You are on page 1of 5

BÀI 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN

BÀI NÀY TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CHÍNH

Kế toán là gi?đối tượng của kế toán là gì?có những khái niệm và nguyên tắc kế toán nào
ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán?phương trình kế toán sẽ thay đổi như thế nào trong
quá trình hoạt động của đơn vị kế  toán?

1.1     ĐỊNH NGHĨA KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

1.11ĐỊNH NGHĨA KẾ TOÁN

Về mặt khoa học:kế toán là khoa học về thông tin các hoạt động kinh tế -tài chính gắn
liền với 1 tổ chức nhất định được thực hiện thông qua 1 số phương pháp riêng

Về mặt nghề nghiệp:kế toán là công việc tính toán và ghi chép bằng con số nhằm cung
cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của 1 tổ chức thông qua 3 thước
đo:tiền,hiện vật và thời gian lao động trong đó tiền là thước đo chủ yếu

1.12 PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

Kế toán được phân thành kế toán tài chính(KTTC) và kế toán quản trị(KTQT)

-KTTC là 1 phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài
sản và kết quả hoạt động của 1 tổ chức qua cắc báo cáo tài chính để phục vụ cho nhu cầu
sử dụng của các đối tương bên trong lẫn bên ngoài tổ chức(sau đây được giới hạn trong
lĩnh vực sxkd và gọi chung là DOANH NGHIỆP)

-KTQT cũng là 1 phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin về quá
trình hình thành,phát sinh chi phí và doanh thu(thu nhập) của 1 tổ chức để phục vụ cho
các đối tượng sử dụng ở bên trong tổ chức đó

1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

     1.21 ĐỐI TƯỢNG TỔNG QUÁT: Đối tượng của kế toán là Tài sàn và sự vận động
thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động của DN

    1.22 ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ: Đối tượng cụ thể của kế toán biểu hiện trên 3 khía cạnh

              (1)kết cấu của tài sản trả lời câu hỏi tài sản gồm những gì?Cụ thể bao gồm:

                                -tài sản cố định(nhà xưởng,máy móc thiết bị,….)

                                 -nguyên vật liệu


                                 -sản phẩm

                                  -tiền

                                   -nợ phải thu

                                    …..

     => Từng loại tài sản và sự vận động thay đổi của chúng trong quá trình sxkd được  xác
định là đối tượng cụ thể của kế toán

  (2)nguồn hình thành tài sản trả lời tài sản do đâu mà có?Cụ thể bao gồm:

       -vốn chủ sỡ hữu:

               +vốn đầu tư của chủ sở hữu

               + lợi nhuận chưa phân phối

               +các quỹ của chủ sở hữu

        -nợ phải trả

               +các khoản vay

               + phải trả người bán

               +phải nộp nhà nước

               +phải trả người lao động 

    => Từng loại nguồn vốn và sự vận động thay đổi của chúng trong quá trình sxkd cũng
được xác định là đối tượng cụ thể của kế toán

 Giữa  tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết ,được biểu hiện

         TỔNG CỘNG TÀI SẢN=TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN        (a)

  Hoặc       TÀI SẢN      =    VỐN CHỦ SỞ HỮU  +   NỢ PHẢI TRẢ     (b)

                                                (b) được gọi là phương trình kế toán

    (3) sự chuyển hóa của tài sản trong quá trình hoạt động trả lời câu hỏi tài sản vận
động,thay đổi như thế nào? Biểu hiện trên 2 mặt
        -doanh thu và thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động

                   +doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

                   +doanh thu hoạt động tài chính

                   + thu nhập khác

        -chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của DN bao gồm

                 +chi phí sản xuất(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực
tiếp,chi phí sx chung)

                 +chi phí bán hàng                                        

                 +chi phí quản lý

                +chi phí tài chính

                 +chi phí khác

 Doanh thu và chi phí có mối quan hệ mật thiết với nhau,biểu hiện

                 DOANH THU   = CHI PHÍ +KÊT QUẢ KINH DOANH

                             Nếu DT  >  CP thì KQKD  >0:   LÃI

                             Nếu   DT   <  CP thì KQKD  < 0: LỖ

1.3   CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

1.31 CÁC KHÁI NIỆM

-KHÁI NIỆM ĐƠN VỊ KẾ TOÁN

-KHÁI NIỆM KỲ KẾ TOÁN

-KHÁI NIỆM ĐƠN VỊ TIỀN TỆ

1.32 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

-NGUYÊN TẮC CƠ SỞ DỒN TÍCH

-NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC


-NGUYÊN TẮC GIÁ  GỐC

-NGUYỆN TẮC THẬN TRỌNG

-NGUYÊN TẮC NHẤT QUÁN

-NGUYÊN TẮC PHÙ HỢP

-NGUYÊN TẮC TRỌNG YẾU

1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ (NVKT) PHÁT SINH ĐẾN
PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN(PTKT)

  NVKT phát sinh trong hoạt động của DN luôn ảnh hưởng đến PTKT.Các trường hợp
ảnh hưởng phổ biến bao gồm:

1   nvkt phát sinh chỉ ảnh hưởng đến tài sản(TS) sẽ làm cho TS này tăng lên đồng thời với
TS khác giảm xuống tương ứng.Số tổng cộng của PTKT o thay đổi

2.  nvkt phát sinh chỉ ảnh hưởng đến  vốn chủ sở hữu (VCSH)sẽ làm cho VCSH  này tăng
lên đồng thời với VCSH khác giảm xuống tương ứng .Số tổng cộng của PTKT o thay đổi

3.    nvkt phát sinh chỉ ảnh hưởng đến  nợ phải trả(NPT) sẽ làm cho NPT  này tăng lên
đồng thời với NPT khác giảm xuống tương ứng .Số tổng cộng của PTKT o thay đổi

4  nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến TS và  VCSH sẽ làm cho TS tăng lên đồng thời với
VCSH tăng lên tương ứng.Số tổng cộng của PTKT tăng lên

5.   nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến TS và  VCSH sẽ làm cho TS giảm xuống đồng thời với
VCSH giảm xuống tương ứng.Số tổng cộng của PTKT giảm xuống

6.     nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến TS và  NPT sẽ làm cho TS tăng lên đồng thời với
NPT tăng lên tương ứng.Số tổng cộng của PTKT tăng lên 

7  .   nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến TS và  NPT sẽ làm cho TS giảm xuống đồng thời với
NPT giảm xuống tương ứng.Số tổng cộng của PTKT giảm xuống 

8.  .   nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến TS và  CHI PHÍ(CP) sẽ làm cho TS giảm xuống
đồng thời với VCSH giảm xuống tương ứng.Số tổng cộng của PTKT giảm xuống 

9. .   nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến NPT và  CHI PHÍ(CP) sẽ làm cho NPT tăng lên đồng
thời với VCSH giảm xuống tương ứng.Số tổng cộng của PTKT không thay đổi
10.  .   nvkt phát sinh  ảnh hưởng đến TS và  DOANH THU(DT) sẽ làm cho TS tăng lên
đồng thời với VCSH tăng lên tương ứng.Số tổng cộng của PTKT tăng lên 

You might also like