You are on page 1of 13

LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

Câu 1: Nội dung nào sau đây thuộc phần mở đầu của hợp đồng?
a. Bồi thường hợp đồng
b. Thông tin chủ thể ký kết hợp đồng
c. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
d. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Câu 2: Điều khoản về kiểm tra chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
cần đề cập đến nội dung nào sau đây?
a. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra
b. Tất cả các nội dung được nêu
c. Thời gian kiểm tra
d. Phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra
Câu 3: Theo Công ước Viên 1980, yếu tố nào được sử dụng để xác định tính quốc tế của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
a. Đồng tiền thanh toán
b. Nơi giao kết hợp đồng
c. Quốc tịch thương nhân
d. Trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh)
Câu 4: Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là:
a. Đồng tiền của nước người bán
b. Không có quy định bắt buộc, do các bên tự thỏa thuận
c. Đồng tiền của nước người mua
d. Đồng tiền của một quốc gia trung lập
Câu 5: Chứng thư giám định do ai phát hành?
a. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
b. Thương nhân mua hàng
c. Thương nhân bán hàng
d. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
Câu 6: Chứng thư giám định dùng để:
a. Xác định tình trạng thực tế của hàng hóa
b. Xác định hàng hóa phù hợp với mô tả của hợp đồng
c. Xác định số lượng của hàng hóa
d. Xác định lưu lượng thuốc trừ sâu có trên hàng hóa
Câu 7: Nếu không tin tưởng lẫn nhau, các bên nên áp dụng phương thức thanh toán nào?
a. Cả hai phương thức trên đều sai
b. Cả hai phương thức trên đều đúng
c. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ
d. Thanh toán bằng tiền mặt
Câu 8: Điều khoản hợp đồng nào sau đây không dùng để quy định về thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng?
a. Hợp đồng này có hiệu lực đến ngày 30/6/2022
b. Hợp đồng này có hiệu lực sau khi bên bán nhận được chấp thuận giao kết hợp đồng của bên
mua
c. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký
d. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 01/6/2022
Câu 9: Thời hạn thanh toán nào thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa hiếm hoặc quan
trọng?
a. Cả 3 thời hạn được kể đến
b. Trả tiền ngay khi nhận hàng
c. Trả tiền trước khi nhận hàng
d. Trả tiền sau khi nhận hàng
Câu 10: Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với:
a. Cả 2 bên dù không có thỏa thuận
b. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
c. Bên yêu cầu giám định
d. Tòa án
Câu 11: Nội dung nào sau đây nếu không đưa vào hợp đồng thì hợp đồng đó vẫn có thể thực hiện
bình thường?
a. Tên hàng hóa
b. Giá cả
c. Phạt vi phạm hợp đồng
d. Số lượng hàng hóa
Câu 12: Việc tính khối lượng hàng hóa theo thể tích được áp dụng đối với loại hàng hóa nào sau
đây?
a. Hàng hóa là nông sản
b. Hàng hóa đóng bao
c. Hàng hóa giao theo kiện
d. Hàng hóa rời
Câu 13: Để phân biệt hàng hóa đồng loại, người ta sẽ không căn cứ vào yếu tố nào sau đây?
a. Công dụng
b. Tên hàng
c. Loại hàng
d. Đặc điểm
Câu 14: Khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trước tiên, các bên cần chú
ý kiểm tra nội dung gì?
a. Giá cả hàng hóa
b. Chất lượng hàng hóa
c. Đồng tiền thanh toán
d. Tư cách đại diện của người ký kết hợp đồng
Câu 15: Để thực hiện được nghĩa vụ chuyển giao hàng cho người mua, người bán cần có quyền
gì với hàng hóa?
a. Quyền sử dụng
b. Quyền sở hữu
c. Quyền chủ thể
d. Quyền chiếm hữu
Câu 16: Giá cả hàng hóa có thể được điều chỉnh sau khi ký kết hợp đồng nếu:
a. Các bên có thỏa thuận giá cố định
b. Các bên có thỏa thuận giá linh hoạt
c. Các bên có thỏa thuận giá bằng ngoại tệ
d. Các bên có thỏa thuận đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá không trùng nhau
Câu 17: Để bác bỏ giá trị pháp lý của chứng thư giám định, người yêu cầu giám định phải:
a. Chứng minh chứng thư giám định không khách quan
b. Chứng minh giám định viên không có nghiệp vụ giám định
c. Tất cả các trường hợp được nêu
d. Chứng minh quá trình giám định sai kỹ thuật
Câu 18: Hợp đồng song vụ là:
a. Hợp đồng mà các bên chỉ có quyền, không phải thực hiện nghĩa vụ
