You are on page 1of 3

GẮN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI LAO

ĐỘNG
NHÓM 6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Ý nghĩa đề tài
2 người
Chương 1. Tổng quan đề tài
1.1. Khái niệm
1.1.1. Doanh nghiệp
1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
1.1.3. Đời sống
1.1.4. Người lao động
1.2. Gắn văn hóa doanh nghiệp với đợi sống người lao động
1.2.1. Lý do
1.2.2. Lợi ích
3 người
Chương 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đời sống của người lao
động tại Việt Nam
3 người
Chương 3. Kết luận
3.1. Kết luận
Văn hóa doanh nghiệp gắn với đời sống lao động  hướng đến xây dựng một mối
quan hệ ứng xử tốt của con người; giữa người sử dụng lao động với người lao
động, giữa con người với môi trường doanh nghiệp, môi trường xã hội, môi
trường thiên nhiên làm cơ sở góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất
nước, của doanh nghiệp và đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Xây
dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là một nhiệm vụ lớn, công việc chung của
xã hội do chính quyền điều hành, đoàn thể phối hợp vận động. Trong xu thế
phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn
hóa là cơ sở tiền đề cho việc tiến hành xây dựng văn hóa của mỗi doanh nghiệp
nhằm đáp ứng đòi hỏi, thích nghi với những yêu cầu, nguyên tắc, chuẩn mực
nhất định của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; mỗi
doanh nghiệp cần phải xem xét, lựa chọn những cách làm năng động, hiệu quả
vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao
động.

3.2. Giải pháp giúp gắn VHDN với đời sống lao động
- Văn hóa doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc,
là cơ sở để phát triển toàn diện. Bản chất văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải
tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân, viên chức, lao
động, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải
được xã hội chấp nhận, có sự chọn lọc.
- Trong doanh nghiệp phải biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản
sắc văn hóa dân tộc, còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa doanh
nghiệp nước ngoài, không gắn kết với nền văn hóa của dân tộc mình thì sẽ thất
bại.
- để văn hóa doanh nghiệp gắn với đời sống lao động nhà nước cần đưa ra giải
pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, lao động. Để phân
định rõ phạm vi, tính chất vấn đề “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp” với “Xây
dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” chúng ta cần hiểu thêm để triển khai
thực hiện đảm bảo đúng chức năng, thẩm quyền, tránh chồng chéo đó là:

 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trước hết thuộc chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, nhằm thu hút và huy động sự tham gia
tích cực của lực lượng lao động, các tổ chức, đoàn thể trong doanh nghiệp,
thông qua các giải pháp, phương thức phù hợp, tác động làm cải biến các quan
hệ sản xuất trong doanh nghiệp, tạo ra những giá trị riêng về vật chất hoặc giá
trị tinh thần như truyền thống doanh nghiệp, giá trị thương hiệu, ý thức tự giác
và danh dự cá nhân, mối quan hệ đoàn kết, uy tín doanh nghiệp, chất lượng dịch
vụ hoặc sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp v.v… tất cả những giá trị xây
dựng được, đều nhằm mục đích cho sự phát triển bền vững, tạo nên sức mạnh
cạnh tranh, sự giàu có cho doanh nghiệp và người lao động.

Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là nhiệm vụ của các cấp, các ngành,
đoàn thể nơi doanh nghiệp đứng chân, những người quản lý chuyên môn, đoàn
thể trong doanh nghiệp, bằng hành động phù hợp của mình, tạo ra những giá trị
văn hóa đạt tới các chuẩn mực chung do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
quy định, tạo môi trường thuận lợi cho người lao động cống hiến, phát triển tự
do, toàn diện về đức, tài, trí, thể, mỹ, trong một giai đoạn nhất định và được cấp
có thẩm quyền xem xét, công nhận danh hiệu “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn
hóa”.

Ngoài ra nhà nước cần đưa ra chính sách sử phạt, sàn lọc đối với những vấn đề
như; nhiều doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi nhuận, lợi ích kinh tế trước mắt, mà
chưa chú ý tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh, thiết lập thương hiệu, uy tín, thực hiện phúc lợi xã hội v.v... dẫn tới
việc nhanh chóng gặp phải những trở ngại, khó khăn, thiếu sức cạnh tranh trên
thị trường; cá biệt là các hành vi trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm nộp thuế vào
ngân sách Nhà nước; trốn đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động; trốn đóng
kinh phí công đoàn cho tổ chức công đoàn; chế độ, chính sách của người lao
động bị xâm phạm..

You might also like