You are on page 1of 7

ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: KỸ THUẬT SẤY


Lớp CĐNL
Mã đề:
Thời gian: 75’ (không kể thời gian giao đề)
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (5đ).
Chọn câu đúng nhất.
Câu 1. Nhược điểm của hệ thống sấy buồng:
A. Thời gian sấy kéo dài B. Vật liệu khô không đều
C. Tổn thất nhiệt lớn D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Ưu điểm của hệ thống sấy thùng quay:
A. Tiếp xúc giữa vật liệu sấy và tác nhân sấy tốt
B. Công suất làm việc tính theo lượng ẩm khá cao
C. Thiết bị cấu tạo gọn, chiếm mặt bằng nhỏ
D. Cả A, B, C trên đều đúng
Câu 3. Hệ thống sấy thùng quay thích hợp để sấy các vật liệu:
A. Vật liệu dạng dung dịch như sữa, mật ong,…
B. Vật liệu dạng hạt, kích thước nhỏ như thóc, ngô, cafe,…
C. Vật liệu dạng khối, có kích thước lớn.
D. Vật liệu dạng tấm như vải, giấy,...
Cho sơ đồ nguyên lý của hệ thống sấy như hình. Câu 4. Hệ thống sấy trong hình bên
Hãy trả lời các câu hỏi trong khung. là:
A. Hệ thống sấy hồi lưu toàn phần
B. Hệ thống sấy hồi lưu một phần
C. Hệ thống sấy có đốt nóng trung
gian
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5. Hệ thống sấy hình bên được
sử dụng trong trường hợp nào:
A. Khi sấy các vật liệu trong đó
không chỉ có nước mà còn chứa các
1,3,5: Calorifer 2,4,6: Buồng sấy loại tinh dầu cần thu hồi.
B. Khi sấy các vật liệu không chịu
được nhiệt độ cao
C. Khi sấy các vật liệu yêu cầu
không được nứt nẻ, cong vênh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6. Điểm giống nhau giữa hệ thống sấy băng tải và hệ thống sấy thùng quay:
A. Máy sấy liên tục
B. Vật liệu sau khi sấy dễ bị vỡ vụn
C. Thiết bị cấu tạo gọn nhẹ
D. Cả 2 đáp án A và B đều đúng.
Câu 7. Hệ thống sấy nào sau đây không thích hợp để sấy các vật liệu dạng hạt:
A. Hệ thống sấy thùng quay B. Hệ thống sấy khí động
C. Hệ thống sấy phun D. Hệ thống sấy tầng sôi
Câu 8. Trong quá trình sấy, vật liệu sấy trong hệ thống sấy tầng sôi:
A. Đứng yên B. Dao động lơ lửng
C. Bị cuốn theo tác nhân sấy D. Được phun dưới dạng sương mù
Câu 9. Trong hệ thống sấy phun, xyclone có vai trò:
A. Thiết bị lọc bụi
B. Thiết bị thu hồi sản phẩm bay theo tác nhân sấy
C. Gia nhiệt cho tác nhân sấy
D. Vận chuyển tác nhân sấy để thực hiện quá trình sấy và mang ẩm thải ra môi trường.
Câu 10. Hệ thống sấy phun thích hợp để sấy các vật liệu:
A. Vật liệu dạng hạt, kích thước nhỏ như thóc, ngô, cafe,…
B. Vật liệu dạng dung dịch như sữa, mật ong,…
C. Vật liệu dạng khối, có kích thước lớn.
D. Vật liệu dạng tấm như vải, giấy,...
Câu 11. Trong quá trình sấy, vật liệu trong hệ thống sấy phun:
A. Đứng yên B. Dao động lơ lửng
C. Bị cuốn theo tác nhân sấy D. Được phun dưới dạng sương mù
Câu 12. Trong quá trình sấy, vật liệu sấy được nhúng trong chất lỏng nóng. Đây là đặc điểm
của hệ thống sấy nào:
A. Hệ thống sấy đối lưu B. Hệ thống sấy tiếp xúc
C. Hệ thống sấy bức xạ D. Hệ thống sấy thăng hoa.
Câu 13. Một vật liệu sấy có độ ẩm tương đối  = 40%. Khối lượng ẩm (G a) và khối lượng
vật liệu khô (Gk) có trong 4kg vật liệu là:
A. Ga = 1,6 kg, Gk = 2,4 kg B. Ga = 1 kg, Gk = 3 kg
C. Ga = 2,4 kg, Gk = 1,6 kg D. Ga = 3 kg, Gk = 1 kg
Câu 14. Một vật liệu sấy có khối lượng G=100kg, trong đó chứa khối lượng nước là
Ga=45kg. Độ ẩm tương đối , độ ẩm tuyệt đối 0 của vật liệu là:
A.  = 45%, 0 = 81,8% B.  = 45%, 0 = 55%
C.  = 55%, 0 = 122,2% D.  = 81,8%, 0 = 122,2%
Câu 15. Trong quá trình sấy đối lưu với nhiệt độ sấy cao hơn nhiệt độ môi trường, tác nhân
sấy đóng vai trò:
A.Tải ẩm thoát ra từ VLS B. Gia nhiệt cho vật liệu sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho VLS D. Bảo vệ vật liệu sấy khỏi quá nhiệt
Câu 16. Trong quá trình sấy đối lưu lý thuyết, quá trình gia nhiệt cho TNS là:
A. Quá trình có d = const B. Quá trình có t = const
C. Quá trình có I = const D. Quá trình có  = const
Câu 17. Trên đồ thị I-d cho điểm A có các thông số trạng thái t A=600C, dA=20g/kgKK.
