í M in h sử dụng một cách tài tình để tuyên bố quyền

tự do, độc lập của dân tộc V iệ t Nam:

“H ỡ i đồng bào cả nước,

“Tất cả m ọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những

quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,

quyền tự do và quyền muu cầu hạnh phúc” . L ờ i bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc

lập năm 1776 của nước M ỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên

thế g iớ i đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và

quyền tự do. B ản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm

1791 cũng nói: “ N gư ời ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn

được tự do và bình đẳng về quyền lợ i” .

Đ ó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợ i dụng lá cờ tự do, bình

đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn

với nhân đạo và chính nghĩa.

v ề chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ
nào. Chúng thi hành nhừng luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ờ Trung,

Nam , B ắ c để ngăn cản việc thống nhất nước nhà cùa ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn

kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những

người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tám các cuộc khởi nghĩa của ta trong những

bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc

phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

316
về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên

liệu. Chúng đặt ra hàng trâm thử thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân

buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sàn ta ngóc đầu lên. Chúng bóc

lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

M ùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông D ư ơng để m ở thêm căn

cứ đánh Đ ồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, m ở cửa nước ta rước

Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. T ừ đỏ dân ta càng cực khổ,

nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng T rị đến Bắc K ỳ

hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quàn đội Pháp. B ọ n thực dân

Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “ bảo hộ” được ta,

trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt M in h đã kêu gọi người Pháp liên

m inh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khùng bố

V iệ t minh hom nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông

tù chính trị ờ Y ê n B á i và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối vớ i nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và

nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt M in h đã giúp cho nhiều

người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏ i nhà giam Nhật,

và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ

không phải thuộc địa của Pháp nữa. K h i Nhật hàng Đồng m inh thì nhân dân cả nước ta

đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay

Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua B ảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích

thực dân gần m ột trăm năm nay để gây dựng nên nước V iệ t Nam độc lập. Dân ta lại

đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

B ở i thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước V iệ t Nam m ới, đại

biểu cho toàn dân V iệ t Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân v ớ i Pháp, xóa bỏ

hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả m ọi đặc quyền

của Pháp trên đất nước V iệ t Nam.

317
Toàn dân V iệ t Nam , trên dưới một lòng, kiên quyết chổng lại âm mưu của bọn

thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đ ồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc

bình đàng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu K im Sơn, quyết không thể không công

nhận quyền độc lập của dân V iệ t Nam.

M ộ t dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám m ư ơi năm nay, một

dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát x ít m ấy năm nay, dân tộc đó

phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

V ì những lẽ trên, chúng tôi, Chín h phủ lâm thời của nước V iệ t Nam Dân chủ

Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước V iệ t Nam có quyền hường tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước

tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc V iệ t Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính

mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” .

ỏ Phần m ở đầu, tác giả đã đưa ra luận điểm là nguyên lý m ang tính phổ quát đã

được thừa nhận: Tất cả m ọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đ ây cũng là luận điểm xuất phát đề

khai triển toàn bài. Luận điểm này đã viện dẫn các lời bất hủ trích dẫn trong bản Tuyên

ngôn Đ ộc lập năm 1776 của nước M ỹ và B ản Tuyên ngôn N hân quyền và Dân quyền

cùa Cách mạng Pháp năm 1791 để chứng minh.

ở phần nội dung khai triển, tác giả đã đưa ra 2 luận điểm chính:

Thứ nhất, Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta của thực dân Pháp, tác

giả chứng minh nguyên lý trên đã bị thực dân Pháp phản bội, chà đạp.

Thứ hai, Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát x ít Nhật, lập nên

nước V iệ t Nam Dân chủ Cộng hòa, qua đó khẳng định quyền tự chủ chính đáng cùa

nhân dân V iệt Nam.

Các luận điểm trên được làm rõ bởi hệ thống luận cứ sắc bén và chặt chẽ đồng

thời được chứng minh bời các luận chứng với hệ thống các chứng cứ khách quan và

sinh động, sụ thật, thuyết phục và không thể phủ nhận.

ở phần kết luận: tác giả đã tuyên bổ quyền hưởng tự do, độc lập và khẳng định

quyết tâm giữ vừng tự do, độc lập của dân tộc ta. Dân tộc V iệ t N am đã thực hiện đúng

nguyên lý, v ì thế yêu cầu m ọi người, m ọi dân tộc tôn trọng nền độc lập của Việt Nam.

318
1.4. Các thao tác lập luận - Suy luận logic - Sụ vận đụng trong ngliề luật

Lập luận của luật รน xét về quy tấc logic học là các suy luận. Suy luận là một

hình thức của tư duy, là quá trình tư tường trong đó rút ra phán đoán m ới từ một hay

nhiều phán đoán ban đầu mà giá trị chân thực của nó đã được chứng minh. Trong nghề

luật, các chủ thể nhận thức sự vật, hiện tượng khách quan phản ánh bằng các khái

niệm pháp lý. Các khái niệm tham gia hình thành các phán đoán nhằm phản ánh các

m ối liên hệ của hiện thực diễn ra vụ, việc. Các phán đoán sau k h i đã được kiểm

nghiệm hoặc chứng minh, giá trị chân thực của nó đã được xác định chắc chắn thì có

thể tham gia vào quá trình nhận thức của tư duy, tạo thành các phán đoán mới. Quá

trình tạo ra phán đoán m ới từ những phán đoán đã biết gọi là quá trình suy luận. Thực

chất của suy luận của luật sư là dựa trên những tri thức đã biết chắc chắn, đó là các tài

liệu, chứng cứ đã được chứng minh, luật sư đã kiểm tra, đánh giá, liên kết chúng theo

một cách thức nhất định (các quy tắc, các kiểu suy luận) để tạo ra tri thức, kết luận mới

có lạ i theo định hướng tư vấn, bảo vệ, bào chữa cho khách hàng của mình.

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan trong vụ việc thông qua suy luận là sự

nhận thức gián tiếp của tư duy cùa luật sư, nó mang tính kế thừa sâu sắc, góp phần

quan trọng vào v iệ c nhận thức đủng đắn về bản chất vụ việc, tăng tích lũy về tri thức

cho luật sư về vụ việc đang nghiên cứu, phản ánh cách thức đạt tới tri thức mới từ
những tri thức đã biết, v ì vậy suy luận có cấu trúc xác định. Bất kỳ suy luận nào của

luật sư cũng phải bao gồm ba thành phần: tiền đề, lập luận và kết luận.

Tiền đề chính là cơ sở của suy luận. Tiền đề là một hay nhiều phán đoán mà về

nguyên tắc luật sư đã hoặc phải biết chính xác giá trị chân thực của nó, trên cơ sở đó

có thể rút ra phán đoán mới, kết luận m ới về vấn đề pháp lý.

Lập luận là cách thức logic rút ra kết luận từ tiền đề, nói một cách khác, kết

luận của một suy luận đúng phải được rút ra từ tiền đề đúng. C h ín h v ì vậy, khi lập luận

luật sư phải xác định được mối liên hệ tất yếu giữa tiền đề và lập luận một cách logic,

cho phép một tiền đề chân thực sẽ tất yếu rút ra kết luận chân thực.

Kết luận là phán đoán m ới thu được từ tiền đề thông qua lập luận logic. Kết

luận thể hiện dưới dạng khẳng định hoặc phủ định, có thể có kết luận đúng hoặc kết

luận sai, ngẫu nhiên hay tất yếu, trong quan hệ với nội dung hiện thực.

319
Trường hợp thứ nhất, các tiền đề đã được chứng minh và đảm bảo tính chân

thật, lập luận đúng, tuân thủ theo các nguyên tắc, quy luật, kết luận đúng là kết luận

đúng tất yếu. Trường hợp thứ hai, suy luận mà kết luận không phù hợp với sự thật

khách quan mà nguyên nhân của nó là suy luận hoặc xuất phát từ tiền đề không chân

thực hoặc do lập luận không đúng hoặc do cả hai nguyên nhân nói trên dẫn đến kết

luận sai một cách tất yếu.

C h ín h vì vậy, khi lập luận cũng như khi nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ vụ án, vụ

việc, luật sư gặp kết luận mà cảm thấy có sự nghi ngờ cần kiểm tra các tiền đề đã được

chứng m inh đã đảm bảo tính chân thực hay chưa? Lập luận có đúng không? Có tuân

thủ các nguyên tắc, các quy luận hay không? B ở i về nguyên tắc, v ớ i tiền đề đúng, lập

luận đúng thì sẽ rút ra kết luận đúng.

