You are on page 1of 2

Phân loại quan hệ pháp luật:

Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:

 Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các ngành luật,
đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp
luật lao động…

-Căn cứ vào thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, quan hệ pháp luật được phân thành:

+ Quan hệ pháp luật cụ thể : là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể nhất định có quyên và có nghĩa vụ
pháp lý . Dựa vào tích xác đinh của chủ thể quan hệ pháp luật cụ thể chia làm 2

++)Quan hệ pháp luật tương đối

++)Quan hệ pháp luật tuyệt đối

+ Quan hệ pháp luật chung: là các quan hệ phát sinh trực tiếp từ Hiến Pháp,các đạo luật và là cơ sở để
hình thành các quan hệ pháp luật cụ thể

-Căn cứ vào chức năng điều chỉnh của pháp luật QHPL chia làm 2:

+quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh)

+quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành do các hành vi vi phạm pháp luật và liên quan đến biện pháp
cưỡng chế của nhà nước đối với chủ thế vi phạm PL).

Sự kiện pháp lý:


- Sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc
một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ
pháp luật nhất định như việc li hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho
một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển
đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết.
- Sự kiện pháp lí phải là một sự kiện có thật trong thực tế, nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể
trở thành sự kiện pháp lí khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ
pháp luật

Một sự việc chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi nó có những đặc điểm sau:

- Sự kiện phải được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc những sự kiện nằm ngoài ý chí
của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ đó.
- Sự kiện đó được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra thì sẽ
làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.
- Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định nam, nữ đủ tuổi kết hôn phải làm thủ tục đăng
ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đây là sự kiện pháp lý vì nó làm phát sinh quan hệ hôn nhân
giữa các chủ thể.

 Phân loại sự kiện pháp lí


Có nhiều các phân loại sự kiện pháp lý nhưng phổ biến nhất là theo tiêu chuẩn ý chí. Theo
đó, sự kiên pháp lí được chia thành sự biến và hành vi

- Sự biến
Là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp
luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử,… mà sự
xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể theo quy định pháp luật.

Sự biến pháp lý bao gồm hai loại là sự biến tuyệt đối và sự biến tương đối.

+ Sự biến tuyệt đối là sự kiện vốn là kết quả của một hiện tượng tự nhiên nhưng làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

+  Sự biến tương đối là sự kiện vốn là kết quả của một sự việc hoặc hành vi xảy ra trong thực
tế nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

- Hành vi:

Hành vi là nhưng sự kiện xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người. Đó là do con người
thực hiện. Biểu hiện dưới dạng hành vi hành động(giết người, cướp tài sản..) hoặc hành vi
không hành động(Không đóng thuế,Không đội mũ bảo hiểm…).

Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp(đúng yêu cầu pháp luật) và hành vi bất hợp
pháp(trái với yêu cầu pháp luật).

You might also like