You are on page 1of 20

Câu 1 Chọn phát biểu sai về khái niệm sấy?

A. Sấy là quá trình làm khô vật bằng chênh lệch phân áp suất
B. Sấy là quá trình làm khô vật bằng phương pháp gia nhiệt
C. Sấy là quá trình làm lạnh để làm khô sản phẩm
D. Sấy là quá trình sử dụng năng lượng để tách ẩm ra khỏi VLS để thải vào môi
trường
Câu 2 pv, pbm, ph lần lượt là phân áp suất hơi nước trong lòng vật liệu, bề mặt vật
liệu và không gian xung quanh vật liệu. Điều kiện cần để quá trình sấy diễn ra:
A. pv > pbm > ph
B. pv > ph > pbm
C. pv = ph = pbm
D. pv > ph = pbm
Câu 3 Phân áp suất ph của hơi nước trong không khí ẩm phụ thuộc vào thông số:
A. Nhiệt độ nhiệt kế khô
B. Độ chứa hơi
C. Nhiệt độ nhiệt kế ướt
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 4 Gọi ∆p = (pv – ph) là sự chệnh lệch phân áp suất bên trong vật liệu và phân
áp suất môi trường, Tìm khẳng định sai?
A. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ của vật liệu
B. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ tác nhân sấy
C. ∆p > 0, do tăng độ chứa hơi của tác nhân sấy
D. ∆p > 0, do giảm độ chứa hơi của tác nhân sấy
Câu 5 Trong thiết bị sấy đối lưu bằng điện trở ∆p = (pv – ph) là sự chệnh lệch
phân áp suất bên trong vật liệu và phân áp suất môi trường, Tìm khẳng định
đúng?
A. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ của tác nhân sấy
B. ∆p > 0, do giảm nhiệt độ của tác nhân sấy
C. ∆p > 0, do tăng độ chứa hơi của tác nhân sấy
D. ∆p > 0, do giảm độ chứa hơi của tác nhân sấy
Câu 6 Chọn câu đúng khi nói về đặc điểm của phương pháp sấy đối lưu:
A. Vật liệu sấy nhận nhiệt từ một nguồn bức xạ
B. Vật liệu sấy nhận nhiệt bằng cách tiếp xúc với một bề mặt nóng
C. Vật liệu sấy nhận nhiệt từ tác nhân sấy bằng truyền nhiệt đối lưu
D. Vật liệu sấy nhận nhiệt nhờ sự dao động của điện trường dòng cao tần xuyên qua
vật
Câu 7 Trong phương pháp sấy đối lưu dùng điện trở, động lực quá trình sấy
được tạo ra nhờ:
A. pv giảm, ph tăng
B. pv tăng, ph giảm
C. pv tăng, ph không đổi
D. pv không đổi, ph giảm
Câu 8 Động lực sấy ∆p = (pv – ph) càng tăng thì:
A. Thời gian sấy càng tăng
B. Thời gian sấy càng giảm
C. Độ ẩm TNS càng tăng
D. Độ ẩm TNS càng giảm
Câu 9 Độ chứa ẩm d là gì?
A. Là khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khô.
B. Là khối lượng của hơi nước có trong 1 m3 không khí ẩm
C. là tỉ số độ ẩm tuyệt đối ρh và độ ẩm tuyệt đối cực đại ρmax
D. Là khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí ẩm
Câu 10 Độ ẩm tương đối của VLS:
A. là tỉ số của khối lượng ẩm so với khối lượng VLS
B. là tỷ số giữa khối lượng ẩm chứa trong vật với khối lượng Vật khô tuyệt đối
C. là khối lượng ẩm chứa trong 1 m3 vật thể
D. là độ ẩm của vật khi ở trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh vật đó
Câu 11 Biểu thức liên hệ giữa độ ẩm tuyệt đối o và độ ẩm tương đối  trong vật
liệu ẩm:
 
A. 0  .100;[%] B. 0  .100;[%]
1  1 
0
C.   .100;[%] D. 0  (1  ).100;[%]
1  0

Câu 12 Cho 4kg vật liệu có độ ẩm tương đối  = 40%. Khối lượng ẩm Ga và khối
lượng chất khô Gk có trong vật liệu là:
A. Ga = 1,6 kg, Gk = 2,4 kg
B. Ga = 1 kg, Gk = 3 kg
C. Ga = 2,4 kg, Gk = 1,6 kg
D. Ga = 3 kg, Gk = 1 kg
Câu 13 Cho đồ thị I-d của không khí ẩm

Nhiệt độ động sương của điểm A là:


