You are on page 1of 18

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA EVNNPT

HÀ NỘI, NĂM 2015


Lời mở đầu

Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT là tài liệu triển khai Văn hóa EVNNPT
nhằm mục đích hoàn thiện các quy định về hành vi của cán bộ công nhân viên
(CBCNV) khi giao tiếp, thực thi các công việc chuyên môn trong mối quan hệ
với đồng nghiệp và với xã hội.
Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT đưa ra những nguyên tắc cơ bản, những
tiêu chuẩn đạo đức chi phối hoạt động của mọi cán bộ công nhân viên EVNNPT
trong công việc hàng ngày, giúp cho chúng ta:
- Hiểu và làm theo các qui định về đạo đức và ứng xử trong công việc hàng
ngày tại EVNNPT.
- Hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta với EVNNPT, lãnh đạo, đồng nghiệp,
đối tác và với bản thân chính chúng ta.
- Đưa ra được các quyết định đúng nhất phù hợp với giá trị cốt lõi và các
mục tiêu của EVNNPT.
Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT hướng cán bộ công nhân viên EVNNPT
đến những chuẩn mực ứng xử tốt đẹp, văn minh, tạo điều kiện cho từng cá nhân
trong tập thể phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho sự phát triển bền
vững của EVNNPT.

2
Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên


Mỗi cán bộ công nhân viên EVNNPT phải hiểu và tuân thủ Quy tắc ứng xử
văn hóa EVNNPT. Khi đối mặt với những vấn đề liên quan mà bản thân chưa
chắc chắn, mỗi cán bộ công nhân viên cần tự hỏi:
- Tôi có được quyền làm việc này hay không?
- Điều này có phù hợp với đạo đức và quy định không?
- Điều này có phù hợp với các nội dung trong Quy tắc ứng xử văn hóa
EVNNPT không?
- Điều này có mang lại kết quả tốt đẹp cho bản thân không?
- Điều này có nâng cao thương hiệu và hình ảnh EVNNPT không?
Nếu câu trả lời là “không” hoặc cảm thấy chưa chắc chắn cho bất cứ câu
hỏi nào trên đây thì có quyền yêu cầu sự hướng dẫn từ cấp quản lý trực tiếp.

Hướng dẫn cho cấp quản lý, điều hành


Cấp quản lý, điều hành không chỉ được kỳ vọng hiểu và tuân thủ Quy tắc
ứng xử văn hóa EVNNPT mà còn thể hiện với tư cách của một người định
hướng, mẫu mực; do vậy:
- Cấp quản lý, điều hành phải đảm bảo cấp dưới của mình hiểu và tuân thủ
Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT; luôn duy trì và tạo môi trường thuận lợi để
mỗi cán bộ công nhân viên có thể nêu ý kiến cá nhân của mình.
- Cấp quản lý, điều hành không được khuyến khích, có hàm ý hoặc chỉ đạo
cán bộ công nhân viên đánh đổi giá trị đạo đức để đạt được mục đích của mình.
- Cấp quản lý, điều hành phải luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi và
giải đáp những thắc mắc liên quan của cán bộ công nhân viên.

3
PHẦN I
EVNNPT VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

1. EVNNPT xây dựng và ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn, chỉ
đạo phù hợp với các quy định của pháp luật, EVN và thực tế của EVNNPT;
thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo sự tuân thủ đối với các quy định,
văn bản hướng dẫn và chỉ đạo này; đảm bảo công bằng, minh bạch và hài hòa
lợi ích của toàn EVNNPT và từng đơn vị thành viên.
2. EVNNPT cam kết bảo vệ, phát triển thương hiệu và hình ảnh của mình
và uy tín của các đơn vị thành viên; tôn trọng các lợi ích, tính độc lập của đơn vị
thành viên; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đơn vị thành viên cùng phát triển.
3. EVNNPT khuyến khích các đơn vị tham gia các hoạt động xã hội, đảm
bảo hài hòa giữa việc sản xuất kinh doanh của đơn vị và lợi ích của cộng đồng.

