You are on page 1of 8

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU

(ECB - EUROPEAN CENTRAL BANK)


I.Khái niệm:
Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) có trụ sở đặt tại thành phố Frankfurt, Đức là ngân
hàng được thành lập để giám sát chính sách tiền tệ tại các quốc gia thuộc Cộng đồng Châu
Âu chấp nhận đồng tiền chung Châu Âu: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý,
Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ngân hàng Trung ương Châu Âu điều
phối chính sách với các ngân hàng trung ương của 11 quốc gia tham gia trong khu vực đồng
Euro. Tổng thể ECB và các ngân hàng trung ương của các quốc gia Châu Âu tạo thành Hệ
thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ESCB).

Bản thân ECB được điều hành bởi ủy ban Thống đốc, mà những thành viên đến từ ban quản
trị và các thống đốc ngân hàng của các ngân hàng trung ương quốc gia. Ban điều hành của
ECB gồm chủ tịch ngân hàng, phó chủ tịch và bốn thành viên được bổ nhiệm, phục vụ trong
nhiệm kỳ lên đến tám năm.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht về Liên minh Châu
Âu, được phê chuẩn vào năm 1993, thiết lập Liên minh Tiền tệ Châu Âu (EMU) và đồng
Euro - đồng tiền chung của các quốc gia Châu Âu.

Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU)

Đồng Euro lần đầu được đưa vào lưu thông như là đồng tiền chung duy nhất cho 11/15 nước
thuộc Liên minh châu Âu, vào ngày 1-1-1999. Sự ra đời của nó thực tế bắt nguồn từ Hiệp ước
Mastrich vào tháng 11-1993 với sự thành lập của Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU). Liên
minh tiền tệ châu Âu là giai đoạn cuối cùng của thị trường chung, Liên minh châu Âu dựa
vào ba trụ cột chính: đồng Euro (nay là khu vực 17 nước), thị trường chung và hệ thống điều
phối chính sách chung.

Năm điều kiện để gia nhập EMU là:

1. Đồng tiền của các nước (phải được nằm trong hệ thống cơ chế tỉ giá hối đoái cũ -
ERM ít nhất 2 năm)
2. Mức lạm phát thấp (không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nền kinh tế có
mức lạm phát thấp nhất châu Âu)

3. Lãi suất dài hạn (không vượt quá 2% so với mức trung bình của 3 nền kinh tế có mức
lãi suất thấp nhất châu Âu)

4. Thâm hụt ngân sách thấp (dưới 3% tổng thu nhập quốc dân GDP)

5. Mức nợ công (dưới 60% tổng thu nhập quốc dân GDP).

Nhiệm vụ của ESCB là xác định và thực thi chính sách tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu, tiến
hành các hoạt động ngoại hối để đạt sự ổn định về giá, nắm giữ và điều hành dự trữ ngoại hối
của các quốc gia thành viên, và tăng cường sự ổn định trong hệ thống tài chính chung.

ESCB được điều hành bởi các cơ quan ra quyết định của ECB:

1) Ban giám đốc;

2) Ủy ban Thống đốc mà thành viên là những Thống đốc các ngân hàng trung ương quốc gia,
của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu tham gia vào đồng Euro và Ban Giám đốc của
ECB;

3) Đại Hội đồng gồm chủ tịch và phó chủ tịch ECB, và những Thống đốc của tất cả các ngân
hàng trung ương quốc gia.

ECB, hoạt động phối hợp với các ngân hàng trung ương quốc gia, vận hành hệ thống chuyển
giao các quỹ TARGET (Chuyển Thanh toán Nhanh Tự động xuyên Châu Âu) cho các khoản
thanh toán bằng Euro với giá trị lớn. Hệ thống thanh toán xuyên biên giới TARGET tương tự
thanh toán vô tuyến liên bang của Cục dự trữ liên bang (FEDWIRE) và cung ứng chuyển tiền
tức thì.