A. Nhiệt độ của điểm B(tB)
B. Nhiệt độ của điểm C(tC)
C. Nhiệt độ của điểm D(tD)
D. Nhiệt độ của điểm E(tE)
Câu 14 Trong quá trình sấy, tác nhân sấy đóng vai trò:
A. Gia nhiệt
B. Phụ thuộc vào phương pháp sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho Vật liệu sấy
D. Dùng để đưa lượng ẩm tách ra từ vật sấy ra khỏi thiết bị sấy
Câu 15 Trong quá trình sấy, không khí ẩm đóng vai trò:
A. Gia nhiệt
B. Phụ thuộc vào phương pháp sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho Vật liệu sấy
D. Dùng để đưa lượng ẩm tách ra từ vật sấy ra khỏi thiết bị sấy
Câu 16 Tốc độ sấy không phụ thuộc:
A. Nhiệt độ Tác nhân Sấy
B. Liên kết ẩm
C. Vận tốc Tác nhân sấy
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 17 Chọn khẳng định đúng khi nói về quá trình sấy đối lưu không khí nóng:
A. Chỉ xảy ra quá trình truyền nhiệt.
B. Quá trình truyền nhiệt – truyền chất xảy ra ngược chiều và không ảnh hưởng lẫn
nhau
C. Quá trình truyền nhiệt – truyền chất xảy ra đồng thời, ngược chiều và ảnh hưởng
lẫn nhau
D. Chỉ xảy ra quá trình truyền chất
Câu 18 Đường cong sấy là:
A. Biểu hiện mối quan hệ của nhiệt độ VLS theo thời gian
B. Biểu hiện mối quan hệ của vận tốc TNS theo thời gian
C. Biểu hiện mối quan hệ của độ ẩm VLS theo thời gian
D. Biểu hiện mối quan hệ của độ ẩm TNS theo thời gian
Câu 19 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm giai đoạn tốc độ sấy
giảm dần:
A. Năng lượng cấp vào để bay hơi ẩm liên kết.
B. Tốc độ sấy đạt giá trị lớn nhất
C. Tốc độ sấy không thay đổi
D. Năng lượng cấp vào để bay hơi ẩm tự do.
Câu 20 Cho đồ thị đường cong sấy như sau:

Quá trình AB trên đồ thị biểu diễn giai đoạn:


A. Giai đoạn làm nóng vật
B. Giai đoạn làm lạnh vật
C. Giai đoạn tốc độ sấy không đổi
D. Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần
Câu 21 Chọn phát biểu đúng khi nói về sấy:
A. Sấy là quá trình làm khô vật liệu không yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
B. Sấy là quá trình làm khô vật liệu đồng thời phải đảm bảo chất lượng của vật liệu
với chi phí sấy là thấp nhất.
C. Sấy là quá trình làm lạnh vật liệu đồng thời phải đảm bảo chất lượng của vật liệu
với chi phí sấy là thấp nhất.
D. Sấy là quá trình làm khô vật liệu đồng thời phải đảm bảo chất lượng của vật liệu
với chi phí sấy là cao nhất.
Câu 22 Để tạo ra động lực quá trình sấy ∆p = (pv – ph), phương pháp nào sau
đây là đúng:
A. Gia nhiệt vật liệu sấy
B. Làm lạnh vật liệu sấy
C. Gia ẩm cho tác nhân sấy
D. Làm lạnh vật liệu sấy và đồng thời gia ẩm cho tác nhân sấy.
Câu 23 Chọn câu đúng khi nói về đặc điểm của phương pháp sấy tiếp xúc
A. Vật liệu sấy nhận nhiệt từ một nguồn bức xạ
B. Vật liệu sấy nhận nhiệt bằng cách tiếp xúc với một bề mặt nóng
C. Vật liệu sấy nhận nhiệt từ tác nhân sấy bằng truyền nhiệt đối lưu
D. Vật liệu sấy nhận nhiệt nhờ sự dao động của điện trường dòng cao tần xuyên
qua vật
Câu 24 Các dạng liên kết ẩm có trong vật liệu:
A. Liên kết cơ lý B. Liên kết hóa lý
C. Liên kết hóa học D. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 25 Độ Vật liệu sấy là vật khô tuyệt đối khi:
A. Độ ẩm tuyệt đối o = 0%
B. Độ ẩm tuyệt đối o = 10%
C. Độ ẩm tuyệt đối o = 100%
D. Độ ẩm tuyệt đối o = ∞
Câu 26 Với Ga là khối lượng ẩm chứa trong vật liệu [kg], Gk là khối lượng vật
khô tuyệt đối [kg]. Công thức tính độ ẩm tuyệt đối o của vật liệu ẩm:
Ga Ga
0  .100;[%] 0  .100;[%]
A. Ga  Gk B. Gk

