You are on page 1of 7

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

a. Quan điểm của Hof Chí Minh về chủ nghĩa xã hội .

So sánh các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử để thấy sự khác nhau về bản chất giữa
chủ nghĩa xã hội với các chế độ khác, Hồ Chí Minh cho rằng: Trong xã hội có giai cấp
bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là
được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo. Trái lại,
trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm
chủ, thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một
phân công lao trong xã hội chô nên lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích của tập thể là một bộ
phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá
nhân mới có điều kiện để thỏa mãn. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã
hội thuộc giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản một xã hội không còn áp bức, bóc lột do
nhân dân lao động làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi
của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.

b. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.

“Học thuyết hình thái kinh té - xã hội của C.Mác khẳng định sự phát triển của xã hội loài
người là quá trình lịch sử - tự nhiên”'. Theo quá trình này, “ Sự sụp đổ của giai cấp tư sản
và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Vận dụng học thuyết của C.Mác để
nhận định về tiến trình lịch sử, Hồ Chí Minh cho rằng: Thời gian, cách thức, tốc độ tiến
lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc diễn ra một cách khác nhau nhưng đó là một
quá trình tất yếu, tuân theo những quy luật khách quan. Đối với Việt Nam, hàng nghìn
năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến, thực dân, nhiều khuynh hướng
cứu dân, cứu nước đã được thử nghiệm nhưng đều không đem lại kết quả cuối cùng mà
dân tộc khát khao đạt được. Hồ Chí Minh nhận thấy chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là nguồn
gốc của tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ những bức tường dài ngăn cản con người đoàn
kết, yêu thương nhau. Như vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là
bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con
đường cách mạng vô sản.

c. Một số đặc trưng cơ bản về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Một số đặc trưng cụ thể của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là:

 Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ. nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao
động làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân
mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mọi quyền lực trong xã hội đểu tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành
một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng
như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân
có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của
chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân
dân.

 Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao,
sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có
hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.

 Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.

Đây là một vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi.
Trong giai đoạn đầu (quá độ lên chủ nghĩa xã hội), vẫn có tình trạng bóc lột sức lao động
của người lao động làm thuê. Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về
tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được
xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.
 Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn
áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc,
giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện,
có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội. Đấy là xã
hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, mọi cộng đồng người
đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, ai cũng phải lao động và
ai cũng có quyền lao động, “ai cũng được hưởng thành quả lao động của mình trên
nguyên tắc làm nhiêu thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng.
tất nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao
động”.

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển ở Việt Nam là, trước hết, đội ngũ “cán bộ” - “cán
bộ (trong Đảng và ngoài Đảng)”, tức các công chức, viên chức, đại biểu dân cử trong
chính quyền, cần phải nhận thức rõ rằng, đây chính là thực hiện “con đường” hay “đường
lối cách mạng dân tộc - dân chủ” để bảo đảm phát triển đất nước, đem lại độc lập, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân. Theo Hồ Chí Minh: “Mục đích của cách mạng là xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh. Làm cho nhân dân được hưởng
hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ vang”, “làm cách mạng để cải tạo xã
hội cũ thành xã hội mới” và “thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng
dân chủ mới, tức là cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân”.

Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là: Độc lập, tự do cho dân tộc,
hạnh phúc cho nhân dân (không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân). Từ mục tiêu chung, Hồ Chí Minh nêu lên những mục tiêu cụ thể trên các lĩnh
vực:

 Về chế độ chính trị

Thứ nhất: Theo Người, cần phải xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.
“Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông,
do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Nghĩa là quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, phục
vụ nhân dân. Trong nhà nước đó, mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các
cơ quan quyền lực nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình, “có quyền
bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không
xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Mọi công việc quan trọng của nhà nước đều
phải do nhân dân quyết định, đảm bảo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm và dân
kiểm tra”. Trong nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân thì chính phủ
phải “là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ
phải là đầy tớ….Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Vì vậy,
theo Hồ Chí Minh người cầm quyền phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách
mạng, “phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính..., là người lãnh đạo thì phải có trí
tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài...”, chí
công vô tư, phải sửa đổi lối làm việc, chống tham ô, lãng phí.