PHẦN II
EVNNPT VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

1. EVNNPT yêu cầu cán bộ công nhân viên tuân thủ tuyệt đối các quy định
của pháp luật, EVN và EVNNPT; có quy định cụ thể về xử lý kỷ luật đối với
những người có hành vi không tuân thủ; khuyến khích và bảo vệ những người
báo cáo kịp thời các hành vi mà họ tin hoặc nghi ngờ là vi phạm các quy định
của pháp luật, EVN và EVNNPT.
2. EVNNPT xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, không có sự
phân biệt đối xử, tôn trọng sự riêng tư; đối xử với cán bộ công nhân viên một
cách lịch thiệp, chuyên nghiệp, thấu hiểu và chia sẻ; không ngừng thúc đẩy sự
giao tiếp cởi mở, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa cán bộ công nhân viên với nhau
trong công việc và cuộc sống, không phân biệt vị trí công tác.
3. EVNNPT trân trọng, đánh giá cao những cán bộ công nhân viên luôn
nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tận tụy, sẵn sàng nhận và hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ, công việc được giao; sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi
ích và mục tiêu chung của EVNNPT.
4. EVNNPT luôn coi cán bộ công nhân viên là tài sản quý giá nhất của
EVNNPT; tạo điều kiện tốt nhất để mỗi người phát huy tối đa năng lực, sở
trường của mình. Cấp trên luôn giao cho cấp dưới các công việc mang tính khả
thi, cung cấp nguồn lực và hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
đảm bảo công bằng trong tuyển dụng, sắp xếp công việc, đánh giá năng lực và

4
đảm bảo quyền lợi cho toàn thể cán bộ công nhân viên; luôn tích cực, chủ động
chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Tài sản cốt lõi và đáng giá nhất của chúng ta là nguồn nhân lực. Tài năng, kinh
nghiệm và đạo đức của mỗi cán bộ công nhân viên tạo nên thành công của
EVNNPT. Chúng ta quyết tâm xây dựng một môi trường làm việc an toàn, lành
mạnh, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau và tạo mọi điều kiện để cán bộ công nhân viên
phát huy cao nhất năng lực sở trường của mình trong công việc.

PHẦN III
EVNNPT VỚI BÊN NGOÀI

1. EVNNPT VỚI LUẬT PHÁP


EVNNPT luôn tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật; tuân thủ các
luật, các hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước và
các tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến các luật điều chỉnh các mối
quan hệ của EVNNPT như: Luật Doanh nghiệp, Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi
trường, Bộ Luật lao động,…

2. EVNNPT VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC


Đối với Đảng và Nhà nước
EVNNPT cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước
giao; nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
Đối với các Bộ, ngành và cơ quan quản lý Nhà nước
EVNNPT cam kết nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của các Bộ, ngành, cơ
quan quản lý Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải
quyết công việc một cách hiệu quả; chủ động, kịp thời đề xuất các kiến nghị về
những vấn đề vướng mắc khi thực hiện các quy định của Nhà nước.
Đối với chính quyền địa phương
EVNNPT cam kết tuân thủ các quy định của địa phương; động viên,
khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực tham gia và đóng góp cho các hoạt
động xã hội của địa phương; thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền
người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định
của địa phương trong quản lý vận hành và đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải.

5
3. EVNNPT ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
EVNNPT cam kết chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của EVN,
giữ gìn, bảo vệ và phát huy hình ảnh và thương hiệu của EVN.

4. EVNNPT VỚI ĐỐI TÁC


Đối với đối tác trong nước
- EVNNPT xây dựng quan hệ đối tác trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau, hướng đến sự hợp tác lâu dài và cùng phát triển. Mọi giao
dịch, ký kết hợp tác được thực hiện trên tinh thần tuân thủ pháp luật và tôn trọng
quyền lợi của các bên có liên quan; không cho phép các hành vi trục lợi cá nhân.
- Thái độ giao tiếp lịch sự, thân thiện, đúng mực, nỗ lực hoàn thành giao
dịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trường hợp xảy ra vướng mắc, xung
đột lợi ích cần giải quyết trên nguyên tắc công bằng, thiện chí, hợp tác, tôn trọng
lợi ích của các bên.
Đối với đối tác nước ngoài
EVNNPT cam kết xây dựng mối quan hệ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
trên nguyên tắc bình đẳng, minh bạch, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng
luật pháp quốc tế, luật pháp nước bạn và luật pháp Việt Nam trong mọi giao
dịch; đảm bảo bí mật thông tin riêng của các đối tác trừ trường hợp có yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền.