b. Hợp đồng mà bên bán có quyền và bên mua có nghĩa vụ
c. Hợp đồng mà bên mua có quyền và bên bán có nghĩa vụ
d. Hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với nhau
Câu 19: Cấu trúc của một hợp đồng thường được chia làm bao nhiêu phần?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 2
Câu 20: Nhận định nào sau đây là sai:
a. Khi quy định chính xác về số lượng, các bên không được quyền giao/nhận ít hơn số lượng đã
thỏa thuận
b. Giá cố định thường được sử dụng trong các hợp đồng ngắn hạn
c. Điều khoản giải quyết tranh chấp là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng
d. Mục tiêu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thu lợi nhuận
Câu 21: Dịch vụ KHÔNG có đặc điểm cơ bản nào sau đây?
a. Việc cung ứng và tiêu dùng diễn ra đồng thời
b. Không thể lưu trữ
c. Có thể chuyển nhượng quyền sở hữu
d. Vô hình
Câu 22: Hợp đồng bảo hiểm KHÔNG bao gồm đặc điểm nào sau đây:
a. Nguyên tắc trung thực
b. Không thể chuyển nhượng
c. Tính bồi thường
d. Tính may rủi
Câu 23: Trường hợp nào sau đây KHÔNG thể hiện yếu tố quốc tế của hợp đồng cung ứng dịch
vụ?
a. Bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có nơi cư trú tại các quốc gia khác nhau
b. Bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
c. Hợp đồng cung ứng dịch vụ được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài
d. Địa điểm cung ứng dịch vụ ở lãnh thổ nước ngoài
Câu 24: Công ty lữ hành ABC ký hợp đồng với gia đình bà A. Theo đó, Công ty cam kết cung
cấp hướng dẫn viên và nơi ăn, ở chuẩn 5 sao cho 03 thành viên gia đình bà A trong 3 ngày.
Nghĩa vụ của Công ty ABC trong trường hợp này được đánh giá theo:
a. Nỗ lực thực hiện
b. Cố gắng với khả năng cao nhất để thực hiện công việc
c. Kết quả thực hiện
d. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 25: Năm 2006, nhóm nhạc BTS đến Việt Nam biểu diễn. Đây là phương thức cung ứng dịch
vụ nào?
a. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
b. Hiện diện thương mại
c. Cung ứng qua biên giới
d. Hiện diện thể nhân
Câu 26: Điều nào SAI khi nói về hợp đồng xây dựng:
a. Hợp đồng xây dựng thường phải lập bằng văn bản
b. Chủ thể của hợp đồng xây dựng thường là chủ đầu tư và nhà thầu
c. Hợp đồng tư vấn không phải là một loại hợp đồng xây dựng
d. Các hợp đồng mẫu của FIDIC không có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể tham gia vào lĩnh
vực xây dựng
Câu 27: Nhận định nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hợp đồng cung ứng dịch vụ:
a. Không được áp dụng tập quán quốc tế để điều chỉnh hợp đồng
b. Một hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể tồn tại cả nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết
quả công việc và nghĩa vụ theo nỗ lực, khả năng cao nhất
c. Tùy vào loại hình dịch vụ, việc giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ được thực hiện theo trình
tự riêng
d. Việc chứng minh bên cung ứng không hoàn thành nghĩa vụ khá dễ dàng
Câu 28: Ông B (cư trú tại Việt Nam) thuê Công ty luật Mayer (trụ sở tại Mỹ) tư vấn thủ tục nhập
cư vào Mỹ. Đây là phương thức cung ứng dịch vụ nào?
a. Hiện diện thể nhân
b. Hiện diện thương mại
c. Cung ứng qua biên giới
d. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Câu 29: Hình thức hợp đồng cung ứng dịch vụ phải là:
a. Hành vi
b. Lời nói
c. Tất cả đáp án đều đúng
d. Văn bản
Câu 30: Hiệp định nào sau đây của Tổ chức thương mại quốc tế WTO dùng để điều chỉnh hoạt
động thương mại dịch vụ giữa các quốc gia?
a. Hiệp định TRIMS
b. Hiệp định GATS
c. Hiệp định TRIPS
d. Hiệp định GATT
Câu 31: Tập đoàn Lotte thành lập công ty Lotte Việt Nam để quản lý hoạt động bán lẻ hàng hóa
tại Việt Nam. Đây là phương thức cung ứng dịch vụ nào?
a. Cung ứng qua biên giới
b. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
c. Hiện diện thương mại
d. Hiện diện thể nhân
Câu 32: Tiêu chí nào sau đây KHÔNG sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ?
a. Lượng hóa cụ thể các tiêu chí
b. Quy định về việc thưởng, phạt trong cung ứng dịch vụ
c. Sự hài lòng của khách hàng
d. Nỗ lực của bên cung ứng dịch vụ
Câu 33: So với hợp đồng mua bán hàng hóa, khi soạn thảo hợp đồng cung ứng dịch vụ cần lưu ý
điều khoản nào?