Thứ hai: Theo đó thì trong nhà nước ấy, tất cả mọi người đều có quyền công dân và bình
đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Không tồn tại sự bất công, bất bình đẳng, không còn
mâu thuẫn giai cấp, xóa bỏ mọi sự cách biệt. Đảm bảo quyền lợi của toàn xã hội, ai cũng
là chủ nhân của đất nước mình.

Thứ ba: Nhân dân có quyền làm chủ, nhưng cũng có nghĩa vụ của người làm chủ. Mọi
người đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp
luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ học
vấn….. để xứng đáng với vai trò của người làm chủ. Người viết: “Đã là người chủ Nhà
nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà,…Đã là người chủ thì phải biết tự
mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” hay “Xây dựng chủ nghĩa xã hội
tức là xây dựng đời sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân”. Vậy ai có trách nhiệm xây
dựng xã hội đó? Người trả lời: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và
văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Như vậy, có thể thấy rằng Hồ
Chí Minh rất coi trọng việc để nhân dân tham gia vào công việc quản lí đất nước, vì
không gì khách quan và hiệu quả hơn khi để chính nhân dân quan tâm tới lợi ích của
mình.

 Về kinh tế

Phải đặt mục tiêu có nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính
trị .Khái quát về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, người chỉ rõ ràng “cần xây
dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ
thuật tiên tiến”. “ Trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột
theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày
càng được cải thiện”.

Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và dần thực
hiện giải phóng sức sản xuất xã hội. Bởi tư hữu là mầm mống của sự bóc lột, của bất bình
đẳng và của những mâu thuẫn trong xã hội. Mà trong khi đó, xã hội chủ nghĩa là một xã
hội nhân đạo và dân chủ nhất thì nhất thiết phải xóa bỏ tư hữu và thiết lập chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất. Chỉ có như vậy thì mới thực đem lại công bằng, dân chủ, mới giải
phóng được con người, giải phóng được sức lao động của toàn thể xã hội. Chỉ có như vậy
thì cách mạng xã hội chủ mới thực sự trở thành cuộc cách mạng triệt để nhất, là cuộc
cách mạng tới nơi.

 Về văn hóa

Phải mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Hồ Chí Minh cho rằng, mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế là mối quan hệ
biện chứng. Chế độ chính trị và kinh tế của xã hội là nền tảng và quyết định tính chất của
văn hóa, còn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu của chính trị và kinh tế. Về vai trò của
văn hóa, Người khẳng định: Trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao sẽ góp phần
phát triển dân chủ, góp phần xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, nề văn hóa phát triển là điều kiện cho nhân dân tiến bộ.

 Về xã hội

Cần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ; có quan hệ tốt đẹp giữa người với người,
những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức – lối sống xã hội phát triển
lành mạnh. Một xã hội mà trong đó không còn bất công, phân hóa giàu nghèo, sang hèn,
mọi khoảng cách đều không còn. Đó là xã hội thực sự nhân đạo, văn minh, tất cả vì lợi
ích của con người, của nhân dân, vì lợi ích chung, mọi người cùng giúp đỡ nhau phát
triển, cùng vì lợi ích của nhau. Hay nói cách khác, xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là
xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Về mục tiêu xây dựng con
người: Hồ Chí Minh viết: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Nếu không có những con người xã hội chủ nghĩa thì không có
chủ nghĩa xã hội được. Con người mới xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải là
những người tha thiết với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có tinh thần và năng lực làm chủ; có
đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén
với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm,…Phấn đấu vì lý tưởng của dân tộc,
ý chí quyết tâm đi lên chủ nghĩa xã hội, tinh thần vượt khó. Đó chính là nguồn lực quan
trọng nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

You might also like