5. EVNNPT VỚI TRUYỀN THÔNG


- Chỉ người có thẩm quyền hoặc người được người có thẩm quyền ủy
quyền mới được phép cung cấp thông tin và phát ngôn cho truyền thông về các
vấn đề liên quan đến EVNNPT.
- Mọi thông tin cung cấp cho các phương tiện truyền thông phải đảm bảo
trung thực, kịp thời, đúng quy định của pháp luật và của EVNNPT. Nội dung
truyền thông phải công khai, minh bạch, dễ hiểu tạo được sự đồng cảm của công
luận và vì lợi ích của EVNNPT.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo ở trong nước và quốc
tế. Nội dung quảng cáo phải cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực
hiện các nhiệm vụ chính trị, chiến lược phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của
EVNNPT và quảng bá hình ảnh của EVNNPT.

6
PHẦN IV
CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VỚI EVNNPT

1. Luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, EVN và EVNNPT; giữ gìn kỷ
cương, kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công chỉ đạo của cấp trên; báo
cáo kịp thời với cấp trên về những hành vi không tuân thủ và có thể gây tổn hại
đến lợi ích của EVNNPT.
2. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm, tận tâm với công việc, sẵn sàng vượt khó để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; quan tâm gìn giữ, phát huy thương hiệu và hình ảnh của
EVNNPT.
3. Luôn đề cao và tôn trọng các giá trị của EVNNPT; tôn trọng và giữ gìn
môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, nhân ái, không bị ảnh hưởng bởi
rượu, bia, thuốc lá, cờ bạc và chất kích thích.
4. Luôn bảo quản, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tài sản của
EVNNPT; không có hành động hoặc lời nói gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích
của EVNNPT; sẵn sàng hy sinh quyền lợi của cá nhân vì lợi ích và mục tiêu
chung của EVNNPT; thực hiện tốt chính sách bảo mật của EVNNPT.
5. Luôn tin tưởng vào EVNNPT và tương lai phát triển của EVNNPT, tin
vào sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu dài của EVNNPT.

Mỗi cán bộ công nhân viên EVNNPT cần nhận biết, đánh giá và không
thực hiện các hành vi có thể gây tổn hại đến lợi ích của EVNNPT.

PHẦN V
ỨNG XỬ GIỮA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

1. Các cấp lãnh đạo của EVNNPT luôn tôn trọng và hết lòng với cấp dưới;
luôn gương mẫu tuân thủ, tận tụy và trách nhiệm với công việc; giao cho nhân
viên các công việc phù hợp, khả thi, cung cấp đầy đủ nguồn lực, lắng nghe các ý
kiến phản hồi của nhân viên và hỗ trợ nhân viên hoàn thành tốt công việc được
giao; luôn biết dành những lời khen ngợi, khích lệ động viên để thể hiện sự trân
trọng những cố gắng và nỗ lực của cán bộ công nhân viên.
2. Nhân viên cấp dưới chấp hành nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn
của lãnh đạo cấp trên; tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh dự của lãnh đạo;

7
đóng góp ý kiến trực tiếp, thẳng thắn và thiện chí; không lợi dụng việc góp ý,
phê bình hoặc sử dụng đơn thư nặc danh làm tổn hại uy tín của lãnh đạo.
3. Cán bộ công nhân viên EVNNPT có trách nhiệm hợp tác với đồng
nghiệp khi giải quyết công việc; chủ động phối hợp và hỗ trợ đồng nghiệp cùng
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; không
có thái độ gây khó khăn, cản trở khi phối hợp giải quyết công việc.
4. Cán bộ công nhân viên EVNNPT luôn tôn trọng sự khác biệt giữa các cá
nhân, tôn trọng quyền, phẩm giá, các quan điểm và sự riêng tư của mỗi cá nhân,
bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp; biết lắng nghe ý kiến góp ý của đồng
nghiệp; chân thành, thẳng thắn và thiện chí khi góp ý cho đồng nghiệp.
5. Cán bộ công nhân viên EVNNPT hoàn toàn tin tưởng vào năng lực, trình
độ, khả năng quản lý và lãnh đạo của cấp trên cũng như tin tưởng vào đồng
nghiệp khi thực thi công việc.

Tất cả những tương tác giữa đồng nghiệp với nhau, giữa cấp trên
và cấp dưới nên được thực hiện dựa trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau
cùng phát triển. Tinh thần đó luôn là những giá trị quan trọng nhất
dẫn đến sự thành công của EVNNPT.

