You are on page 1of 10

I.

Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

Từ thời xa xưa, khi mà người dân trên trái đất sống theo từng bộ lạc trong
thời công xã nguyên thủy, mọi của cải vật chất đều được dùng chung, không
có sở hữu cá nhân. Vì vậy, họ không cần có sự trao đổi mà vẫn có được
những thứ mình muốn theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu
cầu”. ( Tìm hình trái đất với vài bộ lạc minh hoạ)

          Khi chế độ công xã nguyên thủy tan ra, sự tư hữu về của cải và tư liệu
sản xuất bắt đầu xuất hiện. Lúc này, để có cái ăn, mỗi cá nhân đều phải tự lao
động để làm ra của cải. Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều không thể tự
làm ra hết của cải mà mình muốn hưởng thụ. Vì vậy, người ta phải trao đổi
của cải với nhau để đáp ứng nhu cầu về các của cải, vật chất mà họ không
làm ra. (Tìm hình lao động rồi suy ra vải vóc, gỗ,… mấy cái của cải hồi xưa)
Đầu tiên, các cá nhân trong xã hội thực hiện trao đổi trực tiếp giữa các hàng
hóa với nhau.

Ví dụ như người nông dân có gạo nhưng không nuôi bò thì lấy gạo đổi
với bò, người trồng khoai nhưng không trồng sắn hoặc chè thì dùng
khoai để trao đổi trực tiếp với sắn hoặc chè. Việc trao đổi trực tiếp giữa
hàng với hàng đã giải quyết nhu cầu cần thiết trong những giai đoạn đầu tiên
khi bắt đầu có sở hữu cá nhân. ( Tìm hình minh hoạ cho ví dụ)

 Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp giữa hàng với hàng có những nhược điểm
là trao đổi mang tính giản đơn, ngẫu nhiên mà không có sự đồng nhất. Bên
cạnh đó, trao đổi vẫn là trực tiếp giữa hàng với hàng. Vì vậy, việc trao đổi
trực tiếp này đã gây nhiều khó khăn cho các cá nhân khi tham gia trao đổi
dẫn tới hệ quả kìm hãm sự phát triển của các nền kinh tế.

 Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị

Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn.
Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi
thóc, nhưng người có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế,
việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi.
Trong tình hình đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá
của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi
đem hàng hoá đó đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi vật trung gian
trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người ưa chuộng,
thì hình thái chung của giá trị xuất hiện. ( Tìm hình theo chữ in đậm)
Đến đây, tất cả các hàng hoá đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng một thứ
hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung.

Cuối cùng, các kim loại là vàng và bạc được dùng làm tiền trong lưu thông.
Lúc đầu khi vàng còn hạn chế, con người đã sử dụng thêm bạc là kim loại thứ
2 dùng làm tiền trong lưu thông, gọi là chế độ song bản vị. Về sau, do lượng
vàng được khai thác nhiều hơn và do vàng có những ưu thế hơn hẳn như
thuần nhất, ít pha trộn, dễ chia nhỏ, lâu hư hại, dễ mang theo nên vàng được
chọn làm tiền tệ - chế độ bản vị vàng được ra đời. (Cho hình vàng bạc lên sau
phần hình trước kiểu như biện pháp thay thế á)

        Tuy nhiên, việc dùng vàng làm tiền trong lưu thông có những hạn chế là
khó mang theo, khó chia nhỏ để mua những sản phẩm có giá trị nhỏ như mớ
rau, cân gạo,… và các kim loại rất quý hiếm, được sử dụng nhiều trong công
nghiệp. Vì vậy, dần dần con người đã biết sử dụng các tín tệ (giấy xác nhận
gửi vàng trong ngân hàng) để làm tiền trong lưu thông. Khi này, các cá nhân
sẽ gửi những đồng vàng, bạc của mình vào ngân hàng và nhận lại các tờ tín
tệ. Tín tệ khi này được tự do chuyển đổi ra vàng. Điều này đã giúp cho các cá
nhân dễ mang theo mình và việc trao đổi, mua bán những hàng hóa có giá trị
thấp được dễ dàng hơn.(Tìm hình vàng bạc rồi rau củ gì đó cho dấu không
hợp nhau)

