You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN CẤU TẠO Ô TÔ - TE3200

Tổng quan chung


[Câu 1] Theo thống kê sản lượng xe ô tô con hàng năm trên thế giới chiếm khoảng a% tổng sản lượng ô
tô. Chọn giá trị a phù hợp nhất trong các giá trị sau?
(1) 35
(2) 50
(3) 75
(4) 90
[Câu 2] Tổng sản lượng xe ô tô hàng năm trên thế giới trong những năm gần đây (2015÷2019) đã đạt đến
gần con số nào trong các con số sau đây?
(1) 60 triệu
(2) 80 triệu
(3) 100 triệu
(4) 120 triệu
[Câu 3] Người được xem là người sáng chế ra chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới là ai trong những những
người có tên sau?
(1) James Watt
(2) Nicolaus August Otto
(3) Karl Benz
(4) Henry Ford
[Câu 4] Lý do nào trong các lý do sau đây không phải là lý do khiến các nhà sản xuất ô tô chuyển sang sử
dụng động cơ điện?
(1) Nguồn dầu mỏ trên thế giới đang cạn kiệt dần
(2) Môi trường không khí bị ô nhiễm và trái đất đang nóng dần lên
(3) Động cơ đốt trong đã có lịch sử quá lâu nên cần đổi mới sang động cơ điện
(4) Động cơ điện có đường đặc tính phù hợp hơn động cơ đốt trong
[Câu 5] Trong các chức năng sau đây chức năng nào không thuộc chức năng cơ bản của ô tô?
(1) “Chạy”
(2) “Dừng”
(3) “Êm”
(4) “Quay”
[Câu 6] Ô tô siêu thanh có tên như vậy là bởi vì lý do nào trong các lý do sau đây?
(1) Ô tô có hình dạng như máy bay siêu thanh
(2) Ô tô có vận tốc cực đại chạy trên mặt đất lớn hơn vận tốc âm thanh
(3) Ô tô có vận tốc cực đại khi bay trên mặt đất lớn hơn vận tốc âm thanh
(4) Chỉ là tên đặt để quảng cáo cho dự án chế tạo ô tô đặc biệt

