You are on page 1of 33

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

CƠ QUAN CHÍNH TRỊ

PHÊ DUYỆT
Ngày tháng 9 năm 2018
CHỦ NHIỆM CHÍNH TRỊ

TÀI LIỆU
CTĐ, CTCT CHO NHÂN VIÊN MỚI TUYỂN DỤNG
(Dành cho Nhân viên mới tuyển dụng)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2018


1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 3


PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CTĐ, CTCT……. .... 3
PHẦN 2: NỘI DUNG CTĐ, CTCT TRONG TẬP ĐOÀN..................................8
I. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN ......................................................................... 8
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG ............................................ 12
III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CHI BỘ ............................. 13
IV. CÔNG TÁC CÁN BỘ...............................................................................14
V. CÔNG TÁC DÂN VẬN - CHÍNH SÁCH…………………............….....16
VI. CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH..............................................................21
VII. CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG..................................................................24
PHẦN 3: CÁN BỘ, NHÂN VIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG CTĐ, CTCT….….28
I. THAM GIA CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN………………………………..28
II. THAM GIA CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG: ................... 29
III. THAM GIA CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CHI BỘ….…30
IV. THAM GIA CÔNG TÁC CÁN BỘ..........................................................30
V. THAM GIA CÔNG TÁC DÂN VẬN - CHÍNH SÁCH………………….30
VI. THAM GIA CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH ......................................... 31
VII. THAM GIA CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG ............................................. 32
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 33

2
TÀI LIỆU
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CTĐ, CTCT
TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

* Lời nói đầu: Công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong Quân đội
nhân dân Việt Nam là bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với Quân đội, là công tác cơ bản của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; là công
tác xây dựng Đảng và xây dựng quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức; là công tác
vận động quần chúng của Đảng trong Quân đội, nhằm giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Quốc phòng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương vừa thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Để Tập
đoàn phát triển bền vững, vị thế thương hiệu doanh nghiệp ngày càng nâng cao trong
nước và quốc tế thì vai trò con người mang tính quyết định. CTĐ, CTCT là xây dựng
tổ chức và con người; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Tập đoàn vững mạnh về
chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng với chế độ, với nhân dân, gắn bó với Tập đoàn,
lao động có kỷ luật, có chất lượng, hiệu quả, có tình đồng chí, đồng đội trong sáng, thủy
chung, bảo đảm sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

3
Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CTĐ, CTCT
1. Tại sao phải tiến hành CTĐ, CTCT trongTập đoàn Công nghiệp - Viễn
thông Quân đội?
- Tập đoàn CNVTQĐ là một đơn vị Quân đội => Tiến hành CTĐ, CTCT nhằm
giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng mà trực tiếp là
QUTW đối với Tập đoàn.
- - Tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT nhằm xây dựng tổ chức và con người;
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên của Tập đoàn vững mạnh về chính trị, tuyệt
đối trung thành với Đảng với chế độ, với nhân dân, gắn bó với Tập đoàn, lao động
có kỷ luật, có chất lượng, hiệu quả, có tinh thần đoàn kết, tình đồng chí, đồng đội
trong sáng, thủy chung (xây dựng yếu tố bền vững).
2. Các mặt hoạt động CTĐ, CTCT:
- Công tác tuyên huấn: Giáo dục chính trị, quản lý, định hướng tư tưởng, công
tác TĐKT, xây dựng môi trường văn hóa, hoạt động văn hóa, văn nghệ.
- Công tác tổ chức xây dựng Đảng.
- Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.
- Công tác cán bộ.
- Công tác bảo vệ an ninh.
- Công tác dân vận, chính sách (xây dựng mối quan hệ bền vững với cấp ủy chính
quyền, nhân dân địa phương, các tổ chức CT-XH trên địa bàn; Chăm lo gia đình
CBCNV khó khăn, chính sách HPQĐ; chính sách xã hội cộng đồng).
- Công tác quần chúng: Công đoàn, thanh niên, phụ nữ.
3. Nguyên tắc tiến hành CTĐ, CTCT
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
tình hình thực tiễn của đất nước; đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và nhiệm
vụ của cách mạng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi tổ
chức, mọi người trong Quân đội, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các
tổ chức quần chúng.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu
quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.
=> CTĐ, CTCT trong Tập đoàn tiến hành đầy đủ các nội dung trên và tuân thủ
nghiêm các nguyên tắc chung, song nội dung cụ thể và phương pháp, cách làm được
vận dụng phù hợp với thực tiễn, đặc thù của doanh nghiệp.
4
4. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cơ quan Chính trị:
a. Chức năng:
- Cơ quan chính trị là thành phần quan trọng trong cơ chế lãnh đạo của Đảng
đối với QĐND. Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "ở mỗi cấp có chính ủy
(hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị đảm nhiệm
công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) của đơn vị, hoạt động dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan chính trị, chính ủy (chính trị
viên) cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cấp mình". (Đối với Tập đoàn
không có Chính ủy, chính trị viên; chủ trì CTĐ, CTCT là đ/c Bí thư cấp ủy).
- Thông qua hệ thống cơ quan chính trị, các cấp ủy Đảng, người lãnh đạo, chỉ huy tổ
chức thực hiện CTĐ, CTCT, hướng mọi hoạt động của mọi tổ chức, mọi con người, của
cán bộ chỉ huy, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và mọi quân nhân phấn đấu thực hiện
thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội, Tập đoàn
nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức mạnh chiến đấu của LLVT nhân
dân, không ngừng củng cố khả năng quốc phòng của đất nước, sẵn sàng đánh thắng mọi
kẻ thù xâm lược, bảo vệ công cuộc đổi mới, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Hoạt động của cơ quan chính trị các cấp là một bộ phận hoạt động quan trọng
nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với QĐND. Cơ quan chính trị các cấp
hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, người chủ trì cùng cấp và cấp
trên.
- Toàn bộ hoạt động của cơ quan chính trị của các cấp phải hướng vào nhiệm
vụ trọng tâm là bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối
với QĐND; tích cực xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, xây dựng tập đoàn phát triển.
- Hoạt động CTĐ, CTCT phải bám sát mục tiêu chiến đấu của quân đội, tác
động mạnh mẽ vào mọi hoạt động và mọi mặt đời sống của bộ đội; gắn bó chặt
chẽ với thực tiễn sản xuất kinh doanh, thực tiễn xây dựng, chiến đấu, học tập,
công tác, củng cố kỷ luật, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhân
viên, chiến sỹ.
b. Nhiệm vụ của cơ quan chính trị
- Nhiệm vụ của cơ quan chính trị là một thể thống nhất bao gồm: công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức; công tác cán bộ; công tác bảo vệ; công
tác chính sách; công tác dân vận... Những nội dung đó được tiến hành đồng thời
và gắn liền với mọi lĩnh vực hoạt động của quân đội, cũng như với từng đơn vị cụ
thể, hòa nhập với cuộc sống hằng ngày của mọi đảng viên, cán bộ, chiến sĩ trong
đơn vị.
5
- Để bảo đảm tăng cường hiệu lực cơ chế lãnh đạo, công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng phải chú ý nâng cao toàn diện cả chất lượng giáo dục nhận thức đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội; công tác thông tin,
tuyên truyền văn hóa, văn nghệ; công tác chỉ đạo tổ chức đời sống văn hóa- tinh
thần cho bộ đội cũng như nội dung công tác giáo dục chính trị ở các học viện, nhà
trường và các đơn vị. Đồng thời phải biết kết hợp chặt chẽ giữa công tác giáo dục
với công tác nghiên cứu lý luận; phát huy chức năng của các cơ quan nghiên cứu,
báo chí, xuất bản... tạo ra sức mạnh tổng hợp, xây dựng QĐND vững mạnh về
chính trị.
- Trong chỉ đạo công tác tổ chức, cơ quan chính trị các cấp phải tập trung vào
nhiệm vụ cơ bản là xây dựng các đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; chấp
hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất
trong Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc của Đảng đối với quân đội. Tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có chất lượng cao, số lượng cơ cấu hợp lý, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Cơ quan chính trị phải trực tiếp chăm lo xây dựng, củng cố và đẩy mạnh hoạt
động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức Công đoàn, Phụ
nữ... Phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối
với lực lượng vũ trang và tổ chức thực hiện tốt chính sách đó; chỉ đạo thực hiện
tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện tốt mối quan hệ đoàn kết quân dân,
thực hiện quân với dân một ý chí.
- Công tác tư tưởng và công tác tổ chức phải gắn chặt, đi sâu và tác động tích
cực tới những nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đồng thời phải quan tâm đầy đủ các
nhiệm vụ khác như giúp dân phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, xây dựng
lực lượng dự bị động viên, xây dựng hậu phương.
c. Mối quan hệ:
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan chính trị phải
giải quyết hài hòa các mối quan hệ, nhằm giữ vững nguyên tắc, chế độ, tăng cường hiệu
lực CTĐ, CTCT đối với đơn vị.
- Mối quan hệ giữa cơ quan chính trị với cấp ủy, Bí thư cấp ủy cùng cấp: là mối
quan hệ cơ bản, quyết định nhất. Đây là mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo và
phục tùng; giữa cơ quan lãnh đạo, người chủ trì về chính trị với cơ quan tham
mưu về hoạt động CTĐ, CTCT trong đơn vị. Thực hiện tốt mối quan hệ này là
nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho mọi mặt hoạt động CTĐ, CTCT đi đúng
đường lối chính trị, lý tưởng chiến đấu của Đảng và mục tiêu xây dựng quân đội.
Thực hiện mối quan hệ này, yêu cầu cơ quan chính trị phải chấp hành nghiêm
6
chỉnh, đầy đủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính ủy, chính trị viên trong
quá trình tổ chức thực hiện CTĐ, CTCT của đơn vị. Căn cứ vào chỉ thị, kế hoạch
CTĐ, CTCT của trên, nắm vững ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, ý định, kế hoạch của
chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị chủ động đề xuất nội dung, biện pháp
tiến hành CTĐ, CTCT sát với tình hình đơn vị, bảo đảm đạt được hiệu quả cao
nhất.
- Quan hệ giữa cơ quan chính trị cấp trên với cơ quan chính trị cấp dưới là
quan hệ giữa chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Cơ quan chính trị cấp dưới
đặt dưới sự chỉ đạo và chịu sự kiểm tra của cơ quan chính trị cấp trên; các chỉ thị,
kế hoạch, hướng dẫn của trên phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
trong đơn vị theo đúng nguyên tắc quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có
những vấn đề chưa phù hợp với tình hình đơn vị thì cơ quan chính trị phải báo
cáo lên trên xin chỉ thị, không được tùy tiên thay đổi. Trước những vấn đề mới
nảy sinh trong quá trình thực hiện, nếu nằm trong khuôn khổ chủ trương của cấp
trên, thì căn cứ vào tình hình cụ thể, cơ quan chính trị bàn bạc, giải quyết; nếu trái
với chủ trương của trên, thì nhất thiết phải thỉnh thị, báo cáo xin ý kiến mới được
giải quyết...
- Quan hệ giữa cơ quan chính trị và các cơ quan cùng cấp là quan hệ phối hợp
công tác. Cơ quan chính trị là một thành phần trong cơ cấu tổ chức, quản lý, chỉ
huy ở mỗi cấp, có quan hệ phối hợp công tác với mọi cơ quan trong đơn vị, nhằm
mục đích chung là bảo đảm cho đơn vị thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được
giao. Cơ quan chính trị cần chủ động phối hợp thực hiện đầy đủ mọi quy định,
hướng dẫn của các cơ quan khác đề ra cho toàn đơn vị và cùng nhau thực hiện kế
hoạch theo sự hợp đồng đã được thống nhất, v.v.
5. Hệ thống tổ chức ngành dọc Chính trị trong Tập đoàn
- Sơ đồ mô hình tổ chức ngành dọc chính trị (trên slide)
6. Tiêu chí, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với cán bộ Chính trị và người làm CTĐ,
CTCT trong Tập đoàn:
a. Tiêu chuẩn về phẩm chất:
- Phẩm chất đạo đức tốt. Có lai lịch chính trị, thành phần gia đình cơ bản, nhân
thân rõ ràng. Bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành với mục tiêu lý tưởng của
Đảng; gắn bó, xây dựng Quân đội, xây dựng Tập đoàn.
- Tận tụy với công việc, luôn gương mẫu tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ,
có uy tín trong đơn vị.
- Quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần và công tác chính sách hậu
phương đối với CBCNV trong đơn vị.
7
- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Tiêu chuẩn về tố chất, năng lực:
- Có khả năng nhận biết và tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị giải quyết
các vấn đề mới phát sinh, nhạy cảm, phức tạp của đơn vị.
- Có khả năng tiếp thu nhanh, nhạy và biết cụ thể hóa, tham mưu thực hiện ý
định của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị.
- Có khả năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ và giải quyết các mâu thuẫn
có hiệu quả trong đơn vị.
- Có khả năng thuyết trình, viết, vận động, thuyết phục, triển khai các hoạt động
CTĐ, CTCT.
c. Tiêu chuẩn qua cơ sở:
- Cán bộ Chính trị phải am hiểu hoạt động SXKD của đơn vị. Đã đi qua cơ sở
(ít nhất 1 năm) và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Có thành tích, đóng góp được ghi nhận.
d. Tiêu chuẩn về đào tạo:
- Trình độ: Đại học chính quy trở lên.
- Chuyên môn: Các chuyên ngành về chính trị, khoa học xã hội, kỹ thuật, kinh
doanh, giáo dục.
- Đã qua đào tạo chuyển loại chính trị hoặc đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp
vụ CTĐ, CTCT do Tập đoàn tổ chức (Nắm vững các nguyên tắc tiến hành CTĐ,
CTCT, hiểu biết lý luận chính trị, vận dụng phù hợp vào thực tiễn).
e. Tiêu chuẩn về đối tượng:
- Là Sĩ quan, QNCN, CNVQP, HĐLĐ có thời gian công tác trong Tập đoàn từ
02 năm trở lên.
- Ưu tiên đội ngũ sĩ quan, sĩ quan chính trị tốt nghiệp các học viện, nhà trường
trong quân đội cho Phòng Chính trị các TCT, Cty, Trung tâm, Viện trực thuộc
Tập đoàn.