II. Nhiệm vụ chính của ECB:

Ngân hàng Trung ương Châu Âu hoạt động theo mô hình của ngân hàng trung ương
Bundesbank (Đức) và Landesbank (Đức). Ban điều hành ngân hàng gồm 6 người hoạch định
các chiến lược cho chính sách của ngân hàng. Họ được chỉ định bằng quyết định đồng thuận
của các thành viên khu vực đồng Euro. Như một mặc định không thành văn, bốn thành viên
của ban điều hành phải là các đại điện của ngân hàng trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban
Nha.

Hệ thống các ngân hàng trung ương Châu Âu (ESCB) bao gồm ECB và các ngân hàng trung
ương của 27 thành viên Liên minh Châu Âu. Bởi lý do này mà cơ quan quản lý tiền tệ của
khu vực đồng Euro được gọi là Eurosystem, nó bao gồm ECB và các thống đốc của các ngân
hàng quốc gia khu vực đồng Euro.

Mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu là duy trì sự ổn định về giá bằng cách sử
dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và tạo việc làm. Sự ổn định về giá là sự kiểm
soát lạm phát, chỉ số hài hòa của giá tiêu dùng (HICP) và tỷ giá hối đoái của EUR .

- Ổn định giá

Để duy trì sự ổn định về giá, Ngân hàng Trung ương châu Âu ảnh hưởng đến lãi suất ngắn
hạn cho khu vực đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu có lãi suất mục tiêu (giống như
hầu hết các ngân hàng trung ương) dưới đây, hoặc gần bằng, 2%. Mặc dù họ chủ yếu nhắm
mục tiêu lạm phát, GDP và dữ liệu thất nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các quyết định mà các
nhà hoạch định chính sách đưa ra.

Nếu lạm phát vượt quá 2%, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể báo hiệu sự gia tăng lãi
suất cho công chúng để thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng euro và giảm lạm
phát. Nếu số lượng thất nghiệp đang gia tăng và nền kinh tế đang chậm lại, ngân hàng có thể
phải đưa ra quyết định giảm lãi suất, để kích thích nền kinh tế và tăng trưởng việc làm. Một
thời kỳ lạm phát gia tăng và thất nghiệp gia tăng sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cân
nhắc những ưu và nhược điểm của việc thắt chặt nền kinh tế để cai trị lạm phát hoặc kích
thích nền kinh tế tạo ra việc làm.

- Ổn định tài chính.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho hệ thống tài
chính của khu vực đồng euro ổn định. Trong thời kỳ khủng hoảng, họ có thể làm điều này
bằng cách thêm thanh khoản vào hệ thống, bằng cách mua trái phiếu trên thị trường mở hoặc
giảm lãi suất xuống mức cực thấp để giúp các chủ nợ đau khổ trả lại n ghĩa vụ của mình.
Nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu không thêm thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng,
toàn bộ hệ thống tài chính có thể sụp đổ.

III. Vai trò của ECB:

Vai trò cụ thể của ECB với các hệ thống thanh toán và quyết toán chứng khoán.

ECB đảm nhận vai trò duy trì sự ổn định của tiền tệ, đồng thời là ngân hàng của các ngân
hàng, hoạch định chiến lược chủ trương chính sách cho các Ngân hàng Trung ương của các
quốc gia thành viên thực hiện đề cao tính liên ngân hàng trong Liên minh Châu Âu.

Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu

Cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra trầm trọng ở châu Âu hiện nay (tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Ireland và Ý) có rất nhiều nguyên nhân, cả bên trong lẫn bên ngoài, trực tiếp
và gián tiếp. Nhưng phần lớn đều có liên quan đến đồng Euro và những vấn đề của hệ thống
tài chính ngân hàng của châu Âu.

Đầu tiên, là việc ECB đã đưa ra chính sách lãi suất thấp, điều đó đã khuyến khích các chính
phủ và doanh nghiệp vay tiền các ngân hàng một cách dễ dàng để phục vụ cho các hoạt động
đầu tư, sản xuất, chi tiêu công. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc chi tiêu vượt mức và làm
tăng nợ công.