1. Bô ́ tri ́ chung trên ô tô


2. Động cơ đốt trong
[Câu 23] Tìm câu đúng trong các câu sau?
(1) Xăng có tính tự cháy cao hơn diesel.
(2) Chỉ số Octan thường được dùng để đánh giá tính chống kích nổ của xăng.
(3) Chỉ số Xêtan thường được dùng để đánh giá tính chống kích nổ của xăng.
(4) Xăng 92, 95 được pha nhiều hợp chất của chì để chống kích nổ.
[Câu 24] Tìm câu đúng trong các câu sau?
(1) Dầu diesel có tính tự cháy cao hơn diesel.
(2) Chỉ số Octan thường được dùng để đánh giá tính chống kích nổ của dầu diesel.
(3) Chỉ số Xêtan thường được dùng để đánh giá tính chống kích nổ của dầu diesel.
(4) Thành phần dầu diesel có nhiều Cacbuahiđro no dạng mạch nhánh và Cacbuahiđro nhân thơm
Benzen nên có tính tự cháy cao.
[Câu 25] Tìm câu sai trong các câu sau nói về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
(1) Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có vai trò chuyển một phần công của quá trình cháy giãn nở thành
cơ cơ năng.
(2) Pitston được làm ô van để phòng bó kẹt tại các vị trí bệ đỡ chốt đầu nhỏ thanh truyền.
(3) Xy lanh cũng được chế tạo dạng ô van tương ứng với piston.
(4) Cổ khuỷu và cổ biên của trục khuỷu có các đường dầu bôi trơn bên trong nối với nhau.
[Câu 26] Tìm câu sai trong các câu sau nói về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
(1) Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có vai trò chuyển một phần công của quá trình cháy giãn nở thành
cơ cơ năng.
(2) Pitston được làm ô van để phòng bó kẹt tại các vị trí bệ đỡ chốt đầu nhỏ thanh truyền.
(3) Bánh đà có vai trò cân bằng động cơ.
(4) Các má khuỷu có đường dầu bên trong để nối đường dầu cổ khuỷu và đường dầu cổ biên.
[Câu 27] Nói về hệ thống làm mát động cơ, câu nào là câu không đúng?
(1) Động cơ cần được làm mát để các chi tiết bên trong không quá giãn nở gây bó kẹt trong quá trình
làm việc.
(2) Nhiệt độ nước làm mát được giữ trong khoảng 80-90 C.
(3) Việc giải nhiệt trong hệ thống làm mát cưỡng bức được thực hiện bởi két làm mát và quạt két.
(4) Nắp của két làm mát có cấu tạo đặc biệt để khi nước làm mát nóng thì không tháo ra được.
[Câu 28] Nói về hệ thống làm mát động cơ, câu nào là câu không đúng?
(1) Động cơ được làm mát ở phần thân động cơ và nắp động cơ.
(2) Van hằng nhiệt mở khi nhiệt độ nước làm mát đạt 80-90 C.
(3) Khi mới khởi động động cơ nước làm mát không đi qua két làm mát.
(4) Mực nước ở bình nước phụ và mực nước trong làm mát trong két là giống nhau.
[Câu 29] Nói về hệ thống bôi trơn động cơ, câu nào là câu không đúng?
(1) Cổ trục khuỷu được bôi trơn theo nguyên lý hình thành màng dầu quanh chi tiết chuyển động quay.
(2) Khi lọc tinh bị tắc, dầu vẫn được đẩy đi trong hệ thống để bôi trơn.
(3) Áp suất dầu bôi trơn quá cao sẽ làm sáng đèn báo dầu trên táp lô.
(4) Nút dầu đáy các te thường có nam châm để hút mạt sắt.
[Câu 30] Nói về hệ thống bôi trơn động cơ, câu nào là câu không đúng?
(1) Cổ trục khuỷu không tiếp xúc trực tiếp với bạc trục khuỷu trong quá trình động cơ hoạt động.
(2) Khi lọc tinh bị tắc, dầu được đẩy qua đường xả (bypass).
(3) Đèn báo dầu sẽ sáng khi áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn giảm quá giá trị cho phép.
(4) Khi đèn báo dầu sáng, nên lái xe tới trạm bảo dưỡng để kiểm tra ngay.
Câu 31] Nói về hệ thống phối khí, câu nào là câu không đúng?
(1) Hệ thống phối khí điều khiển việc đóng mở các xu páp nạp và thải phù hợp với các kỳ hút, nén, nổ,
xả.
(2) Các xu páp được yêu cầu mở sớm đóng muộn để nạp đầy thải sạch.
(3) Hệ thống phối khí thông minh là hệ thống thay đổi được thời điểm đóng mở xu páp, hành trình xu
páp theo điều kiện vận hành.
(4) Trong quá trình làm việc, xu páp không xoay để giữ độ kín khít của buồng đốt.
3. Ly hợp
[Câu 38] Khi nói về nguyên lý hoạt động của ly hợp ma sát khô một đĩa, câu nào trong các câu sau là câu
không đúng?
(1) Mô men từ động cơ truyền qua bánh đà, mặt trước đĩa ma sát, xương đĩa, lò xo giảm chấn, moay ơ
rồi đến trục ly hợp.
(2) Mô men từ động cơ truyền qua bánh đà, vỏ ly hợp, mặt sau đĩa ma sát, lò xo đĩa, xương đĩa, lò xo
giảm chấn, moay ơ rồi đến trục ly hợp.
(3) Mô men từ động cơ truyền qua bánh đà, vỏ ly hợp, mặt sau đĩa ma sát, thanh đàn hồi, xương đĩa,
lò xo giảm chấn, moay ơ rồi đến trục ly hợp.
(4) Vỏ ly hợp bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông nên cũng truyền mô men.
[Câu 39] Nói về khe hở giữa đầu đòn mở và bi tỳ () trong ly hợp, trong các câu sau câu nào là câu đúng?
(1) Khe hở không có quan hệ với hành trình tự do bàn đạp ly hợp.
(2) Khe hở tăng lên khi đĩa ma sát bị mòn trong quá trình làm việc.
(3) Khe hở giảm đi khi đĩa ma sát bị mòn trong quá trình làm việc.
(4) Khe hở không thay đổi khi đĩa ma sát bị mòn trong quá trình làm việc.