8
Phần 2: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CTĐ, CTCT TRONG TẬP ĐOÀN
I. CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, văn nghệ
a. Tuyên truyền giáo dục:
Nhiệm vụ:
- Xây dựng các chỉ thị, kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục bảo đảm
đúng quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai tổ chức
thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác đã được phê duyệt.
- Tổ chức theo dõi, tiếp nhận thông tin, nắm tình hình và kết quả công tác giáo
dục chính trị tư tưởng tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Kịp thời đề xuất báo cáo
giải pháp xử lý các luồng tư tưởng không tốt trong đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, kế hoạch, chương trình giáo dục chính
trị, nắm và giải quyết tình hình tư tưởng của các cơ quan, đơn vị.
- Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục
với cấp trên và thông báo đến các đầu mối trực thuộc đơn vị theo quy định.
Nội dung giáo dục: Tập trung vào các nội dung:
- Lịch sử, truyền thống, Giá trị cốt lõi, Chuẩn mực văn hóa Viettel; Bộ quy tắc
ứng xử Viettel; Văn hóa, binh pháp Viettel;
- Các chuyên đề: Theo nội dung chương trình Giáo dục chính trị hàng năm do
Tổng cục Chính trị quy định; chuyên đề do Cơ quan Chính trị Tập đoàn và các
đơn vị tự biên soạn (Như: Xây dựng Đạo đức, khát vọng Viettel; Yêu Viettel vì
VIETTEL; Làm việc vớitinh thần thời chiến; Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp
Viêttel; Xây dựng đạo đức trong kinh doanh, Trung thực - Trách nhiệm - Nói đi
đôi với làm; Tự tin, tự lực, tự cường xây dựng thành công Tổ hợp CNQP CN; Việc
khó nhất, người giỏi nhất, công nghệ mới nhất…).
Hình thức:
- Tổ chức lớp học tập trung theo phân cấp;
- Thông qua sinh hoạt các tổ chức;
- CBNV tự học tập, nghiên cứu thông qua hệ thống Elearning, gửi tài liệu qua
mail cá nhân…
b. Nắm và giải quyết tư tưởng: Theo dõi, kiểm tra, định hướng tư tưởng
Hàng ngày, hàng tuần Lãnh đạo,chỉ huy phải kiểm tra, theo dõi việc thực hiện
nhiệm vụ của các bộ phận để phát hiện những biểu hiện nhận thức sai, nhận thức

9
không thống nhất, những chỉ tiêu khó hoàn thành, những giải pháp không khả thi,
những hành vi, tư tưởng tiêu cực… để thống nhất phương pháp giải quyết.
Nội dung nắm tư tưởng:
- Hoàn cảnh xã hội, lịch sử gia đình, môi trường làm việc của CBCNV.
- Biểu hiện, hiện tượng tư tưởng, tâm trạng của CBCNV.
- Diễn biến quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCNV.
- Các mối quan hệ của CBCNV.
Từ đó, phân tích, tổng hợp, rút ra đánh giá tư tưởng của cá nhân, tập thể.
Phương pháp nắm tư tưởng:
- Nắm trực tiếp:
 Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, trò chuyện;
 Quan sát hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, tác phong;
 Giao việc và thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao để đánh giá.
- Nắm gián tiếp:
 Thông qua hồ sơ, lý lịch để biết lịch sử bản thân;
 Thông qua báo cáo của các tổ chức;
 Thông qua dư luận, phản ánh của CBCNV trong đơn vị cơ sở.
Phân tích, đánh giá tư tưởng:
- Từ những thông tin nắm bắt được, phân tích, so sánh, tìm ra những vấn đề về
tư tưởng, ví dụ như: Tích cực, say mê với công việc; vui vẻ, phấn khởi hay biểu
hiện trung bình chủ nghĩa, đùn đẩy, né trách công việc, tranh công, đổ lỗi; mất
đoàn kết; quan liêu, thiếu trung thực…
- Qua những biểu hiện nắm được, tiến hành phân tích, lập luận tìm ra bản chất
vấn đề, nguyên nhân và dự báo diễn biến.
- Phân loại tư tưởng tìm biện pháp giải quyết (Nếu là vấn đề phổ biến, nghiêm
trọng cần phải tập trung lãnh đạo, giải quyết ngay, không để kéo dài).
Giải quyết tình hình tư tưởng: Trên cơ sở nắm chắc bản chất và nguyên nhân
biểu hiện tư tưởng của tập thể, cá nhân để bàn bạc với Ban Giám đốc đề ra
biện pháp giải quyết phù hợp:
- Nếu do nhận thức chưa đúng phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục (căn cứ vào
số lượng CBCNV nhận thức chưa đúng để tổ chức giáo dục cho phù hợp: gặp gỡ
trò chuyện trực tiếp hoặc tổ chức sinh hoạt, đối thoại…)
- Nếu do môi trường làm việc (chỉ huy quan liêu, không dân chủ, thưởng phạt
không công minh, đánh giá kết quả làm việc không khách quan, …): Phải tập