Suy luận đúng là suy luận mà kết luận được rút ra và được bảo đảm giá trị chân

thực một cách tất yếu từ tiền đề chân thực thông qua lập luận đúng. N h ư vậy muốn có

suy luận đúng thì cần phải có suy luận hợp lo g ic và phải có tiền đề chân thực. Đó là

hai điều kiện tiên quyết bảo đảm giá trị chân thực của kết luận cần chứng minh hay

kiểm nghiệm được rút ra một cách tất yếu từ tiền đề.

Căn cứ vào cách thức suy luận đi từ tri thức chung đến tri thức riêng hay từ tri

thức riêng đến tri thức chung, người ta chia suy luận thành hai dạng cơ bản là: suy luận

diễn dịch và suy luận quy nạp. Ngoài ra còn có một hình thức suy luận đặc biệt dựa
trên tính tương đồng của các dấu hiệu của đối tượng gọi là phép tương tự.

1.4.1. L ậ p lu ận diễn dịch

L à m ột loại suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút ra nhũng

tri thức riêng từ những tri thức chung. D iễ n dịch còn chia thành diễn dịch trực tiếp và

diễn dịch gián tiếp, căn cứ vào số lượng tiền đề.

D iễ n dịch trực tiếp là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trực tiếp từ một

tiền đề dựa trên cơ sở biến đổi phán đoán tiền đề và quy tắc tương quan giữa tính chân

hay giả dối của phán đoán đó. Diễn dịch gián tiếp trái lại được thực hiện trên cơ sờ tiền

đề có từ hai phán đoán trở lên trong mối liên hệ logic xác định. Trong đó tam đoạn

luận là dạng suy luận diễn dịch gián tiếp trong đó có kết luận là phán đoán đơn đuợc

rút ra từ m ối liên hệ logic tất yếu giữa hai tiền đề là các phán đoán đơn.

320
V í dụ: M ọ i công dân V iệt Nam đều có nghĩa vụ sống và ỉàm việc theo H iến

pháp và pháp luật. Luật sư V iệt Nam là công dân Việt Nam. Luật sư V iệ t Nam có

nghĩa vụ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Lập luận diễn dịch của luật sư là suy luận suy diễn, trong đó luật sư rút ra kết

luận nội dung về vấn đề pháp lý cụ thể từ các vấn đề, quan điểm pháp lý chung. V í dụ:

Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm của 1 người đã phạm vào 1 tội được quy

định trong B L H S ....

1.4.2. L ậ p lu ậ n quy nạp

Là suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở đi từ tri thức đơn lẻ,

đơn nhất đến kết luận là tri thức chung. Quy nạp được thành hai dạng là quy nạp hoàn

toàn và quy nạp không hoàn toàn.

Q uy nạp hoàn toàn đặc trưng bởi sự nghiên cứu toàn bộ các đối tượng thuộc

phạm vi xem xét để rút ra kết luận chung về chúng. Quy nạp không hoàn toàn trái lại

chỉ là phép rút ra kết luận chung cho toàn bộ lớp đối tượng trên cơ sở nghiên cứu một

số đối tượng.

Dù sừ dụng theo dạng nạp nào, lập luận quy nạp của luật sư muốn thu được kết

quả đáng tin cậy cần tuân theo một số điều kiện sau đây:

Thứ nhắt, phải đảm bảo khái quát được dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện

tượng, cùa vụ việc.


Thứ hai, chỉ có thể áp dụng cho một nhóm đối tượng cùng loại nào đó.

Thứ ba, quy nạp về nguyên tắc có tính xác xuất, do đó cần k h ái quát từ số

lượng đù lớn và sau đó nhất thiết phải được kiểm nghiệm trên thực tế.

Lập luận quy nạp của luật sư là dạng suy luận trong đó luật sư rút ra kết luận

chung về vấn đề pháp lý trên cơ sở các vấn đề pháp lý cụ thể. V í dụ: C ăn cú vào các

điểm phân tích trên đây: 1, 2, 3 ...có đủ cơ sở để khẳng định Q uyết định truy tổ của

V K S là thiểu cơ sở, mắc sai lầm trong áp dụng pháp luât, thân chủ của luật sư không

phạm tội.

1.4.3. Phép íư ư n g tự và lo ạ i suy:

Là dạng suy luận gián tiếp, một phương pháp nhận thức trong đó kết luận về sự

giống nhau của các dấu hiệu khác cùa đối tượng. Là việc luật sư đưa ra kết luận về sự

giống nhau của các dấu hiệu khác của hoặc trong các vấn đề pháp lý. Q ua việc tìm ra

321
thuộc tính giống nhau của đối tượng, từ đó suy ra chúng có những thuộc tính giống

nhau khác.

V í dụ: V ớ i hành v i lén lút, chiếm đoạt, khi bị phát hiện đã hành hung để tẩu

thoát, kết luận bị cáo A đã có hành v i phạm vào nhóm tội chiếm đoạt tài sản và chi có

thể thỏa mãn cấu thành trộm cắp tài sản được quy định tại Đ iều 138 B L H S 1999 mà

không phải là phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 của B L H S 1999 như

Cáo trạng của V K S .

1.4.4. Thao tác lộp luận chứng m inh

Chứng m inh là thao tác logic dùng để lập luận tính chân thực của một luận

điểm hay lý thuyết nào đó nhờ đã biết tính chân thực của những luận điểm hay lý

thuyết khác mà nó có m ối liê n hệ bản chất, hữu cơ vớ i luận điểm hay lý thuyết đó.

Chứng minh là hoạt động không thể thiếu trong nghề luật sư, để trả lời cho các

già thuyết của luật sư là đúng hay sai, đảm bảo cho luật รน tránh được sai lầm khi tin

tường vào nhận định không có cơ sở, loại bỏ phương án theo định hướng không phù

hợp. Chứng m inh trong nghề luật sư có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào mục

đích, cơ sờ và điều kiện cụ thể của từng vụ việc. Để chứng m inh một vấn đề chúng ta

sử dụng các cấu trúc chung là: luận đề, luận cứ và lập luận.

Luận đề là thành phần tirơng đương v ớ i kết luận của phép suy luận, là phán

đoán mà tính chân thực của nó cần phải chứng minh. Luận đề đặt ra nhiệm vụ cụ thể

cho việc chứng minh và trả lờ i câu hỏi là chứng minh cái gì? N ó cũng xác định phạm

v i và nội dung vấn đề phải chứng minh. Luận đề có thể tồn tại dưới nhiều hình thức

khác nhau như: kết luận, nhận định, dự báo, có thể là một phán đoán đơn giản, có thể

là cả hệ thống quan điểm.


Luận c ủ là các luận điểm khoa học, là lý lẽ kết hợp với các chứng cứ, sự kiện

thực tế chân thực, các kết luận, quy tắc, quy luật, nguyên lý khoa học đã được chứng

minh mà chúng có liê n quan đến luận đề và được sử dụng trong quá trình chứng minh

luận đề. Luận cứ là những cơ sở khách quan mà nhờ nó thông qua lập luận chứng tò

tính chân thực hoặc giả dối. Luận cứ trả lờ i câu hỏi dùng cái gì, căn cứ vào cái g ì để

chứng minh. Trong nghề luật sư, luật sư không chỉ dùng luận cứ có giá trị chân thực

dưới dạng dữ kiện, sự kiện đáng tin cậy mà còn dùng luận cứ có giá trị chân thực trên

cơ sở đã chứng m inh như bản án mẫu, án lệ, kết luận giám định cuối cùng...có sụ tham

gia của nhiều chuyên gia đầu ngành...Luận cứ dùng để chứng minh cũng đuợc sử dụng

322
theo cách thức khác nhau. Luận cứ dưới dạng dữ kiện, sự kiện được sử dụng để chứng

minh theo hướng ngược lại. chứng minh tính già dối của luận đề. Tuy nhiên để chứng

minh tính chân thật cùa luận đề các luận cứ dạng dừ kiện, sự kiện cần phải được kết

hợp thêm các luận điểm, lý thuyết khác đề chứng minh.

V í dụ: chứng minh hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

giữa A - B là vô hiệu thì chi cần chứng minh về hình thức hợp đồng không phù hợp

với pháp luật, v í dụ: Hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa

A - B đã đã lập thành văn bản nhưng chưa được công chứng chứng nhận... Tuy nhiên

để chứng minh cũng hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A

- B đảm bảo tính hợp pháp thì ngoài hình thức hợp đồng đảm bảo các quy định của

pháp luật chù thể chứng minh cần phải chứng minh các yêu cầu về nội dung giao dịch,

về điều kiện chủ thể tham gia giao kết và các điều kiện khác của hợp đồng.