4. Hộp số
[Câu 43] Trong hộp số sử dụng bộ đồng tốc kiểu khóa định vị, chi tiết ép trực tiếp vào vành ma sát khi
đồng tốc là chi tiết nào trong các chi tiết sau đây?
(1) Ống gài.
(2) Vòng lo xo.
(3) Moay ơ đồng tốc.
(4) Khóa định vị.

[Câu 44] Nói về hoạt động của hộp số cơ khí của xe ô tô kiểu FR, trong các câu sau đây câu nào là câu
không đúng?
(1) Cơ cấu khóa hãm là cơ cấu phòng ngừa việc nhảy số khi xe chạy.
(2) Trục bị động (thứ cấp) của hộp số và trục các đăng quay cùng tốc độ.
(3) Then hoa bên trong moay ơ đồng tốc ăn khớp với trục bị động hộp số.
(4) Thông thường vỏ hộp số được làm từ hợp kim nhôm hay gang.

[Câu 45] Nói về hộp số cơ khí, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Trục trung gian luôn quay kể cả khi ngắt ly hợp.
(2) Trục bị động (thứ cấp) hộp số và trục các đăng nối với nhau bằng then hoa nên quay cùng tốc độ.
(3) Vỏ hộp số làm bằng hợp kim nhôm hay gang.
(4) Bộ đồng tốc có tác dụng làm các bánh răng quay ở vận tốc khác nhau đồng đều tốc độ và làm
chúng ăn khớp với nhau
[Câu 46] Tên của chi tiết a trong hình vẽ biến mô là tên nào trong các tên sau đây?
(1) Bánh bơm
(2) Bánh tuabin a
(3) Bánh phản ứng
(4) Bộ bánh răng
Từ động cơ

Trục chủ động hộp số

[Câu 47] Nói về biến mô, câu nào trong các câu sau đây không đúng?
(1) Biến mô có khả năng làm tăng mô men ở trục ra.
(2) Biến mô khác với ly hợp thủy lực nhờ có bánh phản ứng.
(3) Cần lắp cho bánh phản ứng một khớp quay hai chiều để giúp nó hoạt động được.
(4) Trong biến mô có cơ cấu khóa biến mô.

[Câu 48]
(1) Bộ bánh răng hành tinh đơn có ba chi tiết chính là bánh răng trung tâm, bánh răng hành tinh với
giá hành tinh và bánh răng bao ngoài.
(2) Bộ bánh răng hành tinh có thể tạo ra tỷ số truyền tăng, giảm, có thể tạo chuyển động ngược chiều
hoặc truyền thẳng.
(3) Từ hai bộ bánh răng hành tinh đơn có thể tổ hợp thành bộ bánh răng hành tinh có chung bánh răng
trung tâm hoặc chung giá hành tinh để có nhiều tỷ số truyền.
(4) Cố định bánh răng bao ngoài, khâu chủ động là bánh răng mặt trời, khâu bị động là giá đỡ hành
tinh, sẽ tạo được chuyển động cùng chiều có tỷ số truyền nhỏ hơn 1 (tăng tốc).

