You are on page 1of 10

Bảng 1.

Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, thế giới đối với ngành hàng mã HS 6403 và
tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới (nghìn USD)
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu 6403 Nhập khẩu 6403 Tổng Xuất khẩu
Năm
6403 của VN 6403 của VN của TG của TG của TG
2001 377901 166 15029192 26049710 6127467709

2002 473408 232 16706053 27143516 6424368135

2003 663045 337 20149324 29710815 7486103362

2004 761358 719 26485035 32512260 9099998910

2005 898042 1372 32447129 36168780 10341319400

2006 1266839 2056 39826223 39889667 11956365337

2007 1951652 3374 48561343 44900657 13785727773

2008 2332047 6474 62685130 48418461 15968985930

2009 2054094 9903 57096274 41091166 12346277193

2010 2444045 12627 72236665 45990069 15096888439

2011 2917929 15154 96905674 52639193 18104624511

2012 3245147 18672 114529171 51060447 18396260193

2013 3639199 22029 132032854 55377823 18872819930

2014 4290750 22901 150217139 58497415 18842546125

2015 4661033 28176 162016742 51739775 16530769761

2016 4295258 33176 176580787 49009919 16031153744

2017 4553689 35387 215118607 51121019 17701054574


31991
2018 5089449 243698698 53714873 19456187066
Bảng 2. Giá trị xuất khẩu mặt hàng giày dép mã HS 6403 của Việt Nam sang 10 quốc gia
đối tác lớn (danh sách xếp hạng của năm 2018) (nghìn USD)
Nă Trung Hà Nhật Canad Hàn
Tổng Mỹ Đức Bỉ Anh Ý
m Quốc Lan Bản a Quốc
200
377901 2016 109 52460 30364 62848 47803 15515 35363 4256 3055
1
200
473408 17184 433 79903 25739 99174 64148 10601 35048 8992 2562
2
200 14755
663045 43834 1488 90228 33054 89525 15729 46152 11343 4914
3 3
200 11639 20079
761358 49022 3495 21319 88038 13039 41491 13411 3581
4 6 2
200 14265 19899
898042 78154 3292 23019 74075 21540 53423 26218 7014
5 3 2
200 126683 16026 23858
184813 7177 44703 82281 32868 77388 43398 10444
6 9 6 9
200 195165 16834 13670 32181 16310
366088 28498 42333 97550 45721 21446
7 2 2 9 4 9
200 233204 17616 15406 35013 18474 11315
480876 58892 54491 56165 34141
8 7 7 1 6 6 1
200 205409 12020 12435 28652 16042
534270 47912 45553 92762 49988 33045
9 4 5 3 5 3
201 244404 15346 12224 31818 18076 10911
651980 65737 65712 58330 41368
0 5 7 6 2 7 9
201 291792 18628 18028 31490 19364 10903
813873 99904 78925 61217 64148
1 9 5 3 7 4 8
201 324514 105857 12075 18052 18400 30491 18085 10034 10211
72001 74766
2 7 9 1 7 2 8 1 9 7
201 363919 117757 16609 20689 20820 34853 17699 11806 11249
83423 89072
3 9 7 5 0 1 6 1 5 5
201 429075 142980 23133 26285 28756 34422 20556 16163 13633 11506
88655
4 0 6 9 9 9 9 5 2 6 4
201 466103 165298 30449 27359 29442 39493 22921 15923 15167 10582
98106
5 3 9 1 1 9 0 2 8 1 9
201 429525 159333 23966 29451 22926 30846 24697 15031 14520 10441
99804
6 8 3 1 6 6 7 4 7 2 7
201 455368 168671 26225 35858 26077 32513 23424 15146 12790 10726 11758
7 9 6 3 7 7 3 4 8 9 1 9
201 508944 204670 38277 32128 30566 30244 24045 16458 13933 12879 11926
8 9 8 2 1 5 5 5 9 6 6 8

Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với giày dép mã HS 6403 ở năm 2008, 2009 đối
với Việt Nam và Trung Quốc
Năm Tổng kim ngạch Nhập khẩu từ TQ Nhập khẩu từ VN

200
9921119 6875495 755392
8
200
11904324 7977343 764281
9

LỜI MỞ ĐẦU
Các năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt vượt mức kỳ vọng, với GDP năm
2018 và 2019 đều tăng hơn 7%. Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam là nhờ vào các hoạt động thương mại trao đổi buôn bán với
thế giới.
Bên cạnh ngành hàng điện thoại hiện có giá trị xuất khẩu cao nhất, đóng góp quan trọng trong cơ
cấu GDP thì mặt hàng giày dép nói chung (mã HS 64) từ lâu cũng luôn là ngành chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 16
tỷ USD và giữ vị trí thứ hai trong danh sách các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao
nhất năm 2018 của nước ta (Trademap).
Năm 2018, tổng số thị trường đối tác của Việt Nam đối với mặt hàng giày dép đã hơn 100 quốc gia.
Riêng ba thị trường có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam lớn nhất là Mỹ, EU và Trung
Quốc đã chiếm gần 12 tỷ USD. Theo thống kê của World Footwear, năm 2018 Việt Nam là
đối tác cung ứng giày dép lớn thứ hai của Mỹ với 22% tổng kim ngạch. Theo các chuyên
gia, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có
hiệu lực còn góp phần thúc đẩy ngành da giày ở Việt Nam thâm nhập vào các thị trường
tiềm năng khác như Mexico, Canada, Chile,...
Bên cạnh các kết quả khả quan đạt được, ngành sản xuất giày dép Việt Nam cũng phải đối mặt với
một số khó khăn nhất định như hầu hết các công ty trong nước đều là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (từ 200 - 500 lao động), còn hạn chế về công nghệ kỹ thuật, chỉ số năng suất lao
động khu vực sản xuất dệt may của Việt Nam chỉ đạt 2,4 và thấp hơn nhiều so với một số
quốc gia khác như Trung Quốc với 6,9, Indonesia là 5,2 (theo báo cáo của WTO). Mặt
khác, khoảng 60% nguyên liệu cho ngành công nghiệp da giày là đến từ việc nhập khẩu với
chi phí ngày một tăng lên (Theo ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso). Về thế mạnh
của nước ta trong ngành công nghiệp này chủ yếu đến từ nguồn lực lao động dồi dào; Nhà
nước tạo động lực thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài mang vốn đầu tư vào
Việt
Nam; cùng với việc Nhà nước tích cực đàm phán đi đến ký kết các Hiệp định tự do thương
mại, bao gồm 17 Hiệp định đã ký kết, có hiệu lực hoặc đang đàm phán (theo Trung tâm
WTO và Hội nhập),... ngày càng giúp cải thiện môi trường sản xuất và góp phần củng cố vị
trí quốc gia xuất khẩu giày dép lớn thứ hai thế giới của Việt Nam (The World Footwear
2019 Yearbook).
Cơ cấu ngành hàng giày dép được phân ra thành nhiều nhóm hàng nhỏ hơn. Trong bài phân
tích dưới đây, chúng ta sẽ tập trung vào các chỉ số có liên quan của ngành hàng này, cụ thể
là loại Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da và mũ giày bằng da (mã HS 6403) trong
giai đoạn từ năm 2001 đến 2018, dựa trên nguồn số liệu của Trademap và các tài liệu
tham khảo có liên quan khác. Từ đó rút ra một số luận điểm, kết luận cụ thể đối với sự biến
động, các nhân tố gây tác động và xu thế phát triển của ngành hàng chủ lực này.