Lập luận chứng minh là m ối liên hệ logic giữa luận cứ và luận đề, thông qua đó

cho phép khẳng định tính chân thực của luận đề. Bàn chất và chức năng của lập luận là

những cách thức, quy tắc xác định mà nhờ nó có thể liên kết các tiền đề, kết hợp các

thông tin từ luận cứ để rút ra tính chân thực cùa luận đề.

1.4.5. Thao tác lập luận bác bò

Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác logic nhằm xác định tính không có căn cứ

trong khẳng định tính chân thực cùa luận đề đã được nêu ra. L à suy luận ngược với

suy luận chứng minh, do vậy cấu trúc giống với cấu trúc của phép chứng minh, đó là

luận đề, luận cứ và lập luận.

Luận đề của bác bỏ là phán đoán hay tư tường cần bác bỏ tính chân thực hay

vạch ra tính chưa đáng tin cậy của nó. Luận cứ là các căn cứ có giá trị như tiền đề

thông qua lập luận, thực hiện bác bỏ. Lập luận là hình thức logic khai thác thông tin

của luận cứ nhằm chứng minh tính giả dối hay thiếu tin cậy của luận đề.

Bác bỏ là dùng lý lẽ và chửng cứ để phủ nhận những ý kiến, những nhận

định... sai trái, nhằm bảo vệ những ý kiến, những nhận định đúng đắn. Lậ p luận bác

bỏ là cách dùng lý lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để bảo vệ và bênh vực những

cái đúng của m ột ý kiến hay quan điểm. Trong nghề nghiệp luật sư, song song tồn tại

những quan niệm đúng đắn, khách quan, trung thực và những quan niệm lệch lạc,

phiến diện, chủ quan. Luật sư sử dụng thao tác lập luận bác bỏ nhằm phê phán, bác bỏ

323
cái sai để bảo vệ cái đủng, nhàm bảo vệ quan điểm, yêu cầu cùa thân chù, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của thân chù.

Các phương pháp lập luận bác bỏ:

B ác bỏ luận đề: Đ ây là cách bác bỏ trực diện loại bỏ luận đề, cách bác bỏ đúng

đắn nhất và hiệu quả nhất. Bác bò luận để có thể thục niện bằng các cách sau:

B ác bỏ luận đề thông qua dừ kiện, sự kiện, chứng cứ. C ách bác bỏ này đòi hòi

chi ra được cái sai hiển nhiên (trải v ớ i tình tiết khách quan của vụ án, vụ việc, quy

định của pháp luật...) của chủ thể nói (phát ngôn) hoặc viết. Sau đó dùng lý lẽ và dẫn

chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái đó.

B ác bỏ luận đề thông qua chúng minh tính g iả d ẩ i của hệ quả rút ra từ luận

đề. Đ ây là cách bác bỏ tiến hành suy luận đúng từ luận để rút ra những hệ quả tất yếu

logic của nó. Sau đó, bằng các nào đó chứng m inh hệ quả đó không chân thực.

Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề, đây là phuơng pháp bác

bỏ thông qua chứng m inh phản luận đề (là phán đoán trong quan hệ mâu thuẫn với

luận đề) chân thực qua đó vạch ra tính giả dối cùa luận đề (các phán đoán mâu thuẫn

không cùng chân thục hoặc không cùng giả dối).

Bác bỏ ỉuận đề thông qua vạch ra tính không chính xác củ a luận đề, là cách

nhanh chóng hiệu quà nhất, chi ra trong luận đề sự không rõ nghĩa, không xác định tư

tường, có mâu thuẫn dẫn đến không có cách hiểu thống nhất yêu cầu chứng minh hay

bác bỏ, do đó bác bỏ luận đề.


V ỉ dụ: Luận đề cần bác bỏ: “Làm chết ngư ời là phạm tộ i ”, cách bác bỏ là chỉ ra

cái không rõ nghĩa bằng câu hòi: “ có phải trong mọi trường hợp làm chết người đã là

tội phạm ?” và trả lời không đủng bởi “ làm chết người trong trường hợp phòng vệ

chính đáng, sự kiện bất ngờ...không phải là tội phạm” . Lập luận: C h i căn cứ vào hậu

quả làm chết người mà kết luận một người là tội phạm thì chưa đủ cơ sờ.

B ác bỏ luận cứ, là phù định m ột cách có cơ sờ phép chứng m inh luận đề nào

đó trên cơ sở vạch ra tính không chính xác, tính chưa đuợc chứng minh, tính mâu

thuẫn hay không đầy đù của luận cứ. B ác bỏ luận cứ có thể thực hiện theo một sổ cách

sau đây:

- Vạch rõ tính giả dối của luận cứ dẫn đến không thừa nhận luận cứ và không

thừa nhận phép chứng m inh trên là đúng;

324
- Vạch ra sự mâu thuẫn nội tại giữa các luận cứ dẫn đến không thừa nhận phép

chứng minh.

- Vạch ra sự thiếu cãn cứ của luận cứ hay tính chưa được chứng minh của luận

cứ từ đó cho phép hoài nghi và không công nhận đây là phép chứng minh đủng.

- V ạ ch ra sự thiếu hụt không đầy đủ của luận cứ dẫn đến tính thiếu chặt chẽ của

phép chứng minh.

- V ạ ch ra tính không rõ ràng, không chính xác của luận cứ dẫn đến không chấp

nhận phép chứng minh.

B á c bò lập luận, bác bỏ lập luận là phương pháp vạch ra tính thiếu logic của

lập luận kh i sử dụng chứng minh một luận đề nào đó.

B ác bỏ lập luận có giá trị chi ra sự thiểu thuyết phục, chưa đủ độ tin cậy sử suy

luận trên cơ sở vạch ra lỗi của lập luận. M ột suy luận dù có tiền đề chân thực, luận đề

chân thực nhưng lập luận không logic thì không được coi là phép chứng minh đúng.

Để bác bỏ lập luận, luật sư cần nhanh chóng xác định đối phương chứng minh luận đề

bằng lập luận dạng nào, trên cơ sở đó phát hiện ra lỗ i lập luận, để k ịp thời đưa ra lập

luận bác bỏ.

V í dụ: M ộ t luật sư đà đưa ra các lập luận trong bản bào chữa cho bị cáo M H , bị

V iệ n K iể m sát Nhân dân (V K S N D ) quận H B T truy tố về tội “ C ố ý gây thương tích”

theo khoản 3 Điều 104 Bộ Luật hình sự (BLHS) và đề nghị chuyển tội danh từ Tội cố
ý gây thương tích sang T ội vô ý gây thương tích.

N ộ i d ung đ iều tra vụ án như sau: Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 17-9-2011,

M H là giáo viên Trường mầm non S M , phụ trách cho 28 bé nam ăn trưa. Cháu Q V

(sinh ngày 21-11-2007) không ăn, M H nhắc nhở nhiều lần, cháu Q V không nghe. M H

bế cháu Q V m ở cửa đưa cháu Q V vào thang máy ở tầng một, bấm nút vận hành di

chuyển xuống tầng trệt. M H đi nhanh xuống tầng trệt, m ở cửa thang máy thấy cháu

Q V nằm trên sàn thang máy, máu chảy ra nhiều, sẵn có một phụ huynh đến đón con

em về, M H nhờ ch ở M H và cháu Q V đến bệnh viện cấp cứu. K e t luận giám định, cháu

Q V bị tổn hại 32% sức khỏe tạm thời. M H bị truy tố và xét xử về tội “ C ố ý gây thương

tích” (theo khoản 3 Đ iều 104 B LH S ).

L ậ p luận của lu ậ t sư về vụ án: Theo luật sư, tội danh mà V K S N D quận H B T

tniy tố là khập khiễng, thiếu khách quan và không thuyết phục. B ở i vì:

325
- Đ ôi vớ i tội “ C ô ý gây thương tích” được thê hiện qua hành vi dùng vũ lực

hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể gây tổn thương (như ép nạn nhân tự gây

thương tích, xô đẩy làm cho nạn nhân ngã va vào vật cứng...). H ành vi của M H có

chăng chi là “ vô ý gây thương tích” (theo khoản 1 Điều 108 B L H S ) mà thôi.

- K h ái niệm vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác được hiểu là hành vi v i phạm các quy tắc thông thường trong cuộc sống về đảm

bảo an toàn tính mạng, sức khỏe v ì quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã làm người khác bị

thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.