Gk Gk
0  .100;[%] 0  .100;[%]
C. Ga D. Ga  Gk

Câu 27 Độ ẩm tương đối của một vật liệu là  = 45%. Độ ẩm tuyệt đối o của vật
liệu:
A. o = 82%. B. o = 23%.
C. o = 70 %. D. o = 65%.
Câu 28 Cho đồ thị I-d của không khí ẩm:

Nhiệt độ nhiệt kế ướt của điểm A là:


A. Nhiệt độ của điểm B(tB)
B. Nhiệt độ của điểm C(tC)
C. Nhiệt độ của điểm D(tD)
D. Nhiệt độ của điểm E(tE)
Câu 29 Cho đồ thị đường cong sấy như sau:

Quá trình BK trên đồ thị biểu diễn giai đoạn:


A. Gia đoạn làm nóng vật
B. Giai đoạn làm lạnh vật
C. Giai đoạn tốc độ sấy không đổi
D. Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần
Câu 30 Trong phương pháp sấy bơm nhiệt với nhiệt độ cao hơn môi trường,
động lực quá trình sấy được tạo ra nhờ:
A. pv giảm, ph tăng
B. pv tăng, ph giảm
C. pv tăng, ph không đổi
D. pv không đổi, ph giảm
Câu 31 Trong thiết bị sấy đối lưu bằng bơm nhiệt ở nhiệt độ thấp ∆p = (pv – ph)
là sự chệnh lệch phân áp suất bên trong vật liệu và phân áp suất môi trường, Tìm
khẳng định đúng?
A. ∆p > 0, do tăng nhiệt độ của tác nhân sấy
B. ∆p > 0, do giảm nhiệt độ của tác nhân sấy
C. ∆p > 0, do tăng độ chứa hơi của tác nhân sấy
D. ∆p > 0, do giảm độ chứa hơi của tác nhân sấy
Câu 32 Giai đoạn tốc độ sấy không đổi kết thúc khi:
A. Ẩm liên kết thoát ra hết
B. VLS khô hoàn toàn
C. VLS đạt độ ẩm cân bằng
D. Ẩm tự do thoát ra hết
Câu 33 Phát biểu nào sau đây là đúng, đặc điểm giai đoạn tốc độ sấy không đổi:
A. Nhiệt độ của vật bằng nhiệt độ bầu ướt và có thay đổi
B. Nhiệt độ của vật bằng nhiệt độ bầu ướt và không thay đổi.
C. Ẩm thoát ra khỏi vật liệu sấy là ẩm liên kết
D. Nhiệt độ của vật bằng nhiệt độ bầu khô
Câu 34 Đường cong Tốc độ sấy là:
A. Biểu hiện mối quan hệ của nhiệt độ VLS theo thời gian
B. Biểu hiện mối quan hệ của vận tốc TNS theo thời gian
C. Biểu hiện mối quan hệ của độ giảm ẩm VLS theo thời gian
D. Biểu hiện mối quan hệ của độ TNS theo thời gian
Câu 35 Thời gian sấy giảm khi:
A. Nhiệt độ vật liệu sấy giảm
B. Nhiệt độ tác nhân sấy tăng
C. Độ ẩm tác nhân sấy tăng
D. Độ ẩm ban đầu của vật liệu tăng
Câu 36 Chọn khẳng định đúng về quá trình truyền nhiệt truyền chất trong sấy
đối lưu không khí nóng:
A. Quá trình truyền nhiệt – truyền chất xảy ra đồng thời và ngược chiều nhau
B. Quá trình truyền nhiệt – truyền chất không ảnh hưởng lẫn nhau
C. Quá trình truyền chất – truyền chất xảy ra cùng chiều
D. Chỉ xảy ra quá trình truyền chất
Câu 37 Đặc điểm nào sau đây không phải của hệ thống sấy buồng:
A. Sấy từng mẻ với năng suất nhỏ
B. Sấy liên tục với năng suất lớn
C. Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, sửa chữa
D. Gây thất thoát năng lượng lớn do có sự thải bỏ tác nhân sấy
Câu 38 Đặc điểm nào sau đây không phải của hệ thống sấy hầm:
A. Năng suất sấy nhỏ
B. Sấy liên tục
C. Năng suất sấy lớn
D. Diện tích mặt bằng lắp đặt lớn
Câu 39 Hệ thống sấy phun thích hợp để sấy các vật liệu:
A. Vật liệu dạng hạt.
B. Vật liệu dạng dung dịch.
C. Vật liệu dạng khối.
D. Vật liệu dạng tấm.
Câu 40 Hệ thống sấy nào sau đây không thích hợp để sấy các vật liệu dạng hạt:
A. Hệ thống sấy thùng quay B. Hệ thống sấy khí động
C. Hệ thống sấy phun D. Hệ thống sấy tầng sôi
Câu 41 Trong quá trình sấy, VLS trong thiết bị phun:
A. Đứng yên
B. Dao động lơ lửng
C. Bị cuốn theo TNS
D. Được tán sương dưới dạng sương mù
Câu 42 Trong HTS thùng quay, thiết bị sấy là
A. Hầm sấy B. Buồng sấy
C. Thùng sấy D. Bình thăng hoa
Câu 43 Hệ thống sấy nào sau đây mà vật liệu sấy phải được cấp đông trước khi
sấy:
A. Hệ thống sấy đối lưu.
B. Hệ thống sấy bức xạ.
C. Hệ thống sấy tiếp xúc.
D. Hệ thống sấy thăng hoa.
Câu 44 Đặc điểm nào sau đây không phải của hệ thống sấy bơm nhiệt:
A. Chất lượng sản phẩm tốt nhờ sấy ở nhiệt độ thấp.
B. Thời gian sấy ngắn.
C. Giữ được hương vị của sản phẩm.
D. Tác nhân sấy hồi lưu toàn phần.
Câu 45 Hệ thống sấy nào sau đây không thuộc hệ thống sấy đối lưu
A. Hệ thống sấy buồng. B. Hệ thống sấy băng tải.
C. Hệ thống sấy bơm nhiệt. D. Hệ thống sấy chân không.
Câu 46 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái 2→4 diễn ra tại:

A. Thiết bị bay hơi B. Thiết bị ngưng tụ


C. Buồng sấy D. Cả A, B, C đều sai
Câu 47 Các thành phần chính của hệ thống sấy thăng hoa là
A. Buồng sấy, bình ngưng tụ - đóng băng, hệ thống lạnh, bơm chân không.
B. Bình thăng hoa, hệ thống lạnh, bơm chân không, quạt sấy.
C. Bình ngưng tụ - đóng băng, hệ thống lạnh, bơm chân không, quạt sấy.
D. Bình ngưng tụ - đóng băng, hệ thống lạnh, bơm chân không, ống sấy.
Câu 48 Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật liệu sấy được gia nhiệt theo phương
thức truyền nhiệt nào:
A. Đối lưu. B. Bức xạ.
C. Dẫn nhiệt. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 49 Đặc điểm nào sau đây không phải của hệ thống sấy hầm
A. Sấy từng mẻ với năng suất nhỏ.
B. Sấy liên tục với các khay chứa nguyên liệu được chất lên các xe goòng.
C. Năng suất sấy lớn.
D. Xe goòng chuyển động qua hầm có tác nhân sấy chuyển động.
Câu 50 Trong hệ thống sấy thăng hoa, quá trình sấy diễn ra gồm bao nhiêu giai
đoạn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 51 Trong giai đoạn làm nóng vật của quá trình sấy, vật liệu sấy được gia
nhiệt đến nhiệt độ nào sau đây:
A. Nhiệt độ của tác nhân sấy trong buồng sấy
B. Nhiệt độ bầu ướt của tác nhân sấy
C. Nhiệt độ điểm sương của tác nhân sấy
D. Nhiệt độ đông đặc của ẩm trong vật liệu sấy
Câu 52 Đường cong Nhiệt độ sấy là:
A. Biểu hiện mối quan hệ của nhiệt độ VLS theo thời gian
B. Biểu hiện mối quan hệ của vận tốc TNS theo thời gian
C. Biểu hiện mối quan hệ của độ ẩm VLS theo thời gian
D. Biểu hiện mối quan hệ của độ TNS theo thời gian
Câu 53 Trong quá trình sấy, lượng ẩm bốc hơi từ vật liệu sấy sẽ:
A. Tăng dần theo thời gian
B. Không đổi theo thời gian
C. Phụ thuộc vào từng loại vật liệu
D. Giảm dần theo thời gian
Câu 54 Chọn khẳng định sai về quá trình sấy đối lưu không khí nóng:
A. Nhiệt được truyền từ tác nhân sấy vào vật liệu sấy
B. Ẩm được truyền từ vật liệu sấy vào tác nhân sấy
C. Quá trình truyền nhiệt và truyền chất diễn ra cùng chiều
D. Quá trình truyền nhiệt và truyền chất diễn ra ngược chiều
Câu 55 Ưu điểm của hệ thống sấy buồng:
A. Cấu tạo đơn giản, dễ thiết kế, chế tạo, vận hành.
B. Độ khô sản phẩm rất đồng đều
C. Năng suất sấy lớn
D. Sấy liên tục
Câu 56 Chọn khẳng định sai. Hệ thống sấy hầm có đặc điểm:
A. Chỉ có thể trao đổi nhiệt ẩm đối lưu cưỡng tự nhiên
B. Chỉ có thể trao đổi nhiệt ẩm đối lưu cưỡng bức
C. Có thể sấy liên tục với năng suất lớn
D. Có thể sấy liên tục với năng suất lớn
Câu 57 Trong quá trình sấy, VLS trong thiết bị sấy khí động:
A. Đứng yên
B. Dao động lơ lửng
C. Bị cuốn theo TNS
D. Được phun dưới dạng sương mù
Câu 58 Trong hệ thống sấy thùng quay, nhiệm vụ của cơ cấu truyền động là
A. Gia nhiệt cho tác nhân sấy.
B. Dẫn động cho thùng sấy, từ đó làm đảo trộn vật liệu trong quá trình sấy.
C. Vận chuyển (hút hoặc đẩy) không khí qua calorifer vào TBS để thực hiện QTS.
D. Thu hồi sản phẩm sấy bay theo tác nhân sấy.
Câu 59 Trong quá trình sấy, vật liệu sấy trong hệ thống thăng hoa:
A. Đứng yên.
B. Dao động lơ lửng.
C. Bị cuốn theo tác nhân sấy.
D. Được tán sương dưới dạng sương mù.
Câu 60 Trong hệ thống sấy bơm nhiệt, tác nhân sấy được xử lý theo trình tự:
A. Làm lạnh khử ẩm → Gia nhiệt → Trao đổi nhiệt - ẩm với vật liệu → Hồi lưu
toàn phần.
B. Làm lạnh khử ẩm → Gia nhiệt → Trao đổi nhiệt - ẩm với vật liệu → Tải ẩm ra
môi trường.
C. Gia nhiệt → Trao đổi nhiệt - ẩm với vật liệu → Tải ẩm ra môi trường.
D. Gia nhiệt → Trao đổi nhiệt - ẩm với vật liệu → Hồi lưu toàn phần.
Câu 61 Trong hệ thống sấy chân không, bơm chân không có vai trò:
A. Làm tăng phân áp suất hơi nước trong lòng vật liệu sấy.
B. Làm giảm phân áp suất hơi nước trong buồng sấy.
C. Làm lạnh vật liệu sấy.
D. Gia nhiệt cho tác nhân sấy.
Câu 62 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái 4 → 1 diễn ra tại:

A. Thiết bị bay hơi B. Thiết bị ngưng tụ


C. Calorifer D. Buồng sấy
Câu 63 Trong hệ thống sấy thăng hoa, phần lớn ẩm thoát khỏi vật liệu nhờ quá
trình:
A. Bốc hơi B. Thăng hoa
C. Sôi D. Ngưng kết
Câu 64 Phương pháp sấy nào sau đây mà ẩm trong VLS phải được đông đá
trước khi sấy:
A. Phương pháp sấy đối lưu.
B. Phương pháp sấy bức xạ.
C. Phương pháp sấy tiếp xúc.
D. Phương pháp sấy thăng hoa.
Câu 65 Nhược điểm của hệ thống sấy buồng:
A. Thời gian sấy kéo dài B. Vật liệu khô không đều
C. Tổn thất nhiệt lớn D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 66 Ưu điểm của hệ thống sấy thùng quay:
A. Tiếp xúc giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy tốt
B. Công suất làm việc tính theo lượng ẩm khá cao
C. Thiết bị cấu tạo gọn, chiếm mặt bằng nhỏ
D. Cả A, B, C trên đều đúng
Câu 67 Hệ thống sấy thùng quay thích hợp để sấy các vật liệu:
A. Vật liệu dạng dung dịch như sữa, mật ong,…
B. Vật liệu dạng hạt, kích thước nhỏ như thóc, ngô, cafe,…
C. Vật liệu dạng khối, có kích thước lớn.
D. Vật liệu dạng tấm như vải, giấy,...
Cho sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy như hình.