10
trung xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, dân chủ, chân thành,
lấy giải pháp làm gương của cán bộ chủ trì đơn vị cơ sở, phòng ban, trung tâm để
làm khâu đột phá.
- Nếu nguyên nhân do cá nhân, do bên ngoài tác động ví dụ như: biểu hiện cờ
bạc, lô đề, vay nặng lãi, quan hệ bất chính, … phải phối hợp với các cơ quan, gia
đình, địa phương, bạn bè để tiến hành giải quyết.
2. Công tác thi đua khen thưởng
Mục tiêu: Khơi dậy tinh thần nhiệt huyết, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo
bước đột phá, tìm ra giải pháp, cách làm mới khác biệt thi đua với chính
mình, thi đua hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ghi nhận, tôn
vinh thành tích của các tập thể, cá nhân.
Phương pháp, Cách làm:
- Lựa chọn nội dung: Căn cứ chỉ tiêu nhiệm vụ trong tháng, xác định nhiệm vụ,
chỉ tiêu khó, mới, có tính chất quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị
cơ sở trong tháng (chỉ tập trung vào 1-2 chỉ tiêu).
- Xây dựng kế hoạch phát động thi đua: Trên cơ sở chỉ tiêu đã chọn, Bí thư Đảng
bộ (Chi bộ) trao đổi thống nhất với Ban Giám đốc đơn vị cơ sở chỉ đạo tổ chức chính
quyền hoặc tổ chức quần chúng (Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn) xây dựng kế hoạch
phát động thi đua đột kích bao gồm các nội dung chính:
 Căn cứ (Tại sao phải tổ chức phát động?)
 Mục đích, yêu cầu
 Đánh giá kết quả đợt thi đua đột kích tháng trước (nếu có)
 Lựa chọn chủ đề
 Nội dung chỉ tiêu thi đua
 Lực lượng thực hiện
 Thời gian, địa điểm thực hiện
Yêu cầu:
- Các đơn vị phải có sổ theo dõi phát động, đăng ký giao ước thi đua, kết quả
phong trào thi đua (có số liệu minh họa cụ thể) danh sách các tập thể, cá nhân
được biểu dương, khen thưởng trong các phong trào thi đua đột kích của đơn vị.
- Cá nhân có bản đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua hàng năm.
3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ

11
Mục tiêu: Nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV, xây dựng nền tảng tư
tưởng, giá trị cốt lõi của người Viettel, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp,
tạo động lực thúc đẩy đơn vị cơ sở hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ SXKD.
Cách làm:
- Xây dựng môi trường văn hóa:
 Xây dựng môi trường tự nhiên:
o Cảnh quan xung quanh đơn vị, sân, hành lang, cầu thang, phòng làm việc,
bàn làm việc của CBCNV gọn, sạch, sắp xếp ngăn nắp, khoa học.
o Làm tốt công tác vệ sinh và an toàn lao động.
 Môi trường xã hội:
o Giáo dục và xây dựng nền tảng tư tưởng, giá trị văn hóa Viettel trở thành
nhận thức và hành động của CBCNV.
o Duy trì nghiêm kỷ luật, nề nếp chính quy.
o Xây dựng môi trường dân chủ, đoàn kết
 Yêu cầu: Xây dựng môi trường văn hóa phải trở thành thói quen, việc làm
hàng ngày của CBCNV, đặc biệt là việc làm gương của BGĐ đơn vị cơ sở,
trưởng phòng, ban, giám đốc trung tâm quận, huyện; mỗi tuần đơn vị cơ sở
chọn một chủ đề về xây dựng môi trường văn hóa để triển khai và thực hiện
(ví dụ như tuần lễ về lễ tiết, tác phong; tuần lê về sắp xếp nơi làm việc; tuần
lễ vệ sinh môi trường…).
- Tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ: Căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ của đơn
vị cơ sở, các hoạt động kỷ niệm, lễ hội…của địa bàn, địa phương, để tổ chức hoạt
động văn hóa, văn nghệ cho phù hợp, trong đó tập trung vào một số hoạt động:
 Tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ
 Tổ chức giải thể thao, giao hữu thể thao
 Tham gia các hội thi, hội diễn
 Tham gia các hoạt động văn hóa của địa phương…
 Đặc biệt hiện nay, 2 năm 1 lần Tập đoàn tổ chức Cuộc thi Tài năng nghệ
thuật Viettel từ cấp cơ sở đến chung kết toàn cầu; 2 năm tổ chứ 1 kỳ
Worldcup Viettel vừa góp phần xây dựng môi trường văn hóa vừa tạo sự gắn
kết trrong đại gia đình Viettel.
 Yêu cầu: Tổ chức các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm vừa nâng
cao đời sống tinh thần vừa góp phần hoàn thành nhiệm vụ đơn vị cơ sở; phải
có kế hoạch cụ thể được phê duyệt của chỉ huy đơn vị.
12
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
1. Công tác đảng ủy, chi ủy
- Thực hiện nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
- Chế độ sinh hoạt Đảng ủy, chi ủy ( ra NQ tổ chức thực hiện NQ, Chế độ phê tự
phê bình, chế độ học tập Điều lệ Đảng, các NQ chỉ thị quy định của Trung ương và
của cấp ủy đảng các cấp).
- Kiện toàn tổ chức đảng, kiện toàn cấp ủy viên, bồi dưỡng cấp ủy viên
2. Công tác đảng viên.
- Công tác quản lý đảng viên: (Chính trị tư tưởng, năng lực công tác, tác phong,
đạo đức lối sống, quan hệ với quần chúng, đồng chí, vai trò gương mẫu, thực hiện
nhiệm vụ chấp hành quy định, giữ đoàn kết nội bộ,..) . Quản lý hồ sơ đảng viên.
- Công tác bồi dưỡng tạo nguồn, xem xét kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên
chính thức, xem xét kỷ luật đảng xóa tên, khai trừ đảng.
3. CTĐ, CTCT trong thực hiện nhiệm vụ SXKD và trong thực hiện các nhiệm
vụ khác (công tác kỹ thuật, Phòng chống thiên tai lụt bão,..)
III. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CHI BỘ
1. Nhiệm vụ:
- Ra nghị quyết lãnh đạo có nhiệm vụ về KT, GS
- Xây dựng KH KT, GS năm trong Kế hoạch XD chi bộ TSVM.
- Tổ chức học tập Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của
cấp trên về CTKT, GS và kỷ luật cho đảng viên.
- Kiểm tra, giám sát mọi đảng viên sinh hoạt trong chi bộ và chịu sự KT, GS của
tổ chức đảng cấp trên.
- Xem xét xử lý kỷ luật đảng viên và cán bộ trong chi bộ.
- Xem xét, giải quyết tố cáo đối với đảng viên trong chi bộ.
- Kiểm tra việc thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí
2. Kiểm tra đảng viên của chi bộ
Kiểm tra định kỳ đối với đảng viên
- Nội dung kiểm tra:
 Quan điểm chính trị, lập trường tư tưỏng đối với đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội.
 Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, chức trách nhiệm vụ được giao, thực hiện
nghị quyết của chi bộ và nhiệm vụ do chi bộ phân công.