Hành v i phạm tội của M H do lỗ i vô ý, cẩu thả và không lường trước được hậu

quả xấu có thể xảy ra đối với cháu Q V . Thường thì cơ quan tiến hành tố tụng lập luận

là bị can, bị cáo buộc phải biết hành v i sai trái và phải chịu trách nhiệm hậu quả xảy ra.

Đ ối vớ i vụ án này, cũng cần xem xét tính đặc thù của nghề chăm sóc, nuôi dạy trẻ của

M H . M H là giáo viên nhà trẻ chưa được đào tạo kỹ năng nuôi dạy trẻ một cách thành

thạo, nên không lường trước “ nghịch cảnh” do đứa trẻ gây ra (do cháu Q V không chịu

ăn) M H muốn dậy cháu để cháu ăn. V iệ c đưa cháu Q V vào thang máy, M H tường như

vô hại chi nhằm mục đích để cháu Q V ngoan ngoãn tiếp tục ăn uống, không ngờ cháu

Q V lại va chạm vào thang máy gây ra thương tích đáng tiếc!

Hành v i phạm tội của M H do nông nổi, mang tính nhất thời, không hề mong

muốn thương tích xảy ra cho cháu Q V .

1.4.6. Thao tác lậ p lu ậ n bằng c â u hỏi.

Dùng câu hỏi để lập luận để nâng cao hiệu quả thuyết phục của lập luận, thay

vì dùng những mệnh đề là những câu tường thuật để khẳng định hay phủ định trực tiếp

cùng với phép suy luận theo logic tam đoạn luận, người ta còn sử dụng các câu hòi

như một phương pháp, một nghệ thuật lập luận.

V iệ c dùng câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả lập luận thường được vận dụng

trong các trường hợp nhằm:

Thứ nhất, H ỏ i để xác nhận các luận cứ, để định hướng kết luận (buộc người

nghe phải tự rút ra kết luận theo hướng mà người nói muốn đạt đến), cũng tức là đẻ

phủ định, bác bỏ ý kiến đổi phương và khẳng định quan điểm của mình. V í dụ: “ B ị cáo

cho rằng việc định giá tài sản là chức năng độc lập của ngân hàng. Đ ó là bài học sơ

đẳng nhất của cán bộ ngân hàng. Cửa hiệu cầm đồ họ còn biết định giá đúng giá trị tài

sản. D o vậy, lẽ nào ngân hàng lại không làm được?” Lập luận bằng các câu hỏi câu hỏ:

326
nghi vấn là cách để nâng cao hiệu lực lập luận, vì thực chất đây là một hình thức phủ

định tuyệt đối nên nó có hiệu lực lập luận cao hơn dạng câu tường thuật phù định

thông thường.

Thứ hai, H ỏ i để khẳng định, nhấn mạnh ý kiến của mình: “ V ă n hóa - đó có phài

là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đ ó có phải

là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất định là phải. Đ ó có phải là khả

năng hiểu người khác không? T ôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm người khác

hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. V ãn hóa nghĩa là tất cả những cái đó. M ột

người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó

anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hóa, bời vì, trừ một vài bậc siêu nhân không kể,

không ai có thể tự mình có một kiến thức và một sự lịch duyệt đầy đủ”21

Thứ ba, H ỏ i còn là phương pháp lập luận khéo léo, tế nhị khi muốn bày íỏ quan

điểm đối lập vớ i người khác, hoặc muốn góp ý hay khuyên can ai đó mà không muốn

làm họ phật lòng. V iệ c dùng câu hỏi để lập luận cũng là một phương thức đem lại hiệu

quả cao cho sự iập luận. Ngoài ra, các yếu tố cấu trúc ngừ pháp, từ vựng,... nhiều khi

cũng được huy động để tăng cường hiệu quả cho lập luận.

T óm lại, Lập luận bằng câu hỏi là việc luật sư dùng các câu hỏi để lập luận, có

thể trả lời hoặc không cần phải trả lời mà mục đích lập luận vẫn đạt được. Lập luận

bằng câu hỏi tạo ấn tượng sâu sác với người nghe, các càu hòi trong lập luận cùa luật
รบ tác động mạnh và nhanh lên tư duy, tạo hiệu quả thuyết phục tốt. T uy nhiên, không

phải trong m ọi tình huống luật sư đều có thể sử dụng được thao tác lập luận bằng câu

hỏị. Lập luận bằng câu hỏi chi có thể sử dụng trong tình huống chọn lọc. v ề cách thức

lập luận, luật sư có thể sử dụng logic ngược với quan niệm thông thường hoặc dùng

logic tương tự. V í dụ:

1. Luận đề cần bác bỏ: Điều tra viên: Luật sư cần cùng hộị cùng thuyền với tội

phạm thì sẽ bảo vệ khách hàng được tốt hơn!

Luật sư: Để điều tra, kết luận về tội phạm, Đ T V có cần phạm tội không?

2. Luận đề cần bác bỏ: Đ iều tra viên: C h ỉ cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ của

các cơ quan tiến hành tố tụng, không cần thiết có sự tham gia của luật sư.

Luật sư: N g ư ờ i tiến hành tố tụng có mời luật sư hoặc tự bào chữa cho mình k.hi

phạm tội trong hoạt động tư pháp hay không?

21 Neru - Bàn về vấn đề văn hóa

327
3. Để bác bò luận đề “ Thượng đế là toàn năng và thượng đế sáng tạo ra thế

g iớ i” của các nhà thần học kinh viện,

Câu hỏi lập luận: “ Thượng đế có thể tạo ra tảng đá mà ông ta không nhấc nổi

hay không?

2. K ỹ năng tra n h lu ậ n của luật sư

2.1. K h ả i niệm

Trong nghề nghiệp của mình, luật sư không tránh khỏi những cuộc tranh luận,

bởi theo pháp luật quy định, khi bào chữa hay bảo vệ thân chủ tại phiên tòa luật sư

phải tham gia các cuộc tranh luận chính thức do luật tổ tụng quy định. Ờ các phương

diện hành nghề khác luật sư đôi khi cũng không tránh được các cuộc tranh luận không

chính thức, ngoài tổ tụng để bảo vệ quan điểm của mình, bảo vệ bảo vệ quyền, lợ i ích

hợp pháp của khách hàng. Thực hiện chủ trương của Đảng và N hà nước về cải cách tư

pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền V iệ t Nam , xác định Tòa án là trung tâm cùa cải

cách tư pháp và m ở rộng dân chủ trong tố tụng, lấy kết quả tranh tụng công khai tại

phiên tòa làm cơ sở để Tòa án ra phán quyết. G iữ a tranh luận và tranh tụng có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau. Tranh tụng chính là các tranh luận giữa các chù thể tham

gia và tiến hành tố tụng hoặc giữa các người tham gia tố tụng vớ i nhau trong các hoạt

động tố tụng tại các giai đoạn tố tụng. N hư vậy tranh luận có nội hàm rộng hơn tranh

tụng. Tranh luận là một trong phương thức hành nghề luật sư không những khi luật sư

tham gia tổ tụng mà còn đượ tiến hành trong khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác. Muốn

tranh luận có chất luợng, đạt hiệu quả cao, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách

hàng, luật รน cần có kỹ năng tranh luận.

Tranh luận là bàn bạc tìm ra vấn đề đúng đắn. Tranh luận có thể xem là giành

lấy phần đúng đắn về phía mình bằng các lý lẽ thuyết phục. Tranh luận là "bàn cãi” có

phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải, chân lý về một vấn đề chưa thống nhất. Là một chuỗi

những câu nói liên hệ chặt chẽ vớ i nhau, nhằm mục đích chứng m inh két luận cuối

cùng là đúng.

K ỹ năng tranh luận của luật sư là khả năng vận dụng kiến thức pháp luật về

nội dung và tổ tụng và kiến thức bổ trợ khác tạo nên hoạt động sử dụng ngôn từ pháp

lý của luật sư một cách lôgic, lỉnh hoạt và biến hóa, đưa ra luận điểm, luận cứ, luận

chứng chặt chẽ, phân tích lý lẽ có căn cứ, thuyết phục nhằm tìm ra lẽ phải, chímg

328
minh sự đủng đắn và chân lý thuộc về mình, khẳng định hoặc p h ủ định vấn đề pháp lý

nhất định nhằm bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của khách hàng.

2.2. P h ân loại, m ục đích và yêu cầu của tranh luận củ a lu ậ t s ư

2.2.1.P h â n lo a i tranh luân


• •

Tranh luận trong nghề luật sư được phân thành các loại khác nhau tùy theo các

tiêu chí khác nhau. Theo tiêu chí cuộc tranh luận do pháp luật quy định phân thành

tranh luận trong tố tụng và tranh luận ngoài tổ tụng.