1,3,5: Calorifer 2,4,6: Buồng sấy

Hãy trả lời 2 câu hỏi sau


Câu 68 Hệ thống sấy trong hình bên là:
A. Hệ thống sấy hồi lưu toàn phần
B. Hệ thống sấy hồi lưu một phần
C. Hệ thống sấy có đốt nóng trung gian
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 69 Hệ thống sấy hình bên được sử dụng trong trường hợp nào:
A. Khi sấy các vật liệu trong đó không chỉ có nước mà còn chứa các loại tinh dầu cần
thu hồi.
B. Khi sấy các vật liệu không chịu được nhiệt độ cao
C. Khi sấy các vật liệu yêu cầu không được nứt nẻ, cong vênh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 70 Điểm giống nhau giữa hệ thống sấy băng tải và hệ thống sấy thùng quay:
A. Máy sấy liên tục
B. Vật liệu sau khi sấy dễ bị vỡ vụn
C. Thiết bị cấu tạo gọn nhẹ
D. Cả 2 đáp án A và B đều đúng.
Câu 71 Trong hệ thống sấy phun, xyclone có vai trò:
A. Thiết bị lọc bụi
B. Thiết bị thu hồi sản phẩm bay theo tác nhân sấy
C. Gia nhiệt cho tác nhân sấy
D. Vận chuyển tác nhân sấy để thực hiện quá trình sấy và mang ẩm thải ra môi trường.
Câu 72 Hệ thống sấy phun thích hợp để sấy các vật liệu:
A. Vật liệu dạng hạt, kích thước nhỏ như thóc, ngô, cafe,…
B. Vật liệu dạng dung dịch như sữa, mật ong,…
C. Vật liệu dạng khối, có kích thước lớn.
D. Vật liệu dạng tấm như vải, giấy,...
Câu 73 Trong quá trình sấy, vật liệu sấy được nhúng trong chất lỏng nóng. Đây
là đặc điểm của hệ thống sấy nào:
A. Hệ thống sấy đối lưu B. Hệ thống sấy tiếp xúc
C. Hệ thống sấy bức xạ D. Hệ thống sấy thăng hoa.
Câu 74 Một vật liệu sấy có khối lượng G=100kg, trong đó chứa khối lượng nước
là Ga=45kg. Độ ẩm tương đối , độ ẩm tuyệt đối 0 của vật liệu là:
A.  = 45%, 0 = 81,8% B.  = 45%, 0 = 55%
C.  = 55%, 0 = 122,2% D.  = 81,8%, 0 = 122,2%
Câu 75 Trong quá trình sấy đối lưu với nhiệt độ sấy cao hơn nhiệt độ môi
trường, tác nhân sấy đóng vai trò:
A.Tải ẩm thoát ra từ VLS B. Gia nhiệt cho vật liệu sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho VLS D. Bảo vệ vật liệu sấy khỏi quá nhiệt
Câu 76 Trong quá trình sấy đối lưu lý thuyết, quá trình gia nhiệt cho TNS là:
A. Quá trình có d = const B. Quá trình có t = const
C. Quá trình có I = const D. Quá trình có  = const
Câu 77 Trên đồ thị I-d cho điểm A có các thông số trạng thái tA=600C,
dA=20g/kgKK. Nhiệt độ đọng sương ts và nhiệt độ nhiệt kế ướt tư của không khí
ẩm tại điểm A là:
A. ts = 250C, tư = 320C B. ts = 600C, tư = 250C
C. ts = 250C, tư = 600C D. ts = 600C, tư = 320C
Câu 78 Ưu điểm của hệ thống sấy buồng:
A. Cấu tạo đơn giản, dễ thiết kế, chế tạo, vận hành.
B. Độ khô sản phẩm rất đồng đều, chất lượng tốt.
C. Khả năng làm việc liên tục, năng suất sấy lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 79 Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật liệu sấy trao đổi nhiệt - ẩm với tác nhân
sấy theo phương thức truyền nhiệt nào:
A. Đối lưu B. Bức xạ
C. Dẫn nhiệt D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 80 Trong quá trình sấy đối lưu lý thuyết, mối quan hệ giữa entanpy của TNS
trước và sau buồng sấy:
A. I1 = I2 B. I1 > I2 C. I1 < I2 D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 81 Độ ẩm tương đối của một vật liệu  = 30%. Vậy độ ẩm tuyệt đối của vật
liệu là:
A. k = 43%. B. k = 23%.
C. k = 70 %. D. k = 65%.
Câu 82 Độ ẩm tuyệt đối của một vật liệu k = 30%. Vậy độ ẩm tương đối của vật