13
 Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc
tập trung dân chủ.
 Ý thức rèn luyện chấp hành kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. kỷ luật quân
đội, quy định của đơn vị, tinh thần đoàn kết thống nhất nội bộ, giữ gìn phẩm
chất đạo đức của người đảng viên.
 Kiểm tra những nội dung của Quy định của Ban Chấp hành TW về đảng viên
học tập phấn đấu rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kiểm tra
những nội dung theo quy định đảng viên không được làm.
 Kiểm tra đảng viên khắc phục khuyết điểm theo NQTW4, khóa XII
- Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra mọi đảng viên trong chi bộ, nhưng trước hết
kiểm tra đảng viên đảm nhiệm những công tác trọng yếu, (lãnh đạo, chỉ huy, quản
lý vật tư, tài chính, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ thấp, đảng viên có dấu hiệu vi
phạm...).
3. Giám sát đảng viên
- Đối tượng GS: Chi bộ GS mọi đảng viên trong chi bộ, kể cả cấp ủy viên các
cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
Chú ý: Tập trung giám sát những đảng viên công tác trên các lĩnh vực: chỉ huy điều
hành; thuê, xây dựng nhà trạm; thuê trụ sở, siêu thị; tuyển dụng lao động; công tác tài
chính; mua sắm; những việc nhậy cảm dễ vi phạm trong SXKD; phẩm chất đạo đức, lối
sống, tác phong sinh hoạt, đoàn kết.
- Nội dung GS:
 Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; Tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật,
tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất; phẩm chất đạo đức.
 Thực hiện nghị quyết chi bộ, nhiệm vụ chi bộ giao; nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng
viên, thực hiện chức trách nhiệm vụ; quy định những điều đảng viên không
được làm; mối quan hệ với tổ chức đảng nơi cư trú. GS việc khắc phục khuyết
điểm theo NQTW4.
IV. CÔNG TÁC CÁN BỘ:
1. Nguyên tắc công tác cán bộ: Gồm 2 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thứ Nhất: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của bí thư, người chỉ huy (sau đây
gọi chung là người đứng đầu), cơ quan chính trị các cấp, các ngành trong Tập
đoàn.

14
 Đối với Đảng uỷ Tập đoàn: Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương,
chính sách, quy chế, quyết định của cấp trên; đề ra chủ trương, quy chế,
quy định về công tác cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đi
đôi với phát huy trách nhiệm các cấp, các ngành trong quản lý, xây dựng
đội ngũ cán bộ của Tập đoàn.
 Đối với các cấp uỷ đảng trực thuộc ĐU Tập đoàn thống nhất lãnh đạo, chỉ
đạo và kiểm tra toàn diện về công tác cán bộ; trực tiếp quản lý cán bộ theo
phân cấp.
- Nguyên tắc thứ Hai: Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể cấp uỷ
quyết định, đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người
đứng đầu trong đơn vị, cụ thể là:
 Những vấn đề về chủ trương, chính sách và nội dung quản lý cán bộ như:
Đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, thực hiện chính sách
cán bộ (sau đây gọi là những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ) phải do
tập thể cấp uỷ thảo luận và quyết định theo đa số. Những vấn đề về cán bộ
và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền cấp trên quyết định, tập thể cấp uỷ
(cấp đề nghị) đã thảo luận và quyết nghị đề nghị, nhưng ý kiến của cấp uỷ
khác với ý kiến của người đứng đầu trong đơn vị thì phải báo cáo đầy đủ
lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
 Người đứng đầu của đơn vị phải đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của
tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
 Thực hiện cá nhân, tổ chức đề xuất, cơ quan chính trị thẩm định, tập thể
cấp uỷ quyết định về cán bộ và công tác cán bộ; đồng thời chịu trách nhiệm
về việc thực hiện trên.
2. Nội dung chủ yếu của công tác cán bộ ở Đơn vị cơ sở
a. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ cấp Đơn vị cơ sở
Tiêu chuẩn về Phẩm chất chính trị:
- Có lai lịch chính trị, thành phần gia đình cơ bản, nhân thân rõ ràng. Bản lĩnh
chính trị vững vàng; trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, Tổ quốc và nhân
dân; gắn bó, xây dựng Quân đội, xây dựng Tập đoàn.
- Phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, giản dị,
trung thực, đoàn kết tốt.
- Tận tụy với công việc, luôn gương mẫu tiền phong trong thực hiện nhiệm vụ,
có uy tín cao trong cơ quan, đơn vị, nhân dân nơi đóng quân.

15
- Quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần và công tác chính sách hậu
phương đối với CBCNV thuộc quyền.
- Thấm nhuần nền tảng tư tưởng Viettel.
- Có khát vọng xây dựng Viettel trở thành một Tập đoàn Công nghiệp Viễn
thông toàn cầu.
Tiêu chuẩn về Tâm:
- Nói là làm, cùng một lúc làm được nhiều việc và làm đến cùng, làm triệt để.
- Dám làm và nhận việc khó, việc mới về mình.
- Sẵn sàng làm nhiều hơn phần việc của mình.
- Luôn đặt lợi ích tập thể lên trước.
- Có trách nhiệm và luôn chăm lo cho mọi người xung quanh.
- Luôn mong muốn tổ chức phát triển.
Tiêu chuẩn về Kinh nghiệm:
- Cán bộ được xem xét giao nhiệm vụ với các chức danh cao hơn phải được rèn
luyện, khẳng định, trưởng thành qua cấp cơ sở, cụ thể là đã qua một trong các
chức danh thấp hơn một cấp so với chức danh mới được giao nhiệm vụ. Thời gian
giữ chức ở cơ sở ít nhất từ 01 năm trở lên.
- Trường hợp đặc biệt có thể xem xét giao nhiệm vụ cho cán bộ với chức danh
mới cao hơn từ 02 (hai) cấp trở lên so với chức danh hiện tại.
b. Về Công tác quy hoạch:
- Tạo sự chủ động; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững
chắc giữa các thế hệ cán bộ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn để phát
hiện những nhân tố mới, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo.
- Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đặt dưới sự lãnh đạo tập
trung, thống nhất của các cấp uỷ đảng.
- Quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán
bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp
xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền
đề cho việc bố trí cán bộ và cho quy hoạch cán bộ; đồng thời quy hoạch cán bộ là
cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.
- Thực hiện quy hoạch "động" và "mở": một chức danh có thể quy hoạch nhiều
người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch phải luôn được
xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quy hoạch những
16
người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân
tố mới có triển vọng.
- Quy hoạch cán bộ phải vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy sự phấn đấu vươn lên của cán
bộ; không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ.
V. CÔNG TÁC DÂN VẬN - CHÍNH SÁCH
1. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Dân chủ cơ sở nhằm đảm bảo cho CBCNV thực hiện quyền làm chủ của mình
trực tiếp ở cơ quan, đơn vị công tác. Xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất, ổn
định về chính trị, tư tưởng. Tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động SXKD, thực hiện nhiệm vụ ANQP và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ được giao. Xây dựng tổ chức đảng TSVM, đơn vị VMTD, phát triển bền vững.
Nội dung thực hiện dân chủ cơ sở, như sau:
a. Những việc chỉ huy đơn vị phải công khai đến CBCNV
- Đặc điểm tình hình nhiệm vụ (trừ nhiệm vụ thuộc bí mật quân sự), phương hướng
phát triển, kế hoạch SXKD hàng năm, những chủ trương biện pháp lớn trong đổi
mới tổ chức, đổi mới phương thức quản lý của đơn vị.
- Nghị quyết lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ, chương trình, kế hoạch hành động của
tổ chức quần chúng (những vấn đề liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm,
quyền lợi của CBCNV; đoàn viên, hội viên) và phong trào thi đua Quyết thắng trong
đơn vị.
- Những chế độ chính sách, quy chế, quy định của Nhà nước, BQP và Tập đoàn
liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của CBCNV.
- Kết quả hoạt động của thanh tra trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị.
- Những quy chế, quy định, nội quy của Tập đoàn, đơn vị liên quan trực tiếp đến
nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, chức trách nhiệm vụ của CBCNV.
b. Phương thức công khai những nội dung trên
Tùy theo nội dung công khai, chỉ huy đơn vị chủ trì phối hợp với tổ chức Công
đoàn cơ sở lựa chọn những hình thức công khai sau:
- Thông qua Hội nghị người lao động trong đơn vị.
- Thông báo trong các cuộc họp định kỳ hoặc hội nghị giao ban.
- Phổ biến trong các cuộc họp của các tổ chức quần chúng.
- Thông báo bằng văn bản, bản tin, niêm yết công khai hoặc phát thanh nội bộ,
trang tin điện tử, trang tin nội bộ của đơn vị.
17
- CBCNV được quyền chất vấn Ban Giám đốc (chỉ huy đơn vị); Ban Giám đốc
(chỉ huy đơn vị) có trách nhiệm phúc đáp lại, giải thích làm sáng tỏ những thắc mắc
của CBCNV.
c. Hình thức chủ yếu để CBCNV đóng góp ý kiến
- CBCNV đóng góp ý kiến thông qua nhiều hình thức, như: Qua Hội nghị công nhân
viên chức; Hội nghị cán bộ thường kỳ và bất thường; Sinh hoạt của đơn vị hoặc tổ chức
quần chúng; Trực tiếp đóng góp ý kiến; bằng văn bản, Qua hòm thư, thư điện tử.
- Cấp uỷ đảng, Ban Giám đốc (chỉ huy đơn vị), BCH các tổ chức quần chúng có
trách nhiệm tiếp thu, nghiên cứu, chọn lọc và phản ánh kết quả do CBCNV và người lao
động đóng góp ý kiến.
- Mọi CBCNV phải chấp hành nghiêm quyết định của cấp uỷ, Giám đốc (chỉ
huy đơn vị) và chương trình của tổ chức quần chúng quần chúng mà mình được
tham gia.
- Nội dung, phạm vi đóng góp của CBCNV phải thể hiện tinh thần xây dựng đơn
vị, đúng quy trình, quy định và tôn trọng Pháp luật.
d. Thực hiện đối thoại định kỳ nơi làm việc
- Định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc khi có yêu cầu của một bên) thì BCH Công đoàn
cơ sở (đại diện tập thể lao động) và người sử dụng lao động tiến hành đối thoại
định kỳ tại nơi làm việc.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại
định kỳ và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện
tử của đơn vị. Người sử dụng lao động và Chủ tịch công đoàn cơ sở có kế hoạch cụ thể
để triển khai những nội dung đã thống nhất trong cuộc đối thoại.
- BCH Công đoàn cơ sở tuyên truyền về kết quả đối thoại; đồng thời vận động người
lao động thực hiện nghiêm túc những nội dung đã được thống nhất trong cuộc đối thoại
theo biên bản đối thoại.
- Chủ động, cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với biểu hiện quan liêu, dân chủ hình
thức, hoặc lợi dụng dân chủ để gây bè phái, mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín
lãnh đạo, uy tín cán bộ, đơn vị và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
e. Thực hiện Hội nghị người lao động (Công đoàn hướng dẫn cụ thể)
2. Thực hiện công tác chính sách
a. Nội dung công tác chính sách ở đơn vị cơ sở
- Tặng quà, gửi thư, bưu thiếp, thăm hỏi các đối tượng trong dịp lễ tết (Gia đình
CBCNV trong nước và công tác nước ngoài); Kết hôn, sinh con, ốm đau.
- Tổ chức tặng quà CBCNV khi nghỉ hưu; Thăm viếng (CBCNV, thân nhân
CBCNV; CBCNV đã nghỉ hưu, thân nhân CBCNV đã nghỉ hưu) từ trần.
18
- Trợ cấp khó khăn đột xuất đối với CBCNV và thân nhân chủ yếu của CBCNV
mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn, hoả hoạn, thiên tai lũ lụt,… từ trần do thực hiện
nhiệm vụ.
- Phối hợp thực hiện giải quyết thủ tục của các chế độ (Ốm đau; Thai sản; Hưu
trí; Tử tuất).
- Phối hợp thực hiện các chế độ chính sách đặc thù của Tập đoàn (Hỗ trợ mua nhà;
Hỗ trợ mua Bảo hiểm thân thể; Hỗ trợ Khám bệnh; Hỗ trợ khi nghỉ hưu tại Tập đoàn;
Hỗ trợ hiếm muộn; Hoạt động của Hội truyền thống Tập đoàn, đơn vị…).
- Nghiên cứu, phản ánh, đề xuất với cấp trên và tổ chức quán triệt, giải thích cho
CBCNV về chế độ chính sách (Chính sách tiền lương, tiền thưởng, khoán lương,
ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, ...).
- Tham gia hoạt động công tác chính sách xã hội (bên ngoài đơn vị); Chính sách
HPQĐ.
 Cùng với thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo, nội dung về công tác dân vận
và công tác chính sách, hậu phương, gia đình CBCNV; Cấp ủy, chỉ huy đơn
vị cơ sở và CBCNV tại cơ quan, đơn vị trong Tập đoàn có trách nhiệm thực
hiện tốt hoạt động chính sách xã hội, từ thiện, cộng đồng theo đúng triết lý
Viettel “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, cộng đồng”.
 Các hoạt động chính sách xã hội, từ thiện, cộng đồng luôn được gắn liền, song
hành với thực hiện tốt công tác dân vận ở cơ sở. Từng đơn vị cơ sở và CBCNV
khi được giao thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm để thực hiện đúng quan
điểm triết lý Viettel và các quy định, hướng dẫn. Đảm bảo xây dựng, duy trì tốt
các mối quan hệ, hoạt động lâu dài, xây dựng tính bền vững, sâu sắc, phù hợp và
có hiệu quả. Cần tránh biểu hiện và cách làm theo kiểu thời vụ, hời hợt, hoặc
quan hệ theo kiểu vụ lợi trước mắt.
b. Nội dung cần nắm bắt, theo dõi để thực hiện tốt công tác chính sách
- Điều kiện, hoàn cảnh gia đình CBCNV, đặc điểm địa phương và công việc từng
chức danh và khu vực công tác (điều kiện địa hình, địa bàn công tác, gia đình chính
sách, gia đình neo người, CBCNV hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, ...).
- Trong dịp ngày lễ, Tết, ngày diễn ra sự kiện lớn của Quân đội, đất nước, địa
phương, đơn vị,… để quan tâm tổ chức triển khai các hoạt động chính sách cho
phù hợp.
- Văn bản hiện hành (của Nhà nước, Quân đội, Tập đoàn, đơn vị) về chế độ chính
sách đối với CBCNV, thân nhân và gia đình CBCNV:
 Bộ Luật lao động; Luật BHXH; Luật BHYT;