5. Truyền động từ sau HS đến BX


Các đăng

[Câu 55] Nói về các đăng khác tốc, câu nào trong các câu sau đây là câu không đúng?
(1) Các đăng có cấu tạo để để tạo ra được chuyển động quay tương đối và tịnh tiến (trượt) tương đối.
(2) Vận tốc góc tức thời của hai trục trên cùng một khớp các đăng thì khác nhau nhưng vận tốc góc
tức thời ở hai đầu trục của trục các đăng thì bằng nhau.
(3) Trên trục các đăng có hàn các miếng cân bằng động.
(4) Loại trục các đăng có hai nửa lắp với nhau bằng then hoa thì không cần dấu lắp ráp do đã được
cân bằng.
[Câu 56] Nói về các đăng khác tốc, câu nào trong các câu sau đây là câu không đúng?
(1) Các đăng có cấu tạo để để tạo ra được chuyển động quay tương đối và tịnh tiến (trượt) tương đối.
(2) Khớp các đăng khác tốc sử dụng trục chữ thập và ổ bi kim.
(3) Trên trục các đăng có hàn các miếng cân bằng động.
(4) Loại trục các đăng có hai nửa lắp với nhau bằng then hoa thì không cần dấu lắp ráp do đã được
cân bằng.
[Câu 57] Nói về các đăng đồng tốc, câu nào trong các câu sau đây là câu không đúng?
(1) Để có được các đăng đồng tốc, mặt phẳng truyền lực giữa hai đầu trục của khớp các đăng phải là
mặt phẳng phân giác của góc tạo bởi đường tâm hai trục.
(2) Các khớp đồng tốc cần được bôi trơn đặc biệt với mỡ chịu nhiệt.
(3) Các khớp đồng tốc được bọc trong cao su đặc biệt, chịu nhiệt, chịu dầu mỡ tốt.
(4) Khớp có tên Tripod là các khớp đồng tốc.
[Câu 58] Nói về các đăng đồng tốc, câu nào trong các câu sau đây là câu không đúng?
(1) Để có được các đăng đồng tốc, mặt phẳng truyền lực giữa hai đầu trục của khớp các đăng phải là
mặt phẳng phân giác của góc tạo bởi đường tâm hai trục.
(2) Các khớp đồng tốc cần được bôi trơn đặc biệt với mỡ chịu nhiệt.
(3) Trong khớp các đăng có cơ cấu đồng tốc làm đồng đều tốc độ hai trục.
(4) Khớp có tên Bendix-Weise, Bendix-Tracta là các khớp đồng tốc.
Truyền lực chính, vi sai và bán trục
[Câu 61] Tìm câu không đúng trong các câu sau? Bộ truyền lực chính bánh răng côn dùng cho xe loại FR
thường có cấu tạo để:

(1) Điều chỉnh được độ rơ của ổ bi.


(2) Điều chỉnh được khe hở ăn khớp giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động.
(3) Điều chỉnh được khoảng sáng gầm xe.
(4) Điều chỉnh được vết tiếp xúc của các răng ăn khớp.
[Câu 62] Nói về bộ truyền lực chính, câu nào trong các câu sau đây không đúng?

(1) Bánh răng chủ động bộ truyền lực chính xe FR thường được bố trí dạng conson.
(2) Cặp hai ổ bi côn thường được bố trí dạng chữ O để trục có độ cứng vững tốt hơn.
(3) Bộ truyền lực chính kép được thiết kế để có được tỷ số truyền lớn nhưng ít ảnh hưởng tới khoảng
sáng gầm xe.
(4) Bộ truyền lực chính kép có loại trung tâm và loại cạnh.
[Câu 63] Trong bộ truyền lực chính và vi sai, chi tiết nào trong các chi tiết sau đây ăn khớp với bánh răng
bị động (bánh răng vành chậu)?
(1) Bánh răng hành tinh.
(2) Vỏ vi sai.
(3) Bánh răng bán trục.
(4) Bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa).

[Câu 64] Chi tiết nào trong các chi tiết sau đây ăn khớp với bánh răng chủ động (bánh răng quả rứa)
trong bộ truyền lực chính và vi sai kiểu FR.?
(1) Bán trục.
(2) Bánh răng bán trục.
(3) Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu).
(4) Vỏ vi sai.