Nhiệt độ đọng sương ts và nhiệt độ nhiệt kế ướt tư của không khí ẩm tại điểm A là:
A. ts = 250C, tư = 320C B. ts = 600C, tư = 250C
C. ts = 250C, tư = 600C D. ts = 600C, tư = 320C
Câu 18. Ưu điểm của hệ thống sấy buồng:
A. Cấu tạo đơn giản, dễ thiết kế, chế tạo, vận hành.
B. Độ khô sản phẩm rất đồng đều, chất lượng tốt.
C. Khả năng làm việc liên tục, năng suất sấy lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19. Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật liệu sấy trao đổi nhiệt - ẩm với tác nhân sấy theo
phương thức truyền nhiệt nào:
A. Đối lưu B. Bức xạ
C. Dẫn nhiệt D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 20.Trong quá trình sấy đối lưu lý thuyết, mối quan hệ giữa entanpy của TNS trước và
sau buồng sấy:
A. I1 = I2 B. I1 > I2 C. I1 < I2 D. Cả 3 đáp án đều sai
PHẦN B: TỰ LUẬN (5đ)
Một buồng sấy tĩnh để sấy khoai tây (lát mỏng), năng suất 500kg/mẻ, thời gian sấy 
= 4 giờ, độ ẩm của vật liệu w1 = 80%, w2 = 14%. Biết TNS là không khí ẩm với các thông
số sau: t0 = 270C, 0 = 78%, t1 = 600C, t2 = 330C
a) Xác định các thông số cơ bản của TNS tại các điểm nút
b) Tính G1, G2, W, L, Q.
c) Biểu diễn quá trình sấy thực trên đồ thị I – d. Biết  = -240 kJ/kg ẩm
-------------------------------
(Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu)
Đề thi đã được thông qua Bộ môn kiểm tra và quản lý.
TP. HCM, ngày……tháng……năm
KHOA / BỘ MÔN ĐIỆN LẠNH GIÁO VIÊN RA ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: KỸ THUẬT SẤY
Lớp
Mã đề:
Thời gian: 75’ (không kể thời gian giao đề)
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (5đ).
Chọn câu đúng nhất.
Câu 1. Hệ thống sấy nào sau đây không thuộc hệ thống sấy đối lưu
A. HTS buồng B. HTS băng tải
C. HTS bơm nhiệt D. HTS chân không
Câu 2. Trong HTS buồng, thiết bị sấy là
A. Hầm sấy B. Buồng sấy
C. Thùng sấy D. Bình thăng hoa
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải của HTS buồng
A. Sấy từng mẻ với năng suất nhỏ
B. Sấy liên tục hoặc bán liên tục với năng suất lớn.
C. Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, sửa chữa
D. Hoạt động ổn định, có độ bền và tuổi thọ cao.
Câu 4. Trong HTS thùng quay, nhiệm vụ của cơ cấu truyền động là
A. Gia nhiệt cho tác nhân sấy
B. Làm quay thùng sấy, từ đó làm đảo trộn vật liệu trong quá trình sấy
C. Vận chuyển (hút hoặc đẩy) không khí qua calorifer vào TBS để thực hiện QTS
D. Thu hồi sản phẩm sấy bay theo tác nhân sấy
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải của HTS thùng quay
A. Phù hợp cho sấy các loại hạt, sản phẩm sấy dạng rời
B. Sấy liên tục với năng suất lớn.
C. Vật liệu sấy dễ bị vỡ vụn trong quá trình sấy
D. Hiệu suất sử dụng năng lượng cao
Câu 6. Trong hệ thống sấy nào sau đây, thiết bị xyclone không làm nhiệm vụ thu hồi sản
phẩm sấy.