19
 Thỏa ước lao động tập thể; Nội quy lao động của Tập đoàn.
 Quy chế công tác Chính sách trong Tập đoàn CN-Viễn thông Quân đội…
- Thực hiện công tác chính sách và hậu phương gia đình CBCNV phải đúng quan
điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Tập đoàn, đảm bảo đúng chính sách,
đầy đủ, kịp thời và thể hiện nét đẹp, tính nhân văn. Làm tốt công tác chính sách nhằm
quan tâm, chăm lo, động viên để mọi người lao động toàn tâm, toàn ý sẵn sàng nhận và
hoàn thành tốt mội nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.
c. Hoạt động chính sách xã hội bên ngoài Tập đoàn: Thực hiện triết lý “Kinh
doanh gắn với trách nhiệm xã hội”.
d. Thực hiện công tác dân vận
- Công tác Dân vận là vận động tất cả mọi lực lượng của mỗi một người dân
không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những
công việc nên làm, những công việc mà Đảng, Chính phủ, Quân đội và Tập đoàn
giao cho.
- Công tác dân vận góp phần tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ đảng, chính quyền,
tổ chức CT-XH và nhân dân địa phương. Tạo môi trường thuận lợi trong xây dựng,
củng cố, vận hành và bảo vệ mạng lưới, quảng bá, giữ gìn thương hiệu Viettel, thực
hiện nhiệm vụ SXKD, nhiệm vụ ANQP. Công tác dân vận góp phần xây dựng, củng
cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, BVTQ và
CNH - HĐH đất nước.
- Mọi CBCNV khi tiếp xúc làm việc với cơ quan, đơn vị phải chấp hành nghiêm
kỷ luật của Quân đội và kỷ luật khi quan hệ với nhân dân.
Phương châm công tác dân vận
- Phương châm tiến hành công tác dân vận là: Nghe dân nói, nói dân hiểu; làm dân tin.
- Thực hiện phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Trọng dân, gần dân, hiểu
dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.
Nội dung công tác dân vận.
- Quán triệt, vận động CBCNV trong đơn vị chấp hành nghiêm chính sách của
Đảng, Nhà nước, Quân đội.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nơi đơn vị công tác tạo điều kiện để đơn vị thực
hiện nhiệm vụ xây dựng mạng lưới, tổ chức SXKD và tham gia bảo đảm an toàn hạ tầng
mạng lưới Viettel trên địa bàn.
- Xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với cấp ủy đảng, chính
quyền, các đơm vị LLVT, các doanh nghiệp, các tổ chức CT-XH, nghề nghiệp,…
trên địa bàn. Quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ nhau, giúp nhau hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ và cùng phát triển.
20
- Tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; Tham gia các
chương trình Mục tiêu quốc gia “Xây dựng Nông thôn mới”, “Giảm nghèo bền
vững”; Giúp dân ứng dụng VT-CNTT vào mọi mặt đời sống để phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; Tích cực tham gia
hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, từ thiện và tham gia phát triển KT-VH-XH trên các
địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đảng và chủ trương của Chính
phủ về xây dựng thế trận lòng dân và an sinh xã hội (nhất là các đối tượng người
có công CM, đồng bào DTTS, tôn giáo và vùng biên giới, hải đảo, căn cứ địa CM,
nơi ĐKKK, KT-VH-XH chậm phát triển).
- Thành lập tổ Công tác dân vận ở đơn vị cơ sở. Thông qua hoạt động SXKD ở cơ
sở, đội ngũ nhân viên quản lý địa bàn để tuyên truyền vận động, nắm, hiểu được tình
hình cơ sở, địa phương, địa bàn và nhu cầu của quần chúng nhân dân tham mưu, đề
xuất hoạt động cho phù hợp.
- Kết hợp các hoạt động kinh doanh, bán hàng với các hoạt động của đơn vị để làm
công tác dân vận. Các hoạt động phải bám sát quan điểm chỉ đạo và hướng dẫn của cơ
quan cấp trên; Tổ chức bằng nhiều hình thức cho phù hợp, nhưng hiệu quả.
VI. CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH
1. Bảo vệ chính trị nội bộ
Nhiệm vụ:
- Bảo vệ chính trị tư tưởng: Chống tư tưởng tự thỏa mãn, hưởng thụ, trung bình
chủ nghĩa, tự chuyển hóa trong nội bộ đơn vị, đảm bảo cho CBCNV gắn bó với
đơn vị, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Bảo vệ tổ chức, bảo vệ con người, bảo vệ sinh mệnh chính trị của CBCNV;
bảo vệ danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy; bảo vệ uy tín, thương
hiệu của Tập đoàn.
- Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động tác động, móc nối, lôi kéo, cài cắm
phần tử xấu vào nội bộ đơn vị.
- Phân loại chất lượng chính trị nội bộ đối với CBCNV trong đơn. Tiêu chí phân
thành 03 loại như sau:
 Loại 1:
o Lập trường tư tưởng vững vàng, xác định và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
o Có ý thức trách nhiệm trong xây dựng đơn vị, hiệu quả công việc cao.
o Chấp hành nghiêm chế độ, nền nếp quy định của Tập đoàn, đơn vị.
 Loại 2:
o Tư tưởng an tâm, hoàn thành nhiệm vụ ở mức khá.
21
o Có ý thức trách nhiệm trong xây dựng đơn vị.
o Chấp hành chế độ, nề nếp của Tập đoàn, đơn vị có nội dung chưa nghiêm.
 Loại 3:
o Có biểu hiện tư tưởng thiếu an tâm, hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung
bình trở xuống.
o Ý thức xây dựng đơn vị và tính tự giác chưa cao, gây mất đoàn kết nội bộ.
o Phát hiện vi phạm khi phân loại.
Đầu mối phân loại: Phòng, Ban, Trung tâm quận/huyện.
Chú ý: Đối với CBCNV phân loại chất lượng chính trị nội bộ loại 3 phải nêu
rõ lý do. Cấp ủy, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp phải có biện pháp nhắc nhở, uốn
nắn kịp thời.
Lập và quản lý danh sách trích ngang cán bộ chủ trì; CBCNV làm việc tại các
cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu; CBCNV có người thân ở nước ngoài; là người
dân tộc thiểu số; theo tôn giáo; đã từng học tập ở nước ngoài.
2. Công tác xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn:
Nhiệm vụ:
- Nhằm xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức; đảm bảo cho đơn vị hoạt động SXKD có hiệu quả, đúng pháp luật, đảm bảo
an toàn về người, tài sản, tiền hàng.
- Đơn vị tham gia tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn công tác. CBCNV trong đơn vị chấp hành và thực hiện nghiêm
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, quy định của
địa phương, không tham gia các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng địa phương
vững mạnh.
3. Công tác Đối ngoại quân sự:
Nhiệm vụ: Quản lý chặt chẽ và bảo đảm bí mật, an toàn trong hoạt động cử
CBCNV đi nước ngoài và đối tác nước ngoài đến tiếp xúc, làm việc tại đơn vị.
- Đối với đoàn ra: Khi có CBCNV đi học tập, công tác, lao động, giải quyết
việc riêng, tham quan du lịch tại nước ngoài:
 Cấp ủy, chỉ huy đơn vị lựa chọn nhân sự đúng đối tượng, đảm bảo tiêu chuẩn
và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cho phù hợp với chuyến đi.
 Làm thủ tục hồ sơ gửi Tập đoàn phê duyệt.
 Tổ chức giao nhiệm vụ, quán triệt thực hiện các quy định về đối ngoại quân
sự cho CBCNV trước khi đi nước ngoài.
22
 Quản lý, theo dõi trong quá trình CBCNV ở nước ngoài.
 Khi CBCNV đi nước ngoài trở về, yêu cầu báo cáo kết quả chuyến đi gửi
các cơ quan chức năng; nộp hộ chiếu về văn thư theo quy định.
- Lưu ý trường hợp CBCNV đi tham quan, du lịch tại nước ngoài: chỉ áp dụng
cho đối tượng là HĐLĐ và giải quyết hài hòa giữa nhu cầu của người lao động
với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Đối với đoàn vào:
- Khi có nhu cầu tiếp xúc, làm việc với đối tác nước ngoài, đơn vị làm thủ tục,
hồ sơ gửi Ban Pháp chế Tập đoàn để phê duyệt; gồm:
 Kế hoạch hoặc tờ trình xin tiếp xúc, làm việc với đối tác nước ngoài
 Thư giới thiệu của đối tác.
 Bản phô-tô hộ chiếu hoặc chứng minh thư của nhân viên đối tác.
- Thông báo lịch làm việc cho đối tác (khi tờ trình đã được phê duyệt).
- Tổ chức tiếp xúc, làm việc với đối tác theo chương trình, kế hoạch đã được
phê duyệt.
- Báo cáo kết quả làm việc với đối tác nước ngoài theo quy định.
Thực hiện theo Quy định tổ chức và quản lý các hoạt động đối ngoại quân sự
của Tập đoàn.
4. Công tác bảo vệ bí mật:
Nhiệm vụ: Bảo vệ bí mật sản xuất kinh doanh của đơn vị, phòng ngừa nguy cơ
lộ, lọt bí mật, đảm bảo đơn vị hoạt thành tốt nhiệm vụ.
- Xác lập danh mục bí mật của đơn vị.
- Tổ chức quán triệt quy chế bảo vệ bí mật cho CBCNV trong đơn vị để nâng
cao ý thức chấp hành quy định về bảo vệ bí mật, an toàn thông tin.
- Tổ chức thực hiện các quy định bảo vệ bí mật trong các khâu: soạn thảo, in
ấn, vận chuyển, giao nhận, lưu trữ tài liệu mật của đơn vị theo đúng quy định.
- Tổ chức triển khai các giải pháp bảo mật an toàn thông tin trên máy tính và
mạng máy tính của đơn vị.
- Duy trì và quản lý việc mang máy tính xách tay ra vào cơ quan, đơn vị theo
quy định.
- Kiểm tra công tác bảo vệ bí mật, rà soát phát hiện các nguy cơ đẫn đến lộ lọt
bí mật để khắc phục kịp thời.
5. Giải quyết vụ việc:

23
Nhiệm vụ: Phối hợp giải quyết vụ việc đúng pháp luật, đúng quy định của
Tập đoàn, đảm bảo yêu cầu chính trị, giữ vững ổn định đơn vị.
- Khi có vụ việc xảy ra, đến ngay hoặc cử người gần nhất đến ngay hiện trường
nắm tình hình, xác định tính chất vụ việc và mức độ thiệt hại về người và tài sản.
Tổ chức cứu chữa người bị thương, ngăn chặn thiệt hại tiếp diễn (nếu có). Tổ chức
lực lượng bảo vệ hiện trường.
- Báo cáo tình hình vụ việc nắm được với Ban Pháp chế Tập đoàn để xin ý kiến
chỉ đạo. Nội dung báo cáo gồm:
 Tên vụ việc xảy ra.
 Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc.
 Diễn biến vụ việc xảy ra như thế nào.
 Người có liên quan đến vụ việc: nêu rõ ai thực hiện và ai liên quan hoặc phát
hiện, họ tên, địa chỉ, cấo bậc, chức vụ, nơi công tác…
 Nguyên nhân sơ bộ ban đầu.
 Hậu quả, thiệt hại (gồm cả người và tài sản).
 Đã giải quyết được những gì.
 Đề xuất, kiến nghị biện pháp giải quyết tiếp theo.
- Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Ban Pháp chế Tập đoàn tiến hành các biện pháp giải
quyết tiếp theo. Nếu vụ việc phải phối hợp với cơ quan Công an hoặc cơ quan Điều
tra hình sự thì tham gia theo các yêu cầu của của cơ quan chức năng nêu trên.
- Tổ chức rút kinh nghiệm trong đơn vị, phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
- Hoàn thiện và lưu hồ sơ vụ việc.
VII. CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG: Thanh niên, phụ nữ, Công đoàn
1. Công tác Đoàn và phong trào Thanh niên:
a. Thực hiện một số nội dung trọng tâm:
Từ những chức năng nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, căn cứ vào Nghị quyết của chi
bộ hàng tháng, cấp ủy (trực tiếp là bí thư) chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn cơ sở lựa chọn
nội dung hoạt động để đưa vào Chương trình hành động công tác đoàn và phong trào
thanh niên hàng tháng cho phù hợp.
b. Triển khai “Lớp học Thanh niên”
c. Tổ chức “Công trình thanh niên”:
Công trình Thanh niên (CTTN) là công trình, sản phẩm do Đoàn Thanh niên xung
kích đảm nhiệm