Tranh luận trong tố tụng diễn ra trong suốt quá trình tố tụng, còn gọi là tranh

tụng. H ìn h thức tranh luận này được quy định và biểu hiện tập trung trong phần tranh

luận tại phiên tòa. Theo quy định cùa các B ộ luật, Luật về tố tụng, luật sư có quyền và

nghĩa vụ tham gia từ rất sớm trong giai đoạn tố tụng đầu tiên. V a đỉnh cao của cuộc

tranh luận là tại phiên tòa. Luật sư có quyền phát biểu ý kiến khi tranh luận, có quyền

đối đáp, đưa ra ý kiến, yêu cầu, đáp lại ý kiến của người tiến hành tố tụng và người

tham gia tố tụng khác.

Tranh luận ngoài tố tụng là cuộc tranh luận không do pháp luật quy định mà

các bên tranh luận do nhu cầu để làm rõ các vấn đề nào đó có liên quan đến quyền lợi,

hoặc lợ i ích có các xung đột hoặc cần làm rõ vấn đề đúng sai thuộc các quan điểm cùa

các bên. Trong đó một bên luật sư đưa ra luận điểm của mình và bên kia có thể là luật

sư hoặc các chủ thể khác là bên tranh chấp, xung đột quyền lợi với thân chù cùa luật
sư đưa ra luận điểm của họ và có các ý kiến khác nhau đối đáp lại. Cuộc tranh luận này

có thể diễn ra ở giai đoạn tiền tố tụng, trước khi đưa vụ việc ra các cơ quan pháp luật.

Các bên tranh chấp có các cuộc gặp gỡ, trao đổi thương lượng, hòa g iả i để giải quyết,

cuộc tranh luận diễn ra để bảo vệ quản điểm, lợi ích của mình. C u ộ c tranh luận có thể

diễn ra sau khi quá trình tố tụng kết thúc, Tòa án đã ra bản án có hiệu lực pháp luật

(phúc thẩm) hoặc đã có Quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thầm, các bên

tranh luận về việc thi hành phán quyết của tòa án và có các cuộc tranh luận ngoài tố

tụng, khi luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý khác.

Theo tiêu chí chủ thể tranh luận, có thể phân ra tranh luận luận song phương

(hai bên) và tranh luận đa phương (nhiều bên).

Tranh luận song phương là cuộc tranh luận trong đó chỉ có hai bên tham gia,

giữa luật sư và đối tụng của luật sư, giữa luật sư nguyên đơn và luật รบ b ị đon (hoặc

người bào vệ quyền lợ i hợp pháp cùa bị đơn), tranh luận song phương có thể diễn ra

329
trong tố tụng hoặc ngoài tố tụng. Tranh luận đa phương là cuộc tranh luận có nhiều

bên tham gia. Tranh luận song phương có thể diễn ra trong tố tụng có thể giữa luật sư

nguyên đơn, luật sư bị đơn (hoặc người bảo vệ quyền lợ i hợp pháp cùa bị đơn) và bên

thứ ba, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bên thứ tư đại diện kiện K iể m sát.

Tranh luận song phương ngoài tố tụng có thể là các cuộc tranh luận có từ ba bên trờ

lên.

Ngoài ra theo tiêu chí tính chất pháp lý có thể phân tranh luận ra thành tranh

luận thủ tục bắt buộc và tranh luận không không phải là thù tục bắt buộc. Căn cứ tiêu

chí quan hệ pháp luật, phân ra tranh luận trong tố tụng hình sự, dân sự, kinh doanh

thương mại, hành chính, thủ tục trọng tà i...

2.2.2. M ụ c đích và y ê u cầu tranh lu ậ n củ a lu ậ t sir

Luật sư tham gia cuộc tranh luận dù chính thức, theo tố tụng hay không chính

thức, ngoài tố tụng đều có mục đích chính, chù yếu vẫn là nhằm bảo vệ tốt nhất quyền,

lợ i ích hợp pháp của khách hàng. Trên cơ sờ bảo vệ tốt nhất quyền, lợ i ích hợp pháp

của khách hàng, luật sư góp phần bảo vệ công lý. Ở đây tranh luận vừa là mục tiêu vừa

là phương thức để đảm bảo công lý. L à m ục tiêu cần hướng tới đảm bảo công lý bởi lẽ,

cho đến nay, từ luật thực định đến thực tiễn tố tụng ờ nước ta vẫn dựa trên nền tảng

cùa tố tụng xét hỏi, với các chứng cứ trong tố tụng hình sụ được thu thập chủ yếu từ

C ơ quan điều tra. V iệ c trao quyền hạn cao cho C ơ quan điều tra, Đ iều tra viên mà chưa

có cơ chế hữu hiệu để kiểm sát chặt chẽ, chưa có đối trọng thỏa đáng dẫn đến những

hạn chế, bất cập, tố tụng diễn ra một chiều, thể hiện ý ch í chủ quan của C ơ quan điều

tra, Điều tra viên, việc hạn chế của cơ chế tố tụng nói trên chưa đảm bảo công lý, đó

cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến oan, sai, hoặc bỏ lọt tội phạm. D o vậy, rất cần

thiết và phải đảm bảo có tranh luận trong tố tụng (tranh tụng), thực hiện tranh tụng

ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tổ tụng hình sự k h i vụ án được khởi tổ và trong

suốt quá trình tố tụng cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên

thực té để đảm bảo sự công khai, minh bạch, đảm bảo công lý. N ếu tranh luận là

phương thức, m ục tiêu xuyên suốt của quá trình tố tụng thì trọng tâm của tranh luận là

giai đoạn xét xử và trọng điểm tại phần thủ tục tranh luận tại các phiên tòa công khai.

L à phương thức để tiếp cận công lý bời lẽ, có tranh luận và quyền tranh luận của các

chủ thể tham gia tố tụng được đảm bảo trong m ối quan hệ v ớ i các chủ thể tiến hành tố

tụng mới tạo ra tố tụng tranh tụng thực sự, hoạt động chứng m inh trong tố tụng mới

330
diễn ra đa chiều. Tranh luận lúc đó sẽ là phương thức đảm bảo tính công khai, minh

bạch, khách quan, công bằng, làm sáng tỏ được sự thật khách quan của vụ án, vụ việc.

Tranh luận có một số đặc điểm cơ bàn là:

Thứ nhất, tranh luận là phương thức chứng minh trong tố tụng nói riêng và

trong thực hiện, áp dụng pháp luật nói chung, theo đó các chủ thể được quyền đưa ra

luận điểm, lý lỗ, chứng cứ của mình để chứng minh quan điểm pháp lý và được hoặc

có thể bị phản bác, đối trọng. Tranh luận là quá trình xác định sự thật khách quan. C ó

tranh luận, bàn cãi mới làm rõ những vấn đề cơ bản của đối tượng chứng minh trong

vụ án, vụ việc trên cơ sở sự thật khách quan, bản chất của vụ án, vụ việc, vấn đề tranh

luận đặt ra.

Thứ hai, tranh luận trên cơ sở pháp luật và có cơ chế giám sát. Tranh luận dựa

theo quy định cùa pháp luật và dựa trên cơ sờ pháp luật. V iệ c tranh luận dựa trên

quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng, cũng như chủ thể pháp luật khác được pháp

luật quy định và phải tuân theo các nguyên tẳc luật định. Các bên tranh luận cần phải

được giám sát chặt chẽ dù trong tố tụng hay ngoài tố tụng. Trong g ia i đoạn điều tra,

V iện kiểm sát là cơ quan giám sát các bên giữa điều tra (C ơ quan điều tra, Đ iều tra

viên và bên bị điều tra (người bị tạm gữ, bị can), những người người tham gia tố tụng

khác. Trong giai đoạn xét xử, Hội đồng xét xử là trọng tài, cơ quan giám sát các bên

tranh luận, bên buộc tội (công tố) và bên gỡ tội (luật sư, người bào chữa); bên nguyên
đơn và bên bị đơn.
Thứ ba, phạm vi tranh luận và đảm bảo tranh luận được thực hiện dựa trên các

quy định pháp luật. Đ ối với hoạt động tố tụng, quyền này được quy định trong từng

giai đoạn tố tụng. Trong mỗi giai đoạn tố tụng, quyền và nghĩa vụ của các bên được

xác định giới hạn trong phạm vi, nội dung, căn cứ, mục đích, yêu cầu của giai đoạn tố

tụng đó. Để đảm bảo quá trình tranh luận được diễn ra công khai, công bằng cần có cơ

chế đảm bảo quyền của các bên trong v iệ c đưa ra chứng cứ, được biết chứng cứ đã

được thu thập của bên kia, mỗi bên được quyền có ý kiến phản bác các tài liệu, chứng

cứ đó theo cách thức luật định.