a. Điều khoản về luật áp dụng
b. Điều khoản về chất lượng dịch vụ
c. Điều khoản miễn trách
d. Điều khoản giải quyết tranh chấp
Câu 34: Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam 2005, thương nhân Việt Nam có quyền
cung ứng bao nhiêu loại dịch vụ quốc tế?
a. 03
b. 02
c. 04
d. 05
Câu 35: Chị A (cư trú tại Việt Nam) sang Singapore chữa bệnh ung thư. Đây là phương thức
cung ứng dịch vụ nào?
a. Cung ứng qua biên giới
b. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
c. Hiện diện thể nhân
d. Hiện diện thương mại
Câu 36: Khác biệt chủ yếu giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hợp đồng BOT là:
a. Hình thức hợp đồng
b. Cơ quan giải quyết tranh chấp
c. Chủ thể ký kết
d. Luật áp dụng
Câu 37: Tiêu chí phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là:
a. Nhà đầu tư có tham gia vào hoạt động đầu tư
b. Nhà đầu tư mua cổ phần của bên nhận đầu tư
c. Tất cả đáp án đều đúng
d. Sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng
Câu 38: Nguồn lực nào sau đây KHÔNG di chuyển từ quốc gia đầu tư sang quốc gia nhận đầu
tư:
a. Tài sản hữu hình
b. Ngoại tệ
c. Tài sản vô hình
d. Lợi ích có được từ việc đầu tư
Câu 39: Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư góp vốn liên doanh theo phương thức nào?
a. Tiền Việt Nam
b. Ngoại tệ
c. Tất cả đáp án đều đúng
d. Cổ phiếu, trái phiếu
Câu 40: Hiệp định nào của Tổ chức thương mại thế giới WTO điều chỉnh hoạt động đầu tư:
a. Hiệp định TRIPS
b. Hiệp định GATS
c. Hiệp định TRIMS
d. Hiệp định GATT
Câu 41: Trường hợp quy mô dự án đầu tư nhỏ, yêu cầu vốn ít thì nên ưu tiên sử dụng loại hợp
đồng nào?
a. Hợp đồng liên doanh
b. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
c. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)
d. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
Câu 42: Cách thức đầu tư nào sau đây thuộc về hình thức đầu tư gián tiếp:
a. Mua lại doanh nghiệp
b. Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán
c. Góp vốn
d. Đầu tư phát triển kinh doanh
Câu 43: Hợp đồng BOT và hợp đồng BTO khác nhau chủ yếu ở việc:
a. Nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất thực hiện dự án
b. Nhà đầu tư được nắm giữ quyền sở hữu công trình trong một thời hạn nhất định
c. Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế
d. Nhà đầu tư có quyền khai thác, kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định
Câu 44: Điều nào ĐÚNG khi nói về hợp đồng liên doanh
a. Các thương nhân nước ngoài có thể tự liên kết để thành lập doanh nghiệp liên doanh
b. Chỉ bị điều chỉnh bằng pháp luật Việt Nam
c. Số lượng chủ thể tối đa tham gia vào hợp đồng liên doanh là 02
d. Bắt buộc thành lập pháp nhân mới
Câu 45: Bên nước ngoài trong hợp đồng liên doanh có thể là:
a. Tất cả đáp án đều đúng
b. Cá nhân mang quốc tịch nước goài
c. Tổ chức mang quốc tịch nước ngoài
d. Người Việt Nam ở nước ngoài
Câu 46: Khác biệt cơ bản giữa hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là:
a. Thành lập pháp nhân mới
b. Số lượng nhà đầu tư có thể tham gia vào hợp đồng
c. Luật áp dụng
d. Hình thức hợp đồng
Câu 47: Hợp đồng liên doanh được thể hiện dưới hình thức:
a. Văn bản
b. Tất cả đáp án đều đúng
c. Dịch vụ
d. Hành vi
Câu 48: Có bao nhiêu hình thức đầu tư quốc tế?
a. 04
b. 03
c. 01
d. 02
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG có trong các hợp đồng BOT, BTO, BT:
a. Công trình đòi hỏi vốn lớn
b. Nhà đầu tư thực hiện dự án vì mục tiêu phi lợi nhuận
c. Ngân sách nhà nước không đủ đầu tư
d. Thời gian thu hồi vốn lâu
Câu 50: Mục tiêu cuối cùng của các hợp đồng BOT, BTO, BT là:
a. Giảm tải cho ngân sách nhà nước
b. Kêu gọi hợp tác của các nguồn lực tư nhân
c. Tất cả các đáp án đều đúng
d. Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
Câu 51: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), yêu cầu các quốc gia thành viên:
a. Mở cửa thị trường trong nước tuyệt đối
b. Dành cho các nước đối tác những ưu đãi nhất mà nước mình đã, đang và sẽ dành cho nước
thành viên thứ 3 khác
c. Dành ưu đãi cao nhất cho nước đối tác có quan hệ tốt đẹp truyền thống so với các nước thành
viên khác
d. Cả a, b,c đều đúng
Câu 52: Pháp luật VN áp dụng trong HĐ mưa bán hàng hóa QT khi:
a. Diễn ra trên lãnh thổ VN