PHẦN VI
CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI EVNNPT

1. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ công nhân viên EVNNPT đều phải
có ý thức tuân thủ, giữ gìn, phát huy thương hiệu và hình ảnh của EVNNPT.
Trường hợp bất khả kháng, bắt buộc phải có hành vi có thể gây tổn hại tới lợi
ích của EVNNPT thì phải tìm cách báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền
biết.
2. Cán bộ công nhân viên EVNNPT không được làm việc hoặc hỗ trợ cho
bất kỳ bên thứ ba nào nếu công việc đó xung đột với lợi ích của EVNNPT.

8
PHẦN VII
CÁC NGHI THỨC ỨNG XỬ

1. NGHI THỨC SỬ DỤNG DANH THIẾP


1.1. Sử dụng danh thiếp
Danh thiếp được trao cho khách khi mới gặp lần đầu, khi đến dự họp hoặc
buổi tiếp khách. Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc và bẩn. Mẫu
danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của EVNNPT.
1.2. Cách trao danh thiếp
- Trước khi trao danh thiếp, người tự giới thiệu sẽ đưa danh thiếp trước.
Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của người
tự giới thiệu.
- Đứng lên khi đưa danh thiếp. Nếu người đối diện đưa danh thiếp trước,
nên gật đầu nhẹ khi nhận danh thiếp.
- Giữ khoảng cách 1 cánh tay khi nhận danh thiếp. Nhìn và xác nhận lại
thông tin trên danh thiếp.
- Nên hỏi nhẹ nhàng các thông tin chưa rõ trên danh thiếp.
- Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao
nhất hoặc người gần nhất.
- Khi trao đổi danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của
cả hai nhóm.
- Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận, nên ghi nhớ những thông tin trên
danh thiếp của người đã gặp.
- Chú ý đưa danh thiếp tay trái và nhận bằng tay phải.

2. NGHI THỨC GIỚI THIỆU, NGHI THỨC CUỘC HỌP


2.1. Nghi thức giới thiệu
- Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao.
- Giới thiệu tên đi kèm theo chức vụ.
- Giới thiệu người trong cơ quan, đơn vị trước với đối tác, người mới đến
(ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác).
- Khi tự giới thiệu với đối tác: Giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc
tại cơ quan, đơn vị; thái độ khi giới thiệu phải lịch sự, khiêm nhường.
2.2. Nghi thức cuộc họp
- Bắt đầu cuộc họp, người chủ trì cuộc họp thực hiện nghi thức giới thiệu
thành phần bên chủ trì, sau đó đề nghị bên đối tác tự giới thiệu thành phần tham

9
gia cuộc họp.
- Người chủ trì điều khiển cuộc họp theo chương trình đã được gửi trước
cho thành phần tham gia.

3. NGHI THỨC TRANG TRÍ VÀ SỬ DỤNG PHÒNG HỌP


3.1. Nghi thức trang trí phòng họp
- Trang trí phòng họp lịch sự, trang nhã và ấm cúng. Phòng họp được bố trí
đầy đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, thiết bị âm thanh và máy chiếu.
- Khi tiếp các đoàn khách nước ngoài đến làm việc tại EVNNPT, bố trí
Quốc kỳ, cờ của EVNNPT và cờ của đối tác, quốc gia đoàn khách trên bàn họp;
- Tùy theo mục đích sử dụng của từng phòng để bố trí khẩu hiệu cho phù
hợp về tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển và giá trị cốt lõi của EVNNPT.
- Các cuộc họp với đối tác phải bố trí biển tên của cán bộ hoặc đơn vị tham
dự trên bàn họp đầy đủ; khuyến khích bố trí biển tên tại các cuộc họp nội bộ để
thể hiện sự trang trọng, tránh các sai sót không đáng có. Tùy theo nội dung và
yêu cầu của từng cuộc họp để bố trí nước, hoa, quả trong phòng hoặc ngoài
phòng họp.
3.2. Sử dụng phòng họp
Việc sử dụng phòng họp được thực hiện theo quy định cụ thể của từng cơ
quan, đơn vị.