Thứ tư, kết quả và hậu quả của tranh luận, kết quả tranh luận trong mỗi giai

đoạn tố tụng được ghi nhận và được lưu giữ trong hồ sơ của vụ án, vụ việc. Trong đó ý

kiến của mỗi bên và kết luận cùa Trọng tài, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra,

331
trong giai đoạn truy tố, xét xử, sẽ được ghi nhận với kết quả hoặc hậu quả pháp lý nhất

định.

C hính vì vậy, để cuộc tranh luận chính thức diễn ra theo đúng pháp luật, có

hiệu quả, tranh luận cùa luật sư phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là:

Yêu cầu về chủ thể, có ít nhất là hai bên tham gia tranh luận đù tư cách chù thể

theo quy định của pháp luật và một chủ thể thứ ba là đứng giữa, đó là Tòa án, Trọng

tài hoặc cơ quan Tài phán khác làm nhiệm vụ điều khiển, phân xử việc tranh luận của

các bên.

Yêu cầu về nội dung, có ít nhất một vấn đề chưa thống nhất, có xung đột về

quyền, lợi ích, quan điểm v ớ i nhau, có nhu cầu phải làm rõ; chính vì vậy để tranh luận

hiệu quả luật sư cần hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật đặc biệt các quy định định

pháp luật điều chinh quan hệ pháp luật đang có tranh chấp.

Yêu cầu về trình tự, thù tục tranh luận, phải dựa trên quy định pháp luật về tố

tụng, nếu tranh luận diễn ra trong tố tụng, theo quy định pháp luật hoặc dựa trên quy

định pháp luật nếu cuộc tranh luận được thực hiện ngoài tố tụng.

Yêu cầu về sử dụng ngôn từ pháp lý, chuẩn mức pháp lý, luật sư cần vận dụng

quy tác logic chủ động, linh hoạt, sử dụng ngôn từ pháp lý biến hóa để chuyển tải các

luận điểm, luận cứ, luận chứng, chứng minh, khẳng định hay bác bỏ luận đề tranh luận

đặt ra. M ột yêu cầu có tính nền tảng là về nội dung tranh luận cùa luật sư, phải dựa

trên dựa trên nền tảng hết sức quan trọng là các chuẩn m ực pháp lý theo quy định của

pháp luật.

2.2.3. K ỹ năng tranh lu ậ n củ a lu ậ t รน’

K ỹ năng tranh luận của luật sư chính là khả năng vận dụng các kiến thức vè

lập luận, pháp luật, kiến thức khác, kinh nghiệm thực tiễn của luật sư một cách nhuần

nhuyễn, lin h hoạt, hiệu quả và sảng tạo trong cuộc tranh luận nhằm bảo vệ được

quyền lợ i ích hợp pháp của khách hàng, của luật sư trong nghề lu ậ t รน.

Đ ặc điểm của lập luận trong kỹ năng tranh luận của luật sư là dạng lập luận

trong tranh luận pháp lý, một dạng thức lập luận đặc biệt kết hợp giữa lập luận logic

hình thức với kiến thức pháp luật. T ín h chất kết hợp ấy thể hiện ở các đặc điểm cơ bảr.

sau đây:
Thứ nhất, v ề mục đích: nếu lập luận logic hình thức nhằm hướng đến tính đúng

hoặc sai về logic, còn kiến thức pháp luật nhàm tới hiệu quả thuyết phục thì lập luận

332
trong tranh luận của luật sư vừa phải đạt được mục đích khẳng định cả sự đúng sai, lại

vừa phải đạt được hiệu quả thuyết phục (vừa có lý vừa có tinh).

Thử hai, v ề dạng thức lập luận: lập luận trong tranh luận cùa luật sư là sự kết

hợp giữa văn bản viết (văn bản tư vấn, bàn bào chữa..) và văn bản nói (lời tư vấn,

tranh luận tại tòa án).

Trong các văn bản viết, luật sư chủ động vạch ra toàn bộ chương trình lập luận

v ớ i sự chuẩn bị kỳ càng, sự cân nhắc cẩn trọng trong việc tổ chức, sắp xếp các luận

điểm, luận cứ, chứng cứ sao cho thật chặt chẽ, logic để không bị bắt bẻ, qua đó thuyết

phục người khác chấp nhận ý kiến của mình. Các văn bản lập luận này được đọc trước

tòa, làm cơ sở cho sự đối thoại, tranh biện giữa các lập luận dựa trên các lý lẽ đối lập

nhau.

Trong quá trình tranh luận tại tòa, một chuỗi lập luận được hình thành ở lời cùa

luật sư và bên tranh luận, nhờ đó mà vấn đề sẽ được soi xét, phân tích toàn diện và cẩn

trọng từ nhiều phía, nhiều chiều, làm cơ sở cho việc xét xử khách quan, công bằng,

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ ba, v ề phương pháp: lập luận của luật sư trong tranh luận vừa phải tuân thủ

các qui tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ, nhưng đồng thời lại phải vận dụng các lý

lẽ pháp lý một cách linh hoạt, bởi các tình huống pháp lý trong cuộc sống thường rất

đa dạng nên lập luận trong tranh luận cũng không tuân theo một khuôn mẫu cố định,
cứng nhắc.

Thứ tư, v ề tính chất: do tính chất đối đầu căng thẳng, quyết liệt giữa hai bên

buộc tội và luật sư nên so với các loại lập luận khác, lập luận trong tranh luận của luật

đòi hòi cao về tính logic, tính chặt chẽ và tính thuyết phục. V ì vậy mà trong lập luận

của luật sư, các yếu tố tăng cường hiệu quả lập luận cũng thường được huy động đến

mức tối đa.

Đ ể nâng cao hiệu quả kỹ năng tranh luận của luật sư cần xác định và thực hiện

các yêu cầu cơ bản sau đây:

Thử nhất, luật sư phải vận dụng có hiệu quả phát huy hết thể mạnh của kỳ năng

lập luận trong tranh luận, lập luận và tranh luận có mối quan hệ mật thiết v ớ i nhau.

Lập luận chặt chẽ tạo nền móng đồng thời vạch phương hướng cho tranh luận hiệu

quả. Luật sư bắt đầu từ điểm tựa vững chắc - Thiết lập hệ thống các luận điểm - luận

cứ - luận chứng vững chắc. Luận điểm của luật sư phải được thiết kế, xây dựng như trụ

333
cột không thể bị công phá. M uốn vậy trụ cột này phải được xây dựng trên nền vững

chắc cùa kiến thức pháp luật rộng và chuyên sâu vớ i nền tảng đạo đức nghề nghiệp.

K iế n thức pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp là hai chất liệu xây dựng nền móng để

luật sư xây dựng trụ cột là các luận điểm để lập luận. Các luận cứ, như là các thanh

dằng liên kết giữa các trụ cột, các luận điểm của luật sư với nhau. Luận chứng của luật

sư được thiết kế, xây dựng đó là các các chất liệu, vật liệu được liên kết bên vừng vớ i

kết cấu vững chắc tạo nên kết cấu lập luận, tranh luận hiệu quả.

Thứ hai, đặt mình vào v ị trí đối phương và hưởng trọng tâm vào vấn đề tranh

luận, đầy là yêu cầu có tính cổ điển của tranh luận. Ông cha đã dậy: “ B iết người biết

ta, trăm trận, trăm thắng” đây chính là bí quyết thành công tranh luận, đó là khả nãng

tự đặt mình vào địa v ị của người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ

vừa xem xét theo quan điểm của mình. Để có được sự thành công trong tranh luận,

luật sư phải có niềm tin, nhìn nhận, phân tích đánh giá sự việc theo khả năng của luật

sư luật sư cần phải “ đặt mình vào địa vị của người khác” và “ nhìn nhận vấn đề từ quan

điểm của họ” . H ã y thử đặt m ình vào v ị trí của người khác trong 1 vài hoàn cảnh,

chúng ta sẽ hiểu hơn về chính con người mình! T ừ đó có suy nghĩ và hành động đúng

đắn hiệu qủa hơn. Trong tranh luận, Luật sư cần đặt m ình vào v ị trí của đối phương

đồng thời lắng nghe các m ối quan tâm của người khác có liê n quan. K h i chúng ta hiểu

được đối phương và hiểu được những quan điểm của người khác, hiểu được thế mạnh,

điểm yểu của đối phương sẽ giúp luật sư có định hướng đúng và hành động đúng. Đặt

v ị trí của đối phương để kiểm tra lại mình, để có cái nhìn thấu đáo hơn về vấn đề tranh

luận, qua lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của họ, từ đó nhìn nhận vấn đề bằng quan

điểm dưới ánh sang m ới để đưa ra hành động phù hợp, xác định luận điểm, luận cứ,

luận chứng của m ình đã đầy đủ sắc bén chưa. Nếu biết đặt m ình vào vị trí người khác

khi tranh luận, sẽ thay đổi cách luật sư tranh luận và cách luật sư thành công.

