You are on page 1of 2

ĐỀ 05 – V1 (Hà Nội)

Phần I. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao
điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðường bị đánh lở loét,
màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị
tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng
xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải
lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ
trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó,
công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về
chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc.
Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

(trích Ngữ văn 9, tập hai, tr113,114, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
2. “Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn văn bản trên là những ai? Nơi ở của “chúng tôi”
có đặc điểm gì?
3. Cách gọi tên “những con quỷ mắt đen” cho người đọc biết những gì về công việc và
tâm hồn của “chúng tôi”? Cách gọi tên ấy khiến em liên tưởng đến câu thơ nào trong
chương trình Ngữ văn 9 THCS cũng miêu tả gương mặt người lính đầy trên tuyến đường
Trường Sơn? Chép lại và nêu rõ tên tác giả, tác phẩm của câu thơ đó.
4. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận quy nạp, nêu cảm nhận của
mình về sự khốc liệt của chiến tranh và sức sống con người Việt Nam trong chiến tranh
được thể hiện qua đoạn văn bản trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và câu
có chứa thành phần khởi ngữ.

Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Trong đại dịch Covid-19 có một Việt Nam như thế!


Tính đến ngày 18/3 trên lãnh thổ Việt Nam đã có 76 trường hợp bệnh nhân dương
tính với virus Corona, trong đó 16 trường hợp đã được chữa khỏi trong giai đoạn trước.
Tôi không biết khi một người Việt Nam chẳng may bị mắc Corona mà phải vào bệnh
viện ở nước ngoài được chăm sóc, điều trị như thế nào? Chứ còn ở Việt Nam, theo như
thông tin chính thống thì có đến 20 bác sĩ, y tá và điều dưỡng chia làm 3 ca để chăm sóc
cho một bệnh nhân người nước ngoài 24/24 trong suốt thời gian nằm viện. Có nơi đích
thân Trưởng khoa, Phó khoa của bệnh viện phải thay nhau túc trực chăm sóc.
Trong một biển thông tin dồn dập cập nhật về tình hình sức khỏe của các bệnh nhân
dương tính virus Corona người Việt Nam cũng như người nước ngoài đang được điều trị
tích cực, ta hãy để một phút trầm lại để nhận ra một triết lý rất mộc mạc, giản dị của dân
tộc này: “Thương người như thể thương thân”, “Cứu một mạng người phúc đẳng hà
sa”. Hình như trong cơn hoạn nạn này, người ta mới nhận ra một thang giá trị khác, nó
không đo bằng đồng đô la, nó không đo bằng độ giàu nghèo của quốc gia. Nó đo bằng
tình thương yêu con người, đo bằng trách nhiệm trước mạng sống của đồng loại.
Có một Việt Nam như thế, có một dân tộc như thế, có một nền văn hóa như thế: mộc
mạc, khiêm nhường, chịu khó và nhân hậu – đó chính là tính cách sẽ đưa dân tộc này
vượt qua những tháng ngày đầy khó khăn, thử thách của đại dịch toàn cầu Covid này.
Tôi tin như vậy, và tôi chắc rằng các bạn cũng tin như vậy!
(Theo Vietnamnet)
1. Theo tác giả, khi đại dịch Covid xảy ra, người ta mới nhận ra một thang đo giá trị khác.
Thang giá trị ấy được đo bằng những điều gì?
2. Tìm và giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.
3. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 các y, bác sĩ đã làm việc quên mình, không
kể ngày đêm. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về
những con người hi sinh thầm lặng trong cuộc sống hôm nay.

You might also like