You are on page 1of 6

TÀI LIỆU MÔN HỌC QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

CHUYÊN ĐỀ 1.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

1. Nông trại là gì?


Có thể hiểu nông trại là tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, chủ yếu phát
triển trên nền tảng kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát triển dựa trên sự tích tụ,
tập trung các yếu tố sản xuất (đất, lao động, tư liệu sản xuất, vốn …) nhằm sản xuất ra
nhiều nông sản hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
2. Các đặc trưng cơ bản của nông trại:
 Chủ yếu sản xuất nông sản hàng hoá.
 Có sử dụng lao động làm thuê.
 Quy mô sản xuất và doanh thu cao.
 Có mô hình tổ chức quản lý tiến bộ.
3. Các dạng nông trại:
 Nông trại gia đình.
 Nông trại liên doanh.
 Nông trại hợp doanh theo cổ phần.
4. Xu hướng hình thành:
 Từ các nông hộ có khả năng và ý chí vươn lên trong sản xuất, kinh doanh.
 Từ các cá nhân, gia đình muốn đầu tư thành lập trang trại.
 Liên doanh cổ phần với các đối tác lập trang trại.
 Nhận khoán đất từ các tổ chức nhà nước lập trang trại.
5. Xu hướng phát triển:

TT
TT đa canh TT chuyên canh nông–công- thương

6. Quản trị là gì?


Quản trị là yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong bất kỳ hoạt động kinh doanh,
sản xuất nào, nông trại cũng không loại trừ điều này. Hơn thế nữa sản xuất NN mang
nhiều yếu tố rủi ro do đó vai trò của quản trị trong NN lại càng có ý nghĩa thiết thực và

NGUYỄN NGỌC VINH 1


TÀI LIỆU MÔN HỌC QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

cần thiết trong các quy trình tổ chức các hoạt động nông trại nhằm tối ưu hoá lợi
nhuận và phát triển bền vững.
Quản trị học là môn học nghiên cứu các kỹ năng ra quyết định nhằm đạt được mục
tiêu đã được xác định trước.
Từ đó ta có thể hiểu rằng quản trị nông trại là kỹ năng ra quyết định nhằm đạt được
mục tiêu hoạt động của nông trại đã được xác định trước.
7. Sự khác biệt giữa quản trị nông trại và quản trị doanh nghiệp:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp có những đặc thù riêng so với các hoạt động
doanh nghiệp phi nông nghiệp do đó giữa hai lĩnh vực quản trị này ngoài những điểm
tương đồng như:
Quy trình ra quyết định có nhiều điểm giống nhau (xác định mục tiêu, thu thập và xử lý
các dữ liệu thông tin, ra quyết định, thực hiện, kiểm soát …) sản xuất nông nghiệp
phần lớn cũng có kỳ vọng đạt lợi nhuận cao giống như những doanh nghiệp khác.
Mặc khác điểm khác biệt chủ đạo như ta đã biết sản xuất NN mang tính thời vụ, tài
nguyên đất chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư, thị trường nông sản không ổn
định … tất cả yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ lên việc chọn phương án sản xuất thích
hợp mà trong các hoạt động phi NN hầu như không bị tác động.
Quản trị nông trại gắn nhiều với sản xuất và một phần kinh doanh còn quản trị doanh
nghiệp gắn liền với sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.
8. 3 lĩnh vực trong quản trị nông trại:
Sản xuất Tiếp thị Tài chính
Quản trị sản xuất. Quản trị marketing Quản trị vốn.
Quản lý tài nguyên đất Quản trị chiến lược Quản trị rủi ro.
Quản trị máy, thiết bị. Quản trị bán hàng Quản trị giá thành sản phẩm.
Quản trị nguồn nhân lực. Quản trị chi phí sản xuất.
Quản trị chất lượng
Quản trị thay đổi

9. Các chức năng của quản trị nông trại:


Thực tế có 3 chức năng cơ bản trong quản trị nông trại: Lập kế hoạch, thực thi, kiểm
soát.