Thứ ba, dẫn dát đổi phương đồng ý với một trong các quan điểm cùa luật sư.

Cho dù kho khăn đến đâu và chi là luận điểm nhỏ, luật sư hãy cổ gắng tìm ra một quan

điểm chung với đối phương. Đ ây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. M ụ c

tiêu của nó là làm cho đối phương lắng nghe chúng ta và bắt đầu thay đổi quan điểm

về vấn đề và về chúng ta. Bằng cách đồng ý vớ i đối phương, vớ i những sự thật hiển

nhiên, các chứng cứ trực tiếp, gốc luật sư sẽ đem lại cho đổi phương cảm giác rằng cả

334
bạn và anh ta đều có thể có những suy nghĩ eiốna nhau. T ừ đó đặt nền tảng của lập

luận sẽ đạt hiệu quả thuyết phúc đối phương.

Thứ tư, luật sư phải có một quan điểm rõ ràne vá nhất quán bảo vệ quan điểm

của mình; Luôn có tư duy phản biện với lập trường vững tuy nhiên cẩn thận với các từ

có tính tuyệt đối và hãy biết dừng lại đúng lúc. K ỹ năng tranh luận đặt ra yêu cầu luật

sư phải luôn rõ ràng trong quan điềm bảo vệ khách hàng kh i lập luận. G iữ a sự mong

manh của gianh giới đúng sai, cao thấp, có hay không luật sư cần đứng hẳn về phía

khách hàng của m ình để đưa ra lập luận trong tranh luận theo hướng có lợ i nhất,

không có chỗ cho con đường thứ ba. Từ đó có lập trườna nhất quán trong bảo vệ quan

điểm của mình, bảo vệ khách hàng. Hãv cẩn thận với các từ có tính tuyệt đổi trong

tranh luận. B ở i nếu không lượng hóa, có thể thời điểm nào đó chính sự tuyệt đối gây

khó khăn cho luật sư đồng thời là điểm tự để luật sư đối phương sử dụng để tranh luận

lại chổng lại chúng ta. M ột điểm hết sức chủ ý là biết dừng lại đúng lúc.

Thứ năm, rèn luyện kỹ năng tranh luận và học tập kinh nghiệm của các nhà

hùng biện. Đe rèn luyện kỹ năng tranh luận hiệu quả, thành công, một trong cách thức

có hiệu quả được kiểm nghiệm là học tập k in h nghiệm của các nhà hùng biện đại tài và

các luật sư nổi tiếng, thành đạt đi trước trong lịch sử cùng nhu trong đương đại. Từ đó

đúc rút kinh nghiệm để có cách cùa rieng mình. Trong nghề nghiệp luật sư, một số

kinh nghiệm cần nghiên cứu, học hỏi và quan trọng hơn là thực hành trong suốt quá
trình hành nghề:

Đ iểm th ứ nhất là, lu ậ t sư p h ả i p h á t triển sự tự tin và lòn g dũng cảm. M uốn

bào vệ khách hàng, thân chù, luật sư phải có và phát triển sự tự tin và lòng dũng cảm.

Tự tin khi đứng trước đám đông, đặc biệt là đám đông với hàng nghìn, hàng vạn người

đang muốn “nuốt chứng”, “cuốn trôi” cà luật sư và thản chù luật sư, khi tình hình

chứng cứ tưởng như hoặc thật sự bất lợi cho thân chủ, luật sư thật sự khỏ khăn, bị dồn

vào thế bí. Luật sư phải có lòng dũng cảm, không bị nao núng tinh thần mà vẫn tự tin

đua ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của minh, v ớ i lời lẽ đối đáp rõ ràng, rành mạch.

Đ iểm th ứ h a i là, sự tự tin cổ đirợc n h ờ sự chuẩn bị. Đây là kinh nghiệm cho

thấy vai trò và sự cần thiết của sự chuẩn b ị công việc trước khi bước vào cuộc tranh

luận. Sự chuẩn bị của luật sư khi tranh luận, có sẵn trong đầu ý tưởng thật rõ ràng, cụ

thể, xem xét và chủ động khi tranh luận, điều gì nên đưa ra, luận điểm gì sẽ gây ấn

tượng v ớ i H ội đồng xét xử, luận cứ, luận chứng gì sẽ bịt được họng súng cùa công tố

335
viên, của luật sư đổi phương? K h i luật sư chuẩn bị kỹ càng bằng cà cái tâm của mình,

lúc đó luật sư sẽ phát hiện một hiện thực rất quan trọng đó là bài bảo vệ, bào chữa cùa

mình sẽ tự nó hùng biện, Luận điểm, luận cứ, luận cứng của luật sư là do tự nó cấu

thành nên, mối liên hệ sẽ trờ nên dễ dàng hơn, còn gánh nặng trên vai luật sư sẽ nhọ

bớt đi. Luật sư chuẩn bị kỹ càng trước khi tranh luận, đã hoàn thành chín phần mười

nội dung cuộc tranh luận và quyết định ba phần tư sự thành công của cuộc tranh luận.

Đ iểm thứ ba là, c ả i thiện t r i nhớ. C ác nhà Tâm lý học đã chỉ ra rằng một

người bình thường không sử dụng quá 10% khả năng ghi nhớ bẩm sinh cùa mình. Anh

ta thường lãng phí 90% khả năng ấy bằng cách v i phạm những luật lệ tự nhiên cùa việc

nhớ. Luật sư có phải là người bình thường như vậy? bạn đang lãng phí nguồn tài

nguyên vô cùng quan trọng được tích lũy dầy thêm theo năm tháng? Theo Danle

Carnegie22 những “ Luật lệ tự nhiên của việc nhớ rất đơn giản, ch ỉ có ba luật lệ, tất cà

được gọi là hệ thống ghi nhớ đó là Sự ấn tượng, Sự tái diễn và Sự liên kết” .

Nhiệm vụ thứ nhất của việc nhớ là, luật sư phải tạo được Ẩ n tượng thật sự sâu

sắc, rõ ràng và lâu dài về điều mà mình muốn nhớ. Để tạo được Ẩ n tượng đối với sự

kiện bạn cần phải tập trung, năm phút tập trung sẽ cho kết quả tốt hơn nhiều so với

nhiều ngày mơ hồ giữa các ý tường. M ộ t giờ tập trung sẽ hiệu quả hơn nhiều so với

nhiều nẫm m ơ mộng, đồng thời để nhớ chúng ta quan sát bằng mắt kỹ đến chi tiết,

hoặc đọc to để tạo ấn tượng thật chính xác và rõ ràng. T ừ ấn tưựng sâu sác tạo thành

các hình ảnh cụ thể gần gũi. M ỗ i luận điểm, luận cứ, luận chứng của luật sư được xác

định bằng hình ảnh cụ thể, các hình ảnh lướt qua trong đầu khi luật sư trình bầy quan

điểm của mình khi tranh lập.

Nhiệm vụ thứ hai của việc ghi nhở là sự tại diễn, luật sư cần tái diễn các sự

kiện, tài liệu cần nhớ bàng cách lặp đi, lặp lại, lật đi, lật lại vấn đề. Không chỉ nhìn

nhận đánh giá dưới góc độ pháp lý mà còn dưới góp độ thực tiễn, đạo đức xã hội, nhìn

vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Phân tích, đánh giá hệ thống các luận

điểm - luận cứ - luận chứng là các công cụ lập luận - tranh luận của mình theo các

chiều khác nhau. Lặp đi, lặp lại để nhớ không chỉ một mặt, một chiều mà còn khắc sâu

các chiều khác nhau.

Nhiệm vụ thứ ba quy tắc nhớ tự nhiên là, tạo sự liên kết, sự liên kết tạo ra mối

liên hệ giữa các ý tưởng, luận điểm, luận cứ và hệ thống các chứng cứ. H ãy liên hệ các

22 Nghệ thuật nói truớc công chủng - Nhà xuất bản văn hóa thòng tin 2009, T r 86.

336
vấn đề cần trình bầy với các sự kiện có liên quan để tạo ra sự m óc xích, xâu chuỗi các

nội dung sự kiện từ đó luật sư có thể nhớ nhiều hơn và lâu hơn. Đ ô i khi chúng ta vẫn

có thể quên một luận cứ hay luận điểm nào đó nhưng từ một hình ảnh, tình tiết, hoặc

sự kiện theo chuồi có liên quan cho phép chúng ta nhớ lại.