1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG

 Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng trưởng tương đối tốt qua từng năm. Ở giai đoạn từ
năm 2001 đến 2008, tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng có sự biến động mạnh, do thị trường
còn nhỏ và yếu, sự biến động nhỏ về giá trị xuất khẩu cũng có thể gây ra sự thay đổi lớn trong tốc
độ tăng trưởng. Sau khi sụt giảm kim ngạch ở năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng giày dép có mũ giày bằng da
(mã HS 6403) tiếp tục tăng trở lại với mức chênh lệch qua từng năm ổn định đến năm 2015 và tốc
độ tăng có xu hướng giảm nhẹ, một phần do quy mô thị trường trong giai đoạn này đã bắt đầu lớn
mạnh. Đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức giảm hơn 300 triệu USD, sau đó tăng.
 Năm 2006, Mỹ đã là thị trường xuất khẩu lớn nhất của giày dép Việt Nam thay thế vị trí
của EU. Quốc gia này có nhu cầu rất lớn về nhiều chủng loại giày dép khác nhau nên các doanh
nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để khai thác. Một điểm thuận lợi trong giai đoạn đó là có nhiều
hàng giày nổi tiếng thế giới của Mỹ như: Nike, Reebok… đã tin tưởng vào năng lực của các doanh
nghiệp Việt và chọn Việt Nam làm gia công sản phẩm sau đó xuất khẩu đi các nước khác. Trong
năm này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất hàng qua một số thị trường mới như
Mozambique (Đông Phi), Tây Phi…  khiến cho sự tăng trưởng đạt trên 40%. Ở năm kế tiếp, Việt
Nam chính thức được công nhận là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc mở ra
cánh cửa mới cho việc giao thương xuất khẩu với nhiều quốc gia khác trên thế giới đã giúp tốc độ
tăng trưởng của ngành cao kỷ lục ở mức 50,06%.
 Trong thời kỳ khó khăn đỉnh điểm của khủng hoảng. Tổng kim ngạch nhập khẩu của
Mỹ đối với ngành hàng giày dép mã HS 6403 trong năm 2009 giảm 16,66%; kim ngạch nhập khẩu
đối với đối tác lớn nhất là Trung Quốc ghi nhận mức giảm đáng kể là 13,81%; đối với đối tác lớn
thứ hai là Việt Nam,
giảm nhẹ với 1,16%. Điều này cho thấy an toàn về vị thế cũng như nhu cầu và sự ưa
chuộng của Mỹ đối với giày dép xuất xứ Việt Nam khá ổn định. Tuy nhiên do các quốc gia
khác như Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật có GPD giảm đáng kể đã ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu giày dép, dẫn đến việc tốc độ tăng trưởng giảm 11,92%. Sau đó, năm 2010 Việt
Nam trở thành công xưởng giày lớn nhất của Adidas với sản lượng chiếm hơn 40%, Nike
cũng lựa chọn Việt Nam để gia công lượng lớn giày dép, đã góp phần lấy lại đà tăng
trưởng cho hoạt động xuất khẩu.
 Năm 2016 là năm đầu tiên sau khủng hoảng 2009 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này
giảm. Các chuyên gia trong ngành nhận xét rằng, trong 9 tháng năm 2016, thị trường xuất
khẩu ngành da giày của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, do những bất ổn về chính trị đã làm
nhu cầu tiêu dùng tại các khu vực và thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ,
EU và Nhật Bản bị ảnh hưởng, nhất là tại EU. Điều này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu
ngành giày dép nói riêng và mặt hàng giày có mũ bằng da nói riêng bị sụt giảm.