NGUYỄN NGỌC VINH 2


TÀI LIỆU MÔN HỌC QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

Lập kế hoạch:
Đây là chức năng quan trọng và cơ bản thể hiện qua việc chọn phương án hoạt
động. Không có kế hoạch thì thì kết quả sẽ không có.
Chức năng tổ chức là một phần của việc lập kế hoạch.
Thực thi:
Khi kế hoạch đã được lập, phương án tối ưu đã được xác định thì nó phải được
thực thi. Việc cung ứng các yếu tố đầu vào, tổ chức phối hợp, bố trí nhân sự, chỉ
đạo, giám sát đều thuộc các chức năng này.
Kiểm soát:
Là giám sát các kết quả, ghi nhận thông tin và điều chỉnh kịp thời, kiểm soát nhằm
theo dõi các kết quả của kế hoạch có đạt được như mong đợi hay không? nếu
không cần đưa ra những điều chỉnh.
 Một trong những nguyên tắc vàng trong quản trị: Cần thường xuyên ghi chép
những kết quả và dữ liệu liên quan nhằm mục đích có cơ sở cho việc cải tiến và
điều chỉnh kế hoạch trong tương lai, điều này sẽ càng có ý nghĩa lớn trong môi
trường hoạt động đa dạng, cạnh tranh khốc liệt và thị trường nông sản biến
động mạnh.

Lập kế hoạch

Thực thi

Kiểm soát

Thông tin

Sơ đồ quản trị căn cứ vào chức năng cơ bản.


10. Xác định mục tiêu trong quản trị nông trại:
 Công việc trước tiên của nhà quản trị là thiết lập mục tiêu hoạt động sản xuất, kinh
doanh, nếu người quản trị là người làm thuê thì phải hiểu một cách đầy đủ mục

NGUYỄN NGỌC VINH 3


TÀI LIỆU MÔN HỌC QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

tiêu mà chủ sở hữu nông trại mong đợi vì ai cũng biết rằng không có mục tiêu thì
không thể ra quyết định cũng như không thể nào đo lường được kết quả hoạt động
của nông trại.
 Mục tiêu trong quản trị là tiêu chuẩn để xác định phương án sử dụng thay thế này
có tốt hơn so với phương án đã sử dụng không?
 Điều cần lưu ý là khi lập mục tiêu cần phải ghi chép rõ ràng, định lượng và thời
gian thực hiện.
Theo các kết quả điều tra về nông trại người ta đưa ra kết luận:
 Ít khi tồn tại một mục tiêu riêng lẻ trên một nông trại.
 Tối đa hoá lợi nhuận thường được các chủ sở hữu nông trại quan tâm.
 Tuy nhiên mục tiêu sống còn và tồn tại trong kinh doanh mới là mục tiêu số 1.
Những mục tiêu cơ bản được xác định qua công tác điều tra:
 Sống còn, tồn tại trong kinh doanh, không phá sản.
 Lợi nhuận cao nhất, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư cao nhất.
 Tăng hoặc duy trì mức sống, đạt tới tiêu chẩn sống mong muốn.
 Giảm nợ.
 Đạt mức lợi nhuận tối thiểu, duy trì mức thu nhập ổn định.
 Chuyển giao toàn bộ nông trại cho thế hệ tiếp theo.
 Tăng thời gian nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi.
 Mở rộng quy mô trang trại.
 Duy trì chất lượng đất và nguồn nước.
Khi có nhiều mục tiêu được thiết lập thì nhà quản trị cần phải thực hiện nguyên tắc loại
trừ:
 Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những mục tiêu từ trên xuống.
 Loại trừ những mục tiêu có xu hướng mâu thuẫn nhau gây khó khăn trong việc ra
quyết định chọn phương án thực hiện.
11. Quy trình ra quyết định:
Sau khi đã có mục tiêu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nông trại bước tiếp theo
nhà quản trị cần phải xây dựng quy trình ra quyết định. Quy trình này phải có tính
logich và thứ tự từng bước, cơ bản quy trình được thể hiện qua các bước sau:
Nhận dạng và xác định rõ vấn đề.
NGUYỄN NGỌC VINH 4
TÀI LIỆU MÔN HỌC QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

Chọn dữ liệu và thông tin.