24
- CTTN mang hiệu quả kinh tế: “Điểm sáng nhà trạm Thanh niên”; “Khu kỹ
thuật thanh niên”, “Tuyến cáp Thanh niên”, “Một công đoạn dây chuyền sản
xuất”, “Ngày thu cước thanh niên”.
- CTTN mang hiệu quả xã hội: Ngôi nhà 100 đ, Đài Liệt sỹ, khu tưởng niệm,
“Đội TN xung kích chăm sóc khách hàng”, “Đội Thanh niên xung kích ƯCTT”,
“Vườn hoa thanh niên”, “Hòm thư SKYT”, “Tủ sách thanh niên”, “Kíp trực thanh
niên”, “CLB Sáng kiến”
- Tiêu chí:
 Mang tính thời sự, thiết thực với công việc của đơn vị,
 Hàng tháng các Đoàn cơ sở, chi đoàn phải có ít nhất 1 CTTN
2. Công tác Phụ nữ:
a. Chức năng của Hội Phụ nữ cơ sở:
- Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ
- Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tập đoàn.
b. Nhiệm vụ của Hội Phụ nữ cơ sở:
- Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng,
phẩm chất đạo đức, lối sống;
- Cùng với các tổ chức Công đoàn, Thanh niên, tổ chức các phong trào thi đua
góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
- Vận động phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và xây
dựng gia đình hạnh phúc;
- Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng chính sách liên quan đến quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới;
- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ: 8/3, 1/6, 28/6, Trung thu,
20/10, khen thưởng học sinh giỏi..
- Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
- Tham mưu thực hiện công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ, công tác Dân số - Gia
đình và Trẻ em, công tác Mầm non trong Tập đoàn.
- Lập kế hoạch, chương trình hành động, gồm: Tháng, quý, năm, hoạt động
chuyên đề.
- Mọi hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ đều phải được BCH Hội phụ nữ lập
thành kế hoạch. Các kế hoạch, chương trình hành động phải được phê chuẩn của
người chỉ huy, đồng thời phải báo cáo theo qui định ngành.
3. Công đoàn:
25
3.1. Chức năng của Công đoàn cơ sở: 3 chức năng
a. Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của
người lao động
- Công đoàn tham gia giải quyết việc làm cho CBCNV.
- Công đoàn cơ sở với vấn đề tiền lương, tiền thưởng của công nhân, lao động
- Công đoàn cơ sở với việc quản lý quỹ phúc lợi
- Công đoàn với việc ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, giải
quyết tranh chấp lao động.
- Công đoàn với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
b. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị
Công đoàn tham gia tổ chức hội nghị người lao động: Hội nghị người lao
động được tổ chức vào quý 1 hàng năm.
- Nội dung của hội nghị:
 Báo cáo trung tâm (Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Hội nghị NLĐ năm
trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm sau).
 Đóng góp ý kiến vào báo cáo trung tâm, tình hình việc làm, nội quy, quy chế
lương, thưởng, quỹ phúc lợi, đào tạo, các biện pháp trang bị bảo hộ lao động,
cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV.
 Báo cáo hoạt động thanh tra nhân dân và hoạt động của tổ đối thoại định kỳ;
Bầu Ban thanh tra nhân dân (nếu hết nhiệm kỳ); Nếu thành viên Tổ đối thoại
định kỳ ổn định thì không phải bầu lại, có thể bầu bổ sung.
 Ký thỏa ước lao động tập thể.
 Thông qua Nghị quyết hội nghị NLĐ.
Công đoàn tham gia hội đồng tư vấn trong đơn vị.
Các hội đồng tư vấn như: Hội đồng tuyển dụng, hội đồng kỷ luật, hội đồng
nâng lương, nâng bậc, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng thanh lý tài sản, …
Công đoàn được mời họp, phản biện các cơ chế, chính sách liên quan đến người
lao động tại đơn vị cơ sở.
Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do Giám đốc hoặc người được Giám đốc
chính thức ủy quyền chủ trì cùng phối hợp với BCH CĐCS 03 tháng tổ chức đối
thoại một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định sau:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.

26
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế
và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
- Điều kiện làm việc.
- Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.
- Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.
- Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Công đoàn đại diện cho người lao động ký thỏa ước lao động tập thể.
- Thoả ước lao động tập thể: là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi
và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động;
- Đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể: bên người sử dụng lao động là giám
đốc doanh nghiệp (hoặc người được giám đốc ủy quyền); bên tập thể người lao
động là chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người có giấy ủy quyền của Ban chấp hành
công đoàn cơ sở.
Hội nghị liên tịch:
Khi đơn vị tổ chức hội nghị liên tịch gồm các cơ quan và các đại diện các tổ
chức quần chúng để tham gia hội nghị bàn về xây dựng các chế độ chính sách và
giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý có liên quan đến người lao
động thì công đoàn tham gia trao đổi, đề xuất thống nhất ý kiến cho phù hợp với
với quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động một cách sát thực theo các quy
định của pháp luật và tình hình thực tiễn của Tập đoàn.
Công đoàn tổ chức các phong trào thi đua.
Lựa chọn nội dung thi đua là những việc khó, việc mới, cần hoàn thành gấp
để tổ chức cho người lao động tham gia. Cần xác định chỉ tiêu cụ thể cho từng tập
thể, cá nhân. Trong quá trình tổ chức cần lầm tốt công tác phát động, kiểm tra,
đôn đốc, tháo gỡ và tiến hành sơ tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời.
c. CĐ tổ chức tuyên truyền giáo dục động viên người lao động
Nội dung:
- Giáo dục truyền thống của dân tộc, Quân đội, Tập đoàn. Tuyên truyền về tổ
chức công đoàn Việt Nam.
- Giáo dục truyền thông về nhiệm vụ SXKD, nghĩa vụ của người lao động.
- Giáo dục pháp luật, truyền thông các chế độ chính sách của Tập đoàn, đơn vị.
Hình thức:
- Tổ chức thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt và các hoạt động do công đoàn
tổ chức.

27
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, nghỉ mát nâng cao đời
sống cho người lao động.
3.2. Chế độ sinh hoạt
- Ban chấp hành CĐCS, CĐBP: họp định kỳ hàng tháng, ra nghị quyết. Họp ra
nghị quyết giới thiệu đoàn viên kết nạp đảng, bình xét thi đua, khen thưởng, chuẩn
bị tổ chức các hoạt động của công đoàn,…thực hiện theo quy định.
- Ban chấp hành các tổ chức quần chúng định kỳ hàng tháng họp với cấp ủy để
báo cáo kết quả hoạt động và đề xuất phương hướng nhiệm vụ tháng sau. Trên cơ
sở đó, cấp ủy định hướng, đưa vào nghị quyết lãnh đạo: Chỉ ra được việc khó là
gì? Chỉ tiêu, cách làm thế nào? Giao cho tổ chức nào chủ trì, tổ chức nào phối hợp?
Lực lượng, phương tiện và các yếu tố bảo đảm để thực hiện như thế nào?
- Các tổ công đoàn/công đoàn bộ phận: Sinh hoạt 3 tổ chức quần chúng theo
hướng dẫn của Cơ quan chính trị Tập đoàn.

28
Phần 3: CÁN BỘ, NHÂN VIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG CTĐ, CTCT
CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở do Cấp ủy (mà trực tiếp là đồng chí Bí thư) chủ trì;
Cơ quan Chính trị làm tham mưu, tổ chức thực hiện; mọi tổ chức, cá nhân, lực lượng
đều có quyền và trách nhiệm tham gia vào các hoạt động, cụ thể như sau:
I. THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN
1. Công tác giáo dục, truyền thông văn hóa, tư tưởng
Giáo dục, truyền thông, tư tưởng:
- Tham gia học tập chính trị theo đúng Kế hoạch, bảo đảm nội dung, chương
trình theo quy định.
- Hàng năm làm bài thi kiểm tra nhận thức trên hệ thống Elearning
- Tham gia công tác quản lý, nắm bắt tư tưởng:
 Báo cáo, kê khai trung thực với tổ chức về lý lịch, hoàn cảnh gia đình, các mối
quan hệ của bản thân (Nhất là quan hệ với người nước ngoài, người thân ở nước
ngoài và những mối quan hệ đặc biệt khác).
 Kịp thời báo cáo, phản ánh với lãnh đạo, chỉ huy những biể hiện tư tưởng bất
thường của đồng nghiệp, những dư luận trong đơn vị và trên địa bàn…
 Có trách nhiệm động viên, chia sẻ, góp ý, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc,
khi có khó khăn, xây dựng gắn kết, xây dựng đơn vị thực sự là một gia đình nhỏ
trong Đại gia đình Viettl.
- Có tâm tư, nguyện vọng cá nhân phải báo cáo, đề xuất với lãnh đạo chỉ huy
đơn vị để được giải đpá, giải quyết theo đúng phân cấp thẩm quyền.
2. Công tác thi đua khen thưởng
- Căn cứ vào nội dung phong trào thi đua của đơn vị, chức trách, nhiệm vụ, công
việc của cá nhân được giao để đăng ký thi đua (Chọn 1 - 2 nội dung công việc cụ
thể, đăng ký rõ nội dung, chỉ tiêu, phương pháp, cách làm, danh hiệu thi đua phấn
đấu đạt được gồm: CSTĐ, LĐTT).
- Hàng năm tham gia bình xét thi đua khen thưởng bảo đảm khách quan, trung
thực...
3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ
- Tham gia xây dựng môi trường văn hóa đơn vị (Cả môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội): Xây dựng cảnh quan đơn vị, sắp đặt vị trí làm việc, Xây dự
bầu không khí dân chủ, mối đoàn kết, văn hóa ứng xử, giải quyết các mối quan
hệ…

