You are on page 1of 4

ĐỀ THI MẪU

Đề thi môn: Tiếng Việt thực hành


Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian chép/ phát đề)
Sinh viên không sử dụng tài liệu.

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)


1. Câu “Được thư người thân từ quê nhà giúp cô ấy nguôi đi nỗi buồn” là câu
a. Đúng c. Sai phong cách
b. Sai vì thiếu chủ ngữ d. Sai vì thiếu vị ngữ
2. Câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” là câu
b. Đúng c. Sai vì mơ hồ
c. Sai vì thiếu chủ ngữ d. Sai vì thiếu vị ngữ
1. Câu “Khi đồng chí Bằng, chỉ huy tàu, nhận đúng ám hiệu an toàn, đã cho tàu cập bến”
a. Đúng c. Sai phong cách
b. Sai vì thiếu chủ ngữ d. Sai vì thiếu vị ngữ
2. Câu “Ở chốn lầu xanh, Kiều làm vợ lẽ Thúc Sinh và bị Hoạn Thư hành hạ” là
a. Câu đúng c. Câu sai cấu trúc ngữ pháp
b. Câu sai logic d. Câu sai mơ hồ
3. Câu “Tơ ươm đến đâu, tư thương đón mua ngay” là
a. Câu đúng c. Câu sai cấu trúc ngữ pháp
b. Câu sai về dùng từ d. Câu sai mơ hồ
4. Câu “Chọn được một cây ghi-ta tốt là rất hiếm” là
a. Câu đúng c. Câu sai cấu trúc ngữ pháp
b. Câu sai về dùng từ d. Câu sai mơ hồ
5. Câu “Chúng ta ra sức học tập để cải tạo tương lai.”
a. Đúng c. Sai về dùng từ
b. Sai logic d. b, c đều đúng
6. Những từ nào dưới đây sai chính tả
a. Khắc khe, thắc buộc c. Gặp gỡ, gây gổ
b. Lạc lõng, lăn lóc d. Đứng đắn, thẳng thắn
7. Câu “Ơn nghĩa này chúng tôi 27 hộ gia đình nghèo không bao giờ quên.”
a. Đúng c. Thiếu 1 dấu phẩy
b. Thiếu 2 dấu phẩy d. Thiếu 3 dấu phẩy
8. Câu “Để kỉ niệm ngày 20 tháng 11, với truyền thống tôn sư trọng đạo và uống nước
nhớ nguồn của người Việt Nam.”
a. Đúng c. Thiếu chủ ngữ
b. Thiếu vị ngữ d. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ
9. Điều quy định để căn cứ theo đó mà đánh giá
a. Tiêu chí b. Tiêu chuẩn c. Tiêu điểm d. Mục tiêu
10. Cử giữ chức vụ cao hơn
a. Đề cử b. Đề đạt c. Đề bạt d. Đề cao
11. Trái nghĩa với “tự phát” là
a. Tự chủ b. Tự động c. Tự giác d. Tự chế
12. Phương tiện được dùng liên kết hai câu “Ngày nay có một vấn đề quan trọng được
đặt ra. Đó là gìn giữ sạch đẹp cho ngôi nhà chung của nhân loại là trái đất.” là
a. Thế đại từ c. Lặp từ ngữ
b. Thế đồng nghĩa d. Nối quan hệ từ
13. Gần nghĩa với “cứu cánh” là
a. Phương tiện b. Cứu giúp c. Mục đích d. Viện trợ
14. Kết quả của phép chia là
a. Thương số b. Hiệu số c. Tích số d. Tổng số
15. Câu “Anh ấy chẳng những không thương tôi lại thêm làm khổ tôi nữa.”
a. Sai logic b. Sai quy chiếu c. Sai cấu trúc d. Sai quan hệ từ
16. Câu “Mọi người trong gia đình đều tán thành cuộc hôn nhân của tôi, nhưng mẹ tôi
thì không bằng lòng.”
a. Sai logic b. Sai quy chiếu c. Sai cấu trúc d. Sai phong cách
17. Câu “Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có dịp tiếp xúc với đủ hạng người quan lại
địa chủ công chức tá điền nông dân dân nghèo thành phố…” thiếu
a. Một dấu chấm, bốn dấu phẩy
b. Một dấu hai chấm, bốn dấu phẩy
c. Một dấu chấm, năm dấu phẩy
d. Một dấu hai chấm, năm dấu phẩy
18. Có thể chữa câu sai “Với những biện pháp vừa nêu trên đã nâng cao năng suất cho
nhà máy.” bằng cách
a. Bỏ “Với” b. Thêm chủ ngữ c. Thêm vị ngữ d. a, c đều đúng
19. Để liên kết hai câu “Tiếng chó sủa xa xa. Vậy là những đêm tình mùa xuân đã tới.”,
tác giả sử dụng phương thức liên kết
a. Lặp b. Thế c. Liên tưởng d. Nối
20. Để liên kết hai câu “Khái niệm là một hình thức tư duy của con người. Nó phản ánh
những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của sự vật.”, tác giả sử dụng phương thức
liên kết
a. Lặp từ ngữ c. Thế đại từ
b. Liên tưởng bộ phận d. Nối quan hệ từ
21. Có thể chữa câu “Qua nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hi sinh to
lớn của người phụ nữ Việt Nam.” bằng cách
a. Bỏ “của” c. Bỏ “qua”
b. Thay “của” bằng dấu phẩy d. b, c đều đúng
22. Câu “Chính vì sự say mê đó cùng với sự quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ của lãnh đạo
đơn vị đã luôn là động lực quý giá thúc đẩy chàng kĩ sư trẻ Hoàng Ngọc Thanh luôn
vươn lên phía trước.”
a. Đúng c. Thiếu chủ ngữ
b. Thiếu vị ngữ d. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)


Viết đơn xin chuyển ngành học.
Giảng viên ra đề

Trần Thị Thuý An

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Đáp án được tô đen trong mỗi câu.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Gợi ý:

- Trình bày đúng thể thức văn bản hành chính (loại đơn từ) (1 điểm);
- Nội dung đơn hợp lí, rõ ràng (2 điểm);
- Diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả (1 điểm).
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Ôn tập lại tất cả các vấn đề được trình bày trong học phần (gồm 6 chương). Trong
đó chú trọng các vấn đề về chính tả (viết hoa), câu sai (nhận diện lỗi sai và đề nghị
cách sửa phù hợp), cách thức biên soạn văn bản hành chính – công vụ (các thể loại
văn bản thông dụng như đơn từ, thư mời, thông báo,…).
2. Hoàn thành tất cả các bài tập tự đánh giá chủ đề, tự đánh giá cuối chương, bài tập
kiểm tra cuối chương, bài tập bổ sung trên diễn đàn thảo luận.
3. Hoàn thành đề thi mẫu sau đó đối chiếu với đáp án.
4. Đọc các tài liệu tham khảo giảng viên cung cấp.

You might also like