liệu là:
A.  = 43%. B.  = 23%.
C.  = 70%. D.  = 65%.
Câu 83 Với Gh là khối lượng hơi nước trong KKA, ρh là độ ẩm tuyệt đối của
KKA, ph là phân áp suất hơi nước trong KKA. Công thức tính độ ẩm tương đối
của KKA là:
Gh h
A.   ;[%] B.   ;[%]
Gh max  h max
p
C.   h ;[%] D. Cả A, B, C đều đúng
ph max
Câu 84 Không khí có độ ẩm  = 0 là:
A. Không khí khô B. Không khí ẩm chưa bão hòa
C. Không khí ẩm bão hòa C. Không khí ẩm quá bão hòa
Câu 85 Phát biểu nào sau đây là đúng cho không khí ẩm chưa bão hòa:
A. Là trạng thái mà không khí ẩm còn có thể nhận thêm được hơi nước
B. Là trạng thái mà không khí ẩm không thể nhận thêm được hơi nước
C. Là trạng thái mà không khí ẩm bão hòa và còn chứa thêm một lượng hơi nước nhất
định
D. Là trạng thái mà hơi nước trong không khí đã ngưng tụ
Câu 86 Trong quá trình sấy, tác nhân sấy đóng vai trò:
A. Tải ẩm thoát ra từ vật liệu sấy B. Gia nhiệt cho vật liệu sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho vật liệu sấy D. Bảo vệ vật liệu sấy khỏi quá nhiệt
Câu 87 Trong hệ thống sấy, calorifer có vai trò:
A. Gia nhiệt cho tác nhân sấy B. Đốt cháy nhiên liệu tạo ra khói lò
C. Thiết bị lọc bụi D. Thiết bị thu hồi sản phẩm sấy.
Câu 88 Trong hệ thống sấy thăng hoa, quá trình thăng hoa ẩm trong vật liệu là
quá trình biến đổi:
A. Ẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi B. Ẩm từ trạng thái rắn sang trạng thái
hơi
C. Ẩm từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng D. Ẩm từ trạng thái lỏng sang trạng
thái rắn
Câu 89 Hệ thống sấy nào sau đây được phân loại dựa theo phương thức cấp nhiệt
cho vật liệu sấy:
A. Hệ thống sấy đối lưu B. Hệ thống sấy bức xạ.
C. Hệ thống sấy tiếp xúc D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 90 Trong quá trình sấy, vật liệu trong hệ thống tầng sôi:
A. Đứng yên B. Được phun dưới dạng sương mù
C. Bị cuốn theo tác nhân sấy D. Dao động lơ lửng
Câu 91 Hệ thống sấy rang kiểu chảo thuộc kiểu hệ thống sấy nào sau đây:
A. Hệ thống sấy thùng quay B. Hệ thống sấy tiếp xúc
C. Hệ thống sấy tầng sôi D. Hệ thống sấy phun
Câu 92 Không khí có độ ẩm  = 80% là:
A. Không khí khô B. Không khí ẩm chưa bão hòa
C. Không khí ẩm bão hòa D. Không khí ẩm quá bão hòa
Câu 93 Động lực quá trình sấy (điều kiện cần để ẩm bay hơi khỏi vật liệu):
A. Pvl > Ph B. Pvl < Ph
C. Pvl = Ph D. Đáp án khác
Câu 94 Độ ẩm tuyệt đối của không khí ẩm là:
A. Khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí ẩm.
B. Khối lượng không khí khô có trong 1m3 không khí ẩm.
C. Khối lượng hơi nước có trong 1kg không khí ẩm
D. Khối lượng không khí khô có trong 1kg không khí ẩm
Câu 95 Phát biểu nào sau đây là đúng cho không khí ẩm bão hòa:
A. Là trạng thái mà không khí ẩm còn có thể nhận thêm được hơi nước
B. Là trạng thái mà không khí ẩm không thể nhận thêm được hơi nước
C. Là trạng thái mà không khí ẩm bão hòa và còn chứa thêm một lượng hơi nước nhất
định
D. Là trạng thái mà hơi nước trong không khí đã ngưng tụ
Câu 96 Trong quá trình sấy bức xạ, tác nhân sấy đóng vai trò:
A. Tải ẩm thoát ra từ vật liệu sấy B. Gia nhiệt cho vật liệu sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho vật liệu sấy D. Bảo vệ vật liệu sấy khỏi quá nhiệt
Cho đồ thị I-d biểu diễn quá trình sấy như sau. Hãy trả lời câu hỏi 12 -16

