You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA QUẢN TRỊ
----------

BÀI TIỂU LUẬN ĐIỂM CỘNG


Môn: QUẢN TRỊ HỌC
Chủ đề: Phong cách lãnh đạo của CEO
Phạm Hà

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Việt Hưng

Mã lớp học phần: 21C1MAN50200110

Sinh viên thực hiện:


Phạm Trần Phương Linh 31201022038
Nguyễn Mạnh Phúc 31201026359
Phan Nguyễn Phương Quyên 31201020484

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


I. Lời mở đầu
Trong thời đại mà xã hội đang ngày càng phát triển văn minh và hiện đại thì
kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Để
duy trì và phát triển tổ chức của mình đứng vững trong môi trường có nhiều
cạnh tranh thì đòi hỏi những nhà quản trị phải có phương pháp tổ chức phù hợp
và hiệu quả. Nhà quản trị phải biết cách chèo lái thật khéo để hướng tổ chức
của mình luôn đi đúng hướng. Hay nói cách khác thì các nhà quản trị phải thực
chức năng quan trọng của mình là tổ chức.
Việc cải cách cơ cấu tổ chức để doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Điển hình
là công ty Luxury Travel, vào 2 năm trở lại đây do tình hình covid 19 đã xảy ra
một số vấn đề nghiêm trọng từ khách hàng như phải huỷ, lùi tour, những vấn đề
về tài chính bởi khi công ty càng lớn thì việc ảnh hưởng lên doanh nghiệp càng
lớn. Trong ác mộng cũng không ai dám nghĩ thế giới đột ngột chao đảo bởi con
siêu vi Vũ Hán và hoạt động kinh doanh của các công ty đang như diều gặp gió
mà phải cho doanh nghiệp ngủ đông chủ động. Từ tháng 4/2021, công ty buộc
phải cho một số nhân viên nghỉ việc. Rất nhiều những thiệt hại cả hữu hình và
vô hình.Với vấn đề nghiêm trọng đó,CEO Phạm Hà đã thực hiện một cuộc cải
cách ngoạn mục để đảo ngược tình thế và vực dậy công ty của mình. Và anh ấy
đã làm như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài tiểu luận này của chúng tôi."
II. Phong cách lãnh đạo
1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình
thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm
lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản
lý. Phong cách lãnh đạo phụ thuộc nhiều nghê nghiệp, lĩnh vực cũng như môi
trường hoạt động. Điều quan trọng phong cách của người lãnh đạo là phải xây
dựng dựa trên bản chất, sự nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung
với những chuẩn mực của xã hội, tạo động lực tốt cho xã hội. Phong cách lãnh
đạo không tự nhiên có, mà phải được đào tạo một cách bài bản.
Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền
với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
- Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo,
quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng nghệ thuật điều khiển, tác động
người khác của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là cách thúc làm việc của nhà lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản
lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được
Điều này có thể rất khác với nhận thức của người lãnh đạo mà chúng ta định
nghĩa như sự tự nhận thức chứ không phải là phong cách. So sánh sự tự nhận
thức của một người về phong cách lãnh đạo của họ với nhận thức của người khác
về phong cách của người đó có thể có rất ít sự nhật trí, vì sự tự nhận thức, sự
nhất trí tùy thuộc vào mức độ tương đồng giữa nhận thức của người này với nhận
thức của người kia.
Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở
đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau cảu người lao động, vừa phát
huy được sức mạnh của tập thể người lao động trong tổ chức của mình, để đạt
được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.
2. Phong cách lãnh đạo của CEO Phạm Hà