Nhận dạng và phân tích những phương án thay thế.
Ra quyết định - chọn phương án tốt nhất.
Thực hiện quyết định.
Theo dõi và đánh giá kết quả.
Chịu trách nhiệm về quyết định.
 Lưu ý: Quy trình trên không làm cho nhà quản trị ra quyết định hoàn hảo nhưng
giúp cho nhà quản trị tự tin khi ra quyết định có tính logích và tổ chức cao, rõ
ràng xác suất thành công từ việc làm trên cao hơn rất nhiều khi ra quyết định
không có quy trình.
12. Phân loại các quyết định:
Về cơ bản có 2 loại quyết định: Ngắn hạn và dài hạn được minh hoạ qua sơ đồ sau

Loại quyết định

Dài hạn Ngắn hạn

Tổ chức Chiến lược Hoạt động Chiến thuật

Sơ đồ ra quyết định
Những quyết định mang tính tổ chức thường thuộc lĩnh vực phát triển kế hoạch
kinh doanh yêu cầu phải có những yếu tố đầu vào thật cần thiết và thực thi toàn bộ kế
hoạch như: Cần mua (thuê) bao nhiêu đất, vay bao nhiêu vốn, sản xuất cây, con nào?
Quyết định mang tính tổ chức cũng giống như quyết định có tính chiến lược là dài hạn:
Không thay đổi hay đánh giá lại nhiều lần trong năm.
Còn những quyết định mang tính hoạt động có ý nghĩa giống với quyết định
chiến thuật là được ban hành thường xuyên hơn và liên quan đến nhiều chi tiết để
thực thi kế hoạch kinh doanh, về cơ bản chúng được ra hàng ngày, hàng tuần hoặc
hàng tháng như: Quyết định tỷ lệ giống, ngày tháng gieo trồng, khẩu phần ăn, định
mức phân bón, thời gian làm việc…
 Lưu ý: Các quy luật sinh học, tự nhiên là yếu tố giới hạn các quyết định của nhà
quản trị nông trại như: Không làm cho chu kỳ sinh sản của gia súc ngắn hơn,
NGUYỄN NGỌC VINH 5
TÀI LIỆU MÔN HỌC QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI

giới hạn tối đa thức ăn của một gia súc, giảm thiểu thời gian phát triển của cây
trồng…
13. Rủi ro trong nông nghiệp:
Phân loại theo nguồn gốc rủi ro thì tồn tại 3 loại:
 Rủi ro về sản xuất.
 Rủi ro về thị trường.
 Rủi ro về tài chính.
Rủi ro sản xuất là sự thay đổi sản lượng cây trồng, tỷ lệ sinh sản do sự thay đổi của
thời tiết, dịch bệnh...nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của nhà quản trị. Những yếu tố
này thường không thể đo lường về chu kỳ lẫn thời điểm và tính nghiêm trọng.
Rủi ro về thị trường xãy ra do không thể đoán trước được giá cả và sự thay đổi một
cách tự nhiên của nó.
Rủi ro về tài chính bao gồm sự dao động bất thường của lãi suất các khoản tiền vay
và sự thay đổi của dòng tiền do rủi ro của sản xuất và thị trường.
Ra quyết định là cân nhắc đến những yếu tố rủi ro, chính sự biến động của các yếu tố
sản xuất, thị trường, tài chính đã gây khó khăn cho việc dự báo giá cả và giá trị sản
lượng thu hoạch, chính điều này làm cho việc phân tích các dự án khó khăn hơn đã
dẫn đến mọi quyết định của nhà quản trị đều không hoàn hảo và yếu tố rủi ro phải
được nhà quản trị nghiêm túc xem xét trước khi ra quyết định.

NGUYỄN NGỌC VINH 6

You might also like