[Câu 65] Trong các chi tiết cấu thành nên bộ truyền lực chính và bộ vi sai cho xe kiểu FR sau đây, chi tiết
nào là chi tiết liên quan đến hoạt động phân phối vận tốc.
(1) Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu).
(2) Vỏ bộ truyền lực chính.
(3) Bánh răng bán trục.
(4) Bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa).
[Câu 66] Nói về bán trục sau giảm tải hoàn toàn, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Thông thường, dùng cho xe tải lớn và xe chở khách.
(2) Có cấu tạo có thể chịu được tải trọng lớn.
(3) Không cần phải tháo bánh xe, bán trục sau có thể tháo được từ vỏ cầu.
(4) Bán trục sau vừa truyền lực chủ động cho bánh xe vừa đỡ tải trọng đặt lên xe.
[Câu 67] Nói về bán trục giảm tải 1/2, trong các câu sau đây câu nào là câu đúng?
(1) Thông thường, dùng cho xe tải lớn và xe chở khách.
(2) Về mặt cấu tạo, có thể chịu được tải trọng lớn hơn so với bán trục giảm tải hoàn toàn.
(3) Giữa bán trục và vỏ cầu chỉ có một vòng bi đỡ.
(4) Bán trục sau chỉ truyền lực chủ động cho bánh xe và không chịu tải trọng của xe.
Bánh xe và góc kết cấu bánh xe
[Câu 69] Nói về vành bánh xe ô tô, câu nào sau đây là câu không đúng?
(1) Vành bánh xe có lòng lõm để dễ dàng tháo lắp lốp.
(2) Vành được định tâm với moay ơ bằng các chốt định vị.
(3) Vành bánh xe làm bằng hợp kim nhôm sẽ giúp giảm khối lượng không được treo.
(4) Các xe dùng vành thép thường có thêm chụp vành bên ngoài.
[Câu 70] Nói về lốp xe ô tô, câu nào sau đây là câu đúng?
(1) Chữ P trong ký hiệu lốp chỉ loại lốp có mành hướng kính.
(2) Trên lốp không có chỉ số báo mòn nên dùng cho tới khi mòn hết hoa lốp.
(3) Hoa lốp được thiết kế để tăng tính thẩm mỹ cho lốp và để phân biệt các hãng lốp.
(4) Lốp nóng lên khi xe chạy là do ma sát với mặt đường và ma sát nội tại bên trong khi lốp biến
dạng.
[Câu 71] Nói về bánh xe dự phòng, câu nào sau đây là câu đúng?
(1) Loại bánh xe dự phòng có kích thước nhỏ hơn bánh xe thường là đã tính tới sự mòn của lốp.
(2) Loại bánh xe dự phòng có áp suất cao hơn bánh thường rất nhiều là để phòng ngừa sự rò rỉ áp
suất.
(3) Bánh xe dự phòng được sử dụng để thay thế khi bánh thường gặp sự cố.
(4) Loại bánh xe dự phòng giống bánh xe thường dùng để đảo lốp cho mòn đều.
[Câu 72] Trong các góc đặt bánh xe trước, góc A trong hình vẽ thể hiện góc nào trong các góc sau?
(1) Góc camber
(2) Độ offset của kingpin
(3) Góc kingpin
(4) Góc caster
[Câu 73] Trong các góc đặt bánh xe trước, A trong hình bên là giá
trị nào?
(1) Góc Camber (góc nghiêng ngang bánh xe)
(2) Độ chụm Toe in
(3) Góc Kingpin ( góc nghiêng ngang trụ quay đứng)
(4) Vết Caster

[Câu 74] Hình vẽ sau thể hiện góc kết cấu bánh xe của bánh xe cầu trước, mũi tên chỉ trong hình vẽ phù
hợp với từ nào sau đây?
(1) Góc Caster (góc nghiêng dọc trụ quay đứng)
(2) Hoa lốp Mặt phẳng Đường vuông góc
(3) Góc Camber (góc nghiêng ngang bánh xe) lăn bánh
(4) Góc Kingpin (góc nghiêng ngang trụ quay đứng)