Thứ hai, giá trị đồng Euro trở nên đắt lên tương đối so với đồng đô la Mỹ bởi ít nhất có ba l‎ý
do: một là chiến lược đồng đô la yếu của Mỹ, hai là chính sách tiền tệ không linh hoạt của
ECB (để đạt mục tiêu lạm phát thấp).

Thứ ba, là hoạt động làm méo mó thị trường của giới đầu cơ ngoại tệ. Thủ tướng Hy Lạp,
Tây Ban Nha và đặc biệt là bà A. Markel, Thủ tướng Đức cho rằng, chính các quỹ và giới đầu
cơ đã lợi dụng tình hình và làm xấu hơn cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và các quốc
gia khác khi bán khống đồng Euro để kiếm lời (BusinessWeek, 2011). Việc đồng Euro “đắt
lên” như vậy đã làm cho sản phẩm xuất khẩu khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cũng
như thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa vào nội địa đã làm tăng chi tiêu công. Mặt khác, do các
nước quản lý kinh tế yếu kém, chi nhiều hơn thu, thiếu minh bạch, làm ít hưởng nhiều “vung
tay quá trán”, tô hồng thổi phồng các báo cáo, biến nợ xấu của tư nhân thành nợ xấu của nhà
nước…

Cuộc khủng hoảng 2008 bắt nguồn từ khu vực tư nhân, đầu tiên là các doanh nghiệp không
tạo ra doanh thu và thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Doanh nghiệp bắt đầu cầu cứu
chính phủ, giãn nợ, đảo nợ hay mua lại nợ tư nhân, khiến nợ tư nhân chuyển thành nợ công,
cuối cùng dẫn đến tình trạng nợ công ngày càng cao.

Một nguyên nhân xa hơn nữa của các khoản nợ là bong bóng tài chính được bắt đầu thổi lên
từ giai đoạn 2000-2007, thời kì nền kinh tế toàn cầu khởi sắc đã tạo ra một nguồn thặng dư tài
chính khổng lồ (36.000 tỉ đô la năm 2000 tới 70.000 tỉ đô la năm 2007). Các nhà đầu tư và tổ
chức bắt đầu tìm kiếm những thị trường mang lại lợi nhuận cao hơn và tạo ra những bong
bóng ở phạm vi toàn cầu. Khi những bong bóng này bắt đầu nổ, giá trị tài sản giảm và gánh
nặng nợ nần được đặt lên vai doanh nghiệp và chính phủ cùng với hệ thống tài chính ngân
hàng (với Ireland là bóng bóng thị trường bất động sản, Hy Lạp là trái phiếu chính phủ,
Iceland là sự phát triển quá nóng của hệ thông ngân hàng…).

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến là: toàn cầu hóa tài chính ngày càng sâu rộng
và tính lan tỏa nhanh, những điều kiện cho vay tín dụng dễ dàng trong giai đoạn 2002-2008
của các nước Eurozone, sự mất cân bằng về thương mại quốc tế, bong bóng bất động sản bị
thổi phồng, tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, những quyết định chính sách tài khóa
không hợp l‎ý trong thu, chi của các quốc gia v.v..

Sự can thiệp của ECB trong việc khắc phục:

1. ECB đã thực hiện một số những biện pháp nhằm hạn chế tính bất ổn và nâng cao tính
thanh khoản của thị trường tài chính. Đầu tiên, ECB bắt đầu mua lại các khoản nợ của chính
phủ và tư nhân, lên tới 200 tỉ Euro cho đến cuối tháng 10-2011.
2. ECB công bố kế hoạch phân phối các hoạt động tái cung cấp vốn dài hạn.

3. ECB khởi động lại hợp đồng hoán đổi với đồng đô la dưới sự hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ.

Ngoài ra, ECB nhận thức rằng hoạt động trôi chảy của các hệ thống thanh toán và quyết toán
là rất quan trọng đối với lợi ích chung của xã hội. Nó tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả và thông
tin minh bạch.