4. NGHI THỨC TỔ CHỨC HỘI HỌP


4.1. Cuộc họp nội bộ tại Tổng công ty
a) Ban, đơn vị chủ trì chuẩn bị cuộc họp phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu, báo
cáo; đăng ký và thông báo thời gian, địa điểm cuộc họp trong lịch tuần hoặc
thông báo trực tiếp các bộ phận liên quan trước 02 ngày làm việc. Trường hợp
họp đột xuất hoặc thay đổi thành phần thì bắt buộc phải thông báo ngay cho
những đơn vị và cá nhân có liên quan.
b) Đối với các cuộc họp chuyên môn
- Các Ban, đơn vị phải cử đúng thành phần và người nắm vững lĩnh vực
chuyên môn đó tham dự. Ban, đơn vị chủ trì phải chuẩn bị chu đáo tài liệu cuộc
họp và gửi tài liệu trước cho lãnh đạo EVNNPT, các Ban và các thành phần
tham dự khác có ý kiến tham gia. Thành phần tham dự cuộc họp phải đến trước
thời gian họp ít nhất là 5 phút và tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung
trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp, chỉ ra ngoài phòng họp nghe điện thoại khi
thật cần thiết.

10
- Vị trí chỗ ngồi họp: Lãnh đạo EVNNPT ngồi vào ghế chủ tọa được bố trí
ở trung tâm, trang trọng phù hợp tính chất của cuộc họp. Người quan trọng ngay
sau lãnh đạo ngồi ở vị trí ngay bên cạnh phía tay phải của lãnh đạo; tiếp đến
người quan trọng tiếp theo ngồi phía tay trái cạnh lãnh đạo. Các vị trí khác sắp
xếp tiếp theo lần lượt thứ tự ưu tiên là quan trọng hơn ngồi phía bên tay phải.
- Thứ tự phát biểu tại cuộc họp tuân thủ theo sự điều hành của người chủ trì
cuộc họp.
c) Đối với các cuộc họp, hội nghị toàn thể CBCNV, đảng viên, đoàn viên:
- Thành phần tham dự phải có mặt đầy đủ trước giờ khai mạc 10 phút; ngồi
đúng vị trí theo bố trí của ban tổ chức cuộc họp, giữ trật tự, tập trung theo dõi,
ghi chép các nội dung cần thiết, không tự ý bỏ về nửa chừng, không ra vào, đi
lại tùy tiện, nói chuyện riêng và nghe điện thoại trong phòng họp.
- Chuẩn bị khánh tiết: Hội trường, bàn ghế, hoa quả, nước, âm thanh, màn
chiếu, phông và panô trang trọng, thẩm mỹ, đúng quy định; nội dung phù hợp
với chủ đề cuộc hội họp.
- Trang phục: Mặc trang phục theo yêu cầu của ban tổ chức cuộc họp.
4.2. Các cuộc họp khác tại Cơ quan Tổng công ty
4.2.1. Ban, đơn vị chủ trì
a) Xây dựng nội dung, chương trình chi tiết, báo cáo lãnh đạo thông qua và
chuẩn bị đầy đủ tài liệu cuộc họp.
b) Phối hợp với Văn phòng chuẩn bị hội trường, bàn ghế, trang trí, hoa,
quả, nước, âm thanh, màn chiếu, gửi giấy mời tới đại biểu (nếu có). Giấy mời
cần ghi rõ lý do, nội dung và các chỉ dẫn cần thiết.
c) Có mặt trước thời gian họp 10 phút, cử người đón đại biểu đến dự. Khi
cuộc họp kết thúc, lãnh đạo Ban, đơn vị chủ trì lịch sự bắt tay và tiễn khách mời.
d) Vị trí chỗ ngồi
- Lãnh đạo cao cấp của EVNNPT ngồi ghế chủ tọa. Lãnh đạo và các Ban
của EVNNPT ngồi vào dãy ghế phía bên trong, nhìn ra cửa phòng.
- Người đứng đầu bên phía đối tác ngồi đối diện với Lãnh đạo EVNNPT,
thuộc dãy ghế phía bên cửa vào phòng họp. Các thành phần khác của đối tác
ngồi tiếp theo, ưu tiên người quan trọng hơn ngồi gần Người đứng đầu đối tác.
- Ban, đơn vị chủ trì có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng để bố trí
biển tên của khách mời theo vị trí ngồi phù hợp.
đ) Đối với cán bộ công nhân viên tham dự cuộc họp
- Có mặt đúng giờ. Trường hợp vắng mặt hoặc đến muộn phải báo cáo với
Ban chủ trì cuộc họp.