b. Các bên thỏa thuận áp dụng

c. Khi điều ước quốc tế mà VN tham gia quy định

d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 53: Công ước viện 1980 về HĐ mua bán hàng hóa QT là:

a. Điều ước QT đa phương

b. Điều ước QT thực chất

c. Cả a,b đều đúng


d. Điều ước QT nguyên tắc

Câu 54: Đặc điểm của pháp luật KDQT là gì?

a. Có nguồn luật đa dạng và phức tạp

b. Nguồn luật chỉ do quốc gia ban hành

c. Nguồn luật chỉ tôt chức TMQT ban hành

d. Tập quán TMQT là nguồn luật bắt buộc

Câu 55: 2 nguyên tắc ký kết hợp đồng:

a. Giao kết và hợp tác

b. Tự nguyện và thiện chí

c. Xác lập và hợp tác

d. Ký kết và thiện chí

Câu 56: Hình thức hợp đồng KDQT có bao nhiêu loại? ( tồn tại mấy loại hình thức? 1 loại là văn bản)

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

Câu 57: Các bên có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng khi:

a. Trong mọi trường hợp có tồn tại vi phạm của một bên

b. Hợp đồng có quy định về điều khoản phạt vi phạm

c. Hợp đồng có quy định về điều khoản bồi thường thiệt hại

d. Khi xuất hiện loioc cố ý của bên vi phạm

Câu 58: Thương nhân là?

a. Cá nhân

b. Pháp nhân

c. Tổ hợp tác

d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 59: Theo luật VN, hợp đồng kinh doanh có hiệu luật từ khi nào?
a. Hai bên ký hợp đồng
Câu 60: Công ước 1980 quy định HĐ bằng mọi hình thức còn pháp luật VN thì bằng văn bản
hoặc tương đương văn bản. Thương nhân VN khi áp dụng công ước :
b. Theo luật quốc gia thành viên với hình thức bằng văn bản
Câu 61: Theo quy định của công ước viên, đề nghị 1 bên thương nhân sẽ được xem là chào hàng
khi:
a. Nó phải được gửi đến đích danh 1 hoặc nhiều người xác định
b. Chỉ rõ ý chí củ người chào hàng muốn bị ràng buộc nghĩa vụ của mình nếu bên nhận lời chào
hàng chấp nhận hàng đó
c. Nội dung của chào hàng phải rõ ràng về tên hàng, số lượng
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 62: Theo quy định của công ước viên, chấp nhận chào hàng chỉ có ý nghĩa ràng buộc pháp
lý đối với bênh chấp nhận chào hàng thì:
b. Nó là sự chấp nhận toàn bộ đến tay người chào hàng vào đúng thời hạn hoặc trong 1 thời hạn
nhất định
Câu 63: Công ước viên không áp dụng với hàng hóa nào?
a. Hàng hóa sử dụng trong mục đích tiêu dung, sinh hoạt cá nhân, gia đình
b. Máy bay
c. Tàu thủy
d. Tất cả a,b,c đều đúng
Câu 64: Trọng tài viên có quyền:
b. Ra phán quyết cuối cùng
Câu 65: Phương thức giải quyết tranh chấp QT trong TM bằng trọng tài TM là:
d. Do các bên quan hệ tranh chấp thỏa thuận, lựa chọn
Câu 66: TRung tâm trọng tài TMQT VN (VIAC) giải quyết tranh chấp TM theo quy chế:
a. Quy chế VIAC ban hành
Cấu 67:TA VN khi xét xử tranh chấp trong TMQT sẽ có bao nhiêu cấp: ( toàn án sẽ có 2 cấp)
a. 1
Câu 68: Khi giải quyết tranh chấp tỏng TMQT và VIAC, các bên có quyền nào:
c. Thành lập hội đồng trọng tài

You might also like