         Nhưng hạn chế của việc sử dụng vàng hay tín tệ trong lưu thông đó là
lượng vàng trên trái đất là có hạn, khả năng khai thác hàng năm không lớn.
( Tìm hình diễn tả đoạn này)

Vì vậy, khi các nền kinh tế ngày càng phát triển, lượng hàng hóa làm ra ngày
càng nhiều nhưng lượng vàng thì lại không tăng lên tương xứng dẫn tới mất
cân đối giữa tiền và hàng. Điều này dẫn tới giá cả hàng hóa sẽ bị giảm đi,
không khuyến khích các cá nhân, tổ chức mở rộng sản xuất và về lâu dài sẽ
kìm hãm sự phát triển của các nền kinh tế.

         Vì những lý do trên, tiền pháp định như ngày nay được ra đời nhằm đáp
ứng yêu cầu mới về trao đổi hàng hóa đó là có thể phát hành thêm tiền để đưa
vào lưu thông khi có sự gia tăng của hàng hóa dịch vụ. Tiền pháp định khi
này do nhà nước in ấn và phát hành, có giá trị trên toàn lãnh thổ quốc
gia. (Cho hình tiền lên rồi vài hình thêm vào)

Như vậy, bản chất tiền là loại hàng hoá đặc biệt, là yếu tố ngang giá chung
cho thế giới hàng hoá. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá. Tiền
phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao
đổi hàng hoá.Tiền xuất hiện giải phóng lưu thông, thúc đẩy xã hội phát triển.
Tiền xuất hiện cũng phát sinh nhiều tiêu cực trong sản xuất và đời sống.
(Type phần chữ in nghiêng nha)

II.Chức năng của tiền tệ

Tiền tệ có 5 chức năng:


- Thước đo giá trị:
Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá
trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo
lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt. Chỉ cần so sánh
với lượng vàng nào đó trong tưởng tưởng của mình. Vì sao có thể làm
được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế
đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội
cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá đưọc biểu
hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay nói cách khác, giá cả là hình
thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá lên xuống
xoay quanh giá trị của nó. Gải cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố như: giá trị hàng hoá, quan hệ cung-cầu về hàng hoá, tình trạng đầu cơ,
giá trị đồng tiền,..

Ví dụ: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị
của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được
làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ
đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng
hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn
giá cả của nó.
- Phương tiện lưu thông:
Tiền được dùng làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm
chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Quá trình trao
đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công
thức lưu thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là
tiền mặt. Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành
vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không
gian. Với việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những
nguy cơ của khủng hoảng kinh tế. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông
hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu
thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu
thông tiền tệ. Vì với chức năng lưu thông, không nhất thiết dùng tiền
vàng, mà chỉ cần tiền ký hiệu giá trị. Từ đó, tiền dần dần thay thế vàng,
bạc. Tuy nhiên, nếu phát hành quá nhiều tiền giấy sẽ làm cho giá trị
đồng tiền giảm xuống theo đó lạm phát xuất hiện.

Ví dụ: Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để
thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những
đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó. Như vậy,
giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này
vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta
đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện
lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi
đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ.
Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó.
Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá
trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, chính vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo
quy luật lưu thông tiền giấy.

- Phương tiện cất trữ:

Tiền là đại diện cho giá trị, của cải thay vì cất trữ hàng hoáthif người
dân có thể cất trữ bằng tiền vì dễ bảo quan, lưu giữ hơn. Lú này tiền
được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ dưới hình thái vàng bạc và sẵn
sàng lưu thông khi cần thiết.
Ví dụ: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ,
trong rương. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong
ngân hàng, để phòng khi cần thì lấy ra khỏi cất trữ để lưu thông.