11
- Chuẩn bị nội dung tham gia phát biểu tại cuộc họp; tuân thủ sự điều hành
của chủ tọa, Ban chủ trì tổ chức cuộc họp; tắt điện thoại di động hoặc để ở chế
độ rung, không làm ảnh hưởng đến người khác.
- Trong phòng họp, phải ngồi ngay ngắn, không ngồi nghiêng ngửa, dạng
chân, đặt chân lên ghế, vắt chân chữ ngũ; giữ trật tự, tập trung theo dõi, ghi chép
các nội dung cần thiết; không nói chuyện và làm việc riêng; không tự ý bỏ về
nửa chừng, không ra vào, đi lại tùy tiện trong phòng họp.
4.2.2. Ban, đơn vị đồng tổ chức (nếu có)
a) Phối hợp xây dựng nội dung, kịch bản chi tiết của hội nghị trên cơ sở
năng lực và nguyện vọng của các bên;
b) Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể giữa các bên và nội bộ đơn vị.
c) Thực hiện tốt phần việc được phân công.
4.2.3. Khách mời
- Chủ động liên hệ với Ban chủ trì tổ chức cuộc họp tìm hiểu thông tin để
chuẩn bị sẵn sàng mọi nội dung cần thiết và ý kiến phát biểu tại cuộc họp.
- Có mặt đúng giờ, tuân thủ mọi hướng dẫn trong giấy mời, chương trình
nghị sự và sự điều hành của ban tổ chức cuộc họp.
4.3. Các cuộc họp khác tại các đơn vị
Nghi thức tổ chức cuộc họp tại các đơn vị thuộc EVNNPT được thực hiện
tương tự như quy định tại các điểm 4.1 và 4.2 nêu trên.

5. NGHI THỨC HỘI ĐÀM, KÝ KẾT, TỔ CHỨC TIỆC CHIÊU ĐÃI


5.1. Nghi thức hội đàm, ký kết
a) Đơn vị chủ trì phối hợp với các bên liên quan để tổ chức, trang trí theo
nghi thức ngoại giao trang trọng và hợp tác. Bố trí người đón tiếp đại biểu chu
đáo, lịch sự, trang phục sử dụng là Lễ phục.
b) Vị trí ngồi trong tiếp khách và ký kết văn bản: Người quan trọng nhất
bao giờ cũng được sắp xếp ngồi bên tay phải người đại diện đơn vị chủ trì,
người quan trọng thứ hai ngồi ở bên tay trái.
5.2. Nghi thức tổ chức tiệc chiêu đãi
a) Xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết cho bữa tiệc, bao gồm: Mức độ và
hình thức tổ chức; thời gian, địa điểm, người làm chủ tiệc; thành phần, số lượng
khách tham gia, thực đơn; lựa chọn địa điểm có không gian rộng rãi, đầy đủ ánh
sáng và đảm bảo sự yên tĩnh để thực khách có thể trò chuyện.
b) Bộ phận chủ trì phải đến trước và về muộn để đón, bố trí chỗ ngồi và
tiễn khách. Cán bộ công nhân viên của EVNNPT là thành phần tham dự buổi

12
tiệc phải có mặt tại buổi tiệc đúng giờ; tuyệt đối không đến muộn.
c) Việc bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc đảm bảo theo nguyên tắc:
- Chỗ ngồi trong tiệc chiêu đãi phải tương xứng với cương vị của khách,
đảm bảo thoải mái, rộng rãi.
- Xếp theo hàm ngoại giao của người dự. Vị trí bên phải long trọng hơn vị
trí bên trái. Xếp xen kẽ nam và nữ, chủ và khách. Nếu nam và nữ cùng hàm thì
ưu tiên cho nữ. Nếu chủ và khách có cùng hàm ưu tiên cho khách. Xếp vợ,
chồng ngồi cạnh nhau.
- Chủ tiệc ngồi ở vị trí trung tâm quay ra cửa để dễ quan sát.
- Cần tính đến trình độ ngoại ngữ của người dự tiệc. Chỗ càng gần chủ tiệc,
càng trọng thị.
- Khi ngồi vào bàn tiệc: Tư thế ngồi ăn đàng hoàng, tự nhiên; hành vi giao
tiếp cởi mở, thân thiện, chu đáo, văn minh và lịch sự.
d) Dành quyền lựa chọn thực đơn cho khách; lưu ý những khác biệt về tôn
giáo, phong tục và sở thích ẩm thực của khách trong lựa chọn món ăn.
đ) Trang phục: Trang phục dự tiệc của cán bộ công nhân viên phải phù hợp
với bữa tiệc, lịch sự, trang nhã, thoải mái tự tin trong giao tiếp.
e) Chủ tiệc không ăn xong trước khách.