29
- Nghiên cứu, thấm nhuần văn hóa Viettel, ánh xạ vào thực tiễn sinh hoạt, học
tập, công tác.
- Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao, hội diễn, hội thi và các
hoạt động phong trào khác do đơn vị tổ chức (nhất là những đồng chí có sở trường,
năng khiếu, tài năng cá nhân).
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
- Học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng các cấp để ánh xạ vào công việc
của đơn vị, của cá nhân.
- Tự giác học tập, tìm hiểu về Đảng để phấn đấu trở thành Đảng viên (Mục tiêu,
lý tưởng, cương lĩnh, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên).
- Những nhân viên phấn đấu tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nguyện vọng tự
nguyện phấn đấu vào đảng, được xét chọn tham gia các lớp bồi dưỡng kết nạp đảng.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Đối với các đồng chí là đảng viên: Khi chuyển về đơn vị mới phải chuyển sinh
hoạt đảng; tham gia sinh hoạt và đóng đảng phí theo quy định. Đồng thời có trách
nhiệm theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng phát triển đảng theo phân công
của chi bộ.
III. THAM GIA CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CHI BỘ
- Đối với các đồng chí là đảng viên phải thực hiện theo đúng kế hoạch kểm tra,
giám sát của chi bộ.
- Phát hiện, báo cáo, phản ánh với chi bộ những đảng viên có dấu hiệu vi phạm
để chi bộ tiến hành kiểm tra và xem xét, xử lý đúng quy định.
IV. THAM GIA CÔNG TÁC CÁN BỘ:
- Nắm chắc tiêu chí, tiêu chuẩn để phấn đấu thăng tiến, trở thành cán bộ, tham
gia vào công tác quản lý, chỉ huy, điều hành đơn vị (Phấn đấu được đưa vào quy
hoạch, được đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp vào các vị trí, chức danh…).
- Để trở thành cán bộ quản lý các cấp cần học tập, rèn luyện, tu dưỡng
- Đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ trong đơn vị.
V. CÔNG TÁC DÂN VẬN - CHÍNH SÁCH
1. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:
- Thực hiện đúng và đầy đủ quyền dân chủ: Nắm chắc đặc điểm, tình hình nhiệm
vụ của đơn vị để tham gia đóng góp ý kiến, bàn biện pháp tổ chức thực hiện;
CBCNV đóng góp ý kiến thông qua nhiều hình thức, như: Qua Hội nghị công
nhân viên chức; Hội nghị cán bộ thường kỳ và bất thường; Sinh hoạt của đơn vị
hoặc tổ chức quần chúng; Trực tiếp đóng góp ý kiến; Qua hòm thư, thư điện tử.
30
Nội dung, phạm vi đóng góp của CBCNV phải thể hiện tinh thần xây dựng đơn
vị, đúng quy trình, quy định và tôn trọng Pháp luật. Tuyệt đối không lợi dụng dân
chủ để phát biểu ý kiến nhằm mục đích cá nhân, nói xấu, vu cáo hạ thấp uy tín
của cấp trên và đồng nghiệp, gây rố bận cho tổ chức…
- Nắm chắc những quy chế, quy định, nội quy của Tập đoàn, đơn vị liên quan
trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, chức trách nhiệm vụ của cá nhân
để tự giác chấp hành.
- Tham gia sinh hoạt đối thoại, Hội nghị người lao động phải phát huy dân chủ,
đóng gióp ý kiến xây dựng đơn vị, xây dựng tổ chức; nêu ra những khó khăn,
vướng mắc, đề xuất nguyện vọng chính đáng của cá nhân để được giải đáp, giải
quyết kịp thời.
- Phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp uỷ, chỉ huy đơn vị và chương
trình của tổ chức quần chúng được tham gia.
2. Tham gia thực hiện công tác chính sách
- Được tặng quà, gửi thư, bưu thiếp tới gia đình trong dịp lễ tết; khi Kết hôn, sinh
con, ốm đau.
- Khi có khó khăn đột xuất báo cáo với chỉ huy đơn vị để được trợ cấp theo quy định.
- Phối hợp thực hiện giải quyết thủ tục của các chế độ (Ốm đau; Thai sản; Hưu
trí; Tử tuất).
3. Thực hiện công tác dân vận
Quán triệt và thực hiện Phương châm tiến hành công tác dân vận: “Nghe dân
nói, nói dân hiểu; làm dân tin” và triết triết lý kinh doanh của Tập đoàn: “Kinh
doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”.
- Tự giác chấp hành và vận động mọi người trong đơn vị chấp hành nghiêm chính
sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nơi đơn vị công tác tạo điều kiện để đơn vị thực
hiện nhiệm vụ xây dựng mạng lưới, tổ chức SXKD và tham gia bảo đảm an toàn hạ tầng
mạng lưới Viettel trên địa bàn.
- Tích cực tham gia thực hiện các chương trình chính sách xã hội của Tập đoàn và
đơn vị (phân tích cách làm của Tập đoàn), tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững
mạnh; Giúp dân xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; Tích
cực hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, từ thiện và tham gia phát triển KT-VH-XH trên
các địa bàn.
- Tham gia tổ Công tác dân vận ở đơn vị cơ sở theo phân công của lãnh đạo, chỉ
huy đơn vị. Thông qua hoạt động SXKD ở cơ sở, đội ngũ nhân viên quản lý địa bàn

31
để tuyên truyền vận động, nắm, hiểu được văn hóa của địa phương; tình hình cơ sở,
và nhu cầu của quần chúng nhân dân tham mưu, đề xuất hoạt động cho phù hợp.
VI. THAM GIA THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH
- Có trách nhiệm kê khai đầy đủ, trung thực lý lịch bản thân và gia đình theo
đúng quy định.
- Quán triệt và chấp hành nghiêm các quy định về Bảo vệ bí mật sản xuất kinh
doanh của đơn vị, phòng ngừa nguy cơ lộ, lọt bí mật, đảm bảo đơn vị . Thực hiện
nghiêm quy định bảo mật an toàn thông tin trên máy tính và mạng máy tính của
đơn vị, không mang máy tính xách tay, các thiết bị lưu trữ của cá nhân vào đơn
vị, không sao chép các dữ liệu, thông tin của đơn vị gửi ra ngoài; Các quy định
bảo vệ bí mật trong các khâu: soạn thảo, in ấn, vận chuyển, giao nhận, lưu trữ tài
liệu mật của đơn vị theo đúng quy định.
- Chấp hành nghiêm các quy định về tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài;
các quy định về việc đi ra nước ngoài công tác, tham quan, du lịch (Chỉ được phép
đi khi đầy đủ hồ sơ, thủ tục; đi nước ngoài trở về, yêu cầu báo cáo kết quả chuyến
đi gửi các cơ quan chức năng; nộp hộ chiếu về văn thư theo quy định).
- Chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động tác động, móc nối, lôi
kéo, cài cắm phần tử xấu vào nội bộ đơn vị (Khi phát hiện trong đơn vị, đồng
nghiệp có những biểu hiện quan hệ bất thường, bị lôi kéo, mua chuộc, móc nối
kịp thời báo cáo, phản ánh vối lãnh đạo, chỉ huy).
- Khi có vụ việc xảy ra (mất an toàn lao động, tai nạn giao thông, mất đoàn
kết...) kịp thời báo cáo chỉ huy đơn vị và đầu mối cơ quan chức năng để kịp thời
phối hợp giải quyết (Tuyệt đối không giấu giếm, không che giấu, bao che cho
đồng nghiệp...).
- Mọi CBCNV phải nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ xấu để lợi dụng các dịch
vụ BCVT, phương tiện,... của Tập đoàn để vi phạm pháp luật. Phải cảnh giác trước
mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù nhằm lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc quần chúng
nhân dân, lợi dụng lòng tin để kích động, tụ tập gây rối biểu tình trái pháp luật,
hoặc làm tay sai cho địch.
- Khi gặp câu chuyện phức tạp trên MXH, hoặc quan điểm trái chiều, không
thuộc phạm vi, chức trách, có biểu hiện ảnh hưởng đến chủ trương, quan điểm của
Đảng, hoặc ảnh hưởng đến tổ chức cá nhân, phức tạp,... tuyệt đối không tham gia
share, like, câu view, bình luận. Khi có tình huống phức tạp, tuyệt đối không tham
gia các hoạt động tự tập đông người, hoặc biểu tình,... trái pháp luật mà phải phản
ánh hoặc báo cáo ngày với cấp trên và cơ quan chức năng có liên quan.

32
VII. THAM GIA CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG:
- Tham gia sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng đầy đủ, đúng quy định; phát
huy vai trò xung kích tích cực tham gia các hoạt động phong trào, phong trào thi
đua của các tổ chức quần chúng; đóng đoàn phí, hội phí đúng quy định.
- Thông qua sinh hoạt các tổ chức quần chúng (nhất là Công đoàn) để đóng góp
ý kiến, phản biện cơ chế, chính sách, giám sát thực hiện các quy chế, quy định,
xây dựng đơn vị, phản ánh, đề đạt tâm tư, nguyện vọng của cá nhân.

Kết luận: CTĐ, CTCT là bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của tổ
chức Đảng các cấp. Đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, ở đâu có
hoạt động SXKD ở đó có sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng và có hoạt động CTĐ,
CTCT. Tiến hành CTĐ, CTCT là trách nhiệm của cấp ủy, Bí thư, người chỉ huy, cơ
quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, đồng thời, phát huy vai trò của mọi tổ
chức, mọi lực lượng trong đơn vị để bảo đảm hoạt động đúng nguyên tắc, có nền nếp,
sát thực tiễn, hiệu quả, góp phần xây dựng các tổ chức và đội ngũ CBNV vững mạnh,
Tập đoàn phát triển bền vững./.

33

You might also like