A. Hệ thống sấy hầm B. Hệ thống sấy khí động
C. Hệ thống sấy tầng sôi D. Hệ thống sấy phun
Câu 7. Các thành phần chính của hệ thống sấy thăng hoa là
A. Bình thăng hoa, bình ngưng tụ - đóng băng, máy lạnh, bơm chân không
B. Bình thăng hoa, máy lạnh, bơm chân không
C. Bình ngưng tụ - đóng băng, máy lạnh, bơm chân không, buồng sấy.
D. Bình ngưng tụ - đóng băng, máy lạnh, bơm chân không, ống sấy
Câu 8. Một vật liệu sấy có độ ẩm tương đối  = 40%. Khối lượng ẩm (Ga) và khối lượng
vật liệu khô (Gk) có trong 4kg vật liệu là:
A. Ga = 1,6 kg, Gk = 2,4 kg B. Ga = 1 kg, Gk = 3 kg
C. Ga = 2,4 kg, Gk = 1,6 kg D. Ga = 3 kg, Gk = 1 kg
Câu 9. Một vật liệu sấy có khối lượng G=100kg, trong đó chứa khối lượng nước là
Ga=45kg. Độ ẩm tương đối , độ ẩm tuyệt đối 0 của vật liệu là:
A.  = 45%, 0 = 81,8% B.  = 45%, 0 = 55%
C.  = 55%, 0 = 122,2% D.  = 81,8%, 0 = 122,2%
Câu 10. Đồ thị I-d biểu diễn:
A. Quá trình sấy có đốt nóng trung gian
B. Quá trình sấy hồi lưu một phần
C. Quá trình sấy hồi lưu toàn phần
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 11. Quá trình biến đổi của không khí
ẩm từ trạng thái 1→2 là:
A. Quá trình làm lạnh khử ẩm tác nhân sấy
B. Quá trình gia nhiệt cho tác nhân sấy
C. Quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác
nhân sấy và vật liệu sấy
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 12. Quá trình biến đổi của không khí
ẩm từ trạng thái 2→3 là:
Dùng đồ thị để trả lời các câu trong khung. A. Quá trình làm lạnh khử ẩm tác nhân sấy
B. Quá trình gia nhiệt cho tác nhân sấy
C. Quá trình trao đổi nhiệt - ẩm giữa tác
nhân sấy và vật liệu sấy
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 13. Trong quá trình sấy đối lưu với nhiệt độ sấy cao hơn nhiệt độ môi trường, tác nhân
sấy đóng vai trò:
A.Tải ẩm thoát ra từ VLS B. Gia nhiệt cho vật liệu sấy
C. Vừa tải ẩm, vừa gia nhiệt cho VLS D. Cả A, B, C đều sai
Câu 14. Trong quá trình sấy đối lưu lý thuyết, quá trình gia nhiệt cho TNS là:
A. Quá trình có d = const B. Quá trình có t = const
C. Quá trình có I = const D. Quá trình có  = const
Câu 15. Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật liệu sấy trao đổi nhiệt - ẩm với tác nhân sấy theo
phương thức truyền nhiệt nào:
A. Đối lưu B. Bức xạ
C. Dẫn nhiệt D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 16.Trong quá trình sấy đối lưu lý thuyết, mối quan hệ giữa entanpy của TNS trước và
sau buồng sấy:
A. I1 = I2 B. I1 > I2 C. I1 < I2 D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 17. Hệ thống sấy nào sau đây không thích hợp để sấy các vật liệu dạng hạt:
A. Hệ thống sấy thùng quay B. Hệ thống sấy khí động
C. Hệ thống sấy phun D. Hệ thống sấy tầng sôi
Câu 18. Phương pháp sấy nào sau đây mà ẩm trong VLS phải được đông đá trước khi sấy:
A. Phương pháp sấy đối lưu. B. Phương pháp sấy bức xạ.
C. Phương pháp sấy tiếp xúc. D. Phương pháp sấy thăng hoa
Câu 19. Chế độ sấy trong hệ thống sấy bơm nhiệt là:
A. Hồi lưu một phần TNS B. Hồi lưu toàn phần TNS
C. Đốt nóng trung gian D. Phụ thuộc vào nhiệt độ TNS
Câu 20. Hệ thống sấy nào sau đây phù hợp để sấy các vật liệu dạng tấm như vải, giấy,…
A. Hệ thống sấy khí động B. Hệ thống sấy thăng hoa
C. Hệ thống sấy tiếp xúc D. Hệ thống sấy thùng quay
PHẦN B: TỰ LUẬN (5đ)
Một buồng sấy tĩnh để sấy lúa, năng suất N = 1,4 tấn/mẻ, thời gian sấy  = 10 giờ, độ
ẩm của vật liệu w1 = 32%, w2 = 14%. Biết TNS là không khí ẩm với các thông số sau: t0 =
300C, 0 = 78%, t1 = 700C, t2 = 350C
a) Xác định các thông số cơ bản của TNS tại các điểm nút
b) Tính G1, G2, W, L, Q.
c) Biểu diễn quá trình sấy thực trên đồ thị I – d. Biết  = – 430kJ/kg ẩm.
-------------------------------
(Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu)
Đề thi đã được thông qua Bộ môn kiểm tra và quản lý.
TP. HCM, ngày……tháng……năm
KHOA / BỘ MÔN ĐIỆN LẠNH GIÁO VIÊN RA ĐỀ

You might also like