6. NGHI THỨC NGỒI TRÊN XE Ô TÔ


6.1. Vị trí ngồi
Vị trí quan trọng thứ nhất ở hàng ghế thứ hai phía tay phải của lái xe, vị trí
quan trọng thứ 2 ở phía tay trái của vị trí thứ nhất.
6.2. Quy định chỗ ngồi
- Người có chức vụ cao nhất ngồi ở vị trí quan trọng thứ nhất hoặc tự lựa
chọn vị trí ngồi, tiếp đó là người quan trọng thứ 2; có thể xếp ba người ngồi ghế
sau nhưng người ngồi giữa là người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi
bên cạnh.
- Trường hợp có Lãnh đạo hai bên đi cùng xe: Lãnh đạo bên chủ nhà ngồi
vị trí quan trọng thứ 2, Lãnh đạo bên khách ngồi vị trí quan trọng thứ nhất.
- Ghế phụ hàng trên, bên cạnh lái xe dành cho bảo vệ, phiên dịch, cán bộ
tháp tùng, thư ký, trợ lý… hoặc người cao tuổi. Lái xe hoặc cán bộ công nhân
viên đi cùng Lãnh đạo có nhiệm vụ mở cửa xe khi lãnh đạo lên và xuống xe.
- Khi đi taxi: Người mời (hoặc người đón) ngồi ghế hàng trên bên cạnh lái
xe để trả tiền. Lãnh đạo đoàn khách ngồi vị trí quan trọng thứ nhất.
- Lãnh đạo có vợ/chồng đi cùng thì vợ/chồng ngồi ở vị trí do Lãnh đạo yêu

13
cầu. Khi dừng xe, lái xe hoặc cán bộ đi cùng xuống trước mở cửa xe cho
vợ/chồng lãnh đạo xuống trước, sau đó cán bộ lãnh đạo xuống sau.

7. NGHI THỨC GIAO TIẾP QUA ĐIỆN THOẠI


7.1. Khi gọi
- Chuẩn bị trước nội dung cần trao đổi.
- Khi có người cầm máy, phải có lời chào, xưng tên, chức danh, bộ phận
làm việc và đề nghị được gặp người cần gặp.
- Trao đổi nội dung ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, từ tốn, âm lượng vừa phải.
- Kết thúc trao đổi, phải có lời cảm ơn, lời chào.
7.2. Khi nghe
- Phải có lời chào hỏi, xưng tên, chức danh bộ phận làm việc của mình.
- Nếu người gọi đến cần gặp đích danh mình thì trao đổi, trả lời rõ ràng, cụ
thể từng nội dung theo yêu cầu của người gọi. Tác phong nói chuyện từ tốn, âm
lượng vừa phải.
- Trường hợp người gọi cần gặp người khác hoặc nội dung không thuộc
trách nhiệm của mình thi chuyển điện thoại hoặc hướng dẫn người gọi liên hệ
đến đúng người, địa chỉ cần gặp.
- Có lời cảm ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc đàm thoại.

8. TRANG PHỤC, ĐỒNG PHỤC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN


8.1. Trang phục
Trang phục khi làm việc phải đảm bảo lịch sự, văn minh và phù hợp với
môi trường làm việc của công sở. Không mặc áo phông, quần bò, không đi dép
lê khi làm việc trong giờ hành chính.
8.2. Đồng phục
- EVNNPT trang bị đồng phục công sở và đồng phục bảo hộ lao động cho
toàn bộ cán bộ công nhân viên.
- Cán bộ công nhân viên làm công tác gián tiếp tại trụ sở Tổng công ty, Ban
Quản lý dự án, Công ty Truyền tải điện mặc đồng phục vào thứ hai và thứ sáu
hàng tuần.
- Lao động trực tiếp sản xuất phải mặc bảo hộ lao động trong giờ làm việc
tại cơ quan hoặc khi làm việc tại hiện trường, trừ một số thời điểm tham dự hội
nghị,… có quy định về trang phục riêng.

14
8.3. Thẻ nhân viên
Cán bộ công nhân viên đeo thẻ nhân viên trong thời gian làm việc và trong
khi đi giao dịch công tác.