2. KIM NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG

Nguồn số liệu: Trademap.org


 Mặt dù giá trị nhập khẩu của nước ta đối với ngành hàng giày dép có mũ giày bằng
da (mã HS 6403) ở các năm gần đây là lớn hơn gấp nhiều lần so với giai đoạn năm 2001 - 2003,
nhưng nhìn chung vẫn là rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực, do sản phẩm nhập khẩu
chủ yếu là mặt hàng cao cấp phục vụ nhu cầu của một bộ phận nhỏ người dân có thu nhập cao.
Nền công nghiệp da giày vốn là thế mạnh của Việt Nam, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của đại bộ
phận dân cư trong nước. Về tốc độ tăng trưởng của ngành, ban đầu tương đối cao và biến động, về
sau thấp và có xu hướng giảm.
 Năm 2004, bên cạnh xuất khẩu thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cũng có
dấu hiệu khởi sắc, với mức tăng hơn 100% so với giá trị 337 nghìn USD của năm 2003.
 So với hai năm trước đó, tốc độ tăng trưởng của năm 2006 giảm tuy nhiên kim
ngạch nhập khẩu vẫn tăng khá ổn định vượt ngưỡng 2 triệu USD.
 Bên cạnh cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh
xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng đời sống dân cư
của Việt Nam. Trong bối cảnh nước ta là quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất
nông nghiệp, tình trạng thiên tai đã làm cho đời sống người dân bị ảnh hưởng, kéo theo nhu cầu
tiêu dùng giảm, đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của kim ngạch nhập khẩu nhiều ngành hàng,
trong đó có giày dép ở giai đoạn 2008 - 2011.
 Năm 2018 là năm đầu tiên sau 18 năm (kể từ 2001) nước ta có giá trị nhập khẩu mặt
hàng này giảm (các năm trước đó có tốc độ tăng trưởng biến động nhưng luôn lớn hơn 0). Về
nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến đó là từ công cuộc “cải cách” thành công của thương hiệu
Biti’s, với dòng sản phẩm Biti’s Hunter có chất lượng cao cùng công cuộc PR bài bản được thực
hiện từ năm 2017 đã mang lại thành công ngoài mong đợi, sản phẩm Biti’s lần nữa được đông đảo
người tiêu dùng yêu thích.

3. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU


-    Năm 2018, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Bỉ và Anh lần lượt là năm thị trường tiêu thụ giày dép
mã HS 6403 lớn nhất của Việt Nam. Trong đó Mỹ chiếm đến 40,21% tổng kim ngạch
xuất khẩu, là thị trường chính và quan trọng nhất đối với Việt Nam. Bốn quốc gia còn lại
với tỷ trọng lần lượt là 7,52%, 6,31%, 6,01%, 5,94%.
-     Trong giai đoạn từ 2001 - 2018, Thị trường Mỹ đối với ngành công nghiệp sản  xuất da
giày ngày càng quan trọng khi tỷ trọng hầu như tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn
diễn ra khủng hoảng tài chính, mặc dù mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng, Mỹ vẫn là thị
trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Các năm gần đây, Mỹ được dự đoán
sẽ còn là thị trường quan trọng hơn nữa đối với nước ta khi mà các nhà nhập khẩu Mỹ
đang có xu hướng đi tìm nguồn hàng mới thay thế cho hàng Trung Quốc sau những căng
thẳng và bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia này.
 Đối với thị trường Đức, Anh và Hà Lan, kim ngạch vẫn có xu hướng tăng lên theo từng
năm, tuy nhiên về mặt tỷ trọng có xu hướng giảm dần là do lượng hàng hóa xuất sang Mỹ tăng lên
ngày càng lớn, tốc độ tăng vượt mức nhiều quốc gia đối tác khác như Hà Lan, Đức, Anh do đó
trên bảng so sánh sẽ thấy các quốc gia này có tỷ trọng giảm dần trong bản đồ xuất khẩu giày dép
của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ vào việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA như
ACFTA (Asean - Trung Quốc), AKFTA (Asean - Hàn Quốc), AJCEP (Asean - Nhật Bản),
VKFTA (Việt Nam - Hàn Quốc), VJEPA (Việt Nam - Nhật Bản), CPTPP,... vừa thu hút đông đảo
nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam, chính sách giảm thuế cũng giúp cho doanh nghiệp
trong nước có điều kiện tốt hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng giày da nói
riêng. Do vậy đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu giày sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản,... có tình hình tăng trưởng ổn định qua từng năm.