[Câu 75] Hình vẽ sau thể hiện góc đặt bánh xe nhìn từ mặt trước của xe, góc A trong hình vẽ là góc nào
trong các góc sau?
(1) Góc Kingpin (góc nghiêng ngang trụ quay đứng)
(2) Độ lệch Kingpin (độ lệch ngang trụ quay đứng)
(3) Góc Camber (góc nghiêng ngang bánh xe)
(4) Góc Caster (góc nghiêng dọc trụ quay đứng)
[Câu 76] Hình vẽ sau thể hiện góc đặt bánh xe nhìn từ mặt bên của xe, góc A trong hình vẽ là góc nào
trong các góc sau?
(1) Góc Kingpin (góc nghiêng ngang trụ quay đứng)
(2) Vết Caster (Caster Trail)
(3) Góc Camber (góc nghiêng ngang bánh xe)
(4) Góc Caster (góc nghiêng dọc trụ quay đứng)

6. H
pha

Hệ thống phanh
[Câu 85] Nói về phanh tang trống, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Cơ cấu phanh kép hai guốc xiết chỉ có tác dụng cường hóa khi xe chuyển động tiến.
(2) Guốc xiết là guốc có tác dụng tự cường hóa.
(3) Guốc nhả là guốc không có tác dụng tự cường hóa.
(4) Tác dụng tự cường hóa là tác dụng làm tăng mô men phanh do má phanh có xu hướng ép chặt vào
tang trống.

[Câu 86] Nói về cơ cấu phanh có hai guốc xiết, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Thường dùng cho cầu trước xe tải.
(2) Chiều quay của trống phanh có thay đổi thì lực phanh vẫn bằng nhau.
(3) Guốc xiết là guốc phanh có tác dụng tự cường hóa.
(4) Tác dụng tự cường hóa là tác dụng làm tăng lực phanh khi phanh do guốc phanh có xu hướng ép
chặt vào trống phanh.
[Câu 87] Nói về cơ cấu phanh có hai guốc xiết (đối xứng qua tâm), trong các câu sau đây câu nào là câu
không đúng?
(1) Thường dùng cho cầu trước xe tải.
(2) Chiều quay của trống phanh thay đổi thì lực phanh không thay đổi.
(3) Guốc xiết là guốc phanh bên nhận tác dụng tự cường hóa.
(4) Tác dụng tự cường hóa là tác dụng làm tăng lực phanh khi phanh do guốc phanh có xu hướng ép
chặt vào trống phanh.

[Câu 88] Nói về phanh đĩa, trong các câu sau đây câu nào là câu đúng?
(1) Đĩa phanh thông gió là loại có cấu tạo rỗng ở giữa để dễ thoát nhiệt do ma sát khi phanh sinh ra.
(2) Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh được điều chỉnh tự động bởi cao su chắn bụi.
(3) Cơ cấu phanh đĩa loại giá cố định chỉ có pít tông ở một bên đĩa phanh.
(4) Thông thường vật liệu làm má phanh được làm từ sợi amiăng kết hợp với vật liệu ma sát chịu mài
mòn và được đông kết bởi các chất kết dính.
[Câu 89] Nói về phanh đĩa, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Phanh đĩa có giá đỡ di động chỉ bố trí pít tông ở một bên đĩa phanh.
(2) Đĩa phanh có thông gió (vantilated disk) có cấu tạo rỗng bên trong để thoát nhiệt tốt khi phanh.
(3) Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh được điều chỉnh tự động nhờ phớt bao kín.
(4) Vật liệu của má phanh làm từ sợi ami ăng trộn thêm các vật liệu ma sát chịu mài mòn được đông
kết nhờ keo đặc biệt.
[Câu 90] Nói về phanh dầu loại đĩa, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Phanh đĩa có giá đỡ di động chỉ bố trí pít tông ở một bên đĩa phanh.
(2) Đĩa phanh có thông gió có cấu tạo rỗng bên trong để thoát nhiệt tốt khi phanh.
(3) Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh được điều chỉnh tự động nhờ cao su chắn bụi.
(4) Vật liệu của má phanh làm từ vật liệu phi amiăng như sợi thủy tinh trộn thêm các vật liệu ma sát
chịu mài mòn được đông kết nhờ keo đặc biệt.