15
THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA EVNNPT

Mọi cán bộ công nhân viên EVNNPT có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện
tốt Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT; phổ biến, tuyên truyền nội dung Quy tắc
ứng xử văn hóa EVNNPT đến các đối tác, bên thứ ba cũng như công chúng.
EVNNPT dành sự biểu dương và khen thưởng xứng đáng cho những tập
thể, cá nhân thực hiện tốt Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT; có các hình thức
xử lý thích đáng đối với các hành vi vi phạm cụ thể. Các cán bộ công nhân viên
cố tình hoặc ép buộc người khác làm điều sai trái, vi phạm pháp luật, các quy
định của EVN, EVNNPT và Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT thì tùy theo mức
độ sẽ bị xử lý theo quy định.
Khi có bất kỳ mối lo ngại nào về việc vi phạm đối với Quy tắc ứng xử văn
hóa EVNNPT, mỗi cán bộ công nhân viên cần kịp thời báo cáo cho cấp có thẩm
quyền.

EVNNPT cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người trong việc tuân thủ
Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT, cũng như hoan nghênh mọi ý kiến đóng
góp để Quy tắc ứng xử văn hóa EVNNPT ngày càng hoàn thiện.

16
MỤC LỤC

Lời mở đầu ......................................................................................................................................... 2


Hướng dẫn sử dụng............................................................................................................................. 3
Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên ........................................................................................... 3
Hướng dẫn cho cấp quản lý, điều hành........................................................................................... 3
PHẦN I EVNNPT VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN.......................................................................4
PHẦN II EVNNPT VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN........................................................................ 4
PHẦN III EVNNPT VỚI BÊN NGOÀI ................................................................................................ 5
1. EVNNPT VỚI LUẬT PHÁP ........................................................................................................ 5
2. EVNNPT VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ....................................................................................... 5
Đối với Đảng và Nhà nước ......................................................................................................... 5
Đối với các Bộ, ngành và cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương............................................ 5
Đối với chính quyền địa phương ................................................................................................. 5
3. EVNNPT ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.............................................................. 6
4. EVNNPT VỚI ĐỐI TÁC ............................................................................................................. 6
Đối với đối tác trong nước.......................................................................................................... 6
Đối với đối tác nước ngoài ......................................................................................................... 6
5. EVNNPT VỚI TRUYỀN THÔNG ............................................................................................. 6
PHẦN IV CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VỚI EVNNPT......................................................................7
PHẦN V ỨNG XỬ GIỮA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN ................................................................ 7
PHẦN VI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI EVNNPT............................... 8
PHẦN VII CÁC NGHI THỨC ỨNG XỬ .......................................................................................... 9
1. NGHI THỨC SỬ DỤNG DANH THIẾP.................................................................................... 9
1.1. Sử dụng danh thiếp .............................................................................................................. 9
1.2. Cách trao danh thiếp ........................................................................................................... 9
2. NGHI THỨC GIỚI THIỆU, NGHI THỨC CUỘC HỌP............................................................. 9
2.1. Nghi thức giới thiệu ............................................................................................................. 9
2.2. Nghi thức cuộc họp .............................................................................................................. 9
3. NGHI THỨC TRANG TRÍ VÀ SỬ DỤNG PHÒNG HỌP ........................................................10
3.1. Nghi thức trang trí phòng họp.............................................................................................10
3.2. Sử dụng phòng họp .............................................................................................................10

17
4. NGHI THỨC TỔ CHỨC HỘI HỌP ..........................................................................................10
4.1. Cuộc họp nội bộ tại Tổng công ty .......................................................................................10
4.2. Các cuộc họp khác tại Cơ quan Tổng công ty......................................................................11
4.3. Các cuộc họp khác tại các đơn vị ........................................................................................12
5. NGHI THỨC HỘI ĐÀM, KÝ KẾT, TỔ CHỨC TIỆC CHIÊU ĐÃI..............................................12
5.1. Nghi thức hội đàm, ký kết ...................................................................................................12
5.2. Nghi thức tổ chức tiệc chiêu đãi ..........................................................................................12
6. NGHI THỨC NGỒI TRÊN XE Ô TÔ .........................................................................................13
6.1. Vị trí ngồi ...........................................................................................................................13
6.2. Quy định chỗ ngồi ..............................................................................................................13
7. NGHI THỨC GIAO TIẾP QUA ĐIỆN THOẠI ...........................................................................14
7.1. Khi gọi ...............................................................................................................................14
7.2. Khi nghe.............................................................................................................................14
8. TRANG PHỤC, ĐỒNG PHỤC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN...........................................14
8.1. Trang phục .........................................................................................................................14
8.2. Đồng phục ..........................................................................................................................14
8.3. Thẻ nhân viên .....................................................................................................................15
THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA EVNNPT ..................................................................... 16
MỤC LỤC ........................................................................................................................................ 17

18

You might also like