Câu 97 Đồ thị I-d biểu diễn:


A. Quá trình sấy không có hồi lưu B. Quá trình sấy hồi lưu một phần
C. Quá trình sấy hồi lưu toàn phần D. Cả A, B, C đều sai
Câu 98 Hệ thống sấy trên là:
A. Hệ thống sấy thăng hoa B. Hệ thống sấy bơm nhiệt
C. Hệ thống sấy bức xạ D. Hệ thống sấy tiếp xúc
Câu 99 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái A→B diễn ra tại:
A. Thiết bị bay hơi B. Thiết bị ngưng tụ
C. Calorifer D. Buồng sấy
Câu 100 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái B→C là:
A. Quá trình làm lạnh khử ẩm tác nhân sấy
B. Quá trình gia nhiệt cho tác nhân sấy
C. Quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 101 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái C→S→A là:
A. Quá trình làm lạnh khử ẩm tác nhân sấy
B. Quá trình gia nhiệt cho tác nhân sấy
C. Quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 102 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái C→S→A diễn ra tại:
A. Thiết bị bay hơi B. Thiết bị ngưng tụ
C. Buồng sấy D. Cả A, B, C đều sai
Câu 103 Theo sự thay đổi nhiệt độ của VLS thì quá trình sấy có bao nhiêu giai
đoạn:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 104 Giai đoạn tốc độ sấy không đổi kết thúc, độ ẩm của vật liệu bằng:
A. Độ ẩm cân bằng cb B. Độ ẩm tới hạn k
C. Độ ẩm ban đầu của VLS 1 D. Độ ẩm sản phẩm sấy 2
Câu 105 Giai đoạn tốc độ sấy giảm dần kết thúc khi:
A. Độ ẩm của vật liệu bằng độ ẩm cân bằng cb
B. Độ ẩm của vật liệu bằng độ ẩm tới hạn k
C. Tốc độ sấy bằng 0
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 106 Độ ẩm tuyệt đối của một vật liệu k = 40%. Vậy độ ẩm tương đối của
vật liệu là:
A.  = 29%. B.  = 60%.
C.  = 67%. D.  = 33%.
Câu 107 Độ ẩm tương đối của một vật liệu  = 60%. Vậy độ ẩm tuyệt đối của vật
liệu là:
A. k = 67%. B. k = 150%.
C. k = 40 %. D. k = 43%.
Câu 108 Ẩm khó tách ra khỏi vật liệu khi liên kết giữa ẩm với vật liệu khô là liên
kết:
A. Liên kết dính ướt B. Liên kết mao dẫn
C. Liên kết hóa học D. Liên kết thẩm thấu
Câu 109 Trong quá trình sấy lý thuyết, mối quan hệ giữa độ chứa ẩm d của tác
nhân sấy trước và sau calorifer là:
A. d1 = d2 B. d1 > d2
C. d1 < d2 D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 110 Không khí có độ ẩm  = 100% là:
A. Không khí khô B. Không khí ẩm chưa bão hòa
C. Không khí ẩm bão hòa C. Không khí ẩm quá bão hòa
Câu 111 Trên đồ thị I-d cho điểm A có các thông số trạng thái ts = 250C, tư =
360C. Độ chứa hơi d và entanpy I không khí ẩm tại điểm A là:
A. dA = 20 g/kgkk, IA = 32,5 kcal/kgkk B. dA = 32,5 g/kgkk, IA = 20 kcal/kgkk
C. dA = 20 g/kgkk, IA = 18 kcal/kgkk D. dA = 38 g/kgkk, IA = 32,5 kcal/kgkk
Cho sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy như hình.
Hãy trả lời 2 câu hỏi sau.

1: Calorifer 2: Buồng sấy 3: Quạt


Câu 112 Hệ thống sấy trong hình bên là:
A. Hệ thống sấy hồi lưu toàn phần
B. Hệ thống sấy hồi lưu một phần
C. Hệ thống sấy có đốt nóng trung gian
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 113 Hệ thống sấy hình bên được sử dụng trong trường hợp nào:
A. Khi sấy các vật liệu trong đó không chỉ có nước mà còn chứa các loại tinh dầu cần
thu hồi.
B. Khi sấy các vật liệu không chịu được nhiệt độ cao
C. Khi sấy các vật liệu yêu cầu không được nứt nẻ, cong vênh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Cho đồ thị I-d:
Dùng đồ thị hoàn thành 3 câu sau
Câu 114 Đồ thị I-d biểu diễn:
A. Quá trình sấy có đốt nóng trung gian
B. Quá trình sấy hồi lưu một phần
C. Quá trình sấy hồi lưu toàn phần
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 115 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái 1→2 là:
A. Quá trình gia nhiệt cho tác nhân sấy
B. Quá trình làm lạnh khử ẩm tác nhân sấy
C. Quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 116 Quá trình biến đổi của không khí ẩm từ trạng thái 2→3 là:
A. Quá trình làm lạnh khử ẩm tác nhân sấy
B. Quá trình gia nhiệt cho tác nhân sấy
C. Quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 117 Điểm giống nhau giữa hệ thống sấy băng tải và hệ thống sấy thùng
quay:
A. Máy sấy liên tục B. Vật liệu sau khi sấy dể bị vỡ vụn
C. Cả A, B đều sai D. Cả A, B đều đúng.

You might also like