ECB thường đảm nhiệm vai trò duy trì sự ổn định của tiền tệ đồng thời là ngân hàng của các
ngân hàng, hoạch định chiến lược, chủ trương chính sách cho các ngân hàng Trung ương của
các Quốc gia thành viên thực hiện, đề cao tính liên ngân hàng trong Liên minh Châu Âu

IV. Tác động lãi suất:

a. Lên đồng EURO:

Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tác động đến giá trị của đồng Euro thông qua những
thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Nghĩa là tiền tệ có xu hướng tăng giá khi kỳ vọng lãi suất
tăng, không chỉ từ việc tăng lãi suất .

Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ lãi suất không thay đổi nhưng đưa ra hướng
dẫn chuyển tiếp (nói với thị trường) rằng họ kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn trong tương lai,
giá trị của đồng Euro có xu hướng tăng giá.

Một chương trình nới lỏng định lượng (QE - Quantitative Easing) có tác động tương tự như
lãi suất đối với đồng Euro. Nới lỏng định lượng là việc mua chứng khoán trên thị trường mở
của Ngân hàng Trung ương nhằm kích thích nền kinh tế và thêm thanh khoản cho hệ thống
tài chính. Trong lịch sử, nó chỉ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Nới lỏng
định lượng tăng làm giảm giá trị của đồng Euro vì nó làm tăng lượng cung tiền.

b. Lên nền kinh tế:


Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất khi cố gắng kích thích nền kinh tế (GDP) và tăng
lãi suất khi đang cố gắng kiềm chế lạm phát do một nền kinh tế hoạt động trên mức tiềm năng
(quá nóng).

Lãi suất thấp hơn kích thích nền kinh tế theo một số cách:

1. Doanh nghiệp có thể vay tiền và đầu tư vào các dự án sẽ nhận được nhiều hơn tỷ lệ
vay rủi ro.
2. Khi lãi suất thấp hơn, thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn, dẫn
đến sự tăng giá trị của thị trường chứng khoán gây ra hiệu ứng của cải.
3. Mọi người đầu tư tiền của họ vào nền kinh tế (cổ phiếu và các tài sản khác) bởi vì
họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ các tài sản này so với lãi suất thấp hiện tại.

V. Các nước thành viên:

Từ khi mới thành lập, Đức, Pháp là hai thành viên lớn nhất của ECB. Ban điều hành của ECB
Vương quốc Anh đòi hỏi một chỗ ngồi mặc dù không tham gia Độc tệ nhưng dưới áp lực của
Pháp ba chỗ ngồi đã được giao cho các thành viên lớn nhất Đức, Pháp và Ý.

ECB đang chậm hơn so với các ngân hàng trung ương của Anh và Mỹ trong cuộc
chiến chống lạm phát. Song nhiệm vụ của châu Âu được đánh giá là khó khăn hơn, do
Eurozone chịu tác động kinh tế trực tiếp từ xung đột tại Ukraine.

Sự bất cân xứng là một rủi ro lớn đối với Eurozone. Dù 19 thành viên của khối này có
năng lực tài chính khác biệt, họ vẫn dùng chung một đồng tiền. Điều đó đồng nghĩa
rằng bất ổn của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến những nước còn lại.

Vào giai đoạn 2010-2011, Hy Lạp đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng,
gần như phải ra khỏi khối này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ECB, các nền kinh tế thành
viên Eurozone và nhiều nhà đầu tư đã phải tham gia vào nỗ lực cứu trợ Hy Lạp.

Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời điểm đó cũng đứng trên bờ vực phải rời khỏi
Eurozone vì nợ công cao, kinh tế yếu kém và hệ thống ngân hàng tê liệt.
Gần nhất vào năm 2018, Ý - nền kinh tế lớn thứ 3 Liên minh châu Âu (EU) cũng đe
dọa sẽ rời khối này. Nếu Ý thật sự rời đi, đó sẽ là cú giáng nghiêm trọng vào sự gắn
kết của Eurozone và tương lai của khối.

You might also like