-Phương tiện thanh toán:


Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp
thuế, trả tiền mua chịu hàng…Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện
thanh toán, bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng…Chức năng
phương tiện thanh toán gắn liền với chế độ tín dụng. Khi sản xuất và trao đổi
hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán
chịu. Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở
thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ
thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn
cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

Ví dụ: Hiện nay ngân hàng điều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở thành con
nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.

- Tiền tệ thế giới:


Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ
làm chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế
giữa các nước với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền
vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi
tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến
hành theo tỷ giá hối đoái nhất định phù hợp với từng thời điểm. Đó là
giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia
khác ở các thời điểm nhất định.

Ví dụ:Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước
ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý
giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện
tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Kết luận:

Với 5 chức năng của tiền tệ giúp chúng ta hiểu hơn về tiền tệ. Tiền tệ rất quan
trọng trong xã hội ngày nay nhưng cũng mang một mối đe dọa đến nền kinh
tế của nước nhà. Nếu quá trình quản lý tiền tệ không đúng cách sẽ gây ra
cuộc khủng hoảng tinh tế và lạm phát theo diện rộng. Ví dụ điển hình là lạm
phát ở Venezuela tạo nên một cuộc khủng hoảng trên cả nước.
(Phần 2 chỉ cần vẽ sơ đồ kiểu 5 nhánh là 5 chức năng có thể kèm hình minh
hoạ cho ví dụ)

III. Qui luật lưu thông tiền tệ 


(Qui luật tiền tệ là gì – tìm hình minh họa)
1. Khái niệm QLLTTT
- Là qui luật qui định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong
một thời kỳ nhất định. (ghi dòng này ra)

2. Nội dung
Qui luật này được thể hiện như sau:
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định
được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia
cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.

Trong đó:
- Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một
đơn vị tiền tệ.
- Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào
lưu thông của hàng hóa ấy. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá
cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông.
(chỉ cần ghi quy luật được thể hiện rồi xuất công thức ở trên)
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định, cho
nên khi ứng dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau:
- Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu
thông trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra
bán hoặc để bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau
mới cần thanh toán bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng
hóa khác; hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản…
- Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết, cho lưu thông lượng tiền dùng để
ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời
kỳ sau và lượng tiền mua (bán) hàng hoá chịu đã đến kỳ thanh toán.
(Một số điều lưu ý - Tìm hình liên quan dòng in nghiêng)
3. Các giai đoạn vận động của qui luật lưu thông tiền tệ:
- Lưu thông tiền vàng: Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng
tiền vàng hay bạc làm phương tiện lưu thông được hình thành một cách
tự phát. Bởi vì tiền vàng hay tiền bạc thực hiện được chức năng là
phương tiện cất trữ. Nếu như số lượng tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn
số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì việc tích trữ tiền tăng
lên và ngược lại.
- Lưu thông tiền giấy: Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền
giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức
năng phương tiện lưu thông thông hàng hóa, bản thân tiền giấy không
có giá trị thực. Trong chế độ tiền giấy bản vị vàng, một đồng tiền giấy
chỉ là kí hiệu của một lượng vàng nhất định dự trữ trong quĩ dự trữ của
nhà nước hay ngân hàng.
Nhìn chung lượng tiền vàng dự trữ không đủ để đảm bảo cho lượng tiền giấy
đã được phát hành, khi đó lạm phát xảy ra. Hơn nữa do chế độ đảm bảo bằng
vàng đã không được thực hiện nghiêm túc. Cuối cùng đã bị bãi bỏ, chuyển
sang chế độ tiền giấy do nhà nước ấn định giá trị ban đầu không có vàng
đứng sau bảo đảm
(tìm hình liên quan lưu thông tiền vàng và tiền giấy)
Lạm phát (Inflation)
Lạm phát bao giờ cũng đi đôi với việc giá cả của hầu hết hàng hóa đồng loạt
tăng lên làm cho giá trị của mỗi đơn vị tiền tệ giảm, sức mua của đồng tiền
giảm. 
Nguyên nhân lạm phát
Sở dĩ như vậy vì khi lượng tiền được phát hành vượt quá mức cần thiết làm
xuất hiện tình trạng ứ đọng tiền tệ; người giữ tiền sẵn sàng cho vay tiền với
lãi suất thấp hơn, sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng
hóa, làm cho hàng hóa bị khan hiếm, giá cả leo thang... 
(tìm hình minh họa cho lạm phát và các nguyên nhân)
Có thể nói, bề nổi của lạm phát luôn là tình trạng mức giá chung tăng lên, giá
trị của đơn vị tiền tệ giảm, sức mua của đồng tiền giảm. Chính vì vậy, để đo
lường mức lạm phát, người ta dùng chỉ số giá cả. Có hai loại chỉ số giá cả
được sử dụng phổ biến trong thống kê kinh tế là chỉ số giá sản xuất và chỉ số
giá tiêu dùng.
(Đo lường lạm phát : ghi dùng chỉ số giá cả rồi mũi tên 2 mục sx và td)
(Tìm thêm tình hình lạm phát của VN qua từng năm bằng sơ đồ)