7. Hệ thống treo
[Câu 95] Nói về lò xo nhíp lá, trong các câu sau đây câu nào là câu đúng?
(1) Khi tải trọng lớn thì độ cứng lò xo nhíp sẽ lớn.
(2) Khi tải trọng lớn thì độ cứng lò xo nhíp sẽ nhỏ.
(3) Nói chung ô tô tải trọng nhỏ thì sử dụng nhíp có độ cứng lớn hơn ô tô có tải trọng lớn.
(4) Độ cứng lò so không phụ thuộc vào độ lớn nhỏ của tải trọng.
[Câu 96] Nói về nhíp lá, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Nhíp lá chủ yếu dùng cho hệ thống treo độc lập.
(2) Độ cứng nhíp lá càng nhỏ thì nhíp càng mềm.
(3) Thông thường, những xe có trọng tải lớn dùng nhíp lá có độ cứng lớn hơn so với xe có tải trọng
nhỏ.
(4) Chiều dài nhíp lá được tính là khoảng cách giữa hai đường tâm của quang treo nhíp.
[Câu 97] Nói về nhíp lá của hệ thống treo, trong các câu sau đây câu nào là câu không đúng?
(1) Nhíp lá chủ yếu dùng cho hệ thống treo độc lập.
(2) Độ cứng lò xo càng nhỏ thì lò xo càng mềm.
(3) Chiều dài nhíp lá được tính là khoảng cách giữa hai đường tâm của quang treo.
(4) Thông thường, những xe có trọng tải lớn dùng nhíp lá có độ cứng lớn hơn so với xe có tải trọng
nhỏ.
[Câu 98] Nói về giảm chấn, trong các câu sau đây câu nào là câu đúng?
(1) Thông thường giảm chấn có cấu tạo tháo ra được.
(2) Thông thường lực cản giảm chấn khi nén lớn hơn khi trả.
(3) Giảm chấn có khí nén thường dùng khí ni tơ.
(4) Giảm chấn có khí nén không sử dụng dầu.
[Câu 99] Nói về giảm chấn loại hai lớp vỏ, trong các câu sau đây câu nào là câu đúng?
(1) Khi thử nếu thấy lực cản khi nén thì mạnh và lực cản khi trả thì yếu hơn, có thể nói giảm chấn
hoạt động bình thường.
(2) Chức năng của giảm giảm chấn còn tốt hay không có thể đánh giá thông qua rung và ồn của ô tô
khi chạy.
(3) Giảm chấn có khí nén thường dùng khí điôxit cácbon (CO2).
(4) Giảm chấn có khí nén không sử dụng dầu.

8. Hệ thống lái
[Câu 106] Chi tiết nào trong các chi tiết sau đây là chi tiết cấu thành nên xy lanh lực trong hệ thống lái có
cơ cấu lái bánh răng thanh răng và cường hóa thủy lực?
(1) Đòn kéo dọc.
(2) Bơm dầu.
(3) Vỏ cơ cấu bánh răng.
(4) Ống chứa thanh răng.
[Câu 107] Nói về cơ cấu lái kiểu trục vít – ê cu bi trong hệ thống lái, trong những câu sau đây câu nào là
câu không đúng?
(1) Ê cu bi di động trên trục vít theo phương dọc trục.
(2) Cung răng ăn khớp trực tiếp với trục vít.
(3) Các viên bi thép đi qua các ống dẫn bi và tuần hoàn bên trong các rãnh của ê cu bi.
(4) Các mặt tiếp xúc của trục vít và ê cu bi tiếp xúc với các viên bi thép.

You might also like