4. CHỈ SỐ LỢI THẾ SO SÁNH RCA

Nguồn số liệu: Trademap.org


Suốt 18 năm từ 2001 đến 2018, chỉ số RCA của ngành hàng giày dép có mũ bằng da (HS
6403) luôn có giá trị rất cao (luôn trên 2,5). Tính trung bình, giá trị RCA hàng năm của
ngành hàng này là là 9,12 - cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước ta là gấp hơn 9 lần mặt
bằng chung của thế giới.
Việc sở hữu những lợi thế nhất định đối với nền công nghiệp giày dép đã giúp Việt Nam
được đánh giá tiềm năng trong việc xuất khẩu ngành hàng này:
 Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới sau khi gia nhập
ASEAN vào năm 1996, cho đến nay Nhà nước đã ký kết 17 hiệp định tự do thương mại đa
phương và song phương, trong đó CPTPP, EVFTA là hai Hiệp định quan trọng thu hút
nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào ngành da giày tại Việt Nam, đặc biệt là nhiều
mặt hàng được cắt giảm thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.
 Nước ta có số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, có kinh nghiệm
do hình thành lâu năm và không ngừng cải tiến trình độ khoa học công nghệ, tay nghề
công nhân viên để đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.
 Dân số nước ta chủ yếu là dân số trẻ, nguồn lực lao động đông đảo và có chi
phí nhân công cũng như gia công rẻ hơn so với nhiều quốc gia khác, do đó ngày càng có
nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn đầu tư hoặc di dời nhà máy sản xuất đến Việt Nam.
 Vị trí địa lý thuận lợi, trải dài từ Bắc xuống Nam đều có biển, thuận lợi cho việc vận
tải luân chuyển hàng hóa đến các nước.
Kể từ năm 2007, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt
Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng đáng kể, trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,46%.
Năm 2018 đạt 7%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 240 tỷ USD, bình quân đầu người đạt
2.540 USD, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm (2008-2018).
Cũng trong giai đoạn từ năm 2007, nhiều Hiệp định Thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực đã tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam như AKFTA chính thức có hiệu lực từ năm 2007; Hiệp định
AJCEP có hiệu lực từ năm 2008; Hiệp định VJEPA có hiệu lực vào năm 2009 và AIFTA (Asean -
Ấn Độ), AANZFTA (Asean - Úc, New Zealand) là từ năm 2010,... đã bắt đầu mở rộng cánh cửa
giao thương của Việt Nam hơn khiến cho kim ngạch xuất khẩu tăng và chỉ số RCA duy trì ở mức
cao.

5. CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH IIT


Nguồn số liệu: Trademap.org
Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của mặt hàng giày dép mã HS 6403 trong các năm qua luôn duy
trì ở mức rất thấp, trung bình là 1%. Theo nhiều tác giả, khi chỉ số IIT dưới 10%, ngành sẽ được xếp
vào nhóm Giao thương ngoại ngành.
Chỉ số ITT gần bằng 0 cho thấy cấu trúc giao thương gần như hoàn toàn ngoại ngành, đồng nghĩa
rằng mức phụ thuộc của Việt Nam vào nước ngoài đối với ngành hàng giày dép mũ bằng da là rất
lớn. Ngoài ra, IIT quá thấp cũng biểu lộ sự bất thường. Mức độ phụ thuộc hay tương tác thể hiện
thông qua chỉ số thương mại nội
ngành có tương quan với trình độ phát triển giữa các quốc gia đối tác, một số nghiên cứu
về ngoại thương đã chỉ ra rằng các nước có cùng mức phát triển thì có chỉ số giao thương
nội ngành cao giữa họ. Nếu so sánh với một số quốc gia đối tác như Mỹ, Anh, Hàn Quốc
hay Nhật Bản thì có thể thấy được sự chênh lệch về quy mô sản xuất, trình độ kỹ thuật và
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá lớn với họ, dẫn đến mức độ phụ thuộc
thương mại của nước ta vào các quốc gia này là lớn.
Các năm gần đây, chỉ số thương mại nội ngành về sản phẩm giày mã HS 6403 có sự tăng
trưởng. Trình độ phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam đã ảnh hưởng tích cực đến
chỉ số này. Tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta trong các
năm qua đã có một số khởi sắc nhất định. Việc nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh thương mại
của quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần  tác động mạnh mẽ đến sự tăng
trưởng GDP, GDP bình quân đầu người ở nước ta tăng từ 2109 USD (năm 2015) lên 2587
USD (năm 2018) - khoảng 7650 USD theo sức mua tương đương. Thu nhập của người dân
được nâng cao, kích thích nhu cầu tiêu dùng đa dạng hơn, giao thương xuất nhập khẩu phát
triển làm cho chỉ số thương mại nội ngành tăng lên.