Nhà sáng lập Lux Group Phạm Hà: “Làm lãnh đạo cũng là phục vụ”
Ông Phạm Hà là người thành lập nên Lux Group với số vốn khiêm tốn
1.000 USD. Từ chính thực lực của mình và tinh thần lạc quan kèm với triết lý
sâu sắc, ông đã biến Lux Group trở thành một tập đoàn lớn tập trung vào du
lịch hạng sang với Luxury Travel cùng hai đơn vị du thuyền Emperor và
Heritage. Destination Review đã có buổi trò chuyện với ông để lắng nghe
những chia sẻ về suy nghĩ và những giá trị mà “vị thuyền trưởng” này mong
muốn lan tỏa.
Trước kia, Phạm Hà là giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, từng kinh qua
nhiều vị trí trong một Công ty du lịch ở Hà Nội. Năm 2004, khi thành lập
Luxury Travel, CEO Phạm Hà đã mang đến trải nghiệm độc đáo mà không đơn
vị lữ hành nào có thể cạnh tranh được khiến Luxury Travel nhiều năm vững
chân trên thị trường du lịch Việt, từng đoạt rất nhiều những giải thưởng trong
và ngoài nước. Đến nay, Luxury Travel có 250 nhân viên, sở hữu một loạt du
thuyền sang trọng, trên những vịnh đảo đẹp nhất Việt Nam.
Thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới khiến
ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều công ty lữ hành Việt lao đao
vì mất đi nguồn khách, doanh thu giảm, nhưng Phạm Hà vẫn rất lạc quan. Anh
quan niệm: "Trong rủi có may, giờ là lúc nghĩ khác, làm mới thay đổi để lột
xác".
Dịch Covid-19 đang tạo nên một không khí kinh doanh ảm đạm chưa từng
có đối với các doanh nghiệp du lịch. Tôi từng chứng kiến dịch SARS vào năm
2003 cũng ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên
như tôi thấy thì mỗi một lần dịch bệnh, ngành du lịch lại phát triển mạnh mẽ
hơn.
Kinh nghiệm cho thấy mỗi lần dịch bệnh cũng là một dịp để cho du lịch
Việt Nam chậm lại, nhìn lại mình, nhìn lại những điểm mạnh, điểm yếu để phát
triển mạnh mẽ hơn, tập trung vào thị trường khách có chất lượng, thay vì số
lượng. Tuy nhiên theo tôi, du lịch là ngành bị ảnh hưởng đầu tiên nhưng sẽ hồi
phục sau cùng.
Dưới góc độ là người lãnh đạo công ty Luxury Travel, ngồi đây, tôi nói
chuyện với tinh thần rất lạc quan mặc dù cũng phải xử lý rất nhiều những vấn
đề từ khách hàng như phải huỷ, lùi tour, những vấn đề về tài chính bởi khi công
ty càng lớn thì việc ảnh hưởng lên doanh nghiệp càng lớn. Trong ác mộng cũng
không ai dám nghĩ thế giới đột ngột chao đảo bởi con siêu vi Vũ Hán và hoạt
động kinh doanh của các công ty đang như diều gặp gió mà phải cho doanh
nghiệp ngủ đông chủ động.
CEO Phạm Hà: Buồn nhất đối trong đời lãnh đạo của tôi là phải cho
nhân viên nghỉ việc tạm thời. Từ tháng 4, chúng tôi buộc phải cho một số
nhân viên nghỉ việc. Rất nhiều những thiệt hại cả hữu hình và vô hình.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn nhận là có cái được cũng có cái mất, phải
nhìn vào yếu tố tích cực. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp nhìn lại mình, cấu
trúc lại, tạo những sản phẩm tốt hơn cho mùa tới, đào tạo thêm, nâng cao năng
lực, kỹ năng, hiểu biết, đặc biệt là thái độ phục vụ khách của nhân viên.
Dịch cúm cũng làm chúng ta thức tỉnh, được, mất, ta là ai, làm vì điều gì,
cái gì là quan trọng nhất. Dịch cúm cho ta thấy mọi người đều bình đẳng, quan
chức, dân thường nghèo hèn hay giàu sang... mọi thứ đều không còn quan trọng
nữa. Sự an toàn, sức khỏe mới là quan trọng nhất. Ngày hôm qua đã là quá khứ.
Sống cho hôm nay, sức mạnh của ngày hôm nay mới quan trọng, ngày mai còn
chưa biết. Trước những diễn tiến mới của dịch bệnh, ngay cả việc co cụm lại
cũng không giúp giữ được doanh nghiệp nên các nhà kinh doanh buộc phải
thay đổi.
Với CEO Phạm Hà, ông theo đuổi phong cách lãnh đạo dân chủ. Ông phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia
vào việc khởi thảo các quyết định, cũng là điều kiện thuận lợi để cho những
người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá
trình quản lý.
Trước Covid, các công ty của Lux Group chủ yếu tập trung đón khách du
lịch quốc tế – khách inbound đến Việt Nam. Covid ập đến đồng nghĩa với việc
không còn nguồn khách quốc tế, vì thế công ty đã nhanh chóng chuyển sang
khách nội địa, cụ thể là nhắm vào thị trường khách cao cấp nội địa. Chuyển đổi
là một quyết định khó khăn, chúng tôi phải đào tạo cho nhân viên nhận thức lại
đối tượng khách hàng để thấu hiểu họ. Từ nền tảng thấu hiểu được khách,
chúng tôi mới có thể phục vụ họ tốt hơn. Chúng tôi mất khoảng một tháng để
thực hiện những điều này sau khi đưa ra quyết định trước hai lựa chọn – đóng
cửa hoặc thay đổi. Nhưng may mắn là tất cả mọi người đều đồng lòng với nhau
trong quyết định thay đổi để phục vụ thị trường nội địa. Và một khi đã quyết
định thì mọi người đều có ý thức học hỏi và đào tạo lẫn nhau, tổ chức những
buổi briefing hằng ngày để tạo ra những sản phẩm mới dựa trên tệp khách hàng
và thói quen tiêu dùng của họ.
Ngoài ra, các hoạt động của công ty đều được số hóa, giúp cho nhân viên
nhiều bộ phận có thể làm việc ở mọi lúc mọi nơi và giúp chúng tôi dễ dàng
quản lý. Nhờ chuyển đổi số, chúng tôi có lợi thế trong việc thu thập dữ liệu,
phân tích được nhu cầu và xu thế của khách hàng. Từ đó, chúng tôi đưa ra
những sản phẩm có khả năng đáp ứng với xu thế này để tiến gần hơn trong việc
thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây có thể xem là điểm mạnh của doanh nghiệp
khi chuyển đổi thành công về cả thái độ và kỹ năng của nhân viên trên toàn bộ
hệ thống số hóa của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. destination-review.com
2. danviet.vn

You might also like