You are on page 1of 2

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt năm 1920-1930

 Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức
của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm tư tưởng Mác - Lênin từng bước
chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước đến
lập trường của giai cấp công nhân. Cụ thể , giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I.
Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp

 Về chính trị: Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành
lập Đảng. Người phác thảo những vấn đề cơ bản của đường lối cứu nước đúng đắn cho
cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán
bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm
1927, được in thành sách lấy tên là “Đường Cách mệnh”. Những vấn đề then chốt trong
tác phẩm có tác dụng đối với Việt Namcách mạng muốn thành công phải có một Đảng
Cộng sản lãnh đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng; cách mạng giải
phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới. Người nêu lên những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như tính chất giải phóng dân tộc của cách mạng,
những động lực chủ yếu của nó - công nhân và nông dân là “gốc cách mệnh”, “học trò,
nhà buôn, điền chủ nhỏ” là bầu bạn cách mệnh của công nông. Những luận điểm đó là
nền tảng hình thành liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng
dân tộc giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Người còn nêu quan điểm cực kỳ quan
trọng: Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

 Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cùng với
việc truyền bá lý luận chính trị để chuẩn bị cho sự ra đời của một chính Đảng, Người đã
dày công chuẩn bị về mặt tổ chức đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện
do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên (6-1925) để chuẩn bị cán bộ. Đây là một tổ chức tiền thân có tính chất
quá độ, vừa tầm, thích hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam bấy giờ. Nó giúp cho
những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư
tưởng cách mạng của Người 

 Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc,
Tuynidi v.v lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa
sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
 Như vậy những nội dung trên đã cho thấy được vai trò, tầm quan trọng của Nguyễn Ái
Quốc trong cách mạng Việt Nam (1920-1930). Từ đó, có thể thấy rằng Người đã chuẩn bị
đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức, là một sáng tạo lớn và vững chắc cho việc ra đời
Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân năm 1930

You might also like