IV. Sự vận dụng trong vận hành và quản lí kinh tế.

- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các mối liên hệ chủ yếu đều do thị
trường (cung và cầu) quyết định, kể cả mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Vì vậy
lưu thông tiền tệ cũng phải được quản lý dựa trên cơ sở xác định mức cung
và cầu tiền tệ nhằm đảm bảo cân bằng cung và cầu tiền tệ.

a. Mức cung tiền tệ và sự xác định mức cung tiền tệ:


 Khái niệm về cung tiền tệ: Tổng giá trị của các phương thức tiền tệ
trong nền kinh tế.
 Về thực chất là những tài sản có khả năng chuyển hoán ở mức độ nhất
định
 Thành phần mức cung tiền: Được phân định theo khả năng chuyển
hoán, bao gồm M1 gồm tiền mặt và những tài sản được coi như tiền
mặt; M2 gồm M1 và những tài sản có khả năng chuyển hoán thấp hơn
như tiền tiết kiệm, tiền gửi trên các tài khoản kinh doanh trên thị trường
tiền tệ...; M3 gồm M2 và một số tài sản khác có khả năng chuyển hoán
thấp hơn.
 Ví dụ như tiền gửi của các công ty kinh doanh chứng khoán chuyên
nghiệp, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản, trái phiếu Chính phủ. M4
gồm M3 và giấy chứng nhận sở hữu bất động sản. Và cứ như vậy tuỳ
theo sự phát triển của hệ thống tài chính của từng nước mà thành phần
của mức cung tiền tệ có thể kéo dài thêm.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền tệ: Thu nhập, lãi suất, giá cả
và các biến số khác phản ánh sự biến động của nền kinh tế xã hội.

b. Mức cầu tiền tệ và sự xác định mức cầu:


 Khái niệm cầu tiền tệ: Là nhu cầu của công chúng hay nền kinh tế đối
với việc nắm giữ tiền hay là những tài sản có tính thanh khoản.
 Thành phần của cầu tiền tệ: Có nhiều quan điểm khác nhau về
thànhphần cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tiền tệ.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cầu tiền tệ: Thu nhập, lãi suất, giá
cả,tần suất thanh toán, lợi tức kỳ vọng của việc đầu tư vào các tài sản
khác có liên quan đến tiền.

c. Điều tiết cung và cầu tiền tệ:


Việc điều tiết cung và cầu tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải
dựa vào các tín hiệu thị trường (mức chung giá cả, tỷ giá hối đoái và tình
hình tăng trưởng kinh tế) sao cho MS ≡ Md và đây chính là sự nhận thức và
vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ của K.Mac

You might also like