6. KẾT LUẬN
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi tự nhiên và lịch sử phát triển của ngành hàng giày dép, Việt
Nam đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển lợi thế thương mại và thúc đẩy
giao thương của nước ta, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế nói chung và ngành hàng giày
dép mã HS 6403 nói riêng. Đầu tiên, là những thỏa thuận thương mại ưu đãi - phương thức
thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế; thứ hai, khu vực mậu dịch tự do (Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU),...; thứ ba,
thực hiện các hiệp định đối tác kinh tế;... mang lại hiệu ứng tốt cho nền kinh tế và được
nhiều tổ chức nhận xét nước ta là một trong những nền kinh tế có triển vọng cao.
Ngành giày dép Việt Nam đang ngày một phát triển lớn mạnh. Phần lớn đối tác đến từ các nền kinh
tế lớn với các đơn hàng có giá trị cao đã mang về cho các doanh nghiệp da giày một nguồn ngoại tệ
không hề nhỏ. Tuy nhiên sự phụ thuộc cao vào một số nền kinh tế nhất định cũng là một rủi ro. Có
thể thấy, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng giày dép mã HS 6403 đã
bị giảm do sự mất cân bằng về chính trị ở một số quốc gia đối tác. Sự bất ổn của các quốc gia lớn là
một trong các yếu tố ảnh hưởng xấu đến việc tiêu dùng của người dân cũng như việc hạn chế nhập
khẩu giày dép, hoặc thậm chí gây ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế khác.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn đang nghiêm trọng và chưa thể khống chế như hiện nay. Mặc dù
Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã ngăn chặn tốt được dịch cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng
khó khăn của các nước khác cũng chính là thử thách cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
Việc hạn chế giao thương không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mà còn gây khó khăn trong
việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, không đảm bảo được yêu cầu về sự đa dạng nguyên liệu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp dù đã sản xuất được hàng nhưng lại không thể xuất khẩu vì khách hàng
(các doanh nghiệp nhập khẩu) không bán được hàng. Do vậy, những đơn hàng đã sản xuất xong
cũng không thể xuất đi vì khả năng khách hàng sẽ hủy đơn hàng là cao. Cuối cùng, là nguy cơ khách
hàng không tiếp tục đặt hàng do tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài.
Hiện nay, mặc dù Trung Quốc đang khắc phục được dịch bệnh nhưng đất nước này cũng đã bị tác
động không ít. Bên cạnh đó, Mỹ đã và đang được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
do dịch Covid - 19, cùng với nhiều quốc gia phát triển khác. Đồng thời đây cũng là những quốc gia
đối tác chính cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, việc ngành hàng giày dép của nước ta
có thể bị chịu tác động tiêu cực trong thời gian tới dẫn đến hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn là
điều dễ hiểu và có thể lường trước được.

You might also like