Đ iểm thứ tu là, cách lộp luận cũng quan trọng n h ư n ộ i dung trong tranh

luận. N ó i cách khác cách nói, các ỉuận điểm, luận cứ, chứng cứ luật sư đưa ra là rất

quan trọng tuy nhiên, điều quan trọng không kém là cách đưa ra như thế nào. V iệ c sắp

xếp và đưa ra theo cách thức để tác động tốt nhất theo định hướng của luật sư đến

người nghe. B ạn phải quan tâm đến người nghe, tất cả vì khách hàng và công lý, với

giọng nói tự nhiên, thẳng thắn, với âm lượng vừa đủ và phù hợp, trình bầy lập luận

một cách rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, khi cần nhấn, luật sư cần thay đổi tốc độ, lướt

qua những từ không quan trọng để tạo ra điểm nhấn, nhấn mạnh từ quan trọng trong

câu quan trọng, tạo phong cách tự tin của riêng mình. Dừng trước và sau ý quan trọng.

Chuẩn bị trang phục phù hợp, đẹp và gọn gàng tạo nên phong cách của luật รบ, trang

phục giúp luật sư nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin khi tranh luận. Hãy tươi tinh khi

tranh luận, kể cả khi rơi vào tình thế khó khăn bạn cần giữ cho khuôn mặt của mình

ánh lên sự tự tin.

Đ iểm th ủ năm là, thực hành thirờng xuyên. T h ự c hành thường xuyên chính

là cách luật sư rèn luyện kỹ nẫng lập luận và tranh luận. Rèn luyện cách chuẩn bị Bản
bảo chữa bảo vệ, cách đưa ra các luận điểm, luận cứ, các chứng cứ để lập lập khi tranh

luận, cách chứng minh, bác bỏ, cách đối đáp với ý kiến của đối phương. V iệ c rèn

luyện tất cả các kỹ năng tranh luận trước khi chính thức tranh luận sẽ là cách thức rút

ngắn con đường trờ thành luật sư chuyên nghiệp.

C â u h ỏ i thảo lu ậ n toàn chương:

1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của kỹ năng lập luận trong nghề luật sư?

2. Đ ố i tượng, phạm vi, mục đích kỹ năng lập luận vờ tranh luận của luật luật

sư?

3. Các công cụ lập luận cùa luật sư? các yêu cầu c ơ bản đặt ra đ o i với việc xây

dim g các công cụ lập luận cùa luật sư? M ố i liên hệ g iữ a luận điểm luận cứ và luận

chứng của luật รน?

4. M ố i quan hệ g iữ a lập luận và tranh luận, g iữ a tranh luận và tranh tụng

trong nghề luật sư?

337
5. M ố i quan hệ giữ a kỹ năng lậ p luận và tranh luận với kỹ năng nghe, đọc, hỏi,

kỹ năng nói, kỹ năng viết trong nghề luật sư?

6. M ột sổ vẩn đề lậ p luận trong tư vắn pháp luật và đ ại diện ngoài tố tụng?

7. M ột sổ vấn đề phương pháp lập luận và tranh luận trong vụ án dân sự, hành

chính?

8. M ột sổ vấn đề phương pháp lập luận và tranh luận trong vụ án hình sự?

338
D A N H M Ụ C T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

1. H iến pháp nước V iệt Nam dân chủ cộng hóa 1946, H iến pháp 1959,

H iến pháp 1980, H iến pháp năm 1992, sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch H ồ C h í M inh;

Pháp lệnh Tổ chức Luật sư 1987; Pháp lệnh Luật sư 2001: Website:

http://www.luatvietnam.com.vn.

2. Luật Luật sư 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành - N X B Lao động

xã hội năm 2007;

3. G iớ i thiệu Luật Trợ giúp pháp lý - N X B T u pháp năm 2006

4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi

hành, Website: http://www.luatvietnam,com.vn.

5. B ộ luật hình sự 1999 và tất cả các văn bản hướng dẫn thi hành - N X B Tư

pháp 2006; B ộ luật tố tụng hình sự 2003 - N X B Tư pháp năm 2003;

6. Q uốc triều H ình luật - V iệ n sử học V iệ t N am - N X B pháp lý Hà N ộ i

năm 1991

7. Bản văn tổ chức tư pháp V iệ t Nam - B ộ T ư pháp V iệ t Nam cộng hòa,

Á n bân đặc biệt của Pháp lý tập san, Sài Gòn 1962 —tr 413,436.

8. Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư Ban hành kèm theo Quyết định

3 5 6 b /Q Đ -B T P ngày 10 tháng 5 năm 2002

9. Quy tắc đạo đức và ứng xừ nghề nghiệp luật sư Việt Nam - Liên Đoàn
Luật sư V iệ t N am công bố ngày 11 tháng 8 năm 2011

10. K ỹ năng hành nghề luật sư Tập I - TS. Phan Hữu Thư (Chù biên) -N X B

Công an nhân dân năm 2001

11. Sổ tay luật sư - H ọc viện Tư pháp -TS. Phan H ữu Thư (Chủ biên) -

N X B Công an nhân dân - Hà N ộ i năm 2004

12. Sổ tay đào tạo - Tập 1 - L ý luận chung về dậy và học - N X B Hồng Đức

năm 2008

13. Sổ tay đào tạo - Tập 2 H ướng dẫn giảng dậy và học tập các môn học của

Khoa đào tạo luật sư - N X B Tư pháp năm 2011

14. V ấ n đề hoàn thiện pháp luật về luật sư ở V iệ t N am - TS. Phan Trung

H oài - N X B C hính trị Quốc gia 2004

15. Đ ạo đức và K ỹ năng cùa luật sư ưong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa - PG S.TS. Lê Hồng Hạnh (chủ biên) N X B Đại học รบ phạm năm 2002.

339
16. Luật sư và Hành nghề luật sư - TS. Nguyễn Vãn Tuân - N X B Đ ại học

quốc gia H à N ộ i năm 2002

17. Đạo đức nghề luật - H ọc viện Tư pháp - N X B Tư pháp 20 ỉ 1

18. Đ ại việt sử kv íoàn thư - N hà xuất bản V ăn hóa thông tin năm 2004

19. K ỷ yếu H ộ i thảo Chương trình hợp tác pháp luật V iệ t N am - Châu  u về

đạo đức nghề nghiệp luật sư

20. Luật sư Phan V ã n Trường - GS. Nguyền Phan Q uang - Ts. Phan Văn

Hoàng - N X B Thanh N iên năm 2011

21. Số chuyên đề Pháp luật về Luật sư Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - B ộ T ư

pháp - Hà Nội năm 2006 và năm 2011


22. Nghệ thuật nói trước công chúng - D A L E C A R N E G I E - N hà xuất bản

văn hóa thông tin 2009

23. Tài liệu Tập huấn B ộ Tư pháp tổ chức - Tăng cường kỹ năng mềm tạo

hiệu quả giao tiếp trong hành nghề luật sư - Công ty phát triển năng lực tổ chức (O D C )

thực hiện - H à N ộ i - 2007.

24. T ài liệu Tập huấn B ộ Tư pháp tổ chức - Phát triển phương pháp và K ỹ

năng trong đào tạo luật sư - Công ty phát triển Năng lực T ổ chức (O D C ) thực hiện -Hạ

Long tháng 3 năm 2008

25. L o g ic học PG S .T S . T ô Duy Hợp - TS. Nguyễn A n h Tuấn N X B Hồng

Đ ức năm 2008,

26. N hững B à í diễn thuyết nổi tiếng nhất thế giới - M in h phương - Nghiêm

V iệ t A nh - N h à xuất bản lao động - xã hội năm 2008

27. B áo cáo về định hướng sửa đổi bổ sung một số Đ iều cùa Luật Luật sư -

của V ụ B ổ trợ T ư pháp - B ộ Tư pháp ngày 14/11/2011.

28. Tập tài liệu tập huấn Q uy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật

sư V iệ t N am - Liê n đoàn luật sư V iệ t Nam: Website:

http://www.luatsuvietnam.vn;http://www.moi.gov.vn;http://www.hocvientuphap.edu.v

ท; http://vvww.hcmcbar.org/ http://wmv.luatsuhanoi.vn

340

You might also like